Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phân tích và đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 111 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Hoàng Văn Thao




PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TỈNH LẠNG SƠN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC







Hà Nội – Năm 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Hoàng Văn Thao



PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TỈNH LẠNG SƠN



Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60420120


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THU HÀ



Hà Nội – Năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã may mắn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
quý báu cả về vật chất lẫn tinh thần cũng như kiến thức chuyên môn của rất nhiều
thầy cô, bạn bè và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày
tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
PGS. TS. Lê Thu Hà – Khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học tự nhiên –
ĐHQGHN, người đã dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Sinh học trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Cán bộ, giảng viên, thầy giáo cô giáo Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa
học Tự nhiên đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu
Cán bộ Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Lạng Sơn, cán bộ Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
thực địa và phát phiếu điều tra xã hội học.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn thành luận văn này
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ủng hộ,
động viên, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cả về tinh thần và vật chất để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Hoàng Văn Thao


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu Diễn giải
1 CN Công nghiệp
2 NT Nông trường
3 STT Số thứ tự
4 TP Thành phố
5 TT Thị trấn
6 UBND Ủy ban nhân dân
7 QCVN Quy chuẩnViệt Nam
8 QT Quốc tế





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số

Tên bảng Trang

Bảng 1
Vị trí các điểm thu mẫu và phát phiếu điều tra trong thành phố và các
huyện, tỉnh Lạng Sơn
21
Bảng 2 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI 28
Bảng 3 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở TP Lạng Sơn 29
Bảng 4 Kết quả chỉ số chất lượng không khí AQI của Thành phố Lạng Sơn 30
Bảng 5 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở Thành phố Lạng Sơn 30
Bảng 6 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở Thành phố Lạng Sơn 32
Bảng 7 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc huyện Cao Lộc 33
Bảng 8 Kết quả chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Cao Lộc 34

Bảng 9 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở huyện Cao Lộc 34
Bảng 10 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Cao Lộc 36
Bảng 11 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Đình Lập 37
Bảng 12 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Đình Lập 38
Bảng 13 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở huyện Đình Lập 38
Bảng 14 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Đình Lập 39
Bảng 15 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Lộc Bình 40
Bảng 16 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Lộc Bình 41
Bảng 17 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở huyện Lộc Bình 41

Bảng 18 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Lộc Bình 42
Bảng 19 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Chi Lăng 44
Bảng 20 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Chi Lăng 44
Bảng 21 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở huyện Chi Lăng 45
Bảng 22 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Chi Lăng 46
Bảng 23 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc huyện Hữu Lũng 47
Bảng 24 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Hữu Lũng 48
Bảng 25 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở huyện Hữu Lũng 48
Bảng 26 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Hữu Lũng 50
Bảng 27
Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Văn
Quan
51
Bảng 28 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Văn Quan 51
Bảng 29 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI ở huyện Văn Quan 52
Bảng 30 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Văn Quan 53
Bảng 31 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc huyện Bình Gia 54
Bảng 32 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Bình Gia 54
Bảng 33 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI huyện Bình Gia 54
Bảng 34 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung huyện Bình Gia 56

Bảng 35 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Bắc Sơn 57
Bảng 36 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Bắc Sơn 57

Bảng 37 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI huyện Bắc Sơn 57
Bảng 38 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Bắc Sơn 58
Bảng 39
Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Tràng
Định
60
Bảng 40 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Tràng Định 60
Bảng 41 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI huyện Tràng Định 60
Bảng 42 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Tràng Định 61
Bảng 43 Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc ở huyện Văn Lãng

63
Bảng 44 Kết quả tính chỉ số chất lượng không khí AQI của huyện Văn Lãng 63
Bảng 45 Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI huyện Văn Lãng 63
Bảng 46 Kết quả phân tích tiếng ồn, rung ở huyện Tràng Định 65



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình số Tên hình Trang
Hình 1 Vị trí hành chính tỉnh Lạng Sơn 04
Hình 2 Dân số tỉnh Lạng Sơn các năm từ 2008 -2014 05
Hình 3
Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu và phát phiếu điều tra tại tỉnh
Lạng Sơn
24
Hình 4

Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc
TP Lạng Sơn
31
Hình 5
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở TP Lạng Sơn
32
Hình 6
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc
huyện Cao Lộc
35
Hình 7
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc huyện Cao Lộc
36
Hình 8
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc
huyện Đình Lập
38
Hình 9
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc huyện Đình Lập
39
Hình 10
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắ
c
huyện Lộc Bình
41
Hình 11
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan

trắc huyện Lộc Bình
43
Hình 12
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc
huyện Chi Lăng
45
Hình 13
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Chi Lăng
46
Hình 14 Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc ở 48

huyện Hữu Lũng
Hình 15
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Hữu Lũng
50
Hình 16
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc ở
huyện Văn Quan
52
Hình 17
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Văn Quan
53
Hình 18
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc ở
huyện Bình Gia
55
Hình 19

Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Bình Gia
56
Hình 20
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc ở
huyện Bắc Sơn
58
Hình 21
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Bắc Sơn
59
Hình 22
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc ở
huyện Tràng Định
61
Hình 23
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Tràng Định
62
Hình 24
Biểu đồ nồng độ bụi TSP trung bình tại các điểm quan trắc ở
huyện Văn Lãng
64
Hình 25
Biểu đồ mức ồn tương đương trung bình tại các điểm quan
trắc ở huyện Văn Lãng
65
Hình 26
Biểu đồ biến động hàm lượng bụi TSP qua các năm tại một
số điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

67

Hình 27
Biểu đồ biến động hàm lượng khí CO qua các năm tại một số
điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
68
Hình 28
Biểu đồ biến động hàm lượng khí SO
2
qua các năm ở một số
điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
69
Hình 29
Biến động hàm lượng khí NO
2
qua các năm tại một số điểm
quan trắc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
70
Hình 30
Biến động tiếng ồn qua các năm tại một số điểm quan trắc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
70
Hình 31
Biến động độ rung qua các năm tại một số điểm quan trắc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
71


















1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí là do các hoạt động của con người và tự nhiên. Hàng năm con
người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt,đồng thời cũng thải
vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt,
chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng
lên nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây
nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu
rừng, các cánh đồng và các hệ sinh thái khác.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng
ôzôn.CFC là nguyên nhân chính, sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại
chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi tạo nên lỗ thủng ở cả hai cực Bắc

và Nam.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên
8.331,24 km
2
. Dân số của tỉnh Lạng Sơn vẫn không ngừng gia tăng từng năm, tỉ lệ
gia tăng dân số khá cao (1,13% - 1,16%/năm), đặc biệt tình trạng sinh con thứ ba
vẫn đang gia tăng kéo theo nguy cơ bùng nổ dân số đe dọa sự phát triển bền vững
của tỉnh. Ngoài ra sự tăng dân số cơ học từ các tỉnh khác đến Lạng Sơn sinh sống,
làm ăn cũng góp phần tăng sức ép lên môi trường Lạng Sơn.
Chất lượng môi trường không khí Lạng Sơn những năm gần đây đã ngày
càng xấu đi, chịu tác động lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Hàm
lượng bụi và các chất gây ô nhiễm không khí ngày càng tăng, có tác động xấu đối
với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu ở tỉnh.


2

Thực trạng này đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học cũng như mọi người
dân của Lạng Sơn những nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý và kiểm soát tình trạng
ô nhiễm.Để làm tốt vấn đề này, cần sự phối hợp của các cấp, các ngành, doanh
nghiệp và của từng người dân trong xã hội.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài: “Phân tích và đánh giá hiện trạng ô nhiễm
môi trường không khí tỉnh Lạng Sơn” đã được thực hiện nhằm các mục tiêu:
 Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường không khí tỉnh Lạng Sơn
trong năm 2014.
 Đánh giá biến động chất lượng môi trường không khí Lạng Sơn giai
đoạn 2008 – 2014.
 Tìm hiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng.
 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.

















