Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thuyết trình môn thương mại điện tử: Dịch vụ công trực tuyến (bản word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.42 KB, 26 trang )

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
I. Khái quát về dich vụ công trực tuyến.
1. Các khái niệm dịch vụ công trực tuyến.
Dịch vụ hành chính công là: những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp
luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp
được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ
có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Dịch vụ công trực tuyến là: dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan
nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin
về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép
người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ
sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép
người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp
dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện
trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện
trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép
người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có
thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
2. Dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách
hành chính, triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Nếu như trước năm 2000, số dịch
vụ hành chính công trực tuyến cung cấp trên mạng tại Việt Nam hầu như chưa có, thì đến
tháng 12/2009 đã có 263 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (mức độ cho phép các mẫu
đơn, hồ sơ được điền và gửi trực tuyến), số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến
mức độ 1 và mức độ 2 được cung cấp ngày càng lớn. Riêng đối với dịch vụ công mức độ
4 thì hiện vẫn còn rất hạn chế. Từ tháng 2/2010, TP.HCM đã trở thành địa phương đầu


1|TMĐT
tiên cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 (mức cao nhất của hệ thống Chính phủ điện
tử) cho phép cấp phép họp báo, hội thảo, hội nghị có yếu tố nước ngoài trên trang tin điện
tử của Sở TT&TT tại địa chỉ www.ict-hcm.gov.vn.
Với hạ tầng đã được xác lập đến nay thì trong thời gian tới, việc tăng tốc chuyển đổi
các dịch vụ hành chính thủ công thành dịch vụ điện tử sẽ có điều kiện phát triển nhanh
hơn nhiều so với giai đoạn vừa qua.
Từ nay đến năm 2015, theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ cung cấp tối thiểu
30 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên tới người dân và doanh nghiệp, với số lượng
giao dịch cao và diện rộng.
Phần lớn doanh nghiệp và người dân đã có sự tiếp nhận, hưởng ứng tích cực khi biết
ngành Tài chính cung cấp các dịch vụ công điện tử, nhất là trong hai lĩnh vực Thuế, Hải
quan. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thí điểm, đã xuất hiện một số bất cập. Ví dụ
như về tốc độ xử lý, độ phức tạp, mức độ thân thiện, dễ sử dụng… Riêng về dịch vụ
chứng thực chữ ký số, Bộ Tài chính đang xem xét để có thể mở rộng hợp tác với nhiều
nhà cung cấp, tạo thêm nhiều lựa chọn hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Một số dịch vụ công trực tuyến ở nước ta:
- Thủ tục hải quan điện tử
- Đấu thầu điện tử
- Cung cấp chứng nhận xuất xứ điện tử
- Hệ thống khai thuế điện tử
- Cấp giấy phép nhập khẩu tự động
2.1. Thủ tục hải quan điện tử
2|TMĐT
Cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010 theo Quyết định 456 của
Bộ trưỏng Bộ Tài chính, Ngành Hải quan đã chính thức mở rộng thí điểm thủ tục hải
quan điện tử (TTHQĐT) từ ngày 15/12/2009
- Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các dự án đầu

• Đối với người khai hải quan

Bước 1 - Đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế. Thủ
tục đăng ký danh mục tương tự như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh
nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ và xuất trình khi hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ
giấy. Hồ sơ giấy gồm:
- Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án được miễn thuế: 02
bản;
- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: nộp 01 bản sao, xuất trình bản
chính;
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật: 01 bản chính;
Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế do doanh nghiệp tự kê
khai theo đúng quy định về hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nêu
tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
3|TMĐT
22/9/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này, phù hợp
với Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự
án đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về danh mục này
Bước 2 - Nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định. Thủ tục hải quan thực hiện tương tự
như thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán.
• Đối với cơ quan hải quan
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra việc đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố
định.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định
Thủ tục hải quan thực hiện tương tự như thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo
hợp đồng mua bán. Ngoài ra cơ quan hải quan phải thực hiện thêm như sau:
- Căn cứ thông tin khai; hồ sơ của doanh nghiệp doanh nghiệp nộp/xuất trình, đối
chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng lô hàng nhập
khẩu;
- Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục phải kiểm tra, theo dõi và xác nhận vào
phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp

làm thủ tục hải quan tại nơi khác).
- Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên Danh mục, Chi cục Hải quan điện tử nơi
làm thủ tục lần cuối cùng tổng hợp lượng hàng mà doanh nghiệp đã nhập khẩu
theo Danh mục, in và xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải
cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác);
- Cách thức thực hiện:
Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng qua C-VAN
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
 Danh mục, số lượng nguyên liệu nhập khẩu trong một năm;
 Giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
 Văn bản cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu
đúng mục đích được miễn thuế theo quy định pháp luật
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
4|TMĐT
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải
quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều
19 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa (tính từ thời điểm người khai
hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh
tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
 Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng
hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
 Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa
mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì
thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
 Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử
 Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu
có):
 Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục hải quan điện tử
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt việc thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các dự án đầu tư
- Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai (theo Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày
09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a): Tờ
khai hàng hoá xuất, nhập khẩu: Mẫu tờ khai 1, Phụ lục VIII, Quyết định
52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục
Hải quan điện tử
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
 Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001
 Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.
 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điển tử trong
lĩnh vực tài chính
5|TMĐT
 Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Về việc thực hiện thí
điểm thủ tục hải quan điện tử
 Quyết định số 52/2007/QĐ/BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy
định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
 Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành

quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh
vực Hải quan.
*Hải quan điện tử:

2.2. Dịch vụ đấu thầu điện tử
a. Khái niệm, chức năng và hình thức đấu thầu qua mạng:
 Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu điện tử, là quá trình sử dụng hệ thống
mạng công nghệ thông tin (internet) và các thiết bị điện toán để thực hiện lựa chọn
nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
 Hệ thống đấu thầu qua mạng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hệ thống) bao gồm hệ
thống máy chủ, các thiết bị điện toán (phần cứng) và các chương trình ứng dụng
công nghệ thông tin được cài đặt trên máy chủ (phần mềm) đặt tại địa chỉ
để thực hiện đấu thầu qua mạng.
 Cơ quan vận hành Hệ thống là Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 Chức năng:
 Đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu.
 Nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu
 Đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu
b. Hình thức đấu thầu:
Người sử dụng hệ thống có thể lựa chọn các hình thức:
 Đấu thầu rộng rãi
 Đấu thầu hạn chế
 Chào hàng cạnh tranh
6|TMĐT
 Chỉ định thầu.
c. Thực trạng:
- Thế giới: đấu thầu qua mạng đã trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia.
Báo cáo của các nước đã triển khai đấu thầu qua mạng cũng cho thấy công tác này
có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3 - 20% giá trị đấu thầu mua sắm, tính trung bình
là 10%.

- Ở Việt Nam: hệ thống đấu thầu điện tử được tiến hành theo 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1 (2009-2011): Xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử bằng cách
đưa công nghệ đã triển khai thành công tại các nước có hệ thống đấu thầu
qua mạng phát triển vào thử nghiệm, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiếp
thu chuyển giao công nghệ và từ đó phát triển hoàn thiện thêm. Mục tiêu
cho giai đoạn này là: Hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống đấu thầu qua mạng;
Xây dựng khung pháp lý thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng; tuyên
truyền nâng cao nhận thức, đào tạo, tổ chức vận hành và thực hiện thí điểm
đấu thầu qua mạng.
• Giai đoạn 2 (2010-2015): Mở rộng hệ thống đã xây dựng, hoàn thiện bổ
sung các chức năng hệ thống đã phát triển, gồm: mua sắm điện tử, hợp
đồng điện tử, thanh toán điện tử và từng bước áp dụng với các đơn vị có
chức năng mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước.
 Sáng ngày 29/12/2011, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị
tổng kết 3 năm thí điểm Đấu thầu qua mạng (2009-2011)
o Năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự trợ giúp của Chính phủ Hàn
Quốc mà đại diện là Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã
tiến hành xây dựng Hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm tại địa chỉ
dựa trên Hệ thống mua sắm chính phủ
điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều
kiện thực tiễn của Việt Nam.
o Trong 3 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan
liên quan hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng tại UBND
TP Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam, và các cơ quan có nhu cầu.
7|TMĐT
o Tính tới thời điểm cuối năm 2011, 3 cơ quan thí điểm thí điểm và các
đơn vị khác trong cả nước đã thực hiện thành công 55 gói thầu điện tử,
700 kế hoạch đấu thầu và hơn 20.000 thông báo mời thầu. Trong đó
toàn bộ các hoạt động như đăng tải thông báo mời thầu, kế hoạch đấu

