Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Hệ thống chăm nuôi gia cầm trong nông hộ tại một số xã của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.95 KB, 46 trang )

1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sản xuất chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm mang tính đặc thù
vùng miền rất rõ rệt, thể hiện trong sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, cơ
cấu đàn giống, quy mô, mức độ thâm canh, cách thức tiêu thụ sản phẩm… đó
là sự đa dạng các hệ thống chăn nuôi. Ngoài sự ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, sự đa dạng đó còn chịu ảnh hưởng và tác động của điều kiện kinh tế -
xã hội, tập quán sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng dân cư
trong khu vực [4].
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước
trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi ở Vĩnh Phúc,
đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển mới, góp phần to
lớn vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Yên Lạc là một huyện của tỉnh Vĩnh phúc, có sự đa dạng về địa hình, tỷ
lệ dân số làm nông nghiệp cao. Phong trào chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia
cầm công nghiệp phát triển sớm với tốc độ phát triển nhanh do được tiếp cận
sớm với ngành này nhờ có Trung tâm giống gia cầm Quốc gia, có các cơ sở
chăn nuôi liên doanh với các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi của Thái
Lan, Indonexia nằm trên địa bàn. Bên cạnh những thuận lợi đó, ngành chăn
nuôi gia cầm của Yên Lạc cũng chịu tác động tiêu cực của nhiều yếu tố như
dịch bệnh thường xuyên đe dọa, giá cả thất thường dẫn đến phát triển không
mang tính bền vững.
Việc nghiên cứu chăn nuôi gia cầm tìm ra sự đa dạng, đánh giá được
chăn nuôi một cách toàn diện Từ đó, tìm ra các giải pháp để thúc đẩy phát
triển chăn nuôi gia cầm một cách đồng bộ, có ý nghĩa cả về lí luận và thực
tiễn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Hệ thống chăn nuôi gia cầm trong nông hộ tại một số xã của huyện
Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc”.
2
1.2 Mục tiêu của đề tài


- Xác định và mô tả điểm các hệ thống chăn nuôi gia cầm tại một số xã
của huyện.
- Những khó khăn và các cản trở trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm.
- Đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học cho việc
phát triển chăn nuôi gia cầm trong nông hộ.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần khảo sát, đánh giá thực trạng các hệ
thống chăn nuôi gia cầm của huyện Yên Lạc, thấy được những mặt mạnh và
điểm hạn chế của từng hệ thống, để từ đó có những đề xuất về giải pháp phát
triển chăn nuôi gia cầm giúp cho địa phương có những định hướng về chính
sách phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế chăn nuôi trong nông hộ một cách
hiệu quả và bền vững.

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI
1.1.1. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi ( HTCN)
Hoạt động sản xuất chăn nuôi là do nông dân hay người chăn nuôi tiến
hành. Họ sử dụng hai nhóm yếu tố chính cho hoạt động sản xuất này đó là:
gia súc và môi trường. Giữa gia súc và môi trường là một tổng thể cùng chịu
tác động của con người để hình thành lên các quy luật hoạt động của đàn gia
súc này [6].
Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các
phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng đồng hay một người chăn
nuôi nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua các gia súc làm giá trị hóa các
nguồn lực tự nhiên.
Như vậy theo định nghĩa này thì hệ thống chăn nuôi bao gồm 3 cực

chính.
- “Cực con người” đó là tác nhân và gia đình (đôi khi có thể là một
cộng đồng).
- “Cực đất đai”đó là các nguồn lực mà gia súc sử dụng.
- “Cực gia súc” đó là gia súc.
Chúng ta thấy “cực con người” giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống. Cực
này có thể là người trực tiếp chăn nuôi, gia đình chăn nuôi, cũng có thể là một
cộng đồng những người chăn nuôi.
“Cực đất đai” đó chính là các nguồn lực tự nhiên: chủ yếu là đất đai và
nguồn nước, ở đó sản xuất ra nguồn thức ăn cho gia súc thông qua thảm thực
vật. Con người căn cứ vào điều kiện sinh thái cụ thể mà quyết định sử dụng
nguồn lực này như thế nào.
“ Cực gia súc” là đối tượng chính trong hệ thống chăn nuôi. Con người
4
quyết định chăn nuôi loại gia súc nào hay kết hợp chăn nuôi các loại gia súc
nào phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu chăn nuôi hay điều kiện lãnh thổ (hệ thống
sản xuất thức ăn), mối quan hệ này rất chặt chẽ nhất là động vật ăn cỏ, còn
các loài khác thì mối quan hệ này có phần lỏng lẻo hơn [6].
* Gia súc: Mỗi một hệ thống chăn nuôi có một loài gia súc và một
giống gia súc riêng. Song nhìn chung số lượng loài động vật sử dụng trong
chăn nuôi ít hơn rất nhiều so với các giống thực vật.
- Loài ăn cỏ gồm:
+ Động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, voi…
+ Động vật không nhai lại: ngựa, thỏ
- Các loài khác: lợn, gia cầm, các loài cá, côn trùng (ong, tằm)…
* Môi trường: Không chỉ có các điều kiện môi trường làm ảnh hưởng
đến việc chăn nuôi mà con người có tác động rất lớn đến chăn nuôi (phương
thức chăn nuôi). Nói chung, các hệ thống chăn nuôi quảng canh thì, yếu tố
môi trường là tác nhân chọn lọc chính thông qua việc tạo ra các điều kiện
thích hợp như chuồng trại, thức ăn, chăm sóc sức khỏe vật nuôi.

