Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Giải pháp phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.55 KB, 32 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

Đề tài: GIẢI PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
( SACOMBANK)


Sinh viên thực hiện : Hoàng Văn Thụ
Lớp : NH&KDTT 34B
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thanh Diệu

Bình Định, 2014
1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK) GIAI
ĐOẠN 2011 - 2013 7
1.1 Khái quát chung về các sản phẩm phái sinh tiền tệ 7
1.1.1 Khái niệm sản phẩm phái sinh tiền tệ 7
1.1.2. Phân loại các sản phẩm phái sinh tiền tệ 8


1.1.3. Vai trò của các sản phẩm phái sinh tiền tệ 12
1.2. Thực trạng các sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Việt Nam (Sacombank) 16
1.2.1. Các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín Việt Nam (Sacombank) 16
1.2.2. Doanh số hoạt động của các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) giai đoạn 2011 - 2013 18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN VIỆT NAM ( SACOMBANK) 22
2.1. Đánh giá về các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín ( Sacombank) 22
2.2. Những kết quả đạt được 22
2.3. Những hạn chế còn tồn tại khi phát triển các sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) 24
2

2.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại
Sacombank 25
2.5. Một số định hướng nhằm phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank
26
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30














3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT
Từ ( cụm từ) viết tắt
Ý nghĩa
1
CCPS
Công cụ phái sinh
2
DN
Doanh nghiệp
4
EUR
Đồng euro
4
NHTM
Ngân hàng thương mại
5
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
6

TMCP
Thương mại cổ phần
7
OTC
Thị trường phi tập trung
8
SACOMBANK
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
Tín
9
SPPS
Sản phẩm phái sinh
10
USD
Đồng đô la Mỹ
11
VND
Đồng tiền Việt Nam





4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 1.2.2.1 : Doanh số thực hiện các sản phẩm phái sinh tại Sacombank giai
đoạn 2011 - 2013 …………………………………………………………………. 19

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.2.1 : Payoff trong hợp đồng kỳ hạn ……………………………… 9
Biểu đồ 1.1.2.2 : Payoff trong hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ………………… 11
Biểu đồ 1.2.2 : Biểu đồ thể hiện doanh thu các sản phẩm phái sinh tại
Sacombank giai đoạn 2011 - 2013…………………………………………………21











5

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
uất hiện từ thế kỷ XVII, các sản phẩm phái sinh đã trải qua một thời
gian dài phát triển và hoàn thiện. Trên thế giới, các sản phẩm phái sinh
đã giúp các doanh nghiệp trên thế giới phòng vệ hiệu quả trước nhiều cuộc khủng
hoảng lớn. Cùng lúc đó, những nhà đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá cũng thu
được khoảng lời khổng lồ từ việc kết hợp linh hoạt các giao dịch phái sinh với các
công cụ tài chính khác. Chính vì vai trò to lớn như vậy nên thị trường phái sinh
không chỉ bùng nổ tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản mà ngay tại
những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ các doanh nghiệp và nhà đầu
cơ cũng thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phức tạp này.
Với một nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam,

các hợp đồng phái sinh sẽ là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp xuất nhập
khẩu phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, dù đã bắt đầu hình thành từ cuối những năm 90,
thị trường phái sinh Việt Nam cho tới hiện tại vẫn chưa phát triển mạnh. Mới chỉ có
các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi được các chủ thể chào đón. Là một trong những
đơn vị đi tiên phong trong việc sử dụng và phát triển các hợp đồng phái sinh,
Sacombank là chìa khóa giúp công cụ tài chính này trở nên phổ biến trên thị trường
tài chính, thúc đẩy thị trường phái sinh Việt Nam phát triển.
Chính vì những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank)” nhằm đưa ra một số giải pháp, ý kiến để góp phần phát triển loại
hình nghiệp vụ này cho các NHTM Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề án này nhằm nghiên cứu thực trạng về nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam – Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín, tìm ra nguyên nhân, tồn tại và kiến nghị những giải pháp, định hướng
cho sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong tương lai.
X
6

3. Phương pháp nghiên cứu
Bài đề án được thực hiện bằng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh và phân
tích các số liệu, thông tin từ năm 2011 tới 2013 của báo cáo thường niên
Sacombank.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động
kinh doanh sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.
Phạm vi nghiên cứu: tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn từ 2011
– 2013.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài đề án được chia thành 2 chương lớn:

Chương 1: Thực trạng các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại NH Sacombank
VN giai đoạn 2011 - 2013
Chương 2: Đánh giá chung và định hướng nhằm phát triển các sản phẩm
phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng Sacombank
Em xin cảm ơn đến Giáo viên hướng dẫn ThS.Trần Thị Thanh Diệu, người
đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bài đề án chuyên ngành.
Do lượng kiến thức, kinh nghiệm phân tích có hạn chế. Em kính mong quý
thầy cô đưa ra ý kiến để bài đề án chuyên ngành ngày một hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn !

Quy nhơn, ngày tháng năm
Chữ ký sinh viên

Hoàng Văn Thụ
7

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) GIAI
ĐOẠN 2011 - 2013
1.1 Khái quát chung về các sản phẩm phái sinh tiền tệ
1.1.1 Khái niệm sản phẩm phái sinh tiền tệ
Nghiệp vụ phái sinh tiền tệ là nghiệp vụ được sử dụng phổ biến nhằm đối
phó với những rủi ro hoặc góp phần giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra cho
một ngân hàng trước sự biến động của lãi suất, tỷ giá … trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng, bao gồm các công cụ tài chính phái sinh chủ yếu là hợp đồng kì hạn
(FORWARD), hợp đồng hoán đổi (SWAPS), hợp đồng quyền chọn (OPTION) và
hợp đồng tương lai (FUTURE).
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên
cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán
rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt

nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số
chứng khoán, lãi suất… Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm
giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là
hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts), hợp đồng tương lai (Future contracts). Những
công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng
khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo.

8

Các sản phẩm phái sinh tiền tệ giúp giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, có vai trò quan
trọng trong việc quyết định của các nhà đầu tư. Hiện nay, các sản phẩm phái sinh
của Ngân hàng tại Việt Nam đang dần dần được phổ biến, nhất là công cụ hợp đồng
kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Các công cụ ngày được các khách hàng lựa chọn
nhiều vì nó giảm được các rủi ro hoặc giúp các khách hàng kinh doanh khi có chênh
lệch về tỷ giá.
1.1.2. Phân loại các sản phẩm phái sinh tiền tệ
Các sản phẩm phái sinh tiền tệ bao gồm các sản phẩm như sau:
 Hợp đồng kỳ hạn
 Hợp đồng tương lai
 Hợp đồng quyền chọn
 Hợp đồng hoán đổi
1.1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định ngoại tệ
ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời
điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh
toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán
gọi là kỳ hạn của hợp đồng, giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng
gọi là giá kỳ hạn.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi ngoại tệ hay
thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định

trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa
vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá trị thị trường lúc đó là bao nhiêu
đi nữa.
Tiền thu được (Payoffs) từ hợp đồng kỳ hạn được tính như sau:
Payoff trên mỗi đơn vị tiền tệ từ vị thế mua = S
T
- K
Payoff trên mỗi đơn vị tiền tệ từ vị thế bán = K - S
T


9

Trong đó:
S
T
là giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn hợp đồng
K là giá thực hiện

Biểu đồ 1.1.2.1: Payoff trong hợp đồng kỳ hạn



S
T
0 0
K S
T K
(a) Vị thế mua ( b) Vị thế bán
1.1.2.2. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương (hợp đồng giao sau) là thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại
tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai.
Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa, điểm khác
nhau cơ bản giữa hai loại hợp đồng là khi tham gia vào một hợp đồng tương lai, chủ
hợp đồng phải đặt cọc một số lượng nhất định tùy theo giá trị của hợp đồng, lượng
đặt cọc này do Sở giao dịch quy định và kiểm tra hàng ngày.
1.1.2.3. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng
không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
- Một số lượng xác định ngoại tệ.
10

- Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai
- Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện
hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) ngoại tệ. Nếu người mua thực hiện
quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) ngoại tệ. Thời
điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng
quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp
dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).
Hợp đồng quyền chọn còn phân ra thành các loại sau:
Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền
chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option).
- Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không
phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời
điểm trong tương lai với một mức giá xác định.
- Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không
phải nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời
điểm trong tương lai với một mức giá xác định.

- Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể
được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được
thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn : Được giao dịch tại sở giao dịch hoặc
trên thị trường OTC; Có thể được chuẩn hóa hoặc được thiết kế riêng, người mua
hợp đồng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng nhưng bắt buộc hải
trả một khoản tiền cho người bán gọi là phí quyền chọn. Mục đích chính của hợp
đồng quyền chọn là nhằm ngăn ngừa rủi ro tỷ giá hoặc kinh doanh chênh lệch giá.