3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Lạng Sơn
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc - Bắc bộ có toạ độ địa lý
21
o
19’31” – 22
o
27’44” vĩ độ Bắc và 106
o
05’38” – 107
o

21’48” kinh độ Đông. Địa
giới hành chính của tỉnh Lạng Sơn như sau:
- Phía Đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc)
- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Tây – Nam giáp với Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông, Đông – Nam giáp với Quảng Ninh;
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa
khẩu đường bộ Hữu Nghị; có bốn cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình),
Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện
Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc[15, 25].
1.1.1.2. Địa hình - địa mạo
Lạng Sơn có địa hình phức tạp gồm: vùng núi cao, vùng đá vôi, núi thấp và
đồi, trong đó đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở
Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252m so với mặt nước biển. Nơi
thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn
1541m.
Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen
núi đã chia cắt phức tạp tạo niên miền mái núi có độ dốc trên 35
0
) vùng núi đá vôi
(thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có nhiều hang động,
sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao trên 550m ) vùng đồi núi thấp phía Nam và Đông
Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 –
25
0
[15, 25].

4



Hình 1. Vị trí hành chính tỉnh Lạng Sơn
Nguồn: Phòng đo đạc và bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn
1.1.1.3. Khí tượng thủy văn
Lạng Sơn có các khí hậu vùng đặc trưng là:
- Khí hậu vùng núi cao Mẫu Sơn.
- Khí hậu vùng núi vừa và thấp phía Bắc và Đông.
- Khí hậu vùng núi thấp phía Nam.
- Khí hậu vùng phía Tây và Tây Nam.
Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn miền nhiệt không quá cao. Có mùa đông
tương đối dài (tới 5 tháng) và khá lạnh. Lượng mưa trung bình năm là 1.200 -
1.600mm, với số ngày mưa là 135 ngày/năm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên
1600mm là Mẫu Sơn (2589 mm). Nhiều nơi mưa dưới 1200mm, trong đó ít nhất là
5
Ðồng Ðăng 1104,7mm, Na Sầm 1118,4mm. Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn
vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh
thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam[15, 25].
1.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội của Lạng Sơn
1.1.2.1. Dân số

Hình 2. Dân số tỉnh Lạng Sơn các năm từ 2008 - 2014
(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn các năm 2008,
2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn)
Từ năm 2008 đến năm 2014 dân số toàn tỉnh ngày càng gia tăng, với tỷ lệ
tăng hàng năm từ 1,13% đến 1,16%. Năm 2008 dân số toàn tỉnh vào khoảng
740,200 người, thì đến đầu năm 2014 dân số toàn tỉnh Lạng Sơn đã vào khoảng
745,800 người.
Lạng Sơn chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào tạo lại chiếm tỉ
trọng tương đối thấp, khoảng 19,6% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ

chuyên môn, kỹ thuật cao rất ít. Sự phân bố dân cư Lạng Sơn không đồng đều giữa các
huyện, thành phố, giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số tập trung
cao ở thành phố Lạng Sơn (1,035 người/ km
2
), huyện Hữu Lũng (143 người/ km
2
),
huyện Cao Lộc (116 người/ km
2
), nơi có điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp,
phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Trong đó các huyện vùng cao mật độ dân
số thấp như Đình Lập (24 người/ km
2
), huyện Bình Gia (50 người/ km
2
) nơi không có
điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi. Chính vì vậy, hiện tượng di dân tự do từ miền núi
xuống đồng bằng, từ nông thôn vào thành thị đang diễn ra không kiểm soát được.
740.200
745.800
736.000
738.000
740.000
742.000
744.000
746.000
748.000
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Người
Năm

