Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.62 KB, 86 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và pham vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Bố cục của khóa luận 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
1.1.Về ca dao và ca dao đồng bằng sông Cửu Long 8
1.1.1 Khái niệm ca dao 8
1.1.2 Ca dao đồng bằng sông Cửu Long 9
1.1.2.1 Vài nét về vùng đất và con người đồng bằng sông Cửu Long 9
1.1.2.2 Vài nét về hình thức và nội dung ca dao đồng bằng sông Cửu Long 14
1.2.Lý thuyết hội thoại trong mối quan hệ với ca dao đồng bằng sông Cửu
Long 16
1.2.1 Về lý thuyết hội thoại 16
1.2.1.1 Khái niệm hội thoại 16
1.2.1.2 Các hình thức hội thoại 17
1.2.2 Lý thuyết hội thoại trong mối quan hệ với ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long 18
1.2.2.1 Các dạng hội thoại trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 18
1.2.2.2 Nhân vật hội thoại trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 19
1.3.Lý thuyết hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với ca dao Đồng
bằng sông Cửu Long 21
1.3.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ 21


1
1.3.2 Phân loại hành động ngôn ngữ 22
1.3.3 Các nhân tố chi phối hoạt động ngôn ngữ trong ca dao đồng bằng
sông Cửu Long 23
1.3.3.1 Vai giao tiếp 23
1.3.3.2 Vị thế giao tiếp 24
CHƯƠNG 2: CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN
VẬT TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỨU LONG
2.1 Hoàn cảnh không gian, thời gian của các hành động ngôn ngữ và ca dao
đồng bằng sông Cửu Long 25
2.1.1 Hoàn cảnh không gian 25
2.1.1.1 Không gian của sông nước 25
2.1.1.2 Không gian của các địa danh 31
2.1.1.3 Không gian của ruộng đồng 32
2.1.1.4 Những không gian gặp gỡ riêng tư khác 34
2.1.2 Hoàn cảnh thời gian 36
2.1.2.1 Thời gian ban ngày 37
2.1.2.2 Thời gian ban đêm…………………………………………… 41
2.2 Các hoạt động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng
sông Cửu Long 44
2.2.1 Các hành động của lời thoại 44
2.2.1.1. Hành động chào 44
2.2.1.2. Hành động mời 45
2.2.1.3. Hành động hỏi 46
2.2.1.4. Hành động bộc lộ cảm xúc,thái độ 51
2.2.1.5 Hành động thề nguyền 58
2.2.1.6 .Hành động kể 59
2.2.2. Đích của các hành động qua lời thoại trong ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long 60
2.2.2.1 Gặp gỡ làm quen 60

2.2.2.2 Tỏ tình 61
2.2.2.3 Giải bày tâm trạng………………………………………………….63
2
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG QUA CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ 67
3.1 Đặc trưng của ca dao đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động
ngôn ngữ 67
3.1.1. Từ xưng hô 67
3.1.1. Dùng các biểu tượng 77
3.2. Dấu ấn văn hóa qua ca dao đồng bằng sông Cửu Long 81
3.2.1 Văn hóa ứng xử 81
3.2.2 Văn hóa tâm linh 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là tiếng nói tâm tình của người bình
dân, là nơi bộc lộ những tư tưởng tình cảm, những nỗi nhớ thương, là tiếng hát yêu
thương tình nghĩa, là niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai của nhân nhân lao động
thời xưa. Nói đến ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là nói đến cái sâu lắng với
muôn nghìn cung bậc tình cảm của con người. Chính vì vậy mà từ xưa đến nay ca
dao luôn có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu.
1.2. Khi bàn về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long vì những nguyên nhân chủ
quan và khách quan mà người ta thường quan tâm đến đối tượng này từ góc độ văn
học. Cánh cửa ngôn ngữ học, đặc biệt là phân môn Ngữ dụng học vẫn còn là một lối
đi khá mới mẻ và hấp dẫn những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật truyền thống
đặc sắc này.
1.3. Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học để nghiên cứu văn học dân gian nói

chung, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là vấn đề thời sự được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm và bước đầu đã có những kết quả tốt. Trên ý nghĩa đó việc
tiếp tục tìm hiểu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long dưới ánh sáng của Ngữ dụng
học là một việc làm cần thiết giúp đối tượng này được soi chiếu dưới nhiều chiều
khác nhau của ngôn ngữ. Và đó chính là nguyên nhân giúp chúng tôi chọn đề tài
“Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long”
2.Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ca dao là một việc làm liên tục, lâu dài và hình như không có kết
thúc.Đã có nhiều công trình nghiên cứu ca dao nói chung và ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long từ nhiều góc độ khác nhau gắn với tên tuổi của nhiều tác giả lớn như:
Bảo Định Giang, Trần Phỏng Diều… Cho đến hôm nay vấn đề ca dao Nam Bộ đã
được nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu.
Tác giả Bảo Định Giang trong bài viết “Ca dao – dân ca Nam Bộ, những biểu
hiện sắc thái địa phương” đã đi sâu nghiên cứu về vùng đất và con người nơi đây.
Từ việc phân tích khảo sát trên ông đưa ra cái nhìn tổng thể về mọi mặt của đời
4
sống người dân Nam Bộ. Ông cho rằng: “ca dao không chỉ gửi gắm tình cảm mà
còn ghi lại được những nét sinh hoạt xã hội” [12;tr.101]
Tác giả Trần Phóng Diều với bài: “Cảm xúc về sông nước qua ca dao Nam
Bộ” theo Tạp chí Văn hóa dân gian, ông phát hiện: “Trong ca dao- dân ca Nam Bộ
để bộc lộ tâm trạng của mình,người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen
thuộc để ví von nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, kể cả việc thể hiện tình cảm
giữa chàng trai và cô gái cũng chứa đầy những hình ảnh đặc trưng của miền sông
nước Nam Bộ”.
Bài viết “Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ” theo tạp chí Tài Hoa
Trẻ của tác giả Đoàn Thị Thu Vân là một sự phát hiện rất thú vị về tình yêu của
những chàng trai, cô gái đất phương Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của vùng đất Nam Bộ và con người
Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng có nhiều nét tương đồng về văn hóa,

