Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Những thời cơ và thách thức của các Doanh nghiệp Việt Nam khi ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.81 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới. Khi toàn cầu
hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội
nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi
nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển. Và Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới.
Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và
toàn cầu hóa thế giới đã và đang vạch ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như
nhiều thách thức. Sức cạnh tranh một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể
thiếu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước
phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa
thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh
tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải
làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như sức
cạnh tranh của các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa Việt Nam.
Nhưng làm sao để đạt được mục đích đó lại là vấn đề hết sức nan giải, có thể
nói là đầy khó khăn và được nhiều người quan tâm.
Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình, nhóm em xin trình bày đề
tài: “Những thời cơ và thách thức của các Doanh nghiệp Việt Nam khi ra
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những
thách thức”.
PHẦN MỘT
1
BỐI CẢNH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ
TRONG NƯỚC
I. Bối cảnh quốc tế:
1/ Toàn cầu hóa trở thành một thực tế
Trong những năm qua các nền kinh tế thế giới này đã thông qua một số thay
đổi lớn, trong đó có các kết quả đã được việc tạo ra một thị trường thế giới.
Với việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hầu như tất cả các


nền kinh tế của thế giới sẽ có nhiều khả năng phát triển vững mạnh và các
mối quan hệ với nhau mỗi khác. Trong thập niên 1980 nền kinh tế thế giới đã
được đặc điểm do thương mại giữa lớn, khối kinh tế, kể từ giữa những năm
90 của thương mại quốc tế đã hoan để phát triển theo hướng toàn cầu hoá đến
một giai đoạn, nơi đó là khả thi để thương mại mà không có thai được
frontiers trong tương lai không quá xa. Tại bắt đầu của thế kỷ 21, chúng ta
chứng kiến những nhô lên của một nền kinh tế mới: Các thế giới như là một
thị trường toàn cầu!
Toàn cầu hóa với những cơ hội và thách thức:
_ Tự do hóa thương mại
+ Cơ hội: Mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất.Ví dụ: Tập đoàn
Kumho của Hàn Quốc mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể là nhà
máy sản xuất lốp ô tô, xe máy, …lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam. Mục
đích là tiêu thụ tại chỗ, chuyển về Hàn Quốc, và một số nước khác…
+ Thách thức: Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ
của các cường quốc kinh tế. Ví dụ: Hàng điện tử của Nhật Bản, Hàn Quốc,…
đang có mặt tại Việt Nam, Lào, Trung Quốc,…
_ Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại
+Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập
nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. Ví dụ ngành CNTT. Khi có một phiên
2
bản Win mới thì ngay lập tức ta cũng có. Điều đó khiến ta thích ứng nhanh
với những thay đổi trong việc cập nhật CNTT trong các hoạt động kinh tế.
Điều đó cho phép ta có thể làm việc với họ qua Iternet mà không gặp trắc trở
nhiều .
+Thách thức: Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt, ví dụ: Cơ sở hạ tầng của
nên kinh tế đạt đến mức “cân bằng” rồi thì ta cũng như họ, họ cũng như ta.
Thế nên,sự cạnh tranh sẽ ngày càng cao hơn.Chẳng hạn, nếu sau này, nước
nào cũng phóng được vệ tinh nhân tạo thì tính cạnh tranh để thu hút khách
hàng là rõ 3han.

_ Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế
+ Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh
tế đất nước.Ví dụ: Các chuyên gia y tế, giáo dục, CNTT, …đến Việt Nam làm
việc, chuyển giao công nghệ…Vậy là ta có cơ sở hạ tầng, đựoc đào tạo nhân
lực.Ta đi ra nứoc ngoài học tập, lao động…ta cũng thu về chất xám và ngoại
tệ…
+Thách thức: chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên,
ví dụ: Một số nguồn nhân lực giỏi của ta đi ra nước ngoài làm việc. Đó được
coi là chảy máu chất xám. Việt Nam và các nước đang phát triển chủ yếu xuất
khẩu thô tài nguyên, giá thành rẻ mạt, mất tài nguyên. Ví dụ :Việt Nam xuất
khẩu dầu thô, quặng…
2/ Sự hình thành của nền kinh tế tri thức
Những thành tựu nổi bật của khoa học đầu thế kỷ 20 với vai trò dẫn đầu
của thuyết tương đối và thuyết lượng tử là tiền đề cho cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại ra đời và phát triển bắt đầu từ giữa thế kỷ 20; và
trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ đã bước sang giai đoạn mới – giai
đoạn bùng nổ thông tin, tri thức, bùng nổ công nghệ; đặc biệt là các công
nghệ cao như công nghệ thông tin (nhất là siêu xa lộ thông tin, internet,
3
multimedia tương tác, thực tế ảo…) công nghệ sinh học (đặc biệt là công
nghệ gen, công nghệ tế bào), công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng
lượng… làm tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, dịch chuyển mạnh cơ
cấu kinh tế, tạo sự nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất bước
sang giai đoạn mới về chất, trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố hàng
đầu của sản xuất, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp; đây không chỉ là cách mạng trong khoa học công nghệ, trong phát triển
lực lượng sản xuất, mà còn là cách mạng trong các quan niệm, các cách tiếp
cận, nó đòi hỏi con người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để thích nghi và
làm chủ sự phát triển.
Chưa bao giờ vai trò động lực của tri thức, của khoa học và công nghệ đối với

