Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn cùng chung tay bảo vệ quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.65 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THƯỢNG
Bài thi:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở
Họ và tên: Phùng Phương Anh
Lớp:8D
Họ và tên: Trần Nguyệt Anh
Lớp:8D
Hà Nội, tháng 10/2014
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THƯỢNG
Bài thi liên môn :
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
_Sở giáo dục và đào tạo thành phố: Hà Nội
_Phòng giáo dục và đào tạo quận: Tây Hồ
_Trường: Trung học cơ sở Phú Thượng
_ Địa chỉ: số nhà 74, tổ 53 , cụm 8, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội
_ Điện thoại: 0962217972
_Email:
_Tên tình huống:Cùng chung tay bảo vệ quyền trẻ em
_Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ Văn
_Các môn học tích hợp: Ngữ Văn, Giáo Dục Công Dân
_Thông tin về nhóm học sinh:
1. Họ và tên: Trần Nguyệt Anh
Ngày sinh : 25-6-2001 L ớp: 8D
2. Họ và tên: Ph ùng Ph ư ơng Anh
Ngày sinh: 27-2-2001 L ớp: 8D
I,Tên tình huống: CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ TRẺ EM


II. Mục tiêu giải quyết tình huống :
Bằng kiến thức môn học như Ngữ Văn , GDCD và kiến thức thực tế để đánh
bộ luật về quyền trè em của Việt Nam,giúp mọi người hiểu và nắm bắt được nội
dung Quyền trẻ em để giúp chúng ta có thể chăm lo tốt hơn cho thế hệ tương lai
và giúp trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống;
1. Phương pháp tham khảo ý kiến trên các tờ báo
2. Phương pháp tham khảo ý kiến của người có chuyên môn
3. Vận dụng những kiến thức thực tế

IV. Giải pháp giải quyết tình huống :
1. Thành lập nhóm nghiên cứu
2. Dưới hình thức thuyết trình, tuyên truyền để cho người nghe thấy và hiểu rõ
nhưng bất cập về quyền trẻ em và những hạn chế , thiếu sót của xã hội
3. Trải nghiệm thực tế ở vùng cao
4. Đưa ra giải pháp hợp lí cho để đáp ứng về quyền trẻ em
1.Mộng tưởng đằng sau ánh lửa que diêm
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 –tập 1 (Nhà xuất bản Giáo Dục) có trích một văn
bản mang tên Cô bé bán diêm được biên soạn từ truyện ngắn cùng tên của của nhà văn
Hans Christian Andersen.
Truyện kể về một cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, khó khăn mồ côi mẹ,
bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh
cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà
vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi
nhà. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm, mỗi lần quẹt que diêm cháy
sáng là một mông tưởng đến với cô. Lần thứ nhất, cô thấy lò sưởi; lần thứ hai cô thấy
bàn ăn và con ngỗng quay; lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến;
lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời.Buổi sáng
đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao
diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi

cô đang mỉm cười.Tất cả những mộng tưởng của cô bé qua những lần quẹt diêm thể
hiện khát vọng rất giản đơn của con trẻ tưởng như ai sinh ra trên đời cũng phải được
hưởng những điều bình dị ấy!
Lần quẹt diêm thứ nhất: hình ảnh hiện ra trong tưởng tượng cô bé là một lò sưởi tỏa ra
hơi nóng dịu dàng và cô ước muốn được ngồi hàng giờ bên lò sưởi đó sướng biết bao,
giúp cô trốn chạy cái lạnh buốt đêm giao thừa. Lần quet diêm thứ hai cô bé tưởng
tượng ra một không gian sung túc, bàn ăn sang trọng, vì trong lòng em đang rất đói,
em muốn được ăn no.
Lần quẹt diêm thứ ba hiện lên trong trí tưởng tượng của em là cây thông Noel được
trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến được thắp sáng rực. Trong giây phút bơ vơ,
đơn độc thì em đã tưởng tượng ra hình ảnh này và mong ước về một mái ấm gia đình
đầy đủ, vẹn đầy. Ở những lần quẹt diêm cuối cùng, em đã gặp lại được hình ảnh người
bà của em đã mất từ lâu hiện lên với nụ cười dịu dàng. Câu nói “Bà ơi, cho cháu đi
với” của em bé bán diêm đã làm cho người đọc rộn lên trong lòng sự xúc động vì lời
van xin đó chứng tỏ em hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống hiện tại và chỉ khao khát
tình thương dù phải theo bà sang thế giới bên kia. Lời van xin ấy cho ta thấy được cái
xã hội nơi cô bé đang sống là xã hội vô cảm và thiếu tình người, nhất là đối với những
đứa trẻ hè phố như em. Em muốn đi cùng người bà đã mất của em để trốn chạy đi cái
cuộc sống như địa ngục của em ở trần gian.
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của cô bé bán diêm, ếnc giả đã gửi
gắm đến tất cả mọi người trên thế giới, ở mọi thời đại, ở mọi dân tộc, mọi quốc gia
một bức thông điệp về quyền trẻ em: Hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho con trẻ
một mái ấm gia đình và tình yêu thương. Đừng lạnh lùng quay lưng lại với nỗi đau của
trẻ thơ. Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa que diêm thành hiện thực cho
con trẻ!!!
2. Quyền trẻ em ở Việt Nam
1 Quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm

Trước tiên, ta hãy nói đến luật và quyền trẻ em ở Việt Nam, trẻ em phải có những
quyền như khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng, quyền

có cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự, quyền được
chăm sóc sức khoẻ, quyền được học tập, quyền vui chơi, giải trí, quyền được phát triển
năng khiếu, quyền có tài sản. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Nhà nước đã đưa ra
những đăc quyền như vậy nhằm bảo vệ và phát triển thể chất và tâm hồn trẻ em nhưng
chưa chắc ai cũng tuân theo cái quyền lợi hiển nhiên đó. Ngày ngày ta đọc trên báo chí
vẫn nhan nhản đầy vụ bắt cóc, đánh đập, ngược đãi trẻ em, thậm chí là bạo hành, xâm
phạm tình dục trẻ em,… những đứa trẻ ấy đa phần là không có quyền được chăm sóc
sức khỏe, quyền được học tập, quyền được vui chơi,… nên chúng mới dễ bi lợi dụng
và đối xử khủng khiếp đến vậy,… Nhiều đứa trẻ vì cuộc sống mưu sinh thường ngày,
nghe lời dỗ ngon dỗ ngọt của kẻ gian mà phải bán thân mình, hay làm những công việc
nặng nhọc, bị ngược đãi, đánh đập thậm tệ như vụ em Hào Anh phải đi làm giúp việc
từ nhỏ, bị vợ chồng chủ nhà Giang-Thơm đánh đập thậm tệ, không ra hình hài, đau
đớn, đã làm chấn động dư luận bởi sự nhẫn tâm và mất nhân tính của hai vợ chồng, khi
đó, Hào Anh mới 14 tuổi, cậu bị treo ngược lên mái nhà, dùng búa đập vào tay, nước
sôi hắt thẳng người, mảnh sắt đang nung nóng dí vào người,… Đó quả là hình phạt của
những con quỷ đội lốt người. Cậu bé Hào Anh chỉ là một ví dụ điển hình của sự bất
hạnh trong cuộc sống mà những đứa trẻ phải như vậy phải hứng chịu!
2 Quyền được học tập của trẻ em
Tiếp theo, ta hãy nói đến quyền đươc học tập của trẻ em, là quy định của pháp luật
Việt Nam, trong đó bậc tiểu học là bậc giáo dục bắt buộc đối với mọi trẻ em. Mọi trẻ
em không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập và
được nhà nước tạo điều kiện cho học tập.
Luật giáo dục năm 2005 cũng khẳng định mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mục tiêu đó, trẻ em có quyền và được tạo
điều kiện tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, toàn diện và có chất lượng để trở thành
một thế hệ công dân mới có đức, có tài tiếp bước cha anh xây dựng Tổ quốc. Quyền

