Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phieu mô tả dự án dạy học dạy học văn bản NHẬT DỤNG với CHỦ đề bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.4 KB, 29 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG MỸ
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ :
DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG VỚI CHỦ
ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện : Đặng Thị Hiên
Chức vụ : Giáo viên
Trường : THCS Ngô Sỹ Liên – Chương Mỹ - Hà Nội
Năm học 2014 - 2015

2
PHIẾU THÔNG TIN
- Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Chương Mỹ
- Trường THCS Ngô Sỹ Liên
- Địa chỉ: Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội
Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Đặng Thị Hiên
Ngày sinh: 14/6/1977
Môn: Ngữ văn
Điện thoại: 0932201213
Email:
3
MỤC LỤC
PHỤ LỤC 1:
PHỤ LỤC 2:
1. Tên dự án:



2. Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu chung
- Mục tiêu bài học
3. Đối tượng dạy học:
4. Ý nghĩa bài học:
5. Thiết bị dạy học:
6. Hoạt động dạy - học và tiến trình dạy học:
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
8. Sản phẩm của học sinh:
KẾT LUẬN CHUNG
Trang 1
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 9
Trang 9
Trang 18
Trang 19
Trang 25
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1. Tên dự án: DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG VỚI CHỦ ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG.
2. Mục tiêu của dự án:
a, Mục tiêu chung:
Bảo vệ môi trường là một trong những chủ đề của văn bản nhật dụng. Đó là
nội dung đề cập đến một trong những vấn đề gần gũi, bức thiết trong cuộc sống

hiện đại bởi thực tế môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc
tìm hiểu vấn đề này thông qua một văn bản có ý nghĩa lớn đối với học sinh. Các
em hiểu được một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là bao bì
ni lông - một loại rác thải sinh hoạt. Các em thấy được mối nguy hại đến môi
trường sống và sức khỏe con người do thói quen dùng bao bì ni lông của người
dân. Không chỉ vậy, các em còn thấy được tính khả thi trong những đề xuất tác giả
trình bày. Qua đó các em hiểu đúng ý nghĩa xã hội mà chủ yếu là ý nghĩa thời sự
cập nhật, gần gũi, bức thiết qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập đến trong văn bản
và biết tự rút ra bài học thiết thực nhằm điều chỉnh nhận thức và hành động cho
bản thân, hướng tới việc tham gia giải quyết các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống
hiện tại. Cũng qua việc tìm hiểu chủ đề, học sinh thấy được mối quan hệ giữa con
người với môi trường sống để từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường mà trước
hết là bảo vệ môi trường ở chính địa phương các em đang sinh sống và học tập; có
những suy nghĩ và hành động tích cực về những việc làm có ý nghĩa trong vấn đề
xử lí rác thải sinh hoạt và tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện. Đặc
biệt, các em còn biết vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về chủ đề để nắm chắc
vấn đề đặt ra và có hướng giải quyết hợp lí.
Cụ thể:
• Về kiến thức:
- Môn Ngữ văn: Học sinh được trang bị kiến thức theo chương trình giáo dục phổ
thông đảm bảo chuẩn kiến thức của bộ môn này.
4
- Môn Hóa học: Học sinh vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện
tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên.
- Môn Địa lí: Học sinh vận dụng kiến thức địa lí để giải thích một số hiện tượng xảy
ra trong tự nhiên.
- Môn Sinh học: Học sinh vận dụng kiến thức sinh học để hiểu và giải thích được sự
tác động qua lại giữa môi trường sống đối với con người.
- Môn Âm nhạc, Mĩ thuật: Học sinh vận dụng kiến thức Âm nhạc và Mĩ thuật để
tuyên truyền, kêu gọi mọi người có ý thức đúng đắn trước những vấn đề mang tính

thời sự này.
- Môn Giáo dục công dân:Học sinh vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để
bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề gần gũi, bức thiết trong cuộc sống.
- Môn Tiếng Anh: Vận dụng vốn từ vựng tiếng Anh để trình bày một vấn đề trong
cuộc sống.
• Về kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng tư duy, thu thập và xử lí thông tin, liên hệ và giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống.
- Nghiêm túc, hợp tác, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn
trong việc lĩnh hội tri thức.
- Vận dụng và liên kết kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề về môi trường.
- Xử lí các tình huống cụ thể trong đời sống gắn liền với thực tiễn của bản thân và
những người xung quanh một cách tích cực nhất.
• Về thái độ:
- HS yêu thích, hứng thú say mê bộ môn Ngữ văn và các môn học khác.
- Có ý thức tích cực trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống bằng những hành
động thiết thực, cụ thể.
Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, các em đã được tiếp cận văn bản
“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” - một văn bản nhật dụng với chủ đề bảo vệ môi
trường trong chương trình Ngữ văn lớp 6 . Song, với khuôn khổ cuộc thi, tôi xin
giới thiệu tiết dạy tiếp theo của chủ đề trên: Tiết 39 - Văn bản: “Thông tin về
Ngày Trái Đất năm 2000”.
b, Mục tiêu bài học:
• Kiến thức:
- Môn Ngữ văn:
5
+ Hiểu ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành
động tích cực về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt .
+ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất
trong văn bản .

+ Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe của con người của thói quen dùng
túi ni lông .
+ Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày .
+ Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,
hợp lý đã tạo nên tình thuyết phục của văn bản .
- Môn Hóa học: Hiểu được phản ứng hóa học của bao bì ni lông khi đốt.
- Môn Địa lí: Hiểu được một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lũ lụt, xói
mòn do là do bao bì ni lông.
- Môn Sinh học: Hiểu được một trong những hậu quả của ô nhiễm môi trường đất,
môi trường nước và môi trường không khí là do bao bì ni lông gây ra.
- Môn Âm nhạc, Mĩ thuật:
+ Hiểu được vai trò của Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác tuyên truyền.
- Môn Giáo dục công dân:
+ Trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường sống.
+ Giữ gìn nét văn hóa truyền thống làng nghề.
- Môn Tiếng Anh: Cung cấp kiến thức về từ vựng với chủ đề bảo vệ môi trường .
• Kĩ năng:
- Môn Ngữ văn:
+ Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Vận dụng kiến thức liên môn để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề có tính thời sự
nóng hổi.
+ Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh .
- Môn Hóa học: Giải thích phản ứng hóa học khi đốt bao bì ni lông.
- Môn Sinh học: Giải thích hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí do bao bì ni lông gây ra.
- Môn Địa lí: Giải thích một trong những nguyên nhân gây hiện tượng lũ lụt, xói
mòn do bao bì ni lông gây ra.
- Môn Âm nhạc: Tự tin khi biểu diễn ca khúc tuyên truyền.
- Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh theo chủ đề.
- Môn Giáo dục công dân:

+ Xử lí thông tin, xử lí tình huống.
6
+ Vn dng kin thc trong bi to ra nhng sn phm cú tớnh hu ớch trong
cuc sng.
- Mụn Ting Anh: K nng phỏt õm.
Thỏi :
- Yờu thớch, hng thỳ hc tp mụn Ng vn v cỏc mụn khỏc.
- Gi gỡn, bo v mụi trng, trc ht l bo v mụi trng chớnh a phng cỏc
em ang sinh sng v hc tp.
- Lờn ỏn, phờ phỏn nhng hnh vi lm tn hi n mụi trng.
- Có suy nghĩ tích cực về những việc tơng tự khác trong vấn đề xử lý rác thải sinh
hoạt và vận động mọi ngời cùng thực hiện khi có điều kiện.
- Trõn trng, gi gỡn v phỏt huy truyn thng lng ngh quờ hng.
3. i tng dy hc:
- Hc sinh khi 8 trng THCS Ngụ S Liờn Chng M - H Ni.
- S lng hc sinh: 148
- S lp thc hin: 4 lp.
- c im:
+ a s hc sinh ngoan, ý thc hc tp v rốn luyn o c tt.
+ 65% HS xp loi hc lc gii.
+ Tinh thn hc tp tớch cc, sụi ni, t giỏc.
+ Tinh thn trỏch nhim cao khi thc hin nhim v c giao.
4. í ngha bi hc:
L mt trung tõm cht lng cao ca huyn Chng M - Thnh ph H Ni,
trng THCS Ngụ S Liờn hng nm luụn ún nhn cỏc em hc sinh cú kt qu
hc tp cao, hnh kim tt t cỏc trng THCS trong ton huyn qua kỡ tuyn sinh
kht khe. Vỡ vy, cht lng u vo tng i tt. Song, trong quỏ trỡnh cỏc em
hc tp v rốn luyn, tụi thy ch yu cỏc em ch tp trung vo hc cỏc mụn khoa
hc t nhiờn v thiu hng thỳ vi cỏc mụn khoa hc xó hi, trong ú cú mụn Ng
vn.