sự phát triển kinh tế xã hội trở nên rõ 4han, nổi bật như ngày nay.
3/ Liên tục phát triển Công nghệ và sáng tạo
4/ Cải cách và tái cấu trúc kinh tế khắp nơi
5/ Nhiều liên kết FTA mới
Hiện nay, tăng cường tự do hoá thương mại song phương đã trở thành nội
dung chính trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Không chỉ các
cường quốc kinh tế mà cả những nước đang phát triển cũng thi nhau ký hiệp
định thương mại tự do (FTA) với đối tác kinh tế của mình.
Đáng chú ý nhất là Mỹ, chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, số lượng FTA nước
này ký với các nền kinh tế khác trên thế giới đã lên tới con số 9, cao hơn toàn
bộ số FTA mà nước này đã ký kết trước đó. Không những thế, Mỹ vẫn đang
tiếp tục đàm phán song phương để đi đến ký kết FTA với khoảng 10 quốc gia
khác nữa trong thời gian tới.
4
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số FTA ký kết giữa các quốc gia
châu Á đã tăng từ 3 hiệp định (năm 2000) lên 56 hiệp định vào cuối tháng
8/2009. 19 trong tổng số 56 FTA nói trên được ký giữa 16 nền kinh tế châu Á,
một xu hướng có thể giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch 5han
mạnh. Thực tế cho thấy, khi các khách hàng châu Á trở nên giàu có hơn, thì
thương mại khu vực trở nên hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế trong
tương lai. Tất nhiên, châu Á sẽ vẫn còn phụ thuộc vào việc bán hàng sang
phương Tây, nhưng các FTA sẽ giúp châu Á giảm bớt sự phụ thuộc vào
phương Tây bằng cách cho các công ty châu Á được hưởng ưu đãi khi bán
hàng cho các công ty và các khách hàng châu Á khác.
Với sự mở rộng của khối liên minh EU, và khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
NAFTA cũng đang là những diễn biến tích cực ảnh hưởng tới Việt Nam.Điều
này cho thấy rằng trên thế giới, xu hướng liên minh, liên kết ngày càng ra
tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên cũng như một số nước
có liên quan tăng khả năng xuất khẩu, nhập khẩu và tự do thương mại.
6/ Chủ nghĩa bảo vệ và hàng rào kỹ thuật hiện đại

Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và những nội dung
chính Gia nhập WTO, các thành viên phải giảm dần và đi đến loại bỏ các
hàng rào thuế quan và hạn ngạch để thương mại được tự do. Tuy nhiên, có
nhiều thành viên (chủ yếu là các nước phát triển) lại lập nên các hàng rào phi
thuế quan, trong đó có hàng rào kỹ thuật để bảo hộ hàng hoá sản xuất trong
nước, lấy lý do bảo vệ sức khoẻ, an toàn, môi trường và an ninh. Ví dụ, song
song với việc xoá bỏ thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu đối với ô tô, có
nước lại đưa ra yêu cầu kỹ thuật đối với ô tô cao đến mức mà ô tô của các
nước khác không thể hoặc rất khó có thể nhập khẩu vào nước đó. Nhằm hạn
chế những quốc gia dựa vào lý do trên dựng nên những hàng rào kỹ thuật
nhằm ngăn cản hàng hoá nhập khẩu, các thành viên WTO đã thống nhất ban
hành Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại (gọi tắt là Hiệp định
5
TBT). Ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực thi Hiệp định TBT, đối
tượng của văn bản này là các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, và quy trình đánh
giá sự phù hợp liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hoá. Mọi thành viên
WTO muốn xây dựng một hàng rào kỹ thuật, phải tuân thủ các nguyên tắc của
Hiệp định TBT là không phân biệt đối xử, không cản trở thương mại quá mức
cần thiết, minh bạch và có một thời hạn 60 ngày trước khi ban hành để các
thành viên khác tham khảo, góp ý. Trường hợp không đạt được sự đồng
thuận, dù chỉ một thành viên không đồng ý, mà vẫn ban hành áp dụng, thì có
khả năng phải đối mặt với vấn đề kiện tụng trong thương mại.
II. Bối cảnh trong nước:
1/ Chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam ở chặng đường mới của hội nhập
quốc tế có nhiều thời cơ và thách thức.
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO):
Sự kiện này đã khẳng định quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc
tế, đưa nền kinh tế tăng tốc. Việc vào WTO sẽ mang lại những cơ hội, cũng
như thách thức mới cho nước ta.
Vài nét về WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) được thành
lập ngày 15/4/1994 tại Ma rốc, xuất phát từ tổ chức Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
Tính đến thời điểm 31/12/2005, WTO có 148 nước, lãnh thổ thành viên.
WTO là tổ chức thế giới có chức năng giám sát các hiệp định thương mại
giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động
của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để
tiến tới tự do thương mại. Về chức năng, WTO có hai chức năng chính vừa là
diễn đàn đàm phán về thương mại và đồng thời là tổ chức giải quyết các tranh
chấp về thương mại; về đàm phán, phần lớn các quyết định của WTO đều dựa
6
trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu
bầu có giá trị ngang nhau; về giải quyết tranh chấp, thông qua hội đồng dàn
xếp tranh chấp, WTO có quyền ban hành các biện pháp trừng phạt đối với các
thành viên không tuân theo luật lệ; về cơ cấu tổ chức, cơ quan có quyền lực
cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất hai năm một lần. Giữa hai kỳ hội
nghị là Đại hội đồng bao gồm đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành
viên. Dưới đó là các Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại
dịch vụ, Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ; về các nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, không được đối xử
với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các
hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn trong nước; Đãi ngộ tối huệ quốc, các đãi
ngộ thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải
được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO; Minh bạch, các điều lệ và
hạn định ngoại thương phải được công bố.
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1-1995 và được công nhận là
quan sát viên của tổ chức này. Tháng 7-1998, Việt Nam bắt đầu tiến hành
phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Sau hơn 10 năm, Việt Nam đã trải
qua 11 phiên đàm phán đa phương (trong đó có một phiên trù bị) và hàng
trăm cuộc đàm phán song phương với sự tham gia của tất cả các bộ, ngành.