học tập của Việt Nam là quyền bắt buộc nhưng theo chúng tôi được biết, hiện nay ở
nhiều vùng sâu vùng xa, trẻ em không được đi học, phải kết hôn sớm, có những “ông
chồng” trẻ măng mới chỉ có 14 tuổi, những cô vợ chỉ là trẻ con, như vụ việc em Hoàng
Thị M., dân tộc Mông, đang học lớp 9 THCS xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng đã bị bố mẹ ép lấy chồng khi còn quá trẻ con, em đã gào khóc và dọa sẽ tư vẫn,
thật là xót xa cho những tuổi đời còn rất trẻ như vậy mà đã phải gắn với hôn nhân gia
đình. Hay ở Quảng Nam vẫn còn tồn tại tục tảo hôn . Theo tục lệ, sau đám cưới, cô
dâu và chú rể chưa được sống chung. Khi họ đủ tuổi, sức khỏe thì cuộc sống vợ chồng
mới bắt đầu. Tuy nhiên, không phải đôi nào cũng tuân thủ tục lệ này. Cô bé H., ở thị
trấn Tà Vạc, năm nay mới 11 tuổi, nhưng đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì còn quá
nhỏ mà đã mang bầu. Cũng vì nhà gái thách cưới cao, nên khi về nhà chồng, cô dâu
phải lao động cật lực để trả nợ, Thật là quá xót xa cho những cô bé như vậy, không
được đáp ứng về quyền học tâp cũng như quyền nhân phẩm, danh dự của mình,… Hay
vì nhà nghèo, khó khăn mà những đứa trẻ bé nhỏ, đáng lẽ ra phải được đi học, vui đùa,
hồn nhiên như những bạn bè cùng trang lứa lại phải lặn lội mưu sinh, lo cho cuộc sống
hàng ngày. Hiện nay, ở Việt Nam, người ta có thể giật mình với con số: 1 triệu trẻ em
không được đi học, theo số liệu vừa được công bố, có tới 1,1 triệu trẻ em Việt Nam độ
tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học. Vì điều kiện thiên
nhiên khó khăn, kinh tế, văn hoá chưa phát triển nên việc đầu tư nhiều vẫn chưa đáp
ứng được hết các yêu cầu. Việc điều động cán bộ, giáo viên tới những vùng khó khăn
cũng chưa được đáp ứng, và nhiều chính sách chưa nghiêm chỉnh thực hiện nên cán
bộ, giáo viên không an tâm và cộng thêm việc thiếu nhiều điều kiện cho giáo viên sinh
hoạt, giảng dạy nên chất lượng không thể đuổi kịp các vùng thuận lợi. Chính vì nghèo
mà phải tiếp cận với chất lượng giáo dục không cao nên khó có điều kiện đào tạo được
những người giỏi cho sau này.
Điều kiện kinh tế, xã hội và thiên nhiên là ba yếu tố có quan hệ khăng khít với nhau
tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cho trẻ em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục.
3 Quyền có cha mẹ
Là quyền sống chung với cha mẹ. Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.
Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ

em. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với
khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển
về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với
mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện
vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay
gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường
chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó
quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi
có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích
mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.
những đứa trẻ mong ngóng cha mẹ
Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em.
Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Nhưng
có nhiều trẻ em bị tách ra khỏi cha mẹ, không được sống chung với cha mẹ, phải đi
kiếm sống, mưu sinh nên rất dễ bị ngược đãi, xâm hại gây tổn thất không nhỏ về tinh
thần cũng như về thể chất những trẻ em đó, kéo theo nhiều hệ lụy nối tiếp sau cho cả
thế hệ tương lai của đất nước như: trẻ em không được bố mẹ giáo dục dễ dẫn đến hư
hỏng, sa đà vào các tệ nạn xã hội như hút chích, ma túy, trộm cắp,… dễ bị pháp luật
trừng trị và từ đó, tương lai của các em coi như bị dập tắt bởi sự buông lơi, thiếu quan
tâm hay không được hưởng tình yêu thương, răn dạy cuả cha mẹ!!!
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống :
5.1 Giải quyết vấn đề về quyền học tập cho trẻ em
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Theo chúng tôi, ta cần tăng cường công tác truyền
thông giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú phù hợp với các đối tượng có mức
sống thấp và các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nội dung truyền thông giáo dục
phải đi vào với từng gia đình, làm cho các bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm phải
khắc phục các khó khăn, tạo điều kiện để mọi trẻ em đều được đi học.Muốn vậy, nội
dung truyền thông phải làm cho mọi người hiểu được giá trị của việc học tập, vừa sát
với lợi ích của gia đình, vừa có ý nghĩa giải quyết khó khăn hiện tại và viễn cảnh
tương lai của gia đình và trẻ em.