Nguyờn nhõn dn n hin tng trờn cú l mt phn do a s cỏc em cú kh
nng t duy tt nờn cỏc em yờu thớch cỏc mụn khoa hc t nhiờn hn. Song phn
ln khi c hi, cỏc em u cho rng, mc tiờu chớnh ca cỏc em l thi hc sinh
gii v thi vo cỏc trng THPT chuyờn ca S, B. Cỏc mụn khoa hc t nhiờn s
giỳp cỏc em cú c hi t gii cao v d thi . Ngc li, cỏc mụn khoa hc xó
hi, trong ú cú mụn Ng vn vn ũi hi s chm ch nhng t kt qu cao v
thi vo cỏc trng THPT chuyờn l rt khú.
7
Nhận thức trên khiến các em ngày càng tập trung vào các môn khoa học tự
nhiên mà xem nhẹ hoặc không chú trọng đến các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội.
Trên thực tế, Ngữ văn là một môn học không chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù
mà còn cần đến năng khiếu (năng lực cảm thụ riêng biệt). Việc tìm hiểu, tiếp nhận
tác phẩm văn chương chính là quá trình đọc - hiểu, phân tích, cảm thụ và thưởng
thức cái hay, sự sâu sắc về nội dung thông qua vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ.
Người đọc tự mình khám phá và rung động về ý nghĩa đời sống và giá trị thẩm mĩ
của tác phẩm.
Song điều khó hơn là đối với văn bản nhật dụng thì mục tiêu bài học sẽ nhấn
sâu vào nội dung tư tưởng, tức là năm bắt những vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết,
mang tính thời sự hơn là đi sâu vào việc khám phá hình thức văn bản. Nét đặc thù
này khiến một số văn bản nhật dụng trở nên khô khan, thiếu sức gợi. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh nói chung, học sinh trường
THCS Ngô Sỹ Liên nói riêng vốn đã không mấy “cảm tình” với môn Ngữ văn lại
càng ngại và thiếu hứng thú học Văn. Đó là điều luôn làm tôi trăn trở, suy nghĩ:
Làm thế nào để các em hứng thú học Văn và yêu Văn hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã và đang tăng cường vận dụng kiến thức liên môn
vào giảng dạy môn Ngữ văn 8, đặc biệt là vận dụng kiến thức liên môn vào dạy
học các văn bản nhật dụng.
Trong mỗi tiết dạy văn bản nhật dụng, tôi luôn vận dụng tối đa các phương
pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Tôi luôn “mềm” hóa nội

dung bằng cách xử lí thông tin nhẹ nhàng, biến những nội dung phức tạp thành nội
dung đơn giản nhất, lựa chọn các môn học tích hợp phù hợp với nội dung bài để
các em không còn ngại, sợ mà thật sự hứng thú với bộ môn Ngữ văn nói chung,
với các văn bản nhật dụng nói riêng.
Để phát huy năng lực của học sinh, trong những tiết học trước, tôi luôn giao
nhiệm vụ cho các em chuẩn bị để các em tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tìm hiểu
những nội dung lien quan đến chủ đề. Được giao nhiệm vụ, các em nghiêm túc
thực hiện và hào hứng thể hiện. Vì vậy, các tiết học trở nên sôi nổi hơn, các em
cũng hứng thú học tập hơn.
8
Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng nhiều hình ảnh minh họa sinh động, những câu
chuyện trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống thực tiễn gần gũi…để các
em tự tìm lời giải đáp. Do vậy, bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động; nội dung trở
nên sâu sắc hơn.
Bảo vệ môi trường là một chủ đề quen thuộc, gần gũi, có ý nghĩa thiết thực với
sự phát triển của xã hội và sự tồn tại của mỗi con người. Một môi trường trong
lành sẽ đem đến cho con người sức khỏe và hạnh phúc, xã hội ngày càng phát
triển. Song, một thực tế không thể phủ nhận là môi trường ở nước ta đang bị ô
nhiễm ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ấy chính
là bao bì ni lông - một loại “rác thải trắng” - sản phẩm tiện dụng, hữu ích nhưng
gây ra bao mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Là một văn bản nhật dụng, “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” đề cập đến
một vấn đề mang tính thời sự gần gũi, bức thiết, đang được cộng đồng xã hội quan
tâm: tác hại của bao bì ni lông và các giải pháp hạn chế sử dụng chúng. Chính vì
vậy, nội dung văn bản hướng tới việc tuyên truyền cho mọi người hiểu được những
tác hại ấy rồi từ đó có những hành động tích cực để cải thiện môi trường sống, bảo
vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Để giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu chủ đề này và có khả năng vận dụng vào
thực tiễn, tôi đã vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy văn bản “Thông tin về
Ngày Trái Đất năm 2000”. Qua bài dạy, tôi nhận thấy tích hợp nhiều môn học

trong giảng dạy nói chung, trong môn Ngữ văn nói riêng và đặc biệt với các văn
bản nhật dụng chủ đề bảo vệ môi trường sẽ giúp giáo viên tiếp cận nhiều hơn, hiểu
rõ, hiểu sâu, nắm chắc những vấn đề đặt ra trong bài học; học sinh không chỉ được
trang bị kiến thức phong phú, toàn diện mà còn có thái độ tích cực hơn đối với các
vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Từ đó có những hành động cụ thể, thiết thực trong
đời sống hằng ngày. Giờ học trở nên nhẹ nhàng; các em học sinh sôi nổi, tích cực
và hứng thú hơn.
5. Thiết bị dạy học:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 8.
- Máy chiếu kết nối với máy tính để trình chiếu.
- Phần mềm ứng dụng: Adobe Movie.
- Mạng Iternet để tra cứu thông tin.
9
- Dữ liệu : tranh, ảnh, video.
- Tài liệu tham khảo.
6. Hoạt động dạy - học và tiến trình dạy học:
Để thực hiện chủ đề trên, tôi xin giới thiệu một tiết dạy cụ thể. Sản phẩm thiết kế
của tôi gồm:
1. Hồ sơ dạy học.
2. Giáo án giảng dạy tiết 39: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
3. Video bài giảng tiết 39: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
Dưới đây là hoạt động dạy học được tôi thực hiện với học sinh khối 8,
trường THCS Ngô Sỹ Liên.
Tiết 39
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
- Môn Ngữ văn:
+ Hiểu ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành
động tích cực về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt .

+ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất
trong văn bản .
+ Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe của con người của thói quen dùng
túi ni lông .
+ Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày .
+ Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,
hợp lý đã tạo nên tình thuyết phục của văn bản .
- Môn Hóa học: Hiểu được phản ứng hóa học của bao bì ni lông khi đốt.
- Môn Địa lí: Hiểu được một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lũ lụt, xói
mòn do là do bao bì ni lông.
- Môn Sinh học: Hiểu được một trong những hậu quả của ô nhiễm môi trường đất,
môi trường nước và môi trường không khí là do bao bì ni lông gây ra.
- Môn Âm nhạc, Mĩ thuật:
+ Hiểu được vai trò của Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác tuyên truyền.
- Môn Giáo dục công dân:
+ Trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường sống.
+ Giữ gìn nét văn hóa truyền thống làng nghề.
10
- Môn Tiếng Anh: Cung cấp kiến thức về từ vựng với chủ đề môi trường.
2. Kĩ năng:
- Môn Ngữ văn:
+ Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Vận dụng kiến thức liên môn để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề có tính thời sự
nóng hổi.
+ Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh .
- Môn Hóa học: Giải thích phản ứng hóa học khi đốt bao bì ni lông.
- Môn Sinh học: Giải thích hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí do bao bì ni lông gây ra.
- Môn Địa lí: Giải thích một trong những nguyên nhân gây hiện tượng lũ lụt, xói
mòn do bao bì ni lông gây ra.

- Môn Âm nhạc: Tự tin khi biểu diễn ca khúc tuyên truyền.
- Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh chủ đề bảo vệ môi trường.
- Môn Giáo dục công dân:
+ Xử lí thông tin, xử lí tình huống.
+ Vận dụng kiến thức trong bài để tạo ra những sản phẩm có tính hữu ích trong
cuộc sống.
- Môn Tiếng Anh: Luyện kĩ năng phát âm.
3. Thái độ:
- Yêu thích, hứng thú học tập môn Ngữ văn và các môn khác.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ môi trường ở chính địa phương các
em đang sinh sống và học tập.
- Lên án, phê phán những hành vi làm tổn hại đến môi trường.
- Có suy nghĩ tích cực về những việc tương tự khác trong vấn đề xử lí rác thải sinh
hoạt và vân động mọi người cùng thực hiện.
- Trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề quê hương.
II. NỘI DUNG:
- Tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc giảm thiểu tác hại của bao bì ni
lông, bảo vệ môi trường.
III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Giao nhiệm vụ cho học sinh từ tiết học trước.
- Dẫn dắt, gợi mở bằng phương pháp vấn đáp.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
11
- Thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Dự án.
- Vấn đáp
- Thuyết trình.

V. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá năng lực tự học.
- Đánh giá nhận thức qua hệ thống bài tập.
- Đánh giá kĩ năng trình bày.
VI. HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động:
*Mục tiêu: + Tạo tâm thế cho học sinh.
+ Dẫn vào bài mới.
*Phương pháp: Vấn đáp.
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực giao tiếp tiếng Việt,
năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Giáo viên cho học sinh theo dõi một đoạn video clip trong bài hát Earth Song của
Michal Jackson - một bài hát nổi tiếng về môi trường. Sau khi học sinh theo dõi xong,
giáo viên hỏi:
+ Đoạn video clip trên giúp em nhớ đến một văn bản nào đã học?
+ Nêu hiểu biết khái quát của em về văn bản này?
- Học sinh trả lời : Đoạn video clip trên giúp em nhớ đến văn bản “Bức thư của thủ lĩnh
da đỏ” trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Đây là một văn bản nhật dụng có chủ đề bảo vệ
môi trường.
-Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung văn bản:
*Mục tiêu: Học sinh nắm chắc các vấn đề chung của văn bản.
*Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực giao tiếp tiếng Việt,
năng lực tự học, năng lực sáng tạo.
12
* Nội dung tích hợp: môn Hóa học.
- GV yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà về:
+ Xuất xứ văn bản.

