Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
BÀI DỰ THI
“CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC”
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG LÂM
Địa chỉ: xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0433 734 329.
Email: thcsthuonglam myduc.edu.vn
Tên tình huống: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà
Môn học chính được vận dụng giải quyết tình huống: Giáo dục công dân
Các môn học tích hợp: Giáo dục công dân, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh
học, Ngữ Văn…
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH:
Họ và tên: Trịnh Thị Sang
Ngày sinh: 14/04/2000 Lớp: 9B
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai
Ngày sinh: 16/2/2000 Lớp: 9B
Mỹ Đức, tháng 12 năm 2014
Trường THCS Thượng Lâm
1. Tình huống : An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
Trường em tổ chức buổi ngoại khóa về An toàn giao thông. Sau khi dự buổi
ngoại khóa, em suy nghĩ và trăn trở về những con số thống kê số vụ tai nạn giao
thông. Trên đường về nhà chúng em đang bàn luận sôi nổi về vấn đề này. Chợt thấy
một số anh chị học Trung học phổ thông đi xe máy kẹp ba, lại không đội mũ bảo
hiểm, người thì cầm ô, người thì nghe nhạc… Em băn khoăn bảo : - Hình như các
anh chị ấy không sợ tai nạn thì phải các cậu nhỉ, thấy họ vậy mình thấy lo thay… !
Lan thờ ơ nói: - Ôi dào, là do cậu lo xa quá thôi, chứ tai nạn hay không là do
số mệnh con người quyết định cả, có gì mà phải lo…
Về nhà, em cứ suy nghĩ mãi về câu nói của Lan. Em tự hỏi không biết các


bạn khác có suy nghĩ giống Lan không nhỉ? Em tâm sự với Mai và chúng em đưa
ra quyết định sẽ kết hợp viết một bài tuyên truyền về an toàn giao thông để Lan và
các bạn cùng hiểu và có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều, tình hình trật tự an toàn giao
thông có nhiều diễn biến phức tạp.
Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong đó có việc rèn kĩ năng giải quyết
các tình huống trong cuộc sống, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết,
chấp hành, tôn trọng pháp luật luôn được các thầy cô giáo, nhà trường quan tâm.
Bởi vậy, việc giải quyết tình huống thực tế này của chúng em sẽ góp phần thiết
thực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các bạn học sinh trong nhà trường hiểu rõ
và có ý thức tích tốt khi tham gia giao thông. Đồng thời, các bạn sẽ là những tuyên
truyền viên tích cực tới những người xung quanh mình.
Khi giải quyết tình huống, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu rộng về kiến thức
các môn học như: Giáo dục công dân, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học… để từ đó
giúp chúng em tăng khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tế đời sống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Sau khi bàn luận, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng kiến
thức nhiều môn học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống
mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là môn: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lí,
Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Mỹ thuật, …
- Môn Giáo dục công dân: Luật giao thông đường bộ, ý thức khi tham gia giao
thông.
- Môn Địa lí: Biểu đồ thống kê số vụ tai nạn giao thông.
- Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh tuyên truyền cổ động.
- Môn Ngữ văn: Lối văn nghị luận trong thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống.
- Môn Hóa học: Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông.
- Môn Tiếng Anh: Thể hiện khẩu hiệu tuyên truyền bằng Tiếng Anh ( viết
dưới hình thức như một khẩu hiệu song ngữ):

An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà
( Traffic safety – the happiness of everyone, every home )

