Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn hà nội trong tâm trí tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.89 KB, 17 trang )

TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 1
TRNG THCS QUNG AN TY H
Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO Hà NộI
PHòNG GIáO DụC Và ĐàO TạO TÂY Hồ
Trờng thcs quảng an
BI D THI
CUC THI VN DNG KIN THC LIấN MễN
GIAI QUYT CC TèNH HUNG THC TIN
DNH CHO HC SINH TRUNG HC
Ngi thc hin : TRN TH PHNG THO
Lp : 9D
Năm học 2014 - 2015
TRN TH PHNG THO Trang 2
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Cấu trúc bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
(Kèm theo công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 07 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
A/ Trang bìa
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: HÀ NỘI
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: TÂY HỒ
- Trường: THCS QUẢNG AN
- Địa chỉ: Ngõ 11 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 043.718.4443
- Email:
- Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 02 thí sinh):
• Họ và tên: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
• Ngày sinh: 25/06/2000
• Lớp: 9D
B/ Các trang tiếp theo


1. Tên tình huống
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
4. Giải pháp giải quyết tình huống
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng trong
việc giải quyết tình huống
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực
tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./.
1. Tên tình huống
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 3
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Hà Nội trong tâm trí tôi
2. Mục tiêu
Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư -xã hội của thành phố Hà Nội
+ Văn hoá Hà Nội
+ Giới thiệu các địa điểm du lịch và ẩm thực Hà Nội
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của thành phố Hà Nội
- Hà Nội văn hoá và phong tục
- Các điểm du lịch, địa danh nổi tiếng của Hà Nội
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn:
 Lịch sử - nguồn gốc hình thành;
 Ngữ văn - sử dụng từ ngữ, những câu thơ , ca dao đi vào lòng người
 Địa lí - đặc điểm tự nhiên và sự phát triển kinh tế
 Âm nhạc : những bài hát về Hà Nội
 Hội họa : những bức tranh về Hà Nội

5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1 : Tư liệu sử dụng
* Tư liệu sử dụng: sách Địa lý Hà Nội , sách Cẩm nang du lịch Hà Nội, Sách “Hà
Nội 36 phố phường”, “Hà Nội văn hoá và phong tục”, sách Lịch sử Hà Nội, Sách “Tục
ngữ ca dao Việt Nam” (NXB Giáo dục)
* Ứng dụng công nghệ thông tin: mạng Internet, các trang Web về Hà Nội
5.2 : Tiến trình giải quyết tình huống
Sử dụng các tư liệu và kiến thức liên môn , em viết một bức thư gửi người bạn
thân.
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 4
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Nội dung bức thư:

Hà Nội, ngày 6/12/2014
Thân gửi Deny!
Cảm ơn vì những lá thư của bạn. Nhờ bạn mà tôi đã hiểu rõ hơn mọi thứ về thành
phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng thích món quà mà bạn tặng . Thực sự món bánh tráng trộn
đấy rất ngon. Nó khác hoàn toàn với những món khác mà tôi được nếm thử ở nơi đây.
Lần đầu tiên biết đến forum, lướt nhẹ qua từng topic, đọc từng bài viết của các mem, ban
đầu thấy mình có chút vẻ tự ti nho nhỏ, bởi tôi không phải là người có giọng văn hay,
trau chuốt hoặc có vẻ như ngôn từ về tiếng Việt tôi không được coi là giỏi. Nhưng, dần
dần tìm thấy đâu đây những cảm xúc, những suy nghĩ, những nhớ mong và cả những
yêu thương từ những topic ấy. Tôi thấy mình trong đó, mạnh dạn đặt mười ngón tay lên
bàn phím và bắt đầu gõ những ký tự đầu tiên: "Hà Nội đẹp "
Tôi yêu lắm những sáng ở Hà Nội.Nếu ai đã đến Hà Nội sẽ đều có chung một cảm
nhận, thành phố thật chật hẹp, đông đúc, vội vã và ồn ào. Nhưng cõ lẽ điều đó chỉ đúng
khi miêu tả về Hà Nội vào ban ngày. Còn nếu ai đó đã dạo qua các con phố của Hà Nội
vào buổi sáng sớm chắc hẳn sẽ thay đổi hoàn toàn về những suy nghĩ đó.
Hà Nội trong cơn gió mênh mang và sự bình yên đến tĩnh lặng của mặt nước Hồ
Gươm xanh ngắt một màu xanh huyền thoại thật đẹp và nên thơ. Tưởng chừng như chỉ