+ Giải nghĩa các từ: phân hủy, plaxtic, ô nhiễm.
+ Phương thức biểu đạt của văn bản.
+ Bố cục của văn bản.
- HS trình bày, GV nhấn mạnh chú thích của từ plaxtic: còn gọi chung là nhựa – là những
vật liệu tổng hợp gồm các phân tử gọi là pô-li – me. Túi ni lông chủ yếu được sản xuất từ
hạt pô -li - ê -ti –len, pô-li-prô –pi-len và nhựa tái chế. Đặc tính nổi bật nhất của loại vật
liệu này là đặc tính không tự phân hủy. Nếu không bị thiêu hủy (như đốt chẳng hạn), nó
có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm.
- Giáo viên chốt, chuyển ý.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chi tiết văn bản:
*Mục tiêu: Học sinh hiểu được nguyên nhân ra đời bức thông điệp, tác hại
của việc sử dụng bao bì ni lông và những giải pháp được đưa ra.
*Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực giao tiếp tiếng Việt,
năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.
* Nội dung tích hợp: môn Hóa học, Sinh học, Địa lí.
*Tìm hiểu nguyên nhân ra đời bức thông điệp: “Một ngày không sử dụng bao bì ni
lông”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm và phân tích các thông tin trong phần 1 – SGK để
tìm ra nguyên nhân ra đời bức thông điệp và cách trình bày ở phần này.
- Học sinh trả lời cá nhân.
- Giáo viên khẳng định:
+ Trình bày bằng các số liệu cụ thể, thông tin đi từ khái quát đến chi tiết, nội dung thông
báo ngắn gọn, rõ ràng.
+ Nguyên nhân ra đời bức thông điệp: Môi trường ngày càng ô nhiễm do bao bì ni lông
gây ra; mọi người chưa nhận thức được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
13
*Tìm hiểu tác hại của bao bì ni lông và những gải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni
lông :
* Tìm hiểu tác hại của bao bì ni lông:

- Giáo viên cho học sinh theo dõi một đoạn video clip rồi chia nhóm, tổ chức cho học
sinh thảo luận.
+ Nhóm 1,2 : Từ những thông tin trong đoạn video clip, kết hợp với việc nghiên cứu
bài ở nhà cùng những hiểu biết thực tế, hãy phân tích tác hại của bao bì ni lông đối
với môi trường.
+ Nhóm 3,4: Từ những thông tin trong đoạn video clip, kết hợp với việc nghiên cứu
bài ở nhà cùng những hiểu biết thực tế, hãy phân tích tác hại của bao bì ni lông đối
với sức khỏe con người.
- Học sinh thảo luận chung để rút ra kết luận:
+ Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó
bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.
+ Bao bì ni lông tàn phá hệ sinh thái. Túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không
giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể
chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
+ Bao bì ni lông gây ngập úng lụt lội. Bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát
nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô
thị vào mùa mưa.
+ Bao bì ni lông còn hủy hoại sinh vật. Bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết
các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa
đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
+Bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường. Sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với
sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không
chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, gây ứ đọng
nước thải, hôi thối làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí .
+ Bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như
chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là
14
khi bao bì ni-lông bị đốt. Túi nilon có chứa lưu huỳnh và dầu hỏa khi bị đốt cháy sẽ tạo
thành axit sunfuric, dễ gây mưa axit. Túi nilon được làm bằng nhựa BVC, có chứa clo,
khi cháy sẽ tạo ra các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất,

khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối
loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
+ Bao bì ni lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng
để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt
độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm.
Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại
biên và tủy sống; chất BBP có thể gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc
với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối,
cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần
nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ
hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và bổ sung thêm một số thông tin:
Bao bì ni lông đã qua sử dụng vốn là một loại rác thải. Song loại rác thải này
thường được dùng để bọc, gói các loại rác thải khác. Điều này không những hạn chế sự
phân hủy nhanh của các loại rác thải kia mà còn sinh ra một số chất độc hại như a-mô-
ni-ăc, mê tan, sun- fu-rơ…ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người.
- Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh khái quát nghệ thuật và nội dung phần này:
Với biện pháp liệt kê, cách giải thích ngắn gọn, rõ ràng, cách phân tích khoa học;
đoạn văn giúp người đọc thấy được việc sử dụng bao bì ni lông gây nguy hại rất lớn đối
với môi trường và làm tổn hại sức khỏe con người.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân gây tác hại của bao bì ni lông, từ
đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu các giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
* Tìm hiểu các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng bao bì ni lông:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các giải pháp đưa ra trong văn bản:
+ Học sinh nêu các giải pháp văn bản đưa ra.
+ Học sinh đưa ra một số giải pháp khác.
15
+ Giáo viên phân tích tính không khả thi trong các giải pháp của học sinh.
- Giáo viên chốt: Các giải pháp đưa ra trong văn bản có tính khả thi, thiết thực, phù hợp
với tình hình Việt Nam.

