Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn chủ đề xây dựng cảnh quan cầu long biên trở thành cầu đi bộ đẹp nhất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TÂY HỒ
Địa chỉ: 143, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04 37572163
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT
CHỦ ĐỀ
X©y dùng c¶nh quan CÇu long biªn
TRë Thµnh cÇu ®i bé ®Ñp nhÊt viÖt nam
(Ứng dụng kiến thức môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân )
NHÓM HỌC SINH
Nguyễn Thùy Dung Ngày sinh: 10.9.1997 Lớp 12D
Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngày sinh: 24.9.1999 Lớp 10A2
Hà Nội – 2014
1
XÂY DỰNG CẢNH QUAN CẦU LONG BIÊN
TRỞ THÀNH CẦU ĐI BỘ ĐẸP NHẤT VIỆT NAM
(Ứng dụng kiến thức môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân )
I. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Hiểu được đặc điểm địa lí vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và địa lí Hà
Nội nói riêng. Phân tích được vai trò của những cây cầu trên địa bàn Hà Nội, đặc
biệt cầu Long Biên – cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng.
- Hiểu được cầu Long Biên không chỉ đơn thuần bắc qua hai bờ sông Hồng mà
còn là dấu ấn nối liền hiện tại và kí ức xưa của những người dân yêu Hà Nội.
- Vận dụng các kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân - THPT để xây
dựng cảnh quan cầu Long Biên nhằm bảo tồn, tôn tạo cầu thành một di sản, một
bảo tàng sống, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc và góp
phần bảo vệ môi trường đô thị.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG


1. Phương pháp thu thập kiến thức, tài liệu
2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, tham khảo ý kiến
3. Phương pháp dự án
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Thành lập nhóm nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu thực tế
- Tổng hợp kết quả, đề xuất kiến nghị
2
IV.THUYẾT MINH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều trên địa
hình ¾ là đồi núi, nên mật độ sông ngòi dày đặc. Chỉ tính những con sông có chiều
dài trên 10 km nước ta có 2360 sông. Vì phần lớn sông ngòi nước ta cắt ngang lãnh
thổ, nên việc lưu thông Bắc – Nam rất cần có những cây cầu.
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…
Đó là câu vè trong dân gian, và từ lâu cầu Long Biên đã trở thành một phần
máu thịt của người dân thủ đô Hà Nội.
Cầu Long Biên trong bộ sưu tập tem cổ
Việt Nam
Cầu Long Biên trên bưu thiếp của người
dân Pháp
Cầu được Pháp xây dựng từ năm 1899-1902, đến nay dù đã hơn 100 tuổi
nhưng cầu vẫn làm sứ mệnh nguyên thủy của mình phục vụ giao thông và luôn gắn
bó với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội. Song do giao thông tuyến Thủ đô
ngày một tăng, Hà Nội đã có thêm những cây cầu mới: cầu Thăng Long, cầu
Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân đang trong giai
đoạn hoàn thiện. Tháng 8 năm 2014 có ý kiến sẽ gỡ bỏ cầu Long Biên và xây dựng
3

cây cầu mới thay thế cầu Long Biên. Chúng em đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề
này. Chúng em thấy rằng: ngoài giao thông, cầu Long Biên còn là chứng tích lịch
sử, một cây cầu vắt ngang hai thế kỉ XIX và XX, vì vậy có thể dừng nhiệm vụ
nguyên thủy phục vụ giao thông nhưng sẽ tôn tạo thành cây cầu đi bộ đẹp nhất
nước ta. Ở đó sẽ là một không gian công cộng bổ ích, là một bảo tàng lịch sử, là
một môi trường đi bộ trong sạch, là nơi giúp con người giao tiếp với nhau để mỗi
con người thêm tự hào hơn về dân tộc, thêm yêu hơn quê hương đất nước con
người Việt Nam mình.
1. Tiến hành nghiên cứu về mặt lí thuyết
Xây dựng cảnh quan cầu Long Biên trở thành cầu đi bộ đẹp nhất nước ta
được chúng em nghiên cứu đúc kết qua kiến thức bộ môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục
công dân trong chương trình THPT. Cụ thể:
 Bộ môn Địa lí:
 Chương IX – Địa lí Dịch vụ (Bài 35,36,37) – Địa lí 10.
 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Địa lí 12.
 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải, thông tin liên
lạc – Địa lí 12.
 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
sông Hồng – Địa lí 12.
 Bộ môn Lịch sử: Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ
nhất của thực dân Pháp – Lịch sử 11
 Bộ môn Giáo dục công dân: Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc – GDCD lớp 10
Qua kiến thức đã học ở 3 môn học trên, chúng em xin tổng hợp một số kiến
thức về cây cầu Long Biên như sau:
4
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, Pháp
đặt tên là cầu Doumer, dân gian còn gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề. Chiều dài toàn
cầu 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho
đường sắt đơn chạy ở giữa. hai bên đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.

Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu
theo hướng đi xuôi phía trái cầu chứ không đi xuôi bên phải như các cầu thông
thường khác.
Một phần bản vẽ thiết kế cầu và tấm biển kim loại ghi năm xây dựng, tên
hai nhà thầu xây dựng cầu
• Nhìn ở góc độ Địa lí: sông Hồng – tính khí thất thường, luôn thay đổi
dòng chảy nên ở thời điểm xây dựng cầu báo chí Đông Dương cho rằng đó là việc
“điên rồ”: “ Đặt một cây cầu trên sông Hồng à? Thật điên rồ! Y như việc chồng
núi này lên núi kia để lên trời. Một con sông rộng như biển, sâu tới 20 mét, cộng
thêm 8 mét nước nữa vào mùa lũ, dòng nước sẽ cuốn phăng mọi thứ - không gì
chống đỡ nổi…”. Nhưng thực dân Pháp muốn nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố
phía Bắc và Đông Bắc nhằm vận chuyển tài nguyên, khoáng sản, của cải bóc lột
của đất nước ta trong thời kì thuộc địa một cách dễ dàng hơn. Vì vậy cầu Long
Biên được thực dân Pháp xây dựng trở thành cây cầu bắt đầu của tuyến đường sắt
5
chạy xuyên Đông Dương, thông suốt tuyến Hà Nội – Hải Phòng, nối cửa biển Hải
Phòng với Vân Nam(Trung Quốc), nối Hà Nội với Đồng Đăng – Lạng Sơn.
Sông Hồng(Google map) Thi công trên cầu Long Biên
Cầu Long Biên hoàn thành năm 1902
6
• Nhưng cầu cũng là một “nhân chứng” cho một quãng thời gian lịch sử
của Thăng Long – Hà Nội, bởi cầu xây dựng đúng vị trí mà chiếc tàu của thực dân
Pháp nổ súng bắn vào Ô Quan Chưởng và Cửa Bắc, mở đầu cho kế hoạch xâm
lược Việt Nam…Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước
của dân tộc, cầu Long Biên đã chứng kiến khoảnh khắc năm 1945 thực dân Pháp
rút lui, hàng ngàn người dân ngoại ô qua cầu nghe Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
Rồi cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp giành quyền độc lập vào năm 1954, sau
đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Cây cầu đã trở thành một phần máu
thịt của người dân Thủ đô Hà Nội tự lúc nào không hay.
7