một chiếc lá vàng rơi sự bình yên cũng sẽ vỡ òa ra dưới mặt đất khiến cho biết bao
người phải ngẩn ngơ tiếc nuối về vẻ đẹp của một buổi bình minh đang lên trên những
nóc nhà, góc phố
Khi những tia nắng ban mai bắt đầu lấp ló trên những mái nhà, trên cành cây ngọn
cỏ, Hà Nội chợt bừng lên với những âm thanh và cảnh sắc của một ngày mới. Những
mái ngói rêu phong, những bức tường lổ loang màu gạch cũ, những hè phố lô nhô còn
thấm ướt sương đêm như hiện dần ra qua màn sương sớm đang lan tỏa trên phố phường.
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 5
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Vắng lặng và bình yên là những từ có thể dùng để miêu tả về Hà Nội vào mỗi sáng sớm.

Những con phố đông đúc người qua lại cũng trở nên thật vắng vẻ.
Đâu đó, tại góc phố nhỏ một cửa hàng bán báo đang chuẩn bị cho những số báo mới trong ngày.
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 6
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ

Cùng với đó thì những gánh hàng hoa cũng giúp Hà Nội thêm sắc màu vào mỗi sáng sớm

Nhưng hình ảnh mà mọi người dễ dàng bắt gặp nhất vào mỗi sáng sớm Hà Nội lại là việc đâu đâu
cũng thấy mọi người tập thể dục.
Dễ nhận thấy nhất là sáng sáng, khi không khí Hà Nội còn trong lành, trong
những làn gió sớm, hương phở quyện mùi quế, mùi hồi, mùi thảo quả với vị đặc trưng
của xương bò len lỏi khắp các ngõ phố. Ở Hà Nội có vô vàn những món ngon để ăn
sáng, nhưng có lẽ, sự lựa chọn của số đông vẫn dành cho phở. Món ăn dân dã ấy không
quá đắt, lại ấm bụng, dễ ăn, đủ chất.
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 7
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ

Phở món ăn đậm chất người Hà Nội
Không những Hà Nội chỉ đẹp vào buổi sáng, mà còn trở nên đẹp đẽ một cách lạ