6

Sự gia tăng dân số trong tỉnh đã góp phần tăng sức ép lớn đối với đất đai,
nguồn cung cấp năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Cùng với gia tăng dân số là ô
nhiễm môi trường do các hoạt động sinh sống của con người gây ra đã tác động xấu
đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại về kinh tế[15, 20, 21, 22, 23, 24, 25].
1.1.2.2. Hoạt động công nghiệp
Trong giai đoạn 2001- 2013, sản xuất CN- tiểu thủ CN trên địa bàn tỉnh đạt
mức khá cao, bình quân cả thời kỳ là 19,86%; tỉ trọng CN trong GDP tăng từ 6%
năm 2001 lên 13,33% năm 2010. Cơ cấu CN được phân theo 3 nhóm ngành chủ yếu
là CN khai thác mỏ, CN chế biến, CN sản xuất và phân phối điện, nước. Đối với
CN khai thác mỏ, giữa tháng 9/2011 theo đánh giá: khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn rất phong phú, đa dạng về chủng loại nhưng lại khá ít về trữ lượng và
hàm lượng. Còn theo đánh giá của các ngành chức năng, ngoài than nâu có trữ
lượng tương đối và nguồn đá vôi dồi dào, lên đến hàng tỉ m
3
, trên địa bàn tỉnh còn
có một số loại khoảng sản khác như: Sắt, bôxít - nhôm, chì, kẽm, atimon, ba-rít…
được phân bố rải rác trong toàn tỉnh với trữ lượng thấp và đang được khai thác, chế
biến với quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy, CN khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh thời gian qua chủ
yếu vẫn là khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác than nâu phục
vụ sản xuất điện[15, 25].
Bên cạnh khai thác mỏ, ngành CN chế biến hiện đang chiếm tỉ trọng khá lớn
trong cơ cấu giá trị sản xuất CN, tập trung vào một số lĩnh vực chính: nhóm chế
biến nông lâm sản, lương thực, thực phẩm, chiếm 20% giá trị CN chế biến; nhóm
chế biến vật liệu xây dựng, hoạt động tương đối ổn định và chiếm 35% cơ cấu, tập
trung vào các loại hình sản xuất: xi măng, gạch, đá các loại; nhóm cơ khí, lắp ráp
sửa chữa, sản xuất hàng tiêu dùng với các hoạt động lắp ráp linh kiện, phụ tùng xe
máy, máy bơm nước, nồi cơm điện, sản phẩm nhựa…và chiếm 45% cơ cấu. Ngành
CN sản xuất và phân phối điện nước trong thời gian qua là nhóm ngành có mức

tăng trưởng mạnh nhất
Theo quy hoạch phát triển CN của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 có xét đến
2025, ngành CN khai thác mỏ sẽ tập trung vào khai thác chế biến, sản xuất những
7

tài nguyên khoáng sản thế mạnh sẵn có tại địa phương theo hướng hiện đại hóa
công nghệ, thiết bị, sản phẩm; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Đối với
ngành CN chế biến như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí luyện kim, thiết bị điện,
điện tử, khai thác và chế biến khoáng sản… đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời
kỳ là 22,35%, giá trị sản xuất ước đạt 1,571,981 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 42,67%
trong năm 2015 và đạt 3,169,215 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 46,41% năm 2020.
Cũng theo quy hoạch, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện nước trong giai doạn
2011- 2020 cần tận dụng tối đa các nguồn đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài
nước, đa dạng hóa các hình thức đầu tư như: ODA, BOT, liên doanh, cổ phần…[15,
25].
Lạng Sơn có khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đã được phê
duyệt theo các quyết định của Thủ thướng Chính phủ: số 55/2008/QĐ-TTg, ngày
28/4/2008 phê duyệt đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn,
tỉnh Lạng Sơn; số 138/QĐ-TTg, ngày 14/10/2008 về thành lập và ban hành Quy chế
hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; số
1601/QĐ-TTg ngày 07/11/2008 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Khi khu vực này đi vào giai đoạn san
lấp mặt bằng, đặc biệt khi đi vào hoạt động sẽ gây một sức ép rất lớn lên môi trường
do tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên địa phương trong quá trình vận
hành các nhà máy và chất thải từ các nhà máy ra môi trường. Ngoài ra các khu công
nghiệp hiện có trong tỉnh được quy hoạch trong tỉnh cũng chưa hợp lý, đa số các
khu công nghiệp nằm bám sát theo đường quốc lộ và nằm sát cạnh khu dân cư. Đây
cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bộ phận dân cư
sống liền kề với các khu công nghiệp [15, 25].


