QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO:
VAI TRÒ CỦA BAN QUAN TRỊ RỦI RO VÀ BAN THÙ LAO
Tóm tắt
Bài nghiên cứu kiểm tra vai trò của ban thù lao và quản trị rủi ro trong việc quản lý
và giám sát hành vi rủi ro của các doanh nghiệp tài chính Úc trong khoảng thời
gian trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2006 – 2008). Bài nghiên cứu
thực nghiệm này bao gồm 711 mẫu quan sát các doanh nghiệp ngành tài chính,
chứng minh sự phối hợp giữa ban quản trị rủi ro và ban thù lao làm giảm mức độ
bất cân xứng thông tin như thế nào. Bài nghiên cứu cho thấy rằng thành phần của
ban quản trị rủi ro và ban thù lao có tương quan dương với rủi ro, và rủi ro có
tương quan âm với thành quả doanh nghiệp. Quan trọng hơn, sự bất cân xứng
thông tin được giảm thiểu khi một giám đốc là thành viên của cả ban quản trị rủi
ro và thù lao, điều đó làm dịu đi mối tương quan âm giữa rủi ro với thành quả
doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao.
1. Giới thiệu
Những vụ bê bối gần đây của các tổ chức tài chính trên thế giới đã làm gia tăng
đáng kể sự lo ngại trong các nhà đầu tư và quản lý. Mặc dù khủng hoảng tài chính
toàn cầu bắt nguồn từ việc chấp nhận rủi ro quá mức (Kashyap và các đồng nghiệp,
2008), hay cũng có thể do sự gia tăng mức độ rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối
mặt (Raber, 2003), cả hai quan điểm trên đều cho rằng rủi ro là nguyên nhân chính
và làm nổi bật lên tầm quan trọng của một cấu trúc doanh nghiệp phù hợp cho việc
quản trị rủi ro. Do vậy, bài nghiên cứu này tập trung vào việc xác định những nhân
tố liên quan đến việc giám sát rủi ro trong ngành tài chính Úc. Ngành tài chính ở Úc
là ngành công nghiệp lớn nhất dựa vào vốn hóa. Vào tháng 06 năm 2011, 288
doanh nghiệp trong ngành tài chính của Úc có giá trị vốn hóa là 455.7 triệu đô la
Úc. Ngành tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại và đầu tư, các công ty
quản lý tài sản, bảo hiểm, các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) và các nhà
cung cấp dịch vụ tài chính khác. Ở Úc, người lao động trong tất cả các ngành đều
phải đóng quỹ hưu trí bắt buộc
1
. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Úc có quỹ hưu
trí lớn thứ 4 thế giới, tạo cơ hội khổng lồ cho các ngân hàng, các công ty quản lý tài
sản, lập kế hoạch tài chính và bảo hiểm
2
. Do đó, các họa động quản trị trong ngành
này rất quan trọng đối với phúc lợi kinh tế của Úc.
Lý thuyết vấn đề đại diện cho rằng có nhiều sở thích về rủi ro khác nhau của những
cổ đông trung lập với rủi ro (đã đa dạng hóa) và những nhà quản lý không thích rủi
ro cần được giám sát bởi hội đồng quản trị (Jesen và Meckling, 1976; Subramaniam
và các đồng nghiệp, 2009). Do đó, nếu không có sự giám sát, những nhà quản lý
không thích rủi ro có thể chối bỏ những dự án có lợi nhuận (nhưng nhiều rủi ro
hơn), những dự án này thu hút những cổ đông thích lợi nhuận gia tăng từ mức độ
rủi ro cao. Quản lý việc chấp nhận rủi ro quá mức không là vấn đề đối với các
doanh nghiệp phi tài chính vì sự thất bại của một doanh nghiệp không ảnh hưởng
đến một danh mục đã được đa dạng của nhà đầu tư theo bất kỳ cách nào. Pathan
(2009) cho rằng các cổ đông ngân hàng thích rủi ro quá mức vì vấn đề rủi ro đạo
đức của nghĩa vụ nợ giới hạn và lợi ích ròng liên quan (Jesen và Meckling, 1976)
3
.
Tuy nhiên, Gordon (2011) cho rằng điều đó có thể không xảy ra trong ngành tài
chính. Sự thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng trong hệ thống làm
tăng khả năng các doanh nghiệp tài chính khác sẽ thất bại vì hiệu ứng cuốn chiếu
từ sự thu hẹp của ngành tài chính như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Do đó, việc giám sát sự chấp nhận rủi ro quá mức bằng quản trị rất
quan trọng trong ngành tài chính. Ban quản trị rủi ro và hội đồng thù lao đều chịu
trách nhiệm quản lý và giám sát những hoạt động liên quan đến rủi ro của doanh
nghiệp. Chính vì thế, ban quản trị rủi ro hay ban thù lao làm giảm việc chấp nhận
rủi ro quá mức và khả năng thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng
trong hệ thống, điều này mang lại lợi ích cho các cổ đông đã đa dạng hóa.
1 Người sử dụng lao động theo yêu cầu của pháp luật phải trả thêm một khoản tiền dựa trên một tỷ lệ tiền
lương và tiền công của nhân viên vào quỹ hưu trí bắt buộc.
2 />3 Pathan (2009) cũng chỉ ra rằng sự yếu kém trong quản trị ngân hàng thì nghiêm trọng hơn so với các định
chế phi ngân hàng bởi vì sự thất bại của ngân hàng tốn chi phí hơn nhiều.
Bài nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa ban quản trị rủi ro (RC) và ban thù
lao (CC) với rủi ro và thành quả của các doanh nghiệp tài chính. Các tác giả cho
rằng những đặc điểm nhất định của các ban (quy mô, thành phần và chức năng)
phản ánh động lực và khả năng của các ban để làm tăng mức chấp nhận rủi ro phù
hợp với lợi ích của cổ đông. Vì vậy bài nghiên cứu dự đoán một mối tương quan
dương giữa rủi ro và cấu trúc của RC và CC. Hơn nữa, các tác giả cho rằng những
doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc gia tăng mức rủi ro đòi hỏi phải có RC và
CC quản lý và giám sát rủi ro, để đảm bảo một mối tương quan dương giữa rủi ro
và thành quả. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các đặc điểm của RC và CC
đóng vai trò quan trọng trong mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố chính các tác giả lấy được điểm của nhân tố cho
những đặc tính của các ban và sử dụng beta như phương pháp đo lường rủi ro
4
.
Bài nghiên cứu này cũng điều tra mối quan hệ giữa rủi ro và thành quả kinh doanh
khi những giám đốc chiếm vị trí trong cả hai ban (sau đây gọi là “thành viên kép”).
Bài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả kinh
doanh khi thành viên các ban đồng thời tham gia vào RC và CC. Kết quả này cho
thấy sự bất cân xứng thông tin thấp hơn khi các giám đốc chịu trách nhiệm trong
cả hai ban lúc đó họ có thể giám sát các mối liên hệ giữa rủi ro của doanh nghiệp
và tỷ lệ khuyến khích chấp nhận rủi ro trong các gói thù lao. Theo đó, những quyết
định mang thông tin nhiều hơn dẫn đến một mối tương quan dương giữa rủi ro và
thành quả kinh doanh. Kết quả tồn tại khi kiểm soát được vấn đề nội sinh.
Bài nghiên cứu đóng góp cho lý thuyết theo nhiều cách. Trong phạm vi hiểu biết của
các tác giả, chưa có bài nghiên cứu nào có kiểm định thực tiễn về việc các giám đốc
là thành viên kép của cả RC và CC phối hợp giám sát mức độ rủi ro của doanh
nghiệp và việc giám sát rủi ro của các gói thù lao. Tài liệu về thành viên kép của
ban có giới hạn, ít nhất là lý thuyết và phân tích (Chandar và các đồng nghiệp,
2012; Hoitash và Hoitash, 2009; Laux và Laux, 2009). Sự phối hợp giữa các chức
năng của RC và CC làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đến thành
quả doanh nghiệp. Trong khi một số nghiên cho rằng hội đồng quản trị cải thiện
4 Các tác giả loại trừ quy mô ban khỏi phân tích các nhân tố chính bởi vì các nghiên cứu cho thấy kết quả
không rõ ràng về ảnh hưởng của quy mô hội đồng quản trị hoặc quy mô ban.
thành quả của doanh nghiệp (ví dụ Klein, 1998), có một số ít nghiên cứu những ban
này ở những doanh nghiệp Úc, và đặc biệt là tác động của chúng lên rủi ro và thành
quả doanh nghiệp. Không giống như Mỹ bắt buộc thành lập một ban kiểm toán, đề
cử và thù lao, ở Úc không bắt buộc thành lập các ban trong doanh nghiệp(một
phần quy tắc niêm yết 12.7)
5
. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể chọn không
tuân thủ các khuyến nghị miễn là họ có thể biện minh cho việc không tuân thủ. Do
đó, Úc cung cấp một môi trường thú vị để khám phá những chi phí và lợi ích của
các tiểu ban.
