Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

báo cáo thực tập tại công ty xi măng nghi sơn đề tài quy trình sản xuất xi măng nghi sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.49 KB, 69 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐƠN VỊ :
CÔNG TY XI MĂNG NGHI SƠN
GIÁO VIÊN HD : NGUYỄN HỮU TOÀN
LỚP : NCHD5ATH
THANH HÓA, THÁNG 04 NĂM 2014.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Phạm Văn Hòa 11003283 Nhóm trưởng
2 Lê Huy Cường 11026043
3 Lê Văn Đức 11007673
4 Nguyễn Khắc Du 11034853
5 Nguyễn Trọng Hiếu 11022403
Lớp: NCHD5ATH 2
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
LỜI CẢM ƠN
Thực tập chính là chiếc cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nó tạo điều kiện
cho sinh viên tiếp cận với sản xuất thực tế, đồng thời thực hiện hoá những lý
thuyết đã học tại trường. Quả như vậy, trong đợt thực tập vừa qua tuy là ngắn
ngủi, nhưng chúng em đã nhận được một lượng kiến thức khá bổ ích và lý thú.
Lời đầu tiên, đoàn thực tập chúng em xin chân thành cảm ơn công ty cổ
phần xi măng Nghi Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi khi đoàn thực tập
tại nhà máy cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa công nghệ trường đại
học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra đề tài và hướng dẫn chúng
em trong đợt thực tập vừa qua và toàn thể anh chị công nhân viên nhà máy đã


tận tình giúp đỡ chúng em trong kì thực tập tại nhà máy. Đặc biệt đoàn thực tập
chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Nguyễn Hữu
Toàn. ( giảng viên hướng dẫn thực tập) đã tận tình giúp đỡ chúng em trong thời
gian qua để chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do thời gian thực tập cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài báo cáo
còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn những thiếu sót nhất định, em rất mong
được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài báo cáo của chúng em được hoàn
thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn.
Lớp: NCHD5ATH 3
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Lớp: NCHD5ATH 4
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















………………………….ngày …. tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN
Lớp: NCHD5ATH 5
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


















………………………….ngày …. tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN
Lớp: NCHD5ATH 6
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
MỤC LỤC

Lớp: NCHD5ATH 7
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Lớp: NCHD5ATH 8
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
MỞ ĐẦU
Sau một thời gian dài học tập ở trường dưới sự chỉ dạy tận tình của các
thầy các cô bây giờ đã đến lúc chúng em phải bước vào một gia đoạn mới khó
khăn hơn nhiều thử thách hơn đó là một cuộc thực tập, nhưng đây cũng là cơ hội
để chúng em được tiếp xúc trực tiếp vơi mô hình sản xuất nhà máy,được đặt bản
thân mình vào vị trí của một người công nhân kĩ thuật thực sự cung như là hiểu
biết thêm về tác phong làm việc trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa .và
đem nhũng gì chúng em đã được học ở trường áp dụng nó vào thực tế.
Như chúng ta đã biết phát triển công nghiệp là một hướng đi mà nhà nước
ta đang rất cố gắng cải thiện từng bước .Tỉnh Thanh hóa nói chung và bản thân
huyện Tĩnh gia nói riêng cũng đã và đang rất cố gắng để đưa công nghiệp hóa
vào khu vực đã và đang có rất nhiều dự án được xây dựng và phat triển rất tốt
qua đó mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia nói chung và khu vực nói riêng
một trong số đó phải nói đến : Nhà máy xi măng Nghi Sơn vì vậy nhóm chúng
em đã quyết định chọn nhà máy làm địa điểm thực tập của nhóm
Chúng em hy vọng với đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc
thúc đẩy thị trường cũng như quảng bá thương hiệu xi măng Nghi Sơn.
Lớp: NCHD5ATH Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
PHẦN I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Lịch Sử Hình Thành
Nhà máy xi măng Nghi Sơn được xây dựng tại Xã Hải Thượng- Huyện
Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa.

Công ty Xi măng Nghi Sơn (NSCC) là Công ty liên doanh giữa Tổng Công
ty Xi măng Việt Nam (Vicem) với hai tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản là
Taiheiyo Xi măng (TCC) và Mitsubishi Vật liệu (MMC), Công ty được thành
lập ngày 11/04/1995. Vào tháng 7/2000, các cán bộ, nhân viên Việt Nam và
Nhật Bản đã đưa dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam, gồm Nhà
máy chính tại tỉnh Thanh Hoá và Trạm Phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh
cùng với hệ thống bán hàng chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngay từ sau khi thành lập công ty (1995), Chi bộ Công ty Xi măng Nghi
Sơn với 05 đảng viên vững vàng về chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ và có
trách nhiệm do Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam cử vào liên
doanh đảm nhận các vị trí quản lý đã phát huy tinh thần xung kích trên mặt trận
chính trị tư tưởng, lãnh đạo và xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn và
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và
chất lượng. Đảng bộ đã tìm ra phương thức hoạt động có hiệu quả, đó là gắn
công tác lãnh đạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của đảng viên và người
lao động với sự phát triển bền vững của Công ty trên tinh thần “Mỗi cá nhân liên
tục trưởng thành để Công ty hoạt động hiệu quả hơn”. Chính điều đó đã giúp
phía đối tác ban đầu không hào hứng với hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội
đi đến sự thừa nhận, tôn trọng, hợp tác và tạo điều kiện cùng đồng hành và phát
triển.
1.2. Tình hình sản xuất của công ty những năm gần đây
Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty Xi-măng Nghi Sơn đã sản xuất và tiêu
thụ hơn 30 triệu tấn xi - măng chất lượng cao, nộp ngân sách Nhà nước hơn
2.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Trong 9 tháng năm
Lớp: NCHD5ATH Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
2013, tổng sản lượng xi - măng tiêu thụ của công ty đạt hơn 3,5 triệu tấn. Dự
kiến cả năm, công ty sản xuất và tiêu thụ 4,7 triệu tấn xi - măng, trong đó xuất
khẩu 1 triệu tấn.Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, công ty đặc biệt
quan tâm tới đời sống của người lao động. Hiện tại, công ty có khoảng 350 cán