thầu, mở thầu, thông báo kết quả đánh giá…đều được thực hiện trên hệ
thống. hiện, số lượng người dùng đăng ký sử dụng Hệ thống đã lên tới
hơn 1600 bên mời thầu và hơn 400 nhà thầu.
2.2.3 Ưu điểm:
- Theo kinh nghiệm quốc tế, đấu thầu qua mạng có thể giúp tiết kiệm chi phí từ
3% đến 20% giá trị đấu thầu mua sắm. Tại Việt Nam, tổng giá trị các gói thầu
thực hiện theo Luật Đấu thầu hàng năm khoảng 20% GDP (tương đương hơn
20 tỷ USD). Nếu triển khai đấu thầu qua mạng cho 100% các gói thầu thì có
thể tiết kiệm hàng tỷ đô la cho ngân sách nhà nước.
- Đấu thầu qua mạng làm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin trong
hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, nếu những hạn chế trên không được khắc phục
trong thời gian tới thì chắc chắn giai đoạn 2 của đấu thầu điện tử là mở rộng
Hệ thống theo hình thức hợp tác công tư PPP sẽ gặp vô vàn khó khăn trong quá
trình triển khai.
2.2.4 Hạn chế:
- Trình độ CNTT và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia chưa đồng đều,
cộng với sự phức tạp của công nghệ hạ tầng khóa công khai (PKI) dẫn đến nhu
cầu đào tạo, hỗ trợ rất lớn… từ đó, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ đủ mạnh để
đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi mở rộng phạm vi áp dụng đấu thầu qua mạng.
- Sự chưa đồng bộ của hệ thống chính phủ điện tử tại Việt Nam đã khiến khả
năng kết nối dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống chính phủ điện tử còn hạn
chế, khiến một số chức năng như kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua
mạng, chưa thể thực hiện trực tuyến mà phải thực hiện trực tiếp theo cách
truyền thống.
- Một khó khăn nữa vẫn thiên về công nghệ đó là trong giai đoạn phát triển hệ
thống của Việt Nam lúc bấy giờ chưa có một đơn vị cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số công cộng nào được triển khai. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã chủ động tiếp nhận công nghệ hạ tầng khóa công khai từ Hàn quốc và trực
8|TMĐT
tiếp quản lý việc cấp phát thí điểm chứng thư số cho các đối tượng tham gia

đấu thầu qua mạng.
- Theo đánh giá của đại diện KOICA tại Việt Nam, đấu thầu điện tử là một sự
thay đổi lớn từ công tác đấu thầu truyền thống sang hình thức online. Chính vì
thế đòi hỏi phải có thời gian thích nghi, KOICA cũng từng gặp khó khăn khi áp
dụng hình thức đấu thầu mới này.
*Hình ảnh
Hệ thống đầu tư điện tử trực thuộc bộ kế hoạch và đầu tư:
9|TMĐT
Đấu thầu giảm thiểu chi phí cho các nhà đầu tư
2.3. Dịch vụ thuế điện tử.
a. Giới thiệu.
Hệ thống khai thuế qua mạng được thí điểm theo Quyết định số 1380/QĐ-BTC ngày
29/7/2009 của Bộ Tài Chính
Đến giữa 2010 có 1496 doanh nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố: thủ đô Hà Nội, thành phố
HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc sử dụng DV kê khai thuế qua mạng.
Đến 8/2010 nhận được 28.842 tờ khai
Cuối năm 2010, triển khai mở rộng tại hơn 19 tỉnh, thành phố. Nhận được gần 90.000
tờ khai
b. Các dịch vụ công trực tuyến về thuế
10|TMĐT
Giao dịch điện tử trong đăng ký thuế (không áp dụng đối với trường hợp đăng ký thuế
theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)
Giao dịch điện tử trong khai thuế
Giao dịch điện tử trong nộp thuế.
Thủ tục cấp, tạm đình chỉ, thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia
tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia
tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
2.4. Hệ thống cung cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys)
Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) của Bộ Công Thương là dịch

