Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo Nhóm nghiên cứu theo chủ đề - phương thức sinh tồn, phát triển chủ yếu của hoạt động khoa học ở khoa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.7 KB, 13 trang )

NHÓM NGHIÊN CỨU THEO CHỦ ĐỀ-
PHƯƠNG THỨC SINH TỒN, PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC Ở KHOA LỊCH SỬ
PGS.TSKH. NGUYỄN HẢI KẾ
Chủ nhiệm Khoa Lịch sử
Trường Đại học KHXH&NV
Đại học Quốc gia Hà Nội
Gần đây, trong định hướng cũng như triển khai nghiên cứu khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội cổ vũ cho việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh.
Tham khảo mục Lý lịch khoa học trên trang web của Trường Đại học
KHXH& NV
1
, hoặc Thư mục khoa Sử trong Khoa Lịch sử nửa thế kỷ xây dựng và
phát triển (1956-2006)
2
hay mục Đội ngũ cán bộ của trang khoalichsu. edu.vn sẽ
thấy bức tranh khái quát không chỉ về số lượng các công trình nghiên cứu của khoa
Sử mà còn bộc lộ thông tin về quá trình và hình thức vận động nghiên cứu khoa học
của đội ngũ cán bộ khoa Lịch sử từ Đại học Tổng hợp Hà Nội đến trường Khoa học
Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trên cơ sở đó, chúng tôi có mấy lưu ý sau:
1. Ở khoa Lịch sử, ngay từ những năm đầu tiên thành lập khoa, việc
nghiên cứu theo nhóm đã được thực hiện.
Năm 1956 khoa Lich sử chính thức ra đời cùng với việc thành lập trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cho đến lúc đó, học sử, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử
không mới mẻ trong quá trình học vấn của Việt Nam, nhất là trong tinh thần văn –
sử- triết (và cả địa lý) bất phân. Nhưng bây giờ-năm 1956, là lần đầu tiên, chính thức
nhiệm vụ xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học chuyên nghiệp cho nền Sử
học Việt Nam dân chủ công hòa được trực tiếp đặt trên vai lứa cán bộ đầu tiên của
khoa.
Trong thập niên đầu tiên (từ 1956 đến khi chính thức bước vào cuộc chiến


đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc Việt Nam) của
1
Mức độ chi tiết và tính cập nhật thông tin về công trình của các tác giả không đều giưã các cán bộ. Theo
cách phân loại của mục Lý lich khoa hoc , thì có hai loại công bố chủ yếu ( (a): bài báo khoa học,( b) sách (
như giáo trình, chuyên khảo, )Cả hai loại này đều có viết chung ( từ hai tác giả trở lên ) và viết riêng ( một
tác giả ) Trong đó loại ( a) phần lớn đứng tên riêng,
2
Xem Khoa Lịch sử nửa thế kỷ xây dựng và phát triển (1956-2006) Nhà xuất bản Thế giới, từ trang 131 đến
537
Khoa Lịch sử lực lượng cán bộ giảng dạy có trên hai chục người
3
(xem Phụ lục N.1).
Trong tình hình đó, việc hình thành các nhóm như là phương thức chủ yếu để:
. Xây dựng các giáo trình cơ bản.
Trước khi thành lập khoa, đã có các cuốn giáo trình của Đào Duy Anh: Lich sử
Việt Nam - từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX (xuất bản lần đầu tiên năm 1955), Cổ
sử Việt Nam (in lần đầu năm 1956), ba bộ Vũ trụ quan, Biện chứng pháp, Chống
xâm lăng của Trần Văn Giàu vốn được sọan trước đó. Nhưng, từ khi thành lập khoa,
những bộ giáo trình được hình thành và xuất bản trong 10-15 sau đều do các nhóm
(từ hai người trở lên) biên sọan.
Bên cạnh số cán bộ - nhà văn hóa tiền bối, những nhà khoa học sáng lập
khoa và trực tiếp giảng dạy, đào tạo: Đào Duy Anh (sinh năm 1904), Trần Văn Giàu
(sinh năm 1911), Trần Đức Thảo (sinh 1917) là lớp học trò, đồng nghiệp trẻ cả
tuổi đời và tuổi nghề như Đinh Xuân Lâm (sinh 1925), Vương Hoàng Tuyên, Kiều
Xuân Bá (sinh 1926), Nguyễn Văn Sự (sinh 1928), Đặng Huy Vân (sinh 1930) còn
đông đảo là kém các Thày hơn 20 tuổi trở lên: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng
-1934, Lê Mậu Hãn -1935, Phan Đại Doãn-1936, Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Vũ
Dương Ninh - 1937) .
Ngay từ khi mới về khoa, năm 1956, thày giáo trẻ Đinh Xuân Lâm (31tuổi)
đã “bị” GS Trần Văn Giàu “lôi” vào viết chung Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1897-