bộ, nhân viên và người lao động; thu nhập bình quân người lao động trong 9
tháng năm 2013 đã đạt gần 14 triệu đồng/người/tháng. Ngay sau khi thành lập,
công ty đã xây dựng hơn 300 căn hộ dạng biệt thự, chung cư cùng với công trình
phúc lợi, xã hội khác với tổng số tiền lên tới hơn 200 tỷ đồng.Có thể thấy, những
thành công của Công ty Xi-măng Nghi Sơn đã và đang góp phần thúc đẩy làn
sóng đầu tư từ Nhật Bản vào Khu Kinh tế Nghi Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa
nói chung, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành địa phương đứng đầu cả nước về
thu hút vốn FDI từ Nhật Bản trong năm 2013.
1.3. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
Năm 2014 là năm sẽ hứa hẹn rất nhiều thành công hơn nữa sẽ đến với
công ty ban lãnh đạo công ty xi măng Nghi Sơn đã đưa ra mục tiêu cho năm đó
là.Thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng thông qua hệ thống
cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định.
Tạo ra những giá trị bền vững cho các cổ đông.Phấn đấu chiếm lĩnh vị thế
cạnh tranh trên tất cả các thị trường thông qua hoạt động sản xuất, phân phối và
bán hàng có hiệu quả.
Xây dựng phúc lợi cho người lao động thông qua chương trình phát triển
nhân lực toàn diện và chính sách đãi ngộ công bằng.
Phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung ứng vì lợi ích
chung lâu dài theo phương châm "Hợp tác để cùng phát triển”.
Liên tục thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề phát triển bền vững theo triết
lý hoạt động của các chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
Vun đắp cho văn hóa công ty mang bản sắc riêng biệt - quan hệ hợp tác
chân thành và cởi mở, là mô hình kiểu mẫu cho sự hợp tác giữa Việt Nam và
Nhật Bản.
Lớp: NCHD5ATH Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
Đóng góp vào quá trình phát triển của cộng đồng tại địa phương và của cả
Việt Nam.
II. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM

2.1. Khái Niệm
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được tạo thành
bằng cách nghiền mịn Clanke, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với
nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi
măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu
quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một
dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.Xi măng là một loại bột mịn,
màu xám, tạo hồ sau vài giờ trộn với nước và sau vài ngày sẽ cứng lại thành một
nguyên liệu rắn và đặc. Hầu hết các loại xi măng được sản xuất trên thế giới
được trộn với cát, cốt liệu, nước, và được sử dụng làm bê tông và vữa.Bê tông là
loại vật chất được tiêu thụ nhiều thứ hai trên trái đất, chỉ sau nước, với mức tiêu
thụ tính theo đầu người là 3 tấn mỗi năm. Xi măng là một thành phần chủ yếu
của bê tông, giữ cát và sỏi với nhau để tạo nên chất kết dính trơ. Do vậy, xi
măng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội về xây
dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng như cầu, đường, các công trình xử lý nước,
trường học và bệnh viện.
Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước, xi măng được xếp vào loại chất
kết dính thủy lực. Thật ra xi măng trong xây dựng có thể là thủy lựchoặc không
thủy lực. Các loại xi măng thủy lực tỉ như xi măng Portland cứng lại dưới tác
động của nước do quá trình hydrat hóa khoáng vật, ở đây các phản ứng hóa học
diễn ra không phụ thuộc vào lượng nước trong hỗn hợp nước-xi măng; loại xi
măng này có thể giử được độ cứng khi đặt chìm trong nước hoặc thường xuyên
tiếp xúc với nước. Phản ứng hóa học xảy ra khi các xi măng khan được trộn với
nước và sinh ra các hydrat không tan trong nước. Trong khi đó các xi mang
không thủy lực như vữa thạch cao buộc phải để khô mới giữ được độ bền vật lý.
Xi măng Portland, còn gọi là Xi măng Portland thường (OPC), là loại
Lớp: NCHD5ATH Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, nó là thành phần cơ bản
của bê tông, vữa, hồ. Có thành phần chủ yếu là clinke Portland chiếm tỉ lệ 95 -

96% và thạch cao chiếm tỉ lệ 4-5%. Ngoài ra, khi thêm các chất phụ khác vào
thành phần của xi măng Portland (xỉ lò cao, tro than, pouzzolan tự nhiên, v.v.,
nhưng hàm lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% và trong đó phụ gia
đầy không quá 20%), thì những loại xi măng Portland này được gọi là xi măng
Portland hỗn hợp.
Đá xi măng là sản phẩm của quá trình thủy hóa xi măng đã đạt tới một
cường độ nhất định. Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất
vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình
thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi
trường. Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu
được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm
của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó.
Mác xi măng là trị số giới hạn cường độ nén của mẫu vữa xi măng sau 28
ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2 (MPa)
2.2. Nguyên liệu sản xuất xi măng
2.2.1. Clanke
Clanke là bán sản phẩm trong quá trình sản xuất xi măng. Clanke được sản
xuất bằng cách nung kết hợp hỗn hợp nguyên liệu đá vôi, đất sét và quặng sắt
với thành phần xác định đã được định trước, Clanke có dạng cục sỏi nhỏ, kích
thước 10-50mm.
Bảng 1: Thành phần hóa học của Clanke:
Thành phần chính Tỉ lệ (%) Tạp chất Tỉ lệ (%)
CaO 58 - 67 MgO 1 - 5
SiO
2
16 - 26 SO
3
0.1 - 2.5
Al
2