Trong chăn nuôi các yếu tố môi trường không phải có tác động độc lập
mà trái lại nó có tương tác lẫn nhau. Yếu tố môi trường chia ra làm 3 nhóm
chính gồm:
- Môi trường tự nhiên là: khí hậu, đất đai, nước.
+ Khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa: Đây là yếu tố rất quan
trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chăn nuôi thông qua các điều
kiện về nhiệt độ và ẩm độ. Thông thường mỗi loài hay giống gia súc có điều
kiện nhiệt độ tối ưu, tối thấp và tối đa. Nếu vượt ra khỏi giới hạn này đều có
tác động xấu tới năng suất vật nuôi và thậm chí gây chết thông qua thông qua
phá vỡ cân bằng thân nhiệt của gia súc. Ngoài tác động trực tiếp thì các tác
động gián tiếp cũng không kém phần quan trọng thông qua sự phát triển của
thảm thực vật, sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
5
+ Đất, nước: cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển
gia súc thông qua sự phát triển của thảm thực vật, nguồn nước uống.
- Môi trường sinh học gồm thực vật, động vật:
+ Thực vật: là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc. Chất
lượng của cây trồng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất vật nuôi. Một số loại
cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao đã được phát triển nhằm nâng cao năng
suất chăn nuôi, hay sự kết hợp các cây họ đậu và cây ho hòa thảo nhằm đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi đang rất phổ biến.
+ Động vật: Ở đây đề cập chủ yếu đến những động vật ký sinh hay vật
truyền mầm bệnh (các loài hút máu như côn trùng và ve là những tác nhân
truyền bệnh chính).
- Môi trường kinh tế- xã hội
+ Quyền sở hữu đất đai: thường có 2 loại đó là sở hữu cộng đồng (tập
thể) và sở hữu cá nhân. Ở Việt nam khái niệm được nhắc đến chủ yếu là
quyền sử dụng. Với các hình thức hữu khác nhau sẽ dẫn đến quyền chăn thả,
cũng như mức đầu tư khác nhau. Đất thuộc quyền sở hữu của tư nhân thường
được đầu tư thâm canh tạo ra năng suất cao hơn và như vậy có điều kiện phát

triển chăn nuôi hơn.
+ Vốn: có thể là tự có hoặc nguồn vốn vay. Nhìn chung việc tiếp cận
vốn vẫn là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thức cũng như quy mô
chăn nuôi. Nguồn vốn dồi dào sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh hơn trong
chăn nuôi như hình thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô
lớn. Đồng thời cũng mang lại những hiệu quả cao hơn do sử dụng con giống
tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình vệ sinh, chuồng trại hợp lý…
+ Lao động: là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi, nhất là
tại những nước phát triển, sự thiếu hụt lao động thường xuyên xảy ra. Lao
động được đề cập tới không chỉ là số lượng mà còn cả chất lượng thông qua
trình độ khoa học kỹ thuật. Lực lượng lao động trong chăn nuôi, nhất là chăn
6
nuôi thâm canh, quy mô lớn lại càng yếu cầu chất lượng cao. Hiện tại lao
động chăn nuôi tại Việt nam còn ít được chú trọng đến việc đào tạo tay nghề
một cách chính quy, có hệ thống (qua trường lớp). Đồng thời khi chăn nuôi
quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc lại càng nhiều và điều đó cũng đòi hỏi
người lao động càng phải có tri thức cao hơn.
+ Năng lượng: Năng lượng trong chăn nuôi được sử dụng như sau:
Sử dụng để làm đất, vận chuyển; Xây dựng chuồng trại, sưởi ấm; Sản
xuất thức ăn công nghiệp; Phục vụ cơ giới hóa chăn nuôi; Sản xuất phân,
thuốc hóa học phục vụ cho cây trồng…Nhìn chung các cơ sở chăn nuôi càng
hiện đại thì nguồn năng lượng này được sử dụng càng nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng: đề cập ở đây bao gồm nhiều yếu tố như hệ thống
đường bộ, đường sắt, hệ thống thông tin, nguồn nước, các cơ sở thụ tinh nhân
tạo, thị trường … Các điều kiện này ảnh huởng rất lớn đến phát triển chăn
nuôi thông qua dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra, sự tiếp cận với các thông tin
(khoa học kỹ thuật, thị trường) và có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đàn
gia súc thông qua dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nguồn thức ăn thô
xanh…Đương nhiên sự phát triển các cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi các chính sách liên quan.

