Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

dạy học theo chủ đề tích hợp bài 23 tiét 25 vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.29 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÊ LINH
TRƯỜNG THCS MÊ LINH
 & 
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP
1.Tên chủ đề dạy học : Bài 23 - Tiết 25 :
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
2. Môn học chính của chủ đê : Môn : Địa Lí
3. Các môn được tích hợp : Hóa học , Ngữ Văn ,
Âm nhạc , Vật lí , Giáo dục công dân .



Mê Linh ngày 10 tháng 12 năm 2014

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÊ LINH
TRƯỜNG THCS MÊ LINH
 & 
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP
1.Tên chủ đề dạy học : Bài 23 - Tiết 25 :
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
2. Môn học chính của chủ đê : Môn : Địa Lí
3. Các môn được tích hợp : Hóa học , Ngữ Văn ,
Âm nhạc , Vật lí , Giáo dục công dân .



Mê Linh ngày 10 tháng 12 năm 2014
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội
- Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Mê Linh
- Trường Trung học cơ sở Mê Linh
- Thông tin về giáo viên
+ Họ và tên giáo viên : Hà Thị Thanh Xuân
+ Sinh ngày 10/01/1976 Môn : Địa
+ Điện thoại:0984605167 Email:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY BÀI 23 TIẾT 25
“VÙNG BẮC TRUNG BỘ” MÔN ĐỊA LÍ 9
2.Mục tiêu dạy học
* Về kiến thức
- Giúp các em nắm được đặc điểm về vị trí đị lí , hình dạng lãnh thổ , những
điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư xã hội vùng Bắc
Trung Bộ
- Giúp các em hiểu được những khó khăn của vùng do hậu quả của chiến
tranh để lại và của thiên tai gây ra .
- Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế :
+ Trồng rừng
+ Xây dựng hồ chứa nước
+ Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp
- Hiểu và nắm được triển vọng phát triển của vùng trong thời kì công nghiệp
hóa , hiện đại hóa đất nước
* Về kỹ năng

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế
* Về thái độ
- Giáo dục ý thức trồng cây xanh , bảo vệ môi trường chính môi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống
- Đồng thời trong bài này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học
như: Hóa học , Ngữ Văn, Âm nhạc , vật lí , GDMT…
3.Đối tượng dạy học của bài học
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
- Số lượng học sinh: 43 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp
- Khối lớp: 9
- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
+ Dự án mà tôi thực hiện là một bài trong chương trình Địa lí lớp 9 đồng thời
trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình
thực hiện
Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 3 năm học với kiến thức chương
trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá
mà giáo viên đề ra
Thứ hai: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Hóa học, Ngữ Văn,
Âm nhạc … các em đã được tìm hiểu về kiến thức địa lí và được tích hợp trong
các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó
vào bộ môn Địa lí để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm
thấy bỡ ngỡ.
4.Ý nghĩa của bài học
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các
môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc
làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn
không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần
phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải

quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất. Bản thân tôi đã và đang thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối môn với
Địa lí lớp 9 năm học 2014 - 2015 này .
- Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải
quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về
vấn đề trong môn học đó
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự
sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn
- Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt
ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học
sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ
sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn
5.Thiết bị dạy học, tài liệu
- Lược đồ các vùng kinh tế Việt Nam
- Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
- Lược đồ hành chính vùng Bắc Trung Bộ
- Lược đồ hành lang kinh tế Đông - Tây
- Kiến thức Hóa học : sự tạo thành nhũ trong các hang động…
- Kiến thức Âm nhạc Trường Sơn bên nắng bên mưa, về công trình thủy lợi .
- Kiến thức về Ngữ Văn bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
- Kiến thức về vật lí : hiệu ứng phơn .
- Kiến thức môn GDCD : truyền thống cần cù , hiếu học ….
- Kiến thức về Địa lí các biện pháp hạn chế khó khăn và bảo vệ môi trường.
- Ảnh động Phong Nha , bãi biển Sầm Sơn , quê Bác , Cố đô Huế
- Ảnh một số khó khăn của vùng .
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Bài 23 : Tiết 25 : VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần :

* Kiến thức
- Nắm vững và đánh giá vị trí địa lí , hình dạng lãnh thổ, đặc điểm những điều
kiện tự nhiên, dân cư xã hội vùng Bắc Trung Bộ
- Hiểu những thuận lợi , khó khăn , biện pháp khắc phục và triển vọng phát triển
của vùng.
* Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ, bảng số liệu.
- Kĩ năng sưu tầm tài liệu
- Biết vận dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng Bắc - Nam ,
Đông Tây
* Tư tưởng
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc trồng và bảo vệ
rừng , đó là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
II. Phương tiện thực hiện
- Lược đồ tự nhiên , hành chính vùng Bắc Trung Bộ
- Tài liệu tranh ảnh về thiên nhiên , di sản văn hóa của vùng.
III. Cách thức tiến hành
- Quan sát , vấn đáp, nhóm
IV.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức
9A
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy cho biết nước ta có những vùng kinh tế nào ? Kể tên và xác định các
vùng kinh tế đã học trên lược đồ ?
GV trình chiếu lược đồ các vùng kinh tế
- Vùng ĐBSH có tài nguyên gì là quan trọng nhất ?
3. Bài mới
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có tài nguyên khoáng sản , rừng, biển , du lịch
khá phong phú và đa dạng,nhưng đây cũng là mảnh đất đầy biến động trong suốt
chiều dài lịch sử . Có lẽ không một vùng đất nào trên đất nước ta lại có nhiều nét

tương phản sâu sắc và đạt được nhiều cực trí như vùng này cả về tự nhiên , kinh tế
xã hội . Vậy để hiểu rõ hơn về tự nhiên , và con người nơi đây như thế nào cô giáo
và các em sẽ cùng tìm hiểu ở nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
GV trình chiếu lược đồ tự nhiên I Vị trí địa lí và giới hạn lãnh
GV xác định giới hạn của vùng BTB lược đồ
trên
- Nêu diện tích của vùng ?
- So sánh diện tích BTB với các vùng đã học ?
+ Đứng thứ 2 sau TD và MNBB
30,7% DT cả nước
+ Đứng trước ĐBSH (4,5% DT cả nước)
- Em có nhận xét gì về giới hạn lãnh thổ của
vùng ?

- 1 HS lên bảng xác định các vùng tiếp giáp ?
GV trình chiếu lược đồ hành chính
- Kể tên các tỉnh thành phố của vùng từ Bắc
xuống Nam ?
- Với đặc điểm vị trí địa lí như vậy có ý nghĩa
gì cho sự PTKTXH ?
GV mở rộng:
+ Với hình dáng hẹp ngang ,( nơi hẹp nhất
thuộc thỉnh Quảng Bình chưa đầy 50km ) kéo
dài theo hướng TB - ĐN với quốc lộ 1A và
đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam , BTB được
coi là cầu nối
giữa Bắc Bộ với phía Nam của đất nước
->Vấn đề giao thông vận tải có tầm quan
trọng hàng đầu

+ Giáp với vùng KT trọng điểm Bắc Bộ thuận
lợi cho việc PTKTXH
+ Giáp với Lào ở phía Tây có ý nghĩa về an
ninh quốc phòng.
+ Phía Đông giáp biển , thuận lợi cho việc PT
các ngành KT biển
+ BTB là cửa ngõ của các nước láng giềng
phía Tây Trường Sơn hướng ra Biển Đông và
ngược lại , PT hành lang Đông-Tây .
Các nước tiểu vùng sông Mê Công: Lào, Thái
Lan, Mian ma
GV trình chiếu hành lang Đông Tây
Vị trí ngã tư đường của vùng mở ra triển
vọng và khả năng hợp tác giao lưu kinh tế văn
hoá giữa các nước. Vị trí địa lí càng thuận lợi ,
thổ
- Diện tích : 51.513 km
2
(15,6%
dt cả nước)
- Vị trí : Là dải đất hẹp ngang
kéo dài từ dãy Tam Điệp tới dãy
Bạch Mã
- Tiếp giáp:
+ Bắc : TD và MNBB, ĐBSH
+ Nam: DHNTB
+ Tây : Lào
+ Đông : Biển Đông
- Gồm 6 tỉnh
- Ý nghĩa