1914; tiếp sau đó, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Đặng Huy Vận, Kiều Xuân Bá,
Hoàng Văn Lân cùng Trần Văn Giàu biên soan bộ Lịch sử Việt Nam cận đại
Nhóm cán bộ trẻ chưa đến “tam thập nhi lập” như Phan Huy Lê, Trần Quốc
Vượng, Hà Văn Tấn và khóa 1vừa tốt nghiệp năm 1959 như Phạm Thị Tâm, Trịnh
Nhu, Phan Đại Doãn nhanh chóng “bị” các thày phân công theo nhóm, biên soạn
các bộ Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Lịch sử chê độ công xã nguyên thủy ở
Việt Nam
Tiếp sau, suốt thập niên sáu mươi, nửa đầu bẩy mươi của thế kỷ trước, cũng
với cách thức đó, đội ngũ các nhà khoa học thuộc lớp đầu tiên này (có được bổ sung
những cán bộ vào đầu những năm 1960
4
) tập trung vào hoàn thành các bộ giáo trình
cơ bản khác như Lịch sử Việt Nam (xuất bản năm 1971), các bộ giáo trình Lịch sử
thế giới (xuất bản năm 1973)
1.2 Triển khai các chuyên khảo
Trừ hai cuốn Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ của Phan
Huy Lê, Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê mạt của Vương
3
Thời kỷ này ở Khoa Sử còn một đội ngũ cán bộ đông đảo trức tiêp làm công tác dich thuât, tư liêu giỏi
tiếng Hán, tiếng Pháp góp phần quan trọng vào các hoạt đông nghiên cứu khoa học như : Trần Lê Hưu,
Kiều Hữu Hỷ, Phùng Viễn Xương, Lê Quốc Túy, Đoàn Thăng, Nguyễn Đậu Tân,
4
Như : về khoa năm 1961 : Nguyễn văn Hồng, Diệp Đình Hoa , Năm 1962 : Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy
Quý, Nguyễn Công Sử, Bùi Văn Hách, 1963 : Đặng Nghiêm Vạn , Hồ Gia Hường, Ca Lê Hiến, Hoàng Điệp,
Bùi Văn Chép, Trần Bá Chí,
Hoàng Tuyên công bố năm 1959, còn lại các chuyên khảo của đội ngũ cán bộ giai
đoạn này, qua những năm 60 trở đến những năm 70 là những công trình được hoàn
thành theo nhóm, tập thể nhóm- bộ môn, như: Hoàng Hoa Thám và phong trào
nông dân Yên Thế (xúất bản năm 1958) Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường
Tộ (1961), Khởi nghĩa Lam Sơn (1965) Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên -

Mông ở thế kỷ XIII (1968), Việt Nam đất nước anh hùng (1975), Một số trận quyết
chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc (1976)
Có thể nói, cách làm việc tổ chức theo nhóm tương ứng với các bộ môn: Lich
sử Viêt Nam cổ - trung đại, Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Khảo cổ học, Lịch sử
Thế giới, Lịch sử Đảng CSVN để hoàn thành các giáo trình ban đầu, các chuyên
khảo đã được hình thành, xác định vững chắc ngay từ đầu tiên của khoa Lich sử. Và,
hầu hết các giáo trình, các chuyên khảo đầu tiên của thế hệ đó, vượt qua thử thách
của thời gian, trở thành những công trình để đời mà nhiều năm sau thật khó vượt
qua được không chỉ về quy mô, hàm lượng khoa học, về tính khách quan sử học, độ
tin cậy của nguồn tài liệu
2. Phương thức đó tiếp tục được khẳng định và phát huy trong thời kỳ Đổi
mới – thời kỳ của trường Đại học KHXH& NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

