SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VĂN BẢN
NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 10 THPT
MỤC LỤC
Trang
I. Lý do chọn đề tài. 2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 3
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 10 3
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học 5
III. Nội dung đề tài . 6
1. Cơ sở lý luận . 6
2. Giải pháp thực hiện . 7
2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại 7
2.1.1. Khái niệm 7
2.1.2. Chức năng và đặc trưng 9
2.1.3. Đặc điểm 13
2.2. Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện của tác phẩm để lí giải 15
2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai 16
2.4. Gia tăng chất văn học 17
2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh 18
3. Thực hiện: Thiết kế bài học. 20
IV. Kết quả 33
V. Bài học kinh nghiệm 33
VI. Kết luận 34
VII. Tài liệu tham khảo 36
I. Lý do chọn đề tài:
1. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đến nay đã trải qua 5 năm thực hiện đổi
mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn
các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số
thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ
thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng
nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế,
phú, dân ca lịch sử,…Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít
chú ý thể loại văn nghị luận (giảng văn nghị luận) thì chương trình mới
xuất hiện khá nhiều loại này. Như vậy, vấn đề thể loại văn học được mở
rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống
thể loại văn học trong nhà trường. Đáng lưu ý nhất là thể loại văn nghị
luận, việc giảng dạy và tiếp nhận các tác phẩm thể loại này chưa được
chú ý đúng mức.
2. Việc dạy và học văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn bởi các lí do sau:
- Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan
điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội
dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, văn hoá, quốc
gia, dân tộc, lịch sử,… tương đối rộng với tầm hiểu biết phổ biến của
học sinh.
- Hình thức: thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa
dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.
- Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít
tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý
khó nắm bắt,…
- Nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm.
3. Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách
thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản
nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ
thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt
ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại
mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.
Trong khi đó, những văn bản nghị luận lại được giảng dạy và tiếp
nhận với tư cách là tác phẩm văn học, vì thế, cái khó của người dạy là vừa
đảm bảo tính khách quan của tác phẩm, vừa truyền lại những rung cảm của
văn bản với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật thật sự. Chính vì tầm quan
trọng của thể loại, sự khó khăn của giáo viên khi giảng dạy, tôi xin được đề
xuất một vài kinh nghiệm có tính chất cá nhân góp phần đổi mới hướng
nghiên cứu và giảng dạy môn Văn trong nhà trường qua đề tài: “Kinh
nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn
lớp10”.
II. Thực trạng
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10: chiếm
khối lượng khá nhiều.
Bộ
Thể
Loại
Tên văn bản Tác giả Năm Trang
SGK
cơ
bản
Chính
trị
Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi
Cuối
1427
Tập 2
tr.16
Văn
hoá
XH
Tựa “Trích diễm thi tập” (trích)
Hoàng Đức
Lương
1497
Tập 2
tr.28
Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ ba) Đọc thêm
Thân Nhân
Trung
1484
Tập 2
tr.31
Nhân
vật LS
Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn
Ngô Sĩ Liên
Nhà
Trần
Tập 2
tr.41
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Thái sư Trần Thủ Độ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Đọc thêm
Ngô Sĩ Liên
Nhà Lý
– Trần
Tập 2
tr.46
SGK
nâng
cao
Chính
trị
Thư dụ Vương Thông lần nữa
(Trích Quân trung từ mệnh tập)
Nguyễn Trãi
Tháng
2 –
1427
Tập 2
tr.16
Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi
Cuối
1427
Tập 2
tr.24
Văn
hoá
XH
Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ ba) Đọc thêm
Thân Nhân
Trung
1484
Tập 2
tr.41
Tựa “trích diễm thi tập” (trích)
Hoàng Đức
Lương
1497
Tập 2
tr.50
Nhân
vật
lịch sử
Phẩm bình nhân vật lịch sử
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Đọc thêm
Lê Văn Hưu 1272
Tập 2
tr.43
Thái phó Tô Hiến Thành
(Trích Đại Việt sử lược)
Một số sử gia
Cuối
TK14
Tập 2
tr.53
Thái sư Trần Thủ Độ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngô Sĩ Liên
Nhà Lý
- Trần
Tập 2
tr.62
Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Đọc thêm
Ngô Sĩ Liên
Nhà
Trần
Tập 2
tr. 65
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học:
Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường học phổ
thông nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học
mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo
yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực
hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi
hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến
thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy
cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu
chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần
không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là với những tiết học đọc văn,
trong đó có những văn bản nghị luận.
Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh.
Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 407 học sinh lớp 10 của trường để các em
phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi tiếp cận
các văn bản nghị luận. Nội dung câu hỏi là: Em có cảm nhận như thế nào
khi học những văn bản nghị luận?
Kết quả :
+ 78,62% học sinh trả lời: Văn bản nghị luận có ý nghĩa, thực tế
nhưng đa phần dài, khô khan, khó nhớ nên không thích học bằng
các văn bản thuộc thể loại khác.
+ 14,99% học sinh trả lời: có thích học nhưng chưa thật sự hiểu.
+ 6,39% học sinh trả lời: không hiểu gì, không thích học.
Kết quả trên cho thấy, phần đa học sinh không thích học văn bản
thuộc thể loại nghị luận. Tuy nhiên, có đến 78,62% học sinh nhận ra ý nghĩa
của văn bản nghị luận, nghĩa là nguyên nhân các em không thích học các
văn bản này là do chưa thực sự hứng thú với giờ học mà thôi.