11

Biểu đồ 1.1.2.2: Payoff trong hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ




K S
T
K S
T
0 0
(a) Mua quyền chọn mua (b) Mua quyền chọn bán



0 0
K S

T
K
S
T
(c) Bán quyền chọn bán (d) Bán quyền chọn mua
1.1.2.4. Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi (còn gọi là SWAP) là một công cụ tài chính phái sinh
(derivative) kết hợp giữa nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn hoặc nghiệp vụ
kỳ hạn với kỳ hạn để mua bán, vay hoặc cho vay ngoại tệ theo hai hướng đối ngược
nhau. - Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc
NHNN về Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại
hối, Giao dịch hoán đổi là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ
(chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kì hạn thanh toán của
hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm kí
hợp đồng.
12

Ví dụ: Giả sử một nhà xuất khẩu thu được 1 triệu USD từ nước ngoài và hiện tại
nhà xuất khẩu đang có nhu cầu về VNĐ để trả lương cho công nhân, Sau 3 tháng,
nhà xuất khẩu lại cần đến số tiền này để sử dụng cho một hợp đồng nhập khẩu. Để
đáp ứng được nhu cầu của mình, nhà xuất khẩu đã ký 1 hợp đồng bán giao ngay và
mua kỳ hạn 3 tháng 1 triệu USD. Với việc ký hợp đồng này nhà xuất khẩu đã có
ngay VNĐ để trả lương cho công nhân và chắc chắn sẽ có được USD sau 3 tháng
nữa với 1 tỷ giá kỳ hạn được xác định trước. Do đó tránh được rủi ro tỷ giá.
Các hợp đồng SWAP thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao
dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC
(over the counter). Hợp đồng SWAP không thể được mua bán, trao đổi như là các
loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá
biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát khỏi hợp đồng này là bằng
thỏa thuận song phương với đối tác để hủy hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển

nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất,
SWAP chứng khoán…mỗi loại SWAP có một đặc điểm riêng và cần đến những kỹ
thuật xử lý tính toán riêng.
1.1.3. Vai trò của các sản phẩm phái sinh tiền tệ
1.1.3.1. Vai trò của công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro
a) Phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối
Rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối là những rủi ro thường thấy trong hoạt
động của ngân hàng. Hai loại rủi ro này có thể làm tăng chi phí vay nợ của ngân
hàng (trong trường hợp lãi suất tăng hoặc tỉ giá tăng) hoặc có thể làm giảm kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng (trong trường hợp lãi suất hoặc tỉ giá giảm).
Các SPPS là những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa hai loại rủi ro trên. Mặt khác,
SPPS có thể cho ngân hàng xác định được trước và chính xác chi phí vay nợ, từ đó
có thể xác định được trước kết quả kinh doanh để lên kế hoạch cho phù hợp.
Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, mà chủ yếu là rủi ro kỳ hạn bất cân xứng,
ngân hàng có thể áp dụng các SPPS như hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn,
13

hoán đổi. Trong đó, phổ biến nhất là thỏa thuận kỳ hạn lãi suất (FRA_ forward rate
agreement) và hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS _ interest rate swap). Thỏa thuận kỳ
hạn lãi suất (FRA) là một hợp đồng kỳ hạn mà theo đó các bên tham gia đồng ý
thanh toán cho nhau bằng tiền mặt khoản chênh lệch lãi suất (không có giao nhận
khoản tiền gốc) của một khoản vay ngắn hạn. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS) là
một thỏa thuận giữa hai bên, theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi
cho nhau. Thông thường một bên sẽ nhận lãi suất cố định và bên còn lại sẽ nhận lãi
suất thả nổi tại những ngày xác định trước, gọi là những ngày giá trị giao dịch, dựa
trên khung thời gian và khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước. Hai loại hình
hợp đồng phái sinh này có cách sử dụng tương đối giống nhau, tuy nhiên FRA dùng
trong ngắn hạn, còn IRS được dùng trong thời hạn dài. Có thể nhận thấy, ở cả hai
loại hình này, ngân hàng có thể phòng ngừa được rủi ro khi lãi suất lên đồng thời

không phải chuyển giao tài sản gốc cho nhau. Từ đó, tiết kiệm chi phí giao dịch và
có thể tận dụng số tiền đó để quay vòng vốn.
Các Ngân hàng thường kết hợp sử dụng các hợp đồng phái sinh với nhau để
phòng ngừa được rủi ro tỉ giá bất lợi cho mình và kiếm lời từ chênh lệch tỉ giá. Hơn
nữa, các công cụ phái sinh còn đảm bảo số lượng ngoại tệ bất thường cho ngân
hàng, giúp ngân hàng giữ vững tính thanh khoản của mình. Ngân hàng có thể sử
dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi tiền tệ để tự
phòng ngừa rủi ro tỉ giá. Nhìn chung, các công cụ phái sinh mang lại cho ngân hàng
nhiều sự lựa chọn hơn trong việc phòng ngừa rủi ro. Nếu có thể kết hợp sử dụng các
hợp đồng phái sinh, ngân hàng có thể phòng ngừa được rủi ro lãi suất và tỉ giá tại
một mức chi phí hợp lí.
b) Phòng ngừa rủi ro tín dụng
Một trong những rủi ro mà ngân hàng phải quan tâm nhất đó là rủi ro tín dụng.
Bất kì một khoản tín dụng nào khi được cấp, người cho vay đều hy vọng thu được
một khoản lợi nhuận nhất định từ khoản tín dụng đó. Tuy nhiên rủi ro hoàn toàn có
14