Một, hai năm sau 1975, cho đến cuối những năm 80, việc triển khai các đề
tài nghiên cứu khoa học, các chuyên khảo trong hoàn cảnh khó khăn hơn của điều
kiện kinh tế xã hội Việt Nam thời hậu chiến. Nhưng, phương thức tổ chức công
trình, các đề tài theo nhóm – bộ môn tiếp tục được duy trì, đã ra đời những: Chiến
thắng Bạch Đằng (1980), Danh nhân Nghệ Tĩnh (1980), Trên đất Nghĩa Bình (1988)
Hơn nửa thập niên đầu tiên của thời kỳ Đổi mới, nhất là từ những năm 90,
thời kỳ ra đời của Đại học Quốc gia-Trường Đại học KHXH&NV đến nay, các hoạt
động nghiên cứu khoa học, triển khai các đề tài các cấp nở rộ”. Và, cũng chưa bao
giờ, phương thức triển khai các công trình khoa học lớn theo tập thể nhóm sôi nổi,
thực tế như vậy (xem Phụ lục)
Thời kỳ này, bên cạnh đội ngũ của thế hệ đầu tiên sung sức, dày thâm niên
trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ở khoa Sử đã có thêm những các
nhà cán bộ giảng dạy ở lại công tác từ nửa đầu những năm 70- 80 , rồi lớp cán bộ
giữ lại sau 1995. Phương thức làm việc theo nhóm nghiên cứu để hoàn thành:
2.1. Hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học, các hợp tác với các ngành, các địa
phương trong nước và quốc tế.
Do đòi hỏi của thực tiễn kinh tế, văn hóa, xã hội, các đề tài nghiên cứu của

khoa Lịch sử trong thời kỳ Đổi mới được đặt ra nhiều hơn, đa dạng hơn, liên ngành,
rộng lớn hơn:
- Các vấn đề về thiết chế chính trị, về làng xã – nông dân – nông nghiệp, về
nguồn sử liệu
- Các vấn đề về chủ quyền và an ninh quốc gia (lịch sử chủ quyền của Việt
Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về Nam Bộ và biên giới Tây Nam)
- Tổng kết quá trình lịch sử và bài học kinh nghiệm của các ngành, đoàn thể,
địa phương như Chính phủ, Quốc hội, các vấn đề về lịch sử và văn hoá Thăng Long
– Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
- Những vấn đề cuả lịch sử tộc người, vùng miền, thời kỳ (Mạc, Lê - Trịnh,
Nguyễn )
- Các quan hệ kinh tế- xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ với khu vực và
thế giới.
(Xem phụ lục)
2.2 Các chuyên khảo : Bên cạnh việc xuất hiện ngày một tăng chuyên khảo của
một tác giả, vốn bắt đầu bằng/ từ các luận án, hay một phần luận án Phó Tiến sĩ,
Tiến sĩ (TS,TSKH) được công bố
5
, còn lại các chuyên khảo được hình thành từ các
đề tài, các hợp đồng nghiên cứu khoa học từ cấp Thành phố đến Nhà nước đều là
các sản phẩm của quá trình lao động theo nhóm .
(Xem phụ lục)
*****
Hơn nửa thế kỷ, đã gần 200 lượt cán bộ giáo viên công tác, giảng dạy và
nghiên cứu ở Khoa Lịch sử. Với những công trình nghiên cứu khoa học lớn nhỏ
khác nhau, lao động kiên trì, bền bỉ của các thế hệ đó đã tạo dựng lên thành quả, uy
tín đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa, của trường- trung tâm nghiên cứu
khoa học vào hàng đầu về khoa học lịch sử của quốc gia, khu vực, mà không ít
người khẳng định: trường phái Sử học Đại học Tổng hợp!
54 năm đó, các họat động nghiên cứu khoa học, phục vụ đất nước, phục vụ

