Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài dự thi kiến thức liên môn tên đề tài giới thiệu về di tích lịch sử gò đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.02 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẾ VĂN ĐÀN
Địa chỉ: 181 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 38573030; mail:
BÀI DỰ THI KIẾN THỨC LIÊN MÔN
Tên Đề tài: “Giới thiệu về di tích lịch sử gò Đống Đa”
Môn chính: Lịch sử
Các môn tích hợp: Địa lý, Giáo dục công dân, Văn, Tiếng Anh, Sinh học,
Toán và Vật Lý
Học sinh: TRẦN NGỌC HÀ ANH
Sinh ngày: 2/12/2000
Học sinh lớp: 9A5
Hà Nội, 12/2014
1. Tên tình huống: Giới thiệu về di tích lịch sử Gò Đống Đa
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Mục tiêu chung: Giới thiệu về di tích lịch sử gò Đống Đa cho bạn bè và khách
du lịch khi tới thăm quan Hà Nội
Mục tiêu cụ thể:
- Giới thiệu về lịch sử hình thành di tích gò Đống Đa
- Giới thiệu về vị trí địa lý gò Đống Đa
- Giới thiệu về các thảm thực vật trong khuôn viên gò Đống Đa
- Giới thiệu về khu tượng đài Quang Trung
Vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Văn, Tiếng Anh,
Sinh học, Toán và Vật Lý để mô tả và giới thiệu về gò Đống Đa cho bạn bè và khách
du lịch tới tham quan
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Giới thiệu về di tích lịch sử gò Đống Đa em đã vận dụng kiến thức tổng hợp các
môn học để nêu bật hình ảnh của gò Đống Đa, những thông tin có giá trị về lịch sử và
văn hóa của gò Đống Đa đến với bạn bè ở các tỉnh thành phố khác. Ngoài ra em còn
tìm hiểu thêm những thông tin về việc xây dựng và điểm đặt tượng đài Quang Trung


trong khuôn viên gò để chia sẻ với bạn bè và khách du lịch.
Nhưng kiến thức này em đã đọc và sưu tầm trong các cuốn sách viết về các di
tích lịch sử có giá trị văn hóa của Thủ đô.
Ảnh. Lối lên gò Đống Đa
Kiến thức các môn học được vận dụng:
1
1. Môn Lịch sử: Kiến thức về trận đại thắng của vua Quang Trung đánh tan quân
Thanh xâm lược năm 1789
2. Môn Địa lý: Mô tả vị trí địa lý của gò Đống Đa
3. Môn Giáo dục công dân: Ý thức của du khách về vảo vệ môi trường và các nét
văn hóa khi tham quan di tích lịch sử gò Đống Đa
4. Môn Tiếng Anh: Đọc hiểu bảng chỉ đường, hay các hướng dẫn, điều cấm được
viết bằng Tiếng Anh trong khuôn viên
5. Môn Văn học: Sử dụng lối viết văn miêu tả, tự sự, cách sử dụng ngôn từ trong
các đoạn văn giới thiệu về gò Đống Đa
6. Môn Sinh học: Giới thiệu về thảm thực vật trong khuôn viên gò Đống Đa
7. Môn Vật Lý: Giới thiệu về điểm đặt và các yêu cầu đối với điểm đặt tượng đài
vua Quang Trung
8. Môn Toán: Cách tính toán về tỷ lệ, trọng lượng và khối lượng trong quá trình
xây dựng tượng đài
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức đã học và tích lũy trong quá trình học tập để giới thiệu về
di tích lịch sử gò Đống Đa với bạn bè và khách du lịch nhằm quảng bá hình ảnh các di
tích lịch sử văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Bài viết không chỉ vận dụng kiến thức của các môn về khoa học xã hội tưởng
như luôn gắn chặt với các vấn đề về lịch sử văn hóa của một vùng đất mà còn vận
dụng cả những kiến thức ở các môn khoa học tự nhiên như toán học, vật lý hay môn
sinh học nhằm giúp cho người đọc có thêm hiểu biết của mình, tự lý giả được những
thắc mắc hay những vấn đề có liên quan đến di tích lịch sử gò Đống Đa.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống

“Các bạn thân mến!
Mình sẽ giới thiệu về di tích lịch sử gò Đống Đa để các bạn thêm hiểu và thêm
yêu Hà Nội nhé. Giới thiệu về di tích lịch sử gò Đống Đa mình sẽ cố gắng lồng ghép
từ các kiến thức đã học ở trường cũng như những kiến thức mình đã tích lũy được
trong suốt quá trình học tập.
Đầu tiên mình nói về lịch sử hình thành của gò Đống Đa, kiến thức mình vận
dụng ở đây chắc chắn là môn Lịch sử rồi.
Rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (tức là ngày 30/1/1789) vua
Quang Trung đã cho xuất quân tiến thẳng về Thăng Long để giải phóng kinh thành
khỏi sự xâm lược của quân Thanh. Một mũi quân của vua Quang Trung do đô đốc
Đặng Tiến Đông trực tiếp chỉ huy đã cùng với nhân dân vùng Khương Thượng diệt tan
quân Thanh đóng tại đồn Khương Thượng mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc
Hồi thừa thắng xông lên tiến vào giải phóng Thăng Long giữa mùa Xuân rực rỡ hoa
2
đào. Sau chiến thắng như vũ bão của nghĩa quân Tây Sơn, giải phóng được kinh thành
Thăng Long, trên đường phố xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung
cho thu nhặt xác lại và chất thành nhiều đống khác nhau. Từ đó đắp cao lên thành gò
gọi là “kình nghê quán”, nghĩa là gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển.
Việc nhặt xác giặc chất thành đống thành gò như vậy nhằm biểu dương chiến công của
quân dân ta và cảnh báo với bọn xâm lược cướp nước. Khu vực này chạy dài từ làng
Thịnh Quang (nay là phường Thịnh Quang) đến làng Nam Đồng (nay là phường Nam
Đồng) trước đây có tên là xứ Đống Đa. Phải chăng tên gọi gò Đống Đa được bắt
nguồn từ đó!
Hàng nămHội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống
Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ
chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Ảnh. Lễ hội gò Đống Đa
Gò Đống Đa nằm trên con phố mang tên nghĩa quân Tây Sơn, là phố Tây Sơn đó
các bạn. Sát bên gò Đống Đa, chạy dọc theo chiều sâu bên hông khuôn viên là phố

Đặng Tiến Đông, con phố nhỏ mang tên đô đốc đã chỉ huy trận đánh diệt tan quân
Thanh đóng tại đồn Khương Thượng mở đường cho nghĩa quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi
tiến sâu vào kinh thành để giải phóng Thăng Long. Con đường này được hình thành
năm 1851 trong một chiến dịch phát triển giao thương buôn bán nhằm xây dựng chợ
Nam Đồng, cần phải làm đường để thuận lợi đi lại cho nhân dân. Năm 1980 UBND
thành phố Hà Nội đã quyết định đặt tên đường là Đặng Tiến Đông. Như vậy trước mặt
gò Đống Đa là phố Tây Sơn, bên cạnh là phố Đặng Tiến Đông thuộc phường Quang
Trung, quận Đống Đa, đối diện bên kia đường là Trường Đại học Công Đoàn. Mình
3
mô tả rõ về vị trí của gò Đống Đa như vậy chắc chắn các bạn hình dung được ngay,
mời các bạn tới thăm di tích lịch sử gò Đống Đa cùng tên với quận Đống Đa nơi mình
sinh ra, lớn lên và đang học tập tại đây nhé. Đây là kiến thức môn Địa lý phải không
các bạn.
Bây giờ mình mời các bạn đi vào bên trong khuôn viên của gò Đống Đa để
chúng ta cùng tìm hiểu, cùng ngắm cảnh nhé. Ở lối vào chắn ngay tầm mắt chúng
mình là gò Đống Đa cao lớn, trên gò vẫn còn nhiều cây đa và các loại cây thân gỗ tán
lá xòe rộng che bóng mát khắp từ chân gò lên đến đỉnh. Kiến thức của môn Sinh học
giúp mình nhận biết những loại cây nào thuộc nhóm thực vật gì. Ví dụ thảm cỏ xanh
mươt uốn quanh lối đi ngay dưới chân những cây thân gỗ kia là một loại thực vật
thuộc bộ Hòa thảo có lá hẹp được các cô chú công nhân trồng và chăm sóc hàng ngày.
Cỏ này có tên quốc tế là Lophatherum gracile Brongn, thuộc họ Lúa - Poaceae. Nólà
loại sống dai, rễ dễ phình thành củ, hình chum, lá mềm, mọc so le, nhìn rất giống lá
tre, mặt trên ít lông, mặt dưới nhẵn. Cụm hoa hình bông thưa, gồm nhiều bông nhỏ dài
màu trắng và có quả hình thoi. Màu xanh của cỏ và những tán cây bằng lăng, cây đa và
các loại cây thân gỗ khác đã làm nên một không gian thoáng mát tạo cho du khách
cảm giác thư thái nhẹ nhàng.
Vào hẳn trong khuôn viên bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những tấm bảng chữ nhỏ
xinh xắn. được gắn vào một chân cọc thấp vừa tầm bước chân và cắm vào ven lề các
thảm cỏ: “Keep off the grass”, có nghĩa là “Không dẫm lên cỏ” đấy các bạn ạ. Hay có
những biển chỉ dẫn lớn hơn một chút được treo ngay ngắn ở đầu mỗi lối rẽ. Đó là các