thể xảy ra khi khoản tín dụng đó bị lỗ một phần hoặc hoàn toàn. Để phòng ngừa rủi
ro này, ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng phái sinh tín dụng được mua bán trên thị
trường phi tập trung. Công cụ phái sinh tín dụng là thuật ngữ chung được sử dụng
để mô tả các hợp đồng quyền chọn và hoán đổi khác nhau nhằm chuyển giao rủi ro
tín dụng của các khoản vay hoặc tài sản có khác từ một bên là người mua sự an toàn
sang một bên là người bán sự an toàn. Người bán sự an toàn sẽ nhận được một
khoản phí hoặc nhận được một khoản thu nhập theo lãi của khoản tín dụng và cam
kết sẽ thanh toán cho người mua sự an toàn tùy theo độ tín nhiệm của một hoặc một
số tài sản tham chiếu.
Hai công cụ được sử dụng nhiều để phòng ngừa rủi ro tín dụng là hoán đổi vỡ
nợ tín dụng và quyền tín dụng. Trong đó, hoán đổi vỡ nợ tín dụng là công cụ hoán
đổi mà trong đó một bên nhận được phí vào các khoảng thời gian được định trước
cho việc cam kết thanh toán một khoản cụ thể nếu xảy ra sự kiện tín dụng bất lợi,

chẳng hạn như thứ hạng tín dụng của khách hàng vay vốn bị suy giảm. Như vậy,
mặc dù phải trả một khoản phí định kì nhưng ngân hàng lại có được bảo đảm về
chất lượng của khách hàng của mình, hạn chế một phần rủi ro tín dụng, là một sự
đảm bảo cho một giao dịch lớn hơn. Mặt khác, ngân hàng cũng dễ dàng tính được
chi phí kinh doanh trong kỳ vì sự cố định của hợp đồng dạng này. Hợp đồng quyền
tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản
tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của
ngân hàng giảm sút.
c) Kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng
Giống như ngân hàng, các doanh nghiệp cũng đứng trước những rủi ro như lãi
suất, tỷ giá, tín dụng. Công cụ phái sinh là một trong những phương tiện rất hiệu
quả giúp doanh nghiệp phòng chống các loại rủi ro này. Tuy nhiên, do đối tượng
của doanh nghiệp nhắm tới khi sử dụng các SPPS không chỉ đơn thuần là tiền tệ, mà
còn là hàng hóa; và quan hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp (trong nước với nhau,
15

trong nước và ngoài nước) cũng phức tạp hơn cho nên cách nhìn nhận vai trò của
SPPS để phòng ngừa rủi ro, đầu cơ ở doanh nghiệp cũng phong phú hơn.
Đứng trước nhu cầu lớn về sử dụng các SPPS để phòng vệ cũng như đầu cơ của
các doanh nghiệp, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận khi cung cấp cho doanh
nghiệp các dịch vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỉ giá. Thứ nhất, ngân hàng có thể thu
phí từ hoạt động tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng các loại hình dịch vụ phái
sinh của ngân hàng. Thứ hai, ngân hàng có thể thu lợi trực tiếp từ các hợp đồng đó,
như là phí quyền chọn, phí hợp đồng tương lai. Ngoài ra, việc tham gia cung cấp
dịch vụ cho các doanh nghiệp sẽ khiến các ngân hàng nâng cao được khả năng
chuyên môn của mình để áp dụng cho các danh mục đầu tư khác đồng thời cũng
thúc đẩy các nghiệp vụ khác phát triển. Tuy nhiên, mọi loại hình dịch vụ và kinh
doanh của ngân hàng liên quan tới công cụ phái sinh ngoài thu phí lấy lãi ra thì đều
mang tính chất bảo hiểm rủi ro.
Khi bản thân các SPPS cũng tiềm ẩn rủi ro cho các bên tham gia, ngân hàng có

thể sẽ nhận rủi ro khi cung cấp các dịch vụ phái sinh cho khách hàng. Tuy nhiên,
ngân hàng là một chủ thể tài chính có những ưu thế nhất định để có thể xóa bỏ
những rủi ro đơn lẻ bằng việc đa dạng hóa danh mục. Trong trường hợp ngân hàng
không thể tự lập được một vị thế bù lại dịch vụ phái sinh đã cung cấp, nó có thể chỉ
đóng vai trò là trung gian và tìm một đối tác khác để chuyển nhượng lại rủi ro này.
Chính vì vậy mà nhìn chung, việc cung cấp các dịch vụ SPPS tại ngân hàng thường
mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khác hơn là gánh lấy rủi ro.
d) Những công cụ quan trọng cho mục đích đầu cơ của các NHTM
Đầu cơ bằng các công cụ phái sinh là tham gia vào một vị thế trong hợp đồng
phái sinh nhằm hưởng lợi trên sự biến động về tiền tệ cơ sở. Các sản phẩm kỳ hạn
và hoán đổi thường được NHTM sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ
giá, lãi suất… Bởi vậy, các công cụ phái sinh nhằm mục đích đầu cơ của NHTM
chủ yếu là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Các NHTM tham gia với tư
16