kỳ vào ban đêm
Đi bộ để khám phá phố phường về đêm có lẽ là niềm vui lớn nhất của tôi khi ở Hà
Nội. Đêm Hà Nội khoác màu áo khác, hơi thở khác, hình dáng khác. Đêm Hà Nội ở mỗi
góc phố lại có một nét riêng.
Quán khuya Hà Nội phục vụ khách nhàn du không ồn ào, sôi động như ở TPHCM
mà mang nhiều vóc dáng riêng. Các quán nước dọc theo hồ Thuyền Quang thường chỉ
bán độc một món nước: Cam vắt, quá lắm là những chai nước ngọt. Mấy bà chủ quán
xếp ghế lại một nơi, có bà lại dùng những chiếc quạt lá, trải ra mời khách ngồi với câu
chào đon đả: “Bác uống ly nước cam cho mát ạ”. Nhiều người Hà Nội cũng có cái thú
ăn đêm. Có thể ngồi dọc theo hồ Trúc Bạch vừa ngắm cảnh vừa ăn bánh tôm Hồ Tây,
được liệt vào loại danh thực giờ đây đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Dạo này, khu
Quảng Bá cũng rộn rịp hẳn lên khi chiều xuống. Người người đổ nhau đến đây ăn những
món ăn đồng quê: mía nướng, ốc hấp, trứng cút lộn, nem rán Món được ưa thích nhất
là ốc bươu sả hấp gừng
Trong khi ở Hồ Gươm hoặc công viên trước Lăng Bác, những ánh đèn dịu tỏa
sáng, hòa trộn cùng với màu xanh của cỏ, có những lúc ngồi thưởng thức đêm Hà Nội,
thì khi chúng tôi đi dọc theo phố Hàng Bài và những con phố khác, lại có cảm giác như
người chen cùng xe. Đi rong là cái thú của những người không phải sinh ra và lớn lên ở
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 8
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Hà Nội. Dường như người Hà Nội ít thích đi lang thang trong đêm, mà thích dừng chân.
Leo lên chiếc xe máy, phóng tới địa điểm đã định rồi ngồi đó. Hà Nội không có biển, Hà
Nội cũng không có những bờ sông thơ mộng, nhưng Hà Nội lại có những bờ hồ trở
thành chỗ dạo mát hay hẹn hò: Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Trúc Bạch, Thuyền Quang và cả
Hồ Bảy Màu nằm lọt trong công viên Lênin. Đêm, thường thì những chiếc ghế đá quanh
hồ chỉ dành riêng cho những cặp tình nhân. Họ hồn nhiên hôn nhau không e ngại trong
bóng đêm trộn lẫn ánh sáng của những ngọn đèn đường. Đó là những cặp tình nhân ít
tốn kém tiền nhất khi đến chốn này, họ chỉ mất công dành chỗ trước khi trời tối.
Đi trong đêm khuya Hà Nội, có thể cảm nhận màu đêm đã lọc đi những âm thanh ồn ã,
những tạp chất của ban ngày, để còn lại trong hồn ta sự tinh khiết, thanh tao, cho ta cảm

nhận được hoàn toàn chất thiên nhiên tinh khôi trong hương thơm hoa lá. Đó cũng là
điều rất riêng của Hà Nội mà tôi chạm vào
Bạn biết không Hà Nội mỗi dịp xuân về dường như chuyển mình, rực rỡ màu sắc.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…
Phố mù sương và mù mịt mưa phùn, nhưng không lạnh lẽo như mùa đông vừa trôi
qua, mà lại tạo ra cái cảm giác của một vị ngòn ngọt, là lạ đang vương vất đầy trong
không gian buổi sớm đầu xuân… Là người con của Hà Nội hay chỉ là lữ khách từng một
lần đến thủ đô, mỗi độ xuân sang, hầu như không ai có thể quên nổi sự ngọt ngào đó của
mưa xuân cùng sự ấm áp lạ lùng khi những hạt mưa bụi mơn man trên má. Không ít
người đã bất giác ngẩng đầu, nhẹ nín thở và ngửa hai lòng bàn tay ra để cho những hạt
bụi mưa xuân thấm đẫm lòng mình khi đi dọc hồ Gươm, hồ Thiền Quang… Có một
người con xa Hà Nội khi nhớ xuân đất Kinh kỳ đã viết những dòng như mộng mị:
“Dường như Hà Nội đẹp lên nhờ những hạt mưa phùn. Mưa xuân lây phây bụi phấn,
bàng bạc màn tơ, đỗ xuống mái tóc người mà không ướt, bảo cho những bàn tay tìm
nhau, mách những mái đầu nhích lại trong tình yêu, trong nhung nhớ…”
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 9
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ

Hà Nội ngày chuyển mùa
Và hình như một thi sĩ nghiệp dư nào đó đã nói hộ tâm trạng nhiều người:
“Mưa chẳng làm ướt tóc ai
Nhưng lại làm ướt trái tim khách bộ hành”…
Đây cũng là thời khắc mà nhà văn Vũ Bằng người đất Hải Dương, ở tận phương
Nam xa xôi, khi đất nước còn chia cắt, đã nhớ về “Tháng hai- tương tư hoa đào” trong
cuốn sách “Thương nhớ mười hai” tràn ngập nhớ thương kỷ niệm của ông về đất Bắc,
về Hà Nội
Có lẽ, cả nghìn năm nay mưa xuân
vẫn cứ thế, nhẹ nhàng và đằm thắm tạo
nên một sắc hương đặc biệt cho mùa xuân