vcông mức độ 4 đầu tiên trong lĩnh vực thương mại được triển khai tại Việt Nam. Về cơ
bản, eCoSys đảm nhiệm việc quản lý điện tử các chứng nhận xuất xứ đã cấp, thực hiện
cấp chứng nhận xuất xứ điện tử cho các doanh nghiệp có nhu cầu, giúp các doanh nghiệp
tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm bớt thủ tục gây phiền hà. Hệ thống eCosys được triển
khai trên nền Internet (web-based), không yêu cầu phải cài đặt phần mềm chuyên biệt ở
phía người sử dụng, nên rất thuận tiện cho doanh nghiệp khi triển khai. Mặc dù thực hiện
trên môi trường Internet nhưng tính an toàn của giao dịch vẫn được đảm bảo do dữ liệu
được mã hóa bằng công nghệ chữ ký số trước khi truyền đi.
11|TMĐT
Tính đến cuối năm 2011, hơn 7.000 doanh nghiệp đã tham gia Hệ thống eCoSys,
trong đó trên 2.000 doanh nghiệp thực hiện khai báo thường xuyên. Số CO được cấp
trung bình mỗi ngày đạt 600 bộ, với sự tham gia của 18 phòng quản lý xuất nhập khẩu,
37 Ban quản lý Khu Công nghiệp/ Khu chế xuất, và 9 tổ chức cấp C/O thuộc VCCI. Đến
nay, tổng số CO điện tử khai báo qua mạng đạt trên 700.000 bộ.
Quy trình khai báo eCoSys
I. QUY TRÌNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Bước 1: Đăng nhập
Doanh nghiệp đề nghị cấp CO đăng nhập vào Hệ thống eCoSys thông qua tài khoản của
mình tại địa chỉ
Bước 2: Doanh nghiệp điền Form CO
Doanh nghiệp khai các thông tin CO trên Hệ thống eCoSys (tương tự như điền Form CO
trên giấy).
Bước 3: Doanh nghiệp ký điện tử cho CO
Lãnh đạo hoặc cán bộ của doanh nghiệp được quyền ký CO dùng thẻ có chữ ký điện tử
MOIT-CA do Bộ Công Thương cấp để ký các CO đã khai. Ngay sau khi CO được ký
điện tử, Phòng Quản lý XNK sẽ nhìn thấy CO doanh nghiệp đề nghị cấp.
II. QUY TRÌNH ĐỐI VỚI CÁC PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU
Bước 1: Tiếp nhận CO do doanh nghiệp gửi tới
Chuyên viên thuộc các Phòng Quản lý XNK đăng nhập vào Hệ thống tại địa chỉ:
để nhận và kiểm tra CO do doanh nghiệp gửi tới.

Bước 2: Chuyên viên ký điện tử và chuyển Lãnh đạo Phòng
Nếu CO của doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu thì chuyên viên ký duyệt CO để gửi lên
Lãnh đạo Phòng.
Bước 3: Lãnh đạo ký cấp số và ký điện tử cho CO
Ngay sau khi Chuyên viên ký điện tử cho CO, Lãnh đạo Phòng sẽ theo dõi được CO do
chuyên viên gửi lên. Lãnh đạo Phòng kiểm tra CO một lần nữa, nếu mọi tiêu chí đều phù
hợp sẽ ký duyệt CO bằng chữ ký điện tử của mình.
12|TMĐT
Bước 4: Doanh nghiệp đề nghị cấp CO giấy
Khi CO điện tử đã được duyệt và cấp qua Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp vào Hệ thống
để in ra theo mẫu và mang đến Phòng Quản lý XNK đề nghị cấp CO giấy như thông
thường. CO giấy sẽ được cấp ngay sau khi doanh nghiệp nộp tại Phòng Quản lý XNK.
2.5. Hệ thống cấp giấy phép nhập khẩu tự động
Hệ thống cấp phép nhập khẩu tự động được Bộ Công Thương bắt đầu triển khai từ năm
2008. Doanh nghiệp và các đơn vị quản lý cấp phép nhập khẩu tự động có thể thực hiện
các giao dịch đăng ký, nộp hồ sơ và cấp phép trên môi trường trực tuyến tại địa chỉ
www.nhapkhau.gov.vn. Thông qua hệ thống, doanh nghiệp được cung cấp thông tin đầy
đủ về quy trình, thủ tục đề nghị cấp phép, đồng thời có thể theo dõi tình trạng hồ sơ của
mình, Vụ Xuất nhập khẩu có số liệu nhanh chóng, cập nhật về số lượng, chủng loại, giá
trị hàng hóa nhập khẩu, phục vụ tốt công tác điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hệ thống đã triển khai trực tuyến ở mức độ 3 có toàn bộ các doanh nghiệp nhập khẩu
thép. Các doanh nghiệp nhập khẩu thép có thể trực tiếp in hồ sơ từ mạng internet và
theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ qua mạng. Hiện nay, Hệ thống đã có 656 doanh nghiệp
nhập khẩu tham gia.
3. Các văn bản pháp luật có liên quan điến chính phủ điện tử
1. Các văn bản pháp luật liên quan
 Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, chương 5 có các điều
39,40,41,42,43 có quy định về các hoạt động giao dịch điện tử của các cơ quan
nhà nước. Trong phần này Luật quy định các loại hình, nguyên tắc, an toàn, trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước cũng như trách nhiệm của cá nhân, tập thể với

