Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 89 trang )





ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HUYỀN

SỰ SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
ĐÔNG DƢƠNG TRONG LÃNH ĐẠO
PHONG TRÀO DÂN CHỦ, DÂN SINH
( 1936 – 1939)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Cô Khuất Thị Hoa







HÀ NỘI – 2014




LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
TS. Khuất Thị Hoa đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận
tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Lịch Sử, Trƣờng Đại
Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập.
Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bƣớc vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!













LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực. Những kết luận khoa học của
khóa luận chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào.


TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

Nguyễn Thị Huyền
















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

QTCS: Quốc tế Cộng sản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa






















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận Error!
Bookmark not defined.
5. Những đóng góp mới của khóa luận 5
6. Kết cấu của khóa luận 5
Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO DÂN CHỦ,
DÂN SINH ( 1936 – 1939). 7
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 7
1.1.1. Tình hình thế giới 7
1.1.2. Tình hình Đông Dƣơng 10

1.2.ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO DÂN CHỦ, DÂN SINH 13
1.2.1 Chủ trƣơng mới của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng 13
1.2.2. Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh 15
1.2.2.1. Lãnh đạo phong trào Đông Dƣơng đại hội 15
1.2.2.2. Lãnh đạo đấu tranh báo chí công khai 17
1.2.2.3. Lãnh đạo đấu tranh nghị trƣờng 19
1.2.2.4. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân 20
1.2.2.5. Lãnh đạo đấu tranh chống tờrốtkít 23




1.2.2.6. Công tác xây dựng Đảng 24
Chƣơng 2: SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƢƠNG TRONG
LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO DÂN CHỦ, DÂN SINH (1936 – 1939) 29
2.1.NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐẢNG
TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO 29
2.1.1. Nguyên nhân thắng lợi 29
2.1.2 Một số hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo phong trào 31
2.2. SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TRONG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO
DÂN CHỦ, DÂN SINH (1936 – 1939) 33
2.2.1. Sáng tạo trong vạch ra đƣờng lối đấu tranh giành độc lập dân tộc,
mềm dẻo về sách lƣợc đấu tranh vì dân chủ, dân sinh 33
2.2.2. Sáng tạo trong lãnh đạo tập hợp, mở rộng lực lƣợng cách mạng 38
2.2.3. Sáng tạo trong sử dụng đa dạng các phƣơng pháp và hình thức đấu
tranh cách mạng trong hoàn cảnh mới 45
2.2.4. Sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo phối hợp hành động với Chính phủ
Pháp 54
2.2.5. Sáng tạo của Đảng trong công tác xây dựng Đảng 55
Chƣơng 3: Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 59

3.1. Ý NGHĨA LỊCH SỬ 59
3.1.1. Đánh dấu sự trƣởng thành vƣợt bậc về mọi mặt của Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng 59
3.1.2. Xây dựng đƣợc một lực lƣợng cách mạng rộng lớn 62
3.1.3. Nêu ra những bài học quý của Đảng và cách mạng Việt Nam 64
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM 64




3.2.2. Xác dịnh đúng đắn kẻ thù, sử dụng linh hoạt khẩu hiệu đấu tranh 65
3.2.3. Chủ động xây dựng Mặt trận đoàn kết rộng rãi các lực lƣợng cách
mạng 67
3.2.4. Sử dụng khéo léo và đa dạng các hình thức, phƣơng pháp đấu tranh
cách mạng 69
3.2.5. Xây dựng và phát triển Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của cách mạng 71
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81



1



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi ra đời đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng

sản Đông Dƣơng đã đề ra 2 nhiệm vụ chiến lƣợc: Giải phóng dân tộc và dân
chủ, tiến lên thực hiện CMXHCN. Tuy vậy, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, Đảng
có những điều chỉnh sáng tạo nhằm từng bƣớc thực hiện chiến lƣợc trên. Sự
điều chỉnh ở giai đoạn 1936-1939 là một ví dụ.
Tác động của cuộc đại khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) làm tình
hình chính trị thế giới có biến động sâu sắc mà việc ra đời của chủ nghĩa phát
xít và nguy cơ chiến tranh đe dọa hòa bình và an ninh toàn thế giới là nguy
hiểm nhất. Trong hoàn cảnh đó, chủ trƣơng trọng tâm của Đại hội VII Quốc tế
Cộng sản (7/1935) là giữ gìn hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân chĩa mũi
nhọn đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. Cuộc Tổng tuyển
cử ở Pháp (4/1936) với thắng lợi của Mặt trận bình dân đã đƣa các lực lƣợng
cánh tả lên cầm quyền, tạo ra một chính phủ tiến bộ hiếm có trong lịch sử
nƣớc Pháp.
Theo sát tình hình, các Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng (7/1936), Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung
ƣơng năm 1937 và Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng tháng 3 năm 1938 đã
tiếp tục kịp thời điều chỉnh chỉ đạo chiến lƣợc. Đảng khẳng định mục tiêu
chống đế quốc, phong kiến nhƣng đoàn kết với tất cả các lực lƣợng dân chủ,
tiến bộ đấu tranh nhằm mục tiêu trƣớc mắt là chống bọn phản động thuộc địa
và tay sai, đấu tranh đòi “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”, chống chiến
tranh, chống phát xít.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1936 đến năm 1939 phong trào
đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ diễn ra sôi nổi đến trình độ cao trào
2