*Tìm hiểu lời kêu gọi :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo
vệ trái đất thông qua nghệ thuật điệp ngữ và câu cầu khiến.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện biện pháp tu từ điệp ngữ (từ “hãy” lặp lại ba
lần) và ba câu cầu khiến liên tiếp.
+ Từ nghệ thuật điệp ngữ và câu cầu khiến, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý
nghĩa của việc bảo vệ môi trường bằng hành động thiết thực ‘Một ngày không sử dụng
bao bì ni lông”.
c. Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát bài học:
*Mục tiêu: Học sinh khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung văn bản.
*Phương pháp: Vấn đáp.
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực giao tiếp tiếng Việt,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự bộc lộ.
* Nội dung tích hợp: Phương pháp làm bài văn thuyết minh, môn Giáo dục
công dân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung toàn bài. Từ đó
định hướng cách làm bài văn thuyết minh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế và rút ra bài học về nhận thức và hành
động trong việc sử dụng bao bì ni lông.
3. Hoạt động thực hành - ứng dụng:
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã tìm hiểu vào thực hành.
*Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực giao tiếp tiếng Việt,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
* Nội dung tích hợp: Tích hợp các môn tiếng Anh, Giáo dục công dân, Âm
nhạc, Mĩ thuật.
- Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ giao cho các nhóm học sinh từ cuối tiết học trước.
16
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày những nội dung đã chuẩn bị.
- Đại diện nhóm học sinh thực hiện.

+ Nhóm 1: Bằng hiểu biết và khả năng của mình, các em hãy tạo ra những sản phẩm có
thể thay thế bao bì ni lông.
+ Nhóm 2: Hãy thể hiện một ca khúc hoặc vẽ một bức tranh có nội dung tuyên truyền
việc bảo vệ môi trường và thuyết trình nội dung bức tranh.
+Nhóm 3: Hãy trình bày một bài giới thiệu bằng tiếng Anh với bạn bè trong nước và
quốc tế về vẻ đẹp của Trăm Gian và những việc làm để bảo vệ môi trường nơi đây.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động bổ sung:
*Mục tiêu: Phát huy năng lực tự quản bản thân, năng lực sáng tạo của học
sinh .
*Phương pháp: Thuyết trình.
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực tự quản bản thân,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
* Nội dung tích hợp: Tích hợp kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức về
kiểu bài thuyết minh, kiến thức môn Giáo dục công dân .
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Xây dựng những đoạn video clip có nội dung tuyên truyền việc bảo vệ môi trường
trong việc sử dụng bao bì nilon.
+ Hãy viết bài tuyên truyền về tác hại của bao bì ni lông kêu gọi mọi người chung tay
bảo vệ môi trường.
+ Lên kế hoạch thu gom bao bì ni lông và chai lọ đã qua sử dụng để làm kế hoạch nhỏ.
5. Hoạt động tiếp nối:
*Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
*Phương pháp: .
* Các năng lực được hình thành và phát triển: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
* Nội dung tích hợp: Tích hợp kiến thức Âm nhạc, Giáo dục công dân.
- Giáo viên cho học sinh lắng nghe ca khúc kêu gọi hưởng ứng Ngày Trái Đất.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
17
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong quá

trình giáo dục. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo
với một chất lượng cao hơn. Xác định ý nghĩa của việc làm này, Hội nghị Trung ương 8
khóa XI đã xác định: kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là một trong chín nhiệm vụ
giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Thông qua việc kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên nhận biết được khả năng giáo dục của mình,
biết được phương pháp, cách thức giáo dục nào là tối ưu đối với học sinh, đồng thời
thông qua đó, học sinh cũng tự biết được khả năng của mình tới đâu để điều chỉnh, hoàn
thiện bản thân mình, từ đó có hướng phấn đấu để trở thành một học sinh toàn diện. Trong
quá trình thực hiện dự án, tôi đã sử dụng thang cấp độ tư duy Bloom để kiểm tra, đánh
giá. Cụ thể:
- Về kiến thức: Đánh giá nhận thức của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt của
giáo viên, qua việc chuẩn bị bài của học sinh và qua hiểu biết của các em về kiến thức
liên môn, kiến thức thực tế.
- Về kĩ năng: Tập trung chủ yếu vào việc đánh giá năng lực tự học của học sinh khi tìm
hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể là các kĩ năng
nắm bắt và xử lí thông tin; kĩ năng giải thích hiện tượng một cách khoa học; kĩ năng suy
nghĩ có tính lập luận để đưa ra kết luận; kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí tình huống
và kĩ năng trình bày sản phẩm.
- Về thái độ: Đánh giá sự hứng thú, tích cực, sáng tạo của học sinh trong các nội dung
học tập; nguyện vọng sẽ quan tâm tìm hiểu vấn đề sâu hơn; có trách nhiệm và hành
động tích cực trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xử lí rác thải bao bì ni
lông.
8. Sản phẩm của học sinh:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Để chuẩn bị tốt cho giờ học này, tiết
học trước, giáo viên giao nhiệm vụ
cho các nhóm về nhà chuẩn bị:
- Sau khi được giao nhiệm vụ, học sinh
lên thảo luận kế hoạch thực hiện.