Hơn nữa, các doanh nghiệp ngành tài chính (các ngân hàng, các công ty tài chính
đa dạng hóa, công ty bảo hiểm và các quỹ tín thác đầu tư bất động sản) bị loại khỏi
các bài nghiên cứu trước đây vì nó có mức độ rủi ro cao hơn so với các doanh
nghiệp khác (Wallace và Kreutzfedt, 1991) dẫn đến những vấn đề khái quát hóa và
chuyển đổi. Theo đó, tổ chức giám sát tài chính Úc (APRA, 2009) thực hiện một
khuôn khổ trong đó có các quy định cho các tổ chức tài chính (xem phụ lục A).
Prudential Standard APS 510 phác thảo những kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm
đòi hỏi những giám đốc liên quan đến quản trị rủi ro cần có
6
.
Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính bị chỉ trích vì
việc chi trả thưởng quá mức cho một số giám đốc điều hành và quản lý cấp cao tại
thời điểm thế giới đang chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có
thể nói là kết quả của sự thiếu trách nhiệm trong việc chấp nhận rủi ro của các tổ
chức tài chính (Pathan, 2009). Bài nghiên cứu đóng góp vào kho tài liệu như một
nghiên cứu ít ỏi đề cập đến thực tiễn quản trị rủi ro và thù lao của ngành tài chính
phù hợp với mức độ rủi ro và lợi nhuận có liên quan. Có thể cho rằng việc các
doanh nghiệp Úc có RC và CC hay không là tự nguyện, không đáng ngạc nhiên khi
ảnh hưởng của các ban này không được khám phá đầy đủ.
5 Quy tắc niêm yết 12.7 yêu cầu các công ty có trong chỉ số giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty lớn
nhất thị trường chứng khoán Úc phải có ban kiểm toán, trong đó các công ty trong top 300 được yêu cầu
phải có ban kiểm toán thành lập hợp pháp theo khuyến nghị của ASX CGC. Những khuyến nghị này là về
thành phần, hoạt động và trách nhiệm của ban kiểm toán.
6 “… Những yêu cầu đối với các giám đốc, nhìn chung, phải có những kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng cần
thiết để nhận diện được rủi ro của một tổ chức theo quy định, bao gồm nghĩa vụ pháp lý và đảm bảo an toàn,
và để đảm bảo tổ chức theo quy định được quản lý một cách thích hợp có tính đến rủi ro” (APS 510:3).
Bài nghiên cứu được trình bày như sau. Trong phần 2 các tác giả xem xét lại các lý
thuyết liên quan và trình bày một số giả thuyết. Phần 3 trình bày phương pháp
nghiên cứu và phần 4 cung cấp kết quả nghiên cứu. Phần cuối trình bày tổng hợp
và kết luận.
2. Bối cảnh và sự phát triển giả thuyết
Các doanh nghiệp tài chính càng ngày càng lớn và phức tạp do đó cần có đại diện
quan trọng chịu trách nhiệm ra quyết định và chấp nhận rủi ro. Do đó, thật khó để
thiết kế hệ thống nội bộ để đảm bảo kết quả của việc ra quyết định đạt được mục
tiêu chính và những mục tiêu khác nhau của các nhà quản lý (Devis, 1999). Mặc dù
sự bất cân xứng thông tin có thể hiện hữu trong tất cả các ngành, Andres và
Vallelado (2008) cho rằng thông tin bất cân xứng trong ngành tài chính có thể
mạnh mẽ hơn vì sự phức tạp trong kinh doanh và bản chất riêng của ngành. Ví dụ,
sự bất cân xứng thông tin trong ngành công nghiệp ngân hàng là do các giao dịch
phức tạp bao gồm sự khó khăn trong việc xác định chất lượng các khoản vay, kỹ
thuật tài chính không rõ ràng, các tuyên bố tài chính phức tạp, rủi ro đầu tư dễ
dàng thay đổi, hay các bổng lộc dễ dàng có được đối với các nhà quản lý (Levine,
2004). Trong một khuôn khổ sự cạnh tranh hạn chế, quy định gắt gao, và sự bất cân
xứng thông tin lớn, hội đồng quản trị trở thành một cơ chế chính để giám sát hành
vi các nhà quản lý và đưa ra chỉ dẫn đối với việc quản lý rủi ro, xác định chiến lược
và thực hiện (Andres và Vallelado, 2008).
Theo lý thuyết vấn đề đại diện, hội đồng các giám đốc được đánh giá là một yếu tố
quan trọng trong quản trị doanh nghiệp dựa vào tiền đề là các đặc tính của các
thành viên hội đồng xác định khả năng của hội đồng giám sát và kiểm soát các nhà
quản lý, cung cấp thông tin và chỉ dẫn các nhà quản lý, giám sát việc tuân thủ luật
và các quy định hiện hành, và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài
(Carter và các đồng nghiệp, 2010). Theo đó đa số các lý thuyết hiện có tập trung
vào việc điều tra các đặc tính của hội đồng giám đốc như thành phần và quy mô.
Tuy nhiên, John và Senbet (1998) tranh luận rằng cấu trúc quản lý nội bộ là một
trong nhiều yếu tố quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của hội đồng quản trị.
Hội đồng giám đốc ủy quyền một số quyền lực của mình cho một số ban riêng biệt
chịu trách nhiệm cho một phần cụ thể trong đó các thành viên của ban được
chuyên môn hóa. Ở Úc, ASX CGC thiết lập những hướng dẫn liên quan đến thực tiễn
quản trị rủi ro trong những doanh nghiệp Úc được niêm yết công khai, đặt trách
nhiệm với ban giám đốc (ASX CGC, 2007). Đặc biệt, những hướng dẫn này đề nghị
các doanh nghiệp thành lập một ban thù lao (CC) và ban quản trị rủi ro (RC) để cải
thiện việc quản trị doanh nghiệp và đặc biệt quản trị rủi ro.
Các tiểu ban được thành lập để hỗ trợ hội đồng quản trị thực hiện vai trò của mình,
đặc biệt với các trách nhiệm và áp lực gia tăng đặt lên hội đồng. Ban thù lao và
quản trị rủi ro là những cơ cấu quản trị doanh nghiệp quan trọng để bảo vệ lợi ích
của các cổ đông bằng cách cung cấp sự giám sát độc lập các hoạt động khác nhau
của hội đồng gíam đốc (Harrison, 1987). Harrison (1987) cho rằng các tiểu ban
giúp các giám đốc dành sự chú ý cho trách nhiệm đối với những khu vực cụ thể,
đem đến tính hợp pháp và trách nhiệm cho các doanh nghiệp và cũng cải thiện sự
tham gia của các giám đốc trong các cuộc họp hội đồng. Bài nghiên cứu cũng cho
rằng các ban tách biệt có ảnh hưởng nhiều đến thành quả doanh nghiệp (Klein,
1998), chiến lược công ty (Vance, 1983) và giảm thiểu vấn đề đại diện (Davidson và
các đồng nghiệp, 1988) hơn là toàn bộ hội đồng quản trị. Do đó, các ban rất quan
trọng trong các doanh nghiệp nơi có chi phí đại diện cao, ví dụ, rủi ro, đòn bẩy cao,
quy mô lớn và phức tạp. Hơn nữa, lý thuyết đại diện cho rằng các đặc tính như mức
độ độc lập của nó và một chủ tịch độc lập là những yếu tố tiềm năng ảnh hưởng
đến hiệu quả của các ban (Bradbury, 1990; Carson, 2002).