Phương pháp truyền thông phải phong phú, phải tạo được các tấm gương và bằng các
tấm gương vượt khó ấy khuyến khích các gia đình khác thực hiện. Tấm gương các gia
đình nghèo nuôi dạy con tốt, tạo điều kiện cho các con vươn lên học giỏi và thành đạt
không phải hiếm hiện nay. Song tấm gương ấy phải gần gũi với các gia đình, với các
dân tộc với các địa phương. Tấm gương tốt nhất là ở chính địa phương và của chính
dân tộc nơi gia đình đang sống. Hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình. Nhà nước Việt Nam
đã có chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo. Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới
làm tốt chương trình xoá đói giảm nghèo. Các vùng có số trẻ em thất học cao cũng tập
trung ở các vùng nghèo như Tây Bắc, Tây Nguyên song có vùng kinh tế khá nhưng
số trẻ em thất học vẫn còn cao như vùng Đông Nam Bộ
Vì vậy, phát triển kinh tế, đặc biệt xóa đói giảm nghèo là tiền đề tốt nhất để giải
quyết tình trạng thất học của trẻ em và tạo điều kiện để trẻ em tiếp cận với các dịch vụ
giáo dục.
5.2 Giải quyết quyền nhân phẩm, danh dự trẻ em
Qua những trường hợp và tình huống tôi đã kể như trên, chúng ta cần ngăn ngừa tình
trạng bạo hành trẻ em. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng trẻ em bị ngược đãi, chúng ta
cần phải có những giải pháp riêng và một trong những giải pháp được các nước phát
triển áp dụng là “thăm và tư vấn cho trẻ em”.
Đó là một phương pháp dựa trên nguồn lực của cộng đồng để ngăn ngừa tình trạng trẻ
em bị lạm dụng, bạo hành bởi gia đình. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khi áp dụng
chương trình này tại cộng đồng đã kéo giảm trung bình khoảng 40% số vụ trẻ em bị
lạm dụng, bạo hành bởi các thành viên trong gia đình của các em.
Việc thăm và tư vấn này ngoài ý nghĩa tư vấn ra còn là một cách thức để phát hiện
sớm và ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, bạo hành mà các thành viên trong gia đình
có thể thực hiện đối với con cái của họ.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có luật về bảo vệ trẻ em nhưng chưa hình thành những cơ chế,
những chương trình cụ thể để áp dụng trên thực tế nhằm bảo vệ trẻ em trước các nguy
cơ bị bạo hành từ người lớn. Mọi việc gần như chỉ dựa vào lòng tốt, sự can đảm của
những người sống trong cộng đồng, bởi chính quyền địa phương chỉ chú ý đến những
hiện tượng “lớn” chứ ít chú ý đến vấn đề trẻ em bị lạm dụng, bạo hành trong gia đình.

