Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

giáo án tích hợp liên môn bài 11 chính sách dân số và giải quyết việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.21 KB, 15 trang )

Bài 11 (1tiết)
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
- Nêu được tình hình dân số, mục tiêu và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay.
- Nêu tình hình việc làm và mục tiêu và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở Việt
Nam hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm.
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải
quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
- Trang bị kỹ năng xử lý tình huống, biện pháp phòng tránh thai.
- Trang bị kỹ năng trong lựa chọn nghề nghiệp, bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3. Về thái độ
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách dân số và giải quyết việc làm; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số
ở nước ta.
- Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
- Mục 1. b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số
- Mục 2. b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, tranh ảnh
- Tài liệu tham khảo (Phụ lục 2)
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm
- Thảo luận cặp đôi
- Đàm thoại
- Trực quan
E. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức


2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
Mỗi câu trả lời đúng sẽ lật được một miếng ghép để có một bức tranh. (Giáo viên giới thiệu bức tranh: Đây
là hình ảnh bầu cử Quốc hội đầu tiên sau khi đất nước thống nhất tháng 4/1976)
Câu 1: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của:
A. Giai cấp công nhân
B. Quần chúng nhân dân
C. Tầng lớp trí thức
Câu 2: Công dân được tự do lựa chọn ngành nghề để sản xuất kinh doanh là thực hiện quyền dân chủ
trong lĩnh vực:
A. Văn hóa
B. Kinh tế
C. Chính trị
Câu 3: Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện ở những quyền nào sau đây:
A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa
B. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình.
C. Tất cả các quyền trên.
Câu 4: Hình thức nào sau đây là dân chủ trực tiếp:
A. Công dân trực tiếp bầu trưởng thôn
B. Công dân đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp
C. Cả hai đáp án trên.
Giáo viên dẫn dắt: Vấn đề dân số và việc làm là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tình hình
dân số và việc làm ở nước ta như thế nào? Nhà nước có những phương hướng gì để giảm gia tăng dân số và giải
quyết việc làm chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
3. Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bài:
chia vở thành 2 phần cho 2 nội dung: Chính
sách dân số và chính sách giải quyết việc làm
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu về tình
hình dân số nước ta (6 phút)

(Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà
của học sinh 2 nhóm 1 và 2; yêu cầu nhóm 1
trình bày, nhóm 2 nhận xét, nhóm 3 và 4 theo
dõi bổ sung ý kiến)
Bài tập về nhà của nhóm 1 và 2:
- Hãy tìm hiểu về số liệu quy mô dân số, tỷ
suất gia tăng dân số tự nhiên, mật độ phân bố
dân số (Số liệu trong khoảng 1970 đến nay).
- Qua những số liệu trên em có nhận xét gì?
tìm nguyên nhân và hậu quả của thực trạng
trên.
Sau phần làm việc của học sinh, giáo viên
nhận xét và cho điểm.
Giáo viên tích hợp kiến thức Địa lý (Bài 16,
sách giáo khoa Địa lý 12: Đặc điểm dân số và
phân bố dân cư ở nước ta) và bổ sung số liệu.
-Về quy mô dân số của Việt Nam:
+Ngày 1/11/2013 dân số Việt Nam đạt 90
1. Chính sách dân số
triệu, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á,
thứ 13 thế giới. Dân số Việt Nam hiện nay
đang giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (ít nhất
có 2 người trong độ tuổi lao động nuôi 1
người trong độ tuổi phụ thuộc).
+ Theo số liệu thống kê về giới tính của
Tổng cục dân số 6 tháng đầu năm 2014 ở Việt
Nam 114,3 bé trai/100 bé gái.
-Về phân bố dân cư
Sự phân bố dân cư không hợp lý giữa thành
thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng.

