Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái lúa nước do biến đổi khí hậu ở Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 81 trang )






ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ĐỐI
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
(Sản phm thuc hp đng s: 180112/FIRM-CBCC ky
́
nga
̀
y 18/01/2012)


Tên và mã số dự án: Dự án “Tăng cƣờng năng lực quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ TĐ và KS phát thải khí nhà kính”
(thuộc Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng) - 00060851
Tên go
́
i thâ
̀
u: Tƣ vấn xác định các phƣơng án thích ứng và phòng ngừa tác
động của Biến đổi khí hậu cho tỉnh Cần Thơ
Nh thầu: Trung tâm Môi trƣờng Đô thị và Công nghiệp



ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ĐẾN
NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN DO BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU THÀNH PHỐ CẦN THƠ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Lê Thị Hƣờng



ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA
HỆ SINH THÁI LÚA NƢỚC DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CẦN THƠ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC








Hà Nội - 2014









ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Lê Thị Hƣờng



ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA
HỆ SINH THÁI LÚA NƢỚC DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CẦN THƠ

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Dƣơng Hồng Sơn







Hà Nội, 2014






Lời cảm ơn
Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quc gia Hà Ni đã tạo mọi điều kiện thuận li cho tác giả trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới
thầy hướng dẫn là PGS. TS. Dương Hng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí
tưng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã giúp đỡ tác giả có đưc những ý tưởng ban
đầu về đề tài cũng như trong sut quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Khóa luận.
Thầy đã luôn ủng h, đng viên và hỗ tr những điều kiện tt nhất để tác giả hoàn
thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi
trường, các thầy cô trong b môn Quản lý Môi trường đã cung cấp các kiến thức
khoa học về môi trường và kiến thức các ngành khoa học khác, những kiến thức đó
sẽ tạo tiền đề cho tác giả trong quá trình học tập và công tác sau này.
Để hoàn thành khoá luận này tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của đng nghiệp, sự đng viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè.

Hà Ni, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ





Lê Thị Hƣờng


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TP. CẦN THƠ 4
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 4
1.1.1 Các khái niệm chung 4
1.1.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái lúa nước 6
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 8
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 8
1.2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 11
1.2.3 Các công trình nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu 19
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở TP. Cần Thơ 21
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 21
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hi 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 32
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, s liệu 32
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu dựa trên khung tiếp cận chung của IPCC 32
2.2.3 Phương pháp kế thừa 33
2.2.4 Phương pháp GIS 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở TP. Cần Thơ 35

3.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu đi với nhiệt đ 35
3.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu đi với lưng mưa 36
3.1.3 Kịch bản nước biển dâng 37
3.2 Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do biến
đổi khí hậu ở TP. Cần Thơ 39
3.2.1 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương 39
ii

3.2.2 Lựa chọn b chỉ thị 44
3.2.3 Các bước tính toán 47
3.3 Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái lúa
nƣớc ở TP. Cần Thơ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các tác động chính của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái lúa nƣớc 7
Bảng 2. Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số ở TP. Cần Thơ 25
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 26
Bảng 4. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 27
Bảng 5. Đóng góp vào GDP của các ngành 28
Bảng 6. Mức tăng nhiệt độ (
0
C ) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) 35
Bảng 7. Mức thay đổi lƣợng mƣa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) 36

Bảng 8. Mực nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình B2 (cm) 37
Bảng 9. Diện tích ngập trong thời kỳ tƣơng lai theo kịch bản biến đổi khí hậu tƣơng
ứng với các mức ngập khác nhau ở TP. Cần Thơ (km
2
) 37
Bảng 10. Số liệu đầu vào của chỉ số mức độ phơi lộ (E) 44
Bảng 11. Số liệu đầu vào của chỉ số tính nhạy cảm (S) 45
Bảng 12. Số liệu đầu vào của chỉ số khả năng thích ứng (AC) 47
Bảng 13. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần con của chỉ số E
trong điều kiện hiện tại 49
Bảng 14. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần con của chỉ số S
trong điều kiện hiện tại 50
Bảng 15. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần con của chỉ số AC
trong điều kiện hiện tại 51
Bảng 16. Các giá trị chỉ thị trong điều kiện hiện tại 52
Bảng 17. Các giá trị E, S, AC và VI trong điều kiện hiện tại 53
Bảng 18. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần con của chỉ số E -
kịch bản 2020 55
Bảng 19. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần con của chỉ số S -
kịch bản 2020 56
iv

Bảng 20. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần con của chỉ số AC
- kịch bản 2020 57
Bảng 21. Các giá trị chỉ thị - kịch bản 2020 58
Bảng 22. Các giá trị E, S, AC và VI - kịch bản 2020 58
Bảng 23. Số liệu đầu vào của chỉ số mức độ phơi lộ (E) trong điều kiện hiện tại 67
Bảng 24. Số liệu đầu vào của chỉ số mức độ nhạy cảm (S) trong điều kiện hiện tại 68
Bảng 25. Số liệu đầu vào của chỉ số khả năng thích ứng (AC) trong điều kiện hiện
tại 69

Bảng 26. Số liệu đầu vào của chỉ số mức độ phơi lộ (E) – kịch bản 2020 70
Bảng 27. Số liệu đầu vào của chỉ số mức độ nhạy cảm (S) – kịch bản 2020 71
Bảng 28. Số liệu đầu vào của chỉ số khả năng thích ứng (AC) – kịch bản 2020 72

v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chínhTP. Cần Thơ 22
Hình 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TP. Cần Thơ năm 2010 34
Hình 3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. Cần Thơ đến năm 2020 34
Hình 4. Mức tăng nhiệt độ vào năm 2020 so với thời kỳ 1980 – 1999 kịch bản B2
cho TP. Cần Thơ 35
Hình 5. Mức tăng lƣợng mƣa (%) vào năm 2020 so với thời kỳ 1980-1999 ở TP.
Cần Thơ 36
Hình 6. Bản đồ ngập lụt TP. Cần Thơ - kịch bản nền 38
Hình 7. Bản đồ ngập lụt TP. Cần Thơ ứng với mực nƣớc biển dâng 9cm 39
Hình 8. Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng 41
Hình 9. Bản đồ mức độ tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do nguy cơ ngập lụt ở
TP. Cần Thơ 54
Hình 10. Bản đồ mức độ tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do nguy cơ ngập lụt ở
TP. Cần Thơ 59