+ Thị trường: luôn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi thông qua nguồn cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, nhất là khi
chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa.
* Ngoài ra các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng cũng có ảnh hưởng đễn sự
phát triển chăn nuôi. Đạo Hồi là một ví dụ, họ kiêng thịt lợn và sử dụng thịt
cừu rất nhiều vào các dịp lễ hội. Từ đó dẫn đến giá thịt cừu thường rất cao và
thịt lợn hầu như không phát triển tại các nước này. Ở một số nước thuộc Châu
Mỹ la tinh thì số lượng đàn gia súc được coi như là một yếu tố để phân biệt
đẳng cấp xã hội [15].

7
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống chăn nuôi
Những phương pháp sử dụng để nghiên cứu các Hệ thống chăn nuôi đã
thừa hưởng được những tiến bộ về tiếp cận hệ thống của những lĩnh vực khác.
Trước đây các nghiên cứu về chăn nuôi chủ yếu tập trung vào những vấn đề
cấp thiết cần giải quyết ở quy mô đơn vị sản xuất như vấn đề bệnh tật của gia
súc, vấn đề nuôi dưỡng, cây thức ăn, giống…Những nghiên cứu như trên đã
mang lại những kết quả đáng khích lệ tạo ra những con giống có năng suất
chất lượng cao. Thức ăn hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển
của gia súc.
Tuy nhiên những nghiên cứu tiếp cận cục bộ như trước không còn hoàn
toàn phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn ngày nay nữa khi chúng ta
nghiên cứu chăn nuôi vùng nhiệt đới.
Như vậy, cần phải đưa ra một kiểu tiếp cận mới đó là: tiếp cận hệ thống
Phương pháp này không phải là tách biệt mà cũng không phải là đối lập tiếp
cận cục bộ truyền thống mà trái lại hai phương pháp này bổ xung cho nhau
giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình hình phát triển chăn nuôi và nhất là
đưa ra các can thiệp vào thực tế một cách hợp lý và có hiệu quả [2].
Hệ thống chăn nuôi có thể chia thành hai tiểu hệ thống:
+ Hệ thống quản lý hay điều hành (người chăn nuôi): là nơi hình thành

nên các mục tiêu, các thông tin về môi trường và về cấu trúc và sự vận hành
của hệ thống. Đó là các dạng và các thể thức tổ chức cũng như sự huy động
các phương tiện sản xuất và các quyết định quản lý (huy động sử dụng đất
đai, lao động và vốn sẵn có).
+ Hệ thống kỹ thuật sinh học của sản xuất: là nơi hình thành các quá
trình sản xuất và phương thức chăn nuôi cho phép đạt được mục tiêu của các
thực tiễn và các chiến lược của người sản xuất. Từ các thông tin thu thập được
về khía cạnh sinh học đã giúp cho người chăn nuôi đưa ra các quyết định sản
xuất thông qua các chiến lược, sách lược và các thực tiễn.
8
Như vậy chỉ có tiến hành phân tích sự tương tác giữa các quyết định và
các điều kiện kỹ thuật thì mới cho phép nhận ra được các điểm mạnh cũng
như các điểm yếu của hệ thống.
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM
1.2.1.Tình hình chung
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản
xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị
sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đọan 2001-2005 đạt
2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và
giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng
đàn gia cầm hàng năm.
1.2.2. Các phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm có 3 phương thức chính:

Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ

Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đặc
trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và
tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con
.

Phương
thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với
các giống gà bản địa có chất lượng thịt trứng thơm ngon. Theo số liệu điều
tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nông thôn
chăn nuôi
gia cầm
theo phương thức này [4].
 Chăn nuôi bán công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên tiến, nuôi nhốt trong
chuồng thông thóang tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động. Giống
chăn nuôi thường là các giống kiêm dụng và chủ yếu là sử dụng thức ăn
công nghiệp và là hình thức chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thường từ 200-
500 con; tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn
(70-90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi
9
theo phương thức này với số lượng gia cầm sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ
25-30%. Các địa phương phát triển mạnh hình thức này là Hà Tây, Hải
Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương
 Chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây,
nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao
sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline, ), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp,
ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, chủ động
điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động Năng xuất chăn nuôi đạt
cao: gà nuôi 42-45 ngày tuổi đạt 2,2-2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2-2,3 kg TA/kg
tăng trọng. Gà đẻ đạt 270-280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8-1,9 kg TA/10 quả
trứng Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18-20% trong tổng sản
phẩm chăn nuôi gà.
Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết của các
trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P. Group, Japfa, Cargill,

Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,
Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, trang
trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn
nuôi theo phương thức công nghiệp này [14].
1.2.3. Những tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gia cầm
 Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ
Chăn nuôi gia cầm chủ yếu hiện nay có 3 phương thức: chăn nuôi nhỏ lẻ
hộ gia đình, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Bình quân,
mỗi hộ nuôi bình quân chỉ nuôi 28-30 con. Chăn nuôi gia cầm theo phương
thức phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ là rất lớn. Người dân chăn nuôi chủ yếu
theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình
tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm
bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến).
10
Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hóa, là
xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do
đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định [5].
 Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp
Các giống gia cầm bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống
công nghiệp cao sản vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài và năng suất
cũng chưa cao, chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Chăn nuôi hàng hoá quy mô
lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp. Số lượng và quy mô trang trại tập trung
còn chưa nhiều. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo phương thức này mới đạt
30-35% về số lượng đầu con sản xuất.
 Nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé
Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp. Chính sách hỗ
trợ của nhà nước trong nhiều năm qua gần như còn nhỏ bé. Việc phát triển
chăn nuôi trang trại, hàng hóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó
thiếu vốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đất đai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập
trung cũng là trở ngại phổ biến ở các địa phương

 Thách thức của quá trình hội nhập
Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với
các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới
đạt 3,8-4,2 kg, sản lượng trứng đạt 48-50 quả/ng/năm (tính chung cả gà và
thủy cầm). (Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4 kg
trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003 ).
Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập
từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu ). Các cơ sở giống
gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngòai
Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn
nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước
11
ngòai với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ
động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ Đó thực sự là thách thức lớn của
ngành chăn nuôi gia cầm trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta [5].
1.3. Đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm
Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng năm 2005,
dự kiến đầu tư 670 tỷ đồng để đưa giá trị sản xuất chăn nuôi giá cầm đạt
khoảng 20.000 tỷ đồng vào năm 2010.
Theo đề án này, ngành chăn nuôi gia cầm phải chuyển đổi mạnh từ chăn
nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa lớn theo hướng công
nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hoá
tập trung tại từng địa phương.
Ngành sẽ ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức
ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi gia cầm phải gắn với
giết mổ, chế biến và thị trường trên cơ sở xây dựng được hệ thống giết mổ,
chế biến tập trung tại một số vùng và địa phương.
Kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn 2005-2006 là

kiểm soát và khống chế dịch cúm gia cầm, đồng thời giữ vững mức tăng
trưởng sản xuất chăn nuôi gia cầm để đạt giá trị 12.000-13.000 tỷ đồng (tương
đương năm 2003), trong đó tổng đàn gia cầm đạt 255 triệu con, khối lượng
thịt 375.000-380.000 tấn và tổng sản lượng trứng khoảng 4,8 tỷ quả.
Từ năm 2007 trở đi, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng số lượng đối với gà
là 10%/năm, thuỷ cầm 5%/năm, tăng trưởng về sản lượng thịt, trứng từ
12%/năm trở lên. Mục tiêu đến năm 2010, tổng đàn gia cầm đạt khoảng 360
triệu con, khối lượng thịt 600.000 tấn, sản lượng trứng 7,4 tỷ quả.
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư cho chương trình đổi mới hệ thống chăn
nuôi gia cầm trên quy mô toàn quốc khoảng 670 tỷ đồng, trong đó tập trung
vào một số dự án trọng điểm như di dời và mở rộng quy mô một số cơ sở
12
giống gia cầm; hỗ trợ xây dựng thí điểm cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập
trung; hỗ trợ nhập sử dụng vắc xin cúm gia cầm; đầu tư xây dựng một số
phòng thí nghiệm, tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát thú y [3].

13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hệ thống chăn nuôi gia cầm (được lựa chọn) tại địa bàn nghiên
cứu trong huyện Yên Lạc.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn
huyện Yên Lạc chúng tôi chọn 3 xã là Đồng Cương, Nguyệt Đức và Liên
Châu đại diện cho 3 tiểu vùng của huyện.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Các thông tin chung về vùng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội của huyện Yên Lạc
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện
2.3.2. Các thông tin chung về nông hộ
- Số khẩu, số lao động chính, trình độ văn hóa của chủ hộ
- Hoạt động chăn nuôi, các loại vật nuôi khác trong nông hộ
2.3.3. Chăn nuôi gia cầm
- Số gia cầm nuôi hàng năm
- Các giống gia cầm được nuôi
- Nguồn gốc giống gia cầm, thức ăn, chuồng trại
- Hiệu quả chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống
- Tình hình dịch bệnh của gia cầm tại vùng nghiên cứu
- Những khó khăn và cản trở chủ yểu trong việc phát triển chăn nuôi
gia cầm
14
- Các giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm tại địa phương
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Có sự tư vấn của phòng Nông nghiệp huyện, chúng tôi chọn 3 xã đại
diện là: Đồng Cương, Nguyệt Đức, Liên Châu, đại diện cho mỗi tiểu vùng và
dựa vào mức độ phát triển và sự đa dạng của hoạt động chăn nuôi gia cầm.
Mỗi xã chúng tôi tiến hành chọn nông hộ để điều tra. Để chọn nông hộ
mẫu chúng tôi chọn ngẫu nhiên các thôn và chọn ngẫu nhiên nông hộ trong
các thôn, phân theo trình độ chăn nuôi đó là: chăn nuôi thâm canh, bán thâm
canh và chăn nuôi nhỏ lẻ. Về dung lượng mẫu, chúng tôi căn cứ vào những
quy định chung về lấy mẫu trong nghiên cứu thống kê mô tả là: số mẫu chiếm
khoảng 5% tổng thể và ít nhất cũng phải vượt quá 30. Kết hợp với tham khảo
về dung lượng mẫu của một số nghiên cứu trước chúng tôi quyết định chọn
mẫu mỗi xã hơn 30 nông hộ với tổng số là 102 nông hộ để điều tra.