O
3
4 - 8 P
2
O
5
0 - 1.5
Fe
2
O
3
2 - 5 Mn
2
O
3
0 - 3
TiO
2
0 - 0.5
K
2
O +
Na
2
O
0 - 1
2.2.1.1. Thành phần pha của Clanke:
Lớp: NCHD5ATH Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
Nguyên liệu được pha trộn theo tỷ lệ xác định rồi đem nung ở nhiệt độ cao

khoảng 1450 - 1455
0
C nhằm tạo hợp chất chứa thành phần pha cần thiết (gồm
các loại khoáng và pha thủy tinh).Các oxýt chính phản ứng tạo thành khoáng cần
thiết. Một phần nguyên liệu không phản ứng nằm trong pha thủy tinh hoặc ở
dạng tự do. Ngoài ra Clanke còn chứa những khoáng khác do tạp chất phản ứng
tạo nên trong quá trình nung.
Bảng 2: Một số khoáng khác do tạp chất phản ứng tạo nên
trong quá trình nung
Tên khoáng Công thức HH Kí hiệu
Thành
phần %
Khoáng chính
Alít
3CaO.SiO
2
C
3
S
40 - 60
Belít 2CaO.SiO
2
C
2
S 15 - 35
Tricanxi
Aluminat
3CaO.Al
2
O

3
C
3
A 4 - 14
Aluminoferit
Canxi
4CaO.Al
2
O
3
.Fe
2
O
3
C
4
AF 10 - 18
Khoáng phụ
Aluminat
(K.Na)
2
O.8CaO.3Al
2
O
(KN)
2
C
8
A
3

0 - 1
Sunfat Alkali (K.Na)
2
SO
4
0 - 1
Alumo
Manganat
Canxi
4CaO.Al
2
O
3
.Mn
2
O
3
0 - 3
Sunfat Canxi CaSO
4
0 - 2
2.2.1.2. Đặc trưng của các khoáng clanhke
a) Khoáng Alit (54CaO.16SiO
2
.Al
2
O
3
.MgO = C
54

S
16
AM): là khoáng chính
của clanhke xi măng poóc lăng. Alit là dạng dung dịch rắn của khoáng C
3
S với
ôxit Al
2
O
3
và MgO lẫn trong mạng lưới tinh thể thay thế vị trí của SiO
2
. Khoáng
C
3
S được tạo thành ở nhiệt độ lớn hơn 1250
0
C do sự tác dụng của CaO với
khoáng C
2
S trong pha lỏng nóng chảy và bền vững đến 2065
0
C (có tài liệu nêu
giới hạn nhiệt độ bền vững của C
3
S từ 1250
0
C ÷ 1900
0
C). Alit có cấu trúc dạng

tấm hình lục giác, màu trắng, có khối lượng riêng 3,15 ÷ 3,25 g/cm
3
, có kích
thước 10 ÷ 250 µm.
Khi tác dụng với nước, khoáng Alit thủy hóa nhanh, tỏa nhiều nhiệt, tạo
Lớp: NCHD5ATH Trang 14
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
thành các tinh thể dạng sợi (có công thức viết tắt là CSH
(B)
gọi là Tobermorit)
đan xen vào nhau tạo cho đá xi măng có cường độ cao và phát triển cường độ
nhanh. Đồng thời nó cũng thải ra lượng Ca(OH)
2
khá nhiều nên kém bền nước
và nước chứa ion sunphat.
b) Khoáng Bêlít (
β
C
2
S): có cấu trúc dạng tròn, phân bố xung quanh các hạt
Alit. Bêlit là một dạng thù hình của khoáng C
2
S, tồn tại trong clanhke khi làm
nguội nhanh. Trong quá trình nung clanhke, do phản ứng của CaO với SiO
2

trạng thái rắn tạo thành khoáng C
2
S ở nhiệt độ 600 ÷ 1100
0

C. Khoáng C
2
S có 4
dạng khác nhau về hình dáng cấu trúc và các tính chất, gọi là dạng thù hình, đó
là α, α'-, β- và γ- C
2
S.Sự thay đổi trạng thái cấu trúc của Bêlít khi tăng nhiệt độ
tới xuất hiện pha lỏng và khi làm nguội tới nhiệt độ bình thường rất phức tạp và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sự biến đổi thù hình của C
2
S trong quá
trình làm nguội mô tả sau đây đã đơn giản hóa rất nhiều.Khi làm nguội clanhke,
nếu tốc độ làm nguội chậm sẽ xảy ra sự biến đổi thù hình từ dạng β- C
2
S sang
dạng γ- C
2
S kèm theo hiện tượng clanhke bị tả thành bột vì có sự tăng thể tích.
Nguyên nhân vì γ- C
2
S có khối lượng riêng là 2,97 g/cm
3
, nhỏ hơn khối lượng
riêng của β- C
2
S là 3,28 g/cm
3
. γ- C
2
S không có tính kết dính ở điều kiện nhiệt