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH
Biến đổi khí hậu
CTMTQG

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
EEA
Cơ quan môi trƣờng Châu Âu
IPCC
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
KT-XH
Kinh tế - xã hội
Sở NN&PTNT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SOPAC
Uỷ ban Khoa học Địa lý ứng dụng Nam Thái Bình
Dƣơng
TP
Thành phố
UNDP
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNEP
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
BĐKH mà trƣớc hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển dâng đang là
một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH tác
động lên các lĩnh vực: tài nguyên, môi trƣờng, KT-XH, sức khỏe cộng đồng, hạ
tầng cơ sở, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học,…trên phạm

vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của Trái đất, của nhân loại và “đòi hỏi thế giới phải
hành động ngay, nhanh chóng hơn bao giờ hết, khi chƣa quá muộn” (UNDP, 2007).
Trong vòng hai thập kỷ gần đây, số lƣợng thiên tai trên trái đất đã tăng lên
gấp 4 lần, từ mức trung bình 120 thiên tai mỗi năm vào đầu những năm 1980 lên
gần 500 thiên tai mỗi năm nhƣ hiện nay (theo báo cáo của OXFAM có tiêu đề “Báo
động Khí hậu”). Số lƣợng ngƣời dân trên thế giới bị ảnh hƣởng trực tiếp từ thiên tai
cũng tăng từ 174 triệu ngƣời mỗi năm trong giai đoạn 1985 đến 1994 lên 254 triệu
ngƣời mỗi năm trong giai đoạn 1995 đến 2004. Số lƣợng các trận lũ lụt trung bình
một năm hiện nay đã tăng cao gấp 6 lần so với năm 1980. Các thiên tai cứ xảy ra
liên tiếp, cho dù là những thiên tai nhỏ, cũng có thể đẩy ngƣời dân nghèo và cộng
đồng của họ rơi vào vòng xoáy mà rất khó có thể gƣợng lại đƣợc. Các nƣớc giàu lại
làm tình hình tồi tệ thêm khi mà thƣờng chỉ ƣu tiên hỗ trợ cho các trƣờng hợp khẩn
cấp do các thiên tai lớn gây ra, hoặc chỉ hỗ trợ cho các quốc gia đƣợc coi là đồng
quan điểm chính trị với họ.
Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu nhiều ảnh hƣởng của những
thiên tai liên quan đến khí hậu thời tiết. Tháng 8 năm 2007, Việt Nam phải chịu một
trận bão lớn kèm theo lũ lụt tàn phá nặng nề các tỉnh miền Trung và sau đó đến
tháng 10, cơn bão số 5 (có tên quốc tế là Lekima) đã gây ra sạt lở đất và lũ lụt quy
mô lớn chƣa từng có trong vòng 20 năm qua.
Theo “Kịch bản Biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam” của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng năm 2012, khu vực bờ biển của ĐBSCL, ứng với kịch bản
phát thải cao, đến năm 2050 mực nƣớc biển có thể dâng lên từ 26cm đến 32cm và
cuối thế kỷ có thể tăng lên 79cm đến 105cm. Cũng theo kịch bản này, nhiệt độ trung
2

bình đến cuối thế kỷ sẽ tăng khoảng 1,5-2,5°C so với giá trị trung bình thời kỳ 1980
-1999, lƣợng mƣa tăng vào khoảng 5%-7%. Số liệu thực tế cho thấy tại TP. Cần
Thơ trong hơn 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5°C, mực
nƣớc cao nhất đã dâng khoảng gần 50cm. BĐKH thực sự đã làm cho bão, lũ, hạn
hán ngày càng ác liệt.

Theo Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08/02/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Cần Thơ thời kỳ
2006 – 2020 với mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp, hiện đại, đẩy nhanh tốc
độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa –
hiện đại hóa; phát triển ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên khi xây dựng quy
hoạch chƣa xét đến điều kiện BĐKH, có thể làm ảnh hƣởng đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn này cũng nhƣ đời sống kinh tế của
ngƣời dân và một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp – hệ sinh thái lúa
nƣớc. Trƣớc tình hình trên, TP. Cần Thơ bị sức ép nặng nề trong việc hoàn thành
các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nếu không có một chiến lƣợc hiệu quả về
thích ứng với BĐKH. Để làm đƣợc điều đó, việc xác định những nhóm đối tƣợng,
lĩnh vực/khu vực nào dễ bị tổn thƣơng với BĐKH và đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
là một nhiệm vụ rất quan trọng, giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách
đề xuất đƣợc những giải pháp và chiến lƣợc hợp lý trong bối cảnh BĐKH ngày
càng gia tăng.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu
- Xây dựng bộ chỉ số tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do BĐKH cho TP.
Cần Thơ.
- Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đến hệ sinh thái lúa nƣớc
ở TP. Cần Thơ và xác định đƣợc quận/huyện nào là tổn thƣơng lớn nhất.
- Đề xuất các biện pháp ứng phó với BĐKH đối với hệ sinh thái lúa nƣớc.
Phạm vi nghiên cứu
3

TP. Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, khu vực chịu ảnh hƣởng mạnh của
ngập lụt do nƣớc biển dâng kết hợp với lũ hàng năm nên ảnh hƣởng của hiện tƣợng
này đối với ĐBSCL nói chung và các khu vực dễ bị tổn thƣơng nói riêng trong thế
kỷ 21 cần phải đƣợc xem xét một cách chi tiết. Trong Luận văn, TP. Cần Thơ đƣợc
lựa chọn để nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do