*Đối với Hà Nội, theo Chi cục dân số - kế
hoạch hóa gia đình, dân số năm 2013 khoảng
7,1 triệu người tăng 2,7 % so cùng kỳ năm
2012, mật độ trung bình cao gấp 8 lần so với
mật độ trung bình cả nước.
-Về nguyên nhân dẫn đến tình hình dân số:
Công tác lãnh đạo và quản lý về dân số chưa
tốt, ảnh hưởng phong tục tập quán, sự hiểu
biết của người dân… trong đó nhấn mạnh sự
thiếu hiểu biết của người dân về chính sách
dân số, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản làm
ảnh hưởng tới chất lượng dân số.
-Về hậu quả của thực trạng dân số trên.
Giáo viên tích hợp kiến thức Sinh học (Bài 39
sách giáo khoa Sinh học 11: Các nhân tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động
vật); kiến thức Địa lý sách giáo khoa khối 12
a.Tình hình dân số nước ta
Mức sinh đã giảm nhưng chưa
vững chắc, quy mô dân số lớn, tốc
độ tăng còn nhanh, chất lượng dân
số thấp, mật độ dân số cao và
phân bố chưa hợp lý, mất cân
bằng giới tính.
(Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên)để làm rõ thêm hậu quả của thực trạng
dân số.
Như vậy, sự phát triển dân số không hợp lý
gây ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã
hội:

- Thất nghiệp, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội
gia tăng
-Tác động của con người làm thu hẹp diện
tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo
tính đa dạng của sinh vật. (Biểu1)
- Mất cân bằng sinh thái môi trường: gia tăng
lũ lụt hạn hán, biến đổi bất thường về thời tiết
khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí
- Môi trường sống và mức sống thấp ảnh
hưởng trầm trọng tới sức khỏe người dân, có
thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát
triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ sơ sinh…
Các hậu quả trên làm cho quốc gia lâm
vào đói nghèo, trình độ kém phát triển thì dân
số lại gia tăng. Đây là cái vòng nghèo đói
luẩn quẩn của các quốc gia kém phát triển.
Chúng ta có thể khái quát hậu quả sự gia tăng
dân số như Sơ đồ 1: Hậu quả gia tăng dân số.
Dân số phát triển không hợp lý ảnh hưởng lớn
đến việc làm, sự ảnh hưởng đó như thế nào
chúng ta cùng tìm hiểu.
Thực trạng dân số cản trở tốc độ
phát triển kinh tế xã hội, gây khó
khăn đến , nguồn lao động, việc
làm và thu nhập, cạn kiệt tài
nguyên môi trường ô nhiễm
Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu về tình hình
việc làm ở nước ta hiện nay(4 phút)
(Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà

của học sinh 2 nhóm 3 và 4; yêu cầu nhóm 3
trình bày, nhóm 4 nhận xét, nhóm 1 và 2 theo
dõi bổ sung ý kiến)
Bài tập về nhà của nhóm 3 và 4:
-Nêu số liệu về tình hình lao động và việc làm
ở nước ta trong những năm gần đây?
- Qua những số liệu trên em có nhận xét gì?
tìm nguyên nhân và hậu quả của thực trạng
trên
Sau phần làm việc của học sinh, giáo viên
nhận xét và cho điểm.
-Về tình hình việc làm:
Giáo viên tích hợp kiến thức Địa lý (Bài 17:
Lao động và việc làm, sách giáo khoa Địa lý
12) và bổ sung số liệu, nguyên nhân, hậu quả,
củng cố kiến thức:
Đối với Hà Nội, giáo viên đưa ra số liệu so
sánh cho học sinh thấy được tình hình thất
nghiệp (Biểu 2)
Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các
ngành sản xuất và dịch vụ đã tạo ra mỗi năm
gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình
trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
-Về nguyên nhân: Nền sản xuất gặp nhiều khó
2. Chính sách giải quyết việc
làm
a. Tình hình việc làm ở nước
ta hiện nay
Tình trạng thiếu việc làm là
khăn, chất lượng lao động thấp không đáp

ứng được công việc, lựa chọn nghề chưa đúng
yêu cầu…Giáo viên cần nhấn mạnh nguyên
nhân chất lượng lao động thấp, lựa chọn nghề
chưa đúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
thất nghiệp cao.
- Về hậu quả thất nghiệp, thiếu việc làm
chúng ta đã thấy rõ khi phân tích hậu quả của
sự gia tăng dân số.
Hoạt động 3: Học sinh khai thác sách giáo
khoa, tìm hiểu mục tiêu chính sách dân số và
chính sách giải quyết việc làm.(5 phút)
Giáo viên dẫn dắt: Căn cứ vào tình hình dân
số và việc làm, tham khảo sách giáo khoa cho
biết mục tiêu chính sách dân số và chính sách
giải quyết việc làm (Học sinh tìm hiểu sách
giáo khoa trong 2 phút)
Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu mục tiêu chính sách
dân số.
Nhóm 3 và 4: Tìm hiểumục tiêu chính sách
giải quyết việc làm ở nước ta.
Yêu cầu học sinh trình bày, giáo viên nhận
xét, chốt kiến thức. Học sinh gạch chân kiến
thức cần học trong sách giáo khoa.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm tìm hiểu
phương hướng chính sách dân số và giải
quyết việc làm.(10 phút)
Giáo viên dẫn dắt: Từ nguyên nhân dẫn đến
b.Mục tiêu và phương hướng cơ
bản để thực hiện chính sách dân
số.