Việc nước ta gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh tế,
xã hội nói chung và cuộc sống của mỗi người nông dân nói riêng. Nước ta
phấn đấu gia nhập WTO xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế của chính
chúng ta, chứ không phải từ sức ép bên ngoài. Kết quả là vào ngày 7/11/2006,
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thú 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO.
2/ Thế lực của Việt Nam: nền tảng mới cao hơn, mạnh hơn song vẫn
là nền kinh tế đang phát riển ở trình độ thấp
7
Trên chuyên trang Asia Focus của tờ Bangkok Post số ra ngày 8.7, nhà báo
Umesh Pandey có bài viết nhan đề “Confident Vietnam seeks larger role”
(Việt Nam tự tin tìm kiếm vai trò lớn hơn). Việt Nam đang dần trở thành một
“powerhouse” ở Đông Nam Á và Việt Nam sẵn 8han nhận một vị thế tích cực
hơn trong những cuộc thương lượng mậu dịch với các khu vực khác và những
nước trong khối Asean. “Việt Nam không còn ở vị trí sân sau (backwater)
như Myanmar, Lào, Campuchia mà đang thu ngắn nhanh cách biệt với những
thành viên sáng lập Asean nói riêng và các nước phát triển hơn ở châu Á nói
chung” – ông Robert Gordon, Đại sứ Anh tại Việt Nam nhận xét như thế tại
một buổi ăn trưa mới đây ở Bangkok, Thái Lan. “Chúng ta sẽ được chứng
kiến Việt Nam giữ vai trò xung kích trong các vấn đề như thỏa hiệp mậu dịch
tự do EU-Asean” – ông nói 8han.
Sự tự tin của Việt Nam đến một phần sau khi Việt Nam trở thành thành
viên tích cực của WTO, và điều này cho thấy Việt Nam đã hấp dẫn hơn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, khi Thál Lan đang còn bế tắc giải quyết sự
kiện nước ngoài rút vốn ra ồ ạt sau các chính sách mới và bất ổn chính trị.
“Nhưng thách thức của Việt Nam là nhà đầu tư chưa có nhiều lĩnh vực để
chọn lựa đổ tiền vào” – ông Gordon nói và lấy ví dụ thị trường chứng khoán
với số công ty “vua” niêm yết chưa nhiều. Tuy nhiên ông tin rằng, khi có
nhiều công ty được niêm yết với hệ thống giám sát và kiểm tra đầy đủ của nhà
nước để làm yên 8han các nhà đầu tư, thị trường vốn của Việt Nam sẽ còn