độ và áp suất thường, vì vậy để tránh hiện tượng tả clanhke do sự biến đổi thù
hình từ β- C
2
S sang γ- C
2
S ở 575
0
C, cần ổn định bằng cách đưa một số ôxit
khác như P
2
O
5
, BaO vào mạng lưới cấu trúc của nó tạo thành dung dịch rắn.
Khi tác dụng với nước, khoáng Belit thủy hóa chậm, tỏa nhiệt ít và cũng
tạo thành các tinh thể dạng sợi (có công thức viết tắt là CSH
(B)
gọi là
Tobermorit) đan xen vào nhau tạo cho đá xi măng có cường độ cao. Tốc độ phát
triển cường độ của khoáng Belit chậm hơn khoáng Alit; phải sau 1 năm đóng
rắn cường độ của Belit mới bằng của Alit. Belit thải ra lượng Ca(OH)
2
ít hơn
Alit nên nó tạo cho đá xi măng có độ bền ăn mòn rửa trôi cao hơn đá xi măng
Alit.
c) Khoáng canxi aluminat (C
3
A): là chất trung gian màu trắng nằm xen
giữa các hạt Alit và Belit cùng với alumo ferit canxi (C
4
AF). Trong thành phần

Lớp: NCHD5ATH Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
của C
3
A cũng chứa một số tạp chất như SiO
2
, Fe
2
O
3
, MgO, K
2
O, Na
2
O.
Aluminát canxi là khoáng quan trọng cùng với Alit tạo ra cường độ ban
đầu của đá xi măng. Xi măng chứa nhiều C
3
A toả nhiều nhiệt khi đóng rắn, nếu
thiếu hoặc không có thạch cao để làm chậm sự đông kết thì xi măng sẽ bị đóng
rắn rất nhanh (không thể thi công được). C
3
A có tỷ trọng 3,04 g/cm
3
, là khoáng
đóng rắn nhanh, cho cường độ cao nhưng kém bền trong môi trường sun phát.
d) Khoáng Canxi alumo ferit (C
4
AF): cũng là chất trung gian, có tỷ trọng
3,77 g/cm

3
, màu đen, nằm xen giữa các hạt Alit và Belit cùng với khoáng C
3
A.
Khi nung clanhke, do phản ứng của CaO với Fe
2
O
3
tạo thành các khoáng nóng
chảy ở nhiệt độ thấp (600 ÷ 700
O
C) như CaO.Fe
2
O
3
(CF), C
2
F Sau đó các
khoáng này tiếp tục phản ứng với Al
2
O
3
tạo thành các khoáng Canxi alumo ferit
có thành phần thay đổi như C
2
F, C
6
A
2
F, C

4
AF,C
6
AF
2
. Các khoáng này bị nóng
chảy hoàn toàn ở nhiệt độ 1250
O
C và trở thành pha lỏng cùng với các khoáng
Canxi aluminat, tạo ra môi trường cho phản ứng tạo thành khoáng C
3
S, nên
chúng thường được gọi là chất trung gian hoặc pha lỏng clanhke.Khi tác dụng với
nước, Canxi alumo ferit thuỷ hoá chậm, toả nhiệt ít và cho cường độ thấp.
e) Các khoáng khác: Ngoài 4 khoáng chính ở trên, trong clanhke còn chứa
pha thuỷ tinh là chất lỏng nóng chảy bị đông đặc lại khi làm lạnh clanhke. Nếu
quá trình làm nguội nhanh thì các khoáng C
3
A, C
4
AF, MgO (periclaz),
CaOtd,v.v. không kịp kết tinh để tách khỏi pha lỏng, khi đó pha thuỷ tinh sẽ
nhiều. Ngược lại, nếu làm lạnh chậm thì pha thuỷ tinh sẽ ít. Khi làm nguội
nhanh, các khoáng sẽ nằm trong pha thuỷ tinh ở dạng hoà tan nên có năng lượng
dự trữ lớn làm cho clanhke rất hoạt tính và sẽ tạo cho đá xi măng có cường độ
ban đầu cao. Khi làm lạnh chậm, các khoáng sẽ kết tinh hoàn chỉnh, kích thước
lớn nên độ hoạt tính với nước sẽ giảm, hơn nữa MgO và CaO tự do sẽ kết tinh
thành các tinh thể độc lập, bị già hoá nên dễ gây ra sự phá huỷ cấu trúc của đá xi
măng, bê tông về sau.
2.2.1.3. Thạch cao

Cấu tạo của thạch cao tự nhiênCaSO4·2H2O
Lớp: NCHD5ATH Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
CaSO4·½H2O + 1½H2O → CaSO4·2H2O
 Thạch cao tự nhiên hàm lượng CaSO4·2H2O chiếm từ 94- 98% CaSSO4.2H2O
Tác Dụng của Thạch cao
Thạch cao tác dụng với C3A
Thạch cao tác dụng với C4AF
 Là phụ gia cho thêm vào xi măng để kéo dài thời gian ninh kết, giảm tốc độ
đóng rắn của xi măng.
 Clanke khi nghiền mịn đóng rắn rất nhanh, do phản ứng C
3
A với nước xảy ra rất
nhanh. Do đó phải giảm tốc độ đóng rắn của Clanke bằng thạch cao. Khi có mặt
thạch cao quá trình đóng rắn xảy ra phản ứng:
C
3
A + CaSO
4
.2H
2
O + 26 H
2
O  6 CaO. Al
2
O
3
.3SO
3
.3H

2
O
C
3
A + CaSO
4
.2H
2
O + 26 H
2
O  3 CaO. Al
2
O
3
.3SO
3
.3H
2
O
Khi tạo hỗn hợp vữa, bao quanh thạch cao lúc đầu là C
3
A.CaSO
4
.3H
2
O
xốp, hình kim. Ion SO
4
2-
tiếp tục đi qua lỗ xốp ra môi trường. SO