BĐKH.
Ni dung nghiên cứu và Cấu trúc luận văn
Nội dung của nghiên cứu bao gồm:
- Tổng hợp các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các quy
hoạch ở TP. Cần Thơ;
- Xác định phƣơng pháp luận về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đến hệ sinh
thái lúa nƣớc do biến đổi khí hậu;
- Xây dựng bộ chỉ số tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do BĐKH cho TP.
Cần Thơ.
- Thực hiện đánh giá và xây dựng bản đồ chỉ số dễ bị tổn thƣơng đến hệ sinh thái
lúa nƣớc trong điều kiện biến đổi khí hậu;
- Đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái lúa nƣớc.
Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
ở TP. Cần Thơ
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CẦN THƠ
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1 Các khái niệm chung
Luận văn sẽ sử dụng các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu (bao gồm cả
biến động khí hậu, nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan) đã đƣợc

đƣa ra trong nghiên cứu của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007),
Chƣơng trình Giảm nhẹ thiên tai của Liên Hiệp quốc (UNISDR, 2009).
Biến đổi khí hậu (Climate change): là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể nhận biết đƣợc qua sự biến đổi về trung bình và/hoặc sự biến động của
các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng
thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí
hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài
thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng
thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên
bên trong hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do những biến đổi nhân tạo
lâu dài trong thành phần khí quyển (IPCC, 2007).
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability): là mức độ mà 1 hệ thống dễ bị ảnh
hƣởng và không có khả năng chống chịu với những tác động tiêu cực của BĐKH,
bao gồm dao động khí hậu và những hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Tính dễ bị tổn
thƣơng là hàm tổng hợp của các tham số đặc tính, cƣờng độ, tốc độ biến đổi và phụ
thuộc vào mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống
(IPCC, 2007). Tính dễ bị tổn thƣơng tăng lên khi cƣờng độ BĐKH và tính nhạy
cảm tăng, giảm xuống khi khả năng thích ứng tăng lên.
Tiếp xúc/l diện/phơi l (Exposure): Bản chất và mức độ mà một hệ thống
đƣợc tiếp xúc với sự thay đổi khí hậu đáng kể (IPCC, 2007).
Tính nhạy cảm (Sensitivity): là mức độ mà một hệ thống có thể bị tác động tiêu
cực hay tích cực từ sự BĐKH. Sự biến đổi này bao gồm biến đổi về khí hậu trung
bình và tần suất cũng nhƣ hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Tác động này có thể là trực
5

tiếp (ví dụ nhƣ sự thay đổi mùa màng do thay đổi nhiệt độ) hoặc gián tiếp (ví dụ
thiệt hại gây ra bởi gia tăng tần suất ngập ven biển do nƣớc biển dâng). Mức độ
nhạy cảm bao gồm sự phơi lộ có xem xét đặc trƣng và cƣờng độ của BĐKH và khả
năng hệ thống sẽ bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi này. Ví dụ, hệ thống trồng trọt
rất nhạy cảm trong khi các cơ sở chế biến lại kém nhạy cảm hơn với BĐKH mặc dù

chúng có thể bị ảnh hƣởng bởi các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, suy giảm cấp nƣớc
và cấp điện gián đoạn (IPCC, 2007).
Khả năng thích ứng (Adaptive capacity): là khả năng của một hệ thống tự
nhiên hay xã hội điều chỉnh trƣớc BĐKH (bao gồm cả thay đổi khí hậu và hiện
tƣợng thời tiết cực đoan) để làm giảm nhẹ thiệt hại tiềm tàng, tận dụng cơ hội mà
BĐKH đem lại, hoặc để ứng phó với những hậu quả (IPCC, 2007).
Khả năng giảm nhẹ (Mitigation capacity): bao gồm các hành động nhằm giảm
phát thải khí nhà kính, trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách tránh hoặc bẫy các khí
nhà kính trƣớc khi chúng đƣợc thải ra khí quyển hoặc cô lập các khí tự nhiên trong
khí quyển bằng cách tăng các bể chứa khí nhà kính tự nhiên nhƣ rừng. Những hành
động này có thể đòi hỏi sự thay đổi trong cách ứng xử hoặc phát triển và phổ biến
công nghệ. Khả năng này có liên quan đến kỹ năng, năng lực, tính phù hợp và sự
thành công mà một quốc gia đã đạt đƣợc và phụ thuộc vào công nghệ, thể chế, sự
thịnh vƣợng, công bằng, cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin. Khả năng giảm nhẹ
đƣợc xây dựng trên nền tảng đƣờng lối phát triển của một quốc gia (IPCC, 2007).
Khả năng phục hi (Resilience): là khả năng của một hệ thống tự nhiên hay
nhân tạo chống đỡ lại, hấp thụ và phục hồi từ những ảnh hƣởng của các mối hiểm
hoạ theo thời gian và xử lý hiện quả, bảo tồn và giữ gìn các cấu trúc, chức năng hay
định dạng cơ bản của nó (UNISDR, 2009).
Hiện tưng thời tiết cực đoan (Extreme weather event): Một hiện tƣợng thời
tiết cực đoan là một hiện hiếm có tại một nơi, một thời tiết cụ thể của năm. Có nhiều
cách định nghĩa hiện tƣợng hiếm có, nhƣng một hiện tƣợng thời tiết cực đoan
thƣờng sẽ là hiếm có hay ít có hơn 10% hay 90% của hàm mật độ xác xuất quan
trắc đƣợc. Theo định nghĩa, các đặc trƣng đƣợc gọi là thời tiết cực đoan có thể thay
6