2.1. Giám sát rủi ro trong ngành tài chính: ban quản trị rủi ro và thù lao
Ban quản trị rủi ro giám sát mức độ rủi ro trong khi vẫn mong muốn đạt được lợi
nhuận tối đa. RC cho giám đốc các lời khuyên trong việc quản trị mức độ rủi ro hiện
tại và chiến lược rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp (Walker, 2009). Ban thù
lao giám sát các hoạt động thù lao được thiết kế để thu hút và giữ chân những
người lao động. Các hoạt động liên quan đến thù lao cũng được thiết kế để cung
cấp sự khuyến khích cho các nhà quản lý không thích rủi ro đảm đương mức độ rủi
ro mà những cổ đông trung lập với rủi ro có thể chịu được. Thách thức của việc
quản trị rủi ro doanh nghiệp là thiết kế những hợp đồng thù lao để thúc đẩy các
nhà quản trị hành động phù hợp với sở thích rủi ro của cổ đông trong khi phải duy
trì một mức độ rủi ro thích hợp cho doanh nghiệp (Murphy, 2000).
Theo lý thuyết phát tín hiệu (Certo, 2003) các tổ chức tiết lộ những thông tin tốt về
quản trị doanh nghiệp, như một ban thông tin để tạo ra một hình ảnh tốt trên thị
trường. Ngược lại, điều đó cũng làm tối thiểu hóa việc định giá thấp doanh nghiệp
bởi các nhà đầu tư hay tối đa hóa việc đánh giá cao giá trị doanh nghiệp. Tuy
nhiên, Menon và Williams (1994) tranh luận rằng trong nhiều trường hợp các ban
này có thể được thành lập để thúc đẩy việc quản trị doanh nghiệp tốt mà không
phục vụ cho bất kỳ mục đích lợi ích nào cho tổ chức. Do đó, các ban có thẩm quyền
(không đơn thuần chỉ là sự tồn tại), việc này rất quan trọng đối với sự thành công
của doanh nghiệp (Akhigbe và Martin, 2006). Kiến thức chuyên môn về sự phức tạp
của ngành tài chính của giám đốc các ban cho phép họ theo dõi và tư vấn về lĩnh
vực mà họ chịu trách nhiệm.
Những yếu tố xác định hiệu quả của ban thù lao, ban quản trị rủi ro và kiểm toán
cũng tương tự như các yếu tố giám sát hội đồng quản trị. Bài nghiên cứu này kiểm
tra hiệu quả quản trị của RC và CC dựa vào bốn đặc điểm chính được xác định bởi
Xie và các đồng nghiệp (2003) khi xây dựng hiệu quả ban kiểm toán
7
. Đầu tiên, để
thực hiện đầy đủ vai trò giám sát của họ, các ban cần độc lập với quản lý doanh
nghiệp.
ASX CGC khuyến cáo rằng ban thù lao nên bao gồm phần lớn các giám đốc độc lập
(ASX CGC, 2007, trang 35). Sự khuyến cáo này phản ánh một khía cạnh của lý
thuyết đại diện rằng các giám đốc độc lập sẽ đại diện nhiều hơn cho các cổ đông và
vì vậy đóng góp tốt hơn cho vai trò của sự giám sát độc lập trong việc quản lý
(Fama và Jensen, 1983; Jensen và Meckling, 1976; Pincus và các đồng nghiệp,
1989).
Thứ hai, RC và CC cần có những thành viên có chuyên môn trong kinh doanh. Việc
giám sát bởi RC và CC đòi hỏi các thành viên trong ban đóng góp chuyên môn, phán
đoán và có thái độ hoài nghi chuyên nghiệp cho quá trình giám sát (Raber, 2003).
Có thể đo lường độ chuyên nghiệp bằng thời gian phục vụ cho doanh nghiệp (nhiệm
7 Tương tự như ban kiểm toán, RC và CC đang giám sát các ban giải quyết vấn đề đại diện một cách cụ thể
(Xie và cộng sự, 2003).
kỳ). Các tác giả cho rằng khả năng các giám đốc giám sát rủi ro liên quan đến thời
gian phục vụ trong hội đồng hoặc ngành tài chính. Thứ ba, RC và CC nên họp
thường xuyên để đảm bảo rằng các vấn đề liên quan được xem xét đúng thời gian
và hiệu quả. Các phòng ban là sự mở rộng của hội đồng quản trị; do đó, các giám
đốc thường không đủ thời gian để thực hiện các nhiệm vụ của họ (Lipton và Lorsch,
1992). Càng có nhiều cuộc họp thường xuyên thì các vấn đề tiềm năng sẽ được xác
định, bàn luận và phòng tránh. Vì vậy, những cuộc họp thường xuyên sẽ làm cho
việc giám sát rủi ro tốt hơn. Cuối cùng, quy mô hội đồng thù lao và quản trị rủi ro
có thể tác động lên chức năng giám sát của họ.
Việc giám sát của ban thù lao và quản trị rủi ro (đo lường bởi quy mô hội đồng,
mức độ độc lập, kinh nghiệm và hoạt động) được kỳ vọng làm giảm rủi ro hành vi
đối nghịch của các nhà quản lý. Pathan (2009) cho rằng một sự giám sát mạnh của
hội đồng quản trị có tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân
hàng dựa vào quan điểm là những cổ đông ngân hàng khuyến khích việc có nhiều
rủi ro và tìm thấy rằng các hội đồng quản trị ngân hàng nhỏ có tương quan dương
với mức độ chấp nhận rủi ro lớn hơn. Những biến quản trị (sự độc lập của hội đồng
và sự bảo vệ cổ đông) tương quan âm với rủi ro, cho thấy rằng càng giám sát chặt
càng giảm mức độ chấp nhận rủi ro ngân hàng.
Khi vai trò của RC là để giám sát mức độ rủi ro doanh nghiệp, các tác giả mong đợi
một RC hiệu quả, được xác định bởi các thành phần của RC, sẽ được kết hợp với
việc duy trì mức độ rủi ro tương xứng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của
doanh nghiệp. Nói cách khác, các tác giả không mong đợi một mối tương quan
dương giữa thành phần RC và rủi ro doanh nghiệp. Ngược lại, lý thuyết đại diện
cho rằng vai trò của CC là để thiết kế các hợp đồng thù lao làm cho các nhà quản lý
không thích rủi ro thực hiện tất cả các dự án rủi ro đại diện cho quyền lợi của các
cổ đông. Do đó, sẽ có một tương quan dương giữa các đặc tính của CC và rủi ro
doanh nghiệp vì bài nghiên cứu cho rằng những cổ đông ưa thích rủi ro hơn (Jesen
và Meckling, 1976; Pathan, 2009). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các cổ đông
thích rủi ro quá mức; nó sẽ được bàn luận trong những phần tiếp theo. Các thảo
luận ở phần trước dẫn đến các giả thuyết sau:
H
1a
. Thành phần của ban thù lao có tương quan dương với mức độ rủi ro của các
doanh nghiệp tài chính.
H
1b
. Thành phần của ban quản trị rủi ro có tương quan âm với mức độ rủi ro của
các doanh nghiệp tài chính.
2.2. Các giám đốc là thành viên kép trong cả RC và CC
Trong khi Bradbury(1990: 22) tranh luận rằng ban kiểm toán làm giảm sự bất cân
xứng thông tin giữa những người trong và ngoài doanh nghiệp, Reeb và Upadhyay
(2010) cho rằng việc tách những giám đốc thành các ban chuyên biệt có thể tạo ra
sự bất cân xứng thông tin giữa các giám đốc. Tương tự như các chi phí của việc
phân cấp tổ chức, việc hình thành các tiểu ban có thể dẫn đến những quyết định tối
ưu của hội đồng quản trị khi các thành viên của ban tập trung vào những lĩnh vực
cụ thể mà họ chịu trách nhiệm thay vì tập trung vào mục tiêu tổng thể của những
quyết định của hội đồng quản trị. Do đó, chi phí của các tiểu ban là vấn đề phối hợp
và truyền đạt. Bài nghiên cứu thừa nhận một giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn
đề này là đảm bảo các giám đốc tham gia cùng trong các ban có thể tác động lẫn
nhau. Ví dụ, một trong những vai trò của ban quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi
ro phù hợp mà doanh nghiệp có thể chấp nhận trong khi ban thù lao có thể thiết kế
những gói thù lao với mục đích gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà quản
lý. Vì vậy, các ban này nên phối hợp và giao tiếp khi đưa ra các quyết định.