khởi sắc hơn nữa. Năm 2007, nếu đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) đạt con
số 20 tỉ USD như kỳ vọng, gấp đôi năm 2004, thì dù chưa nhiều nhưng cũng
cao hơn TQ nếu chia theo đầu người. FDI vào Việt Nam tăng cũng có nghĩa
là FDI vào một số nước châu Á khác giảm. Cứ nhìn vào những ngôi nhà mới
mọc lên tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng của TP.HCM, du khách phương Tây sẽ
có khái niệm bước đầu vế tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhưng
một chuyên viên kinh tế cảnh báo là Việt Nam không thể chỉ trông chờ vào
8
FDI để đẩy mạnh đà tăng trưởng, mà cũng cần có lượng dự trữ ngoại tệ tương
đối để làm bước đệm cho tăng trưởng và giảm những tác hại khi xảy ra những
cú sốc tài chính từ bên ngoài. Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện mới
khoảng 15 tỉ USD, kém xa 1.000 tỉ USD của TQ (phần lớn chuyển thành trái
phiếu Mỹ) nếu so theo đầu người và thua cả 72 tỉ USD của Thái Lan. Thâm
hụt mậu dịch (nhập siêu) đến cuối tháng 6 của Việt Nam đã là 4 tỉ USD và có
thể lên đến 7 tỉ USD trong năm 2007.
Gia nhập WTO đồng nghĩa với mở cửa nhanh trong nhiều khu vực cho đầu
tư nước ngoài, nhưng cửa sẽ không thể mở nhanh nếu không có những động
tác đồng bộ đi kèm. Ông Gordon cũng đề nghị một số cải cách mà Việt Nam
có thề làm như: Cải thiện cung cách điều hành và quản lý nền kinh tế của các
cơ quan chính phủ, bớt các thủ tục rườm rà và xây dựng 9han tin cho các nhà
đầu tư; cấu trúc lại khu vực quốc doanh và đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa;
chính phủ nên xem cộng đồng người Việt ở nước ngoài như nguồn vốn và
chất xám quan trọng; Việt Nam nên tập trung vào các khu vực và các loại
hàng hóa có thế cạnh tranh hơn hàng TQ, như nông sản, khi Việt Nam hiện là
nước xuất khẩu tiêu, hạt điều số 1 thế giới, thứ 2 về gạo và cà phê. Trong lĩnh
vực phần mềm, Việt Nam có lợi thế hơn TQ là đã quen 9han bảng chữ cái
phương Tây.
3/ Thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh tốt hơn, song còn chặng
đường dài để hoàn thàh chuyển đổi sang Kinh tế thị trường.
Thực tế những năm 2005-2006 cho thấy, Việt Nam đã thực hiện khá tốt

những bước chuẩn bị cần thiết để gia nhập WTO như việc dồn sức hoàn
chỉnh, xây dựng mới 27 luật cho phù hợp hơn với kinh tế thị trường cũng như
các cam kết hội nhập. Đặc biệt, việc ban hành, thực thi Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư năm 2005 đã vừa đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, vừa góp phần
quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.
9
Theo đó, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng nhà nước pháp
quyền và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; Chính phủ xác định một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội
nhiệm kỳ 2002 – 2007 là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN với các nội dung chủ yếu: hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách vận hành nền kinh tế thị trường; chỉ đạo xây dựng và
thực hiện các giải pháp tạo lập, vận hành thông suốt các loại thị trường phù
hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính phủ đã tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật
về kinh tế, chuyển mạnh sang điều hành bằng pháp luật trên cơ sở tôn trọng
các nguyên tắc của thị trường.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp Chính phủ đã tập
trung cho các giải pháp tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị
trường. Đến nay, thị trường hàng hoá, dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm sau tăng cao hơn năm
trước: bình quân giai đoạn 2002-2006 tăng gần 19%/năm; riêng năm 2006
tăng 21%. Mức tăng giá tiêu 10han bình quân 2001-2005 là 5,1%/năm. Thị
trường tài chính bước đầu hình thành; thị trường chứng khoán (Đến tháng
3/2007 đã có 193 công ty niêm yết đăng ký giao dịch trên thị trường chứng
khoán, tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu đạt 371.329 tỷ đồng) và các dịch vụ tài
chính phát triển khá nhanh với sự tham gia của ngày càng nhiều chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế.
Với những giải pháp điều hành phù hợp và có trọng tâm trọng điểm, các cân
đối vĩ mô của nước ta ngày càng vững chắc hơn: an ninh lương thực được

đảm bảo; giá trị đồng tiền cơ bản ổn định; bội chi ngân sách được kiểm soát ở
dưới mức 5%; tăng giá tiêu 10han được kiềm chế ở mức dưới 2 con số/năm
và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cán cân thanh toán quốc tế được giữ
10
cân bằng, dự trữ ngoại tệ tăng dần. Nhập siêu vẫn trong tầm kiểm soát và có
xu hướng giảm dần. Sản xuất trong nước đáp ứng ngày càng nhiều hơn cho
nhu cầu sử dụng trong nước. Quỹ tiết kiệm tăng nhanh, bình quân khoảng
9%/năm, trong khi quỹ tiêu 11han tăng 7%/năm đã thúc đẩy tích cực tăng
trưởng kinh tế.
Các chính sách và giải pháp điều hành của Chính phủ cũng tạo mọi điều kiện
thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích phát triển các
loại hình kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, để loại
hình kinh tế này ngày càng trở thành phổ biến.
Với những giải pháp và chính sách phù hợp, khu vực kinh tế dân doanh đã có
bước tăng trưởng mạnh mẽ. Từ năm 2002 đến năm 2006, có khoảng 170
nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Hiện nay, đầu tư của các doanh
nghiệp dân doanh chiếm gần 34% trong tổng đầu tư xã hội, tạo ra 49% việc
làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã
tiếp nhận hơn 90% số lao động mới. Các doanh nghiệp dân doanh, kinh tế
hợp tác, kinh tế hộ đã tạo ra 45% GDP.
PHẦN HAI
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Vị trí của Doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế:
11
 Là đội quân xung kích trong xây dựng và phát triển kinh tế, tạo năng lực
kinh tế cho đất nước, nâng nền kinh tế lên trình độ phát triển cao hơn.
Là lực lượng quan trọng trong vấn đề tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao thu nhập
Là lực lượng trực tiếp đương đầu với thách thức, khai thác cơ hội, tạo khả