đổi từ nơi này đến nơi khác. Các hiện tƣợng cực đoan riêng lẻ không thể quy
nguyên nhân một cách đơn giản và trực tiếp là vì biến đổi khí hậu do con ngƣời gây
ra, do luôn có một khả năng hữu hạn các sự kiện trong câu hỏi có thể xay ra rất tự
nhiên. Khi một kiểu thời tiết cực đoan kéo dài một thời gian, chẳng hạn nhƣ một

mùa, nó có thể đƣợc phân loại nhƣ một hiện tƣợng khí hậu cực đoan, đặc biệt là nếu
nó tạo ra một mức cực đoan cho giá trị trung bình hay giá trị tổng của chính nó (ví
dụ nhƣ: hạn hán, mƣa lớn trên một mùa) (IPCC, 2007).
1.1.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái lúa nước
TP. Cần Thơ là một phần của vùng đồng bằng rộng lớn hệ thống sông Cửu
Long. Lƣợng nƣớc chảy vào ĐBSCL bắt nguồn chủ yếu từ ngoài lãnh thổ Việt
Nam, vì vậy, ĐBSCL có một chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài.
Hàng năm chịu mùa lũ với ngập lụt trên diện rộng. Trong bối cảnh BĐKH và nƣớc
biển đang dâng lên thì nguy cơ gia tăng ngập lụt ở ĐBSCL đƣợc đánh giá là vấn đề
đáng kể nhất.
Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới FAO đã chỉ ra rằng nông nghiệp, mà cụ thể là
trồng lúa nƣớc là ngành nhạy cảm với BĐKH và BĐKH có tác động nghiêm trọng
đối với các hoạt động sản xuất. Khi sinh kế của một hộ gia đình phụ thuộc vào các
nguồn thu nhập vốn đã ít ỏi và không có sự đa dạng hóa, và khi những nguồn thu
nhập này lại là đối tƣợng phụ thuộc lớn vào khí hậu thì các hộ gia đình có thể đƣợc
coi nhƣ những đối tƣợng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của khí hậu (Adger 1999).
Ngành trồng lúa nƣớc truyền thống là phƣơng thức sinh kế chủ yếu của
ngƣời dân ở TP. Cần Thơ. Các vụ ngắn nhƣ rau và hoa quả hàng năm đƣợc thay thế
các vụ lúa. Đặc trƣng của ngành này là nông dân trồng lúa vào đầu mùa lũ và thu
hoạch khi mực lũ tiến sát đỉnh đê, các cánh đồng ngập lụt sau đó sẽ đƣợc tận dụng
để nuôi tôm, cá trong mùa đỉnh lũ.
BĐKH có tác động lớn đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, làm tăng nguy
cơ lây lan dịch bệnh. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động
và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên
tai liên quan đến nhiệt độ và mƣa nhƣ thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn
7

hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lƣợng của lúa qua
đó BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích lúa nƣớc. Điều này cho thấy tại TP. Cần
Thơ, hộ gia đình nông dân đƣợc công nhận là đơn vị kinh tế cơ bản mà ngành nông

nghiệp xây dựng ở cấp xã, huyện và tỉnh là trung tâm để tìm hiểu về những tác động
hiện tại và tƣơng lai của BĐKH. Trong bối cảnh này, một hộ gia đình nông nghiệp
và hệ thống sinh kế đƣợc coi là dễ bị tổn thƣơng nếu có xác suất mất mát, thiệt hại
từ BĐKH và có một xác suất cao là nó không phục hồi một cách nhanh chóng hoặc
hoàn toàn. Mức độ dễ bị tổn thƣơng của hộ gia đình đƣợc xác định bằng cách đánh
giá các nguồn lực, mức độ và tính đa dạng của nguồn thu nhập cũng nhƣ các tài sản
sản xuất và cơ sở hạ tầng.
Bảng 1. Các tác động chính của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái lúa nƣớc
Các yếu tố khí hậu
Đối tƣợng bị tác động
Tác động, rủi ro
Nhiệt độ gia tăng
Năng suất lúa
Làm giảm năng suất lúa do
dịch bệnh có điều kiện phát
triển, nhu cầu nƣớc tƣới tăng
trong khi nguồn nƣớc hạn chế
Số ngày nắng thay
đổi
Mùa vụ
Làm thay đổi mùa vụ
Lƣợng mƣa gia tăng
và nƣớc biển dâng
Đất canh tác
Gây ngập lụt làm giảm diện
tích đất canh tác lúa
Nguy cơ xói lở, làm bạc màu
các vùng đất nông nghiệp
Tăng diện tích đất canh tác bị
nhiễm mặn

Năng suất lúa
Gây thiệt hại và giảm năng
suất lúa do mƣa lớn thất
thƣờng xảy ra vào thời điểm
thu hoạch, hay do ngập úng
Năng suất bị suy giảm do đất
8

Các yếu tố khí hậu
Đối tƣợng bị tác động
Tác động, rủi ro
và nƣớc bị nhiễm mặn
Làm gia tăng dịch bệnh, sâu
hại ảnh hƣởng đến năng suất
lúa
Các hiện tƣợng khí
hậu cực đoan khác
nhƣ bão, áp thấp
nhiệt đới,
Năng suất lúa
Gây thiệt hại nặng nề đối với
hệ sinh thái lúa nƣớc do đất
trồng lúa ngập, cây lúa bị đổ,
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong v ngoi nƣớc
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tiếp cận nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng bắt đầu từ cuối những
năm 90, với những nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng của hệ thống tự nhiên – xã hội
do các tai biến tự nhiên (Mai Trọng Nhuận, 2000-2005), biến đổi khí hậu và mực
nƣớc biển dâng (Tom, G và cộng sự, 1994-1996), môi trƣờng thay đổi (Adger,
1999). Sau đó, cách tiếp cận theo hƣớng tổng hợp gồm cả tổn thƣơng về tài nguyên