2.4.2. Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra
Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi gồm các câu hỏi mở dựa vào các chỉ
tiêu phản ánh điều kiện sản xuất chăn nuôi của nông hộ như: tình hình chung
của nông hộ (diện tích đất đai, thu nhập, vốn vay, hoạt động phi nông
nghiệp…), hoạt động sản xuất ngành chăn nuôi (loài vật nuôi, chuồng trại,
thức ăn sử dụng, năng suất vật nuôi, nơi bán sản phẩm, giá bán…). Trong hệ
thống câu hỏi ở đây chúng tôi sử dụng là bộ câu hỏi ngắn, có tham khảo cán
bộ khuyến nông cơ sở và những người có kinh nghiệm ở tại địa phương.
2.4.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Đề tài được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp: các thông tin thứ cấp được chúng tôi
thu thập tại phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Thống kê của huyện và từ
các báo cáo, các tài liệu đã được công bố của địa phương, các tạp chí chuyên
ngành và các công trình nghiên cứu trước đó và ở đây có đi thăm thực địa
15
kiểm chứng nhờ sự dẫn đường của cán bộ huyện, những hộ chăn nuôi giỏi,
những người có uy tín ở địa phương.
Bước 2: Thu thập số liệu sơ cấp (phương pháp điều tra chính thức),
được thực hiện sau khi đã xác định được các hệ thống chăn nuôi có được do
điều tra không chính thức. Cuộc điều tra này được thực hiện tại các nông hộ
đã được lựa chọn thông qua bộ câu hỏi hoàn chỉnh đã chuẩn bị sẵn.
Điều tra chính thức gồm các chỉ tiêu chăn nuôi gia cầm như:
+ Số lượng gia cầm nuôi hàng năm
+ Cơ cấu đàn giống
+ Cơ cấu thức ăn và giá cả
+ Cơ cấu và chất lượng chuồng trại chăn nuôi gia cầm
+ Năng suất chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng
+ Hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
+ Tình hình phòng trừ dịch bệnh gia cầm trong vùng nghiên cứu

Việc điều tra này chỉ được thực hiện 1 lần trong quá trình thực hiện đề
tài, kết quả chủ yếu dựa vào trí nhớ của người chăn nuôi. Do vậy các số liệu
thu thập được là các số liệu định lượng.




16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các thông tin chung về vùng nghiên cứu [8]
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự
nhiên là 107,7 km
2
(theo điều tra năm 2010), chiếm 7,8% tổng diện tích tự
nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 16
xã. Phía Bắc, Yên Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương, phía
Tây giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Mê Linh
(Hà Nội), phía Nam là Sông Hồng.
Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh,
là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc
Yên, Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý này tạo cho
Yên Lạc lợi thế phát triển những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao tiêu
thụ thị trường tiêu dùng Hà Nội rộng lớn.
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ,
nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Có một số xã vùng trũng. Nhìn chung, địa

hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Có 6 xã
phía Nam ven Sông Hồng thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực đến sản
xuất và đời sống của nhân dân.
 Đất đai-thổ nhưỡng
Đất đai Yên Lạc đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Bình
quân giai đoạn 2005-2010, đất nông nghiệp chiếm 65.38%, đất chưa sử dụng
và sử dụng vào mục đích khác chỉ có 687.5 ha, chiếm 6.36% tổng diện tích.
Với diện tích nhỏ, dân số đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu
17
người rất thấp, khoảng 537m
2
/người và 1.146 m
2
/lao động nông nghiệp, như chỉ
ra trong bảng 4.1.
Bảng 3.1. Diện tích đất đai các loại giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính 2000 2005 2010
Diện tích tự nhiên

Ha 10672.2 10672.2 10767.3*
Đất nông nghiệp
Ha 7780.53 7006.98 7460.9
Đất chuyên dùng
Ha 1580.66 1707.43 1419.8
Đất ở
Ha 621.51 1282.11 1413.3
Đất khác
Ha 689.54 675.74 473.3
*Năm 2010 số liệu mới đo đạc lại Nguồn: Phòng Thống kê Yên Lạc