Ngoài xã hội, có nhiều những đứa trẻ bơ vơ, mồ côi cha mẹ, bị kẻ xấu dụ dỗ rồi hành
hạ, bạc nhược như vụ Hào Anh tôi vừa kể trên thì những điều đó là vấn đề nhức nhối,
phải cần được đưa ra ánh sáng, nhưng muốn làm được vấn đề đó thì ta phải có được sự
chung tay của cộng đồng và toàn xã hội, để lấy lại được sự công bằng và niềm vui,
nhân phẩm, danh dự của các em- những đứa trẻ không có tội nhưng số phận đã đưa
đẩy chúng vào tuổi thơ đầy bất hạnh và đau buồn!
5.3 Giải quyết về quyền được nuôi dưỡng, có cha mẹ
Trong chúng ta, ai cũng có cha mẹ, nhưng thật bất hạnh thay cho những đứa trẻ
sinh ra đã không được hưởng hơi ấm tình thương của người mang nặng đẻ đau và yêu
thương săn sóc mình từ thuở trứng sữa! Khi mồ côi cha mẹ thì những đứa trẻ ấy đều
kém may mắn hơn những người bình thường.
Giúp trẻ em yếu thế, không chỉ bằng sự hảo tâm mà còn cần sự bao bọc và chở che
của mọi người, nhiều gia đình có nhận nuôi trẻ em nhưng một số ít trong đấy lại nhận
nuôi các em để lợi dụng và bóc lột sức lao động các em, như vậy là nỗi đau lại chồng
lên nỗi đau của các em, luật Nuôi con nuôi quy định nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi
con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em;
Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi
phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc. Việc cho và nhận nuôi con nuôi phải là sự đồng ý hoàn toàn tự nguyện, trung thực,
không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu
cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Từng phương thức sống bên cạnh những mặt phù hợp và tích cực đều có thể có những
mặt trái và tiêu cực do những yếu tố chủ quan hoặc khách quan (xã hội, môi trường
sống, hoàn cảnh cụ thể của những đối tượng liên quan, động cơ nuôi dưỡng ). Trẻ mồ
côi dù được nuôi dưỡng ở cộng đồng hay trong các Trung tâm, cơ sở, nếu có những
người giám hộ tốt, có trách nhiệm và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thì các em sẽ có
môi trường thuận lợi để sống, phát triển và hòa nhập thuận lợi. Ngược lại, nếu không
được quan tâm chăm sóc, giáo dục các em sẽ rất dễ bị lạm dụng có thể trở thành nạn
nhân của những động cơ xấu xa và có nguy cơ vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm.
Để khắc phục những hạn chế của các cơ sở nuôi dưỡng, theo tôi cần tăng cường vai trò

quản lý của Nhà nước về mặt luật pháp cũng như chỉ đạo thực hiện. Tăng cường nhận
thức và trách nhiệm của các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tính chuyên nghiệp của
Công tác xã hội và năng lực nghiệp vụ của những người tham gia hoạt động này thông
qua công tác đào tạo bồi dưỡng của các cơ quan quản lý. Như vậy, các cơ sở này sẽ
phát huy tác dụng và trở thành phương thức nuôi dưỡng các trẻ mồ côi tốt và có hiêu
quả nhất hiện nay!
5.4 trải nghiệm thực tế :
Những ngày nghỉ hè tôi có dịp được về quê ngoại. Đó là vùng Tây Bắc (Huyện
Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên). Một vùng đất núi non hùng vĩ . Đất trời khoáng đạt
nguyên sơ , rộng lớn và xinh đẹp với những thửa ruộng bậc thang trùng điệp tựa như
sóng lượn, vàng óng một màu ẩn hiện trong mây trời, với những cung đường quanh co
vắt ngang chân trời. Những cô gái Thái , Mèo với những váy áo thổ cẩm sặc sỡ. nhưng
ngôi nhà ẩn hiện trong sương núi thật thơ mộng.
Đằng sau vẻ hùng vĩ sặc sỡ đó còn là nhưng cảnh đời thiếu thốn. Những đứa trẻ mù
chữ, những lớp học tạm bợ, những cuộc mưu sinh đầy vất vả của người dân nơi đây. Ở
miền núi, nhiều trẻ em không được đến trường. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em ở
đây không được đến trường như: trường học xa nhà, điều kiện đi lại rất khó khăn. Do
gia đình không có điều kiện cho con đến trường, họ không có cái ăn, cái mặc, trẻ phải
ở nhà để cõng em, phải đi nương với cha mẹ, phải làm rất nhiều những công việc nặng
nhọc như: cõng nước, lấy củi, cuốc nương, trồng sắn
Bà tôi kể: mùa đông lũ trẻ ở đây không có quần áo ấm để mặc, không có dép để đi,
chân tay chúng tím ngắt lại vì cái lạnh vùng cao Ăn dưa cả tháng thay cơm, độn ngô
trừ bữa, khát khao một bữa cơm với cá khô.Vùng núi quanh năm ngập chìm trong
mây mù, khí hậu khắc nghiệt, sương muối lạnh buốt. Để chống chọi với cái lạnh thấu
xương chúng chỉ có manh áo mưa trùm khắp người và chút ấm từ đống lửa đốt giữa
rừng. Những khó khăn vất vả không làm các em chùn bước. Vượt lên giá rét, vượt qua
những cơn đói cơm, thèm thịt, hàng ngày các em vẫn ngày ngày cắp sách đến trường
vượt qua những con đường mòn trơn ướt , con suối nguy hiểm để tới lớp
con đường tới với con số,cái chữ của các em
Trẻ em ở đây không có chỗ vui chơi, đặc biệt là không có các trò chơi như trẻ em