nếp sống, nếp nghĩ. Vì vậy ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những nét
tương đồng với ca dao Nam Bộ. Ca dao là tiếng nói của người bình dân, để bộc lộ
tình cảm, cảm xúc.
Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận tạo nên sự đa dạng của ca
dao Nam Bộ. Do đó, việc nghiên cứu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ở nhiều
phương diện khác nhau cũng là một vấn đề có ý nghĩa. Bởi thế, mà trong thời gian
gần đây có những bài viết về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tìm hiểu con
người vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Và để hiểu được con người Đồng bằng
sông Cửu Long như thế nào, thì không thể thiếu việc tìm hiểu ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long.
Trong “Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1999”, tác giả Bùi Thị Tâm đã có bài
nghiên cứu “Đặc điểm ngôn ngữ của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả
cho rằng: “Trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, các yếu tố ngôn ngữ mang
đậm sắc thái địa phương… đã góp phần giúp ta hiểu thêm về cá tính, về tâm hồn
của những con người ở vùng đất cực nam Tổ Quốc. Ngôn ngữ ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long còn là sự bổ sung và làm cho ngôn ngữ chung của dân tộc trở nên
giàu có, phong phú hơn”. Tác giả còn khẳng định: Nghiên cứu ca dao Đồng bằng
5
sông Cửu Long ở gốc độ ngôn ngữ, chúng ta có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về vẻ
đẹp độc đáo, đặc sắc của nó. Những vẻ đẹp đó của ca dao Đồng bằng sông Cửu
Long sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng hơn vẻ đẹp của ca dao dân tộc cũng như
vẻ đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long .
Có thể nói trong phạm vi những tư liệu nói trên, các tác giả đều có những nhận
xét tinh tế về ca dao Nam Bộ nói chung và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng. Đó là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu về ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và ca dao hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Các hành động ngôn ngữ qua lời
hội thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích

Đề tài đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng về ngữ nghĩa của hành động ngôn ngữ qua
lời hội thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở khám phá
những đặc điểm về mặt hình thức và nội dung của lời hội thoại. Từ đó rút ra những
lí giải, nhận xét ban đầu về đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long và văn
hóa người Việt được thể hiện qua bộ phận ca dao Đồng bằng sông Cửu Long.
Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ
vào việc làm rõ bản sắc văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ca
dao ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
3.2 Nhiêm vụ
- Thống kê và phân loại các hành động ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Rút ra đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động
ngôn ngữ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành động ngôn ngữ trong Đồng bằng sông
Cửu Long. Vì thế, dẫn liệu mà đề tài chúng tôi chọn để khảo sát là cuốn Văn Học
6
Dân Gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, Khoa Ngữ Văn Đại HọcCần Thơ, NXB Giáo
dục
- Phạm vi nghiên cứu
Lời hội thoại của nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long có ở cả hai
dạng: đơn thoại và song thoại nhưng chủ yếu là ở dạng đơn thoại. Đề tài của chúng
tôi tập trung nghiên cứu dạng đơn thoại là chủ yếu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
- Thống kê
- Phân tích
- Miêu tả

- So sánh
- Nghiên cứu liên ngành
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận
gồm ba chương:
- Chương 1: Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài
- Chương 2: Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao
Đồng bằng sông Cửu Long
- Chương 3: Đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long qua các hành
động ngôn ngữ.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Về ca dao và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1 Khái niệm ca dao
Ca dao là một thuật ngữ Hán – Việt. Từ trước đến nay khái niệm ca dao đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.Có thể kể đến các tác giả như: Phạm
Thu Yến, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Kính, Dương Quảng Hàm…
Tác giả Phạm Thu Yến trong “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam” định
nghĩa: “Ca dao là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo còn ca dao là
bài hát ngắn không có chương khúc” [35, tr.157]. Như vậy, chỉ có khái niệm ca và
dao chứ chưa đưa ra một khái niệm ca dao rõ ràng.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu viết: “Ca dao là bộ phận quan trọng và tiêu biểu
nhất của thơ dân gian truyền thống, có phong cách riêng, được hình thành và phát
triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình
truyền thống” [29, tr.66 – 67].
Tác giả Nguyễn Xuân Kính lại cho rằng: “Ca dao là thơ dân gian, có nội
dung trữ tình và trào phúng, bao gồm hàng loạt những bài thơ. Người ta có thể hát,
ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao đã được ghi chép lại)” [19, tr. 60].
Theo Dương Quảng Hàm trong “Ca dao là những bài hát ngắn lưu hành

trong dân gian thường tả tính tình phong tục người dân”. Theo cách hiểu này, ca
dao là những bài hát mà đã hát thì dù có hay không có nhạc đệm đều có nhạc điệu
và thể thức diễn xướng.
Tác giả Lê Văn Chưởng cho rằng: “Ca dao là những bài thơ dân gian không
có tiếng đệm lót, có tính truyền thống và tính phổ quát hàm chứa tình cảm và tư
tưởng dân gian” [5, tr. 17].
Nhà văn Vũ Ngọc Phan lại quan niệm: “Ca dao là những bài có hoặc không
có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát để miêu tả,
tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [27, tr.4]. Trong quan niệm này, tác giả muốn nói
ca dao chính là bộ phận nghệ thuật ngôn từ được chắt lọc từ hệ thống những lời ca
dân gian. Hay nó là những bài thơ dân gian.
8
Còn theo tác giả Đinh Gia Khánh: “Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã
tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại là những câu thơ có thể
“bẻ” đôi thành những làn điệu dân ca” [18, tr. 436].
Tìm hiểu các quan niệm trên, chúng tôi thấy ca dao là những sáng tác văn
chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc
điểm nhất định và bền vững về phong cách. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng
để chỉ một thể thơ dân gian. Đối với ca dao, ta không chỉ đọc mà còn có thể ngâm,
hát.
1.1.2 Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.2.1 Vài nét về vùng đất và con người Đồng bằng sông Cửu Long.
a. Vài nét về vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là miền Tây Nam
Bộ.
Cửu Long có nghĩa là chín Rồng do chín cửa của hai sông Tiền và sông Hậu.
Tên gọi Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện khoảng trên 50 năm, trước kia thường
được gọi là miệt Lục tỉnh.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000 km
2