4
2-
bao quanh
C
3
A tạo thành lớp C
3
A.CaSO
4
.12H
2
O xít đặt giả bền, ngăn cản không cho ion
Al
3+
thoát ra ngoài, vì vậy mà quá trình phản ứng chậm lại và thời gian ninh kết
kéo dài.Hàm lượng thông thường 3-6 % .Nếu cho quá nhiều thạch cao, nồng độ
SO
4
2-
cao, tạo nên môi trường bão hòa nhanh C
3
A.CaSO
4
.12H
2
O thành
C
3
A.CaSO
4

.31H
2
O có cấu trúc xốp, làm tăng tốc độ dính ướt, quá trình tạo
hydrosunfua aluminat nhanh, làm tăng tốc độ ninh kết.Nếu cho ít thạch cao,
nồng độ SO
4
2-
ít, làm Al
3+
tiếp tục thoát ra môi trường, tăng quá trình đóng rắn.
2.2.1.4. Đá vôi :
CaCO
3
chiếm khoản 60 - 97%.
Tác dụng của đá vôi trong nghiền xi măng
Lớp: NCHD5ATH Trang 17
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
Là chất cứng, giòn, dể nghiền đối với hệ nghiền đứng.
Dể tạo ra những hạt có kích thước nhỏ từ 5-10mm Rate 45 tăng; Blaine
tăng
Tạo độ dẻo cho hồ xi măng. Cường độ ban đầu khi đóng rắn
Tăng hiệu xuất kinh tế vì giá thành thấp
Tuy nhiên làm giảm cường độ của ximăng vì bản chất đá vôi không tạo
cường độ cho xi măng.
2.2.1.5. Phụ gia (Pouzzolane)
Là vật liệu Silic hoặc Silic và Alumin Cấu tạo tự nhiên thành phần chủ yếu
là silic hoat tính; phụ gia càng tốt mức độ hoạt tính ( khả năng hút vôi) càng cao.
Pouzzolane thuộc nhóm phụ gia hoạt tính (thủy lực) làm tăng mật độ và
cường độ của xi măng trong môi trường nước. Đồng thời giúp tăng sản lượng,
hạ giá thành sản phẩm. Thành phần chính là các khoáng hoạt tính nhóm alumo

silicat. Tự bản thân không có tính thủy lực. Trong môi trường điện ly có
Ca(OH)
2
từ phản ứng hydrat Clanke, chúng có khả năng tạo khoáng hydrosilicat
canxi CSH hoặc hydrosilicat alumin CAH có tính thủy lực. Độ hoạt tính càng
lớn khi hàm lượng oxyt silic vô định hình càng cao.
 Ảnh hưởng đến chất lượng:
 Cường độ xi măng ban đầu phát triểu chậm
 Cường độ sau phát triển cao, bền trong môi trường thủy hóa
 Sử dụng nhằm tăng khả năng bền nước và hạ giá thành (Đối với Xá CN làm mất
ổn định độ sụt của bê Tông)
 Trong Xá CN không sử dụng Phụ gia.
2.3. Phân loại xi măng pooc lăng
Xi măng pooc lăng có thể chia thành các loại như sau:
 Xi măng pooc lăng thong thường gồm:
+ Xi măng pooc lăng( kí hiệu quy ước là PC - Portland cement hoặc OPC -
Ordinany Portland cement)
+ Xi măng pooc lăng hỗn hợp (PCB - Portland cement blended).
 Xi măng pooc lăng đặc biệt gồm:
+ Xi măng pooc lăng bền sun fat (PC
s
- Sulfate Resistance Porlantd cement:
Lớp: NCHD5ATH Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
PC
hs
–High Sulfat Resistance Portland cement)
+ Xi măng pooc lăng ít tỏa nhiệt (PC
lh
- Low heat Portland cement)

+ Xi măng pooc lăng trắng ( PCW - White portland cement)
+ Xi măng giếng khoan (Well cement),…
2.3.1. Xi măng thong thường là
+ Xi măng pooc lăng PC
Xi măng pooc lăng là chất kết dính thủy lực được chế tạo bằng cách nghiền
mịn clanhke xi măng pooc lăng với thạch cao .Khi nghiền có thể pha them một
lượng nhỏ các chất phụ gia để cải thiện tính chất của xi măng, tăng năng suất
của máy nghiền hoặc tăng sản lượng xi măng .Xi măng pooc lăng được sử dụng
chủ yếu trong việc xây dựng các công trình không có yêu cầu gì đặc biệt.
+ Xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB
Xi măng pooc lăng hỗn hợp cũng được chế tạo từ clanhke xi măng pooc
lăng và thạch cao nhưng khác xi măng pooc lăng ở tỷ lệ phụ gia pha vào khi
nghiền xi măng . Theo tiêu chuẩn việt nam TCVN 6260:1997,Xi măng pooc
lăng hỗn hợp được chứa tới 40% phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy trong
đó phụ gia đầy không được phép vượt quá 20% Xi măng pooc lăng hỗn hợp
được sử dụng chủ yếu trong xây dựng thông thường
2.3.2. Xi măng pooc lăng đặc biệt:
+ Xi măng pooc lăng bền sun fat (PC
s
PC
hs
)
Xi măng pooc lăng bền sun fat là loại xi măng đặc biệt được sử dụng trong
xây dựng các công trình chịu sự ăn mòn của các ion sun fat (SO
4
2-
) như các công
trình có tiếp xúc với nước biển, nước mặn, nước lợ, Tùy theo khả năng chống
lại sự ăn mòn sun fat của xi măng người ta chia thành xi măng bền sun fat
thường và xi măng bền sun fat cao .Theo TCVN 6067:1995 ở Việt Nam có các

loại xi măng sau:
Xi măng bền sun fat thường ( ký hiệu là PC
s
- Sulfate Resistance Portland
cement) phải có hàm lượng khoáng C
3
A ≤ 8% và ( C
3
S + C
3
A )≤ 58%. Loại xi
măng này thường dùng cho các công trình có tiếp xúc với nước ngầm có chứa
Lớp: NCHD5ATH Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
hàm lượng ion SO
4
2-
từ 1.500 đến 2.500mg/lít.Loại xi măng này có các loại
PC
s
30, PC
s
40 và xi măng xỉ bền sun fat.
Xi măng bền sun fat cao (kí hiệu là PC
hs
- High Sulfate Resistance Portland
cement) phải có hàm lượng khoáng C
3
A < 5% và (C
4