thiên nhiên, kinh tế - xã hội, con ngƣời và môi trƣờng do các tai biến có nguồn gốc
từ cả tự nhiên và hoạt động của con ngƣời. Cho đến nay, nghiên cứu tính dễ bị tổn
thƣơng đƣợc chú trọng vào nhiệm vụ tăng năng lực của cộng đồng, tăng khả năng
phục hồi/chống chịu của các hệ sinh thái qua các đánh giá hiện trạng, dự báo tổn
thƣơng của các nhóm cộng đồng, tài nguyên – môi trƣờng, các ngành kinh tế (Mai
Trọng Nhuận và cộng sự, 2006-2010; Lê Thị Thu Hiền, 2006; Nguyễn Thị Hồng
Huế, 2009; Birkman, J. và cộng sự, 2010; Garschagen, M., 2011). Trên cơ sở đó,
các giải pháp giảm thiểu thiêt hại tai biến và ứng phó, thích ứng với các thay đổi
môi trƣờng, đặc biệt là biến đổi khí hậu với các mối đe dọa từ bão, lũ lụt, nƣớc biển
dâng.
Giai đoạn 1994-1996, Tom, G. và cộng sự đã nghiên cứu về tính dễ bị tổn
thƣơng của đới bờ Việt Nam do mực nƣớc biển dâng. Các vùng nhạy cảm đƣợc chỉ
ra dựa vào khả năng dễ bị tổn thƣơng của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
9

trƣờng đó là ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng. Kết quả
nghiên cứu này chỉ ra đƣợc khả năng rủi ro cao cho con ngƣời (khoảng 17 triệu
ngƣời trong đó có 14 triệu ngƣời thuộc ĐBSCL chịu tác động của lũ lụt hàng năm);
tài nguyên (khoảng 1.700 km2 đất ngập nƣớc), trong đó khoảng 60% là đất ngập
nƣớc ven biển bị ảnh hƣởng bởi mực nƣớc biển dâng cao); vốn đầu tƣ cho xây dựng
để bảo vệ sinh cảnh ở các vùng châu thổ ven biển (đê, kè, ) khi nƣớc biển dâng cao
1m thiệt hại khoảng 24 tỷ USD/năm.
Theo “Tài liệu hƣớng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định
các giải pháp thích ứng”, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi Trƣờng – Nhà
xuất bản Tài nguyên Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam, năm 2011. Tài liệu này đƣợc
xây dựng nhƣ một cuốn cẩm nang tra cứu và hƣớng dẫn các vấn đề liên quan tới
phƣơng pháp đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng cho
từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau. Theo tài liệu hƣớng dẫn này thì để đánh giá
tác động và tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu trong tƣơng lai chúng ta cần
xét đến tổ hợp các kịch bản biến đổi khí hậu và các kịch bản phát triển. Cách tiếp

cận này đƣợc gọi là phƣơng pháp phát triển và phân tích kịch bản, phƣơng pháp
xem xét tác động va khả năng dễ bị tổn thƣơng ứng với từng tổ hợp các kịch bản
biến đổi khí hậu và các kịch bản phát triển khác nhau. Với mục đích đơn giản hóa
đồng thời vẫn đảm bảo tính đa dạng và đầy đủ của đánh giá, thông thƣờng ngƣời ta
sử dụng và phân tích tổ hợp của 3 kịch bản biến đổi khí hậu và 3 kịch bản phát triển
– nghĩa là có 9 trƣờng hợp đánh giá: Kịch bản biến đổi khi hậu ứng với kịch bản
phát triển 1 (trƣờng hợp 1), ứng với kịch bản phát triển 2 (kịch bản 2), ứng với kịch
bản 3 (trƣờng hợp 3); kịch bản biến đổi khí hậu 2 ứng với kịch bản phát triển 1
(trƣờng hợp 4), ứng với kịch bản phát triển 2 (trƣờng hợp 5) v.v Tuy nhiên, tùy
vào khả năng và yêu cầu của từng địa phƣơng, chúng ta cũng có thể chọn số trƣờng
hợp đánh giá ít hơn: Ví dụ nhƣ 3 kịch bản biến đổi khí hậu và 2 kịch bản phát triển
(6 trƣờng hợp) hay 1 kịch bản phát triển (3 trƣờng hợp). Sau khi xác định đƣợc các
tổ hợp kịch bản, tiến hành đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cho các ngành và
10

nhóm đối tƣợng ứng với từng tổ hợp kịch bản và ghi nhận kết quả vào Ma trận đánh
giá tác động.
Cũng trong năm 2011, ThS. Trần Thị Kim Lan – Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH,
tính dễ bị tổn thƣơng của BĐKH gây ra đối với trồng trọt - chăn nuôi và thủy sản –
ngƣ nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt
định tính mà chƣa tính toán cụ thể chi tiết về mức độ ảnh hƣởng và tổn thƣơng ở
từng mặt, từng lĩnh vực. Theo tác giả, các tác động của BĐKH bắt nguồn từ 3 hệ
quả là: Nhiệt độ tăng, mƣa với cƣờng độ lớn, mực nƣớc biển và ngập lụt gia tăng.
Trong lĩnh vực nguồn nƣớc và vệ sinh, một dự án thuộc nguồn vốn đầu tƣ
của ADB áp dụng nghiên cứu cho khu vực tỉnh Bến Tre đƣợc hoàn thiện vào năm
2011 với mục tiêu chính là đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, rủi ro và các tác động
hiện tại đến nguồn nƣớc và vệ sinh ở tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu cũng xác định đƣợc
các điều kiện khí hậu nhất định trong tƣơng lai và đánh giá ảnh hƣởng của các kịch
bản BĐKH trong tƣơng lai đến hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh. Bên cạnh