năng cạnh tranh và thích ứng của các sản phẩm, ngành nghề kinh tế, các lực
lượng lao động.
Thành công hay không thành công của Doanh nghiệp quyết định tương lai
của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Lực lượng Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Số doanh nghiệp(DN) đang hoạt động và sản xuất kinh doanh tại thời
điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp:
Số lượng DN:
2001 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG SỐ 51680 62908 72012 91756 112950 131318
Doanh nghiệp Nhà nước 5355 5363 4845 4597 4086 3706
Trung ương 1997 2052 1898 1968 1825 1744
Địa phương 3358 3311 2947 2629 2261 1962
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 44314 55237 64526 84003 105167 123392
Tập thể 3646 4104 4150 5349 6334 6219
Tư nhân 22777 24794 25653 29980 34646 37323
Công ty hợp danh 5 24 18 21 37 31
Công ty TNHH 16291 23485 30164 40918 52505 63658
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 470 558 669 815 1096 1360
Công ty cổ phần không có vốn Nhà
nước 1125 2272 3872 6920 10549 14801
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 2011 2308 2641 3156 3697 4220
DN 100% vốn nước ngoài 1294 1561 1869 2335 2852 3342
DN liên doanh với nước ngoài 717 747 772 821 845 878
Cơ cấu doanh nghiệp(%):
TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Doanh nghiệp Nhà nước 10.36 8.53 6.73 5.01 3.62 2.82
Trung ương 3.86 3.26 2.64 2.14 1.62 1.33
Địa phương 6.50 5.26 4.09 2.87 2.00 1.49

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 85.75 87.81 89.60 91.55 93.11 93.96
Tập thể 7.05 6.52 5.76 5.83 5.61 4.74
12
Tư nhân 44.07 39.41 35.62 32.67 30.67 28.42
Công ty hợp danh 0.01 0.04 0.02 0.02 0.03 0.02
Công ty TNHH 31.52 37.33 41.89 44.59 46.49 48.48
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 0.91 0.89 0.93 0.89 0.97 1.04
Công ty cổ phần không có vốn Nhà
nước 2.18 3.61 5.38 7.54 9.34 11.27
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 3.89 3.67 3.67 3.44 3.27 3.21
DN 100% vốn nước ngoài 2.50 2.48 2.60 2.54 2.53 2.54
DN liên doanh với nước ngoài 1.39 1.19 1.07 0.89 0.75 0.67

(Theo nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng và cơ cấu của các DN Nhà nước
ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó thì số lượng các DN ngoài Nhà nước và DN
có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên từ năm 2001 đến năm 2006.
IV. Đặc điểm chung của Doanh nghiệp Việt Nam:
1/ Đa số là DN vừa và nhỏ, số doanh nghiệp cực nhỏ ở khu vực phi chính
thức là rất lớn.
Bình quân trong giai đoạn 2002 đến 2006, số DN dân doanh tăng gần
22%/năm, số vốn tăng trên 45%/năm. Năm 2006, cả nước có khoảng 245
nghìn DN vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành (trong đó trên 240 nghìn
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
Năm 2007 con số này là khoảng 310 nghìn doanh nghiệp, năm 2008 là
khoảng 335 nghìn doanh nghiệp, gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần
20.000 hợp tác xã. Số lượng DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp
thường chiếm 29-30% tổng số chung (tương đương khoảng 106 nghìn doanh
nghiệp).

