Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP chuyên ngành kế toán CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 90 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ
THANH HÓA
GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ
LÊ THỊ HỒNG SƠN
NHÓM SV THỰC HIỆN: 10
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ
1 LẠI THỊ HÒA 11015033 DHKT7ATH NT
2 HOÀNG THỊ ANH 11014703 DHKT7ATH
3 VŨ HOÀNG SƠN 11029223 DHKT7ATH
4 ĐÀO VĂN LÂM 11009843 DHKT7ATH
THANH HÓA, THÁNG 04 NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng trên giảng đường là những năm tháng vô cùng quý báu và
quan trọng đối với mỗi sinh viên nói chung cũng như đối với chúng em nói riêng.
Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin
bước vào đời. Kỳ thực tập vừa qua cũng chính là những bước đi cuối trên con
đường học tập, để đạt được những bước đi này và có được kết quả tốt đẹp như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Công nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là cô Lê Thị Hồng Hà và cô Lê Thị
Hồng Sơn đã hướng dẫn chúng em hoàn thành báo cáo thực tập này với tất cả tinh
thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành.
Em xin giử lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong phòng kế toán – tài
chính của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hoá đã tận tình truyền


đạt những kinh nghiệm thực tế, tạo điều kiện cho chúng em vận dụng những kiến
thức mà mình đã học vào cọ xát, thâm nhập thực tế để có thể củng cố mở rộng hiểu
biết của mình. Đặc biệt là đã cung cấp tài liệu để chúng em hoàn thành tốt báo cáo
thực tập này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với gia đình, nhất là
bố mẹ là người luôn bên cạnh và hỗ trợ hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần cho
chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT
(Của đơn vị thực tập)




































NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)




































NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)




































DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH MTV THUỐC LÁ THANH HÓA
1 Giới thiệu chung:
TÊN CÔNG TY :
- Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THANH HÓA
- Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HÓA
- Tên giao dịch tiếng Anh : THANH HOA TOBACCO COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt : VINATABA THANH HÓA
TRỤ SỞ CHÍNH :
- Đò Lèn, Thị trấn Hà Trung – Thanh Hóa
- Điện thoại: (84) 37 624 448
- Fax: (84) 37 624 444
- Email:
- Website:
VỐN ĐIỀU LỆ:
79.708.000.000đồng (bảy mươi chín tỷ bảy trăm lẻ tám triệu đồng )
NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH :
- Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu;
- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuốc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT : Ông Lê Xuân Khải - Giám đốc
CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY : TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công Ty Thuốc Lá Thanh Hoá là một Doanh nghiệp Nhà nước - đơn vị thành viên
của Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam. Nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh thuốc
lá điếu. Ngoài ra Công ty còn tổ chức sản xuất phụ liệu (SX cây đầu lọc và in) phục vụ