- Mục tiêu:
Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân
số, ổn định quy mô, cơ cấu dân số
và phân bố dân cư hợp lý nhằm
phát triển nguồn nhân lực.
vấn đề bức xúc ở cả thành thị
và nông thôn.
b. Mục tiêu và phương
hướng cơ bản của chính sách
giải quyết việc làm
- Mục tiêu:
Tập trung giải quyết việc làm ở
cả thành thị và nông thôn, phát
triển nguồn nhân lực, mở rộng
thị trường lao động, giảm tỉ lệ
tình hình dân số và việc làm, mục tiêu của
chính sách dân số và chính sách giải quyết
việc làm và tham khảo sách giáo khoa cho
biết:
Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu phương hướng cơ
bảncủa chính sách dân số.
Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu phương hướngcơ bản
của chính sách giải quyết việc làm.
Các nhóm thảo luận và trình bày trong 5
phút.Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 5: Phân tích làm rõ một số phương
hướng của chính sách dân số và chính sách
giải quyết việc làm nhằm giáo dục kỹ năng
sống học sinh.(10 phút)
(Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận

nhóm theo cặp đôi và phương pháp vấn đáp)
Hỏi: Để nâng cao chất lượng dân số, là người
học sinh chúng ta cần chuẩn bị những kiến
thức nào?
Giáo viên nhận xét bổ sung và lấy ví dụ phân
tích làm rõ, lồng ghép trang bị kỹ năng sống
cho học sinh:
- Những hiểu biết về việc mang thai sớm, hậu
quả của nó, biện pháp tránh thai, khi lỡ mang
thai phải xử lý như thế nào?
- Kiến thức về dân số, hôn nhân và gia đình,
trách nhiệm làm cha mẹ, sự bình đẳng giới.
- Phương hướng cơ bản:
+ Tăng cường công tác lãnh đạo
và quản lí về dân số
+ Làm tốt công tác thông tin,
tuyên truyền, giáo dục chính sách
dân số.
+ Nâng cao sự hiểu biết của người
dân về vai trò của gia đình, bình
đẳng giới, sức khoẻ sinh sản, nhằm
nâng cao chất lượng dân số.
+ Nhà nước đầu tư đúng mức cho
công tác dân số, tạo điều kiện để
mọi gia đình, cá nhân tự nguyện
tham gia chính sách dân số.
thất nghiệp và tăng tỉ lệ người
lao động đã qua đào tạo nghề.
-Phương hướng cơ bản:
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất

và dịch vụ nhằm tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động.
+ Khuyến khích làm giàu theo
pháp luật, tự do hành nghề.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao
động.
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn
vốnđể giải quyết việc làm, cải
thiện điều kiện việc làm cho
người lao động.
Thảo luận nhóm theo cặp đôi.
Giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận nhóm (4
dãy bàn là bốn nhóm). Nhóm 1,2,3,4 làm
phiếu bài tập tương ứng số 1,2,3,4; hai bạn
trong cùng bàn thảo luận và trình bày lên
phiếu học tập.
Tình huống: Vì tin người yêu nên đã quan hệ
tình dục và khi thai quá lớn S mới biết nên
không thể nạo hút được. Sau khi bị người yêu
bỏ S thấy xấu hổ với bạn bè, gia đình đã đến
1 nơi xa sinh con. Lo lắng và sợ hãi S đã vất
con xuống 1 cái ao.
Nội dung thảo luận (3 phút)
Phiếu bài tập số 1: Hành vi của S có vi phạm
đạo đức, pháp luật không? Vì sao?
Phiếu bài tập số 2: Hành vi của S có ảnh
hưởng đến chất lượng dân số không? Vì sao?
Phiếu bài tập số 3: Theo em S nên ứng xử
như thế nào khi lỡ mang thai?
Phiếu bài tập số 4: Nêu các biện pháp tránh