+ Là cầu nối giữa B và N
+ Cửa ngõ của các nước tiểu
vùng sông Mê Công ra biển
+ PTKT biển

cơ hội PT càng lớn .
Chuyển ý
Với đặc điểm vị trí địa lí như trên có ảnh
hưởng như thế nào đến ĐKTN và TNTN
chúng ta cùng tìm hiểu ở mục II
GV trình chiếu lược đồ tự nhiên
GV dẫn dắt : khi tìm hiểu ĐKTN của bất kì 1
vùng nào ta thường tìm hiểu các đặc điểm địa
hình , khí hậu , sông ngòi của vùng đó .
GV chia lớp làm 4 nhóm ( thảo luận 3 phút)
GV trình chiếu câu hỏi thảo luận
N1: - Nêu đặc điểm địa hình của vùng BTB?
- Giải thích tại sao?
N2 :- Nêu đặc điểm khí hậu của vùng BTB?
- Giải thích tại sao BTB có khí hậu như
vậy?
- Ảnh hưởng của khí hậu đến sự PTKT
N3 :- Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng BTB?
- Tại sao sông ngòi có đặc điểm đó?
N4 :- BTB có những loại tài nguyên nào?
- Nêu sự phân bố của các loại tài nguyên
đó ?
GV cho HS thảo luận 3 phút - nộp kết quả
thảo luận

Các nhóm nhận xét bổ sung
GVKL và ghi bảng
GV giải thích : Do quá trình tạo núi Himalaya
trong giai đoạn tân kiến tạo , làm cho địa hình
có sự phân tầng thấp dần từ nội địa ra biển
- Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như
thế nào đến khí hậu của vùng?
GV trình chiếu dãy Trường Sơn - gió ĐB
GV giải thích: Mùa đông chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc . Bản chất của gió là khô và
lạnh , khi vào VN , địa hình Đông Bắc là địa
hình đón gió tạo điều kiện cho gió vào sâu
trong đất liền . Tuy nhiên địa hình phía Đông
Bắc phần lớn là đồi núi nên cường độ của nó
giảm dần . Khi đến BTB địa hình thu hẹp , gió
bị suy yếu , nền nhiệt giảm , không ảnh hưởng
nhiều như ở miền Bắc
II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình : Từ Tây sang Đông
các tỉnh đều có núi , gò đồi ,
đồng bằng , biển và hải đảo
- Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa
+ Mùa đông : Đón gió mùa Đông
Bắc nhưng yếu dần gây mưa lớn
Khi gió đia qua biển mang theo 1 lượng hơi
nước gây mưa lớn vào mùa đông
GV trình chiếu dãy Trường Sơn - gió TN và
biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.

GV tích hợp kiến thức vật lí lớp 6
GV giải thích: Mùa hạ gió Tây Nam bản chất
rất khô và nóng , thổi từ Tây Thái Bình Dương
qua vịnh Thái Lan làm cho nước bốc hơi thổi
vào đất liền đi qua Thái Lan , Campuchia gây
mưa lớn (2 vựa lúa lớn ĐNA ) gió tiếp tục
thổi qua Lào với 1 lượng hơi nước đáng kể .
Khi đến vùng Thượng Lào bị dãy trường Sơn
chặn lại có bao nhiêu hơi nước trút hết ở sườn
Tây Trường Sơn , gió trở lại nguyên tính chất
ban đầu .
Lúc này không khí nhẹ vượt qua dãy
Trường Sơn sang VN hút hơi nước bị biến tính
trở nên khô và nóng tạo nên hiệu ứng phơn
(phơn Tây Nam – gió Lào) , gây khô hạn kéo
dài dẫn tới hiện tượng cháy rừng .
GV mở rộng : Nắng nóng làm cho cỏ cây tự
bốc cháy . Con chim bay va vào viên đá rừng
bốc cháy . Buổi chiều 1 số cánh đồng săm sắp
nước , nhưng chỉ qua 1 đêm có gió Tây Nam ,
gió hút nước mạnh đến hôm sau không còn 1
giọt nước nào
GV tích hợp kiến thức âm nhạc
Trường Sơn đã đi cả vào trong lời ca tiếng
hát . Có 1 bài hát rất hay nói về Trường Sơn
bên nắng bên mưa , đó là bài hát “Sợi nhớ sợi
thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu :
GV hát :
“Trường Sơn đông , Trường Sơn tây
Bên nắng đốt bên mưa quây