chế độ, đào tạo cán bộ, các nhà khoa học ở khoa Sử đã tập trung thời gian, năng lực
nhiều hơn vào các họat động nghiên cứu tập thể - theo nhóm, bộ môn, liên ngành.
Không trở thành khung hướng chủ yếu trong họat động nghiên cứu khoa học (về quá
trình thời gian về số lượng tuyệt đối các giáo trình, các chuyên khảo, các vấn đề
khoa học – kinh tế, xã hội đặt ra và giải quyết cũng như sự phát triển theo quá trình
của các tiêu chí này)
5
Chẳng hạn : Hoàng Lương. Hoa văn Thái- Nxb Văn hóa dân tộc . H, 1988; Nguyễn Quang Ngọc Về một số
làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX. Hội Khoa học Lich sử Việt Nam.H1993) Nguyễn Hải Kế
Một làng việt cổ truyền ở Băc Bộ . Nxb KHXH.1996
Lâm Bá Nam : Nghê dệt lụa cổ truyên ở đồng bằng Bắc Bộ Nxb KHXH, H.1999. Nguyễn Đình Lê : Biến đổi
cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc 1954-1975 . Nxb VHTT.H1999. Ngô Đăng Tri. Vùng tự do Thanh – Nghệ -
Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp , Nxb CTQG, H,2001, v.v…
Nếu so với các giáo trình, các chuyên khảo do cá nhân đảm nhiệm, không thể
nói là không có những hy sinh những ham thích, cá tính riêng thâm chí là những
thiệt thòi khi các nhà khoa học tập trung lao động vào các họat động này.
6

Trong điều kiện một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội của một đất
nước còn nghèo về kinh tế, lại trải qua những biến động chính tri, kinh tế, xã hội đặc
biệt dữ dội của Việt Nam và thời đại hơn nửa thế kỷ qua rất nhiều những điều có thể
kể ra (như: làm đề tài, hợp đồng để có thu nhập, cải thiện đời sống để tồn tại, để
vượt qua những eo hep tiền lương để góp phần nuôi nhau, để khỏi “nhàn cư vi bất
thiện”). Tuy nhiên với tư cách là một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học, tư
cách người Thày- Nhà khoa học, thì quá trình tổ chức lao động, theo nhóm, bộ môn-
rồi liên/xuyên ngành ấy,:nổi bật lên ít nhất 3 điều vô giá- lớn lao hơn tất cả với quá
trình hơn 50 năm khoa Lich sử, và rộng hơn là với các khoa học Lịch sử của chế độ
Việt Nam dân chủ công hòa, Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Thứ nhất : Đáp ứng những yêu cầu của quá trình giảng dạy, đào tạo (từ
những giáo trình, tập bài giảng đầu tiên), những đòi hỏi cần thiết của quá trình

kinh tế xã hội của các khoa học lich sử trước tình hình thực tiễn của đất nước
và thời đại.
Thứ hai : Rèn luyện và xây dựng bản lĩnh, năng lực khoa học của đội
ngũ kế tiếp.
Là một cơ sở nghiên cứu, đào tạo, là một nhà giáo- nhà khoa học, hẳn điều
quan trọng sống còn, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của khoa, của
ngành phụ thuộc đến quyết định vào việc xây dựng đội ngũ kế tiếp. Hơn năm mươi
năm qua nhờ / qua lao đông đó mà thế hệ những Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần
Quốc Vượng, rồi Vũ Dương Ninh, Phan Đại Doãn, Lê Mậu Hãn, Nguyễn Văn
Hồng đã kế thừa xứng đáng thế hệ Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu trong giảng dạy
nghiên cứu khoa học. Nhờ đó mà lớp cán bộ giảng dạy ở lại khoa những năm 70-80
hiện nay hầu hết đã có học hàm GS, PGS, các nhà khoa học có uy tín được khẳng
định
7
, đang thực sự trở thành đội ngũ chủ lực chủ chốt trong tổ chức và triển khai
các hoạt động nghiên cứu của khoa, của ngành lich sử. Nhờ đó, mà lứa cán bộ dưới
35 hôm nay
8
của khoa đã nhanh chóng đứng trong đội hình, có năng lực cụ thể
trong triển khai nghiên cứu khoa học, trong phối hợp nghiên cứu các đề tài, dự án.
6
. Hầu như chưa có các chuyên khảo , những bộ giáo trình, hay cụm công trình nổi tiếng – sản phấm của
quá trình lao đông tập thể đó của khoa được giải thưởng Nhà Nước, giải thưởng Hồ chí Minh, Cao nhất là giải
thưởng công nghệ của Đại học Quốc gia năm 2005 là chuyên khảo Kháng chiến chống Nguyên- Mông của
Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm .
7
Không kể số chuyển công tác khỏi Đại học Quốc gia, còn lại tương đương với khoảng 35-30-25 năm công
tác tại trường. Nhóm này ban đầu cũng chủ yêu tại các khoa trên, từ sau 1995 – thành lập trường Đại học
KHXH& NV, vì yêu cầu phát triển của các ngành, chuyển sang các khoa như Báo chí, Du lich, Lưu trữ, Thư
viện