bao gồm 12 tỉnh.
Đây là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Hai mặt giáp biển: phía tây nam
giáp với vịnh Thái Lan, đông nam là biển Đông. Phía tây bắc giáp với Campuchia,
phía đông bắc giáp với miền Đông Nam Bộ. Có thể coi sông Vàm Cỏ Đông là ranh
giới ở phía này.
Vùng nằm trong những bắc vĩ tuyến thấp nên nhiệt độ và độ ẩm cao. Chế độ
gió mùa đều đặn, có thể chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 tương ứng với mùa mưa là mùa nước nổi. Mùa khô
tương ứng với mùa nắng, có gió mùa đông bắc thổi vào (gió bấc).
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông tạo
nên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chính vì lẽ đó đã tạo nên một vùng đất trù phú
với biết bao huyền thoại thời mở đất.
Tiến trình lịch sử của Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng tức đồng
bằng sông Cửu Long khác với những vùng đất khác. Nó không phát triển liên tục
mà bị đứt quãng. Điển hình là trên vùng đất này đã từng có vương quốc Phù Nam
9
cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ. Người Việt di dân vào
Nam có thể nói bắt đầu từ khi cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra và sau đó là
cuộc di dân thật sự thời kì nhà Nguyễn đầu thế kỉ XVIII khi nhà Nguyễn nắm được
chính quyền Đàng Trong và kêu gọi những người dân đi khai khẩn đất hoang.
Trong mấy trăm năm nay định hình và phát triển, Nam Bộ nói chung, Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh
thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc văn hóa riêng so với các vùng,
miền khác.
Theo kết quả khai quật của khảo cổ học và kết quả khảo sát của địa lý học đều
cho thấy ít ra cách ngày nay khoảng 4000 năm đến 5000 năm, phần lớn Đồng bằng
sông Cửu Long vẫn còn chìm dưới nước. Mãi đến thế kỉ V trước Công Nguyên
vùng đồng bằng sông Cửu Long mới nổi trên mực nước biển. Cũng tại thời điểm
đó, vùng Đông Nam Bộ và các cồn cát duyên hải đã có lớp người Việt đầu tiên sinh
sống và khai phá. Nhìn chung, Tây Nam Bộ được khai phá muộn hơn Đông Nam

Bộ. Tuy vậy, lịch sử của Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, khoảng thế kỉ V
có người sinh sống. Nhưng đến thế kỉ thứ XVI và đầu thế kỉ thứ XVII thì công cuộc
mở đất về phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam mới thật sự định
hình. Vì vậy, Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là “vùng đất mới”.
Vào cuối thế kỉ thứ XVII, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam xác định chủ quyền
của người Việt trên vùng đất mới. Đây có thể được xem là mốc thời gian chính thức
để xác lập Nhà nước chủ quyền của người dân trên mảnh đất mà họ đã đổ bao công
sức để khai phá và gầy dựng.
Trong buổi đầu ấy, thiên nhiên còn là một sự thách thức lớn lao: rừng rậm
hoang vu, nhiều thú dữ, khí hậu ẩm thấp… công cuộc khẩn hoang khai phá vùng đất
mới diễn ra hết sức khó khăn. Tuy vậy,với ý chí và bản lĩnh của người “mang gươm
đi mở đất”, công cuộc ấy đã mở ra đều khắp Nam Bộ dù phải đối mặt với muôn
ngàn hiểm nguy đang chực chờ:
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, lên rừng cọp um.
Vẻ hoang vu, u tịch nơi “sơn cùng thủy tận”, tứ bề quạnh hiu thật sự đáng sợ:
10
Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Đó là những “ấn tượng” không thể nào quên đối với những lớp người đầu tiên
đặt chân lên vùng đất “nguyên thủy” này. Thế nhưng, có lẽ nơi cuối cùng là nơi bắt
đầu cho sự sống.
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa của nước ta và khu vực Đông
Nam Á với nhiều giống lúa quý mà nhân dân trân trọng gọi bằng nàng: nàng
Hương, nàng Thơm, nàng Quốc, nàng Co, nàng Bè…
Cảm ơn hạt lúa nàng Co
Ăn vào no bụng chẳng lo nợ nần.
Trên vùng đồng bằng này có nhiều dòng chảy tự nhiên, tạo nên một mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Theo thời gian, con người đã đan thêm vào hệ
thống đường thủy tự nhiên ấy những hệ thống kênh đào dày đặc, phục vụ cho các