Từ thực trạng trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận
thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10
còn tồn tại những nhược điểm sau:
- Phía người dạy:
+ Tâm lí: ít hứng thú, chưa coi trọng, giờ dạy ít hào hứng.
+ Cách truyền đạt: chú ý tính nội dung văn bản nhiều hơn tính nghệ
thuật, vì thế, giờ dạy thiên về lí trí hơn việc biểu đạt những xúc cảm
thẩm mĩ.
+ Kết quả: nghiêng về những thông tin, dư âm của những rung cảm
thẩm mĩ hạn chế.
- Phía người học:
+ Tâm lí tiếp nhận: nghiêng về tìm hiểu những thông tin hơn là việc
biểu lộ cảm xúc.
+ Cách tiếp nhận: nghiêng về mặt xã hội, chính trị.
+ Kết quả: giờ học tác phẩm thành giờ tìm hiểu lịch sử.
Với khối lượng văn bảnkhá nhiều và thực tế dạy - học nêu trên, tôi đề
xuất một số giải pháp bước đầu mà bản thân thấy có hiệu quả trong quá
trình giảng dạy.
II. Nội dung đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị
luận có từ thời Khổng Tử (551- 479
TCN
). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là
một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn
trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể
từ Chiếu dời đô(1010) của Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (1285)
của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ
bài Tựa Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền
(1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của
Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885) đến Hịch đánh Pháp sau
này…
Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một
thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của
cả một dân tộc. Do đó, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, càng
trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ
các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm,
luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng). Như vậy, do văn nghị luận trình
bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận nên hệ
thống các luận điểm hết sức chặt chẽ và luận cứ cũng phải xác đáng. Cho
nên khi dạy loại văn bản này, người dạy nhất thiết bao giờ cũng phải khai
thác hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản. Tuy nhiên
nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta
vẫn làm thì bài học trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho
học sinh. Vì vậy trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi
xin được đề xuất một số giải pháp mang tính bổ trợ để những giờ đọc –
hiểu văn bản nghị luận thêm sinh động.
2. Giải pháp thức hiện:
2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại mà triển khai văn bản
trên các phương diện: đề tài, chủ đề (mục đích), hình thức, nội dung, ý
nghĩa,… Thể loại nghị luận (tức văn chính luận) có các đặc điểm cơ bản
sau đây:
2.1.1. Khái niệm:
Phong cách (PC) ngôn ngữ chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực
chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ
công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời
sự nóng bỏng của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống
và việc phân giới giữa phong cách này với PC ngôn ngữ khoa học, PC ngôn
ngữ báo chí vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất.
Ví dụ:
Tác phẩm Lĩnh vực Quan điểm, tư tưởng Ghi chú
Đại cáo bình Ngô
(Nguyễn Trãi)
Chính trị
- Vạch trần âm mưu xâm lược, lên
án chủ trương cai trị thâm độc, tố
cáo mạnh mẽ những hành động độc
ác của giặc Minh.
- Đứng trên quan điểm nhân nghĩa
của nhân dân: lấy dân làm gốc, coi
trọng tư tưởng nhân đạo, nhân bản
cao cả làm nền tảng cho hành động.
Tựa “Trích diễm thi
tập”
(Hoàng Đức Lương)
Văn hoá
xã hội
- Đau xót trước thực trạng bảo tồn
sách vở và thơ ca Việt Nam đương
thời. Từ đó nhận thấy nhu cầu bức
thiết phải biên soạn sách.
- Đứng trên quan điểm của cái đẹp.
Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia
(Thân Nhân Trung)
Văn hoá
Xã hội
- Phải biết quý trọng hiền tài bởi nó
có mối quan hệ sống còn đối với
việc thịnh suy của đất nước.
- Coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu bởi “một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”.
Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc
Tuấn
(Ngô Sĩ Liên)
Nhân vật
lịch sử
- Ca ngợi người anh hùng tài năng,
trung quân, trọng dân, chính trực,
chân thành, thẳng thắn.
Thái sư Trần Thủ Độ
(Ngô Sĩ Liên)
Nhân vật
Lịch sử
- Ca ngợi người anh hùng trung
thực, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm
minh, chí công vô tư.
2.1.2. Chức năng và đặc trưng:
- Chức năng:
PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh.
Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC ngôn ngữ chính luận
có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với các loại
phong cách ngôn ngữ khác.
Ví dụ : Chức năng một số văn bản nghị luận.
Tác phẩm
Chức năng
Thông báo Tác động Chứng minh
Đại cáo bình Ngô
(Nguyễn Trãi)
- Chiến thắng
giặc Minh và nền
dân chủ thái
bình. Kết thúc
chiến tranh.
- Sức mạnh của
tư tưởng nhân
nghĩa kết hợp với
sức mạnh của
lòng yêu nước.
- Niềm tự hào
dân tộc và ý thức
bảo vệ nền dân
chủ thái bình.
- Tư tưởng nhân
nghĩa trong mỗi
người.
- Nêu tư tưởng
nhân nghĩa và
chân lí độc lập
của dân tộc.
- Kể tội ác của
giặc (kẻ thù phi
nghĩa).
- Kể lại diễn biến
cuộc kháng chiến
khó khăn (Đại
Việt chính
nghĩa).
Tựa “Trích diễm - Lí do vì sao - Thái độ trân - Thu thập sưu