cho sản xuất chính. Trải qua hơn 40 năm thành lập và sản xuất kinh doanh. Công ty đã
không ngừng phát triển về mọi mặt.
Công Ty Thuốc Lá Thanh hoá tiền thân là Nhà máy Thuốc lá Cẩm Lệ trực thuộc Sở
Công nghiệp Thanh Hoá được Thành lập ngày 12 tháng 6 năm 1966 tại xã Vĩnh Hoà,
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây là vùng nguyên liệu lá thuốc tập trung
chính của tỉnh Thanh Hoá lại cách xa các trung tâm trong tỉnh nên việc xây dựng Nhà
máy tại đây là phù hợp với giai đoạn lịch sử của đất nước ta đang phải đương đầu với
cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt của đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ chính của Nhà máy lúc
này là tập trung sản xuất thuốc lá bao các loại phục vụ cho tiêu dùng của nhân dân. Cơ
sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy lúc bấy giờ rất nghèo nàn lạc hậu, nhà xưởng là các
lán tranh , thiết bị chỉ có một máy thái và hai máy cuốn cũ của Tiệp Khắc do Nhà máy
Thuốc lá Thăng Long san xẻ, còn lại là làm thủ công. Sản lượng mỗi năm chỉ trong
khoảng 10 đến 12 triệu bao thuốc lá không đầu lọc.
Năm 1978 Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá Quyết định cho Nhà máy di chuyển về
Đò Lèn huyện Hà Trung, ngày 15 tháng 7 năm 1978 khởi công xây dựng tại Đò Lèn.
Chỉ sau hơn một năm xây dựng công trình đã hoàn thành và đưa vào sản xuất. Tại đây
Nhà máy có thêm điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với tất cả các khách
hàng và bè bạn gần xa bằng ba tuyến đường giao thông là đường sông, đường bộ,
đường sắt. Cũng chính từ nơi đây Thị trấn Đò lèn này đã chắp cánh cho Nhà máy bay
cao, bay xa và đã có thời kỳ ta tự hào rằng Thuốc lá Bông sen đỏ Việt nam đã xuất
khẩu sang hầu hết các nước thuộc khu vực I, trong những năm tháng của thập kỷ 80 và
đã được khách hàng ở đây chấp nhận mến mộ. Nếu thời kỳ năm 1980 -1985 ai đã một
lần sang du học hoặc công tác tại Liên xô (cũ ) hẳn đều biết và tự hào cho công nghiệp
nước nhà trước việc sản phẩm Thuốc lá Bông sen đỏ Việt nam tràn ngập thị trường
Mascơva và hàng ngàn người dân Nga mong muốn được mua để được thưởng thức
hương vị ngọt ngào và đậm đà hương sen của khói Thuốc lá Bông sen đỏ Việt Nam.
Bông sen đỏ thật đáng yêu làm sao nó là niềm tự hào về sản phẩm công nghiệp của
một dân tộc vừa thoát ra khỏi chiến tranh khốc liệt mà đi lên và nó cũng là niềm tự hào
và vẻ vang cho Nhà máy Thuốc lá Cẩm lệ và cũng từ đây sản phẩm Bông sen đỏ đã
góp phần đưa Nhà máy Thuốc lá Cẩm lệ lớn lên và trở thành Xí nghiệp Liên hiệp

Thuốc lá Thanh Hoá trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá với qui mô của Xí nghiệp Liên
hợp (XNLH) lớn hơn nhiều so với trước đó. Nó bao gồm bộ máy quản lý chung của
XNLH và ba XN trực thuộc là XN Chế biến thuốc lá chuyên sản xuất thuốc lá bao cho
XNLH, XN Cung ứng vật tư chuyên lo cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất, XN
Nguyên liệu thuốc lá có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu thuốc lá đầy đủ cho sản xuất
và hướng dẫn thâm canh cây thuốc lá cho bà con nông dân vùng nguyên liệu trong
tỉnh. XNLH đã trở thành cầu nối giữa người nông dân với XN, đã tạo nên khối liên
minh Công Nông vững chắc cho XN.
Thời kỳ này Nhà máy đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và là một trong những
Nhà máy thuốc lá có sản phẩm thuốc lá đầu lọc đầu tiên của miền Bắc, năng suất lao
động không ngừng được nâng lên. Sản lượng năm sau bao giờ cũng cao hơn năm
trước. Ví dụ năm 1980 sản lượng sản xuất là 20 triệu bao, năm 1985 sản xuất 54 triệu
bao, năm 1990 là 70 triệu bao.
Từ tháng 12 năm 1992 đến tháng 5 năm 1995 nhà máy đổi tên thành Công ty Thuốc
lá Thanh hoá, đây cũng là thời kỳ nhà máy gặp nhiều khó khăn nhất , trong cơ chế thị
trường có nhiều lúc tưởng như không trụ nổi của cơ chế thị trường lúc bấy giờ.
Nhưng với sự đoàn kết, và cần cù lao động sáng tạo trong sản xuất của toàn tập thể
CBCNV nhà máy và cũng chính từ khó khăn này nhà máy cũng đã tự khảng định
được là mình có đủ sức để tồn tại cạnh tranh và phát triển vững chắc trong nền kinh tế
thị trường này.
Một vinh dự lớn lao, một liên minh vững chắc cho nhà máy là ngày 08 tháng 12
năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 807 TTg về việc thành lập Nhà máy
Thuốc lá Thanh Hoá trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là một trong những
Tổng Công ty mạnh của Quốc gia. Gia nhập Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Nhà
máy có điều kiện cùng các Nhà máy khác trong Tổng Công ty phát triển cạnh tranh
lành mạnh và đã thu được nhiều thắng lợi trong SXKD.
Như vậy suốt hơn 40 năm qua Công ty đã không ngừng lớn mạnh và tự khẳng định
mình về mọi mặt, hoàn thành tốt các kế hoạch mà nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho.
Trước đây tại Công ty, hầu hết máy móc thiết bị là lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ
công bán cơ khí, trình độ công nhân và cán bộ chủ yếu là lao động phổ thông và một