mục đích kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Địa hình sông nước đã làm cho nơi đây giàu
có và phong phú về các loại thủy hải sản. Ở đồng bằng sông Cửu Long có hàng
ngàn loài cá, hàng trăm loài tôm và nhiều loại cua, ốc khác. Tây Nam Bộ là nơi có
nhiều “trái thơm quả ngọt”:
Xoài chua, cam ngọt Ba Lai
Bắp thì chợ giữa, giồng khoai Mỹ Hòa.
Tây Nam Bộ còn là nơi cung cấp gỗ quý, môi trường sinh thái tốt cho thú
rừng, chim chóc, ong mật, cá… sinh sống như rừng Tràm Tháp Mười, rừng đước U
Minh.
Nếu như nhớ đến cảnh hoang vu, rừng rậm u minh nguy hiểm đang chực chờ
khi con người bắt tay vào khai khẩn đất hoang. Những lớp người đầu tiên của vùng
Châu thổ này không thể nào quên những khó khăn, nỗi ghê sợ mà nơi này có.
Ngày nay, đồng bằng sông Cửu Long không còn là vùng đất ghê rợn và bí
hiểm. Trãi qua hơn ba thế kỉ, với quá trình lao động miệt mài, cần mẫn, con người
đã chinh phục được thiên nhiên, làm cho thiên nhiên phục vụ lợi ích của mình.
Song, đất nuôi người thì người cũng nuôi đất, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng
đất hứa hẹn của bao thế hệ mai sau:
11
Ai về Cao lãnh thì về,
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
Hay:
An Giang cảnh trí mĩ miều,
Ta thương, ta nhớ, ta liều, ta đi.
Như vậy,vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long chính thức được hình thành
trong khoảng 300 năm, mảnh đất này được hiện lên với vẻ hoang sơ, bí ẩn nhưng
cởi mở rất dễ chịu. Những nét độc đáo về địa hình sông nước và văn hóa nơi đây đã
tạo nên một Tây Nam Bộ với dáng vẻ riêng, độc đáo, sức sống mãnh liệt.
b.Vài nét về con người đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới (vùng đất này chỉ thực sự
được khai phá bắt đầu vào thế kỉ XVII – XVIII, nơi đây tập trung 4 tộc người sinh

sống: Người Khơmer, người Chăm, người Hoa, người Việt. Trong đó, người Việt
chiếm số lượng đông nhất. Họ đến đây bằng nhiều phương tiện và đủ các tầng lớp
người trong xã hội. Cả 4 tộc người sinh sống trên vùng đất Đồng bằng sông Cửu
Long phần lớn đều là những nông dân nghèo, đi phiêu dạt tìm chỗ an thân. Chính vì
vậy, ngay từ những ngày đầu khai phá vùng đất mới, họ đã yêu thương đùm bọc,
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Những nét tính cách, cũng như cách sống của họ
đều mang đậm nét đặc trưng của con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nét đặc trưng đầu tiên của con người vùng đồng bằng sông Cửu Long được
biểu hiện là tính đoàn kết. Trong công cuộc khai hoang, đứng trước rừng rậm bạt
ngàn, trước muôn trùng sóng cả, trước những mối đe dọa đang chực chờ… con
người bỗng trở nên nhỏ bé. Với cái nhìn lạc quan, họ đặt niềm tin vào miền đất xa
lạ này. Ngày qua ngày họ cùng chung sức khai phá vùng đất hoang vu, ghê sợ này
thành vùng đất có thể nuôi sống họ. Cứ thế, lớp người mới định cư nối tiếp nhau
cùng đoàn kết một lòng khai phá mở rộng địa bàn cư trú của mình trên mảnh đất
phương Nam. Chính hoàn cảnh đó, đã đưa con người đến gần nhau hơn, họ cùng
sống, cùng lao động giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn với một tinh thần đoàn kết
một lòng. Vì vậy, con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nổi lên một tính
cách nữa, đó là thích kết bạn. Họ xem “Tứ hải giai huynh đệ”. Tình bạn của họ rất
dung dị, không “màu mè” điểm tô, chỉ đơn giản là “gặp nhau kết bạn”. Họ không
12
phân biệt quen, lạ, không câu nệ nguồn gốc, sang hèn. Họ thích kết bạn vì chỉ có
tình bạn mới làm giảm đi sự cô đơn, buồn tẻ nơi vùng đất hoang sơ này.
Sự hào phóng và hiếu khách cũng là một trong những nét đáng quý của con
người nơi đây. Khi có khách đến thì chủ nhà tiếp đón rất nồng nhiệt, trong nhà có gì
thì đãi nấy. Người dân nơi đây không so đo tính toán chuyện ăn ở hao tốn của khách
mà luôn nhiệt tình vui vẻ, đem những gì quý nhất ngon nhất để đãi khách. Nó được
biểu hiện thành hành động chứ không phải là những câu nói suông.
Trọng nghĩa khinh tài là nét tính cách nổi trội của người Tây Nam Bộ. Họ là
những người trọng nghĩa khí, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần đền ơn:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Tính trung thực, bộc trực, dễ tin cũng là tính cách khá đặc biệt của người Tây
Nam Bộ.
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng đã nhận xét tính cách người Nam Bộ như sau:
“Đất nước ta càng về phương Nam, càng là đất mới, đất lưu đày, đất của những
người không có quyền sống, trên những mảnh đất đã được khai phá. Vì vậy, càng là
đất của những người nổi dậy…Con người đến đây là con người liều, con người
ngang tàng, nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ tựa lông hồng, tiền tài coi khinh như cơm
rác… Họ vồ vập, hiếu khách vì cuộc đời họ đã buồn lắm rồi. Họ chỉ còn tình nghĩa
là đậm đà với nhau. Họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo vì họ đã từng biết cái cực, cái
nhục của đói khổ thế nào. Và hơn hết, họ rất căm thù. Đừng đụng đến họ…” [31; tr
357 – 358].
Hơn ba thế kỉ trôi qua, con người Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng
ngày càng gắn bó với “vùng đất mới” này hơn. Họ không chỉ đã sống mà đáng quý
hơn là họ còn sống rất đẹp. Ba trăm năm, thời gian ấy không phải dài, nhưng những
“mảnh đời lưu lạc” và sáng tạo ra nền văn hóa độc đáo và đẹp đẽ.
1.1.2.2.Vài nét về hình thức và nội dung ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
a. Về hình thức ca dao đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể nói trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long hình thức đặc trưng nhất
là sử dụng thể thơ lục bát. Lục bát gồm thể chính thức và thể biến thức. Thể chính
thức được hiểu thành nhiều câu ca dao có khuôn hình cơ bản bao gồm một dòng sáu
13
tiếng và một dòng tám tiếng, tức là cứ lần lượt một câu sáu tiếng tiếp đến một câu
tám tiếng, hai câu tạo nên một cặp vì thế gọi là lục bát. Còn biến thể được hiểu là
những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng có sự thay đổi về số tiếng của các
dòng thơ. Có thể là dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên hoặc dòng lục giữ
nguyên, dòng bát thay đổi.
Trong ca dao trữ tình phần lớn là các bài ca dao có thể chính thức, rất ít những
bài ca dao có thể biến thức.
Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long có hình thức sử dụng thơ lục bát rất nhiều:

Gió mưa là bệnh của trời,
Ruộng khô nước cạn tại người không lo
[322]
Ai ơi về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
[315]
Chiều chiều ra cửa ngó xuôi,
Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương
[363]
Ngoài thể thơ lục bát thì hình thức ca dao Đồng bằng sông Cửu Long còn sử
dụng cả thể song thất và song thất lục bát nhưng xuất hiện ít.
b. Về nội dung ca dao Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ bao đời nay, ca dao Việt Nam nói chung và ca dao đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng là tiếng nói tâm tình của người bình dân. Với phương thức truyền
miệng, nó đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tác giả dân gian đã khéo
léo gửi tấm chân tình của mình vào những bài hát ân tình, mộc mạc, đậm chất thôn
quê. Cũng chính cái chất giản dị ấy mà nó đã tồn tại và phát triển theo suốt chiều
dài lịch sử dân tộc. Nhìn từ mọi phía, ta thấy ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
giống như tấm gương phản chiếu đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người
dân lao động. Đến với ca dao Đồng bằng sông Cửu Long giúp chúng ta gần gũi,
thêm yêu cuộc sống và đặc biệt hiểu được những tình cảm, cảm xúc mà các chàng
trai cô gái Tây Nam Bộ đã gửi gắm trong lời ca dao. Vậy yếu tố nào đã làm nên giá
14
trị to lớn đó của ca dao đồng bằng sông Cửu Long? Một trong những yếu tố cốt lỗi
đó chính là giá trị nội dung ca dao.
Ở đó, ca dao cho ta thấy một cảm giác gần gũi nhưng thật quyến rũ và dịu êm,
làm cho tâm hồn mình được say sưa ngây ngất với bao cung bậc tình cảm trong tình
yêu đôi lứa; khi nhớ nhung, lúc hờn giận, khi tỏ tình hay lúc hẹn thề Tất cả những
trạng thái tâm lý, những cung bậc tình cảm ấy được phản ảnh trong ca dao Đồng
bằng sông Cửu Long. Có thể nói nội dung chính của ca dao Đồng bằng sông Cửu

Long là tình yêu đôi lứa. Nhân vật trữ tình chủ yếu trong ca dao là chàng trai và cô
gái. Hãy nghe lời tỏ tình của một chàng trai Tây Nam Bộ:
Cây bên rừng hóa kiểng
Cá dưới nước hóa long
Anh đi lục tỉnh giáp vòng,
Tới đây trời định đem lòng thương em
[tr.359]
Sông cách sông, thủy cách thủy
Anh thương em, anh xe sợi chỉ, anh bắc cây cầu
Để em qua lại giải sầu với anh
[tr.451]
Hay đó là nỗi nhớ mong:
Đêm nằm lưng chẳng bén giường,
Trong cho trời sáng, ra đường gặp anh.
[tr. 384]
Có khi đó là sự trách móc:
Ai làm cho dạ em buồn
Chim sa, cá lặn, chuồn chuồn lụy theo.
[tr. 326]
Khi hẹn thề:
“Đứng giữa trời chắng dám nói gian
Dẫu nghèo cũng đợi dẫu sang cũng chờ”
[tr.391]
15
Bên cạnh đề tài tình yêu đôi lứa trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long về
hạnh phúc gia đình.
1.2. Lý thuyết hội thoại trong mối quan hệ với ca dao đồng bằng sông
Cửu Long
1.2.1 Về lý thuyết hội thoại
1.2.1.1 Khái niệm hội thoại

“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa hội thoại là “Sử dụng một ngôn ngữ để nói
chuyện với nhau” [25,tr. 461].
Tác giả Nguyễn Đức Dân định nghĩa “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói,
bên kia nghe và phản hồi lại, lúc đó vai trò của hai bên thay đổi, bên nghe lại trở
thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại” [8, tr.76].
Trong công trình “Ngữ nghĩa lời hội thoại” tác giả Đỗ Thị Kim Liên lại cho
rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ bằng lời giữa hai hoặc
nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác
qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một mục đích nhất
định” [20, tr.18].
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 2) đã viết: “Hội
thoại là dạng hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành
chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác nhau của ngôn ngữ đều giải thích
dựa vào hình thức hoạt động căn bản này” [4, tr.88].
Nghiên cứu các quan niệm nói trên chúng tôi thấy, để có được một cuộc thoại,
cần có những yếu tố sau:
Nhân vật hội thoại.
Ngữ cảnh hội thoại.
Các hành vi ngôn ngữ.
Mục đích của hành vi ngôn ngữ.
1.2.1.2. Các hình thức hội thoại
Hội thoại tồn tại trong hai môi trường. Môi trường thứ nhất là lời ăn tiếng nói
trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Môi trường thứ hai là lời trao – đáp của
các nhân vật hội thoại trong tác phẩm văn chương.
Hội thoại được thể hiện chủ yếu qua 3 hình thức:
16
-Đơn thoại: là dạng tồn tại của hoạt động hội thoại, trong đó tồn tại một cặp
thoại nhưng chỉ có một tham thoại.
-Song thoại: là dạng tồn tại của hoạt động hội thoại gồm 2 nhân vật tham gia
đối đáp với nhau, có sự tác động qua lại giữa lời trao và lời đáp. Đây là hình thức