thai mà em biết?
Giáo viên thu đại diện câu trả lời của 4 mẫu
phiếu bài tập chiếu lên. Học sinh quan sát,
nhận xét. Cuối cùng, giáo viên nhận xét cho
điểm, bổ sung phần trả lời của học sinh.
Trả lời:
Phiếu bài tập số 1:
Hành vi của S là vi phạm đạo đức nghiêm
trọng. Đây là 1 con người và là con của mình.
Là người mẹ, hành vi của S là vô đạo đức.
Ngoài ra, hành vi của S vi phạm pháp luật, vi
phạm Điều 94 – Bộ luật Hình sự.Điều 94. Tội
giết con mới đẻ: Người mẹ nào do ảnh hưởng
nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ
hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa
trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
Phiếu bài tập số 2:
Nếu S để con lại nuôi, với hoàn cảnh khó
khăn sức khỏe của hai mẹ con đều không
đảm bảo, đứa trẻ có thể suy dinh dưỡng. Còn
S bỏ con xuống ao sẽ bị pháp luật trừng phạt,
sức khỏe suy giảm vì bị ảnh hưởng tinh thần,
điều kiện vật chất khó khăn…Ảnh hưởng chất
lượng dân số.
Phiếu bài tập số3:
Nếu lỡ mang thai cần đến trung tâm tư vấn
tâm lý, mạnh dạn trình bày với gia đình để

được giúp đỡ. Khi quyết định phá thai cần
đến những cơ sở y tế tin cậy. Còn nếu quyết
định sinh con phải dự tính trước các yếu tố
như: Có con ảnh hưởng đến học tập và khả
năng tài chính hiện tại. Trong tương lai sẽ làm
công việc gì để mang thu nhập đảm bảo cuộc
sống của 2 mẹ con? Sẵn sàng đối mặt với
định kiến từ gia đình, xã hội. Khi có con riêng
sẽ ảnh như thế nào đến cuộc sống hôn nhân
sau này. Việc S sinh con mà không có quan
hệ hôn nhân là hoàn toàn hợp pháp.
Phiếu bài tập số 4:
Giáo viên tích hợp kiến thức Sinh học (Bài 47
Sinh học 11:Điều khiển sinh sản ở động vật
và sinh đẻ có kế hoạch ở người) bổ sung biện
pháp tránh thai:
Tính ngày rụng trứng, thuốc uống tránh thai,
bao cao su, vòng tránh thai, thắt ống dẫn tinh,
đình sản. Nạo, hút thai không coi là biện pháp
tránh thai, nó ảnh hưởng tới sức khỏe và gây
ra nguy cơ vô sinh.
Hỏi: Sau khi quan hệ tình dục thì bao lâu biết
là có thai? Khoảng 5 đến 7 ngày, sau khi quan
hệ tình dục dùng que thử thai sẽ biết là có
thai.
Giáo viên khẳng định:Như vây, nếu thiếu
những kiến thức, kỹ năng sống về sức khỏe
sinh sản, tình yêu tình dục…chúng ta sẽ
không biết chăm sóc và bảo vệ bản thân. Bản
thân sức khỏe kiệt quệ, nghề nghiệp không

có, sinh ra những đứa trẻ suy dinh dưỡng góp
phần gây suy giảm chất lượng dân số, có thể
vi phạm pháp luật.
Giáo viên dẫn dắt: Đối với phương hướng:
Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do
hành nghề. Điều này có nghĩa là nhà nước
khuyến khích cá nhân tự tạo công ăn việc làm
Hỏi: Em hiểu thế nào là việc làm?
Theo bộ luật Lao động – Điều 13: “Mọi hoạt
động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm
đều được thừa nhận là việc làm”
Hỏi: Qua tìm hiểu nguyên nhân tình trạng thất
nghiệp: Lựa chọn nghề chưa đúng yêu cầu
của xã hội, theo em làm thế nào để chọn một
nghề hay công việc phù hợp?
Học sinh trả lời xong, giáo viên đưa sơ đồ
của K.Platonop phân tích giúp học sinh có kỹ
năng chọn nghề(Sơ đồ 2)
Sau khi các em đã được định hướng và tư vấn
nghề nghiệp, việc lựa chọn nghề của bản thân
phải tính đến sự phù hợp ba yếu tố thể hiện
trên ba cạnh của tam giác hướng nghiệp. Hay
nói cách khác, khi các em dự định học hay
theo đuổi một nghề nào đó cần xem xét các
yếu tố:
-Nghề đó có những yêu cầu gì?
- Liệu với năng lực và phẩm chất, điều kiện
của em có đáp ứng được những yêu cầu đó
không?
- Nghề đó xã hội và thị trường có cần không?