Hội đồng quản trị thường làm việc độc lập để đạt được các mục tiêu của riêng họ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các ban khác nhau được điều hành bởi một
nhóm các thành viên chung (Laux và Laux, 2009). Trong những trường hợp này,
Laux và Laux (2009) cho thấy một mối liên kết giữa các thành viên tham gia trong
cả ban thù lao và kiểm toán và cấu trúc lương các giám đốc điều hành. Đặc biệt, mô
hình được phát triển bởi Laux và Laux (2009) cho thấy rằng việc tách những chức
năng của các thành viên ban kiểm toán và thù lao có thể dẫn đến một tỷ lệ thù lao
theo thành tích cao hơn và kết quả làm tăng vai trò giám sát của ban kiểm toán
trong quá trình báo cáo tài chính. Vì khi những thành viên ban thù lao cũng tham
gia trong ban kiểm toán, họ muốn giảm ưu đãi đối với CEO để lôi kéo thu nhập
bằng cách hạ thấp khoản ưu đãi phải trả điều đó dẫn đến mức độ giám sát thấp
hơn. Hoitash và Hoitash (2009) kiểm tra thực nghiệm giả thuyết này và tìm thấy
một mức độ thành viên kép cao có liên quan với một tỷ lệ thù lao ưu đãi cho CEO
thấp hơn.
Tương tự, bài nghiên cứu xem xét sự phối hợp của việc giám sát của các ban (RC và
CC) cũng quan trọng. Lý thuyết đại diện dự đoán rằng các nhà quản lý được trả thù
lao dựa vào thành quả của doanh nghiệp dường như có thể thực hiện tất cả các dự
án có giá trị hiện tại thuần dương mà không quá quan tâm về các rủi ro liên quan.
Nếu thiết kế các gói thù lao có tiềm năng để giảm hành vi tự phục vụ, thì hiệu quả
CC cũng mang rủi ro cao. Tuy nhiên, chính sách thù lao cố định có thể khuyến khích
việc chấp nhận một mức rủi ro vượt xa hơn là đầu tư vào nguồn lực doanh nghiệp
có mức độ rủi ro trung tính (Miller và các đồng nghiệp, 2002).
Lý thuyết định giá tài sản cho rằng không có mức độ rủi ro quá mức đối với các cổ
đông đã đa dạng hóa trong những doanh nghiệp phi tài chính vì sự thất bại của
một doanh nghiệp không ảnh hưởng bất lợi đến danh mục đầu tư đã đa dạng hóa
của họ. Tuy nhiên, Gordon (2011, trang 5) cho rằng các cổ đông trong ngành tài
chính thích rủi ro ít hơn vì sự thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng
trong hệ thống có thể giảm giá trị danh mục đầu tư đã đa dạng hóa của các cổ
đông từ sự gia tăng sau đó trong rủi ro hệ thống. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cho
thấy thay vì nhìn vào quản trị rủi ro từ quan điểm tiêu cực, các doanh nghiệp có
một cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro sẽ cải thiện thành quả doanh nghiệp
(Gordon và các đồng nghiệp, 2009)
8
. Do đó, giao tiếp và phối hợp giữa RC và CC là
quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành tài chính và có nghĩa là các giám
đốc là thành viên của nhiều ban có thể hành động thận trọng hơn để tránh việc
chấp nhận rủi ro quá mức và đe dọa doanh nghiệp sẽ thất bại.
Vì vậy, khi thiết lập chính sách chi trả thù lao, ban thù lao phải xem xét liệu chính
sách của họ có phù hợp với khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp. Muốn giám sát thành
công đòi hỏi sự giao tiếp giữa các thành viên trong ban (Raber, 2003). Khi các giám
đốc có kiến thức chuyên môn phục vụ cho ban họ tham gia, chúng ta mong đợi rằng
8 Cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro được gọi là quản trị rủi ro doanh nghiệp.
có cùng những giám đốc trong cả hai ban sẽ làm cho việc giám sát tốt hơn về việc
thiết lập các gói thù lao phù hợp và quản trị rủi ro quá mức. Gỉa thuyết thứ hai là:
H
2
: Sự tham gia của các giám đốc trong cả ban thù lao và ban quản trị rủi ro có
tương quan âm với rủi ro.
2.3. Rủi ro và thành quả doanh nghiệp
Theo các mô hình định giá tài sản, một nhà đầu tư lý trí không nên đưa vào bất cứ
rủi ro có thể được đa dạng hóa nào (rủi ro phi hệ thống hoặc rủi ro đặc thù), chỉ rủi
ro không thể đa dạng hóa (rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường) (beta) được đưa
vào. Một danh mục đầu tư được đa dạng hóa đầy đủ chỉ hạn chế được rủi ro hệ
thống và mức độ rủi ro hệ thống không bị ảnh hưởng bởi sự thất bại của bất cứ
doanh nghiệp nào. Vì vậy, lợi nhuận này bù đắp cho các nhà đầu tư đối với rủi ro
chấp nhận phải gắn với rủi ro của nó trong bối cảnh danh mục đầu tư. Đó là, beta
của ngành tài chính là một nhân tố quyết định trong việc bù đắp rủi ro hệ thống
được chấp nhận bởi các nhà đầu tư (Bodie và các đồng nghiệp, 2009). Do đó, sự
thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng trong hệ thống có thể gia tăng
sự thất bại của các doanh nghiệp tài chính khác (Gordon và Muller, 2011) và làm
giảm lợi nhuận mong đợi trong ngành tài chính (Gordon, 2011). Gordon và Muller
(2011) cho rằng những cổ đông trong nội bộ ngành tài chính, ít nhất là một phần,
từ sự thất bại của doanh nghiệp (rủi ro hệ thống) càng thận trọng hơn với việc
chấp nhận rủi ro quá mức. Vì vậy, có mối tương quan âm giữa rủi ro và thành quả
doanh nghiệp tại những mức độ rủi ro quá mức vì bất cứ sự gia tăng trong rủi ro
dẫn đến việc sự không chắc chắn lớn hơn và rủi ro vỡ nợ sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
Những bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần ban và thành quả tài chính
của các doanh nghiệp phi tài chính được trộn lẫn, không tìm thấy bất kỳ một mối
quan hệ nào (Ellstrand và các đồng nghiệp, 1999), cho thấy một mối tương quan
âm (Klein, 1998), hay tìm thấy mối mối tương quan dương (Young và Buchholtz,
2002). Reeb và Upadhyay (2010), trong một bài nghiên cứu cho 11 ban trong
những doanh nghiệp phi tài chính, cho rằng ban tài trợ, quản trị doanh nghiệp, vấn
đề công cộng/khác có tương quan dương với thành quả (Tobin’s Q). Adam và
Mehran (2008) cho thấy một số các ban có tương quan âm với chỉ số Tobin’s Q phù
hợp với khái niệm của các chi phí về vấn đề phối hợp và giao tiếp trong các tiểu
ban.
Gordon và các đồng nghiệp (2009) cho thấy một mối tương quan dương giữa rủi ro
và thành quả còn tùy thuộc vào sự phù hợp giữa quản trị rủi ro và các đặc tính liên
quan của doanh nghiệp. Theo đó, các tác giả không mong đợi một mối quan hệ trực
tiếp giữa thành phần CC hay RC và thành quả doanh nghiệp
9
. Thay vào đó, các tác
giả thừa nhận rằng trong những trường hợp sự không chắc chắn cao, như là mức
độ rủi ro cao, các doanh nghiệp cần các ban có thẩm quyền trong việc quản trị và
giám sát rủi ro. Rủi ro doanh nghiệp đề cập đến sự biến động thu nhập doanh
nghiệp và được xem như là nguồn gốc của việc mâu thuẫn người đại diện (Bathala
và Rao, 1995). Rủi ro doanh nghiệp, như một phương pháp đo lường môi trường
thông tin doanh nghiệp và rủi ro của môi trường hoạt động của doanh nghiệp,
cũng là yếu tố quan trọng tiềm năng của thành quả doanh nghiệp. Trong một nỗ
lực để giảm những rủi ro của doanh nghiệp bằng cách giám sát (RC) và cơ chế
khuyến khích (CC) để đạt được sự thay đổi trong rủi ro và định hướng của các nhà
quản lý. Những doanh nghiệp tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề này bằng
cách xây dựng hội đồng của họ (và các ban) để đảm bảo việc giám sát đầy đủ hành
vi quản lý và để giảm nguy cơ chấp nhận rủi ro quá mức.