AF + 2C
3
A) 25%. Loại xi
măng này thường dùng cho các công trình tiếp xúc với nước ngầm có chứa hàm
lượng ion SO
4
từ 2.500 đến 4.000 mg/lít .Loại xi măng này có PC
hs
30, PC
hs
40.
Ngoài ra còn có xi măng bền sun fat chứa bari (HSRC.B40) có chứa từ 2 đến 5
% BaO có thể dung trong các môi trường có chứa hàm lượng ion SO
4
2-
đến
20.000mg/lít.
Xi măng pooc lăng ít tỏa nhiệt dùng để thi công các công trình thủy điện,
thủy lợi giao thong, các công trình bê tông khối lớn .
Xi măng pooc lăng tỏa ít nhiệt kí hiệu là (PC
LH
30A) phải có hàm lượng
khoáng C
3
S≤35%, C
2
S ≥ 40% và C
3
A ≤ 7%, có nhiệt thủy hóa sau 7 ngày là
không lớn hơn 60 cal/g vaf sau 28 ngày là 70 cal/g.

Xi măng pooc lăng tỏa nhiệt vừa kí hiệu là PC
LH
không khống chế thành
phần các khoáng có nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không lớn hơn 70 cal/g sau 28
ngày là 80 cal/g . Ngoài ra các chỉ tiêu chính nêu trên, xi măng pooc lăng ít tỏa
nhiệt phải thỏa mãn chỉ tiêu giới hạn bền nén và các chỉ tiêu khác theo quy định
của tiêu chuẩn TCVN 6069:1995.
+ Xi măng pooc lăng trắng (PCW)
Xi măng pooc lăng trắng được dung để hoàn thiện và trang trí các công
trình hoặc gạch lát nền .Yêu cầu của xi măng này là phải chứa rất it loại oxit gây
màu như Fe
2
O
3
, TiO
2
,….Xi măng pooc lăng trắng chứa chủ yếu là các khoáng
C
3
S
,
C
3
A và được phân biệt theo độ trắng . Loại đặc biệt có độ trắng lớn hơn
80% loại I có độ trắng lớn hơn 75% và loại II có độ trắng lớn hơn 68% so với
MgO tinh khiết .
Để có xi măng màu người tap ha trộn xi măng trắng với các loại oxit màu
khác và theo tỷ lệ khác nhau để có được màu đậm hay nhạt theo ý mún .
+ Xi măng giếng khoan ( Well cement )
Lớp: NCHD5ATH Trang 20

Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
Xi măng giếng khoan là loại xi măng đặc biệt chuyên dung để bơm trám
các giếng khoan khai thác dầu khí, xi măng này phải thỏa mãn nhiều yêu cầu kĩ
thuật như đóng rắn bình thường ở điều kiện nhiệt độ và áp suất, không tách nước
đảm bảo thời gian cô quánh để có thể bơm trám vào các thành sâu trong long
đất .Để có tính năng đó khi sản xuất loại xi măng này cần khống chế chặt chẽ
các khoáng clanhke .
Ngoài các xi măng thường gặp như trên còn có các loại xi măng chuyên
dụng được gọi tên theo chức năng của chúng như xi măng đóng rắn nhanh
cường độ ban đầu cao, xi măng mac cao, xi măng dãn nở, xi măn làm đường
giao thông và sân bay xi măng để sản xuất tấm song amiang, xi măng chiệu
nhiệt, xi măng chống phống xạ, xi măng chịu axit
2.4. Tính chất của xi măng
2.4.1. Các tính chất cơ lý của xi măng
2.4.1.1. Độ mịn xi măng:
Độ mịn xi măng là đại lượng biểu thị cho kích thước của các hạt xi măng
được thể hiện bằng phần trăm còn lại trên sàng hay dưới sàng có kích thước lỗ
nhất định hoặc tính bằng tổng diện tích bề mặt riêng của các hạt xi măng trong
một đơn vị khối lượng.
Khi độ mịn cao thì kích thước các hạt xi măng nhỏ, diện tích tiếp xúc của
các hạt xi măng với nước tăng làm tăng nhanh quá trình thủy hóa của xi măng.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy các hạt xi măng có kích thước nhỏ hơn 30
µm phản ứng rất nhanh với nước. Những hạt từ 30 µm tới 60 µm phản ứng
chậm hơn, còn các hạt trên 90 µm thì phản ứng rất chậm. Chính vì vậy mà trong
các qui chuẩn kỹ thuật xi măng chỉ tiêu độ mịn theo sàng thường được sử dụng
các loại sàng có kích thước lỗ 80 µm hoặc 90 µm.
2.4.1.2. Tính ổn định thể tích:
Tính ổn định thể tích là đặc tính kỹ thuật biểu thị sự không thay đổi đáng
kể thể tích của hồ xi măng khi đóng rắn. Xi măng ổn định thể tích sẽ cho đá xi
măng và bê tông bền vững.