Sản xuất và phân phối điện sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,67% trong
giai đoạn 2011- 2015, chiếm 12,71% tỉ trọng trong ngành CN và đạt 11,57% trong
giai đoạn 2015- 2020, chiếm tỉ trọng 11,85%; giá trị sản xuất cũng tăng từ 371,081
triệu đồng năm 2010 lên 468,172 triệu đồng năm 2015 và đạt 809,192 triệu đồng
8

năm 2020. Sản xuất và phân phối nước được đầu tư mở rộng bằng nhiều hình
thức.Thông qua việc xây dựng nhà máy xử lý nước có công suất 90 nghìn m
3
/ngày
đêm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho các hoạt động tiêu dùng, sản xuất kinh
doanh. Trong giai đoạn này, giá trị sản xuất của ngành sản xuất và phân phối nước
ước đạt 25.000 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,68% vào năm 2015 và 45.000 triệu
đồng, chiếm tỉ trọng 0,66% vào năm 2020. Ngành điện hiện đang gây tác động
mạnh lên môi trường trên hai khía cạnh là khai thác tài nguyên thiên nhiên và khí
thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch của nhà máy nhiệt điện Na Dương gây ô nhiễm
và chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trong năm 2013, Lạng Sơn đã thu hút 1,929,000 lượt khách, tăng 6,5% so
với cùng kỳ năm 2012, trong đó có 257,500 lượt khách quốc tế, doanh thu xã hội từ
du lịch đạt khoảng 730 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có hơn 100 doanh nghiệp kinh
doanh du lịch, dịch vụ, số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trên
địa bàn Lạng Sơn có 15 doanh nghiệp (trong đó có 9 đơn vị đuợc Tổng cục Du lịch
cấp phép kinh doanh lữ hành bao gồm cả doanh nghiệp của tỉnh và văn phòng đại
diện, chi nhánh của các tỉnh bạn đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn), trên 60 hướng
dẫn viên được cấp thẻ[15, 25].
1.1.2.3. Hoạt động giao thông vận tải
Giai đoạn từ năm 2010 - 2013, tổng vốn huy động để đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đạt trên 2000 tỉ đồng, trong đó: vốn Trung
ương đầu tư trên địa bàn là gần 600 tỉ đồng; vốn ODA là gần 500 tỉ đồng; vốn ngân

sách tỉnh gần 1000 tỉ đồng. Vốn đầu tư hằng năm cho phát triển giao thông vận tải
đạt trên 10% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn. Đến nay, kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên toàn tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có 204/206 xã
có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa; tỉ lệ đường tỉnh được nhựa hóa
667/948,3km; hệ thống đường quốc lộ được quan tâm đầu tư mạnh, các tuyến quốc
lộ 1B, 4A, 4B đã hoàn thành cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, các
tuyến quốc lộ 279, 31 và 3B đang triển khai nâng cấp mở rộng, đồng thời tiếp tục
9

nâng cấp một số đoạn trên quốc lộ 4A, 4B để nâng cao chất lượng khai thác và đáp
ứng nhu cầu vận tải thực tế, dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đã được bộ
giao thông vận tải lập báo cáo dự án đầu tư; hệ thống đường tuần tra, đường ra biên
giới đang được tiếp tục nâng cấp, mở rộng; các cầu vượt sông lớn như cầu Thác Mạ,
cầu Bình Nghi, cầu Yên Bình, cầu Na Sầm, cầu Hùng Việt, cầu Hòa Lạc đang nằm
trong các giai đoạn của quá trình đầu tư; hệ thống đường liên thôn, liên xã được đẩy
mạnh xây dựng, kiên cố hóa. Đến nay, số chiều dài mặt đường bê tông xi măng trên
toàn tỉnh đạt 1,132,2 km, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội [15, 25].
Đến nay Lạng Sơn đã khai thác và mở rộng phát triển vận tải hành khách
bằng xe buýt được 3 tuyến, 17 đơn vị vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải
theo hợp đồng 2 đơn vị, 8 hãng taxi với trên 500 xe, hiện toàn tỉnh có hơn 10 bến xe
ô tô khách ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Sản lượng vận tại tải
chung trên địa bàn những năm gần đây luôn tăng cao cả về sản lượng và số hành
khách vận chuyển với mức tăng trung bình hằng năm trên 20%, trong đó các hoạt
động mang tính liên vận quốc tế đang có xu hướng phát triển mạnh, công tác mở
rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực vận tải đã đạt được những kết quả bước đầu[15,
25].
1.1.2.4. Hoạt động nông nghiệp
Hiện nay, Lạng Sơn sản xuất nông nghiệp cung cấp việc làm cho phần lớn số
lao động hiện có và đóng góp khoảng 38,97% GDP của tỉnh. Trong những năm gần