thành phố. Chúng dùng những chiếc can nhựa đập bẹp rồi ngồi lên can lao xuống dốc,
hoặc những chiếc xe tự chế bằng gỗ nguy hiểm là ở chỗ dốc dựng đứng phía dưới là
vực sâu toàn đá hộc nhọn.
trò chơi nguy hiểm của trẻ em vùng cao
Rất nhiều trẻ em miền núi không được bố mẹ quan tâm, chúng lớn lên hồn nhiên
hoang dại như cây cỏ nhưng trong đôi mắt chúng luôn ánh lên một cái nhìn trong sáng,
ngây thơ. Phải chăng đó là niềm tin, là hi vọng vào một tương lai tốt đẹp?
Trong hai tháng nghỉ hè tôi đã được tiếp xúc nhiều với trẻ em ở đây, tôi đã cùng
các em chơi đùa ,học tập. Tôi đã dạy cho một nhóm học sinh nghèo nơi đấy. Tôi
hướng dẫn các em tập đọc, tập đánh vần,tập viết chữ . Tôi rất xúc động khi nghe các
em tâm sự về hoàn cảnh gia đình,các em nói mình rất thích đi học, muốn được biết đến
con chữ,con số, X úc động hơn l à khi tôi hỏi một đứa trẻ lớn nhất: “Em ước được
tặng món quà gì lúc này?”. Cậu bé tròn xoe đôi mắt, nói bằng tiếng Kinh chưa sõi:
“Quà là gì? Chỉ muốn có cơm ăn đủ no mỗi ngày thôi”.
Tôi không khỏi bất ngờ, thế mà tôi tưởng, thằng bé sẽ ước có đồ chơi, có quần áo mới
như bọn trẻ con thành phố. Cũng đúng thôi, chúng làm gì biết tới khái niệm quà là gì
khi quanh năm chỉ cơm cháo qua ngày, củ sắn, củ mì qua bữa. Ngoài tới lớp, chúng chỉ
biết đi lên nương rẫy cùng cha mẹ. Bữa cơm thiếu thốn của các em ở miền núi đã thức
tỉnh chúng ta , nhắc nhở chúng ta về sự nghèo khó còn rất nhiều ở các vùng cao của tổ
quốc, nhắc nhở chúng ta cần sống tiết kiệm hơn chứ không phải sự hoang phí và hơn
hết là sự sẻ chia, sự giúp đỡ đối với những hoàn cảnh nghèo khó.
Tôi cảm nhận thấy các em nhỏ ở đây rất ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên, sống rất tình
cảm,
Tôi trở về thành phố, lòng nặng, mong sao, các em sẽ học giỏi, sẽ không có em nào
bỏ học giữa chừng, và tương lai của các em sẽ luôn được ăn no, mặc đủ. Khi trở về
Thành phố, tôi đã đi tuyên truyền ,kể lại cho các bạn cùng lớp về đời sống của các em
ở Tây Bắc. Và mong muốn các bạn có thể đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn
của các em. Tiếp nối truyền thống tương thân tương ái thì nhà trường tôi cũng đã tổ
chức các hoạt động từ thiện như khuyên góp quần áo,sách vở, ủng hộ quỹ Giáo dục
miền núi và được học sinh tích cực tham gia ủng hộ. Mong một phần nào đó có thể