trong cả nƣớc và thắng lợi của nó đã ghi dấu ấn vẻ vang trong lịch sử cách
mạng Việt Nam và nhƣ Tổng Bí thƣ Lê Duẩn từng đánh giá “thật là hiếm có
ở một nước thuộc địa”. Qua lãnh đạo cao trào , Đảng đã tổng kết đƣợc nhiều

kinh nghiệm quý báu về mọi mặt. Nếu “Lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử
bằng vàng” thì một trong những trang vàng chính là những thắng lợi của
Đảng trong thời kì 1936 – 1939. Thành quả lớn mà Đảng thu đƣợc trong thời
kì 1936 – 1939 không chỉ là đạt đƣợc những mục tiêu trƣớc mắt, mà còn
chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho giai đoạn đấu tranh quyết liệt giành
chính quyền 1939 – 1945. Truyền thống vẻ vang của Đảng, kinh nghiệm lãnh
đạo và chỉ đạo sáng suốt của Đảng thời kì này đƣợc vận dụng và phát triển
trong quá trình lãnh đạo cách mạng sau này cũng nhƣ trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, những bài học
về sự lãnh đạo của Đảng trong thời kì 1936 – 1939 vẫn đang có ý nghĩa nóng
hổi. Đó là những vấn đề xác định bƣớc đi, hình thức và nội dung đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, về tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng, lý
luận, về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong hoàn
cảnh mới.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng thời kì 1936 – 1939 có ý nghĩa lớn
với khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử dân tộc. Với ý
nghĩa đó, Sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong lãnh đạo phong
trào dân chủ, dân sinh (1936 – 1939) đƣợc em chọn làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp cử nhân lịch sử nhằm góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu giai đoạn lịch
sử đặc biệt này.

3



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam thời kì 1936 – 1939 có một số
công trình nghiên cứu liên quan gần nhất đến đề tài nhƣ sau:
Về sách có: Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở

Việt Nam (1936 – 1939) của Phạm Hồng Tung (xuất bản ở Hà Nội, năm
2008). Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945 (xuất bản ở Hà Nội, năm
1984) và Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936 (xuất bản ở TP. Hồ
Chí Minh, năm 1985) của Nguyễn Thành. Giai cấp công nhân Việt Nam thời
kì 1936 – 1939 của Cao Văn Biền (xuất bản ở Hà Nội, năm 1979). Giai cấp
công nhân Việt Nam (tập 2) của tác giả Trần Văn Giàu (xuất bản ở Hà Nội,
năm 1962).
Về luận án Phó tiến sĩ có Một số vấn đề nông dân qua báo chí tiếng
Việt trong những năm 1936 – 1939 của Đoàn Tế Hanh.
Trên các tạp chí có các bài: Phong trào đấu tranh đòi tự do nghiệp
đoàn và ái hữu của công nhân những năm 1936 – 1939 của Nguyễn Thị
Chinh ở Tạp chí Lịch sử Đảng số 9 – 2005; Về quyết định chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo
cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam của Phạm Hồng Tung trên
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2 – 2006; Về thời điểm bắt đầu và kết thúc
thời kì vận động dân chủ và Mặt trận dân chủ Đông Dương của Nguyễn
Thành, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2 – 2006; Quá trình hình thành và hoàn
chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản
Việt Nam của Lê Thế Lạng, Tạp chí Lịch sử Đảng, 2006, số 1,2,3.
Nhƣ vậy chƣa có một công trình chuyên khảo nào về vai trò lãnh đạo
và những sáng tạo trong lãnh đạo của Đảng trong phong trào đấu tranh thời kì
1936 – 1939. Các tài liệu nêu trên là một nguồn tham khảo quan trọng mà tác
giả của khóa luận đã sử dụng để hoàn thành khóa luận.
4



3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích
Mục đích của khóa luận là làm rõ và phân tích hoàn cảnh lịch sử dẫn

đến phong trào đấu tranh dân chủ, dân sinh và vai trò của Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng thông qua phong trào cách mạng trong thời kì 1936 – 1939.
Làm nổi bật sự sáng tạo của Đảng qua quá trình tổ chức thực hiện đƣờng lối
đấu tranh trong thời kì trên.
Khóa luận bƣớc đầu tổng kết nêu lên kinh nghiệm lịch sử trong lãnh
đạo đấu tranh của Đảng, góp phần vào nghiên cứu và tổng kết lịch sử của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Nhiệm vụ
Nêu rõ hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào đấu tranh dân chủ, dân
sinh thời kì 1936 – 1939.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những chủ trƣơng phát động
phong trào đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ở thời kì này.
Phân tích chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo
phong trào dân chủ, dân sinh.
Qua kết quả của các phong trào đấu tranh làm nổi bật những sáng tạo
lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo phong trào.
Tổng kết nêu ra ý nghĩa lịch sử và các kinh nghiệm của Đảng trong quá
trình đấu tranh cách mạng.
c. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ tháng 4
năm 1936 đến tháng 8 năm 1939 theo cách phân kỳ của lịch sử Đảng. Những
tài liệu thu thập nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu
vào sự lãnh đạo của Đảng, những phong trào đấu tranh của quần chúng dƣới
sự lãnh đạo của Đảng nêu ra chủ yếu để minh họa làm rõ thêm sáng tạo của
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.
5



