Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn phát triển làng nghề dệt khăn gắn liền với bảo vệ môi truwòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG THCS PHÙNG XÁ
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Năm học 2014 - 2015
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG THCS PHÙNG XÁ
Địa chỉ: xã Phùng Xá – Huyện Mỹ Đức – TP Hà Nội
Điện thoại: 0433847167
Email:
- Tên tình huống: “ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT KHĂN GẮN LIỀN
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
- Môn học chính được sử dụng: Sinh học
- Các môn học tích hợp: Hóa Học 9, Địa Lý 9
- Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: Hoàng Thị Minh
Ngày sinh: 23/10/2000 Lớp: 9A
2. Họ và tên: Lữ Thị Ngọc Viên
Ngày sinh: 01/04/2000 Lớp: 9A
2
BÀI DỰ THI: CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC
I. TÊN TÌNH HUỐNG
“ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT KHĂN GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Để giải quyết được vấn đề: “Phát triển làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường”
thì chúng ta cần phải:
1. Hiểu rõ được một số quy trình sản xuất ra khăn mặt bông ở làng nghề dệt
xã Phùng Xá.
2. Biết được sự ảnh hưởng của các chất hóa học trong quá trình tẩy nhuộm
khăn đối với tự nhiên và con người. Đồng thời thấy được tác hại của bụi, tiếng ồn
trong quá trình sản xuất tới đời sống và sức khỏe của con người.
3. Thu thập được một số thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội của
địa phương.
4. Đề xuất được một số biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường của làng
nghề địa phương.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Phùng Xá là một xã thuộc huyện Mỹ Đức nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội. Là
địa phương có nghề dệt khăn truyền thống lâu đời. Với vị trí thuận lợi nằm dọc
ven sát Sông Đáy và quốc lộ 21B là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy làng nghề dệt
Phùng Xá phát triển mạnh mẽ, mở rộng quy mô làng nghề hơn. Từ đó phát triển
kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân lao động.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế làng nghề là sự ô nhiễm môi
trường. Hàng ngày, ở Xã Phùng Xá sản xuất được khoảng trên 20 tấn khăn các
loại cung ứng ra ngoài thị trường. Để sản xuất ra những chiếc khăn mặt, khăn tắm
phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau như: mắc sợi, dệt khăn, tẩy, nhuộm,
máy khăn rồi hoàn thiện sản phẩm. Trước đây người ta sử dụng các khung cửi gỗ
3
thô sơ, dần dần chúng được thay thế bởi những khung cửi kiếm hiện đại vận hành
cho năng suất cao.
Để đạt năng suất cao nhất thì máy móc phải hoạt động suốt ngày đêm. Khi dệt
máy móc tạo ra tiếng ồn lớn, với mật độ máy móc rất dày 86/100 hộ dân sử dụng
máy dệt công nghiệp đã tạo ra tiếng ôn lớn làm ô nhiễm môi trường tiếng ồn
nghiêm trọng. Ô nhiễm tiếng ồn rất nguy hại, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