cách là một bên của hợp đồng với mục đích kinh doanh sinh lời dựa trên sự biến đổi
về tỷ giá trong tương lai.
1.2. Thực trạng các sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín Việt Nam (Sacombank)
1.2.1. Các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín Việt Nam (Sacombank)
Hiện nay, Sacombank là một trong những NHTM lớn đẩy mạnh việc sử dụng
các sản phẩm phái sinh vào trong hoạt động kinh doanh cũng như giúp Ngân hàng
phòng ngừa được những rủi ro về tỷ giá, lãi suất. Các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại
Sacombank bao gồm những sản phẩm chủ yếu sau:
 Hợp đồng quyền chọn: Đây là giao dịch giữa bên mua và bên bán quyền,
trong đó bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng
ngoại tệ, vàng ở một tỷ giá xác định trong khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu
bên mua quyền chọn thực hiện quyền chọn, bên bán quyền chọn có nghĩa vụ bán
hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước.

Sacombank bán quyền chọn cho khách hàng và không mua quyền chọn từ
khách hàng.
 Các kiểu quyền chọn:
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): có thể được thực hiện quyền
chọn vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Option): chỉ được thực hiện quyền
chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
 Trách nhiệm của các bên có liên quan:
- Bên mua quyền chọn: là bên có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực
hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá đã thỏa thuận.
- Bên bán quyền chọn: là bên có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo
hợp đồng đã ký kết với người mua quyền chọn.
17

 Phí quyền chọn (premium): Là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán
quyền chọn. Phí quyền chọn phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về số ngoại tệ,
giá thực hiện, giá thị trường hiện tại, kỳ hạn hợp đồng, và một số yếu tố khác được
Sacombank tính toán trên cơ sở thương mại hợp lý.
Phương thức thanh toán khi thực hiện hợp đồng:
- Thực hiện hợp đồng trên cơ sở thanh toán 100%: Quý khách thanh toán
cho Sacombank trước khi Sacombank thực hiện thanh toán cho Quý khách.
- Thực hiện hợp đồng trên cơ sở thực hiện giao dịch đối ứng: Sacombank
sẽ thanh toán số tiền chênh lệch giữa tỷ giá hiện hành và tỷ giá thực hiện tính trên
số tiền giao dịch.
 Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ: Đây là giao dịch mua bán ngoại tệ, theo tỷ giá được
xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm
trong tương lai theo thỏa thuận. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá thực hiện tại thời điểm đáo
hạn hợp đồng. Tỷ giá này sẽ do Sacombank tính toán trên cơ sở thương mại hợp lý.
Thời gian thanh toán: Tối thiểu 03 ngày,Tối đa:
- Đối với giao dịch ngoại tệ và VNĐ là 365 ngày,

- Đối với giao dịch giữa 02 loại ngoại tệ theo thỏa thuận giữa Ngân
hàng và Quý khách. Quý khách đặt cọc một tỷ lệ x% trên tổng giá trị giao dịch để
đảm bảo thực hiện giao dịch.
 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ: Là giao dịch bao gồm đồng thời giao dịch mua và
giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn
thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại
thời điểm ký kết hợp đồng.
 Giao dịch hoán đổi được kết hợp bởi 02 giao dịch:
- 01 giao dịch giao ngay và 01 giao dịch kỳ hạn.
- 01 giao dịch kỳ hạn và 01 giao dịch kỳ hạn (khác ngày thực hiện)
- 01 giao dịch giao ngay và 01 giao dịch giao ngay (khác ngày thực
hiện)
18