4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận

a. Nguồn tƣ liệu
Khóa luận sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: các
văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng và Nhà nƣớc.
Khóa luận còn kế thừa các nguồn tƣ liệu, các kết quả nghiên cứu
khoa học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về Đảng
lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh đăng trên báo và tạp chí.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là đề tài lịch sử Đảng, tác giả đã sử dụng và kết hợp chặt chẽ
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic; đồng thời sử dụng các phƣơng
pháp khác nhƣ: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để làm rõ sự sáng tạo
của Đảng.
5. Những đóng góp mới của khóa luận
Cái mới của đề tại là thông qua lịch sử hoạt động của Đảng thời kì
1936 – 1939 mà chỉ rõ về sự sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo các phong trào
đấu tranh dân chủ, dân sinh. Thông qua kết quả các hình thức và phƣơng pháp
đấu tranh khóa luận bƣớc đầu nêu ra các kinh nghiệm lịch sử quý giá về sự
lãnh đạo của Đảng trong phong trào 1936 – 1939. Đề tài nghiên cứu sẽ góp
phần cung cấp luận cứ khoa học cho nhận định của đồng chí Lê Duẩn về sự
lãnh đạo của Đảng ta thời kì này là “hiếm có ở một nước thuộc địa”. Đây là sự
đóng góp chung làm phong phú thêm kho tàng khoa học lịch sử Đảng.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận
đƣợc cấu trúc làm 3 chƣơng với 6 tiết.
Chƣơng 1: Quá trình Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh ( 1936 –
1939).
Chƣơng 2: Sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong lãnh đạo phong
trào dân chủ, dân sinh (1936 – 1939)
6




Chƣơng 3:Ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử




















7



Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO DÂN CHỦ,
DÂN SINH ( 1936 – 1939)


1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1. Tình hình thế giới
Sự hình thành chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới
Tác động của cuộc đại khủng hoảng kinh tế ( 1929 – 1933) làm tình
hình chính trị thế giới có biến động sâu sắc về mọi mặt- kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội, trong đó sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
đe dọa hòa bình và an ninh toàn thế giới là nguy hiểm nhất.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Italia, Đức, Áo, Ba Lan đã xuất
hiện nhiều trào lƣu cực hữu phản động có ảnh hƣởng ngày càng mạnh mẽ
trong một bộ phận thanh niên. Ở Đức, sự kiện Anđô Hitle – thủ lĩnh đảng
Quốc xã lên nắm quyền vào ngày 30 – 1 – 1933 mở đầu cho sự hình thành
của đế chế phát xít, lò lửa chiến tranh lớn nhất hình thành ở trung tâm Châu
Âu. Xu hƣớng cực hữu và phong trào phát xít có thể phát triển đƣợc một phần
là do các chính phủ tƣ sản ở Tây Âu muốn lợi dụng, dung dƣỡng các lực
lƣợng này, sử dụng chúng làm công cụ đắc lực để tấn công Liên Xô, đàn áp
phong trào công nhân và làn sóng cách mạng phát triển mạnh mẽ dƣới sự lãnh
đạo của Quốc tế Cộng sản. Đây chính là một chiến lƣợc chính trị nguy hiểm
mà cuối cùng sẽ đẩy toàn nhân loại đến thảm họa chiến tranh thế giới lần thứ
hai.
Một trong những cách mà các chính phủ phƣơng Tây đặt hy vọng
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế là tăng cƣờng chạy đua vũ trang, quân phiệt
hóa nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị - xã hội. Với khẩu hiệu mở rộng “
không gian sinh tồn” cho dân tộc Đức siêu việt, ngay sau khi lên nắm quyền
8



năm 1933, A.Hít – le và chính phủ Quốc xã đã dồn sức chuẩn bị cho một cuộc
“chiến tranh tổng lực” và sử dụng vũ lực tối đa tiêu diệt bất cứ lực lƣợng đối