đó cũng chú trọng đến đánh giá các tác động tiềm ẩn của BĐKH lên tài nguyên
nƣớc, sinh kế, con ngƣời, dân số, nguồn nƣớc và cơ sở hạ tầng vệ sinh, dịch vụ.
Một nghiên cứu điển hình tại xã Phù Long (Hải Phòng) và thị trấn Rạng
Đông (Nam Định) về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với
sinh kế của TS. Nguyễn Viết Thành, ThS. Đàm Thị Tuyết và nhóm cộng sự. Một
thực tế là việc nghiên cứu tác động của BĐKH rất nhiều nhƣng lại rất ít nghiên cứu
về sinh kế cụ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ tổn thƣơng với BĐKH là khác
nhau với các nhóm sinh kế khác nhau, các nhóm sinh kế có nguồn vốn tự nhiên
tƣơng đồng thì mức độ tổn thƣơng với biến đổi khí hậu tƣơng đối giống nhau. Các
nhóm có năng lực thích ứng với BĐKH thấp bị tổn thƣơng lớn hơn. Các tác giả cho
rằng, để phát triển hơn nghiên cứu này, trong tƣơng lai cần tăng số lƣợng mẫu điều
tra, kiểm định lại chỉ số phơi nhiễm sử dụng số liệu thống kê thứ cấp (sử dụng bản
đồ GIS, các số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng ở tỉnh, huyện, xã), so sánh
11

tính tổn thƣơng với BĐKH đối với các nhóm sinh kế ở các khu vực địa lý khác
nhau.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng do biến đổi môi trƣờng tự nhiên (trong đó có biến đổi khí hậu, nƣớc biển
dâng), đặc biệt nhiều ở các nƣớc, khu vực có nền kinh tế phát triển và sớm phải đối
mặt với vấn đề này cũng nhƣ hậu quả của nó là Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu,
Trung Quốc, Nhật Bản
Những nghiên cứu ở khu vực Bắc Mỹ
Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng môi trƣờng đƣợc phát triển bởi Ban ứng dụng
khoa học địa chất Nam Thái Bình Dƣơng (SOPAC) và Chƣơng trình môi trƣờng
Liên hợp quốc (UNEP), áp dụng cho các quốc gia thuộc các vùng đảo nhỏ (SIDS)
từ năm 1999. Sau đó công trình này đƣợc mở rộng và phát triển thành chỉ số tổn
thƣơng môi trƣờng (Environmental Vulnerability Index - EVI). Chỉ số này cung cấp
một phƣơng pháp đánh giá nhanh chóng và chuẩn hóa các đặc trƣng tổn thƣơng một

cách tổng thể và kết hợp cả ba khía cạnh “trụ cột” của phát triển là: môi trƣờng,
kinh tế và xã hội. Bởi vậy, EVI ngày càng trở nên quan trọng để có thể định lƣợng
đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng ở các khía cạnh khác nhau, kể cả mức độ thiệt hại và xây
dựng khả năng ứng phó, phục hồi. EVI là một trong những chỉ số đầu tiên của công
cụ quản lý môi trƣờng theo hƣớng hiện đại. Quy mô phát triển của một quốc gia
phù hợp nếu các điều kiện môi trƣờng đi cùng các quyết định quan trọng về chính
sách kinh tế, xã hội và hành vi văn hóa, bởi môi trƣờng là nền tảng của sự sống, hỗ
trợ cho hệ thống con ngƣời, đó là một phần đảm bao sự thành công của phát triển.
Trên một Tạp chí xã hội quốc tế về Ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy
hiểm tự nhiên, số ISSN 0921-030X, “Nghiên cứu về chỉ số tổn thƣơng do ngập lụt
đối với các thành phố ven biển và đƣợc sử dụng trong đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu”. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng ngập lụt vùng ven biển, đặc biệt là tạo ra các mối liên quan dễ nhận biết
giữa các khái niệm mang tính lý thuyết về tính dễ bị tổn thƣơng do ngập lụt, sự phù
12

hợp giữa các quyết định và các công cụ sử dụng. Nghiên cứu tập trung vào phát
triển chỉ số tổn thƣơng do ngập lụt ở các thành phố ven biển (CCFVI) dựa trên mức
độ phơi lộ, tính nhạy cảm và khả năng phục hồi, áp dụng cho 9 thành phố trên toàn
thế giới với mỗi thành phố có mức độ phơi lộ khác nhau.
Trong một nghiên cứu khác về tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đến
tài nguyên nƣớc ở Mỹ vào tháng 5 năm 2011 của Viện nghiên cứu về con ngƣời và
vũ trụ Thái Bình Dƣơng. Tính dễ bị tổn thƣơng ở khu vực Bắc Mỹ phụ thuộc vào
khả năng và thời gian thích ứng, các chiến lƣợc ứng phó cụ thể giữa các vùng.
Nghiên cứu đã đi vào phân tích và đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí
hậu đến tài nguyên nƣớc khu vực nƣớc Mỹ, đồng thời đƣa ra các kiến nghị về xây
dựng các chiến lƣợc thích ứng nhằm giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của các nhà khoa học Mỹ về tính dễ bị tổn thƣơng, ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng tình trạng dễ bị tổn
thƣơng tại quốc gia này đang ngày một gia tăng và chính phủ Mỹ đã tiến hành thực

hiện các nghiên cứu đánh giá về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu tại khu vực nƣớc Mỹ (Karl et al. 2009). Cũng theo các nhà khoa học Mỹ và
Canada, môi trƣờng của vùng Đông Bắc Mỹ đã thay đổi và có khả năng sẽ còn thay
đổi nhiều hơn nữa. Sự thay đổi môi trƣờng tự nhiên tác động tới nhiều khía cạnh
của rừng ở Đông Bắc Mỹ và phía Đông Canada. Trong nghiên cứu về “tác động của
biến đổi môi trƣờng tới các khu rừng tại Đông Bắc Mỹ và phía Đông Canada" tập
hợp thông tin khoa học về tính bền vững của rừng, từ những thay đổi về tuần hoàn
nƣớc tới những thay đổi về cây cối, động vật hoang dã và các loài có ảnh hƣởng
xấu. Từ đó, khuyến nghị cần phải xây dựng các biện pháp, chính sách phù hợp phục
hồi rừng trƣớc những ảnh hƣởng của biến đổi môi trƣờng tự nhiên.
Theo Michael T. Rains - Trạm Nghiên cứu phía Bắc (Northern Research
Station), rừng có vai trò rất quan trọng và rất dễ bị ảnh hƣởng trƣớc những thay đổi
của môi trƣờng tự nhiên, đặc biệt là các khu rừng thuộc bảy tiểu bang ở Hoa Kỳ:
Maine, New York, Vermont, New Hampshire, Massachusetts, Connecticut và
Rhode Iceland; và các tỉnh của Canada: Quebec, Labrador, Newfoundland, New
13