hoạt động cơ bản, điển hình nhất của hội thoại.
-Đa thoại: là dạng tồn tại của hoạt động hội thoại có nhiều người tham gia
giao tiếp.
1.2.2. Lý thuyết hội thoại trong mối quan hệ với ca dao đồng bằng sông Cửu
Long
Lâu nay khi bàn về hội thoại, người ta thường chú ý đến việc khảo sát lời
thoại trong giao tiếp hằng ngày, hoặc nếu có khảo sát trong tác phẩm văn học, thì
chỉ chú ý đến văn xuôi còn trong thơ ca thì gần như rất ít. Đề tài của chúng tôi
hướng đến một đối tượng khá mới mẻ: hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu
Long.
1.2.2.1. Các dạng hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
Như chúng ta đã nói ở phần 1.2.1.1 (khái niệm hội thoại), hội thoại tồn tại
dưới ba dạng: Đơn thoại, song thoại và đa thoại. Qua khảo sát chúng ta thấy ca dao
Đồng bằng sông Cửu Long tồn tại hai dạng thoại: Đơn thoại và song thoại.
- Song thoại: là dạng lời thoại chủ yếu ở nhân vật phát ra nhằm hướng đến
người nghe và được người nghe đáp trả trực tiếp.
- Đơn thoại: (độc thoại trong màu sắc đối thoại) Đơn thoại là dạng lời thoại
của nhân vật phát ra nhằm hướng đến người nghe nhưng không có lời đáp trực tiếp.
Đây là dạng đặc biệt của song thoại, là hình thức vật tự lưỡng phân để đối thoại với
chính mình hoặc hóa thân mình vào nhân vật khác để đối thoại với chính mình.
Đối thoại để tỏ tình, để bộc lộ tâm trạng đó là câu chuyện chỉ có thể diễn ra
ở hai nhân vật: một nam và một nữ. Nhưng không phải lúc nào nhân vật trữ tình đều
bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp với đối phương. Khảo sát 1022 lời ca dao Đồng
bằng sông Cửu Long chúng tôi thấy dạng đơn thoại có tần số xuất hiện rất cao (936
lần). Ca dao đồng bằng sông Cửu Long phản ánh nhiều cung bậc tình cảm, nhiều
trạng thái tâm lí của nhân vật trữ tình khi thì đối thoại (lời trao – lời đáp), khi thì
17
độc thoại. Ca dao đồng bằng sông Cửu Long thể hiện tình cảm trong tình yêu lứa
đôi rất phong phú đó là khi hẹn thề:
Ba mươi sáu cái răng đóng trăn cái lưỡi,

Anh là người quân tử, ăn một đọi, nói một lời
Giơ tay phân chứng có trời
Anh đây nhất nguyện ở đời với em.
[tr.339]
Khi bộc lộ nỗi sầu:
Sông Tiền cá lội xòe vi,
Chị Thúy Kiều sầu anh Kim Trọng tỏ như em sầu chàng
[tr.452]
Hay:
-Trèo lên chót vót ngọn gòn,
Thấy em gò mà trắng, mặt tròn anh muốn hun.
-Thân em chân lấm tay bùn,
Mặt em khét nắng mà anh hun nỗi gì?
[tr. 373]
Sự xuất hiện phần lớn của dạng đơn thoại và song thoại, chúng ta nhận thấy
một đặc điểm nữa về mặt hình thức là hai dạng của hội thoại (đơn thoại và song
thoại) thường rất ngắn, không giống như hội thoại trong các tác phẩm văn xuôi (có
khi cuộc thoại kéo dài nhiều trang giấy cùng hàng chục lời thoại). Đây chính là đặc
điểm của văn học dân gian nói chung. Do tính truyền miệng, tính biểu diễn văn
học dân gian khó có thể kéo dài.
1.2.2.2. Nhân vật hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
Điều kiện đầu tiên để diễn ra một cuộc thoại là cần phải có nhân vật, không có
nhân vật thì không thể có sự giao tiếp. Lý thuyết ngữ dụng học đã chỉ ra rằng:
“Nhân vật trong hội thoại là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, qua đó mà tác động vào nhau” [4; tr.15]. Như vậy,
nhân vật – chủ thể giao tiếp là người có khả năng:
- Đưa ra nội dung lời thoại.
18
- Chọn từ xưng hô phù hợp, đặt mình trong mối quan hệ trao – đáp qua lại, tự
định vị vị thế phát ngôn của mình đối với nhân vật giao tiếp.

- Lựa chọn các yếu tố tình thái để thể hiện những sắc thái tình cảm, thái độ
ứng xử khác nhau: mềm mỏng, cứng rắn, nhẹ nhàng, thân mật, đe dọa, thô lỗ…
- Xử lý các tình huống hội thoại, lựa chọn chiến lược giao tiếp, đánh giá, tiếp
nhận hiệu quả giao tiếp và đồng thời nhân vật hội thoại cũng là những chủ thể nhận
thức, chủ thể hành động nên có những diễn biến về quá trình tâm lý trong quá trình
hội thoại dẫn đến sự thay đổi từ xưng hô, thay đổi hành vi ngôn ngữ [20, tr. 260 –
261].
Như vậy, nhân vật chính là nhân tố có tác dụng chi phối nội dung cuộc thoại,
sự tương tác hội thoại.
a. Đặc điểm chung về nhân vật hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu
Long.
Nhân vật hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là nhân vật phiếm
chỉ.Do mang tính tập thể nhân vật trữ tình ,tâm trạng của nhân vật trữ tình trong ca
dao không phải là nhân vật của một con người cụ thể,tâm trạng cụ thể mà là những
con người chung chung là tâm trạng chung chung của tập thể, của cộng đồng:
Gió đưa trăng thời trăng đưa gió,
Trăng lặn rồi, gió biết đưa ai?
Câu ca dao trên ta thấy rằng nhân vật trữ tình đang buồn nhưng không biết
chủ nhân của lời này là ai.
Nhân vật hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là chàng trai và cô
gái. Vấn đề mà họ quan tâm là chuyện tình yêu. Do vậy, việc sử dụng cách xưng hô
của nhân vật cũng mang nét đặc trưng riêng. Đặc điểm này chi phối lời trao - đáp
cũng như về nội dung hành động hội thoại.
b. Nhân vật hội thoại sử dụng hành động ở lời
Trong quá trình giao tiếp, để biểu thị trạng thái, cảm xúc của mình nhân vật
hội thoại sử dụng hành động ngôn ngữ. Tùy vào hoàn cảnh, điề kiện, đối tượng giao
tiếp mà người nói lựa chọn những hành động ngôn ngữ thích hợp.
- Hành động ở lời trực tiếp: Là hành động có sự tương ứng giữa cấu trúc phát
ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây nên. Chẳng hạn:
19