đây tỉ trọng của nghành nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2007 là 38,8%, năm
2008 là 39,3%, năm 2009 là 38,9%, năm 2010 chiếm 37,75% GDP của tỉnh. Sự
phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng tác động mạnh mẽ và làm thay đổi diện
mạo ở khu vực nông thôn một cách rõ rệt, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người
nông dân. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân của hộ gia đình
nông dân đạt trên 41 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi hộ có 5 người, thì thu nhập của
mỗi khẩu đạt trên 8,2 triệu đồng/năm, tăng khá so với những năm trước đây; trong
năm 2010 đã có 11.500 lao động khu vực nông thôn có việc làm mới; bình quân
10

trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 2,36% hộ nghèo ở khu vực nông thôn thoát
nghèo và tỷ lệ này là 2,5%/ năm trong giai đoạn 2006-2010, Dự kiến đến năm 2020,
diện tích rau màu của toàn tỉnh sẽ tăng lên đến 10.500 ha và sản lượng đạt khoảng
trên 153 nghìn tấn. Ngoài ra, các cây công nghiệp ngắn ngày cũng sẽ được chú
trọng, tăng diện tích sản xuất và hình thành các vùng sản xuất tập trung [15, 25].
1.1.2.5. Giáo dục – Y tế
Giáo dục, bậc mẫu giáo – mầm non hiện nay có tổng số trường học trên địa
bàn tỉnh là 139 trường với 1.311 lớp học; tổng số giáo viên là: 1.776 người; tổng số
trẻ là: 27.6 nghìn trẻ. Bậc phổ thông có tổng số trường học bậc phổ thông là 472
(tương ứng với 6.166 lớp học); trong đó: tiểu học: 245 trường với 3.639 lớp học;
trung học cơ sở: 202 trường với 1.847 lớp học; trung học phổ thông: 25 trường với
680 lớp học. Về tổng số học sinh là 130.434, trong đó: tiểu học: 57.583 học sinh;
trung học cơ sở: 46.760 học sinh; trung học phổ thông: 26.091 học sinh.
Y tế đang có tổng số cơ sở khám chữa bệnh là 262 cơ sở với 2.315 giường;
trong đó: bệnh viện: 14 cơ sở với 1.460 giường; phòng khám khu vực: 21 cơ sở với
130 giường; bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng: 01 cơ sở với 40 giường;
trạm y tế phường, cơ quan, xí nghiệp: 226 cơ sở với 685 giường bệnh. Đội ngũ cán
bộ y tế bao gồm: 592 bác sỹ; 709 y sỹ; 765 y tá và 363 nữ hộ sinh.
Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng cao ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện,
xã. Đã tổ chức khám 146.253 lượt người; điều trị 21.387 lượt người. Công tác

phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo; giám sát chặt chẽ, không để dịch
bệnh nguy hiểm xảy ra. Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên ở
100% xã, phường, thôn bản; đã tiêm đủ 7 loại vắc xin cho 2.300 trẻ em, đạt 17,4 %
kế hoạch. Tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.713 cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến
thực phẩm; kết quả có 90,1% cơ sở đã chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an
toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm đã được chấn chỉnh khắc phục[13, 15, 25].



11

1.2. Ô nhiễm môi trường không khí
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành
phần và tính chất do bất cứ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới động, thực
vật, đến môi trường xung quanh và đến sức khỏe con người.
Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ
bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân loại,
xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào nhiều quan
điểm, người ta cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả hoạt động của con người.
Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO
2
, bụi sinh ra
từ các núi lửa, các khí oxyd carbon (CO, CO
2
), oxit nitơ (NOx)[1, 5, 14, 19, 32].
1.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
1.2.2.1. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
Sản xuất công nghiệp bao gồm các sở công nghiệp cũ và các sở công nghiệp
mới.gây ô nhiễm môi trường không khí.