Brunswick và Nova Scotia. Còn nhà khoa học Lindsey Rustad lại cho biết lƣợng
thông tin đã có về biến đổi môi trƣờng tự nhiên đôi khi khiến cho việc tìm kiếm
thông tin phù hợp về một khu vực cụ thể gặp khó khăn. Mục đích của các nhà khoa
học là tạo ra 1 nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy về tác động của biến đổi môi
trƣờng tự nhiên tới các khu rừng Đông Bắc. Kết quả nghiên cứu của 38 nhà khoa
học Mỹ và Canada cho thấy những ảnh hƣởng của biến đổi môi trƣờng tự nhiên
(trong đó có sự biến đổi khí hậu) tới các khu rừng của vùng Đông Bắc. Bằng cách
sử dụng các dữ liệu lịch sử, nghiên cứu thực nghiệm, chạy mô hình các nhà khoa
học kết luận rằng biến đổi môi trƣờng tự nhiên sẽ có tác động sâu sắc tới những
cánh rừng ở Đông Bắc theo đà tăng tốc của biến đổi môi trƣờng tự nhiên. Do vậy
cần có các biện pháp ứng phó nhằm duy trì tính ổn định rừng, giúp cho các khu
rừng tăng khả năng chống chọi với ảnh hƣởng của biến đổi môi trƣờng tự nhiên.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đƣa ra lời cảnh báo: Bụi và các

chất ô nhiễm từ châu Á - đang "chu du" qua đại dƣơng tới Bắc Mỹ và gây ô nhiễm
bầu không khí ở khu vực này, có thể khiến tác động của biến đổi môi trƣờng trở nên
nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của cơ quan trên cho biết khoảng một nửa khối
lƣợng bụi ở Mỹ và Canada có "xuất xứ" từ các nƣớc bên ngoài khu vực Bắc Mỹ,
trong đó phần lớn là bụi đƣợc hình thành tự nhiên trong không khí chứ không phải
bụi từ các hoạt động khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng đới ven bờ do
mực nƣớc biền dâng cao (Thieler, E. Robert và cộng sự, 2001) dựa trên cơ sở
phƣơng pháp tính chỉ số tổn thƣơng ven biển (Coastal Vulnerability Index). Kết quả
đã thiết lập đƣợc bản đồ tổn thƣơng cho các khu vực ven bờ của Mỹ. Các nghiên
cứu này có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng các biện pháp, chiến lƣợc thích ứng
với biến đổi môi trƣờng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của biến đổi
môi trƣờng (điển hình là mực nƣớc biển dâng).
Những nghiên cứu ở Châu Âu
Theo nghiên cứu của NASS (2003) về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và
thích ứng với biến đổi môi trƣờng ở NaUy, tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc nghiên cứu
14

và đánh giá dựa trên cách tiếp cận đa chiều, coi đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng là
một quá trình chứ không đơn thuần là một kết quả thực hiện. Nghiên cứu này có ý
nghĩa trong việc đƣa ra các kịch bản khí hậu, liên hệ với các điều kiện địa phƣơng
vào quá trình xác định mức độ tổn thƣơng.
Tại châu Âu, tháng 7 năm 2012, nghiên cứu về “Tổn thƣơng môi trƣờng, bản
đồ tính nhạy cảm và các giải pháp” thuộc dự án Quản lý rủi ro DNV đã tập trung
vào các vấn đề “tổn thƣơng môi trƣờng” do hoạt động khai thác dầu khí từ đó xây
dựng bản đồ tổn thƣơng môi trƣờng vùng ven biển ở châu Âu; nghiên cứu về quản
lý và phân tích rủi ro sự cố tràn dầu; từ các nghiên cứu đó các chuyên gia đã đƣa ra
các giải pháp để bảo vệ môi trƣờng ở những khu vực dễ bị tổn thƣơng.
Trong một báo cáo đã đƣợc hoàn thiện vào tháng 9 năm 2001 của nhóm tác
giả Ursula Kaly, Craig Pratt, Elizabeth Khaka, Arthur Dahl, Lino Briguglio và

Emma Sale-Mario: “Hội thảo toàn cầu về chỉ số tổn thƣơng môi trƣờng” diễn ra từ
ngày 27 đến 29 tháng 8 năm 2001 tại Geneva, Thụy Sĩ với sự tham gia của Uỷ ban
Khoa học Địa lý ứng dụng Nam Thái Bình Dƣơng (SOPAC), UNEP, Trƣờng đại
học Malta và các nƣớc thành viên đến từ Bangladesh, Hy Lạp, Cộng hòa Kyrgyz,
Nepal, Philippin and Thái Lan. Mục đích của cuộc họp nhằm đƣa ra khung khái
niệm chung và hợp tác giữa các nƣớc về xây dựng EVI bao gồm các hoạt động: xây
dựng mô hình hóa toàn cầu; thảo luận về xây dựng các chỉ số và thiết lập cơ sở dữ
liệu ở các nhóm nƣớc sẽ đƣợc nghiên cứu thí điểm.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch),
các chuyên gia châu Âu về môi trƣờng đã cảnh báo rằng, mặc dù là một châu lục có
nhiều lợi thế nhất về địa lý tự nhiên cũng nhƣ xã hội vì nằm ở vùng ôn đới, mƣa
thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ, lại là những nƣớc phát triển có đủ nhân tài vật lực để
đối phó với biến đổi môi trƣờng, châu Âu vẫn không tránh đƣợc tác hại của hiệu
ứng nhà kính vì nhiệt độ ở châu Âu tăng nhanh hơn các nơi khác. Theo một nghiên
cứu đã đƣợc công bố của EEA, sự biến đổi của môi trƣờng tự nhiên đã chia châu Âu
thành hai vùng bị ảnh hƣởng khác nhau, miền Nam dọc theo bờ Địa Trung Hải bị
khô cằn với nhiều nơi bị sa mạc hóa, miền Bắc, mƣa lũ xảy ra thƣờng xuyên hơn
15