8
Như Hoàng Anh Tuấn, Trần Thiện Thanh, Lý Tường Vân, Lê Quỳnh Nga, Đỗ Hương Thảo, Nguyễn Ngọc
Phúc, Nguyễn Hoài Phương, Phạm Đức Anh, Đỗ Thùy Lan, Nguyễn Hồng Sơn,…
Thứ ba: Khoa Lịch sử luôn duy trì, củng cổ và phát huy được sức mạnh
khoa học của mỗi cá nhân, bộ môn, toàn khoa.
Là hệ quả của hai điều trên, hơn nửa thế kỷ, với biết bao biến động, khoa
Lich sử của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hôm qua, Trường Đại học Khoa học
Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay luôn luôn là chốn đi – về của
mỗi thành viên, thành điểm hội tụ, liên kết khó thay thế được của những cơ quan
nghiên cứu lich sử văn hóa trong và ngoài nước, thành chỗ dựa tin cậy của đồng
nghiêp; khẳng đinh và phát huy được sức mạnh của một trường phái đào tạo và
nghiên cứu, phục vụ xã hội, phục vụ đất nước hội nhập quốc tế.

NHK
PHỤ LỤC
N.I. Đội ngũ cán bộ giảng dạy khoa Lich sử thâp niên đầu tiên
Họ và tên Năm vào
công tác
ở trường
Sách
riêng
Sách
viết
chung
Ghi chú
1 Đào Duy Anh 1956- 5 Giải thưởng Hồ Chí Minh
2 Trần Văn Giàu 1956- 4 1 Giải thưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Việt Nam gồm 5
bộ,
3 Đinh Xuân Lâm 1956

4 Nguyễn Văn Sự 1956 đến
1963
5
5 Phan Huy Lê 1956, 6 14 Giai thưởng nhà nước
“Tìm về cội nguồn” (2 tập)
nghiên cứu về lịch sử Việt Nam
thời trung đại, chủ yếu từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XIX công bố từ
năm 1959 đến 1966
6 Trần Quốc Vượng 1956 6 9
7 Vương Hoàng Tuyên 1956 đến
1982
2 3
8 Chu Thiên 1956
đến1969
1
9 Chương Thâu từ 1956
đến 1966
3
10 Kiều Xuân Bá 1957 đến
1970
1
11 Hà Văn Tấn 1957 9 10 Giải thường Hồ Chí Minh
“Theo dấu các văn hoá
cổ”
12 Đăng Huy Vận 1957-
1969
5
13 Phạm Thị Tâm 1959 2
14 Phan Đại Doãn 1959. 3 13 Giải thương Nhà nước :

Làng xã Việt Nam - Một vấn
đề kinh tế - văn hóa - xã hội
15 Vũ Dương Ninh 1959,
15 Lê Mậu Hãn 1959 2 15
17 Trịnh Nhu 1959 5
18 Nguyễn Dương Bình 1959 đến
1969
19 Hoàng Bá Sách 1959 1
N.2 Một số giáo trình của Khoa Lich sử
Tên giáo trình Các tác giả Nhà, năm
xuât bản lần
đầu
1 Lich sử Việt Nam thời kỳ
1897-1914
Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm
2 Lich sử cận đại Việt
Nam
Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm Giáo dục, H.
1959
3 Lich sử chế độ cộng san
nguyên thuỷ ở Việt Nam
Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng Giáo dục,
H.1960
4 Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam Tập I
Trần Quốc Vương, Trịnh Nhu,
Pham Thị Tâm
Giáo dục , H,
1960,
5 Lịch sử chế độ phong