lập nào. Cũng trong thời gian đó, ở châu Á, xu thế quân phiệt đã chiếm ƣu thế
áp đảo trong chính giới Nhật Bản. Khẳng định đƣợc vai trò của mình trong
thế giới của các cƣờng quốc tƣ bản, Nhật Bản ra sức chạy đua vũ trang chuẩn
bị cho một cuộc xâm lƣợc đại quy mô để xâm chiếm toàn cõi Á Đông. Kinh
tế phát triển không đều giữa các đế quốc càng thúc đẩy các nƣớc Đức, Italia,
Nhật gây chiến tranh phân chia lại thế giới, giành giật thị trƣờng. Để cố kết
cùng nhau trong một liên minh hiếu chiến phản động, tháng 10 và tháng 11 -
1936, ba nƣớc Đức, Italia, Nhật đã ký kết hiệp ƣớc liên minh chống Quốc tế
Cộng sản, chống Liên Xô. Song thực chất chúng muốn đánh bại cả Anh,
Pháp, Mỹ để thiết lập sự thống trị toàn thế giới. Trục phát xít đã hình thành và
trở thành nguy cơ chiến tranh đe dọa hòa bình và số phận của toàn nhân loại.
Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Quốc tế Cộng sản.
Vƣợt qua đƣợc khủng hoảng kinh tế thế giới, sau gần 20 năm xây dựng
CNXH, đến những năm 1933-1937 Liên Xô đã trở thành nƣớc có công nghiệp
hiện đại, tập thể hóa nông nghiệp quy mô lớn và quốc phòng hùng mạnh.
Trƣớc nguy cơ chiến tranh, Liên Xô kiên trì chính sách bảo vệ hòa bình và coi
việc xây dựng CNXH, tăng cƣờng tiềm lực kinh tế và quốc phòng là biện
pháp căn bản để bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh.
Là lực lƣợng chính trị lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, trong chính sách đối ngoại của mình, một mặt Liên Xô quyết tâm ủng hộ
nhân dân các nƣớc đang trở thành nạn nhân của sự xâm lƣợc và đấu tranh giải
phóng dân tộc; mặt khác kiên trì vận động các nƣớc Anh, Pháp, Mỹ cùng ký
kết hiệp ƣớc an ninh tập thể chống xâm lƣợc và giúp đỡ các nƣớc bị xâm lƣợc
khác, đặc biệt là chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh bảo vệ hòa
bình thế giới. Do bản chất dung túng phát xít của chính phủ Anh, Pháp, Mỹ
9



nên các cuộc đàm phán kéo dài mà không có cam kết cụ thể nào đƣợc đƣa ra.

Dƣới ảnh hƣởng của Liên Xô, Quốc tế Cộng sản đã có chủ trƣơng chuyển
hƣớng chỉ đaọ chiến lƣợc cách mạng thế giới. Theo đó, Đại hội VII của
QTCS đã diễn ra tại Mát – xcơ – va từ ngày 25 – 7 đến 28 – 8 – 1935. Đại hội
nhận định:
+ Bản chất của chủ nghĩa phát xít chính là sự tấn công tàn bạo nhất của
tƣ bản chống lại quần chúng nhân dân lao động, là chủ nghĩa sô – vanh đến
cực điểm và là chiến tranh xâm lƣợc. Vì vậy, kẻ thù trƣớc mắt của nhân dân
thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tƣ bản hay chủ nghĩa đế quốc nói
chung mà là chủ nghĩa phát xít.
+ Mục tiêu trƣớc mắt của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là
đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới, ngăn ngừa nguy
cơ chiến tranh thế giới mới.
+ Đại hội VII cũng nhận định: phần lớn ở các nƣớc thuộc địa và nửa
thuộc địa, bƣớc đi đầu tiên phải là cách mạng giải phóng dân tộc, chống ách
đế quốc chủ nghĩa. Do đó cần thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa
đế quốc, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với nông dân là bộ phận
chiếm đa số trong nhân dân các nƣớc.
+ Các đảng Cộng sản ở tất cả các nƣớc phải thiết lập cho đƣợc một
liên minh dân chủ rộng rãi, cùng với mọi giai tầng tiến bộ trong xã hội đấu
tranh chống chủ nghĩa phát xít, vì tự do dân chủ cơm áo hòa bình.
Nhƣ vậy, sau 17 năm ra đời, đây là lần đầu tiên Quốc tế Cộng sản
nhận thức lại học thuyết đấu tranh giai cấp, vận dụng linh hoạt mềm dẻo hơn
cho phù hợp với yêu cầu khách quan của tình hình. Sự chuyển hƣớng chiến
lƣợc của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội VII vừa trực tiếp tạo ra một bƣớc phát
triển mới trong phong trào cách mạng thế giới, vừa có ảnh hƣởng lớn đối với
tƣ duy của nhiều đảng Cộng sản nhƣ: đảng Cộng sản Pháp, Tây Ban Nha,
Trung Quốc, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng…
10