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
2
Trường THCS Thượng Lâm
Còn các môn học khác chúng em xin trình bày cụ thể trong phần thuyết minh
tiến trình giải quyết tình huống.
Bên cạnh đó, chúng em cũng tìm hiểu, tham khảo trên các báo, tạp chí, các
báo cáo số liệu thống kê về giao thông tính đến thời điểm báo cáo.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được
học tập trong nhà trường kết hợp với những hiểu biết của bản thân về vấn đề giao
thông, sau đó bàn luận xây dựng các ý chính, trao đổi tìm hiểu tư liệu, hình ảnh
minh họa và viết thành một bài văn với các ý chính sau:
- Thực trạng tham gia giao thông.
- Hậu quả do tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Trách nhiệm của chúng ta.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy tình hình trật tự an toàn giao
thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông
đường bộ. Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và trở
thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Tai nạn giao thông xảy ra
từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào.
Trong số các vụ tai nạn giao thông còn có các bạn học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường - những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn vẫn chưa thực sự
có ý thức tốt khi tham gia giao thông: còn đi xe máy khi chưa đủ tuổi; lạng lách,
đánh võng, dàn hàng ba, hàng bốn trên đường; không đi đúng phần đường dành cho
người đi bộ; đá bóng trên vỉa hè

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hàng năm số
vụ tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta vẫn rất cao, đáng báo động và tính chất
các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Mỗi
ngày trôi qua ở Việt Nam có khoảng 30 – 33 người tử vong và hàng chục người
khác bị thương vì tai nạn giao thông.
Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương
2006 14161 12337 11097
2011 14442 11449 10633
2013 29385 9369 29500
( Theo số liệu thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia)

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
3
Trường THCS Thượng Lâm
Biểu đồ thống kê tình hình tai nạn giao thông qua các năm
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đang là
nổi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về
nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi
đau thể xác, tinh thần dai dẳng.

H1. Nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông
Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ
em chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở
trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương
do tai nạn giao thông cũng trong năm 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Phần
lớn trẻ từ 0 đến 9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ từ 10 đến 14 tuổi chết khi đi xe

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
4
Trường THCS Thượng Lâm

đạp; trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng từ 15 đến 19 tuổi là người đi xe
máy.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi
trở lên.
Theo một ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á, thiệt hại về vật chất do
tai nạn giao thông ở Việt Nam một năm là vào khoảng 885 triệu đô la. Như vậy mỗi
năm chúng ta đã tự làm mất đi một lượng của cải đáng kể, trong khi Nhà nước ta
còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước láng giềng nhằm tranh thủ
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự mất mát về kinh tế mới chỉ phản ánh
được một phần của vấn đề. Tai nạn giao thông còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến một
hình ảnh Việt Nam an toàn trước thế giới.
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã
hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn
giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… có ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời
nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp
hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh
phúc cho gia đình. Thế nhưng, số vụ tai nạn giao thông thông hàng năm vẫn không
hề suy giảm và những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra vẫn hết sức nặng nề.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông ?
Đó là sự hạn chế về cơ sở vật chất: Chất lượng đường xá thấp, cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng được yêu cầu của lượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, có
ít các biển báo giao thông, chất lượng một số phương tiện giao thông chưa đảm
bảo
H2. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
5
Trường THCS Thượng Lâm
Nhưng nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông lại phần lớn là do sự thiếu
hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm

dụng lòng đường, thả rông gia súc ra đường )
H3. Sự thiếu hiểu biết của người dân về luật giao thông
Và hơn cả là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém:
uống rượu, bia quá nồng độ cho phép (vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
hoặc0,25 miligam/1 lít khí thở ) khi lái xe.
H4: Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe.
Hay số đông dân chúng vẫn còn có quan niệm “ tai nạn nói chung và tai nạn
giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định”. Họ không thấy rằng
phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
Hơn thế nữa là do ý thức của người tham gia giao thông. Khi tham gia giao
thông, người điều khiển không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất
lượng, lạng lách đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, chở hàng cồng
kềnh …