NN
Điều 39. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
Điều 40. Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
Điều 41. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước
Điều 42. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử
bị lỗi
Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan
nhà nước
13|TMĐT
Các văn bản quy phạm luật giao dịch điện tử liên quan đến dịch vụ công là:
Số/Ký hiệu
Ngày ban
hành
Trích yếu
209/2010/TT-
BTC
20/12/2010
Quy định giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ
Kho bạc Nhà nước
180/2010/TT-
BTC
10/11/2010 Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
1/2008/QĐ-
BTC
04/01/2008
Ban hành Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ
giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải
quan
 Luật CNTT của QH số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006
Điều 24. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ

quan nhà nước
Điều 25. điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước
Điều 26. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước
Điều 27. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
Điều 28. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh
toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại
Việt Nam.
 Nghị định 64/2007/NÐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ
quan nhà nước
 Ngày 26/10/2009, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Việt Nam đã
chính thức ra mắt trên mạng Internet tại địa chỉ .
Sự kiện này đánh dấu sự tuân thủ Quyết định số 1699/QĐ-TTg về thiết lập Cơ sở
dữ liệu quốc gia về thủ hành chính được Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành ngày
20/10/2009. Lần đầu tiên, Việt Nam đã tập hợp, xây dựng được bộ Cơ sở dữ liệu
quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng tại bốn cấp chính quyền với hơn 5.700 thủ
tục hành chính, trên 9.000 văn bản quy định và trên 100.000 biểu mẫu thống kê
14|TMĐT
thủ tục hành chính. Mục tiêu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là
cung cấp một địa chỉ duy nhất để người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu, tìm
hiểu về mọi thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành và
các cơ quan chức năng thuộc các địa phương trên cả nước. Với kết quả này, người
dân, doanh nghiệp và toàn xã hội đã có một công cụ thông tin quan trọng, hữu ích,
minh bạch để tiếp cận với nền hành chính quốc gia, giảm thiểu thời gian và chi phí
trong các hoạt động kinh doanh và đời sống hàng ngày. Việc công khai, minh bạch
các thủ tục hành chính là một thành công lớn. Tuy nhiên, việc làm có ý nghĩa sâu
sắc hơn là rà soát các thủ tục hành chính hiện có nhằm phát hiện những thủ tục
không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp để tiến hành loại bỏ, đơn giản

hóa theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm chi phí và rủi ro cho người dân và
doanh nghiệp.
 Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công
trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà
nước.
2. Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011- 2015
Theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký ban
hành, Chương trình quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2011 – 2015 dự kiến sẽ đầu tư 1.700 tỷ đồng dành cho các dự án, nhiệm vụ có
quy mô quốc gia từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Mục tiêu của Chương trình đến năm 2015 là xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt
động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi
phí hoạt động; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng
cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch
hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trong tầm nhìn đến năm 2020, mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước
sẽ tạo lập được môi trường mạng rộng khắp, phục vụ đa số các hoạt động của các cơ
quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi
trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Hầu hết các dịch
vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người
dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
15|TMĐT
Về phát triển hạ tầng kỹ thuật, Chương trình sẽ chú trọng phát triển Mạng truyền số
liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có
của các doanh nghiệp viễn thông, kết nối tới cấp đơn vị trực thuộc các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống chính trị, tới cấp
xã, phường trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển các hệ thống

thông tin và cơ sở dữ liệu lớn như quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc tới cơ quan
nhà nước các cấp, bảo đảm an toàn, an ninh, tính pháp lý của văn bản trao đổi; hệ thống
thư điện tử quốc gia; giao ban điện tử đa phương tiện giữa Thủ tướng Chính phủ với các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương…
Việc ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước sẽ nâng cấp, hoàn thiện hệ thống
thông tin quản lý văn bản và điều hành của các cấp; phát triển hệ thống quản lý thông tin
tổng thể; xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong các hoạt động
nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan; nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống
ứng dụng công nghệ thông tin khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả hơn, mở
rộng kết nối.
Đến 2015 sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Cho phép người sử
dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và được thông
báo tình trạng xử lý các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước qua mạng. Cung
cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh
nghiệp. Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ
Ngày 15/2/2012, liên Bộ: Tài chính – Kế hoạch và Đầu tư – Thông tin và Truyền
thông ban hành Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHDT-BTTTT hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước. Thông tư số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT có
hiệu lực từ ngày 1/4/2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 43/TTLT-BTC-BTTTT ngày
26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Phương hướng, đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế
giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp
quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung
cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận
16|TMĐT
kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các

doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh
doanh. Như vậy, có thể nói hoạt động ứng dụng CNTT-TT là thành tố quan trọng trong
việc đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT. Mặt khác, đây cũng là nhiệm
vụ liên quan mật thiết đến việc triển khai các nhiệm vụ khác trong Đề án. Cụ thể, để phát
triển ứng dụng CNTT-TT cần phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập thông tin, mặt khác
đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT lại tạo điều kiện, thị trường cho công nghiệp CNTT phát
triển.
4. Thành tựu dịch vụ công trực tuyến Việt Nam
1. Thành tựu
Năm 2012 tiếp tục đánh dấu sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động hành chính cũng như xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam. Điều này được thể
hiện qua các con số khá ấn tượng như 96,6% các bộ ngành có website riêng, 100% các
tỉnh thành phố có cổng thông tin điện tử, 83.6% các thông tin chỉ đạo ban hành được đưa
lên mạng (theo báo cáo của IDG về chính phủ điện tử 2012).
Việc đánh giá xếp hạng dựa trên các chỉ số chính như sự sẵn sàng điện tử, đánh giá
web, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở và sự tham gia điện tử. Sự phát triển về chính phủ
điện tử này cũng được minh chứng bằng số lượng máy tính trang bị tại các công sở, số
công chức được đào tạo bài bản về ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ cải
cách hành chính tăng lên theo cấp số nhân qua từng năm. Cụ thể, 70% bộ ngành có
website riêng, 80% cơ quan hành chính có trang tin điện tử, trên 60% cơ quan nhà nước
cấp tỉnh có mạng LAN, trên 90% có Internet…
Báo cáo xếp hạng của Liên Hợp quốc năm 2010 cho thấy Việt Nam đã leo lên từ vị trí
thứ 126 năm 2006 lên vị trí 90 năm 2010, đứng thứ sáu trong tổng số 10 nước Đông Nam
Á. Còn xếp hạng mới nhất của Liên Hợp quốc, Việt Nam leo lên từ vị trí 90 năm 2010 lên
vị trí 83 năm 2012, đứng thứ 4 trên 11 quốc gia Đông Nam Áchỉ sau Singapore,
Malaysia, và Brunei.
Theo đánh giá, phần lớn các chỉ số đánh giá của Việt Nam đều đạt cao hơn so với mức
trung bình của thế giới cũng như trong khu vực, nổi bật là chỉ số về cơ sở hạ tầng, nguồn
lực con người hay chỉ số chính phủ điện tử.
Số lượng và chất lượng dịch vụ công trên mạng ngày càng tăng:

Hoạt động ứng dụng CNTT đã từ chuyển mức tin học hóa hoạt động hành chính là chủ
yếu sang việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ ngày càng cao:Theo sách Trắng
Việt Nam, trong năm 2011, 94.000 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 1 -
17|TMĐT
2, 775 dịch vụ được cung cấp ở mức độ 3 và một vài dịch vụ đã được cung cấp ở mức độ
4 - mức cao nhất của hệ thống Chính phủ điện tử, quy trình thủ tục một cửa đạt tỷ lệ 87%.
nguồn: Báo cáo Hội nghị Quốc gia về Chính phủ điện tử lần thứ 10 – 2012
link: />5. Xếp hạng chính phủ điện tử của Việt Nam và các địa phương trong nước
1. Xếp hạng chính phủ điện tử của Việt Nam so với thế giới
Theo kết quả đánh giá khảo sát chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 2012, Việt
Nam xếp vị trí thứ 83 trên tổng số 190 quốc gia được thực hiện đánh giá, tăng 7 bậc so
với năm 2010 (Báo cáo kết quả đánh giá Chính phủ điện tử cho con người của Liên Hợp
quốc được hoàn thành vào tháng 12 năm 2011 và được công bố chính thức vào ngày 28
tháng 02 năm 2012)
Đối với các nước thuộc khu vực ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trên tổng số 11
quốc gia thuộc khu vực khối ASEAN (tiến thêm 3 bậc: năm 2010 thì Việt Nam đứng thứ
6 sau Singapore, Malaysia, Brunei, Thailand và Philippines.)
Bảng xếp hạng chính phủ điện tử các nước thuộc khu vực khối ASEAN
TT Quốc gia
Xếp hạng năm
2010
Xếp hạng năm
2012
1 Singapore 11 10
2 Malaysia 32 40
3 Brunei Darussalam 68 54
4 Viet Nam 90 83
5 Philippines 78 88
6 Thailand 76 92
7 Indonesia 109 97

8
Lao People’s Demcratic
Republic
151 153
9 Cambodia 140 155
10 Myanmar 141 160
11 Timor-Leste 162 170
(Nguồn: mục tin tức, của Cục ứng dụng CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông,
link bài viết:
18|TMĐT
/>m_tang_7_bac_ve_chinh_phu_dien_tu_theo_danh_gia_cua_Lien_Hop_quoc.html )
2. Đánh giá của chính phủ về mức độ ứng dụng CNTT của các địa phương
Bảng 1.1 Xếp hạng tổng thể mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên
Website/Portal của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
TT Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Xếp hạng
2011
Xếp hạng
2010
Xếp hạng
2009
Xếp hạng
2008
1 An Giang 1 8 35 41
2 TP. Đà Nẵng 2 5 14 23
3 Thừa Thiên Huế 3 1 7 3
4 Bình Phước 4 42 22 27
5 Yên Bái 5 6 23 -
6 Đồng Nai 6 3 9 5