Anh gặp em đây vừa mừng vừa hỏi
Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?
Đây là hành động ở lời hỏi thăm, hiệu lực của nó là thái độ người nghe sau
phát ngôn.
- Hành động ở lời gián tiếp: Là hành động không có sự tương ứng giữa cấu
trúc phát ngôn trên bề mặt và hiệu lực mà nó gây ra, nói một cách khác là hành
động mà trên cấu trúc bề mặt là A nhưng hiệu lực gây ra là B, trong thực tế không
phải bất cứ điều gì cũng nói thẳng được. Vì thế để được kín đáo, tế nhị, người phát
ngôn thường sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp. Kiểu hành động này xuất hiện
khá nhiều trong ca dao Đồng bằng sông Cửu long.:
Ngồi buồn chẳng dám trách ai,
Trách tằm kia chẳng đoái hoài tới dâu
[tr. 440]
Ở đây hình ảnh “dâu”, “tằm”…. chỉ là phương tiện mà nhân vật trữ tình mượn
để ngụ ý nói về chuyện tình cảm mà thôi.
Việc xuất hiện hình động ngôn ngữ gián tiếp, bóng gió bên cạnh những lời
trực tiếp rất đúng với bản chất trữ tình trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long góp
phần tạo nên nét riêng trong cách ứng xử của con người nơi đây.
1.3.Lý thuyết hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với ca dao Đồng bằng
song Cửu Long
1.3.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ
J.L.Austin,một nhà triết học người Anh là người sinh ra lý thuyết về hành động
ngôn ngữ. Năm 1955 ở trường đại học Haward ông đã trình bày 12 chuyên đề. Sau
khi ông mất 2 năm, năm 1962, các đồng nghiệp của ông đã tập hợp lại và xuất bản
thành sách với nhan đề How to do things with words (người ta hành động như thế
nào bằng lời nói) đã xé tan bức màn bí ẩn về ngôn ngữ và lời nói, khai sinh một
dòng chảy mới. Từ nền móng mà J.L.Austin đã xây nên sau này được J.R.Searle
phát triển với công trình Speech Acts (hành vi ngôn ngữ) 1969. Theo J.L.Austin khi
nói năng là chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn
ngữ.

20
Hành động ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất trong các đơn vị tạo nên hội
thoại.J.L.Austin cho rằng khi phát ngôn một câu nào đó ,người ta thực hiện đồng
thời 3 hành động:
- Hành động tạo lời,
- Hành động mượn lời.
- Hành động ở lời.
Hành động tạo lời:Là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ
âm,vốn từ,quy tắc kết hợp để tạo ra những phát ngôn (đúng về hình thức và cấu
trúc) hay những văn bản có thể hiểu được.
Hành động mượn lời: Là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ,hay nói cách
khác là mượn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối
với người nghe.Hiệu quả này không đồng nhất ở những người khác nhau.
Hành động ở lời: Là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng .Hiệu
quả của chúng gây những sự tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ,gây phản ứng đối
với người nghe.Sở dĩ ta gọi là hành động ở lời vì khi nói thì ta đồng thời thực hiện
một hành động ở trong lời (còn gọi là hành động trong lời).
Các hành động ngôn ngữ này đều tạo nên những hiệu lực nhất định .Ngữ dụng
học quan tâm chủ yếu đến hiệu lực của các hành động ở lời.
1.3.2.Phân loại hành động ngôn ngữ
Đây là vấn đề cần thiết làm cơ sở cho việ triển khai nội dung của đề tài. Xung
quanh vấn đề này có thể có những cách phân loại hành động ở lời khác nhau. Ở đây,
chúng tôi chỉ chọn hai bảng phân loại hành động ở lời của J.R.Searle và J.L.Austin.
Cách phân loại của J.L.Austin. Tác giả đã đưa ra năm phạm trù phân loại các
hành động ở lời gồm :
- Phán xử (verditifs) gồm các động từ: Xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả,
phân tíc , đánh giá, phân loại, nêu đặc điểm.
- Hành xử (exercitifs) gồm các động từ : Ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn
cầu, đặt hang, giới thiệu, van xin, khuyến cáo,bổ nhiệm, đặt tên, khai mạc,bế mạc,
cảnh cáo, tuyên bố.