Em dang tay anh xòe tay
Chẳng thể nào mà xua tan mây
Chẳng thể nào mà che anh được.”
GV trình chiếu 1 số sông
- Tại sao sông ngòi BTB lại ngắn và dốc ?
( Do lãnh thổ hẹp ngang , hướng nghiêng của
địa hình là thấp dần từ Tây sang Đông )
- ĐKTN của BTB có thuận lợi khó khăn gì cho
sự phát triển kinh tế ?
+ Mùa hạ : Ảnh hưởng của gió
Tây khô nóng
- Sông ngòi : sông Mã , sông Cả

(+ Thuận lợi : PT đa dạng nghề rừng , chăn
nuôi , sản xuất …
+ Khó khăn : Đồng bằng hẹp , ít màu mỡ , vấn
đề lương thực và kinh tế biển …)
GV trình chiếu lược đồ TN
- HS xác định trên lược đồ các mỏ khoáng
sản?
GV tích hợp kiến thức hóa học lớp 9
Sắt là một trong những nguyên liệu cung cấp
cho ngành công nghiệp chế biến để sản xuất
ra gang , thép phục vụ trong đời sống.
GV tích hợp kiến thức Ngữ Văn lớp 7
HS quan sát dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang .
Nơi đây từng làm rung động bao tâm hồn
tao nhân mặc khách . Một nhà thơ nữ đã làm 1
bài thơ rất hay khi bà bước chân tới vùng đất
này vào lúc chiều tà bóng xế . Bài thơ đó được

đưa vào chương trình Ngữ Văn THCS
- Em hãy cho biết đó là bài thơ nào ? Tác giả
là ai ?
- Dựa vào lược đồ và H23.2 so sánh tiềm năng
tài nguyên rừng và khoáng sản ở phía Bắc và
phía Nam dãy Hoành Sơn?
- HS xác định trên lược đồ điểm du lịch nổi
tiếng?
GV trình chiếu ảnh động Phong Nha , bãi biển
Sầm Sơn.
GV tích hợp kiến thức hóa học lớp 9
GV giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong
động Phong Nha : Đó là kết quả lâu dài sự
chuyển hóa giữa 2 muối Ca(HCO
3
)
2

CaCO
3
. Khi gặp nước mưa và khí CO
2
(khí
cacbonic) trong không khí CaCO
3
chuyển hóa
thành Ca(HCO
3
)
2

tan trong nước , chảy qua
các khe đá vào trong hang động . Dần dần
Ca(HCO
3
)
2
lại chuyển hóa thành CaCO
3
rắn .
Quá trình này xảy ra liên tục và lâu dài tạo nên
thạch nhũ …
CaCO
3
+ H
2
O + CO
2
→ Ca(HCO
3
)
2


- Những TNTN đó thuận lợi để PT những
ngành kinh tế nào ?
-> Ngắn và dốc , lũ lên nhanh và
đột ngột .
* Tài nguyên thiên nhiên
- Khoáng sản : sắt , vàng , titan ,
đá vôi , thiếc

- Rừng
=> Tập trung ở phía Bắc dãy
Hoành Sơn
- Du lịch : bãi tắm , vườn quốc
gia , hang động ….
( K/S phong phú , thuận lợi để PT ngành công
nghiệp khai khoáng , sản xuất vật liệu xây
dựng .
TN rừng : PT ngành CN chế biến lâm sản .
VQG , bãi tắm …PT ngành dịch vụ )
GV : Những ngành kinh tế này phát triển như
thế nào chũng ta sẽ tìm hiểu ở bài học sau
- Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó vùng
còn gặp khó khăn gì
GV trình chiếu ảnh 1 số khó khăn
- Đồng bằng hẹp , ít màu mỡ -> vấn đề lương
thực và kinh tế biển .
- Thường xuyên có bão lũ, cát lấn , cát bay,
hạn hán, gió tây khô nóng gây khó khăn cho
giao thông đi lại , cung cấp nước tưới , nguy
cơ cháy rừng cao ảnh hưởng đến đời sống dân