số rất ít công nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ trung cấp, chỉ có 1 một cán bộ có trình
độ đại học. Điều kiện lao động nặng nhọc độc hại gây ảnh hưởng không ít đến sức
khỏe người lao động.
Ngày nay trong tình hình mới với sự phát triển chung của đất nước Công ty đã chú
ý đến xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc hiện đại, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại
học. Ngoài ra Công ty còn chú trọng đến việc xây dựng hệ thống y tế, nhà trẻ, mẫu
giáo để chăm lo sức khỏe và tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người lao động. Nhờ đó mà năng suất lao động không ngừng được nâng cao, đời sống
CBCNV ngày càng được cải thiện. Và điều quan trọng hơn cả đó chính là sản phẩm
của Công ty đã được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhanh. Sản lượng, doanh thu, lợi
nhuận, nộp ngân sách và tiền lương bình quân của Công ty hàng năm không ngừng
được nâng cao.
Cùng với sự không ngừng phát triển về quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu là
những thành tích mà Công ty đã liên tục nhận được bằng khen và huân chương LĐ:
- Được UBND tỉnh tặng bằng khen.
- Được Bộ Công nghiệp tặng bằng khen.
- Được Bộ Tài Chính tặng bằng khen.
- Được Chính phủ tặng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
Mạng lưới và thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty được lan rộng khắp các
tỉnh, thành trong các cả nước. Đặc biệt năm 2004 và năm 2005 Công ty còn mở rộng
thị trường xuất khẩu sang nhiều nước như: Lào, Trung Quốc, Mỹ và các nước thuộc
Châu Phi.
Theo quyết định số 265/QĐ- TLVN, ngày 19/07/2011của chủ tịch Hội Đồng
thành viên Tổng công ty Thuốc lá Việt nam. Theo chủ trương của thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp theo cơ chế Công ty mẹ- Công ty con, Nhà máy
Thuốc lá Thanh Hóa thuộc tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chuyển thành Công ty
TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.
3 Tình hình tổ chức
1 Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty

1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhiệm vụ SXKD của Công ty là tổ chức sản xuất và tiêu thụ các loại thuốc lá điếu
trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, sản xuất phụ liệu: in, đầu lọc phục vụ cho sản
xuất chính.
2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm ở Công ty Thuốc lá Thanh Hoá là quy trình
công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ
sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, nửa thành phẩm ở giai đoạn trước được chuyển sang
giai đoạn tiếp theo để tiếp tục chế biến, không bán nửa thành phẩm ra ngoài.
Có thể mô tả quy trình công nghệ chế biến của Công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất Thuốc lá
Để tiến hành sản xuất thuốc lá, trước hết thuốc lá được đưa vào ủ lên men tại
phân xưởng Lá Sợi sau đó gỡ lá bung cuộng rồi thái lá thành sợi, qua bộ phận sấy sợi,
phun hương liệu trực tiếp vào sợi bằng máy tự động cuối cùng tại PX Lá Sợi ta được
bán thành phẩm sợi thuốc lá và chuyển qua giai đoạn chế biến 2 là cuốn sợi thành điếu
và giai đoạn thứ 3 là đóng bao, kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm.
3 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Do quy trình công nghệ chế biến sản phẩm quyết định việc tổ chức sản xuất, do đó
Công ty Thuốc Lá Thanh Hoá tổ chức sản xuất theo phân xưởng. Toàn Công ty có ba
phân xưởng sản xuất chính và hai phân xưởng sản xuất phụ
 Phân xưởng sản xuất chính: có ba phân xưởng
+ Phân xưởng Sợi: Nhiệm vụ nhận lá thuốc (NL chính), lá được tiến hành các công
đoạn: phân cấp, lên men, làm ẩm, tách lá, phun gia liệu - thái thành sợi- phun hương
liệu -> thành sợi NTP chuyển sang tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau.
+ Phân xưởng Bao mềm : Nhận sợi (NTP) của Phân xưởng sợi chuyển sang
cùng với vật liệu phụ như: giấy cuốn, đầu lọc, sáp vàng tiến hành cuốn sợi thuốc lá
thành điếu thuốc lá sau đó chuyển thuốc lá điếu cho các bộ phận đóng bao tiến hành tổ
chức đóng điếu thành bao thuốc lá các loại. Các công đoạn sản xuất đều được kiểm tra
chất lượng, nếu đạt yêu cầu mới cho chuyển tiếp đến công đoạn tiếp theo và thành
phẩm được vận chuyển nhập kho.

+ Phân xưởng Bao cứng: Nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại thuốc lá bao cứng
như Vinataba, LoTus, BlueRiver, Bông Sen Silver, Valentine
 Phân xưởng phụ trợ, sản xuất phụ:
+ Phân xưởng in và sản xuất cây đầu lọc: Nhiệm vụ chuyên sản xuất cây đầu lọc
và in các loại nhãn bao thuốc lá trong Công ty.
+ Phân xưởng sửa chữa thiết bị thuốc lá: Chịu trách nhiệm cung cấp hơi nước
cho các phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ và sữa chữa, gia công
các chi tiết phụ tùng máy móc thiết bị trong toàn Công ty
Có thể mô việc việc tổ chức sản xuất của Nhà máy qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ về tổ chức sản xuất tại Công ty
4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sản xuất chính
SX phục vụ SX chính
PX Bao Mềm
PX Bao Cứng
PX Lá Sợi
SX phụ liệu
Sữa chữa và phục vụ
Sau khi được Chính phủ Quyết định là một thành viên trong Tổng Công ty Thuốc
Lá Việt Nam, Công ty Thuốc lá Thanh Hoá đã và đang củng cố hoàn thiện bộ máy
quản lý một cách tối ưu.
Với tư cách là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, Công ty Thuốc lá Thanh Hoá tổ
chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu.
Việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý trong công ty thuốc lá Thanh Hóa
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến tham mưu
Quan hệ chức năng
- Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty là người đứng đầu bộ máy quản
lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất các các hoạt động quản
lý và sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức quản
lý các hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong việc lập các kế hoạch
sản xuất, tài chính, giá thành ngắn hạn và dài hạn; Ký các hợp đồng thu mua
nguyên vật liệu, trực tiếp chỉ đạo sản xuất theo mệnh lệnh của Giám đốc
+ Phòng Kế toán – Tài chính : có nhiệm vụ Quản lý và sử dụng vốn có
hiệu quả. Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt
Nam và hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Phân tích hoạt động kinh tế:
nhằm tham mưu cho Giám đốc nắm bắt kịp thời tình hình SXKD và đề ra các
biện pháp quản lý kịp thời.
+ Phòng Thị trường: Nghiên cứu chiến lược phát triển của thị trường
nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, hoạch định các chiến lược phát
triển sản phẩm, đảm bảo thị phần của Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
+ Phòng Tiêu thụ: Kết hợp với phòng Thị trường tổ chức tiêu thụ sản
phẩm cho Công ty thông qua hệ thống đại lý của mình.
+ Phòng Kỹ thuật Cơ điện: có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ hệ thống
máy móc thiết bị trong Công ty. Theo dõi và chủ trì toàn bộ các công việc trung
tu, đại tu máy móc thiết bị.
+ Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công nghệ
sản xuất thuốc lá từ lá thuốc lá đến bao thuốc lá thành phẩm, có chức năng thiết
kế mẫu mã bao bì, tạo gu sản phẩm mới, tổ chức hút thử sản phẩm mới xử lý các
biến động về mặt công nghệ sản xuất.
+ Phòng Quản lý chất lượng: Có chức năng kiểm tra quản lý chất lượng toàn
bộ sản phẩm của Công ty, từ nguyên vật liệu mua vào đến thành phẩm nhập kho.
+ Phòng Tổ chức nhân sự: Làm công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền
lương, bảo vệ an toàn Công ty .
+ Phòng Hành chính: Làm công tác hành chính quản trị của Công ty
2 Đặc điểm công tác kế toán của công ty:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thành phòng Kế toán - Tài chính,
chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, là một bộ phận trong hệ