kiến Việt Nam Tập II
Phan Huy Lê,
6 Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam - Tập III
Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm.
Phan Đại Doãn
Giáo dục,
1960;…
7 Lịch sử Việt Nam Cận
đại - Tập I
Trần Văn Giàu , Đinh Xuân
Lâm Nguyễn Văn Sự,Kiều
Xuân Bá
Giáo dục,
H.1961
8 Lịch sử Việt Nam Cận
đại ( 3 tập )
Trần Văn Giàu Đinh Xuân
Lâm, Đặng Huy Vận
Giáo dục,
H.1961.
9 Sơ yếu khảo cổ học
nguyên thuỷ Việt Nam (
Hà văn Tấn, Trần Quốc Vượng Giáo dục ,
H.1961)
10 Lich sử Cân đại Việt
Nam
Đinh Xuân Lâm, Giáo dục, H.
1963
11 Lich sử Việt Nam Trần Quốc Vương, Phan Huy

Lê….
KHXH.
H.1970
12 Giáo trình lich sử thế
giới cổ đại
Trịnh Nhu,
13 Lich sư cận đại thê giới Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Gia
Phu,
Đại học
Tổng hợp Hà
Nội 1973
14 Cơ sở Khảo cổ học Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng,
Diệp Đình Hoa
Đại học và
THCN.
H1975,
15 Lich sử thế giới cổ đại
,tập I
Trịnh Nhu Đại học và
THCN. H.
1985
16 Lich sử thế giới Trung
đại
Nguyễn Gia Phu Đại học và
THCN.
H.1975
17 Lịch sử hiện đại thế giới
1917-1945
Nguyễn Huy Quý ( cb ) Đại học và
THCN. H

1984
18 Lịch sử Đảng CSVN Lê Mậu Hãn ( cb ) Đại học và
THCN .
1991.
19 Lịch sử Việt Nam. tập I Phan Huy Lê Đại học và
THCN, H.
1991
20 Dân tộc hoc đại cương Lê Sỹ Giáo ( cb)
Hoàng Lương, Lâm Bá Nam
Giáo dục ,
H.1995
21 Đại cương Lich sử thế
giơi cận đại – tập 2
Vũ Dương Ninh ( Cb) Giáo dục.
H.1996
22 Cơ sở văn hóa Viêt Nam Trần Quốc Vượng ( cb )
Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí
Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy
Anh
1996.
23 Đại cương Lịch sử Việt
Na Tập III
Lê Mậu Hãn ( cb ) Giáo dục. H.
1997
24 Lich sử văn minh thế
giới
Vũ Dương Ninh ( cb ) Giáo dục.
H1999.
25 Đại cươnglịch sử Việt
Nam. Tập I

Phan Đại Doãn ( cb) Giáo dục.
H.1999.
26 Tiến trình lịch sử Việt
Nam
Nguyễn Quang Ngọc ( cb)
Nguyễn Đình Lê, Trương Thị
Tiến
Giáo dục,
H,2000.
27 Môt số chuyên đề lich sử
thế giới
Vũ Dương Ninh ( cb ) ĐHQG.
H2001.
28 Giao trinh Lich sử Đảng
CSVN
Lê Mậu Hãn ( cb) Vũ Quang
Hiển, Ngô Đăng Tri,
CTQG.
H.2005
29 Giáo trình Tư tưởng Hồ
Chí Minh
Lê Mậu Hãn ( Cb ), Vũ Quanh
Hiển
CTQG.
H,2005
,….
N 4. Một số chuyên khảo ,
Tên công trình Các tác giả Nhà, năm xuất bản lần
đầu
1 Khởi nghĩa Lam Sơn và

phong trào đấu tranh
giải phóng đất nước vào
đầu thế kỉ XV
Phan Huy Lê, Phan Đại
Doãn
KHXH.H.1965,
2 Cuộc kháng chiến chống
xâm lược Nguyên Mông
thế kỉ XIII
Hà Văn Tấn, Phạm Thị
Tâm
KHXH, H. 1968.
3 Một số trân quyêt chiên
chiến lược trong lich sử
dân tộc
Phan Huy Lê, Phan Đại
Doãn,Pham thị Tâm ,
Trần Bá Chí
QĐND. H.1976
4 Trên đất Nghĩa Bình Phan Huy Lê, Phan Đại
Doãn, Vũ Minh Giang,
Nguyễn Quang Ngọc
5
N.5. Một số chuyên khảo từ các đề tài khoa học và công nghệ
Đề tài thời gian Tác giả Năm, nhà xuất
bản
1 Các giá trị truyền
thống và con
người Việt Nam
hiện nay (Đề tài