7 Quảng Bình 7 10 3 2
8 Khánh Hòa 8 55 47 17
9 Thanh Hóa 9 34 24 24
10 Đồng Tháp 10 22 6 10
11 Phú Thọ 11 18 13 49
12 TP. Hồ Chí Minh 12 7 1 1
13 Hà Nam 13 19 11 18
14 Nghệ An 14 57 16 13
15 Lào Cai 15 14 8 9
16 Bạc Liêu 16 58 50 43
17 Hậu Giang 17 2 42 8
18 Gia Lai 18 39 12 33
19 TP. Hà Nội 19 9 2 4
20 Thái Nguyên 20 33 59 54
21 Long An 21 4 34 39
22 Sóc Trăng 22 27 26 -
23 Kon Tum 23 16 29 25
24 TP. Hải Phòng 24 13 5 35
25 Vĩnh Phúc 25 37 32 16
26 Trà Vinh 26 36 20 47
27 Vĩnh Long 28 11 38 38
28 Bắc Kạn 27 26 57 56
29 Hà Tĩnh 29 30 15 34
30 Bắc Ninh 30 53 46 29
19|TMĐT
TT Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Xếp hạng
2011
Xếp hạng

2010
Xếp hạng
2009
Xếp hạng
2008
31 Phú Yên 31 56 54 52
32 Quảng Ninh 32 20 4 53
33 Bắc Giang 33 24 31 15
34 Quảng Ngãi 34 47 27 22
35 Quảng Nam 35 17 52 20
36 Nam Định 36 48 30 46
37 TP. Cần Thơ 37 23 19 14
38 Đắk Lắk 38 49 49 44
39 Bà Rịa - Vũng Tàu 39 21 53 7
40 Bình Định 40 60 41 11
41 Hòa Bình 41 32 - -
42 Ninh Bình 42 59 - -
43 Sơn La 43 51 55 55
44 Hưng Yên 44 43 43 40
45 Tây Ninh 45 12 40 32
46 Hải Dương 46 29 39 12
47 Lâm Đồng 47 45 28 30
48 Quảng Trị 48 15 10 26
49 Bình Dương 49 44 37 28
50 Ninh Thuận 50 38 18 6
51 Tuyên Quang 51 28 60 42
52 Tiền Giang 52 41 17 21
53 Bến Tre 53 31 36 31
54 Bình Thuận 54 46 21 36
55 Cà Mau 55 25 25 19

56 Kiên Giang 56 35 44 45
57 Đắk Nông 57 - - -
58 Cao Bằng 58 54 56 50
59 Lai Châu 59 40 51 -
60 Thái Bình 61 50 45 37
61 Lạng Sơn 60 52 33 48
62 Điện Biên 62 61 48 -
63 Hà Giang 63 62 58 51
* Ghi chú: Dấu ‘-’ trong cột Xếp hạng là đơn vị chưa được xếp hạng trong các năm
trước.
Bảng 1.2 Xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
20|TMĐT
TT Tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
Xếp hạng và điểm số
2011
(Điểm tối đa: 631)
Xếp hạng và điểm số
2010
(Điểm tối đa: 315)
1 TP. Đà Nẵng 01 (515.14) 02 (245.53)
2 An Giang 02 (513.90) 11 (210.51)
3 Thừa Thiên - Huế 03 (471.86) 01 (269.42)
4 Thanh Hóa 04 (447.67) 28 (171.87)
5 Lào Cai 05 (437.14) 12 (208.44)
6 Bình Phước 06 (433.58) 55 (133.65)
7 Đồng Nai 07 (427.04) 03 (241.61)
8 TP. Hồ Chí Minh 08 (413.55) 04 (225.88)
9 TP. Hải Phòng 09 (403.54) 10 (213.27)

10 Đồng Tháp 10 (395.37) 20 (187.31)
11 Vĩnh Long 11 (386.75) 13 (203.32)
12 Hà Tĩnh 12 (382.34) 30 (170.22)
13 Trà Vinh 13 (372.50) 25 (178.19)
14 Yên Bái 14 (372.35) 06 (220.16)
15 Long An 15 (372.10) 07 (219.18)
16 Hà Nam 16 (371.91) 18 (189.35)
17 Phú Thọ 17 (370.05) 24 (179.22)
18 Hậu Giang 18 (369.76) 05 (221.51)
19 TP. Hà Nội 19 (354.68) 09 (213.84)
20 Bà Rịa - Vũng Tàu 20 (352.28) 15 (191.98)
21 Quảng Bình 21 (352.15) 08 (216.09)
22 Khánh Hòa 22 (349.37) 50 (137.22)
23 Bắc Giang 23 (344.59) 17 (190.10)
24 Bình Dương 24 (342.50) 33 (164.49)
25 Bắc Ninh 25 (342.47) 44 (150.38)
26 Bắc Kạn 26 (341.95) 27 (172.93)
27 TP. Cần Thơ 27 (326.96) 23 (180.01)
28 Nam Định 28 (326.58) 47 (147.75)
29 Kiên Giang 29 (323.93) 32 (169.70)
21|TMĐT
TT Tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
Xếp hạng và điểm số
2011
(Điểm tối đa: 631)
Xếp hạng và điểm số
2010
(Điểm tối đa: 315)
30 Lâm Đồng 30 (321.81) 37 (159.30)