Thắng lợi của Mặt trận bình dân và Chính phủ cánh tả ở Pháp
Cũng do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, những năm ba mƣơi của
thế kỷ XX nƣớc Pháp đã bắt đầu xuất hiện một số xu hƣớng phát xít mà “
Nƣớc Pháp hành động” và “Thập tự lửa” là hai phong trào phát xít lớn nhất,
ra sức cổ vũ cho xu hƣớng quân phiệt, vị chủng và chạy đua vũ trang.
Là một nƣớc có truyền thống dân chủ và cách mạng, Đảng Cộng sản
Pháp thành lập năm 1920 là chính đảng lớn, có ảnh hƣởng sâu rộng và uy tín
trong quần chúng nhân dân lao động. Từ cuối năm 1933, trƣớc tình hình mới,
Đảng cộng sản Pháp đã kịp thời chuyển hƣớng đấu tranh, chấm dứt công kích
đảng Dân chủ - Xã hội Pháp và các đảng cánh tả khác. Tháng 8 – 1935, trên
cơ sở thống nhất của bốn đảng phái chính trị: Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội,
Đảng Cấp tiến và Liên hiệp xã hội cộng hòa cùng với các tổ chức chính trị
văn hóa xã hội khác, Mặt trận bình dân Pháp đƣợc thành lập với tên gọi là
Tập hợp dân chúng. Đặc biệt, trong cuộc tổng tuyển cử ngày 26 – 4 – 1936,
Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành đƣợc thắng lợi lớn, chiếm 338 ghế trong
Quốc hội, giành đa số trƣớc 222 ghế của phái đối lập. Ông Leon Blum, ngƣời
đứng đầu Đảng Xã hội Pháp đứng ra thành lập nội các (ngày 4 – 6 –
1936).Chính phủ bình dân Pháp thành lập là một thắng lợi to lớn của phong
trào dân chủ, chống phát xít ở Pháp. Chinh phủ mới có trách nhiệm phải thực
hiện “Chƣơng trình của Mặt trận Nhân dân” đã đƣợc các tổ chức thông qua,
bao gồm một loạt cải cách tiến bộ, ví nhƣ : Bảo vệ quyền tự do, Bảo vệ hòa
bình. Đồng thời thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, tạo điều kiện
thuận lợi cho bƣớc phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở các
nƣớc thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Tình hình Đông Dƣơng
Tình hình kinh tế xã hội
11




Là thuộc địa của Pháp, lại bị chính quyền thuộc địa tiếp tục kéo dài
chính sách kinh tế áp dụng cho thời khủng hoảng, cho nên mặc dù từ cuối
năm 1935 nền kinh tế Đông Dƣơng có dấu hiệu hồi phục nhƣng vẫn kiệt quệ
do hậu quả của khủng hoảng kinh tế chính quốc. Đời sống của tất cả các giai
tầng trong xã đều rất khó khăn, đặc biệt là tình trạng mất đất của nông dân, kể
cả địa chủ vừa và nhỏ cũng tiếp tục bị khuynh gia bại sản. Tại vùng châu thổ
Bắc Kỳ, trong tổng số 1.933.000 suất đinh thì có tới 968.000 suất đinh không
có ruộng đất. Ở Năm Kỳ, 930 địa chủ sở hữu hơn 480.000 ha ruộng, trung
bình mỗi địa chủ sở hữu tới 530 ha ruộng. Trong khi đó 2/3 nông dân Nam
Kỳ hoàn toàn không có hoặc sở hữu rất ít ruộng đất. Ở Trung Kỳ hơn một nửa
số hộ dân hoàn toàn không sở hữu ruộng đất hoặc chỉ dƣới 0,5 ha [1, tr321].
Chính quyền thuộc địa lại liên tiếp sử dụng chính sách tài chính và
thuế để tiếp tục bóc lột tàn bạo nhân dân Đông Dƣơng. Tiêu biểu là chính
sách phá giá đồng franc của Pháp, do mệnh giá đồng bạc Đông Dƣơng gắn
chặt với mệnh giá của đồng franc. Do đó, đồng franc bị phá giá cũng có nghĩa
đồng bạc Đông Dƣơng cũng bị mất giá. Chỉ riêng với cách điều chỉnh tiền tệ
này giới tƣ bản Pháp đã có thể kiếm thêm hàng chục triệu đồng Đông Dƣơng.
Trong khi đó thì giá cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu bị đẩy lên từ 20% đến
50%, thậm chí 70% đến 100%. Công chức, giáo chức cũng phải hƣởng đồng
lƣơng đã bị cắt giảm từ 30% đến 70% từ thời kỳ khủng hoảng. Mâu thuẫn
quyền lợi của một bộ phận tƣ sản và địa chủ với thực dân Pháp đã gay gắt hơn
trƣớc [2,tr.51].
Sau khủng hoảng kinh tế những giai cấp và tầng lớp kể trên đều có
nguyện vọng bức thiết chung là cần cải thiện đời sống. Yếu tố này là động lực
mạnh để phát động đông đảo quần chúng nhân dân vùng dậy đấu tranh.
Chính sách cai trị của chính quyền thuộc địa ở Đông Dương
Sau khi Chính phủ L.Blum lên cầm quyền ở Pháp, chính quyền thuộc
địa ở Đông Dƣơng cũng có một số thay đổi về nhân sự và chính sách nhƣ : ân
12