Phần lớn đất của Yên Lạc là đất phù sa sông Hồng, độ phì cao, thích
hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu và cây ăn
quả. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, đạt 2,4 lần trong
thời kỳ 2005-2009. Trong điều kiện hiện tại, việc nâng cao hơn nữa hệ số sử
dụng đất nông nghiệp không dễ dàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi theo hướng đưa vào sử dụng những loại giống cây trồng và vật nuôi mới
có giá trị và năng suất cao.
3.1.2. Dân cư và các yếu tố kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Yên Lạc có số dân là 148.600 người, trong đó nữ chiếm trên 50%. Số lao
động trong độ tuổi là 78.200 người, chiếm trên 50% dân số ( dân số năm
2010).
Dân số đông, diện tích ít nên mật độ dân số của huyện khá cao. Trong
thời kỳ 2000-2009, mật độ dân số đều trên 1300 người/km
2
, thuộc nhóm cao
nhất tỉnh Vĩnh Phúc.
18
Phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn với 135.230 người,
chiếm 91.01% tổng dân số huyện. Dân số đô thị tập trung ở khu vực thị trấn
Yên Lạc với 13.4 ngàn người (chiếm trên 9% tổng dân số), như thể hiện trong
bảng.
3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Tốc độ tăng giá trị sản xuất, giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn huyện
khá cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế,
nhưng tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện vẫn cao và vượt chỉ tiêu kế
hoạch đặt ra. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 14.2%/năm, trong đó,
năm cao nhất đạt trên 17.34% (năm 2006), năm thấp nhất chỉ đạt 8.57% (năm
2009). Tăng trưởng kinh tế cao nên giá trị sản xuất bình quân đầu người của

huyện không ngừng gia tăng theo thời gian. Nếu năm 2000 giá trị sản xuất đạt
2.55 triệu đồng/người thì năm 2010 đã là 8.6 triệu đồng/người (giá cố định
1994), tăng gấp 3 lần. Tăng trưởng kinh tế cao, liên tục là cơ sở để huyện đầu
tư phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới theo
hướng văn minh hiện đại.
Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng trưởng không cao
nhưng đã duy trì được sự ổn định, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.
Mặc dù tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị sản xuất bình quân đầu
người tăng khá cao và liên tục, song còn thấp hơn so với mức bình quân của
tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong giai đoạn 2006-2010, cùng với thành tích phát triển kinh tế, Yên
Lạc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển xã hội, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Nhiều chỉ tiêu
KT-XH đạt và vượt kế hoạch 5 năm 2006-2010 và dẫn đầu tỉnh Vĩnh Phúc.
Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT tiếp tục phát triển và có nhiều
19
chuyển biến tích cực. Các vấn đề như việc làm, xoá đói giảm nghèo từng
bước được giải quyết.
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu xã hội chủ yếu huyện Yên Lạc
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2006

2009

2010

BQ

2006-
2010
(%)
1. GTSX bình quân đầu người
(giá cố định) Tr.đ 4.5 7.73 8.6 17.57
2.

Số người có việc làm mới trong
năm Người

1750 2100

2150

4.2
3. Tỷ suất sinh %o 13.6 17.5 17 6.8
4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng % 20 17.3 16.8 -0.64
5.

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 32.5 40.5 42.5 2
6. Tỷ lệ hộ nghèo
"
14.41 6.05 4.9 -1.9
Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lạc
3.1.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện
3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Lạc
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 10767,39 ha, trong đó đất
nông nghiệp là 7460,93 ha – chiếm 68,7%. Đất nông nghiệp có xu hướng
giảm dần diện tích là do quá trình đô thị hóa, một phần do diện tích đất nông

nghiệp chuyển đổi sang các loại hình sử dụng khác như đất ở, đất chuyên
dùng ( đất giao thông, đất thủy lợi ).
*Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Yên Lạc có 7460,93 ha đất nông nghiệp. Trong đó đất cho sản xuất nông
nghiệp 6283,60 ha chiếm 84,22%; đất nuôi trồng thuỷ sản 1172,79 ha chiếm
15,71%. Diện tích đất trồng cây hàng năm 6275,73ha chiếm 84,11%.
20
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng giảm dần qua từng năm nhưng
không đáng kể. Năm 2010 là 6283,60 ha chiếm tỷ trọng 84,22% diện tích đất
nông nghiệp trên toàn huyện, đến năm 2012 diện tích giảm xuống còn
6252,80 ha (chiếm tỷ trọng 84,18%). Đất sản xuất nông nghiệp phân bố
không đều giữa các xã. Năm 2010, xã Tam Hồng có diện tích đất nông nghiệp
lớn nhất (686,48 ha), xã Tề Lỗ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất chỉ có
266,28 ha do xã chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, thương mại và
dịch vụ [8].
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
Số thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 7460,93 100
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6283,60 84,22
1.2 Đất trồng cấy hàng năm 6275,73
1.3 Đất trồng lúa 4942,08
1.4 Đất trồng cây hàng năm khác 1333,65
1.5 Đất trồng cây lâu năm 7,87
1.6 Đất nông nghiệp khác 4,54
2 Đất nuôi trồng thủy sản 1172,79 15,73
Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Yên Lạc
3.1.3.2. Hiện trạng đàn gia súc gia cầm
Chăn nuôi ở Yên Lạc chủ yếu là chăn nuôi lấy thịt, trứng. Giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 2%/năm thời kỳ 2005-2010. Tỷ trọng
của ngành chăn nuôi tăng từ 40% năm 2005 lên 41.3% năm 2009. Về cơ bản,