• Ý nghĩa cầu Long Biên với người dân Thủ đô: Ngày nay, Hà Nội đã
có thêm những cây cầu mới hiện đại hơn, nhưng cầu Long Biên có lẽ là cây cầu
duy nhất chiếm trọn vẹn trái tim của những người dân Thủ đô, giống như đó là một
người bạn luôn gắn bó, đồng hành với cuộc sống của người dân Hà Nội. Chúng ta
cần bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên, gia cố thành cầu đi bộ đẹp vừa góp phần bảo vệ
môi trường, vừa biến cây cầu trở thành một di sản gắn liền với phố cổ, thành một
bảo tàng sống. Đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân
tộc.
2.Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể nhằm giải quyết tình huống
 Thực trạng cầu Long Biên hiện nay:
 Giao thông trên cầu:
Mặc dù hiện nay cầu Long Biên chỉ dành cho người đi xe đạp, xe máy và
những đoàn tàu. Nhưng hàng ngày số lượng xe qua cầu vẫn dày đặc. Khi đi khảo
sát thực tế, chúng em ước tính: trung bình giờ hành chính cứ 1h có 240 lượt xe từ
phía quận Ba Đình sang quận Long Biên, 10h/ngày sẽ có 2.400 lượt xe, 1 tháng sẽ
có 72.000 lượt xe, 1 năm sẽ có 864.000 lượt xe/làn đường lưu thông trên cầu. Đó
chưa kể đến những đoàn tàu vẫn liên tục qua cầu. Điều này thật quá sức với cây cầu
hơn trăm tuổi. Chúng em đã đi bộ trên cầu, nhiều bạn đã hoang mang, lo lắng bởi
mỗi khi có phương tiện qua cầu, mặt cầu dường như chuyển động…
 Cảnh quan cầu:
- Khu vực chân cầu:
+ Bên quận Ba Đình là chợ đầu mối rau, củ, quả của thành phố. Chợ chủ
yếu họp vào ban đêm, song rác thải từ chợ khiến môi trường ở đây ô nhiễm trầm
trọng.
+ Bên quận Long Biên, chân cầu là những ngôi nhà ổ chuột rất tồi tàn gây
mất mỹ quan đô thị.
8
Hình ảnh những ngôi nhà ổ chuột và môi trường dưới chân cầu Long Biên
- Khu vực trên cầu:
+ Ở sát thành cầu cả hai làn đường nhiều người dân ngồi bán hàng khiến cho

lòng cầu đã hẹp nay càng hẹp hơn.
+ Lan can cầu bằng sắt, nhiều chỗ rất thưa, đại đa số sắt gỉ, có lẽ đã lâu
không được sơn sửa lại, đôi chỗ lại bị gắn thêm những “ổ khóa tình yêu” hoặc
những dòng chữ do các bạn trẻ để lại.
+ Ở giữa cầu, mỗi làn đường có 2 cái bốt cũ kĩ. Theo chúng em tìm hiểu đây
là nơi chứa vật liệu sửa chữa đường sắt trên cầu, nhưng bên ngoài được “trang trí”
bằng những biển quảng cáo viết vội vàng…
9
Hàng ngày có rất nhiều du khách đặc biệt du khách phương Tây tìm đến cầu,
hình ảnh đất nước Việt Nam nếu nhìn từ cây cầu sẽ mất đi vẻ đẹp duyên dáng của
một đất nước nhỏ bé, xinh đẹp…
 Phương hướng xây dựng cảnh quan
Từ tìm hiểu thực tế và từ kiến thức được các thày cô giảng dạy qua môn Địa
lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, đồng thời bắt gặp được ý kiến của KTS Trần Ngọc
Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ
Xây dựng đề xuất: “TP.HCM đã có cầu đi bộ vượt sông rất đẹp. Tại sao chúng ta
không biến cầu Long Biên thành cây cầu đi bộ đẹp nhất của Việt Nam và trên thế
giới”, chúng em thấy đó là một giải pháp thật hấp dẫn với cầu Long Biên hiện nay.
10
Chúng em mạnh dạn đề xuất một số phương án xây dựng cảnh quan trên cây cầu đi
bộ mà chúng em đang rất mong đợi:
 Cây cầu sẽ được giữ nguyên bản, không phục dựng tái tạo lại các
chi tiết đã mất đi bởi chiến tranh, nhằm giữ lại bằng chứng một thời anh dũng hào
hùng của dân tộc.
 Cầu được bố trí đèn vừa làm hệ thống chiếu sáng vừa tô điểm cho
cây cầu thêm nổi bật trên sông Hồng về đêm, vừa đảm bảo hài hòa với quang cảnh
xung quanh.
Hệ thống chiếu sáng tô điểm cầu Long Biên nổi bật trên sông Hồng về đêm
 Lan can cầu được trang trí bằng đèn LED tạo hình rồng bay với ý
nghĩa từ một đất nước bị xâm lược, bị bóc lột, bị tàn phá nặng nề, con người Việt