Bão đến Việt Nam với cường độ mạnh hơn ,
sức tàn phá ghê gớm hơn , không theo qui luật
mà trái chiều so với dự đoán VD như 1 số cơn
bão lớn trong những năm gần đây của vùng
Bắc Trung Bộ
? Chúng ta cần làm gì để hạn chế những khó
khăn trên.
GV trình chiếu ảnh 1 số biện pháp

GV tích hợp GDMT
- Là 1 học sinh không trực tiếp sống ở vùng
BTB nhưng các em cần làm gì ở trường và ở
nhà để góp phần BVMT và hạn chế tác hại của
thiên tai?
GV tích hợp kiến thức âm nhạc
GV : Có những công trình thủy lợi của vùng
đã đi vào trong lời ca tiếng hát rất có ý nghĩa
như bài hát “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của
nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý :
“Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất
cằn
Mà đời không ngại đào mấy con kênh
Đắp hồ xây đập ta đưa dòng nước ngọt
Để dòng mương nhỏ tắm mát quanh năm
Ruộng đồng ta thỏa mơ ước bao ngàn năm”.
* Khó khăn
- Đồng bằng hẹp , ít màu mỡ
- Thường xuyên có bão lũ, cát
lấn , cát bay, hạn hán
* Biện pháp
- Trồng rừng
- Xây dựng hồ chứa nước
- Xây dựng mô hình nông lâm
kết hợp
Chuyển ý
TNTN ưu đãi song con người là nhân tố quan
trọng quyết định sự PTKTXH của vùng
Vậy để biết được đặc điểm dân cư xã hội
của vùng ntn chúng ta cùng tìm hiểu ở mục III

? Dựa vào kênh chữ và kênh hình sgk em hãy
cho biết số dân và mật độ dân số của vùng
- So sánh dân số của BTB với các vùng đã học
?
(Đứng thứ 3 sau TD và MNBB , ĐBSH)
- Dựa vào kiến thức đã học phần địa lí dân cư
em hãy cho biết các dân tộc ít người thường
sinh sống ở đâu?
- Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư và
hoạt động kinh tế vùng BTB ?
- Dựa vào B23.1 sgk nêu sự khác biệt trong cư
trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và
phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ?
- Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
(Do ảnh hưởng của địa hình
+ DT ít người còn lạc hậu , sống dựa vào
rừng , hoạt động chủ yếu là lâm nghiệp -> họ
chọn vùng núi để sinh sống .
+ DT kinh : họ tiếp thu KHKT nhanh , có
truyền thống thâm canh lúa nước -> sống ở
đồng bằng .Sống ven đường giao thông thuận
lợi cho việc buôn bán …)
GV trình chiếu B23.2
- Nhận xét 1 số chỉ tiêu PT dân cư của vùng so
với cả nước?
- Tại sao tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng cao
hơn TB cả nước ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
III. Đặc điểm dân cư xã hội.
- Dân số :10,3 tr người (2002)
- Mật độ dân số 195ng/km2

(1999)
- Là địa bàn cư trú của 25 dân
tộc
- Phân bố dân cư và hoạt động
kinh tế có sự khác nhau giữa
phía đông và phía tây:
+ Phía tây :
- Dân tộc ít người
- Nghề rừng , trồng cây CN lâu
năm , chăn nuôi trâu bò đàn
+ Phía đông :
- Người kinh
- SXLT , trồng cây CN hàng
năm , đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản , SX công nghiệp ,
thương mại , dịch vụ …
GV tích hợp kiến thức GDCD
- Em học tập được đức tính gì của người dân
nơi đây ?
GV liên hệ : Mặc dù nơi đây đời sống của
nhân dân còn nhiều khó khăn , đồng bằng hẹp ,
ít màu mỡ , lại thường xuyên có bão lũ , cát lấn
, cát bay , hạn hán …nhưng họ vẫn có tinh
thấn hiếu học , họ cố gắng học thật giỏi , học
để thành tài. Và rất tự hào cho Tổ quốc ta nơi
đây đã sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó
là Bác Hồ . Hiện nay tất cả chúng ta vẫn sống
và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
- Ngoài Chủ tịch HCM nơi đây còn có người