 Tỷ giá hoán đổi bào gồm gồm 02 tỷ giá áp dụng cho (i) ngày giao dịch
và (ii) ngày đáo hạn hợp đồng. Các tỷ giá này sẽ do Sacombank căn cứ vào giá giao
dịch hiện tại trên thị trường và tính toán trên cơ sơ thương mại hợp lý. Thời hạn hợp
đồng được thực hiện theo thỏa thuận hoặc từ 3 đến 365 ngày đối với giao dịch hoán
đổi VND và ngoại tệ.
Để thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ, triển khai các công cụ phái sinh
Sacombank đã cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh tiền tệ và đầu tư hệ thống máy móc
thiết bị và công nghệ hiện đại như hệ thống Reuters Dealing, Reuters Extra, Reuters
Eikon, hệ thống SWIFT, hệ thống Corebanking, máy Fax, máy Scan, máy điện
thoại ghi âm tạo thuận lợi cho các giao dịch viên (Dealer) giao dịch tức thời nhưng
vẫn đảm bảo tính chất pháp lý của giao dịch.
Bên cạnh đó, để kiểm soát và ngăn ngừa, hạn chế rủi ro thì Sacombank cũng
đã xây dựng các hệ thống hạn mức như hạn mức/một giao dịch, hạn mức lỗ/một
giao dịch, trạng thái mở trong ngày, trạng thái mở qua đêm đối với từng chức danh
và báo cáo trạng thái ngoại tệ theo quy định của NHNN.
1.2.2. Doanh số hoạt động của các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) giai đoạn 2011 - 2013
Các sản phẩm phái sinh tại Sacombank giai đoạn 2011 - 2013 được sử dụng
phổ biến và đem về cho Sacombank những khoản doanh thu không nhỏ.
So với các NHTM khác tại Việt Nam, Sacombank chỉ thực hiện các nghiệp vụ
phái sinh liên quan đến ngoại tệ là chủ yếu. Trong khi đó, các NHTM khác đều sử
dụng các nghiệp vụ phái sinh liên qua đến ngoại tệ, VND, lãi suất, vàng… Điều này
cho thấy các NHTM Việt Nam đang dần dần thực hiện ngày càng nhiều và đa dạng
các nghiệp vụ phái sinh. Sacombank và các NHTM đã nghiên cứu đưa ra các sản
phẩm phái sinh kết hợp nhiều tiện ích đã thu hút được DN Việt Nam sử dụng, thích
hợp với điều kiện lạm phát và tỷ giá biến động thường xuyên.
Tại Sacombank, các sản phẩm phái sinh bằng VND theo lãi suất ngoại tệ, với
sản phẩm này khách hàng được Ngân hàng cho vay bằng VND với lãi suất ngoại tệ
(số tiền cho vay này sẽ được xác định trước bằng một giá trị ngoại tệ khi ký kết hợp
19

đồng tín dụng và giải ngân), khi thực hiện hợp đồng tín dụng, khách hàng trả nợ
vay, lãi vay bằng VND theo tỷ giá ngoại tệ vào ngày trả nợ. Tham gia sản phẩm này
khách hàng sẽ có lợi khi trả nợ, tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp
đồng tín dụng.
Sản phẩm phái sinh bằng VND theo lãi suất ngoại tệ có bảo hiểm tỷ giá: Sản
phẩm này giống như sản phẩm trên nhưng Ngân hàng có thực hiện bảo hiểm tỷ giá
cho DN, cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng trên 2% hoặc 3% so với tỷ giá tại thời điểm
giải ngân thì khách hàng chỉ phải thanh toán cho Ngân hàng số tiền VND tương ứng
với mức tăng tỷ giá 2% - 3%, phần vượt Ngân hàng chịu. Với sản phẩm này, khách
hàng có thể tính toán được trước mức tối đa mà khách hàng phải thanh toán do tỷ
giá tăng.
Sau đây là bảng doanh số về các sản phẩm phái sinh của Sacombank giai
đoạn 2011 - 2013
Bảng 1.2.2.1: Doanh số thực hiện các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại
Sacombank giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: triệu đồng
Sản phẩm phái sinh
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Giao dịch kỳ hạn
259.736
1.497.697
716.716
Giao dịch hoán đổi
9.073.127
5.118.397
4.067.875
Giao dịch quyền chọn
434.230
1.663.276
3.122.816
Giao dịch tương lai



( Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank)
Qua bảng 1.2.2.1 ta thấy, các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank đem
lại một khoản doanh thu đáng kể cho Ngân hàng.
- Giao dịch kỳ hạn thay đổi qua các năm, doanh số năm 2011 đạt
259.736 triệu đồng, nhưng đến năm 2012, doanh số sản phẩm này đã đạt 1.497.697
20

triệu đồng tăng gần 6 lần doanh số năm 2011. Năm 2013, doanh số sản phẩm phái
sinh lại giảm xuống còn 716.716 triệu đồng (Giảm 52,1 %).