Kinh thành. Phải chăng chính trong khung
cảnh sương mù lãng đãng đầu xuân đó, tại
Phủ Tây Hồ đã diễn ra một giai thoại văn
chương đẹp nhất của Thăng Long- Hà Nội
ngàn tuổi- đó là cuộc tao ngộ thơ văn nổi
tiếng giữa Trạng Bùng Phùng Khắc
Khoan và công chúa Quỳnh Hoa - tức bà
chúa Liễu Hạnh, một anh hùng văn hóa
của Việt Nam, một trong tứ bất tử.
Đào ngày Tết
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 10
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Điều đó lý giải vì sao những người đang yêu - đặc biệt là phụ nữ lại thích đến đây
để cầu duyên, cầu những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, nhất là trong dịp đầu
xuân.
Nhớ về xuân Hà Nội, tôi thường liên tưởng ngay đến những chồi non, lộc biếc,
đến màu xanh man mác dịu dàng. Vì vậy, trong những ngày này- những ngày giáp tết, sẽ
không ít người phải sững sờ thích thú khi bất ngờ được chiêm ngưỡng kiệt tác “Mùa thu
vàng” của danh họa Nga Lê-vi-tan giữa trời xuân Thủ đô. Đó là vẻ đẹp của những cây
lộc vừng mùa trút lá. Nhiều du khách lần đầu tới Hà Nội đã không khỏi ngỡ ngàng mê
mẩn trong sắc vàng rực rỡ của màu nắng quyện trong màu lá đang trút “hơi thở” cuối
cùng. Ai cũng muốn ghi lại cho riêng mình khoảnh khắc hiếm hoi tuyệt đẹp này. Theo
một thống kê chưa đầy đủ, đã có tới hơn vạn cuộn phim màu đã được “đốt” quanh cây
lộc vừng này bởi các tay máy ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư. Cây lộc vừng trút lá rồi
sẽ lại mọc lên bao nhành lá non rồi sắc hoa đỏ ti ti rực rỡ, tô điểm cho bức tranh Hồ
Gươm thêm sinh động và bắt đầu cho việc hình thành nên một lẵng hoa lớn tuyệt đẹp
giữa lòng thành phố- như hình ảnh ví von của một nhà thơ Hy Lạp đương đại khi đến Hà
Nội…
Rời Hồ Gươm, chúng ta hãy lang thang trên vài dãy phố có những cây bằng lăng
với cành đen thui, trơ trụi, khô khốc, nhưng trên đó xuất hiện những chiếc lá nhỏ xíu