+ Nhóm 1:
18
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Bằng hiểu biết và khả năng
của mình, các em hãy tạo ra những sản
phẩm có thể thay thế bao bì ni lông.
+ Nhóm 2: Chọn một trong hai yêu cầu
sau: Hãy thể hiện một ca khúc hoặc vẽ
một bức tranh có nội dung tuyên truyền
việc bảo vệ môi trường (thuyết trình nội
dung bức tranh) .
+ Nhóm 3: Hãy viết bài văn ngắn bằng
tiếng Anh giới thiệu với bạn bè trong
nước và quốc tế về vẻ đẹp của Trăm
Gian và những việc làm thiết thực để
bảo vệ môi trường nơi đây.
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
- Học sinh thực hiện:
+ Nhóm 1: Làm sản phẩm thay thế bao
bì ni lông.
19
- GV nhận xét chung về việc chuẩn bị
bài của học sinh:
Theo dõi phần trình bày của các
nhóm, cô thấy các em đã làm việc rất
tích cực, nghiêm túc. Cô tuyên dương
tinh thần làm việc của các em.
Quan sát sản phẩm của nhóm 1, cô
+ Nhóm 2: Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ

môi trường.
+ Nhóm 3: Luyện tập thuyết trình bài
tiếng Anh.
20
thấy các em rất sáng tạo. Chỉ với những
nguyên liệu rất đơn giản như những tờ
bìa lịch đã cũ, các em đã tạo ra những
chiếc túi giấy xinh xắn, hữu ích trong
cuộc sống. Hay với các nguyên liệu từ
mây, tre,giang, các em cũng đã đan
được những chiếc làn, giỏ thật tiện
dụng. Điều đặc biệt là các em không chỉ
mang đến cho cô và các bạn những sản
phẩm có tính ứng dụng cao, hình thức
đẹp mà các em còn biết tận dụng những
vật liệu đã qua sử dụng hay biết giữ gìn
và phát huy những nét văn hóa truyền
thống của làng nghề quê hương. Những
sản phẩm ấy thay thế cho bao bì ni lông
thì môi trường thật trong lành phải
không các em?
Còn nhóm 2 với yêu cầu là lựa chọn
một trong hai hình thức: thể hiện một ca
khúc hoặc vẽ một bức tranh có nội dung
tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường
thì các em đã làm cô và các bạn vô cùng
ngạc nhiên khi các em cùng một lúc
thực hiện được cả hai yêu cầu: một bức
tranh đầy ý nghĩa và một bài thuyết
trình thật độc đáo. Cô hi vọng rằng với

sự sáng tạo ấy, các em không chỉ có
những hành động cụ thể, thiết thực
trong việc bảo vệ môi trường mà các em
- Cuối tiết học văn bản “Thông tin về
Ngày Trái Đất năm 2000”, học sinh thể
hiện trong phần Thực hành - Ứng dụng:
+ Nhóm 1: Sản phẩm là những chiếc túi
giấy được làm từ những tờ lịch treo tường
không còn sử dụng và những chiếc túi
được đan từ nguyên vật liệu mây tre.
Thuyết minh cho sản phẩm của các em
như sau: Trong quá trình tìm hiểu bài học
“Thông tin về ngày trái đất năm 2000”,
chúng em nhận thấy bao bì ni lông có tác
hại rất lớn đối với môi trường và sức khỏe
21
còn đem đến cho mọi người bức thông
điệp: “Bảo vệ môi trường – ngôi nhà
chung của chúng ta!”. Và hãy bắt đầu
cho những hành động ấy là việc hạn chế
sử dụng bao bì ni lông nhé!
Cuối cùng là nhóm 3, từ việc chuẩn
bị bài chu đáo cùng vốn từ vựng phong
phú và khả năng thuyết trình lôi cuốn,
một lần nữa, các em đã đem đến cho
bạn bè trong nước và quốc tế hình ảnh
của ngôi chùa Trăm Gian cổ kính, linh
thiêng với bầu không khí trong lành,
thanh tịnh và những hoạt động bảo vệ
môi trường của Liên đội. Đặc biệt, lời