Lớp: NCHD5ATH Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
Tính ổn định thể tích của xi măng có ý nghĩa quan trọng để tạo độ bền của
đá xi măng đóng rắn, tạo sự bền đẹp cho công trình xây dựng. Xi măng không
ổn định thể tích, khi sử dụng vào công trình sẽ làm cho bê tông bị nứt rạn hoặc
nặng hơn sẽ gây đổ vỡ công trình. Trong các tính chất kỹ thuật của xi măng thì
tính ổn định thể tích cần được xem xét trước tiên. Bởi vì nếu xi măng không ổn
định thể tích thì các tính năng kỹ thuật khác có thỏa mãn yêu cầu sử dụng cũng
không đảm bảo sự bền vững. Xi măng chưa ổn định thể tích, nếu được bảo quản
một thời gian nhất định, tính chất này sẽ được cải thiện. Tuy vậy sự không ổn
định thể tích của xi măng chứng tỏ rằng chất lượng Clanke xi măng không tốt và
chất lượng của xi măng sẽ không cao.
Sự không ổn định thể tích do vôi tự do (CaO
td
): Clanke xi măng không kết
khối hoàn toàn, phản ứng tạo C
3
S không xảy ra hoàn toàn theo tính toán sẽ làm
tăng hàm lượng CaO
td
trong Clanke. Vôi tự do qua nung ở nhiệt độ cao là vôi
già lửa, lại bị chất chảy bao quanh nên thủy hóa rất chậm. Khi thủy hóa, CaO
td
tạo thành Ca(OH)
2
làm tăng thể tích. Khi hỗn hợp ở trạng thái dẻo, linh động thì
sự tăng thể tích của chúng không gây tác hại. Nhưng vì CaO tự do thủy hóa
chậm nên khi hỗn hợp đã đóng rắn sự nở thể tích mới xẩy ra làm cho đá xi măng
bị rạn nứt, giảm độ bền khi nén.
Xi măng để trong không khí, vôi tự do sẽ hút ẩm, các hạt CaO tự do tạo

thành Ca(OH)
2
rồi tác dụng với khí CO
2
để trở thành CaCO
3
ổn định. Bởi vậy,
người ta thường khắc phục sự không ổn định thể tích của xi măng bằng cách để
xi măng một thời gian cho vôi tự do hydrat hóa trước khi sử dụng. Clanke xi
măng lò đứng thường có hàm lượng vôi tự do cao, vì vậy Clanke thường được ủ
một thời gian rồi mới nghiền. Tính không ổn định thể tích cũng có thể được
khắc phục bằng cách sử dụng phụ gia hoạt tính pha vào xi măng.
Sự không ổn định thể tích do MgO trong Clanke còn nặng nề hơn nhiều so
với CaO tự do. Khi nung Clanke ở nhiệt độ cao, MgO tồn tại ở dạng tinh thể
periclaz phản ứng rất chậm với nước (chậm hơn nhiều só với CaO tự do) tạo
thành Mg(OH)
2
tăng thể tích làm nứt vỡ đá xi măng đã đóng rắn. Do sự thủy hóa
Lớp: NCHD5ATH Trang 22
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
rất chậm của MgO trong Clanke mà có thể sau hàng năm chúng mới gây tác hại
(khi công trình đã đưa vào sử dụng) gây ra hậu quả nặng nề. Chính vì vậy mà
các nước đều qui định hàm lượng cho phép của MgO trong Clanke xi măng.
2.4.1.3. Khối lượng riêng và khối lượng thể tích.
a) Khối lượng riêng:
Khối lượng riêng là đại lượng biểu thị cho khối lượng của một đơn vị thể
tích vật liệu hoàn toàn đặc không có lỗ rỗng (đơn vị đo là g/cm
3
). Khối lượng
riêng của xi măng pooclăng chủ yếu phụ thuộc vào thành phần khoáng, nhiệt độ

kết khối của Clanke xi măng. Loại và hàm lượng phụ gia trong xi măng cũng sẽ
làm cho khối lượng riêng của xi măng thay đổi.
Xi măng pooclăng thông thường có khối lượng riêng từ 3,0 ÷ 3,2 g/cm
3.
. Xi
măng có hàm lượng khoáng C
4
AF cao thì khối lượng riêng cao, bởi bản thân
khoáng C
4
AF đã có khối lượng riêng tới 3,37 g/cm
3
.
b) Khối lượng thể tích:
Là giá trị biểu thị khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái tự
nhiên hoặc lèn chặt được tính cả lỗ rỗng. Đơn vị đo là g/cm
3
hoặc g/lít hoặc
kg/m
3
.Khối lượng thể tích của xi măng chủ yếu phụ thuộc vào thành phần khoáng
của Clanke, độ mịn của xi măng và hàm lượng phụ gia trong xi măng. Cùng một
loại xi măng nhưng độ mịn cao thì khối lượng thể tích tăng và ngược lại.Xi măng
pooclăng thông thường có khối lượng thể tích xốp từ 900 ÷1100 g/l và ở trạng
thái lèn chặt từ 1400 ÷1600 g/l.Khối lượng thể tích của xi măng được xác định
bằng các loại ống đo thể tích.
2.4.1.4. Lượng nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết:
a) Lượng nước tiêu chuẩn:
Lượng nước tiêu chuẩn (còn gọi độ dẻo tiêu chuẩn) là lượng nước cần thiết
trộn với xi măng để tạo ra hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn. Lượng nước tiêu