nhưng hiện nay lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác. Ô nhiễm tiếng ồn
có hại về mặt tâm sinh lý. Tiếng ồn do máy dệt công nghiệp tác động đến tai, sau
đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan
khác, rồi tới thính giác gây thương tích và có thể dẫn tới điếc tai. Nói chung ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân đặc biệt là giấc ngủ - không ngủ
được, cấu trúc của giấc ngủ bị rối loạn. Môi trường ồn có thể gây stress, căng
thẳng thần kinh, dễ đau ốm bệnh tật.
Ngoài ra trong quá trình mắc sợi, dệt khăn còn tạo ra rất nhiều bụi bông nhỏ
bay lơ lửng trong không khí và rơi ở các vật gia dụng thường ngày, khi con người
hít phải có thể gây bệnh bụi phổi.
4
Giai đoạn tẩy nhuộm khăn là độc hại và ô nhiễm môi trường nhất vì phải sử
dụng rất nhiều loại hóa chất khác nhau. Chất tẩy được sử dụng chủ yếu là nước
Javen. Đây là loại hợp chất của Clo có tính oxi hóa mạnh. Công thức hóa học của
nước Javen là NaClO. Nước Javen giúp tẩy trắng bông khăn, tuy nhiên lại gây hại
cho da người và đường hô hấp khi tiếp xúc với hóa chất. Nhưng những công nhân
ở các xưởng tẩy nhuộm khi làm việc lại không mang các trang phục bảo hộ lao
động, nếu nước Javen bị dính vào da có thể gây dị ứng, viêm da hoặc nặng hơn là
bỏng da. Ngoài ra, nước Javen dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời
hình thành khí Clo – đây là một loại khí rất độc, nó tác động mạnh đến hệ hô hấp
gây bỏng, rát mũi, họng… Ngoài nước Javen thì trong quá trình tẩy trắng sợi
khăn còn phải sử dụng một số hóa chất như nước soda, silicat lỏng
Công đoạn nhuộm màu khăn bông thành những chiếc khăn đầy màu sắc, hoa
văn trang trí đẹp thì có sử dụng rất nhiều loại hóa chất, các màu tổng hợp. Mà
trong khi đấy mỗi ngày có khoảng trên 20 tấn khăn được tẩy nhuộm ra lò tại các
xưởng nhuộm tại làng nghề. Như vậy có nghĩa là mỗi ngày một khối lượng lớn
hóa chất được sử dụng. Ở công đoạn này, các sản phẩm thải chưa qua xử lý được
đổ thải trực tiếp ra môi trường nhất là xả thải thẳng ra môi trường nước sông Đáy
– dòng nước có rất nhiều dân sinh sống bên cạnh. Không chỉ màu nước mà tính
chất nước sông cũng bị thay đổi. Lúc màu nước đen xì, lúc có lớp bọt trắng xóa

5
hay đen lơ lửng trôi trên mặt dòng nước, khi lại ngửi thấy mùi hắc bốc lên từ
dòng nước sông, các thủy sinh cũng khó có thể tồn tại và chết hàng loạt trôi dạt
vào bờ.
Không những vậy, còn có các ống khí thải từ các xưởng khăn bốc lên khi đục
khí trắng, khi đặc màu khói đen tỏa ra các khu vực xung quanh. Lại cả những phế
liệu thải thừa trong quá trình dệt khăn cũng đổ bỏ bừa bãi.
6
Có thể nói khi ngành công nghiệp dệt phát triển mạnh nhưng lại đem cho
nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh và sức khỏe của con
người. Mặc dù địa phương cũng đã có một số biện pháp tác động nhưng hiệu quả
chưa cao. Vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, các doanh
nghiệp và tất cả mọi người dân cùng tham gia.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Sau đây sẽ là một số giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề dệt
Phùng Xá:
1. Chủ động áp dụng, đổi mới công nghệ theo hướng ít gây ô nhiễm môi
trường. Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn của máy móc như sử dụng máy
hiện đại, ít tạo tiếng ồn hoặc các nhà xưởng xây dựng các tường cách âm.
2. Xây dựng các hệ thống lọc khí bụi, Xây dựng các khu xử lý nước thải công
nghiệp trước khi thải ra môi trường.
3. Công nhân khi làm việc phải mang trang phục bảo hộ lao động an toàn.
4. Sử dụng các chế phẩm, hóa chất thân thiện với môi trường. Tích cực trồng
nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường sống.
7
5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong việc gìn giữ
nghề truyền thống, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề điển hình là làng nghề
dệt khăn Phùng Xá – huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội thì phải có những biện