chăn nuôi được giữ vững.
Qui mô đàn trâu bò và đàn lợn của Yên Lạc, giai đoạn 2006-2012 giảm
nhẹ do nhiều nguyên nhân. Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang
giảm dần, chủ yếu tổ chức chăn nuôi tại các trang trại. Đã quy hoạch nhiều
21
khu chăn nuôi tập trung xa dân cư ở Tam Hồng, Tề Lỗ, Hồng Châu, Liên
Châu, Nguyệt Đức, Văn Tiến và Đại Tự.
Tổng đàn gia súc gia cầm của huyện được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tổng đàn gia súc, gia cầm
ĐVT 2005 2010 2012
Tăng
trưởng
BQ 2006-
2012
1.Tổng đàn trâu, bò Con 16647

13906

13500

-4.75
2. Tổng đàn lợn > 2 tháng

Con 55527

52398

52500

-1.45

3.Tổng đàn gia cầm
1000 con

496 645 660 6,2
4. Sản lượng xuất chuồng 7149 7149
- Trâu bò Tấn 1730 1730 1297
-Gia cầm Tấn 520 520 2390
-Lợn Tấn 7149 7149 8560
Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lạc
Nếu lấy năm 2005 là 100% thì:
- Đàn trâu, bò có xu hướng biến động không đáng kể tăng 13.5% năm
2007 tăng 10,3% . Nhưng đến năm 2012 đàn trâu, bò có xu hướng giảm làm
cho tăng trưởng bình quân đàn gia súc là -4,75.
- Đàn gia cầm: có xu hướng phát triển rất nhanh, trong đó đàn gà tăng
rất mạnh chủ yếu là gà sinh sản và gà thịt, tăng trưởng bình quân qua các năm
từ 2005 đến 2012 là 6,2.
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các xã điều tra
+ Xã Liên Châu là một xã nằm gần tuyến đê TW, có tổng diện tích đất
tự nhiên lớn nhất trong 3 xã là 849,84 ha, từ đó dẫn tới mật độ dân số là thấp
hơn (695 người/ km
2
) so với bình quân chung toàn huyện. Diện tích đất nông
nghiệp là 582,07 ha. Mặt khác, xã còn có một diện tích đất phi nông nghiệp
22
và diện tích đất chưa sử dụng tới khá cao so với các xã trong huyện (17,35
ha), đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi về đất giúp cho nông hộ phát
triển trang trại. Cơ cấu hộ tham gia sản xuất nông nghiệp là 89,23%, số người
trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 53,79%, chiếm hơn nửa số nhân khẩu trong
các hộ, do vậy lực lượng lao động ở xã không thiếu, ngoài sản xuất nông
nghiệp thuần túy, lực lượng này có thể tham gia vào phát triển chăn nuôi gia

cầm thâm canh [11].
+ Nguyệt Đức: là một xã gần trung tâm của huyện, diện tích đất tự nhiên
của xã là 649,14ha. Diện tích đất dành cho nông nghiệp của Nguyệt Đức là
444,13ha,. Không như ở xã Liên Châu, Nguyệt Đức không có diện tích đất
chưa sử dụng, nhưng do chính sách dồn ghép ruộng đất của huyện mà xã đã
quy hoạch được vùng chăn nuôi riêng tập trung cho sự phát triển chăn nuôi
trang trại. Vì vậy trong những năm qua phong trào chăn nuôi gia cầm của xã
đặc biệt phát triển, tập trung vào chăn nuôi gà sinh sản giống Ai Cập [12].
+ Đồng Cương: là một xã đồng bằng của huyện tiếp giáp với thành phố
Vĩnh Yên với diện tích đất tự nhiên là 682,54 ha, diện tích đất dành cho nông
nghiệp 486,27 . Diện tích đất tự nhiên của Đồng Cương tương đối đồng đều
với các xã còn lại, nhưng có mật độ dân số khá đông, do vậy số hộ tham gia
sản xuất nông nghiệp ở đây chiếm 80,57% tổng số hộ của xã, số hộ còn lại
tham gia vào lao động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, đặc biệt là tham
gia vào các dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và tiêu dùng (14,62%). Đồng
Cương là một trong những xã phát triển chăn nuôi nhất huyện, tuy nhiên chủ
yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ trong diện tích đất vườn của nông hộ.
Hiện nay, toàn xã có gần 100 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, khoảng
600 hộ chăn nuôi, với tổng đàn gia súc trên 12.000 con, đàn gia cầm trên
42.000 con; chủ yếu là chăn nuôi tại hộ gia đình trong khu dân cư và một số
trang trại nhỏ ven đồng, ven sông Phan. [10].
23
3.3 Hệ thống chăn nuôi gia cầm ở Yên Lạc
3.3.1 Các kiểu hệ thống chăn nuôi gia cầm của vùng nghiên cứu
Sản xuất chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm mang tính đặc thù
vùng miền rất rõ rệt, thể hiện trong sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, cơ
cấu đàn giống, quy mô, mức độ thâm canh, cách thức tiêu thụ sản phẩm… đó
là sự đa dạng các hệ thống chăn nuôi. Ngoài sự ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, sự đa dạng đó còn chịu ảnh hưởng và tác động của điều kiện kinh tế -
xã hội, tập quán sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng dân cư