2/Chưa ứng dụng dược thành tựu KHKT, Công nghệ tiên tiến vào sản
xuất, kinh doanh
Hiện tại, đa số các DN Việt Nam đang là chủ sở hữu của những công
nghệ lạc hậu, đi sau công nghệ tiên tiến đang được sử dụng ở các nước đang
13
phát triển từ 3-5 thế hệ, năng lực quản lý của nhiều chủ doanh nghiệp còn
chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thực tế có đến 70% các chủ
doanh nghiệp ở Việt Nam chưa nắm vững nguyên tắc quản lý tài chính, khả
năng nắm bắt thông tin và dự báo thị trường của các doanh nghiệp còn yếu,
chưa đầy đủ và không kịp thời.
Khi tham gia hội nhập, không chỉ có những DN trong nước, mà còn có nhiều
DN nước ngoài, các Công ty xuyên quốc gia cùng kinh doanh theo luật
chung, lúc đó thị trường thế giới không quan tâm và không cần biết đến DN
do ai sở hữu, không có ngoại lệ cho doanh nghiệp thuộc sở hữu của cá nhân,
tổ chức hay một Chính phủ nào. Đặc biệt một số ngành khác như cơ khí, điện
tử, công nghiệp ôtô… sẽ gặp khó khăn lớn. Nguyên nhân là hầu hết các ngành
này dựa trên điều kiện thâm dụng khoa học kỹ thuật, khoa học-công nghệ,
nhưng trong thời gian qua đầu tư của chúng ta còn quá ít, hiệu quả chưa cao.
3/ Năng lực cạnh tranh hạn chế, không dễ cải thiện
Số liệu so sánh của Tổng cục Thống kê giữa số lượng DN còn hoạt
động với số DN đăng ký kinh doanh cho thấy, “sức sống” của các DN Việt
Nam vẫn còn thấp. Tỷ lệ DN còn hoạt động sau 3 năm kể từ khi đăng ký kinh
doanh chỉ đạt khoảng 75% và sau 5 năm là 64%. Bên cạnh đó, việc năng lực
cạnh tranh của DN Việt Nam bị Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng ở mức
thấp (79/120 nước) cũng phần nào thể hiện trình độ phát triển trong kinh
doanh của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với mặt bằng chung của thế
giới. Không những thế, kết quả xếp hạng theo nhóm yếu tố quan trọng cũng
cho thấy có “nhiều vấn đề”. Theo xếp hạng này thì thể chế, độ mở thị trường
của Việt Nam đứng thứ 82/120, môi trường kinh tế xếp hạng 58/120, còn
khoa học – công nghệ là 92/120.

Nguyên nhân:
14

Thứ nhất: Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém.
Đội ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý DNVVN còn nhiều hạn chế về
kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng DNVVN có chủ DN, giám đốc giỏi,
trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn
chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và
quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh,
đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ
biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến
lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh
tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một
số chủ DN mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi
đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất
bại.

Thứ hai: Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các DNVVN. So sánh giữa sản
phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Philipines,… thì các sản phẩm sản xuất của các DN Việt Nam có giá thành
cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp
so với các nước trong khu vực.

Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. Quy
mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn)
của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số
lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000
DN đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và
siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động

dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và
số lượng lao động bình quân trong mỗi DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao
15
động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống
kê).

Thứ tư: Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số
khá lớn DNVVN còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất
lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các DNVVN bị các cơ
quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn
phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này
cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế.
Tâm lý làm ăn chuôi vẫn còn khá phổ biến.

Thứ năm: Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng
cạnh tranh. Hầu hết các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa xây dựng được các
thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên
thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều DN ở Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa
và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về
chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Theo số
liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm
hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng
42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và
khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không
có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.
16
PHẦN BA
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM KHI VIỆT NAM RA NHẬP WTO
I. Cơ hội khi gia nhập WTO
1/ Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận
mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song
phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và
bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số
ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành
được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào
cản thương mại. Từ đó mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị
trường ra nước ngoài, gia tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là những
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hang nông phẩm và dệt may.
Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định
lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập
WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối
quan hệ thương mại “như thế nào đó” đối với các nước thành viên WTO. Đối
với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra
nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế
quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt
Nam.
2/ Hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh dược cải thiện, minh bạch,
bình đẳng dẫn đến tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Gia nhập WTO sẽ giúp các DN Việt Nam được hoạt động trong một môi
17
trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu
tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng
về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn
vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành
viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn

mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước
ngoài.
3/ Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ
khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.
Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh
nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu
quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ
các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố
đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có nhiều cơ hội để nâng cao sức cạnh
tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
4/ Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên
thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp
của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả
những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống
trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần
thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Nếu xảy ra các
tranh chấp thương mại thì các DN Việt Nam luôn gặp phải những bất lợi vì
yếu thế hơn. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh
chấp của tổ chức này, qua đó có các công cụ để đấu tranh với các nước lớn,
đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế
18
giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang
phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
5/ Cơ hội tiếp cận KHCN, thông tin, các dịch vụ ứng dụng công nghệ mới
tốt hơn.
DN Việt Nam luôn có sự hạn chế là thiếu thông tin, do đó khả năng tiếp cận
KHCN hay nắm bắt các thời cơ là rất ít ỏi. So với DN ở các nước phát triển
thì các DN Việt Nam luôn phải chấp nhận một thực tế là kỹ thuật kém, trình