chuẩn được tính bằng phần trăm khối lượng nước so với xi măng. Lượng nước
tiêu chuẩn của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng của Clanke, độ mịn
của xi măng, loại và hàm lượng phụ gia có trong xi măng. Trong các khoáng của
Lớp: NCHD5ATH Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
xi măng pooclăng thì khoáng C
3
A và C
3
S yêu cầu lượng nước cao; khoáng C
2
S
yêu cầu lượng nước ít nhất. Xi măng có độ mịn cao cần nhiều nước hơn xi măng
có độ mịn thấp. Xi măng pha phụ gia hoạt tính đòi hỏi lượng nước cao hơn xi
măng pooclăng bình thường.Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng PC thường từ
21 ÷ 29%, của PCB giao động trong khoảng 24 ÷ 32% (theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 4031-1985).
b) Thời gian đông kết:
Khi trộn xi măng với nước, ta được loại hồ dẻo; theo thời gian tính dẻo mất
dần và cuối cùng cứng lại thành đá xi măng. Quá trình đó là quá trình đông kết
của xi măng. Trong giai đoạn đông kết có hai thời điểm được quan tâm là thời
điểm bắt đầu đông kết và thời điểm kết thúc đông kết của hồ xi măng.Thời gian
bắt đầu đông kết là khoảng thời gian từ khi xi măng tác dụng với nước tới khi hồ
xi măng chưa hoàn toàn mất tính dẻo, độ keo đã tăng lên và ngưng tụ lại. Nếu sau
thời điểm bắt đầu đông kết vữa xi măng vẫn tiếp tục được thi công thì sẽ phá vỡ sự
liên kết cấu trúc của các khoáng xi măng thủy hóa, xi măng mất tính dẻo không bám
dính và cường độ kém.
Thời gian kết thúc đông kết là khoảng thời gian được tính từ khi xi măng
tác dụng với nước tới khi cấu trúc của các khoáng đóng rắn được hình thành trở
nên bền vững hơn, hồ xi măng mất tính dẻo và có cường độ sơ bộ ban đầu.

Khoảng cách thời gian giữa bắt đầu đông kết và kết thúc đông kết càng ngắn
càng có ý nghĩa trong xây dựng. Nó thể hiện cho sự phát triển cường độ ban đầu
nhanh của xi măng.
Thời gian đông kết của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng của
Clanke xi măng, độ mịn xi măng, loại và hàm lượng phụ gia trong xi măng.
Thạch cao trong xi măng có tác dụng điều chỉnh thời gian đông kết của hồ xi
măng. Lượng thạch cao sử dụng phụ thuộc vào hàm lượng khoáng C
3
A của
Clanke. Nếu thạch cao đưa vào quá nhiều sẽ gây hiện tượng nứt nẻ đá xi măng
và nếu không đủ thì xi măng sẽ đông kết quá nhanh. Lượng thạch cao tối ưu
nhất được xác định bằng thực nghiệm.
Lớp: NCHD5ATH Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Hữu Toàn
Trong quá trình nghiền, nếu nhiệt độ máy nghiền tăng trên 105
0
C thì thạch
cao sẽ bị mất nước và xi măng có hiện tượng đông kết giả. Hiện tượng trên là do
sau khi xi măng tác dụng với nước hồ xi măng mất tính dẻo nhanh. Nếu tiếp tục
trộn thì hồ sẽ dẻo lại, nhưng thời gian đông kết bị kéo dài.
Thời gian đông kết của xi măng có ý nghĩa lớn trong thi công xây dựng.
Nếu xi măng bắt đầu và kết thúc đông kết quá nhanh, vữa xi măng nhanh mất
tính dẻo không có khả năng sử dụng. Ngược lại, thời gian đông kết quá dài sẽ
kéo dài thời gian đóng rắn của bê tông làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công xây
dựng. Cường độ ban đầu của bê tông phát triển chậm và thấp làm giảm sự tin
tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Trong công nghiệp bê tông đúc
sẵn, sự kéo dài thời gian đông kết, chậm phát triển cường độ của xi măng sẽ gây
khó khăn lớn cho việc giải phóng kho bãi, tháo dỡ cốp pha.
2.4.1.5. Cường độ xi măng:
Cường độ xi măng là giá trị lực biểu thị cho giới hạn bền cơ học của đá xi

măng, bê tông trên một đơn vị diện tích.Đơn vị của cường độ là N/mm
2
(hoặc
MPa). Cường độ xi măng bao gồm cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén.
Đồng nghĩa với cách gọi này, trong các tài liệu chuyên ngành còn dùng các thuật
ngữ như độ bền uốn, độ bền nén, giới hạn bền uốn, giới hạn bền nén.
Mác xi măng là trị số giới hạn cường độ nén của mẫu vữa xi măng sau 28
ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm
2
(MPa) (xác định theo TCVN 6016:1995). Tùy
theo mục đích sử dụng mà người ta quan tâm tới cả cường độ chịu uốn và cường
độ chịu nén hoặc chỉ quan tâm tới cường độ chịu nén của xi măng. Thường thì xi
măng có cường độ chịu nén cao sẽ có cường độ chịu uốn cao. Bởi vậy các tiêu
chuẩn chất lượng của sản phẩm xi măng thường chỉ qui định đối với cường độ
chịu nén. Tùy thuộc yêu cầu sử dụng và đặc tính của xi măng mà người ta đánh
giá cường độ xi măng ở các tuổi khác nhau (1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 28 ngày).
Trong quá trình đóng rắn có một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển
cường độ của đá xi măng. Thành phần khoáng của Clanke, độ mịn xi măng, hàm
lượng nước, môi trường, nhiệt độ, v.v quyết định cường độ của đá xi măng và
Lớp: NCHD5ATH Trang 25

×