Hiệu quả của RC và CC trong việc quản lý và xác định việc chấp nhận rủi ro quá
mức phụ thuộc vào thành phần và quy mô của RC và CC, từ đó dẫn đến kết quả tốt
hơn. Ban thù lao và quản trị rủi ro bao gồm các đặc tính quản trị được yêu cầu dẫn
đến việc thiết kế các hợp đồng thù lao cũng như quản trị rủi ro tốt hơn và có thể
khuyến khích những nhà quản trị tạo nên các quyết định tốt hơn dẫn đến thành
quả của doanh nghiệp tốt hơn. Các thành viên ban cũng được khuyến khích để làm
tốt công việc của họ khi giá trị của họ trong thị trường vốn nhân lực chủ yếu dựa
vào thành quả tại doanh nghiệp của họ (Harrison và Harrell, 1993). Do đó, ban loại
9 Cùng một cách tương tự, Sun và các đồng nghiệp (2009) tìm thấy một mối tương quan dương giữa thành
quả trong tương lai của doanh nghiệp và sự lựa chọn cổ phiếu tài trợ dựa vào sự gia tăng chất lượng ban
thù lao.
bỏ việc chấp nhận rủi ro quá mức sẽ làm giảm mức độ rủi ro và dẫn đến một mối
tương quan dương giữa rủi ro và thành quả. Đơn giản là các tác giả mong đợi một
mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả dựa vào thành phần của ban thù
lao và rủi ro. Điều đó dẫn đến giả thuyết thứ ba.
H
3a.
Một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả phụ thuộc vào thành
phần ban quản trị rủi ro và thù lao.
Hơn nữa, nếu là thành viên kép sẽ làm vấn đề giao tiếp và phối hợp của các tiểu
ban giảm đi, từ đó các tác giả mong đợi các mục tiêu của CC và RC phù hợp với sự
ưa thích rủi ro của các cổ đông và một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành
quả. Ý kiến này phù hợp với ý kiến của Gordon (2011, trang 6) là “mặc dù các cổ
đông không thể chủ quan tất cả các chi phí kiệt quệ có hệ thống…những mất mát
của họ đủ để biện minh cho phương pháp kiểm soát việc chấp nhận rủi ro doanh
nghiệp tài chính”. Các tác giả điều tra liệu thành viên của RC và CC phối hợp để
quản trị rủi ro và lợi nhuận. Nói một cách khác, liệu CC có xem xét gói thù lao thúc
đẩy việc chấp nhận rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp và sau đó có
làm thành quả doanh nghiệp tốt hơn không? Do đó, các ban cung cấp sự giám sát
cần thiết để ngăn cản sự chấp nhận rủi ro quá mức nhưng các ban phải giao tiếp và
phối hợp để giảm sự bất cân xứng thông tin và đạt được các mục tiêu của cổ đông.
Điều đó dẫn đến giả thuyết cuối cùng:
H
3b
. Có một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả khi giám đốc là thành
viên kép của cả ban thù lao và quản trị rủi ro.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Chọn mẫu
Ngành tài chính năm 2008 bao gồm 265 công ty được niêm yết trên Sàn Giao dịch
Chứng khoán Australia (ASX, 2010). Lĩnh vực này bao gồm các công ty tài chính đa
ngành, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản và các quỹ tín thác đầu
tư bất động sản. Các công ty thuộc ngành tài chính được xem xét trong bài nghiên
cứu này vì các công ty này đang hoạt động trong một môi trường rủi ro hơn so với
các ngành khác (Pathan, 2009) và thường được loại trừ trong các nghiên cứu quản
trị doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu bao gồm một tập hợp dữ liệu bảng không cân
bằng của 317 công ty được niêm yết trên sàn ASX thuộc lĩnh vực tài chính, từ năm
2006 đến 2008 (711 quan sát) dựa vào những dữ liệu có liên quan cho trước. Dữ
liệu lưu trữ về các đặc điểm quản trị công ty (bao gồm về đặc điểm về các ban)
được thu thập từ các báo cáo hàng năm từ Connect4. Các biến tài chính được cung
cấp bởi Aspect FinAnalysis. Biến đo lường rủi ro được lấy từ Trung tâm nghiên cứu
tài chính (CRIF), dịch vụ đo lường rủi ro của Australian School of Business, Trường
Đại học New South Wales.
Nhất quán với các nghiên cứu trước đây, các tác giả xác định các đặc điểm của các
công ty bằng cách thiết lập RC hoặc CC (ví dụ trong nghiên cứu của Subramaniam
và các cộng sự, 2009; Yatim, 2010). Sau đó mẫu được chia thành các nhóm có ban
quản trị rủi ro và nhóm có các ban thù lao. Có 236 quan sát (126 công ty) là có ban
quản trị rủi ro, 337 quan sát (156 công ty) là có ban thù lao và 185 quan sát (96
công ty) là có cả hai ban để kiểm định các giả thuyết.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Có hai biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này: Rủi ro (Beta) và thành quả công ty
(LNEPS). Phương pháp đo lường rủi ro chính là Beta. Beta là hệ số góc của một hồi
quy tuyến tính đơn giản của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận với các chỉ số của
thị trường, trong đó cả hai đều được đo lường bằng độ lệch từ tỷ lệ phi rủi ro. Beta
là thước đo rủi ro của thị trường và được thể hiện như một hệ số có giá trị trung
bình trên thị trường và được xem là biến đơn vị. Một cổ phiếu có beta lớn (beta lớn
hơn beta đơn vị) và bằng 1 cho thấy là tương đối nhạy cảm với biến động của thị
trường, và một cổ phiếu có beta thấp (beta nhỏ hơn đơn vị) là tương đối không
nhạy cảm. Biện pháp đo lường này được điều chỉnh trong giao dịch ít. Như một
phương thức đo lường rủi ro thay thế, các tác giả sử dụng tổng rủi ro được tính
toán dưa trên độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày của các công ty
trong mỗi năm tài chính (STD.DEV). Nó được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ lệ
thu nhập trên vốn cổ phần của công ty và được biểu thị bằng tỷ suất sinh lợi mỗi
tháng được tính toán từ tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần đối với vốn cổ phần của công
ty.
10
Mối quan hệ giữa rủi ro và thành quả công ty đã được nghiên cứu rộng rãi bởi các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, kế toàn và tài chính. Mô
hình định giá tài sản nói chung đã cho thấy rằng các cổ đông được đền bù cho việc
gánh chịu rủi ro bằng cách nhận được lợi nhuận cao hơn. Mặc dù có rất nhiều
phương pháp đo lường thành quả công ty được sử dụng trong các nghiên cứu
trước đây, bài nghiên cứu này sử dụng thu nhập trên vốn cổ phần (EPS) vì (1) Rủi
ro dựa trên thu nhập thường được sử dụng trong phân tích và EPS cũng phản ánh
thu nhập của công ty, (2) EPS có khả năng bị ảnh hưởng bởi hành vi quản lý mạo
hiểm, đã được nhấn mạnh trong nghiên cứu này, và (3) nó là một phương pháp đo
lường hiệu quả mà được sử dụng phố biến ở tất cả các công ty tài chính. Các
nghiên cứu trước đây cũng sử dụng phương pháp đo lường thành quả tài chính
này trong lĩnh vực tài chính (Ví dụ như nghiên cứu của Doucoulliagos và các cộng
sự 2007, Luo 2003). Các tác giả còn sử dụng lợi nhuận thị phần trong kiểm định
tính vững chắc.
Các tác giả chính thức kiểm định giả thuyết 1-3 bằng cách sử dụng hiệu ứng ngẫu
nhiên theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) với sai số chuẩn
Clustered-robust (hay còn gọi là Huber-white) để kiểm soát bất cứ sự phụ thuộc
chuỗi trong dữ liệu (theo nghiên cứu của Gow và các cộng sự 2010, Petersen 2009).