con ưu tú khác , mà là học trò của Chủ tịch
HCM các em có biết là ai không ?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - quê Quảng
Bình
GV trình chiếu ảnh Cố đô Huế , quê Bác
GV: Đặc biệt trong công cuộc đổi mới nền
kinh tế , được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước , dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh ,
hầm đường bộ đèo Hải Vân và khi đường quốc
lộ số 9 được chọn là đường xuyên ASEAN ,
cửa khẩu Lao Bảo trở thành khu kinh tế mở
Việt - Lào thì việc quan hệ mọi mặt với các
nước trong khu vực ĐNA và thế giới thông
qua hệ thống đường bộ , đường biển , mở ra
khả năng to lớn hơn nhiều cho vùng BTB.
- Đời sống của nhân dân còn
nhiều khó khăn.
- Người dân BTB có truyền
thống hiếu học , cần cù, dũng
cảm giàu nghị lực trong đấu
tranh với thiên tai và chống giặc
ngoại xâm
- Nhiều di tích lịch sử văn hóa :
Cố đô Huế
4. Củng cố
- HS đọc kết luận cuối bài.
GV trình chiếu phần luyện tập củng cố , gọi HS trả lời
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập số 3 trang 85 SGK. GV lưu ý BT3 : Sưu tầm những bài

viết , tranh ảnh về TP Huế
- Đọc kĩ bài 24 : Vùng Bắc Trung Bộ (t2) . Lưu ý so sánh tình hình
PTKT của vùng BTB với các vùng đã học và cả nước.
- GV cho cả lớp nghe toàn bộ bài hát “Sợi nhớ sợi thương” qua đĩa
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Làm bài tập về nhà với nội dung câu hỏi sau
Câu hỏi 1 : Em hãy giải thích tại sao vào mùa hạ khí hậu ở BTB lại khô và
nóng ?
Câu hỏi 2 : Là học sinh các em cần làm gì để góp phần BVMT và hạn chế tác
hại của thiên tai ở địa phương ?
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100 % học sinh đã biết trình bày ý tưởng
của mình về các biện pháp hạn chế thiên tai và bảo vệ môi trường . Hiểu được ý
nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng là vấn đề hết sức quan trọng . Đặc biệt các em
đã biết kết hợp kiến thức các môn học như: Vật lí, Hóa học , GDCD… vào để làm
bài
Kết quả đạt được như sau:
- 1 học sinh đạt điểm 10
- 8 học sinh đạt điểm 9
- 13 học sinh đạt điểm 8
- 10 học sinh đạt điểm 7
- 9 học sinh đạt điểm 6
- 2 học sinh đạt điểm 5
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Cụ thể là dự án của tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Địa lí,
lớp 9 năm học 2014 - 2015 đã đạt được kết quả rất khả quan . Từ đó giúp các em
học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn
học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc
thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau

rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả
cao hơn
Trên đây là dự án thử nghiệm của cá nhân tôi mong được sự ủng hộ đóng góp
của các quý thầy, cô để tôi hoàn thiện hơn dự án này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM 1:
- Nêu đặc điểm địa hình của vùng Bắc
Trung Bộ ? Giải thích tại sao?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM 4:
- Bắc Trung Bộ có những loại tài nguyên
nào?
- Nêu sự phân bố của các loại tài nguyên
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM 3:
- Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Bắc
Trung Bộ?
- Tại sao sông ngòi vùng Bắc Trung Bộ
lại có đặc điểm trên?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM 2:
- Nêu đặc điểm khí hậu của vùng Bắc
Trung Bộ ?
- Giải thích tại sao Bắc Trung Bộ có
khí hậu như vậy?
- Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát
triển kinh tế xã hội .

Trường THSC Mê Linh

GV: Hà Thị Thanh Xuân
Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài
23 -Tiết 25 : VÙNG BẮC TRUNG BỘ


×