đem lại cho các em những niềm vui và niềm tin vào một tương lai tươi sáng đang vẫy
chờ.
Và xúc động thay, các em không đơn độc. Đồng hành cũng các em là hàng ngàn,
hàng vạn các nhà hảo tâm và các tổ chức tình nguyện đã không quản vất vả ngày đêm
băng mình, lội suối đến với các em, chia sẻ động viên các em. Đó là Quỹ Cơm có thịt
của Nhà báo Trần Đăng Tuấn, Quỹ Khuyến học của Hội Khuyến học Việt Nam, Quỹ
Vì người nghèo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quỹ Tấm lòng Nhân ái của báo Dân
trí
Hiện nay đất nước tuy chưa giàu có nhưng đời sống đồng bào dân tộc đã cao hơn rất
nhiều. Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam luôn được cộng đồng thế giới
đánh giá cao và có rất nhiều các tổ chức từ thiện đã lên tận vùng cao để chung tay
giúp đỡ đồng bào ở đây. Thế nhưng như thế vẩn chưa đủ vì không ít nơi, con em
người dân tộc vẫn ăn không đủ no, áo không đủ ấm, cái đói nghèo không ngừng đeo
đẳng, con đường đến trường vẫn đầy rẫy gian nan…Làm gì để tất cả trẻ em trên thế
giới được sống trong hòa bình, hạnh phúc? Làm gì để trẻ em Việt Nam được sánh
ngang với trẻ em các nước tiên tiến và gần gũi hơn, thiết thực hơn là làm gì để trẻ em
vùng cao được cắp sách đến trường trong ấm áp và no đủ? Vậy chúng ta cần sự quan
tâm , chung tay của toàn xã hội. Vậy hãy hành động vì trẻ em hôm nay vì thế giới ngày
mai !!
VI, Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống :
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về Trẻ Em.
Đấy là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ
tộc và mỗi gia đình… Cuộc sống còn gì là ý nghĩa nếu trên đời không có tiếng cười
của trẻ thơ, không có sự ngây thơ và trong sáng của các em trong ngày tháng thường
nhật nhiều bon chen này?
Qua những tình huống và sự trải nghiệm của chúng tôi như trên, các bạn có thể
hiểu được tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống ngày nay, đảng và Chính phủ đã
cố gắng khắc phục và giúp đỡ, cải thiện cuộc sống của trẻ em bất hạnh, khó khăn vì
những hủ tục lâu đời, vì điều kiện và hoàn cảnh sống của các em. Chúng ta chưa thể
hài lòng về những kết quả bước đầu đã đạt được, nhất là trong tình hình đây đó ở một

số địa phương vẫn còn diễn ra cảnh ngược đãi trẻ em trong gia đình cũng như ngoài xã
hội. Nhiều trẻ em vẫn còn phải lao động cực nhọc, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm,
không được đi học, còn bị hành hạ về thể xác và tinh thần hoặc mua bán, xâm hại…Vì
vậy, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội cũng như mọi công đồng, mọi gia đình
còn phải dành sự quan tâm nhiều hơn và đặc biệt hơn đối với trẻ em, thể hiện qua việc
hiểu đúng và thực hiện đầy đủ nội dung Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Đấy cũng là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng của mọi người làm cha làm mẹ đã từng
mang nặng đẻ đau, là người trực tiếp sinh thành và dưỡng dục các em. Hãy cùng
chúng tôi chung tay vì mầm non tương lai của đất nước để giúp đỡ và bao bọc các em,
xoa dịu nỗi đau khắc khoải trong những trái tim bé nhỏ, ngây thơ này. Để mỗi sớm
mai, chúng ta còn có thể nhìn thấy được những nụ cười trong sáng ,thánh thiện ấy !!!

×