Giáo viên có thể lấy nghề lái xe để phân tích
chứng minh.
Hỏi: Để có thể làm việc tốt trong tương lai
đối với nghề đã chọn, theo em cần chuẩn bị
những yếu tố nào?
- Chuẩn bị về sức khỏe
- Trình độ chuyên môn
- Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm: kỹ
năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc
nhóm.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học.
Hỏi: Nếu là nhà lãnh đạo, em có ý tưởng gì
để giảm thất nghiệp và thiếu việc làm?
Hoạt động 6: Giáo viên củng chốt kiến thức
của mục 1 và 2.(1 phút)
Tìm hiểu dân số và việc làm ta thấy chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dân số phát
triển không hợp lý có ảnh hưởng tiêu cực tới
số lượng và chất lượng nguồn lao động và
ảnh hưởng tới việc làm. Chúng ta có thể tham
khảo sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa dân số,
*Mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm
Dân số, nguồn lao động và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ. Dân số phát
triển không hợp lý có ảnh hưởng tiêu cực tới số lượng và chất lượng nguồn
lao động và ảnh hưởng tới việc làm.
nguồn lao động và việc làm
-Dân số và lao động.
Dân số cung ứng cho nguồn lao động. Số
lượng và chất lượng phụ thuộc vào nguồn
cung dân số. Sự dịch chuyển các nguồn lao

động ảnh hưởng đến dân số các vùng miền.
-Nguồn lao động và việc làm
Nguồn lao động và việc làm là thể hiện của
mối quan hệ cung cầu.
-Dân số và việc làm
Dân số tăng, sản xuất dịch vụ tăng, việc làm
tăng (dân số tạo ra cầu cho việc làm). Việc
làm ảnh hưởng đến đến tỷ lệ sinh, tử, việc di
dân, chất lượng dân số.
Hoạt động 7: Học sinh nêu lên trách nhiệm
của mình đối với chính sách dân số và giải
quyết việc làm.(3 phút)
Giáo viên dẫn dắt: Các em đã tìm hiểu chính
sách dân số và chính sách giải quyết việc làm,
là một công dân chúng ta cần có trách nhiệm
gì để thực hiện tốt các chính sách trên.
Hỏi: Là một học sinh chúng ta cần làm gì để
thực hiện tốt các chính sách trên?
Hỏi: Là người lao động trong tương lai chúng
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết
việc làm
- Nằm vững và chấp hành chính sách dân số và pháp lệnh dân số.
- Nắm vững và chấp hành chính sách giải quyết việc làm,pháp luật về lao
động.
- Tuyên truyền mọi người cùng chấp hành, đấu tranh chống hành vi vi
phạm chính sách dân số và chính sách giải quyết việc làm.
- Nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn
để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập bản thân và gia đình,
góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
ta cần có thái độ như thế nào trong tìm kiếm

việc làm?
Hoạt động 8: Giáo viên củng chốt kiến thức
của cả bài bằng trò chơi giải ô chữ.(3 phút)
Với mỗi câu hỏi học sinh sẽ giải được một ô
chữ hàng ngang. Mỗi ô chữ hàng ngang cho
biết 1 chữ cái trong từ chìa khóa. Khi giải
được từ chìa khóa học sinh sẽ biết được điểm
yếu của nguồn lao động Việt Nam hiện nay là
“kỹ năng lao động”
Giáo viên nhấn mạnh:
Qua bài học ngày hôm nay, cô hy vọng các
em có thêm kiến thức, kỹ năng; chuẩn bị tốt
các yếu tố cần thiết của người lao động để có
thể trở thành người lao động giỏi trong tương
lai.

×