pháp riêng biệt thật phù hợp.
Nhận thức được tác hại của các quá trình dệt khăn đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng, trong thời gian qua các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp
để giải quyết vấn đề này.
Để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, cần chủ động tiếp cận khoa học công nghệ trong
đổi mới năng suất và chất lượng của máy dệt công nghiệp. Đồng thời phải chú
trọng xem các bộ phận nào gây tiếng ồn thì có thể thay thế hoặc giảm âm một số
chi tiết máy móc. Vì máy dệt hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm nên các
nhà xưởng phải có biện pháp xây dựng các bức tường cách âm để không ảnh
hưởng tới cuộc sống cộng đồng dân cư xung quanh. Nhất là giấc ngủ - sức khỏe
của người dân.
Chúng ta có thể áp dụng một số vật liệu như: bông khoáng, túi khí cách âm,
cao su non, tấm xốp cách âm trong xây dựng nhà xưởng.
Ở các nhà xưởng nên lắp đặt thêm hệ thống lọc bụi để giảm thiểu lượng bụi
bông trong không khí.
Đối với các loại rác thải, chúng ta cần phân loại để có các biện pháp xử lý phù
hợp.
Các loại rác thải của làng nghề gồm:
+ Các chất khí thải ra từ hoạt động tẩy nhuộm khăn.
+ Các hóa chất dạng lỏng thải ra từ hoạt động tẩy nhuộm khăn.
+ Các chất thải rắn từ hoạt động dệt khăn và sinh hoạt.
1. Một số biện pháp xử lý khí thải ra từ hoạt động tẩy nhuộm khăn.
Hoạt động tẩy nhuộm khăn phải sử dụng nhiều loại hóa chất. Trong quá trình
này khăn được luộc trong chất tẩy rồi nhuộm, hấp màu, sấy khô ở nhiệt độ cao.
Các hóa chất ở dạng hơi được thải ra ngoài không khí. Đồng thời mỗi ngày các
8
xưởng tẩy nhuộm phải sử dụng rất nhiều chất đốt chủ yếu là củi và than. Các khí
thải do đốt cháy nhiên liệu là rất lớn.
Để giảm thiểu tác động của khí thải thì các xưởng sản xuất có thể sử dụng các
biện pháp lọc khí hoặc sử dụng các chất có tính hấp phụ.

2. Đối với chất thải dạng lỏng do hoạt động tẩy, nhuộm, ta có thể áp dụng sơ
đồ quy trình công nghệ xử lý như sau:
9
Việc xây dựng các khu bể lắng, bể lọc khá tốn kém. Tuy nhiên các doanh
nghiệp có thể cùng góp vốn kết hợp với địa phương với sự hỗ trợ của nhà nước
có quy hoạch chung để giảm bớt chi phí.
Đối với công nhân lao động tại các xưởng dệt, tẩy nhuộm cần có đầy đủ trang
thiết bị, trang phục bảo hộ lao động để đảm bảo lao động sản xuất an toàn.
3. Đối với các chất thải rắn
Các chất thải rắn gồm gạch vụn, các vụn bông sợi, các đầu khăn, giấy vụn, đồ
nhựa thải, túi nilon
Chúng ta có thể tuyên truyền, vận động các bạn học sinh trong trường, gia
đình và các hộ dân xung quanh nơi mình sinh sống cùng chung tay bảo vệ môi
trường từ những việc làm nhỏ nhưng thiết thực như:
- Thường xuyên tham gia vệ sinh lớp, trường học, nhà ở và khu dân cư mà gia
đình đang sinh sống.
- Em đã nhờ bố mẹ vận động các gia đình trong xóm phân loại rác thải sinh
hoạt và các loại rác thải khi làm khăn.
- Đối với các loại chất thải rắn có thể tái chế như chai nhựa, lon nhôm để
riêng có người đến thu mua.
- Đối với các phế thải như bông sợi vụn, mẩu khăn vụn có thể gom lại. Chỉ
cần thêm một chút sáng tạo là chúng ta có thể tạo ra những chiếc gối hay những
chiếc đệm rất êm và ấm. Hoặc có thể làm một số đồ chơi như thú nhồi bông,
những chiếc móc chìa khóa độc đáo
- Đối với rác thải thực vật như cơm thừa, cuống rau, lá rau già có thể tận
dụng trong chăn nuôi.
- Đối với phân thải từ hoạt động chăn nuôi có thể thu gom, ủ để sử dụng làm
phân bón.
- Vận động tuyên truyền với mọi người cùng tham gia việc hạn chế sử dụng
túi nilon. Thay thế túi nilon bằng các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần thân