Nam đã chiến thắng, đang từng bước đưa đất nước vươn lên trở thành “con rồng”
châu Á.
 Hai đầu cầu hiện nay có ghi dòng chữ: “An toàn giao thông là hạnh
phúc cho mọi nhà” sẽ được thay thế bằng dòng chữ: “Cầu Long Biên - cây cầu nối
liền lịch sử với hiện tại”. Đồng thời đặt màn hình LED rộng chiếu những thước
phim có phụ đề tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp về lịch sử hào hùng của dân tộc
chống giặc ngoại xâm, về những niềm vui, hạnh phúc, tự hào dân tộc khi nước nhà
hòa bình, thống nhất, về lịch sử thăng trầm của cây cầu, và về những thành tựu xây
11
dựng đất nước Việt Nam hiện nay, để du khách được hiểu rõ hơn về đất nước và
con người Việt Nam.
 Những cái bốt cũ kĩ được sơn sửa thành những phòng cafe books
tạo thành một không gian cho sự sáng tạo. Ở đó sẽ là phòng triển lãm nhỏ với
những tranh, ảnh, tủ sách, tài liệu liên quan đến cầu như: cầu Long Biên - từ khi có
ý tưởng xây dựng cầu, cầu Long Biên - trong chiến tranh và cầu Long Biên của
ngày nay…
 Cảnh quan chân cầu phải thay đổi, những ngôi nhà ổ chuột được gỡ
bỏ, ở đó sẽ là những công viên cây xanh phục vụ du lịch. Những cống rãnh phải có
nắp cống và trở thành bãi gửi xe cho du khách đi bộ trên cầu.
 Dưới chân cầu có những hàng quán nhỏ được giữ nguyên, nhưng
những người bán hàng sẽ mặc đồ Hà Nội xưa, và bán các mặt hàng lưu niệm liên
quan đến cầu, bán các món quà vặt truyền thống: nước chè, kẹo lạc, kẹo dồi…
12
 Môi trường cầu đi bộ sẽ không thể thiếu những thùng đựng rác ở cả
trên cầu và chân cầu.
Và để tất cả mọi hoạt động trên cầu được vận hành tốt phải có Ban quản lí
cầu. Chúng em – những học sinh Thủ đô cũng rất mong muốn được đóng góp sức
mình ví như: có những “ngày xanh” để chúng em được tình nguyện nhặt rác trên
cầu…
13

V.KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Trong quá trình nghiên cứu chúng em nhận thấy:
- Mỗi cây cầu vắt ngang sông Hồng là một dấu mốc trong tiến trình lịch sử,
trở thành một phần máu thịt của thủ đô Hà Nội. Nhưng cầu Long Biên có lẽ là cây
cầu duy nhất chiếm trọn vẹn trái tim những người dân Thủ đô. Là nguồn cảm hứng
vô tận cho những lời ca, vần thơ và cho những tác phẩm nghệ thuật…Đã có người
cho rằng:“mình không thể sống xa cầu Long Biên và sông Hồng được, vì trong
huyết quản có phù sa sông Hồng chảy trong đó” Vì vậy không nên gỡ bỏ cây cầu
này mà xây dựng thành cây cầu đi bộ đẹp nhất nước ta, vừa bảo vệ môi trường đô
thị, vừa tôn tạo cầu thành một di sản, một bảo tàng sống, góp phần giáo dục thế hệ
trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống này giúp chúng em bồi
dưỡng thêm được khả năng đánh giá, tổng hợp, xâu kết các kiến thức đã học và ứng
dụng vào thực tế, biết vận dụng học đi đôi với hành.Việc học tập được khắc sâu
kiến thức hơn, chúng em thêm yêu hơn quê hương đất nước con người mình và
muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp
hơn.
2. Đề xuất và khuyến nghị
- Cầu Long Biên trở thành cầu đi bộ đẹp nhất nước ta là mong ước không
chỉ của riêng chúng em mà của cả một thế hệ trẻ yêu nước, tự hào dân tộc, trân
trọng những thành quả của ông cha….Song để thực hiện được cần có sự đồng thuận
giữa các ban ngành, sự chung sức của người dân Hà Nội.
- Cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”
là một cuộc thi rất bổ ích với học sinh chúng em. Tham gia cuộc thi chúng em có
thể chủ động học tập, tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, học hỏi thêm từ bạn
14
bè, hiểu và giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực trong cuộc sống, rèn luyện được
nhiều kĩ năng có ích cho tương lai. Chúng em rất mong muốn có nhiều hơn nữa
những cuộc thi như thế này cho học sinh trên mọi miền Tổ quốc được tham gia.

Tây Hồ, ngày tháng năm 2014
Nhóm nghiên cứu tình huống
15

×