Tro bụi, hơi nước và hóa chất độc hại có trong môi trường không khí là do:
+ Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ởđiều kiện nhiệt độcao làm gia tăng sự lưu
chuyển không khí nên các nguyên liệu sẽ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra các
sản phẩm độc hại CO, CO
2
, SO
2
, bụi
Sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không khí
[1, 2, 3 , 4, 5, 14, 19, 32].
1.2.2.2. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải.
Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do
đốt cháy nhiên liệu mà còn làm khuếch tán bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường
đất sang môi trường không khí.
Ví dụ: Các khu vực đường xá giao thông có chất lượng xấu mật độ xe qua lại
nhiều, hàm lượng bụi trong không khí thường rất cao.
Với hoạt động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu là
12

những loại có khả năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô
nhiễm không khí và gây tác hại đến sức khỏe con người.
Trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và
đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi trường không
khí các sản phần độc hại tương ứng.
Ví dụ: Các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ đưa vào không khí một
hàm lượng lớn các chất như oxydcarbon (CO), Dioxydcarbon (CO
2
), carbuahydro,
chì
Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng

SO
2
đáng kể[1, 2, 3 , 4, 5, 14, 19].
1.2.2.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người
Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: bếp lò, lò
sưởi bếp than bếp củi, bếp ga, bếp dầu Các phương tiện đun nấu này sẽ sinh ra
các chất độc hại như CO, CO
2
, SO
2
, Carbuahydro, bụi gây ô nhiễm không khí nội
thất.
Các đồ dùng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa trong khi hoạt động
cũng sinh ra một lượng cloronuoro carbon (CFC) gây lỗ thủng tầng ozon.
Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất thải
bỏ của người ) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí
một cách đáng kể.
Ví dụ: Từ trong các chất thải, do quá trình phân hủy tự nhiên bởi tác động của
các vi sinh vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm độc hại
như H2S, NO, NO
2
, CO
2
và các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng: ruồi, muỗi
từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người [1, 2, 3 , 4, 5, 14, 19].
1.2.2.4. Ô nhiễm do tự nhiên
Sự hoạt động của núi lửa, phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu mê tan,
sulfua, chúng bay khá cao và khá xa, sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh.
Cháy rừng: các đám cháy rừng do tự nhiên thường lan truyền rộng, thải

13

nhiều bụi khí độc.
Bão bụi: gây nên do gió mạnh cuốn theo bụi lan truyền trong phạm vi rộng
[1, 2, 3 , 4, 5, 14, 19].
1.2.3. Tổng quan vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trên Thế giới
Tổng quan các kết quả nghiên cứu, khảo sát, thông số về ô nhiễm không khí
đã công bố trên Thế giớicho thấy:
Từ Hội nghị quốc tế đầu tiên về "môi trường và con người" tổ chức tại
Stockholm (Thụy Điển) năm 1972, đến nay con người đã nhận thức được rằng:
Hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường hết sức
nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tồn tại của nhân loại:
1.2.3.1. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu (hiệu ứng nhà kính)
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi
mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Kết quả của sự trao đổi không cân
bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng
nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như
trong nhà kính và được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect).
"Hiệu ứng nhà kính" sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho khí hậu của
trái đất. Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong một thế giới nóng
hơn.
Những sự cân bằng động trong tự nhiên bị đảo lộn do nhà máy, xe hơi hoạt
động, đốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sản sinh ra một lượng
khí CO
2
khổng lồ.
Hàng năm có tới 18 tỷ tấn CO
2
bay vào khí quyển. Lượng CO
2