mời cuối bài thuyết trình thật nhẹ nhàng
nhưng đầy sức thu hút, lôi cuốn. Cô tin
rằng, với lời mời gọi đầy thuyết phục
ấy, mỗi chúng ta không chỉ là những
con người tiên phong thực hiện mà còn
là những tuyên truyền viên tích cực nhất
ở lớp mình, trường mình, địa phương
mình, đặc biệt với du khách nước ngoài
đến tham quan Việt Nam. Nếu mỗi
chúng ta ai cũng làm được như vậy thì
môi trường của chúng ta sẽ trở nên xanh
- sạch - đẹp hơn và luôn là điểm đến hấp
dẫn đối với du khách phải không các
em?
Như vậy, cô tuyên dương tinh thần
con người. Vì vậy, chỉ với những tờ lịch
treo tường không còn sử dụng nữa, một
chiếc kéo, một cuộn băng dính hai mặt và
hai sợi ruy băng, chúng em đã tạo ra
những chiếc túi giấy xinh xắn vừa có tác
dụng thay thế cho bao bì ni lông, vừa tận
dụng được những đồ phế thải, góp phần
làm cho môi trường thêm sạch, đẹp.
Không chỉ vậy, chúng em còn đến làng
nghề mây tre giang đan truyền thống ở xã
Phú Nghĩa để học hỏi cách làm những
chiếc làn mây có tính ứng dụng thực tiễn
này. Chi phí cho chiếc làn mây này có hơi
cao một chút song nó có độ bền hơn hẳn
các loại bao bì khác, đặc biệt, so với bao bì

giấy, nó còn có thể đựng được cả các vật
phẩm ướt.
Với chiếc túi giấy hay những chiếc làn
được làm từ mây, tre, các bà, các mẹ, các
chị và các bạn nữ chúng ta tha hồ mà lựa
chọn đồ mỗi khi đi chợ mà không phải lo
lắng về vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Nhóm 2: Các em vẽ một bức tranh có
nội dung tuyên truyền về việc bảo vệ môi
trường sau đó thuyết trình trước lớp bằng
bài hát “Em vẽ môi trường màu xanh”.
22
chuẩn bị bài của cả 3 nhóm. Các em đã
rất tích cực say mê nghiên cứu bài học;
từ đó có sự tìm tòi, học hỏi và sáng tạo
ra những sản phẩm có ý nghĩa. Cô mong
các em luôn phát huy những gì mình đã
làm được, đặc biệt là biết vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

+ Nhóm 3:
If you have time to visit our hometown-
Chuong My District-we would like to take
you to the old Tram Gian Pagoda. Situated
at Tien Lu village, Tien Phuong
Commune, Chuong My District, Ha Noi
city, about 20km from Ha Noi Centre, the
pagoda attracts millions of visitors all over
the country and the world.

The Tram Gian Pogoda was built in the
Ly times and has been restored many
times. The pogada is named Tram Gian
because the whole architectural ensemble
consits of 104 rooms with two shrines on
the way to the pogoda, an eight - roof and
two-floor steeple, a place of worship, an
insence burning house.
If you pay a visit to the pagoda which
was built on a hill, with stairs on a slope,
you can still see architectural features from
23
the Ly, Tran, Le, Mac times through
restorations. The pagoda was recognized
by the Ministry of Culture as an National
Heritage Site.
When you visit the pagoda, you can
freely record what are playing and seeing
in a peaceful, green fresh atmosphere of
big old trees and tiles. The immeasurably
high pine – tress, the curved pagoda roofs
and the sweet – scented lotus smell will be
always with you on your way home.
Visiting the pagoda, we are sure you will
be impressed by the fresh, cool and
peaceful atmosphere. In order to have this
atmosphere, as long as the management of
the local authorities, our Ngo Sy Lien
School frequently organize activities to
protect the environment in and around the

pagoda such as collecting the garbage and
plastic bags, telling the visitors and people
living around the pagoda about
unpredictable damage of the plastic
bags as we want visitors not only know
the beauty of the pagoda but also the clean
and fresh environment.
Let's come to the pagoda and enjoy your
time.
Xin chào các bạn!
Nếu về có dịp về thăm Chương Mỹ
24
quê tôi, mời bạn đến với ngôi chùa Trăm
gian cổ kính. Toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã
Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
cách trung tâm thủ đô khoảng 20km, ngôi
chùa là nơi thu hút nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý và đã
được trùng tu nhiều lần. Tên chùa Trăm
Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến
104 gian nhà với hai quán ở đường vào,
gác chuông hai tầng tám mái, bái đường,
nhà thiêu hương và thượng điện.
Quần thể chùa nằm trên một ngọn núi
có độ cao trung bình, với các bậc đi lên
được xây theo một triền dốc thoải, còn lưu
giữ được các nét kiến trúc đặc trưng của
các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc … qua mỗi
lần tu bổ.

Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di
tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Tới thăm chùa Trăm Gian, bạn thỏa
sức ghi lại những hình ảnh vui chơi của
mình dưới nền ảnh phủ một màu xanh của
thông, của sấu, của ngói đỏ đã bạc màu vì
năm tháng. Sự thân thiện của mọi người
nơi đây khiến bạn cảm thấy lưu luyến khi
chuẩn bị rời xa chốn này. Những cây thông
cổ thụ cao vút, những mái chùa cong cong
hàm rồng, hương sen thơm ngát sẽ còn
25

×