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
6
Trường THCS Thượng Lâm

H5. Hình ảnh vi phạm luật giao thông
H6. Học sinh vi phạm luật giao thông
Và như đã nói, nguyên nhân chính vẫn là do ý thức khi tham gia giao thông
của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật
an toàn giao thông, sự hạn chế về cơ sở vật chất. Nhưng đáng tiếc trong số các vụ
tai nạn giao thông còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, những
chủ nhân tương lai của đất nước, những người sắp trở thành công dân, niềm tin và
hi vọng cho tương lai đất nước lại chính là những người đang gây ra đa số vụ tai
nạn. Vậy chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp
phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì ?
Theo mình, chúng ta không nên đi xe đạp người lớn, không chở quá hai
người, luôn đi về phía tay phải theo hướng đi của mình. Thấy xe hoặc đò chở quá

nhiều người thì đi chuyến khác và nhớ nhắc nhở mọi người nghe theo. Không chăn
thả trâu bò, đá bóng trên đường vì sẽ gây tai nạn cho người khác. Đi bộ sang đường
đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường
đúng quy định.

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
7
Trường THCS Thượng Lâm
Đặc biệt phải học đầy đủ luật ATGT và ghi nhớ các biển báo. Chấp hành
nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô,
xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên
đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần
đường, dừng đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín
hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư.
Đồng thời mỗi một chúng ta phải tham gia hiệu quả các buổi tuyên truyền,
ngoại khóa, hoàn thành tốt các bài thi vẽ tranh cổ động để có thêm những hiểu biết
bổ ích về luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm
luật giao thông.
H7: Các bạn học sinh vẽ tranh cổ động an toàn giao thông
H8: Trường THCS Thượng Lâm tổ chức ngoại khóa về An toàn giao thông.

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
8
Trường THCS Thượng Lâm
Hiểu được sâu sắc về vấn đề an toàn giao thông, mỗi chúng ta sẽ cố gắng là
những tuyên truyền viên tích cực về ATGT tại gia đình cộng đồng và nhà trường để
giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra.
Như vậy, đã đến lúc chúng ta cần rung lên hồi chuông cảnh tỉnh tới tất cả
mọi người về thảm hoạ giao thông - một bóng ma ám ảnh cuộc sống bình yên của
mỗi gia đình và cộng đồng. Để mỗi ngày trôi qua, chúng ta không phải chào đón

ngày mới bằng những bản tin về những tai nạn thương tâm ,để người thân của
chúng ta mỗi khi đi công tác xa, những người thân yêu ở nhà không phải thấp thỏm
lo âu vì tử thần đang rình rập trên mọi con đường, ngõ xóm.
Để thực hiện được điều đó còn tuỳ thuộc vào tôi, bạn và tất cả chúng ta:
“Hãy chung tay vì một thế giới không còn tai nạn giao thông”.
( Please join hands for a world free of traffic accidents)
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Với tình huống nêu trên, chúng em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi
đến tất cả các bạn học sinh trường THCS Thượng Lâm nói riêng và các bạn học
sinh nói chung sẽ có những ý nghĩa quan trọng như: các bạn sẽ ý thức tốt khi tham
gia giao thông, tuyên truyền tới người thân những hiểu biết của mình về vấn đề an
toàn giao thông. Từ đó các bạn sẽ thấy rằng tất cả những điều chúng ta được học từ
các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời sống. Như vậy, các bạn sẽ có
ý thức học tốt hơn ở tất cả các môn học, không xem nhẹ bất cứ môn học nào. Đồng
thời, các bạn sẽ tích cực vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải
quyết các tình huống, hiện tượng mà các bạn gặp trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ
kích thích tính tò mò, ham học hỏi, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả
năng tự học, tự nghiên cứu ở mỗi bạn. Từ đó thúc đẩy phong trào học tập trong nhà
trường.
Trên đây là một trong nhiều tình huống mà nhóm học sinh trường THCS
Thượng Lâm đã gặp và đưa ra hướng giải quyết. Trong quá trình giải quyết tình
huống có thể còn những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của thầy
cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thượng Lâm, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Trưởng nhóm
Sang
Trịnh Thị Sang



Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huông thực tiễn
9

×