lớn này do
việc chặt phá rừng nhiều nên sự hấp thụ CO
2
chuyển thành O
2
cũng ít hơn, dẫn tới
hàng năm lượng CO
2
trong bầu khí quyển ngày một tăng lên tạo một lớp khí quyển
có chứa nhiều khí CO
2
nên giống thuỷ tinh của nhà kính. Tác hại của dioxydcarbon
(CO
2
) gây nóng không khí toàn cầu được giải thích như sau: khi ánh nắng xuyên
qua khí quyển của trái đất, bề mặt của trái đất nóng lên. Một phần nhiệt này bốc lên
trở lại không gian bị CO
2
giữ lại theo cơ chế tác dụng giống như nhà kính vì thế mà
14

nhiệt bị giữ lại gây tăng nhiệt độ trái đất. Hậu quả sẽ làm tan băng và dâng cao mực
nước biển, làm các vùng thấp sẽ bị chìm ngập [29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36].
1.2.3.2. Suy giảm tầng ozon
Tầng ozon có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống con người và các loài sinh vật trên trái đất. Bức xạ tia cực tím có
nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực
vật cũng như các loại vật liệu khác. Khi tầng ozon bị suy thoái, các tác động này
càng trở nên tồi tệ.
Ozon là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển

gần bề mặt trái đất và tập trung thành một lớp dầy ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc
vào vĩ độ khác nhau. Vấn đề lỗ thủng tầng ozon do ô nhiễm môi trường là mối lo
ngại của nhân loại. Do môi trường bị ô nhiễm bởi các chất clorofluorocarbon
(CFC), tetraclorocarbon (CCl
4
) cloroform (CHCl
3
) vv Các chất này được sử dụng
rộng rãi trong thiết bị lạnh, dưới tác dụng của các tia cực tím các chất này sẽ xúc tác
cho quá trình phân huỷ ozon thành O
2
.
Cl + O
3
→ ClO + O
3
ClO + O
3
→ 2O
2
+ Cl
Cứ một phân tử clo phân huỷ 100 ngàn phân tử ozon. CFC tồn lưu trong khí
quyển hàng 75 - 100 năm, ngoài ra oxyd nitơ (NO) cũng phân huỷ ozon
NO + O
3
→ NO
2
+ O
2
Do đó lượng O

3
bị giảm thấp từng vùng ở tầng khí quyển nên mất khả năng
ngăn cản tia tử ngoại của mặt trời chiếu xuống trái đất [29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36].
1.2.3.3. Nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng
Khắp nơi trên thế giới, các nước tiên tiến, phát triển cũng như ở các nước
đang phát triển đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn
các lưu vực nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt
động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt
15

Không khí ngày càng chứa nhiều khí độc thải từ các nhà máy và khói xả từ
các ô tô, xe máy Các khí này gồm CO
2
, CO, hợp chất của S, Cl, và N. Đặc biệt ở
các đô thị: nơi có tập trung các nhà máy.
Nhiễm bẩn nước còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở một số nước nằm ở các
khu vực lượng mưa thấp. Hầu hết các con sông suối trên thế giới đều nằm trong tình
trạng ô nhiễm nặng bởi các chất độc hại, số lượng nước ngọt sạch càng ngày càng
giảm. Chất diệt côn trùng, chất diệt cỏ ngày càng tăng nhiều ở trong đất, trong
nước và ở trong các chuỗi thức ăn [29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36].
Những năm gần đây, con người đã can thiệp vô ý thức vào môi trường làm
tổn thất đa dạng sinh học. Đó là nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi đã làm cho nhiều
giống loài diệt chủng hoặc suy giảm, nhiều loại cây trồng vật nuôi truyền thống đã
bị hủy bỏ để thay thế những giống mới. Điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái, làm
tổn hại và suy giảm nguồn tiền quý của thế giới phục vụ cho hoạt động của các
ngành sinh học, giáo dục, văn hóa giải trí và các thẩm mỹ khác của toàn nhân loại.
Tại Hội nghị thượng đỉnh, tổ chức vào tháng 6 năm 1992, cộng đồng quốc tế đã ký
công ước về sự đa dạng sinh học, đòi hỏi các nước áp dụng các phương pháp và
những phương tiện nhằm bảo vệ sự đa dạng của các loài sinh vật.
Ngoài ra, theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa

được công bố ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không
khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở
mức nguy hại đối với sức khỏe con người.
(Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91
quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên
100.000 người.)

×