Các kết quả của kiểm định Hausman xác định rằng một hiệu ứng ngẫu nhiên của
mô hình hồi quy GLS là phù hợp để kiểm định dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng thường có
tương quan chuỗi và tương quan theo thời gian, do đó vi phạm các giả định phổi
biến về tính độc lập của các sai số hồi quy (theo nghiên cứu của Gow và các cộng sự
năm 2010). Do đó, sai số chuẩn theo nhóm là không thiên lệch vì các sai số này giải
thích cho sự phụ thuộc còn lại (Petersen 2009). Theo mô phỏng của Petersen
(2009), sai số chuẩn theo nhóm là chính xác trong sự hiện diện của các hiệu ứng
10 Nó được đo lường trong khoảng thời gian 4 năm kết thúc theo ngày trong bảng cân đối hàng năm của
công ty. Tất cả lợi nhuận được đo lường bằng tháng trong khoản thời gian 4 năm. Lợi nhuận theo từng
tháng đo lường tổng lợi nhuận của cổ đông của công ty, bao gồm các tác động của các thay đổi vốn như vấn
đề tiền thưởng, vấn đề có thể giao dịch và không thể giao dịch cổ phiếu, chia nhỏ cổ phiếu, hợp nhất và phân
phối cổ tức.
trong năm (nếu biến giả năm được đưa vào), không có giả định cấu trúc tham số
đối với sai số theo nhóm, do đó mà hiệu ứng công ty có thể thay đổi cả về không
gian lẫn thời gian. Các tác giả đưa vào các biến giả cho từng thời kỳ (để hấp thụ
hiệu quả thời gian) và sau đó thu gom lại theo công ty.
Định nghĩa của các biến độc lập và biến kiểm soát được báo cáo ở bảng 1. Các mô
hình được chạy một cách riêng biệt đối với mỗi loại ban; nếu không, bài phân tích
chỉ sẽ bao gồm các công ty có cả hai loại ban. Các mô hình ban thù lao và ban quản
trị rủi ro như sau:
Bảng 1: Định nghĩa các biến
Biến Phương pháp đo lường
Biến phụ thuộc
BETA Rủi ro thị trường là hệ số dốc của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
có điều chỉnh đối với giao dịch ít
LNEPS
t+1
Logarit tự nhiên của lợi nhuận ròng sau thuế, chưa trừ những khoản
bất thường và lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ tức của cổ phiếu ưu
đãi bằng cách pha loãng số cổ phiếu đang lưu hành trong năm cộng 1
Biến độc lập Đặc điểm ban được sử dụng bắt nguồn từ hệ số COMFAC đối với hai
hệ số CC và RC
COMFAC Thành phần chính trong phân tích của 5 yếu tố sau:
CC/RC IND Tỷ lệ phần trăm của các giám đốc độc lập đối với tổng số giám đốc
trong ban
CC/RCPRO Tỷ lệ phần trăm của các giám đốc có trình độ chuyên môn trong tổng
số giám đốc trong ban
CC/RCSENIORIND Tỷ lệ phần trăm các giám đốc có hơn 10 năm làm việc trong tổng số
giám đốc trong ban
CC/RCSENIORBoD Là 1 nếu ban có hơn 10 năm hoạt động và 0 nếu ngược lại
CC/RCMEET Số lượng các cuộc họp được các ban tổ chức 1 năm
Các tác giả sử dụng COM để xác định có ban thù lao hay ban quản trị rủi ro hay không trong
phương trình và báo cáo các biến CC hoặc RC riêng biệt
COMSIZE SỐ giám dốc trong ban thù lao hoặc ban quản trị rủi ro
DUAL Là 1 nếu 1 thành viên làm việc cho cả ban thù lao hoặc ban quản trị rủi
ro và là 0 nếu ngược lại
Điều kiện tương tác
COMFAC*BETA Tương tác giữa COMFAC và BETA
COMSIZE*BETA Tương tác giữa COMSIZE và BETA
DUAL*BETA Tương tác giữa DUAL và BETA
Biến điều khiển
COMCEO Biến giả bằng 1 nếu CEO cũng là thành viên của ban thù lao hoặc ban
quản trị rủi ro.
LNEPS
t
Logarit tự nhiên của thu nhập trên mỗi cổ phiếu trước các khoản thu
nhập bât thường tại năm t
LNASSETS Logarit tự nhiên của tổng tài sản công ty tính bằng triệu USD
LEVERAGE Tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
BSIZE Tổng số giám đốc
YEAR Biến giả đối với năm 2006, 2007, 2008
SEGMENT Biến giả bằng 1 nếu công ty là ngân hàng, các công ty tài chính hỗn
hợp, bảo hiểm, REIT hoặc bất động sản, bằng 0 nếu ngược lại.
3.2.1 Biến độc lập
Để giao tiếp hiệu quả và tránh những vấn đề của việc khuếch tán trách nhiệm,
các ban thường có quy mô nhỏ. Trong khi các ASX CGC khuyến cáo rằng các ban
thù lao nên có ít nhất là 3 thành viên, không có hướng dẫn đối với ban quản trị
rủi ro. Có hai trường phái tư tưởng liên quan đến quy mô tối ưu. Vì khi quy mô
tăng nên, các chi phí tăng thêm của việc giao tiếp kém hơn, khuếch tán trách
nhiệm và ra quyết định không hiệu quả (Yermack, 1996). Ngược lại, một ban lớn
hơn có thể mang lại một chiều sâu hơn về kiến thức và kỹ năng cần thiết đa
dạng hơn để giám sát rủi ro và thực hiện việc ban thù lao. Do đó, quy mô của
ban kế hợp với khả năng của nó để giám sát rủi ro. Phù hợp với các nghiên cứu
trước đây, quy mô của ban là tổng số thành viên của ban (Hoitash and Hoitash,
2009; Petra and Dorata, 2008; Sun et al., 2009). Các tác giả không dự đoán
được hướng của mối quan hệ giữa quy mô ban và rủi ro hoặc thành quả do các
bằng chứng không thể đưa ra kết luân theo hướng tiêu cực hay tích cực.
Tương tự như các nghiên cứu quản trị trước đó (Ví dụ như Sun và các cộng sư
2009), các tác giả phát triển hệ số nhân tố (COMFAC) cho RC và CC bằng cách sử
dụng một phân tích thành phần chính của 5 trong 6 biện pháp riêng biệt của
đặc điểm của ban. Các tác giả loại trừ quy mô của ban (COMSIZE) ra khỏi các
yếu tó nghiên cứu vì sự nhầm lẫn giữa lý thuyết và thực nghiệm trong việc xem
xét liệu ban nhỏ hay lớn sẽ giám sát tốt hơn. Ngoài ra, các giá trị nhỏ trong
phân tích các nhân tố cấu trúc chỉ ra rằng quy mô của ban không phù hợp vơi
các yếu tố giải pháp và cần được loại bỏ ra khỏi nghiên cứu. Sử dụng hệ số nhân
tố khá hấp dẫn vì nó đưa ra mọt phần chung trong năm đặc điểm của ban. Cơ sở
lý luận của các đặc điểm này chứng minh cho việc quản lý tốt cũng được thiết
lập trong các tài liệu và các tác giả kì vọng hệ số nhân tố này sẽ tương quan
dương với rủi ro và thành quản. Giải thích rõ cho các thành phần của hệ số
nhân tố như sau:
Ban độc lập (CC/CRIND) đượ đánh giá phù hợp với ASX CGC (2007:16) định
nghĩa cho giám đốc độc lập. Thông tin được công bố hoặc trong báo cáo quản
trị doanh nghiệp hoặc trong báo cáo của giám đốc trong báo cáo hàng năm của
công ty. Các phương pháp này dựa vào tỷ lệ giám đốc độc lập của ban
(Anderson và Bizjak, 2003; Vafeas, 2003a). Nhất quán với các nghiên cứu trước
đây (Klein, 2002; Xie và các cộng sự, 2003), chungs tôi đo lường hoạt động của
ban bằng tần suất các cuộc họp (CC/RCMEET) như một biến đại diện.