xá một số chính trị phạm, thi hành một số điều luật lao động, tăng lƣơng cho
viên chức, sửa đổi một số chế độ thuế, cải cách một số điều lệ tuyển cử,…
Tuy nhiên, do những phần tử phản động cai trị thuộc địa ở Đông
Dƣơng vẫn còn mạnh nên giới đại tƣ bản không chịu thi hành luật lao động,
tuy hứa cho lập các hội ái hữu nhƣng vẫn kéo dài chƣa cho giấy phép. Hơn
nữa, do giới chức phản động thuộc địa còn có ảnh hƣởng lớn trong bộ máy cai
trị ở Đông Dƣơng nên một số cải cách và các chính sách của Pháp ở đây chƣa
đúng với tinh thần dân chủ rộng rãi của Mặt trận bình dân ở Pháp.
Sự phục hồi của Đảng Cộng sản Đông Dương
Sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, do chính sách khủng bố trắng
của thực dân Pháp nên phong trào cách mạng Việt Nam chịu nhiều tổn thất
nặng nề. Các tổ chức của Đảng ở Trung ƣơng và địa phƣơng lần lƣợt bị phá
vỡ. Tuy nhiên, sự khủng bố của thực dân Pháp không làm cho các chiến sĩ
cách mạng và quần chúng yêu nƣớc từ bỏ lý tƣởng cứu nƣớc. Dù phải hoạt
động ở nƣớc ngoài, năm 1932, theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, đồng chí Lê
Hồng Phong và một số cán bộ chủ chốt đã tổ chức Ban lãnh đạo Trung ƣơng
của Đảng ở hải ngoại. Đồng thời ban hành Chương trình hành động chủ
trƣơng khôi phục Đảng và phong trào cách mạng ở Đông Dƣơng. Đầu năm
1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng đƣợc thành lập. Ban có nhiệm vụ tập hợp và phục hồi
các cơ sở Đảng thành hệ thống, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, lãnh đạo thực
hiện chƣơng trình hành động của Đảng năm 1932. Bằng sự cố gắng vƣợt bậc,
Đảng từng bƣớc phục hồi mà Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng
sản Đông Dƣơng họp từ ngày 27 đến 31 – 3 - 1935 tại Ma Cao, Trung Quốc
đã đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức Đảng;
đội ngũ đảng viên và quần chúng cách mạng cả nƣớc đƣợc rèn luyện, mối
quan hệ giữa Đảng và quần chúng ngày càng gắn bó. Đứng vững trƣớc khủng

13



bố trắng của kẻ thù, Đảng chứng tỏ bản lĩnh cách mạng kiên cƣờng, chuẩn bị
điều kiện bƣớc vào cuộc đấu tranh mới.
Nhìn tổng quát, nguyên nhân dẫn đến phong trào dân chủ, dân sinh
gồm cả hai yếu tố: khách quan và chủ quan.
+ Khách quan: Dƣới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản phong trào đấu
tranh vì hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh lan rộng trên
toàn thế giới. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp và sự chuyển biến trong
chích sách thuộc địa của chính phủ Pháp tạo thuận lợi cho cách mạng Đông
Dƣơng.
+ Chủ quan: Sự phục hồi của Đảng và năng lực lãnh đạo của Đảng
những năm 1936 - 1939 là nhân tố quyết định thúc đẩy phong trào. Yêu cầu
mới cho phong trào cách mạng ở Đông Dƣơng là đòi hỏi Đảng phải điều
chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối cho phù hợp với những diễn biến của tình hình.
1.2.ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO DÂN CHỦ, DÂN SINH
1.2.1 Chủ trƣơng mới của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng
Trƣớc yêu cầu mới của lịch sử, nhận thức đúng đắn chủ trƣơng của
Quốc tế cộng sản và sự chuyển biến đúng trong nhận thức của Đảng về đƣờng
lối cách mạng giải phóng dân tộc, tháng 7 – 1936 Hội nghị Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng lần thứ II đƣợc triệu tâp tại Thƣợng Hải, dƣới sự chủ trì của
đồng chí Lê Hồng Phong, ngƣời trực tiếp tham dự Đại hội VII QTCS. Hội
nghị quyết định điều chỉnh chỉ đạo chiến lƣợc cách mạng giải phóng dân tộc
thể hiện trong tài liệu Chung quanh vấn đề chính sách mới, ban hành ngày 30
– 10 – 1936.
+ Đảng xác định cách mạng ở Đông Dƣơng vẫn là “cách mạng tƣ sản
dân quyền – phản đế và điền địa – lập chính quyền của công nông bằng hình
thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa ” [

8,tr.139].
14



+ Đảng chỉ rõ kẻ thù chủ yếu trƣớc mắt của nhân dân Đông Dƣơng
chƣa phải là toàn bộ chủ nghĩa đế quốc Pháp nói chung mà là các phần tử
phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
+ Hai mục tiêu chiến lƣợc là “độc lập dân tộc” và “ngƣời cày có
ruộng” không thay đổi, song hiện thời cả về chính trị và tổ chức chƣa tới trình
độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn
đề điền địa.
+ Yêu cầu cấp thiết trƣớc mắt của nhân dân ta là tự do, dân chủ, cải
thiện đời sống do đó Đảng phải nắm lấy yêu cầu đó để phát động quần chúng
đấu tranh, tạo tiền đề đƣa cách mạng tiến lên những bƣớc cao hơn sau này.
Chính vì vậy để phục vụ cho mục tiêu trƣớc mắt, Đảng tạm gác 2 khẩu hiệu
chiến lƣợc, đề ra khẩu hiệu là “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình” để tập hợp
đông đảo tất cả các tầng lớp nhân dân, tập trung ngọn lửa đấu tranh và bộ
phận phản động trong hàng ngũ thực dân phong kiến ở Đông Dƣơng, chống
phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
+ Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chủ yếu trƣớc mắt, Đảng nêu khẩu
hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ cánh tả ở Pháp và
quyết định thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dƣơng bao
gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị xã hội và tôn giáo
khác nhau.
+ Đảng chủ trƣơng vẫn tiếp tục giữ hình thức tổ chức bí mật, không
hợp pháp nhƣng chuyển một số nội dung sang hình thức tổ chức công khai,
bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tập hợp lực lƣợng và tổ chức
đông đảo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao đồng thời để nâng cao khả
năng giác ngộ cách mạng.