trong khu vực.
Qua điều tra nghiên cứu, dựa vào loài, giống gia cầm được nuôi,
phương thức nuôi và mức độ thâm canh trong chăn nuôi gia cầm của nông hộ
và tỷ lệ các hộ chăn nuôi, chúng tôi tiến hành phân loại các hệ thống chăn
nuôi gia cầm. Kết quả phân loại hệ thống được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các hệ thống chăn nuôi gia cầm tại huyện Yên Lạc (n=102)
Hệ thống Tiểu hệ thống Số gia cầm
(con/lứa)
Số
hộ
Cơ cấu

(%)
Hệ thống 1
Gà thịt gia công 1000-10.000 16 15,68
Gà sinh sản 500 – 3800 16 15,68
Vịt sinh sản 200 – 1000 12 11,76
Hệ thống 2
HH gà và vịt sinh sản 250 - 500 gà
50-100 vịt
14 13,73
HH gà và vịt thịt 30 - 600 gà
50-300 vịt
14 13,73
HH gà và ngan thịt 60 - 100 gà
30 -100 ngan
10 9,80
Hệ thống 3
20 19,61
Tổng 102 100

24
Như vậy, từ kết quả điều tra cho thấy, huyện Yên Lạc có 3 hệ thống
chăn nuôi gia cầm chủ yếu đó là:
+ Chăn nuôi thâm canh (hệ thống 1) gồm 3 tiểu hệ thống: gà thịt gia
công, gà sinh sản, vịt sinh sản. Với quy mô lớn, mức độ thâm canh cao, nuôi
nhốt, an toàn về vệ sinh thú y, con giống, thức ăn và mạng lưới tiêu thụ đều
có địa chỉ.
+ Chăn nuôi bán thâm canh (hệ thống 2) gồm 3 tiểu hệ thống: nuôi hỗn
hợp gà và vịt sinh sản, hỗn hợp gà và vịt thịt, hỗn hợp gà và ngan thịt. Quy
mô trung bình. Chăn nuôi mang tính hàng hóa, nhưng sử dụng thức ăn bán
công nghiệp, một phần thức ăn được cung cấp từ hệ thống trồng trọt của nông
hộ và mua từ các hệ thống trồng trọt khác, giống được mua từ các lò ấp tư
nhân, nuôi bán chăn thả.
+ Chăn nuôi nhỏ lẻ (hệ thống 3) chăn nuôi gia cầm mang tính tận dụng,
quy mô nuôi nhỏ, một phần phục vụ nhu cầu của gia đình, nuôi chăn thả, sản
phẩm một phần được bán cho cộng đồng làng xã, phần chủ yếu sử dụng cải
thiện bữa ăn cho gia đình, do vậy mang tính hàng hóa nhỏ.
3.3.2 Thông tin chung về nông hộ điều tra theo các hệ thống chăn nuôi
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương thức chăn nuôi
của nông hộ. Các yếu tố thuộc về chủ hộ- người ra quyết định sản xuất là yếu
tố cần được xem xét đầu tiên, sau đó đến các yếu tố thuộc về môi trường của
hệ thống (đất đai, vốn, lao động ). Các yếu tố như tuổi chủ hộ, số lao động
chính trong nông hộ, diện tích đất, mức huy động vốn… ở mỗi tiểu hệ thống
có sự sai khác. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thông tin chung về nông hộ điều tra theo các hệ thống chăn
nuôi



25


Hệ thống 1 Hê thống 2 Hệ thống 3
Gà thịt
(n-16)
Gà sinh
sản
(n=16)
Vịt SS
(n=12)
HH gà,vịt
SS
(n=14)
HH gà, vịt
thịt
(n=14)
HH gà,
ngan thịt
(n=10)
CN nhỏ lẻ
(n=20)
Tuổi chủ hộ (tuổi)
44,31 42.79

42,17 47,07 47,64 46,30 49,30
Số khẩu (người/hộ)
4,23 4,57 4,31 4,54 4,85 5,00 4,92
Số lao động chính
a( người/hộ)
2,71 2,23 2,92 3,07 3,00 3,33 4,05
Diện tích đất nông nghiệp

(sào/hộ)
5,42 5,57 7,32 4,55 5,25 6,48 5,88
Diện tích chăn nuôi (sào/hộ)
8,52 0,82 1,91 1,17 1,00 0,83 0,76
Số năm kinh nghiệm
4,71 5,32 4,00 3,00 3,10 3,25 15,72
Thu nhập từ chăn nuôi gia
cầm (%)
90 80 63,72 48.3 46,3 50 5,75

×