Người lãnh đạo được gọi cho nhiều hơn các chuyên gia tài chính trong hội đồng
sau các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và sự tăng lên trong tỷ lệ
các vụ bê bối tài chính kế toán (Güner và các cộng sự, 2008). Các giả định cơ
bản là các giám đốc với hiểu biết tốt hơn về nguyên tắc và chuẩn mực kế toán sẽ
được trang bị tốt hơn để thực hiện vai trò giám sát hành vi phòng tránh rủi ro.
Các nghiệp vụ chuyên môn của các thành viên của ban (CC/RCPRO) được đo
lường bằng trình độ chuyên môn về kế toán hoặc tài chính (Ví dụ Chứng chỉ
hành nghề kế toán CPA, Kế toán viên giám định CA hoặc CFA. Biện pháp này phù
hợp với nghiên cứu của Petra và Doratha (2008) và Sapp (2008), người kiểm
tra mối quan hệ giữa chuyên môn và việc thực hiện ban thù lao.
Các giám đốc có thời gian làm việc dài thường giám sát rủi ro tốt hơn vì họ có
nhiều kinh nghiệm hơn (theo nghiên cứu của Vafeas 2003b) và vì họ có vốn ở
những công ty danh tiếng chuyên về phòng ngừa rủi ro (Fama và Jensen 1983).
Ngược lại, Bedchuck và Fried (2006) cho rằng các giám đốc có thời gian làm
việc dài có khả năng trở nên bảo thủ và do đó theo đuổi những mục tiêu riêng
của họ. Các giám đốc có nhiệm kì trong hội đồng (10 năm hoặc nhiều hơn)
thường có kiến thức và kinh nghiệm về thù lao và quản trị rủi ro nhiều hơn
(CC/RCSENIORBoD). Đây là phương pháp nhất quán với nghiên cứu của Sun và
cộng sự (2009). Các tác giả còn đánh giá chuyên môn của ban dựa trên kinh
nghiệm trong ngành của các thành viên. Các giám đốc có nhiệm kì dài hơn trong
lĩnh vực tài chính thường có kinh nghiệm vượt trội trong việc xác định rủi ro
thích hợp đối với công ty. Do đó, các tác giả sử dụng tỷ trọng các giám đốc có
hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành để đo lường chuyên môn của ban
(CC/RCSENIORIND). Hoitask và Hoitask (2009) đo lường sự tương tác giữa ban
thù lao và ban kiểm soát bằng cách xác định số lượng các thành viên trong hội
đòng mà làm ở cả hai ban. Nghiên cứu này đo lường sự phối hợp giữa ban thù
lao và ban quản trị rủi ro bằng cách tạo ra biến giả xác định có hay không các
giám đốc chịu trách nhiệm ở các hai ban (DUAL).
3.2.2 Biến kiểm soát
Các tác giả sử dụng thu nhập trên vốn cổ phần được báo cáo trong những năm
gần đây vì nó có thể có tác động vào mức độ hiện tại của rủi ro cũng như thành
quả công ty (LNEPS
t
). Quy mô công ty thường được đưa vào như là một biến
kiểm soát trong các nghiên cứu quản trị doanh nghiệp trước đây (Dever và cộng
sự 2008; Miller và cộng sự 2002, Pathan 2009, Sun và cộng sự 2009) vì khi quy
mô công ty tăng lên thường dẫn đến thành quả tốt hơn, trong khi quy mô công
ty có tương quan nghịch đối với rủi ro (Pathan 2009). Các tác giả tiến hành
chuyển đổi bằng logarit tự nhiên biến EPS và quy mô công ty (LNASSETS) để
bình thường hóa các số dư. Phù hợp với các nghiên cứu trước đây (ví dụ Pathan
2009), đòn bẩy (LEVERAGE) cũng được đưa vào làm biến kiểm soát vì nó là một
yếu tố quan trọng của rủi ro phá sản của công ty và do đó nó cũng liên quan đến
lợi nhuận.
Quy mô của hội đồng quản trị (BSIZE) được đưa vào mô hình như biến kiểm
soát vì quy mô lớn hơn thì xác suất thành lập các ban cũng lớn hơn
(Subrâmniam và cộng sự 2009, yatim 2010) và nghiên cứu đối với lĩnh vực tài
chính cũng tìm thấy mối tương quan nghịch giữa quy mô hội đồng quản trị và
rủi ro công ty (Pathan 2009). Các thành viên CEO thường đề cập đến khi CEO là
thành viên của ban thù lao (CC) hoặc quản trị rủi ro (RC) (COMCEO). Trong
trường hợp các CEO tham gia vào các ban thù lao, họ có thể quyết định mức thù
lao riêng của mình và có thể họ sẽ đưa ra thù lao có lợi cho họ, bất kể các tác
động đến rủi ro hoặc thành quả của công ty. Tương tư, sự tham gia của CEO
trong ban quản trị rủi ro có nghĩa là các CEO đang chủ động giám sát mức độ
rủi ro. Với thông tin nội bộ lớn hơn, CEO có thể cung cấp cho ban một mức độ
chuyên môn nào đó làm giảm mức độ rủi ro của công ty. Mặc khác, các CEO có
thể thúc đẩy nhanh để hành động một cách cơ hội, thực hiện những hành vi để
xây dựng đế chế và đa dạng hóa quá mức hoặc không liên quan (Baysinger và
Hoskisson 1990), dẫn đến việc làm tăng mức rủi ro. Các tác giả còn kiểm soát
đối với năm (YEAR) và ngành kinh tế (SEGMENT). Phân ngành khác nhau có thể
khác nhau về quy định và do đó không phải là một nhóm đồng nhất để kiểm
định giả thuyết.
4. Kết quả
Bảng 2 trình bày thống kê mô tả của các biến liên quan tới rủi ro, đặc điểm công ty,
thành quả công ty, ban thù lao và quản trị rủi ro. Trong số 711 quan sát, có 47% số
quan sát cho thấy sự tồn tại của một CC trong báo cáo hàng năm. Chỉ 33% của mẫu
chỉ có RC và 26% có cả 2 ban. Mặc dù sự tồn tại của ban thù lao và quản trị rủi ro
được dự kiến là cải thiện hiệu quả trong toàn hệ thống quản trị (ASX CGC, 2007),
các công ty tài chính thường chọn không thành lập các ban như vậy.
Hệ số beta có trung bình 1.27 cho thấy mức rủi ro thị trường mà các công ty tài
chính phải đối mặt trong giai đoạn 2006-2008 là cao. Trung bình độ lệch chuẩn của
tỷ suất sinh lợi hàng tháng (STD.DEV) đối với toàn bộ 711 quan sát mẫu là 10.60
cho thấy sự biến động lớn trong tỷ suất sinh lợi của các công ty tài chính. Các đặc
điểm của ban thù lao có quy mô trung bình khoảng 3.20
11
. Phần trăm các giám đốc
độc lập trong CC là 75%
12
. 22% mẫu có ít nhất một giám đốc với ít nhất 10 năm
kinh nghiệm và 73% CC có thành viên với ít nhất 10 năm hoạt động trong ngành.
Trung bình có 28% thành viên của CC có trình độ chuyên môn kế toán và/hoặc tài
11 Có 2 CC mà chỉ có một thành viên. Có 71 trường hợp (9.96%) các CC có ít hơn số tối thiểu được khuyến
nghị bởi ASX CGC là 3 thành viên.
12 Các kết quả không được báo cáo cho thấy có 20.2% có CC có các giám đốc độc lập, chỉ có 1.26% các CC
không bao gồm các giám đốc độc lập.
chính. Trung bình số cuộc họp của CC trong giai đoan 2006-2008 là 2.91
13
và 6%
CEO thuộc CC.
Liên quan đến các đặc điểm của ban quản trị rủi ro, số thành viên trung bình là
3.61
14
. Thành viên của RC chủ yếu là các giám đốc độc lập (80%)
15
. Trên 75% các
thành viên của RC có hơn 10 năm hoạt động trong ngành và 13% các thành viên
phục vụ lâu dài (ít nhất 10 nằm trong ban quản trị). Trung bình có 32% các thành
viên của RC có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán và/hoặc tài chính. Số
cuộc họp trung bình của RC là 4.75 một năm
16
. Chỉ có 3.5% các quan sát về RC cho
thấy các CEO nằm trong RC. 185 quan sát có cả RC và CC, 26% có một thành viên
hoạt động ở cả 2 ban.