màu đỏ cam tựa những bó hoa lửa chào đón xuân về…
Mùa xuân Hà Nội cũng là mùa của muôn loài hoa đua sắc. Những ngày giáp tết,
mở cửa ra là thấy hoa tràn ngập phố phường. Và có lẽ, ở tại Hà Nội, hơn ở bất kỳ thời
điểm nào khác, mùa xuân có sự giao cảm lạ lùng giữa hóa và con người
Trong khoảnh khắc giao mùa khi xuân đến, người đắm mình vào những phiên chợ đông
vui nhộn nhịp để hoà vào những khuôn mặt người náo nức tràn trề hạnh phúc, với muôn
loài hoa đẹp. Trong số các chợ hoa ở Hà Nội hiện nay, chợ hoa Hàng Lược được hình
thành và tồn tại lâu nhất. Hình thành từ những năm 20 của thế kỷ trước, chợ hoa Hàng
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 11
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
Lược nằm trên phố Hàng Lược và một số ngõ phố phụ cận. Chợ hoa Hàng Lược chỉ họp
vào dịp tết hàng năm từ 23/12 âm lịch cho đến tận chiều tối ngày 30 tết. Xưa, chợ hoa
này chỉ duy nhất bán hoa chơi tết, nhưng ngày nay Hoa chỉ là một mặt hàng trong vô số
những hàng hoá phục vụ tết. Nhưng dường như hoa vẫn nổi trội hơn cả… Sau những
ngày đông giá lạnh, mầu hồng thắm của hoa đào như sưởi ấm lòng người và vạn vật.
Hoa mai được coi là cốt cách của người quân tử vượt qua cô đơn giá lạnh mà vẫn
nguyên mầu trắng trong. Và hoa cúc. Cúc đại đoá, hồng tử kỳ, bạch khổng tước, cúc vạn
thọ, cúc gấm, cúc áo, cúc ngũ sắc, cúc tóc tiên… Hoa cúc được xếp vào hàng tứ quí
(tùng, cúc, trúc, mai.) Cúc đẹp bởi sự giản dị khiêm nhường, và cũng bởi cúc mang
những đức tính tốt đẹp của đấng quân tử- nổi bật là sự kiên trinh vượt qua sương sa, gió
lạnh. Ta hãy ghé qua làng hoa Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu. Lúc này, các luống hoa
hồng, hoa cúc, hoa thủy tiên, hoa viôlét, hoa hướng dương, hoa bươm bướm… đã làm
sáng rực những thửa ruộng hoa.
Nhưng có thể nói, chơi đào mới là
một nét đặc trưng nhất của người Hà Nội
vào mùa xuân. Nhiều người cứ mua đào là
phải lên đê Yên Phụ, qua Nghi Tàm,
Quảng Bá rẽ xuống vườn đào Nhật Tân. Đi
cả một quãng đê dài mấy cây số chỉ để
ngắm đào, chìm vào một màu hồng bất

tận… Đây là trung tâm của hoa đào, đã vào
đây thì ai cũng như Từ Thức lọt vào động
tiên, bị níu giữ bởi muôn ngàn sắc đào mà
quên bẵng thời gian.
Làng Nhật Tân có những vườn đào danh tiếng, tương truyền là nơi Lạc Thị đời
Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng. Đình Nhật Tân thờ thánh Uy
Linh Lang, nhân vật huyền thoại thường hiển linh những lúc nguy nan, cứu giúp nhân
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 12
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
dân khỏi nạn lũ lụt…Sắc đào bích nơi này đã gợi lên một thế giới mơ mộng của tình yêu
nguyên sơ và đằm thắm. Cành bích đào được trồng trên chính vùng đất Nhật Tân – dinh
Lẫm xưa, nơi chuyên trồng đào tiến vua. Bây giờ, đất trồng đào trong đồng coi như đã
hết, vài năm nữa, các công trình xây dựng sẽ chễm trệ trên đất dinh Lẫm. Và có thể, hoa
đào cũng sẽ chỉ được nhắc tới trong truyền thuyết…
Nhưng hiện tại, người ta vẫn được thưởng thức hoa đào Nhật Tân. Những cây hoa
đẹp đã được chọn từ sớm, thân đã đánh dấu. Người chơi công phu thì chọn đào từ trước
đó cả tháng. Nào là thế phượng, thế rồng, nào là đủ lọc đủ tán… Còn kẻ mua hoa về cắm
Tết cho đúng với khí xuân thì chỉ chăm chăm nhiều nụ nhiều lộc là được. Có nhà cầu kì
chơi hoa đào từ sớm, qua Tết hết hoa, lại kiếm cành đào mới mà chơi cho đến tận rằm
tháng Giêng. Vườn nhà nào nhiều cây thế đẹp thì đã được chọn hết, chỉ đợi đến ngày là
được đưa lên ôtô rồi được chở đi khắp các phố phường. Ấy là những ngày rộn ràng nhất
của cả cái Tết. Người người sắm Tết, đào quất vắt vẻo trên những chiếc yên xe, ngả
nghiêng trên những thùng bán tải. Sau ngày 23, thế nào các công sở cũng đã trang hoàng
xong, còn nhà riêng thì cũng phải đến 27, 28, thậm chí đến chiều 30 Tết, vẫn còn có
nhiều người vội vã sắm nốt cành đào về trang hoàng nhà cửa đón xuân…
Mọi người bắt gặp một đôi bạn trẻ ríu rít chọn đào. Một cành hoa ưng ý cho cả hai
bên gia đình thật không dễ… Cành đào mới mua về được cắm trang trọng trong nhà,
treo lên vài ba tấm thiệp mừng xuân mới. Bàn thờ gia tiên đã được dọn dẹp sạch sẽ và
được cắm vài ba cành hoa xuân. Vẫn còn không ít gia đình tự gói và tự nấu bánh chưng.
Bên một bếp lửa đặt giữa sân, bọn trẻ con háo hức quây quần quanh nồi bánh chưng