từ đơn giản và dễ hiểu, ví dụ: “Exit” mình hiểu là “lối ra” hoặc “Enter” mình hiểu là
“lối vào” hay cũng có thể hiểu là lối này có thể đi được. Ở cuối khuốn viên có bảng chỉ
dẫn với từ “WC” kèm theo mũi tên. Người nước ngoài nhìn là họ hiểu ngay, không bị
lung túng nữa. Nếu mình không có kiến thức môn Tiếng Anh thì mình sẽ không đọc
được những dòng chữ đó, mình cũng sẽ gặp khó khăn khi viết tên quốc tế của loài cỏ
như trên. Hiện nay mình đang cố gắng trau dồi thêm môn Tiếng Anh để có thể nói
chuyện và giúp những người bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về gò Đống Đa.
Và một điều mà chúng ta không thể không biết, thậm chí chúng ta đã luôn luôn
thực hiện nó như một hành vi bản năng: không xả rác, không hái hoa bẻ cảnh nơi công
cộng hay chúng ta cần giữ một phong thái lịch lãm, luôn tươi cười vui vẻ nói chuyện
hay sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình, những hiểu biết của mình về gò Đống Đa với
những người xung quanh đang thăm quan khu di tích này. Ý thức giữ gìn môi trường
4
nơi công cộng, giữ gìn không gian văn hóa lành mạnh, giữ gìn nét đẹp của người Thủ
đô là những kiến thức mình học được ở môn Giáo dục công dân.
Phía xa xa là khu tượng đài vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Kiến thức môn Vật
lý cho mình biết rằng với những công trình xây dựng như tượng đại cần thiết phải
được xây dựng trên một mặt phẳng và quang, tránh không được có độ nghiêng hay
dốc. không bị cây cối che chắn, đảm bảo tầm nhìn cho du khách. Phần thân tượng
được thiết kế không quá lớn để tránh bị áp lực của gió. Tượng đài vua Quang Trung
Nguyễn Huệ được xây dựng năm 1989 ngay phía sau gòtrên một diện tích rộng rãi và
bằng phẳng nhân dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Ảnh. Tượng đài vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
Kiến thức môn Toán giúp mình tính toán được khối lượng vật liệu để xây dựng
nên tượng đài, biết được tỷ lệ của chiều ngang so với chiều cao tượng là khoảng ¼.
Tượng cao 21m, thân tượng 12m, được xây dựng trên một nền móng chắc chắn với
hàng trăm mét khối đá. Thật thú vị nếu đến thăm quan di tích lịch sử gò Đống Đa mà
chúng ta lại biết được cả cách tính tỷ lệ để xây nên tượng đài này của những nhà điều
khắc.
Như vậy là mình đã giới thiệu với các bạn về di tích gò Đống Đa từ những kiến

thức mình được học trong nhà trường, từ những kiến thức mình tích lũy trong suốt quà
trình học tập. Các bạn biết không, mình đã tự rèn luyện rất nhiều khi học môn Văn học
để mình có thể biết cách dùng từ ngữviết nên những bài văn hay, những ý văn đẹp và
đặc biệt là mình đã viết được, đã thể hiện được những kiến thức của mình về di tích
lịch sử gò Đống Đa. Mình cũng muốn bày tỏ tình cảm của mình với mảnh đất này, nơi
mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Mình sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để xứng
đáng với mảnh đất Thăng Long, mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn mình từ thuở thiếu
niên.
5
Hiện nay khuôn viên gò Đống Đa đang được nâng cấp sửa chữa, trong thời gian
tới khi công trình hoàn thiện, mình mời các bạn về đây thăm qua, vãn cảnh, cùng tìm
hiểu về những chiến công hiển hách của vua Quang Trung và đắm mình dưới những
tán cây tỏa bóng mát. Gò Đống Đa là một trong những di tích lịch sử để lại nhiều dấu
ấn trong lòng người dân thủ đô!”
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Gò Đống Đa – dấu tích một thời oanh liệt của dân tộc trong trận chiến chống
quân Thanh xâm lược. Di tích này mãi là minh chứng cho truyền thống của nhân dân
ta trong cuộc chiến đấu tranh giữ nước, một di tích có giá trị cao trong lòng người dân
quận Đống Đa thủ đô Hà Nội. Tìm hiểu về gò Đống Đa em lại càng hiểu hơn về những
giá trị văn hóa lịch sử của các khu di tích, hiểu hơn về quận Đống Đa nơi gia đình em
sinh sống, và em cảm thấy vô cùng xúc động khi viết lại những cảm xúc của mình chia
sẻ cùng các bạn.
Giới thiệu về di tích lích sử gò Đống Đa cho bạn bè khắp nơi là thêm một lần em
tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, tự hào về mảnh đất đã nuôi em trưởng
thành, tự hào về mái trường Bế Văn Đàn đã cho em bầu trời kiến thức để em có thể tự
tin viết bài thi này.
Giới thiệu về di tích lịch sử gò Đống Đa đã giúp em biết suy nghĩ, biết tổng hợp,
sắp xếp và phân tích các tình huống, lựa chọn những kiến thức cần thiết để hoàn thiện
bài thi của mình. Và thật vô cùng ý nghĩa vì đây là bài viết đầu tiên của em về nơi em
sinh ra và lớn lên.

Đống Đa, ngày 2/12/2014
Học sinh
Trần Ngọc Hà Anh
6

×