- Giao dịch hoán đổi tại Sacombank chiếm doanh số lớn nhất trong các
sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng. Tuy nhiên, những năm gần đây, doanh số sản
phẩm này đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể: Năm 2012, doanh số giao dịch hoán
đổi đạt 5.118.397 triệu đồng, giảm 3.954.730 triệu đồng so với năm 2011 (Giảm
43,6 %). Năm 2013, doanh số tiếp tục giảm xuống còn 4.067.875 triệu đồng (giảm
20,6% so với năm 2012).
- Giao dịch quyền chọn đang có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm
2012, doanh số sản phẩm phái sinh này đạt 1.663.276 triệu đồng, tăng 283 % so với
năm 2011 ( 434.230 triệu đồng). Qua năm 2013, doanh số đạt 3.122.816 triệu đồng
tăng 1.459.540 triệu đồng so với năm 2012 ( tăng 87,7 %).
Những phân tích trên cho thấy, những sản phẩm phái sinh tại Sacombank đã
được sử dụng hiệu quả trong việc đảm bảo trạng thái tiền tệ tránh khỏi những rủi ro.
Sacombank thiếu hụt vàng nhưng lại dư thừa các loại ngoại tệ khác như USD, JPY,
EUR, AUD, CAD,… Theo báo cáo thường niên, Ngân hàng đã thực hiện các
nghiệp vụ phái sinh để tăng lượng tài sản bằng vàng lên 17.256.268 triệu đồng cân
bằng với 17.245.291 triệu đồng nợ bằng vàng của ngân hàng Giá trị của các hợp
đồng phái sinh vàng này lên tới 5.494.492 triệu đồng. Giá trị các hợp đồng phái sinh
USD cũng gần với con số như vàng, tuy nhiên Sacombank lại ở vị thế ngược lại.
Phái sinh vàng và USD chiếm tới 92,32% tổng giá trị các hợp đồng phái sinh. Phái
sinh các loại ngoại tệ khác tuy chỉ chiếm lượng nhỏ nhưng rất hữu ích, giúp
Sacombank phòng ngừa rủi ro hối đoái.



21

Biểu đồ 1.2.2: Biểu đồ thể hiện doanh số các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại
Sacombank giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: Triệu đồng


(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank)
Qua biểu đồ 1.2.2 ta có thể thấy doanh số các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại
Sacombank giai đoạn 2011- 2013 tăng lên tương đối đều qua các năm. Cụ thể, năm
2011, doanh số của các sản phẩm phái sinh đạt 59.736 triệu đồng nhưng đến năm
2012, doanh số đã đạt 335.139 triệu đồng, đạt hơn 5 lần doanh số năm 2011. Đến
năm 2013, doanh số tiếp tục tăng lên 551.048 triệu đồng. Điều này cho chúng ta
thấy rằng, hoạt động của các dịch vụ phái sinh tại Sacombank Việt Nam đang có
những bước phát triển mạnh mẽ. Doanh số tăng lên hàng năm cho thấy các sản
phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank đang dần được khách hàng biết đến và sử
dụng.




0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
59736
335139
551048
22

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN VIỆT NAM ( SACOMBANK)

2.1. Đánh giá về các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín ( Sacombank)
Tại Sacombank, các sản phẩm phái sinh tiền tệ đã được đa dạng hóa kèm
theo các dịch vụ tiện ích đã đem lại cho khách hàng sự an toàn cũng như sự tin
tưởng đối với Ngân hàng. Giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền
chọn là ba sản phẩm phái sinh tiền tệ quan trọng trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại
Sacombank. Các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank đã được sử dụng có thể
xem là gần như đạt hiệu quả trong việc đảm bảo phòng tránh các rủi ro.
Giao dịch hoán đổi là sản phẩm phái sinh mang lại khoản danh thu lớn nhất
tại Sacombank. Tuy nhiên, sản phẩm phái sinh tiền tệ này đang dần dần giảm sút,
thay vào đó là sản phẩm phái sinh giao dịch quyền chọn đang có sự tăng mạnh trong
những năm gần đây. Trong năm 2011, giao dịch hoán đổi chiểm tỷ trọng cao nhất
trong ba sản phẩm phái sinh mà Sacombank phát triển, hai sản phẩm còn lại chiếm
tỷ trong rất nhỏ. Nhưng càng về những năm gần đây, cụ thể năm 2013 thì cả ba sản
phẩm phái sinh này đang dần dần chiếm tỷ trọng ngang bằng nhau. Điều này chứng
tỏ, Sacombank đang có xu hướng phát triển đều cả ba sản phẩm này nhằm cân đối
và kết hợp với các các sản phẩm, dịch vụ khác như cho vay, bảo hiểm tỷ giá, lãi
suất tạo tiện ích cho khách hàng.
2.2. Những kết quả đạt được
 Góp phần phổ biến các sản phẩm phái sinh tiền tệ cho các khách hàng là
doanh nghiệp
Bằng việc cung cấp các giao dịch phái sinh cho khách hàng để thu về lợi
nhuận, Sacombank Việt Nam đã đưa các công cụ tài chính phái sinh lại gần hơn với
các doanh nghiệp Việt Nam. So với những ngày đầu mới du nhập vào Việt Nam,
23