đang sôi lục bục.
Hội Hoa Hà Nội được tổ chức tại bờ hồ Hoàn Kiếm dạo đầu năm 2010 đã tạo nên
một dấu ấn sâu đậm trong lòng người, từng huy động không biết bao làng hoa, vườn hoa
khắp Hà Nội, với 60 loại hoa cắt cành, 80 loại hoa chậu, 30 loại cây lá màu tạo nền,
hàng nghìn mét vuông cỏ… Biểu tượng Khuê Văn Các được làm từ 2.500 bông hoa cúc
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 13
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
ở ngay đầu phố Đinh Tiên Hoàng…Một không gian của hoa trải dài với nhiều loài hoa
từ sen, cúc, hồng, layơn, loa kèn, các loại phong lan để tạo nên những sắp đặt đại cảnh,
tiểu cảnh làng lúa – làng hoa, trống hội Thăng Long, những nhịp cầu Long Biên…

Hội hoa Hà Nội
Nhưng nhiều người Hà Nội yêu hoa - nhất là thế hệ trẻ bây giờ ít ai biết rằng: đầu
xuân cũng là thời điểm của các bà các chị xưa kia của đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ từ các làng
hoa sáng sáng đi vào thành phố, cặm cụi tỏa bước chân tới mọi ngõ ngách phố phường,
treo các gói hoa cúng bọc bằng lá chuối, lá sen ngoài các cửa nhà hoặc cửa chùa, và cuối
tháng mới lấy tiền hoa một lượt… Cách bán hoa độc đáo này chỉ Hà Nội mới có, và trở
thành một phong tục đẹp, tiếc thay đã bị ngắt quãng đến hơn nửa thế kỷ nay! Hy vọng
trong những mùa xuân sắp tới, tục lệ đáng yêu này sẽ trở lại với người Hà Nội…
Dịp xuân về đất Hà Thành cũng là dịp mà trước đây, chưa xa lắm, người Hà Nội
thường đi sắm những bức tranh dân gian Hàng Trống để trang trí cửa nhà và cầu may
mắn. Trước hết là bộ tranh tứ bình “Bốn mùa” mà mở đầu là mùa xuân hứa hẹn mang lại
nhiều Phúc- Lộc cho đại gia đình. Sau đó là các tranh gà, lợn, cá chép ôm trăng… và các
loại tranh thờ như Ngũ Hổ, Độc hổ, ông Hoàng Mười, Bà chúa Thượng ngàn,…
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 14
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ

Tranh dân gian
Những gia đình nghèo thì tìm tranh Hương Chủ, để trên vách nhà trống trơn chỉ
treo mỗi bức tranh vẽ đủ bàn thờ, hương án, hoa quả đón xuân… Sau nhiều năm vắng

bóng, tranh Hàng Trống giờ đây lại lác đác xuất hiện ở chính phố Hàng Trống - nơi ra
đời của dòng tranh độc đáo này, nhờ sự mải mê duy trì nghề nghiệp cổ truyền của nghệ
nhân Lê Đình Liên - nghệ nhân cuối cùng của tranh Hàng Trống…
Mùa Xuân Hà Nội cũng là mùa của
các lễ hội đầu năm, của giỗ vọng, lễ
chùa… Sự thành kính của người cao tuổi
bên hương khói như làm nổi bật thêm sự
tươi vui của tuổi trẻ háo hức đón xuân, sắm
tết… Nhưng hiện nay, ta có thể nhận thấy
sự thành kính nghiêm trang ở rất nhiều
người trẻ tuổi trong các đền miếu thờ
những anh hùng dân tộc, những danh nhân
văn hóa…
Vui chơi trong lễ hội
Lễ hội mùa xuân Hà Nội những sắc màu mới mẻ cùng một số vấn đề xã hội nổi
cộm, nhưng dù sao, Lễ hội – nhất là lễ hội xuân đã là sự gắn kết cộng đồng kỳ diệu, là bí
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 15
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
quyết tinh thần nối giữa quá khứ và hiện tại. Có thể chiêm nghiệm điều này ở lễ hội Gò
Đống Đa, lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội thờ bà Tấm làng Sủi- Phú Thị, lễ hội thờ thần
Đồng Cổ làng Văn Trì…Trong các lễ hội xuân đó, bao gìơ cũng có múa Rồng, múa Lân,
thể hiện rõ nét khát vọng mưa thuận gió hòa ngàn đời của người dân châu thổ Bắc Bộ,
và bộc lộ cái tinh thần Thăng Long - tinh thần Rồng thăng lên của người dân Kinh Kỳ-
Kẻ Chợ…
Mùa xuân cũng là mùa của các ông đồ xưa – nay viết thư pháp bên tường Văn
Miếu, quanh các đình chùa miếu mạo Hà Nội… Mùa của những con rùa Hồ Gươm bò
lên bãi cỏ đẻ trứng, mùa những đàn chim sâm cầm bay về Hồ Tây lặn ngụp…Thực ra,
những con chim sâm cầm đầu tiên đã di cư từ phương Bắc giá lạnh về đây từ dạo cuối
đông, và đến mùa xuân, chúng tạo ra cả một dàn đồng ca của vẻ đẹp thi vị từng tạo nền
xúc cảm cho Bà Huyện Thanh Quan viết ra những áng văn chương long lanh hoài

niệm…

Thư pháp ngày Tết
Deny thân mến, Hà Nội còn có nhiều thứ hay và thú vị lắm! Nhưng giờ trời đã
muộn rồi, tôi xin lỗi khi phải kết thúc thư ở đây. Tôi hứa lần sau sẽ cho bạn biết nhiều
thứ hơn về Hà Nội. Hi vọng bạn thích những điều tôi chia sẻ. hẹn gặp bạn vào tháng
sau
Bạn thân
Phương Thảo
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 16
TRƯỜNG THCS QUẢNG AN – TÂY HỒ
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Sử dụng kiến thức liên môn để viết một bức thư là một phương pháp hoàn toàn
mới mẻ trong văn học. Việc làm này giúp cho cả người viết và người đọc thấy hứng thú
và hiểu thêm về các điểm đến của Hà Nội. Bức thư như một cảm nang du lịch cho người
đọc thư đến một vùng đất mới vẻ và tạo cảm giác tò mò, ngạc nhiên trước những điều đã
biết và chưa biết để từ đó thôi thúc một cuộc hành trình về miền đất mới.
Sử dụng phương pháp này em thêm hiểu hơn về lịch sử, địa lí và cả những nét văn
hóa rất riêng của Hà Nội thủ đô thân yêu, ngàn năm văn hiến.

LỜI CẢM ƠN
Khi thực hiện “Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” em được sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo Lưu Thị Hải và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn. Đặc biệt là Ban Giám
hiệu đã tạo điều kiện cho em cả về thời gian và tư liệu để em hoàn thành bài thi này. Em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo!
Người thực hiện
Trần Thị Phương Thảo

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 17

×