thống quản lý của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty cần phải được tổ chức
một cách khoa học và hợp lý với đặc điểm và quy mô hoạt động của SXKD, yêu
cầu về quản lý kinh tế của Công ty.
Về quản lý kinh tế của Công ty: số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở
từng khâu, từng bộ phận mà từ đó tiến hành lựa chọn hình thức công tác kế toán
và bố trí nhân viên cho phù
 Hiện nay phòng kế toán của Công ty có 09 đồng chí được bố trí tổ chức
như sau:
- Kế toán trưởng: Nguyễn Văn Xuân, là người trực tiếp quản lý và chỉ
đạo chung mọi hoạt động của công tác kế toán.
- Phó phòng kế toán: Lê Thị Hằng, Hoàng Ngọc Long, là kế toán tổng
hợp, tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, thực hiện xác định kết quả kinh
doanh và phân phối lợi nhuận.
- Kế toán vật tư: Lê Thị Hường, theo dõi và tổng hợp tình hình nhập,
xuất tồn kho của từng loại vật tư phục vụ cho sản xuất.
- Kế toán tiền mặt, tiền lương và BHXH: Lê Thị Nga, thu chi tiền mặt
và thanh toán các khoản liên quan. Hạch toán tiền lương, KPCĐ, BHYT và
BHXH, thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế toán tiền gửi và tiền vay ngân hàng: Hoàng Ngọc Long, có nhiệm
vụ giao dịch với ngân hàng theo dõi tiền gửi, tiền vay ngân hàng và tình hình
vốn, nhu cầu sử dụng vốn của công ty.
- Kế toán TSCĐ: Hoàng Ngọc Long, theo dõi quá trình tăng giảm TSCĐ,
tính khấu hao TSCĐ phân bổ và giá thành sản phẩm.
- Kế toán bán hàng: Ngô Thị Thắm, theo dõi thành phẩm, thực hiện kế
toán doanh thu và các khoản thu nhập, kế toán các khoản phải nộp cho NN.
- Thống kê tổng hợp: Lê Thị Hằng, công tác báo cáo thống kê theo chế
độ hiện hành.
- Kế toán công nợ: Trần Văn Kết, theo dõi công nợ với người bán, công
nợ tạm ứng, công nợ với người mua.
- Kế toán tồn kho phụ tùng và CCDC: Nguyễn Thị Hoan, theo dõi kho

phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Thủ quỹ: Bùi Thị Huyền, thực hiện công tác về quản lý tiền mặt tại quỹ
theo chế độ hiện hành.
Việc tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Thuốc Lá Thanh Hóa được thể hiện qua
sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.4: Bộ máy tổ chức kế toán ở Công ty thuốc lá Thanh Hóa
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến tham mưu
Quan hệ chức năng
* Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng
Hình thức sổ sách kế toán được Công ty áp dụng hiện nay là hình thức
Nhật Ký Chung. Sở dĩ Công ty áp dụng hình thức này là vì nó thuận tiện cho
việc áp dụng phần mềm vi tính Fast Accounting 2002 vào công tác kế toán, nó
dễ làm, dễ kiểm tra, hệ thống sổ sách kế toán gọn, đầy đủ
Tổ chức luân chuyển chứng từ bao gồm:
- Các chứng từ thực hiện thực mẫu hướng dẫn của Bộ tài chính như: Phiếu
thu, chi, phiếu nhập, xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, bảng chấm công
- Các chứng từ có tính chất bắt buộc được Công ty quản lý như: Hoá đơn
GTGT, phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ, giấy nộp tiền vào NSNN
Chứng từ kế toán trong Công ty được thực hiện luân chuyển theo sơ đồ sau
đây:

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ của công ty hiện nay
Ghi chú : Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
 Diễn giải trình tự ghi sổ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
CHỨNG TỪ GỐC
Các nhật ký

đặc biệt
NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng
tổng
hợp chi
tiết
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số
liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán
phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ
Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các Sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký
đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng
nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp tùng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào
các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp
vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng só phát sinh Nợ và Tổng phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung ( hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã
loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

 Tổ chức áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Căn cứ chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15 –
2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Căn cứ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Căn cứ hướng dẫn của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam về việc quy
định thống nhất áp dụng hệ thống tài khoản kế toán trong nội bộ Tổng Công ty
và đặc điểm cụ thể về tình hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất cũng như
những yêu cầu quản trị doanh nghiệp của Công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán được Kế toán trưởng Công ty tổ chức vận
dụng một cách linh hoạt với những tiểu khoản chi tiết và phù hợp để hạch toán
tất cả các nghiệp vụ phát sinh.
 Tổ chức công tác báo cáo kế toán
Các báo cáo kế toán của Công ty bao gồm: Báo cáo tài chính và Báo cáo
quản trị
- Các Báo Cáo Tài Chính
+ Nội dung báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Kỳ lập và nộp báo cáo: Các loại báo cáo này được lập và báo cáo theo
hàng quý theo quy định hiện hành
+ Nơi gửi BCTC: Cục Tài chính, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Cục
thống kê Thanh Hoá, Cục thuế Thanh Hoá và Sở Kế hoạch & Đầu tư Thanh
Hoá.
- Các Báo Cáo Quản Trị: Là các báo cáo được lập theo yêu cầu của Tổng
Công ty Thuốc Lá Việt Nam và yêu cầu quản trị doanh nghiệp của Công ty. Các
loại báo cáo này Công ty có thể lập hàng tháng, đột xuất nhưng thông thường
cũng được lập cùng với kỳ báo cáo tài chính và chỉ gửi cho Tổng Công ty
Thuốc lá Việt Nam và lưu hành nội bộ để phục vụ cho công tác quản trị doanh
nghiệp. Ví dụ như: báo cáo lãi lỗ từng mặt hàng, báo cáo giá thành đơn vị sản
phẩm, báo cáo tình hình vay vốn, báo cáo về tình hình thanh toán với Tổng
Công ty, báo cáo về công nợ, báo cáo tình hình tăng giảm nguồn vốn và

TSCĐ
Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại công ty:
STT Chứng từ STT Chứng từ
1 Phiếu thu 9 Hóa đơn GTGT
2 Phiếu chi 10 Bảng phân bổ NVL, CCDC
3 Giấy báo nợ 11 Thẻ TSCĐ
4 Giấy báo có 12 Biên bản giao nhận TSCĐ
5 Giấy đề nghị tạm ứng 13 Biên bản bàn giao TSCĐ
6 Giấy thanh toán tạm ứng 14 Biên bản thanh lý TSCĐ
7 Phiếu nhập kho 15 Bảng chấm công
8 Phiếu xuất kho 16 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

×