cấp Nhà nước,mã
số KX.07.02)
1992-1995 Phan Huy Lê- Vũ Minh
Giang ( đồng Cb) Vũ
Văn Quân, Lâm Bá
Nam
HàNội,1994.
2 Kinh nghịệm tổ
chức quản lý
nông thôn Việt
Nam trong lich sư
Phan Đại Doãn,( Cb )
Nguyễn Văn Khánh,
CTQG. H.1994
3
Hệ thống chính trị
trong lịch sử Việt
1993-1995 Vũ Minh Giang
Nam (Đề tài cấp
Nhà nước)
4
Lịch sử chủ
quyền của Việt
Nam trên các
quần đảo Hoàng
Sa-Trường Sa
(Đề tài cấp Nhà
nước, mã số
BĐHĐ01.01)
1994-1996 Nguyễn Quang Ngọc

5
Lịch sử chủ
quyền biên giới
Tây Nam (Đề tài
độc lập cấp Nhà
nước)
1995-1997 Vũ Minh Giang
6
Chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam,
truyền thống và
hiện đại (Đề tài
cấp Nhà nước, mã
số KHXH01.10)
1996-2000 Phan Huy Lê
Nguyễn Quang Ngọc,
Vũ Văn Quân,

7
Sự phát triển của
Việt Nam học
trên thế giới (Đề
tài độc lập cấp
Nhà nước)
1999-2001 Vũ Minh Giang
8
Lịch sử Việt Nam
(Đề tài độc lập
cấp Nhà nước)
2001-2005 Nguyễn Quang

Ngọc( Cb ) Phan Huy
Lê, Lê Mậu Han, Vũ
Minh Giang, Vũ Văn
Quân, Nguyễn Đình
Lê, Trương Thị Tiên,
Nguyễn Hải Kế
9
Lich sử Quốc Hội
Việt Nam
Lê Mậu Hãn ( cb )
10
Lich sử Đảng bộ
Hà Nội 1954-
1975
Lê Mậu Hãn ( cb
11
Lich sử chính
phủ
2004 Lê Mậu Hãn ( Cb )
Nguyễn Đình Lê,
CTQG.2005
12
Những đặc trưng
cơ bản của bộ
máy quản lý đất
nước và hệ thống
2003-2005 Vũ Minh Giang
chính trị nước ta
trước thời kỳ Đổi
mới (Đề tài cấp

Nhà nước, mã số
KX10.08)
13
Thăng Long – Hà
Nội với vai trò
trung tâm chính
trị, hành chính
quốc gia - những
bài học về quản lý
và phát triển (Đề
tài cấp Nhà nước,
mã số KX09.02)
2004-2007 Vũ Văn Quân –
Nguyễn Quang Ngọc
( Đông Cb)
Hà Nội .2010
14
Giáo dục và đào
tạo Thăng Long -
Hà Nội: định
hướng phát triển
giáo dục Thủ đô
trong thời kỳ
công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (Đề
tài cấp Nhà nước,
mã số KX09.07)
2004-2007 Nguyễn Hải Kế ( Cb)
Vũ Văn Quân, Nguyễn
văn Kim, Nguyễn

Ngọc Phúc, Nguyễn
Hoài Phương, Đỗ
Hương Thào
Hà Nội -2010.
15 Địa bạ cổ Hà Nội 2005-
2007
Phan Huy Lê
( cb) Nguyễn
Hải Kê,
Nguyễn Quang
Ngọc, Vũ Văn
Quân, Phan
Phương
Hanọi.2007
Thảo,Phan Thị
Hoàn
16 Địa chí Cổ Loa 2004-
2005
Nguyễn Quang
Ngọc – Vũ
Văn Quân
Nguyễn Hải
Kê, Đỗ
HươngThảo,
Nguyễn Ngọc
Phúc, Nhiều
cán bộ trong
khoa, trường.
Các viện, cơ
quan nghiên

cứu ở Hà Nội
HaNoi.2005
V,v

×