vào mùa đông sẽ gây tình trạng ngập lụt.
Báo cáo kỹ thuật của cơ quan môi trƣờng châu Âu năm 2006 về tính dễ bị
tổn thƣơng và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại châu Âu với các mục
tiêu: cung cấp các thông tin về tính dễ bị tổn thƣơng ở châu Âu, nhấn mạnh cần phải
có biện pháp thích ứng; chia sẻ các thông tin giữa các nƣớc thành viên EEA và học
hỏi các kinh nghiệm trong đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và kế hoạch thích ứng;
thảo luận về các chiến lƣợc và chính sách thích ứng ở châu Âu và cấp quốc gia.
Tháng 10/2010, Hội nghị khoa học IAIA về Tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ
bị tổn thƣơng và các biện pháp thích ứng ở châu Âu đƣợc tổ chức do Cơ quan môi
trƣờng châu Âu thực hiện. Hội nghị đã tổng kết và đƣa ra các nguồn thông tin chính
liên quan đến phát triển, thích ứng, thực hiện và đánh giá chính sách môi trƣờng.

Đến tháng 09/2011, Dự án Biến đổi khí hậu và vấn đề di dân đƣợc thực hiện với sự
hợp tác của Liên minh châu Âu, Viện Đại học châu Âu và Viện chính sách di dân.
Dự án phân tích chi tiết, đánh giá các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và xây dựng
các chính sách tiềm ẩn ứng phó với vấn đề di dân ngày một gia tăng do hậu quả của
tác động biến đổi khí hậu.
Những nghiên cứu ở Châu Á
Tại châu Á, nhiều nƣớc cũng đang phải đối mặt với tình trạng tiêu cực của
biến đổi môi trƣờng tự nhiên. Ấn Độ đang trải qua một đợt hạn hán tồi tệ với lƣợng
mƣa ít hơn 70% so với mọi năm. Hạn hán tại Ấn Độ đang làm ảnh hƣởng tới hoạt
động sản xuất lƣơng thực của nƣớc này. Tại Campuchia, hạn hán đang hoành hành
ở 11 trong tổng số 24 tỉnh, thành phố của nƣớc này, ảnh hƣởng đến hàng chục nghìn
ha trồng lúa. Tính đến nay, hạn hán đã tàn phá gần 5 nghìn ha mạ lúa và hơn 100 ha
đất trồng lúa. Theo Tổ chức Khí tƣợng học Thế giới, với tình trạng biến đổi môi
trƣờng nhƣ hiện nay, tần suất và cƣờng độ hạn hạn sẽ tiếp tục gia tăng trong thời
gian tới, từ đó tác động tới nhiều vấn đề khác trong xã hội nhƣ lƣơng thực, nƣớc
uống, y tế và năng lƣợng. Vấn đề cấp bách hiện nay là chính phủ các khu vực bị ảnh
hƣởng cần ƣu tiên các chính sách đánh giá thiệt hại nhƣ trợ cấp, giảm thuế đối với
những cộng đồng bị ảnh hƣởng cũng nhƣ triển khai các chính sách bảo hiểm hạn
16

hạn để hỗ trợ ngƣời dân.
Theo báo cáo của IPCC, biến đổi môi trƣờng tự nhiên sẽ gây ra các xu hƣớng
khí hậu cực đoan trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Tại Hà Nội, Bộ
TN&MT phối hợp với Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức
Hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu và các cực trị khí hậu tại Việt Nam”. Trong
Hội thảo này, ông Rajendra Kumar Pachauri, Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về
Biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố báo cáo đặc biệt của IPCC về “Quản lý rủi ro
các cực trị và thiên tai nhằm đẩy mạnh thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Bên cạnh đó, “Xây dựng phƣơng pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
trong sản xuất lúa gạo do biến đổi khí hậu”, Gayoung Yoo Jung Eun Kim, 2007 –

Viện Môi trƣờng Nhật Bản. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu là
bƣớc đầu để có thể xây dựng đƣợc chiến lƣợc thích ứng phù hợp. Việc thực hiện
nghiên cứu này nhằm phát triển phƣơng pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
trong sản xuất lúa gạo do biến đổi khí hậu cung cấp nền tảng cho các chính sách
thích ứng trong tƣơng lai. Việc xây dựng chỉ số tổn thƣơng trong sản xuất lúa gạo
cần có sự lồng ghép giữa biến đổi năng suất lúa và hiện trạng nƣớc nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu là Jeolla-do, nằm ở phía Tây Nam của bán đảo Nhật Bản, khu
vực có tỷ lệ phần trăm năng suất lúa chiếm tới 35% tổng lƣợng sản phẩm lúa gạo.
Năng suất lúa trong tƣơng lai đƣợc mô phỏng bởi mô hình CERES sử dụng độ chi
tiết của kịch bản A2 - Viện Nghiên cứu Khí tƣợng (METRI). Trong nghiên cứu,
tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đƣợc nhấn mạnh là một hàm chức năng
của tính nhạy cảm và năng lực thích ứng dựa trên giả thuyết rằng tính nhạy cảm và
năng lực thích ứng là các biến độc lập. Chỉ số tính nhạy cảm do biến đổi khí hậu
đƣợc xác định dựa trên tỉ lệ thay đổi năng suất lúa so với năng suất thời kỳ nền
(1971-2000). Theo đó, chỉ số tính nhạy cảm đƣợc tính toán thay đổi từ nhạy cảm
thấp tới nhạy cảm cao cho đến cuối thế kỷ 21. Tăng theo hƣớng tiêu cực lớn nhất là
ở phía Tây Nam của Jeolla-do. Chỉ số năng lực thích ứng bao gồm 2 khía cạnh:
Năng lực thích ứng với áp lực do hạn hán - Adaptive Capacity for Drought Stress
(ACDS) và năng lực thích ứng với các mối nguy diểm do lũ lụt – Adaptive Capacity

×