hiện nay các công cụ phái sinh đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng hơn để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá. Trong đó, quyền chọn là một công cụ được ưa chuộng hơn kỳ
hạn. Tuy tỷ trọng mua bán kỳ hạn và quyền chọn với tổng giao dịch mua bán ngoại
tệ những năm gần đây gần như tăng không đáng kể, nhưng do tốc độ phát triển

nhanh chóng của các giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, có thể thấy, mức
độ sử dụng hai công cụ này đã tăng lên tương đối.
Là những tổ chức tiên phong trong việc sử dụng và kinh doanh các hợp đồng
phái sinh, Sacombank Việt Nam đã và đang làm tốt vai trò của mình, giúp các
doanh nghiệp biết cách sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro và kiếm lợi
cho chính mình.
 Phòng ngừa rủi ro cho chính Ngân hàng, doanh nghiệp, bình ổn nền kinh tế
Trong những năm khủng hoảng kinh tế trầm trọng như 2007, 2008, 2009, có
thể thấy các ngân hàng đứng trước những thách thức rất lớn về rủi ro lãi suất cũng
như tỉ giá. Nhờ sử dụng các loại công cụ phái sinh trên thị trường quốc tế, cũng như
cung cấp các dịch vụ phái sinh trong nước, Sacombank đã tự giúp cho bản thân
mình cũng như các doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro biến động không mong
muốn.
Sacombank Việt Nam cũng đã linh động tham gia vào hoạt động phái sinh
quốc tế để tự bảo hiểm rủi ro cho mình. Do các hoạt động phái sinh ở Việt Nam mới
dừng lại ở việc phòng ngừa rủi ro và kinh doanh lấy lãi, cho nên sẽ không gây ra
những hậu quả khủng hoảng như nền kinh tế Mỹ. Bằng việc cung cấp các công cụ
tự phòng ngừa cho mình và cho doanh nghiệp, Sacombank đã bắt đầu phát huy vai
trò của công cụ phái sinh, giúp bình ổn, bảo vệ nền kinh tế.
 Tạo sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng
Sacombank đã, đang và sẽ học hỏi ở nhau để cung ứng các loại hình dịch vụ
thích hợp, tăng tính cạnh tranh cho riêng mình. Các hoạt động của Sacombank
không còn đơn thuần xoay quanh hai nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và tín
dụng nữa, giờ đây có thêm các hoạt động xung quanh nghiệp vụ phái sinh trong
ngân hàng sẽ tạo ra sự đa dạng và hài hòa về sản phẩm, dịch vụ.
24

2.3. Những hạn chế còn tồn tại khi phát triển các sản phẩm phái sinh tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)
Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và

triển khai các SPPS tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát
triển các sản phẩm này tại Việt Nam. Một số hạn chế về sự phát triển các SPPS tiền
tệ tại Sacombank Việt Namtrong thời gian qua như:
Thứ nhất, đối tượng tham gia thị trường các SPPS là rất ít. Hoạt động phòng
ngừa rủi ro thông qua các SPPS chỉ có thể được tiến hành một cách sôi động khi có
nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với sự đa dạng về nhu cầu. Các ngân hàng sẽ
là những trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc
thương mại và thị trường. Trên thực tế, những giao dịch kỳ hạn hay quyền chọn về
ngoại hối (USD - VND) được hực hiện trên thị trường lâu nay thường chỉ là những
giao dịch “lách luật” để thực hiện mua bán USD theo tỷ giá vượt trần quy định của
NHNN mà thực chất chưa phải là những giao dịch phái sinh hoặc nếu có thì cũng
chỉ là giao dịch một vế giữa ngân hàng - người bán và ngân hàng - người mua mà
không có vế ngược lại, và khi đó ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro trạng thái ngoại hối
mở (open position) mà không thực hiện giao dịch ngược vế với chủ thể khác để cân
bằng trạng thái. Những giao dịch như vậy thường là các khách hàng bị thiệt thòi,
bởi giá của giao dịch thường rất cao nên khối lượng giao dịch thực là rất hạn chế.
Thứ hai, các giao dịch mua bán ngoại tệ tại Sacombank chủ yếu là giao dịch
giao ngay. Quy mô các hợp đồng phái sinh vẫn còn nhỏ, chưa thực sự đủ lớn để
mang lại doanh thu cao cho Ngân hàng. Thực tế là các giao dịch giao ngay vẫn đang
đóng vai trò chủ đạo trong tổng số giao dịch của các doanh nghiệp và giữa doanh
nghiệp với Ngân hàng.
Thứ ba, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại Sacombank
vẫn chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối
với khách hàng, vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn.
Thứ tư, các sản phẩm phái sinh vẫn chưa xuất hiện đầy đủ tại Sacombank.
Trên thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa, sản phẩm giao dịch hoán đổi vẫn chưa

×