31 Quảng Ninh 31 (319.81) 16 (190.42)
32 Bình Thuận 32 (318.23) 36 (159.33)
33 Vĩnh Phúc 33 (317.54) 42 (155.54)
34 Quảng Ngãi 34 (314.95) 34 (164.15)
35 Gia Lai 35 (311.38) 45 (150.19)
36 Quảng Trị 36 (306.43) 14 (202.10)
37 Bình Định 37 (306.16) 58 (122.43)
38 Ninh Bình 38 (305.71) 60 (102.60)
39 Thái Bình 39 (303.86) 53 (134.04)
40 Hòa Bình 40 (303.39) 40 (157.07)
41 Thái Nguyên 41 (298.73) 22 (180.54)
42 Kon Tum 42 (298.49) 29 (170.25)
43 Hải Dương 43 (291.67) 38 (158.67)
44 Tiền Giang 44 (290.88) 31 (170.12)
45 Phú Yên 45 (285.12) 57 (128.12)
46 Tây Ninh 46 (285.11) 21 (184.19)
47 Sơn La 47 (284.44) 52 (135.94)
48 Lạng Sơn 48 (281.70) 46 (149.00)
49 Quảng Nam 49 (280.58) 26 (176.66)
50 Sóc Trăng 50 (271.87) 43 (151.57)
51 Đắk Lắk 51 (267.20) 48 (143.95)
52 Nghệ An 52 (264.95) 41 (155.80)
53 Cà Mau 53 (262.23) 39 (157.07)
54 Tuyên Quang 54 (252.23) 35 (159.80)
55 Ninh Thuận 55 (246.71) 56 (128.25)
56 Hưng Yên 56 (239.74) 49 (138.29)
57 Điện Biên 57 (228.46) 61 (95.05)
58 Bạc Liêu 58 (227.44) 51 (136.57)
22|TMĐT
TT Tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương
Xếp hạng và điểm số
2011
(Điểm tối đa: 631)
Xếp hạng và điểm số
2010
(Điểm tối đa: 315)
59 Đắk Nông 59 (223.91) 63 (33.67)
60 Lai Châu 60 (218.65) 54 (133.74)
61 Bến Tre 61 (214.70) 19 (188.98)
62 Hà Giang 62 (214.40) 62 (78.01)
63 Cao Bằng 63 (174.05) 59 (107.41)
* Ghi chú: Số ghi trong cặp ngoặc đơn là điểm đánh giá.
Nguồn: "báo cáo đánh giá trang/cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
năm 2011" của Bộ Thông tin và Truyền thông
link:
link download báo cáo:
/>%C4%91%C3%A1nhgi%C3%A1trangc%E1%BB%95ngth%C3%B4ngtin%C4%91i
%E1%BB%87nt%E1%BB%ADv%C3%A0m%E1%BB%A9c%C4%91%E1%BB
%99UDCNTTc%E1%BB%A7ac%C3%A1cB%E1%BB%99,c%C6%A1quanngangb
%E1%BB%99v%C3%A0c%C3%A1ct%E1%BB%89nh,th%C3%A0nhph%E1%BB
%91tr%E1%BB%B1cthu%E1%BB%99cTrung%C6%B0%C6%A1ngn
%C4%83m2011.aspx
LỜI KẾT
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách
hành chính, triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam, cho đến nay, hàng trăm các dịch
vụ công trực tuyến được chính phủ điện tử cung cấp, hai trong số đó là dịch vụ hải quan
điện tử và đấu thầu qua mạng. Dù mới được triển khai cung cấp nhưng hai dịch vụ trên
đã gặt hái được không ít những thành công. Tuy còn tồn tại những hạn chế trong quá

trình thực hiện nhưng tương lại không xa, hai dịch vụ này nói riêng và các dịch vụ công
trực tuyến nói chung sẽ phát triển vững mạnh trong hệ thống của Chính phủ điện tử của
Việt Nam bởi những tiện ích vượt trội của các dịch vụ.
23|TMĐT

×