Thống kê mô tả cả các biến đặc điểm công ty không thể chuyển đổi và thành quả
công ty (EPS
t
, BSIZE, ASSETS, LEVERAGE) cũng được trình bày trong bảng 2. Quy
13 Có một, hai, ba CC không có cuộc họp trong lần lượt các năm 2006, 2007, 2008. Những ban này có nhiều
hơn 2 thành viên.
14 Có 3 RC chỉ có một thành viên.
15 Trong số 236 quan sát, có 16.55% các RC hoàn toàn độc lập (tất cả các thành viên là các giám đốc độc
lập), trong khi đó có ít hơn 1% RC không có giám đốc độc lập nào.
16 Một RC không có cuộc họp nào trong năm 2006 và một RC khác không có cuộc họp nào trong năm 2008.
Hai công ty này không thuộc nhóm 6 công ty chỉ có một thành viên trong ban RC.
mô ban quản trị nằm giữa khoảng từ 2 đến 13 thành viên với trung bình là 5.54
17
.
Trung bình mẫu các công ty tài chính có tổng tài sản là 11,055 triệu $ và đòn bẩy
0.55. EPS
t
trung bình là 25.48. Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể trong các
đặc điểm của các công ty tài chính giai đoạn 2006-2008. Điều thú vị là có một sự
gia tăng dần trong việc thành lập các ban trong 3 năm.
Bảng 3a và 3b trình bày chi tiết các mẫu theo ngành trên 3 năm. Mẫu gồm 711
công ty, trong đó: 24 công ty bảo hiểm (3.4%), 43 ngân hàng (6.1%), 120 công ty
bất động sản (16.9%), 145 quỹ tín thác đầu tư bất động sản (20.4%) và 379 công ty
tài chính đa ngành (53.2%).
Phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Subramaniam và cộng sự, 2009) kiểm định
đầu tiên của các tác giả là để xác định các đặc điểm của công ty tài chính với các
ban của chúng. Kết quả được trình bày trong bảng 3b có được từ hồi quy chỉ ra
rằng có một sự tương quan dương giữa các ban (RC và CC) với quy mô công ty, quy
mô của ban quản trị và mức độ rủi ro (BETA). Kết quả này cho thấy rằng các công
ty có rủi ro cao thiết lập các ban này để điều hành và quản lý rủi ro tốt hơn. Đòn
bẩy thì không có mối tương quan đáng kể với sự tồn tại của các ban. Thành quả
công ty (LNEPS
t
) thì tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với sự tồn tại của
CC. Các khu vực của ngành tài chính thì không liên quan đáng kể với sự thành lập
của CC hay RC.
17 Chỉ có một hội đồng quản trị có số thành viên ít hơn số thành viên theo khuyến nghị của ASX CGC là nên có
ít nhất 3 thành viên trong hội đồng quản trị.
4.1 Phân tích nhân tố chính đối với tính hiệu quả của các ban
Các kết quả phân tích nhân tố được trình bày trong bảng 4. Phần A trình bày các
nhân tố phổ biến được ước tính đo lường hiệu quả các ban. Phần B trình bày các
giá trị riêng của ma trận hệ số tương quan giản lược đối với 5 phương pháp đo
lườn tính hiệu quả của các ban. Phần C trình bày tương quan giữa các nhân tố phổ
biến và 5 phương pháp đo lường tính hiệu quả của các ban. Các thành phần được
rút ra giải thích gần 50% sự biến động trong 5 biến gốc.
4.2 Kết quả hồi quy GLS
Các kết quả của kiểm định H1 được trình bày ở bảng 5. Kết quả chỉ ra tương quan
dương và có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm của CC và rủi ro (B=0.229; z=2.61), vì
vậy ủng hộ giả thuyết H1a. Các tác giả cũng tìm thấy một mối liên kết yếu kể giữa
đặc điểm của RC và BETA (B=0.235, z=1.68), vì thế bác bỏ giả thuyết H1b. Tuy
nhiên, mối tương quan dương không chứng minh quá mức hay đánh giá sự gia
tăng của mức độ rủi ro.
Các mô hình chỉ ra rằng, rủi ro (BETA) có mối tương quan âm và đáng kể với thành
quả công ty (LNEPS
t
), điều này cho thấy một sự chấp nhận rủi ro quá mức đi kèm
với thành quả công ty bị giảm sút. Nói cách khác, việc chấp nhận rủi ro quá mức
làm gia tăng xác suất của việc thất bại. Giả thuyết 2 thừa nhận rằng mối quan hệ
giữa các giám đốc và ban quản trị rủi ro là tương quan âm với rủi ro bởi vì mối
quan hệ này có thể đảm bảo việc chấp nhận rủi ro quá mức ít hơn do truyền thông
giữa RC và CC. Kết quả là tương quan âm nhưng không đáng ể, vì thế bác bỏ giả
thuyết H2.
Kết quả đối với kiểm định giả thuyết H3a và H3b được trình bày trong bảng 6. Các
tác giả thất bại trong việc tìm kiếm một một tương quan dương giữa rủi ro và
thành quả phụ thuộc vào đặc điểm của ban RC và CC. Tuy nhiên, các tác giả thấy
rằng, có một mối tương quan âm giữa rủi ro và thành quả đi kèm với sự gia tăng
quy mô của CC (B=-0.003; z=-2.84). Sự tương tác giữa thành viên kép và rủi ro đi
kèm với thành quả là tương quan dương và đáng kể (B=0.011; z=2.15), ủng hộ giả
thuyết H3b. Trong khi kiểm định các giả thuyết, các tác giả phát hiện rằng có nhiều
công ty ở năm 2008 bị hủy niêm yết ở năm 2009. Do đó các tác giả chạy thử kiểm
định sử dụng các quan sát năm 2006 và 2007 (không trình bày ở đây). Kết quả đối
với thành viên kép có ý nghĩa thống kê và kinh tế nhiều hơn đáng kể.
Trong bài nghiên cứu này, các tác giả không thừa nhận mối quan hệ cơ bản giữa
thành phần các ban và thành quả công ty. Mối liên kết như vậy được cho là biến nội
sinh bởi vì các thành phần của ban có thể ảnh hưởng tới thành quả công ty và
ngược lại, thành quả công ty có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của các ban. Thay
vào đó, các tác giả thừa nhận một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả
phụ thuộc vào các thành phần ban. Nghĩa là, các thành phần ban làm dịu đi mối
tương quan âm giữa rủi ro quá mức và thành quả. Các tác giả kiểm soát các biến
nội sinh tiềm tàng bằng cách sử dụng các biến công cụ có liên quan tới thành phần
bàn nhưng không liên quan tới thành quả công ty trong năm t+1 và chạy hồi quy
2SLS. Các biến công cụ được hồi quy dựa trên sự tồn tài và thành phần của các ban
trong bước đầu tiên: LIABILITIES
t
(tổng nghĩa vụ nợ), CFO
t-1
(dòng tiền hoạt động
của năm trước), BSIZE
t
, STD.DEV
t-1
(tổng rủi ro trong năm trước). Các tác giả sử
dụng những biến này bởi vì các nghiên cứu cho thấy các nhân tố này có liên quan
tới việc các công ty thành lập các ban (Bradbury, 199; Carson, 2002; Piot, 2004;
Ruigrok và cộng sự, 2006; Sabramaniam và cộng sự, 2009; Yatim, 2010). Hơn nữa,
việc sử dụng các biến có độ trễ 1 thời kỳ (LIABILITIES
t
, và BSIZE
t
) và biến có độ trễ
hai thời ky (CFO
t-1
, STD.DEV
t-1
) nghĩa là các biến công cụ thì không thể có tương
quan với biến thành quả (LNEPS
t+1
), và làm tính nội sinh (Doucouliagos và cộng sự,
2007). Các mô hình được chạy riêng cho mỗi ban, mặt khác các phân tích chỉ bao
gồm các công ty có cả các ban và làm giảm mẫu xuống còn 146 quan sát.
Kết quả của hồi quy 2SLS được trình bày trong bảng 7. Đầu tiên, các tác giả kiểm
định liệu sự tồn tại của RC, CC hay thành viên kép có liên quan tới thành quả công