Những quan điểm đó tiếp tục đƣợc khẳng định tại Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng tháng 3 và tháng 9 năm 1937; tiếp tục khẳng định
15



trong hoàn cảnh mới cần phải có các tổ chức mới để lợi dụng khả năng hoạt
động công khai và hợp pháp bằng các khẩu hiệu và hình thức thích hợp.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tháng 3 – 1938 tiếp tục kêu
gọi các tầng lớp nhân dân thống nhất hành động đòi quyền tự do dân chủ,
chống chiến tranh đế quốc. Thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng và coi
đó là nhiệm vụ trung tâm của Đảng.
Đƣờng lối của Đảng ở thời kỳ 1936 – 1939 là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo chủ trƣơng của Quốc tế Cộng sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đƣờng lối của Đảng giải quyết đúng đắn các mối quan hệ : giữa mục tiêu
chiến lƣợc với mục tiêu cụ thể trƣớc mắt của cách mạng, giữa mục tiêu đấu
tranh với hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh, giữa liên minh công –
nông với tập hợp lực lƣợng quần chúng rộng rãi, giữa cách mạng Đông
Dƣơng với cách mạng ở Pháp và trên thế giới. Sự chỉ đạo kịp thời và sáng tạo
của Đảng đã góp phần đƣa cách mạng Đông Dƣơng tiến những bƣớc dài trong
thời kỳ cách mạng 1936 – 1939.
1.2.2. Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh
1.2.2.1. Lãnh đạo phong trào Đông Dương đại hội
Có thể khẳng định, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng
của nhân dân Việt Nam thời kỳ này diễn ra hết sức sôi động với nhiều hình
thái khác nhau. Mở đầu là phong trào “Đông Dƣơng đại hội”.
Phong trào “Đông Dƣơng đại hội” là phong trào đấu tranh tiêu biểu
cho quá trình đấu tranh trong suốt thời kỳ 1936 – 1939. Khi Quốc hội Pháp
tuyên bố cử phái đoàn điều tra sang Đông Dƣơng, Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng chủ trƣơng phát động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy, hầm

mỏ, đồn điền, công sở, trƣờng học, khu phố, làng mạc công khai hội họp thảo
luận những yêu cầu về tự do, dân chủ, dân sinh ; lập ra các bản “dân nguyện ”
và cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu nhân dân các cấp, tiến tới tổ chức Đại
16



hội đại biểu nhân dân Đông Dƣơng. 3 bức thƣ ngỏ của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng trong năm 1936, gửi cho tất cả các đảng phái và các dân tộc ở Đông
Dƣơng nêu rõ lập trƣờng của Đảng về Đại hội Đông Dƣơng, kêu gọi các đảng
phái, các tổ chức chính trị và đoàn thể nhân dân Đông Dƣơng vì lợi ích
chung, đoàn kết lại thành lập Mặt trận đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi các
quyền tự do, dân chủ và cơm áo, hòa bình. [2,tr.95].
Hƣởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, trong khắp
toàn quốc đã dấy lên phong trào quần chúng sôi nổi và rộng rãi. Phong trào
Đông Dƣơng đại hội phát triển mạnh mẽ nhất ở Nam Kỳ, chỉ hơn một tháng
đã thành lập đƣợc 600 ủy ban hành động.
Đa số các ủy ban hành động đều do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh
đạo, điều này đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong các cuộc hội
họp và qua hàng triệu truyền đơn đƣợc phân phát một cách hợp pháp, họ đã ra
sức tuyên truyền đƣờng lối của Đảng, giúp dân chúng đƣợc bộc bạch những
nguyện vọng thiết tha bấy lâu, uy tín của Đảng trong nhân dân vì vậy dâng lên
rất cao.
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ các phong trào Đông Dƣơng đại hội cũng có
xuất hiện nhƣng do điều kiện khách quan mà không phát triển rầm rộ nhƣ ở
Nam Kỳ. Ở Bắc Kỳ, ngay từ cuối năm 1934, đầu 1935 một số cán bộ, đảng
viên của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng mãn hạn tù trở về lập ra một số tờ báo
công khai tuyên truyền, vận động quần chúng và là đầu mối liên lạc với tổ
chức đảng.
Ở Trung Kỳ, trƣớc âm mƣu các phần tử hợp tác với chính quyền thực

dân trong viện dân biểu Trung Kỳ cho rằng họ là những ngƣời duy nhất có
quyền phát biểu về “dân nguyện ”, các đảng viên đã quyết định hành động để
ngăn ngừa âm mƣu đó và bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Ngày 20 – 9 – 1936,
các đảng viên cộng sản tổ chức một cuộc họp khác với sự tham gia của đông
đảo quần chúng lao động ở Huế và đại biểu từ 16 tỉnh Trung Kỳ, tuyên bố tẩy
17