độ hiểu biết còn hẹp, chưa có kiến thức nắm bắt khoa học. Yếu tố này dẫn đến
năng suất lao động chưa cao. Nhưng khi là thành viên của WTO, các DN Việt
Nam sẽ có được những thuận lợi cũng như cơ hội để tiếp cận KHCN vào sản
xuất kinh doanh, sử dụng những dịch vụ tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của bản thân DN cũng như nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt là
những DN sản xuất và kinh doanh các mặt hàng điện tử, ô tô,….
II. Thách thức của việc gia nhập WTO
Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối
với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là:
1/ Sức ép cạnh tranh
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị
trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên
cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều DN, nhất là
những DN đã quen với “bầu vú bao cấp” của Nhà nước. Tuy nhiên, các DN sẽ
không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này
bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia
đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh. Dù không
gia nhập WTO thì thách thức này sớm hay muộn cũng sẽ đến.
19
Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập WTO có thể sẽ mang lại
khó khăn nhiều hơn bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp khó có
thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này
trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là
một kết quả chấp nhận được đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Trong phạm vi AFTA, các DN Việt Nam đang gặp phải thách thức lớn
như cạnh tranh với các nước có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới như Mỹ,
Nhật, Canada, Hàn Quốc… Những mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất
khẩu cũng lại là những mặt hàng tiềm năng của các nước ASEAN (dệt may,
da giầy, thuỷ sản, trái cây, gạo, hạt điều, hạt tiêu…). Hơn nữa, giá hàng hoá
cùng loại của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với khu vực do chi phí sản

xuất cao. Theo điều tra của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO),
giá điện thoại của Việt Nam gọi sang Nhật Bản đắt gấp 4 lần so với từ Thái
Lan, Singapore gọi đi Nhật Bản; giá điện đắt gấp 2 lần Malaysia, Thái Lan,
Philippines; giá cước vận tải cũng được đánh giá là cao nhất trong khu vực,
cụ thể là đắt gấp 1,4 lần so với Malaysia và Indonesia và đắt gấp 1,85 lần so
với Singapore và cao hơn nhiều so với các thành phố lớn khác trong khu vực.
Ngay trong thị trường khu vực, Việt Nam là nước láng giềng của quốc gia có
nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới như Trung Quốc, các DNVN cũng cần phải
nghiên cứu chiến lược kinh doanh có tính đến sự ảnh hưởng thị trường của
các doanh nghiệp Trung Quốc. Thực tế cho thấy, vào khoảng giữa năm 2004,
khi giá của một loạt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như hạt nhựa, clinke
(sản xuất xi măng), dầu mỏ, phôi thép, than coke, bột giấy… tăng mạnh trên
thị trường thế giới đều có nguyên nhân là do sức hút mạnh từ thị trường
Trung Quốc. Với những quốc gia có những sản phẩm này để xuất khẩu thì thu
lợi, ngược lại, Việt Nam điều này thực sự là bất lợi, vì hầu hết các nguyên liệu
đầu vào, Việt Nam không tự sản xuất được mà phải nhập khẩu. Sự lệ thuộc
này đã làm cho sản xuất trong nước bị chi phối mạnh như giảm lợi nhuận
20
thậm chí một số doanh nghiệp thua lỗ, nhiều mặt hàng bị mất thị trường, sức
cạnh tranh giảm, giá bán không tăng được do những sản phẩm tương tự của
các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn rẻ hơn.
2/ Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch
cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản
xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác
có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những
rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể
vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường
hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để

khôi phục những khó khăn ngắn hạn.
3/ Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính
quốc gia.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến
kinh tế - thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập
WTO. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm
bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Sau đó,
phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và
khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và bố trí lại nguồn lực. Cuối cùng, những cam kết mở cửa thị
trường của ta là cam kết theo lộ trình nên tiến trình hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài.
Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hoá. Đây là
thách thức to lớn đối với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO,
21
nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công
khai hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính
đáng của DN và doanh nhân, coi trọng DN và doanh nhân hơn nữa, khắc phục
“sức ỳ” của tư duy và khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu
không tạo ra được một nền hành chính như vậy, sẽ không thể tận dụng được
các cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại.
4/ Thách thức về nguồn nhân lực
Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu
quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải
có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.
Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta
còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia
của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức này
sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra, để tận

dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham gia có hiệu quả
vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cũng cần
phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo qui định và luật lệ của WTO, có kinh
nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập, ta đã
từng bước xây dựng được đội ngũ này, nhưng vẫn còn thiếu.
Từ những cơ hội cũng như thách thức đó, hiện nay Việt Nam đang đẩy nhanh
công tác chuẩn bị gia nhập WTO. Về chuẩn bị điều kiện để thực hiện các
nghĩa vụ thành viên, thời gian qua Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã
khẩn trương đẩy nhanh chương trình xây dựng pháp luật. Quá trình rà soát
văn bản pháp luật đã tiến hành ở Trung ương. Bộ Tư pháp đang tiếp tục
hướng dẫn các tỉnh rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật của địa
phương, có đối chiếu với quy định của WTO và cam kết của nước ta. Các địa
22
phương cũng đang khẩn trương, nghiêm túc tiến hành rà soát, điều chỉnh các
quy định, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại – đầu tư để đảm bảo tính
thống nhất với các văn bản của Nhà nước và cam kết quốc tế. Đồng thời,
chúng ta cũng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động thực
hiện các hiệp định của WTO như Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu
(IL); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại
(TRIMs); Hiệp định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)…
Để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, chúng ta đã tập trung đầu tư
phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như nâng
cao chất lượng và giá trị chế biến của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản; đầu
tư công nghệ và quản lý để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng các mặt hàng
xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày…; khuyến khích các ngành hàng
có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, có tiềm năng phát triển như điện
tử, tin học… Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị
trường, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. Ngoài ra, nên tiếp
tục củng cố hệ thống cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài và gắn kết
hoạt động của các cơ quan này với các DN, hoàn thiện hành lang pháp lý và

tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để giúp các doanh nghiệp làm quen
và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử.
Nhằm nâng cao năng lực đối phó với thách thức, nước ta đang tập trung xây
dựng cơ chế hỗ trợ các DN nâng cao sức cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị
trường nội địa. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đối phó với tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh. Kiện toàn, củng cố hệ thống tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh
kiểm dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin và kiến thức về hội
nhập kinh tế quốc tế…
Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh tế phát triển nhanh.
23
Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết tâm
phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế. Nắm bắt
thời cơ, vượt qua những thách thức rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác
tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển
kinh tế, xã hội, nhất định đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc, sớm đưa nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2010
và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
PHẦN BỐN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, DNVN có điều kiện mở rộng thị trường
với những ngành, hàng đa dạng, phong phú, tiếp nhận những kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, tranh thủ vốn, công nghệ hiện đại thông qua liên kết kinh tế,
chuyển giao công nghệ, trao đổi lao động có trình độ và tay nghề cao.
Tuy nhiên, sự đốt cháy các giai đoạn chuẩn bị cho hội nhập của các DN Việt
Nam sẽ không tránh khỏi sự thua thiệt. Thực tế đã xuất hiện những thua thiệt
như vụ kiện bán phá giá cá basa, tôm sú trên thị trường Mỹ. Giày dép ở thị
trường EU hay trường hợp luật sư người Italia kiện Việt Nam Airlines (VNA)
phải bồi thường 5,2 triệu Euro… Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là
nhiều nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá của các DN Việt Nam đã bị các DN

nước ngoài đăng ký với các cơ quan sở hữu trí tuệ trước khi DN Việt Nam
tìm tới thị trường nước đó. Ví dụ, như thương hiệu cà phê Trung Nguyên khi
chuẩn bị đến thị trường Mỹ đã bị Công ty Rice Fild Corp của Mỹ đăng ký hay
24
thuốc lá Vinataba đã có xuất xứ từ lâu và đăng ký bảo hộ tại Việt Nam từ năm
1995 nhưng đến nay đã bị Công ty PT Rutrabat Indutry của Indonesia đăng ký
ở 12 nước trong đó có 9 nước thuộc khu vực ASEAN… Trước yêu cầu hội
nhập kinh tế, theo chúng tôi, DN Việt Nam cần thực hiện đồng bộ một số giải
pháp cụ thể như sau:
Giải pháp 1, các DN Việt Nam cần tìm hiểu, nắm vững luật pháp quốc tế, bảo
vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp mình trước thị trường thế giới. Mặt
khác, cần quan tâm đăng ký, bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu
dáng công nghiệp hay các giải pháp hữu ích của doanh nghiệp mình. Trong
chính sách thị trường, DN Việt Nam cần nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời,
phân tích, dự báo thị trường trong nước và thế giới khi hội nhập, tranh thủ
những hiểu biết về khách hàng trong nước, khách hàng truyền thống, giữ
vững thị phần nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế.
Các DN Việt Nam do vốn kinh doanh hạn hẹp, khi tham gia hội nhập sẽ mở
ra nhiều cơ hội có thể tranh thủ được các nguồn vốn từ bên ngoài, vì vậy, cần
chủ động liên doanh, liên kết kinh tế để tăng vốn đầu tư, tranh thủ công nghệ
và kỹ năng quản lý tiên tiến. Hội nhập sẽ làm thay đổi nhóm khách hàng, thay
đổi thị trường và sức cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, do đó các doanh
nghiệp cần hướng tới những tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
(ISO) đưa ra, nhằm tạo uy tín trước khách hàng và bạn hàng. Trong nền kinh
tế hội nhập, sự đóng góp của nhà quản trị doanh nghiệp và người lao động
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự thành bại của
doanh nghiệp, do đó cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng
lực quản lý và tay nghề cho công nhân trong các doanh nghiệp.
Giải pháp 2, thực hiện đổi mới mạnh mẽ đối với DN Nhà Nước.
Ở Việt Nam, mặc dù DN Nhà Nước đang được sắp xếp theo hướng giảm dần

25

×