- Cam kết (commissifs) gồm các động từ : Hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn,
giao ước, đảm bảo thề nguyền, thong qua các quy ước,tham gia một phe nhóm.
21
Trình bày (expossitifs) gồm các đông từ : Khẳng định, phủ định, chối, trả lời,
phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, báo cáo ý kiến.
Ứng xử (behabitives) gồm các động từ : Xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào
mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc,chống lại.
J.R.Searle đưa ra 12 điểm làm tiêu chí phân loại, trong đó có bốn tiêu chí cơ
bản nhất (tiêu chí đích,tiêu chí hướng khớp ghép, tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu
chí nội dung mệnh đề) để phân loại năm phạm trù hành động ở lời.
Tái hiện (prepresentatives) gồm các động từ:Than thở, khoe.
Điều khiển (directives) gồm các động từ :Ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép.
Cam kết (commissives) gồm các động từ : Hứa hẹn, tặng, biếu.
Biểu cảm (expresssives) gồm các động từ :Vui thích, khó chịu, mong muốn,
rẫy bỏ.
Tuyên bố (declaratives) gồm các động từ : Tuyên bố,buôc tội.
1.3.3.Các nhân tố chi phối hành động ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long.
Khảo sát ca dao Đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi thấy rằng hành động
ngôn ngữ bị chi phối bởi nhiều nhân tố, trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ
yếu đề cập đến hai nhân tố: Vai giao tiếp và vị thế giao tiếp.
1.3.3.1 .Vai giao tiếp
Trong cuộc sống các nhân vật giao tiếp luôn đảm nhận vai trò giao tiếp khác
nhau. Vai giao tiếp có thể là ngôi thứ nhất với tư cách là vai trao lời tác động đến
vai nhận (hoặc vai đáp lời) đến lượt mình, vai nhận lại trở thành vai trao còn vai
trao lại trở thành vai đáp. Có thể chúng làm thành những cặp trao đáp luân phiên
nhau.
Trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long “độc thoại lâm thời” xuất hiện khá
nhiều, người nói tự nói với chính bản thân mình và đồng thời đóng cả vai nói và vai
nghe:

Bạc lộn với than như vàng trộn trấu
Bởi em thương thầm sao thấu tai anh.
22
Cô gái này thương thầm một chàng trai và cô bộc lộ cảm xúc của mình. Ta
thấy cô đang tự nói với chính bản thân mình và đồng thời đóng cả vai nói và vai
nghe.
1.3.3.2. Vị thế giao tiếp
Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là ca dao về tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ
chồng. Thông qua việc sử dụng từ xưng hô và cách ứng xử của các chàng trai, cô
gái Tây Nam Bộ ta thấy rằng các nhân vật giao tiếp có vị thế ngang hàng, bình
đẳng, không có người nào vị thế cao hơn:
Gió len cho héo lá lan,
Cho thiếp gặp chàng duyên nợ đẹp đô
1.4. Tiểu kết chương 1:
Tìm hiểu về ca dao, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, tìm hiểu về vùng đất
và con người Tây Nam Bộ để ta hiểu thêm con người, nội dung và hình thức của ca
dao Đồng bằng sông Cửu Long.Tìm hiểu hình thức lời thoại cũng như nhân vật hội
thoại giúp chúng ta có thể hiểu đúng nội dung hành động ngôn ngữ trong ca dao
Đồng bằng song Cửu Long.


23
CHƯƠNG II
HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG CA
DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Hoàn cảnh không gian, thời gian của các hành động ngôn ngữ qua lời thoại
nhân vật trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1.1 Hoàn cảnh không gian
Bất kỳ một sự vật nào cũng tồn tại trong một không gian nhất định. Những
sáng tạo nghệ thuật của con người cũng không vượt qua ra ngoài phạm vi đó.

Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó: “ Không gian trong văn học là một hiện tượng
nghệ thuật ” [19, tr.88]
Không gian nghệ thuật là một hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.
“Không gian nghệ thuật trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thường
bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng, tình
cảm chung của nhiều người ” [19, tr.184].
Qua khảo sát chúng tôi thấy không gian trong lời thoại ca dao Đồng Bằng
Sông Cửu Long rất phong phú và đa dạng, cụ thể có các dạng sau:
2.1.1.1 Không gian sông nước
Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng đất có địa hình sông nước, có hệ
thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Có thể nói sông nước trời mây là khung
cảnh hữu tình, thơ mộng nhất để khơi dậy những tâm tư tình cảm của con người và
nó đã tạo nên cảm hứng sáng tác thành những lời ca dao mộc mạc.Hòa vào khung
cảnh nước non của vùng đất, con người Tây Nam Bộ trên miền sông nước ấy người
ta đã tạo nên những lời ca dao thiết tha bộc lộ tình cảm, cảm xúc rất thực mang đậm
nét con người Tây Nam Bộ.
Khảo sát 1022 lời ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long ta bắt gặp vốn từ ngữ
chỉ sông nước chiếm số lượng lớn (183 từ, ngữ).
- Các từ và tổ hợp từ chỉ nước: Nói đến không gian sông nước trước hết ta
phải nói đến các từ và tổ hợp từ chỉ nước trong các lời thoại của nhân vật trong ca
24
dao Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các từ, tổ hợp từ chỉ nước rất đa dạng: nước, nước
biếc, nước trong xanh, nước trong, nước chảy, nước ròng, nước lớn
Lục bình theo nước về xuôi
Xa em anh nhớ không nguôi trong lòng.
[tr.423]
Ai về Cao Lãnh thì về.
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn
[tr.315]

Hay:
Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi,
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
[tr.321]
- Các từ và tổ hợp từ chỉ sông: Trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long các
từ và tổ hợp từ chỉ sông rất đa dạng và có tần số xuất hiện cao nhất (53 lần). Sông là
hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những đặc điểm này
khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động, có khả năng diễn đạt
nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống tình cảm của con người. Khi bộc lộ tình
cảm:
Anh thương em lẫn đẫn, lờ đờ
Xuống sông hỏi cá, lên rừng hỏi chim.
[tr.332]
Sông sâu sóng bủa láng co
Thương em vì bởi câu hò có duyên.
[tr.452]
Khi hẹn thề: Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.
[tr.451]
Khi trách móc:
Ai làm lỡ chuyến đò ngang
Cho sông cạn nước, cho đôi đàng biệt li.
[tr.353]
25

×