chay Lâm thời của bọn tay sai và lập ra một Lâm ủy Trung Kỳ mới. Một số
Ủy ban hành động cũng đƣợc lập ra ở Nghệ An và một số nơi khác [7,tr.83].
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Đông Dƣơng đại hội đã làm cho
chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng cũng nhƣ các thành phần bảo thủ trong
chính phủ bình dân Pháp ở Pari run sợ. Khoảng giữa tháng 9 – 1936, thực dân
Pháp quyết định dùng các biện pháp cứng rắn, kết hợp với các âm mƣu thâm
độc sử dụng tay sai bản xứ để dập tắt phong trào.
Đến tháng 9 – 1936, phong trào Đông Dƣơng đại hội bị đàn áp nhƣng
đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. Nó đã phá tan không khí nặng nề trong thời
kỳ khủng bố sau cao trào 1930 – 1931; đã động viên đƣợc hàng triệu quần
chúng đấu tranh sôi nổi rộng khắp và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Phong trào
này cho thấy khi chủ trƣơng, chính sách và những khẩu hiệu đấu tranh của
Đảng phù hợp với nguyện vọng bức thiết của nhân dân thì nhân dân hƣởng
ứng mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng rộng lớn.
Phong trào đã tạo động lực và khí thế mạnh mẽ, tạo điều kiện để Đảng ta tiếp
tục mở rộng đấu tranh hợp pháp, vì dân chủ, dân sinh.
1.2.2.2. Lãnh đạo đấu tranh báo chí công khai
Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của báo chí trong đấu tranh cách
mạng, cùng với lãnh đạo phong trào Đông Dƣơng đại hội, Đảng đã chiếm lĩnh
mặt trận báo chí. Trong thƣ ngỏ gửi tất cả các đảng phái và các dân tộc ở
Đông Dƣơng (26 – 7 – 1936), Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản

Đông Dƣơng yêu cầu ngoài chủ trƣơng phải thành lập Mặt trận nhân dân
thống nhất phản đế Đông Dƣơng, các báo chí công khai phải luôn luôn thẳng
tay vạch mặt nạ bọn tờrốtkít là bọn khiêu khích, phá hoại Mặt trận bình dân,
trực tiếp giúp cho bọn phát xít bằng những chứng cứ thực tế [2,tr.288]. Thực
hiện chủ trƣơng đó, thời kỳ này sách báo cách mạng của Đảng hoạt động hết
sức mạnh mẽ và hiệu quả cao. Hàng loạt tờ báo cách mạng đã đƣợc lập ra ở
18



cả ba miền của đất nƣớc. Các tờ báo tiêu biểu : Lao động, Tiến lên, Tiếng nói
của chúng ta, Hồn trẻ, Thời mới, Tin tức, Đời nay ở miền Bắc. Miền Trung có
các tờ : Nhành lúa, Kinh tế tân văn, Sông Hương tục bản. Miền Nam có Tiền
phong, Nhân dân, Dân chúng, Lao động mới. Không chỉ tuyên truyền cho
hoạt động của Đảng sách báo cách mạng còn kịp thời tố cáo, vạch trần luận
điệu sai trái của bọn phản động. Tiêu biểu phải kể đến những cuốn nhƣ : “
Tờrốtkít và phản cách mạng” của Thanh Hƣơng (tức Hà Huy Tập – xuất bản
tháng 3 – 1937), “Chiến thuật Mặt trận bình dân xứ Đông Dƣơng” (Hiệu sách
Đồng Xuân, xuất bản 1938), “Chiến tuyến bình dân” (Nhà xuất bản Việt Dân)
và một số bài báo của Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, đặc biệt của đồng chí
Trƣờng Chinh, khẳng định vai trò to lớn của Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng.
Theo đồng chí Trƣờng Chinh, chỉ có ra đƣợc Mặt trận dân chủ mới đòi đƣợc
tự do, cơm áo và hòa bình, mới chặn đứng đƣợc chủ nghĩa phát xít.
Cùng với hoạt động báo chí công khai, nhiều tập sách giới thiệu chủ
nghĩa Mác – Lênin và giải thích chính sách của Đảng cũng đƣợc xuất bản.
Cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình đã tố cáo tội ác của đế quốc
và phong kiến, phản ánh trung thực đời sống của ngƣời nông dân Việt Nam,
nói lên vai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng. Cuốn Chủ nghĩa
Mác của Hải Triều đƣợc xuất bản vào giữa năm 1938 đã mang lại những hiểu
biết đúng đắn hơn về chủ nghĩa Mác, tránh sự xuyên tạc của thực dân. Nhiều

nhà văn tiến bộ viết nhiều tác phẩm có giá trị có tính hiện thực phê phán, vạch
trần chế độ phong kiến thối nát, phản động. Rõ rệt nhƣ Tắt đèn và Việc làng
của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…
Những cuộc đấu tranh của giới báo chí đã góp phần tích cực vào việc
hình thành mặt trận, tổ chức giáo dục nhà báo về ý thức chính trị và đấu tranh
chính trị. Nó đã góp phần vào thắng lợi căn bản trong chính sách Mặt trận của
Đảng trên lĩnh vực báo chí cũng nhƣ thức tỉnh và tập hợp đƣợc nhiều nhà báo

×