thiện với môi trường.
- Phần rác thải không tái chế hoặc tái sử dụng được cần được thu gom và xử
lý tập trung. Hiện nay tại xã đã dành một số khu đất phía cuối cánh đồng canh tác
10
giáp địa phận xã Xuy Xá để làm bãi rác tập trung khá xa dân cư, tuy nhiên nếu để
lâu trong một thời gian dài đống rác sẽ lớn và ứ đọng mùi hôi thối. Vì vậy vẫn
cần hệ thống xử lý rác thải tại đây. Với làng nghề phát triển mạnh như Phùng Xá
rất cần sự quan tâm của nhà nước để xây dựng nhà máy xử lý rác thải.
- Chúng ta có thể ứng dụng trồng các loại cây trồng có khả năng cải tạo đất,
hấp thụ các chất thải. Một số nghiên cứu cho rằng cỏ Vetiver, cỏ voi, cỏ singnal
hoặc cây dầu mè vừa có khả năng tận dụng diện tích đất ở các bãi chôn lấp rác,
vừa có khả năng cải tạo môi trường. Đặc biệt ở bộ rễ của cỏ Vetiver có chứa
nhiều vi khuẩn và nấm có khả năng xử lý một số chất thải gây ô nhiễm môi
trường.
- Có thể ứng dụng nghiên cứu sử dụng các màu tự nhiên trong việc nhuộm
màu khăn sợi. Ta có thể sử dụng một số loại lá cây, rễ cây, củ, quả để nhuộm
khăn bông (trước kia ông cha ta vẫn sử dụng để nhuộm màu). Ví dụ như lá tràm,
củ nâu, lá chè, nghệ, một số loại hoa để thay thế cho một số chất nhuộm hóa
học sẽ thân thiện với môi trường lại không làm ô nhiễm môi trường xung quanh
và ít ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
- Tích cực trồng nhiều cây xanh nhất là quanh khu vực nhà xưởng giúp hấp
thụ một lượng khí Cacbonic và một số khí độc khác. Ở trường, các học sinh đều
rất tích cực tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh. Đồng thời các bạn
cũng rất tích cực vận động mọi người trong gia đình, trong ngõ cùng tham gia
vào một số hoạt động để giữ gìn môi trường xanh, sạch hơn.
- Trong việc mở rộng các xưởng công nghiệp dệt mới nên có quy hoạch tập
trung về một khu riêng xa khu dân sinh để tránh ô nhiễm môi trường. Đồng thời
tuyên truyền người dân có ý thức hơn trong việc vừa sản xuất kinh tế vừa bảo vệ
môi trường sống của mình.
Tuy nhiên để các biện pháp trên triệt để cần có sự chung tay giúp sức của toàn

thế nhân dân trong xã và đặc biệt là các ban ngành đoàn thể trong xã, huyện.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ
kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm thỏa mãn yêu cầu của xã hội.
11
việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng kiến
thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào đó. Đồng
thời giải quyết thành công tình huống “Phát triển làng nghề dệt khăn gắn liền với
bảo vệ môi trường” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức
liên môn của người học. Trong thực tiễn chúng ta bắt găp rất nhiều tình huống từ
đơn giản đến phức tạp cần phải giải quyết, mà muốn giải quyết tình huống đó
chúng ta phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Tóm lại, ý nghĩa
thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức của nhiều môn
học để có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống, có thể giải thích
được các hiện tượng tự nhiên mà mình thường gặp.
Qua vấn đề của địa phương, chúng em có thông điệp tới tất cả mọi người
dân, các cơ quan có thẩm quyền hãy cùng tham gia bảo vệ môi trường chính là
bảo vệ cuôc sống của chính chúng ta! Đó là nền tảng của phát triển bền vững!
Đây chỉ là chút kiến thức, suy nghĩ riêng của chúng em. Dù đã hết sức cố gắng
nhưng trong quá trình viết song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các thầy cô giáo để có
một bài viết hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm học sinh thực hiện
Hoàng Thị Minh
Lữ Thị Ngọc Viên
12

×