Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn đề tài nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 17 trang )

PHÒNG GD- ĐT THOẠI SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ
Năm học : 2013 - 2014
MỤC LỤC
1
Nội dung Trang
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ:
4
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề : 4
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: 6
2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của
học sinh và công tác giáo dục lồng ghép của nhà trường:
6
2.2 Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ và giáo dục
môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học:
12
3. Nêu các tồn tại nẩy sinh & cơ sở thực tiễn của vấn đề: 14
3.1 Tồn tại: 14
3.2 Cơ sở lí luận: 14
4. Kết quả đạt được: 15
4.1 Về cảnh quan sư phạm:
15
4.2 Về đội ngũ giáo viên:
16
4.3 Về học sinh: 16


5. Tác dụng của SKKN qua thực tiễn áp dụng: 16
6. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: 17
7. Những bài học kinh nghiệm: 17
PHẦN III: KẾT LUẬN: 17
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT, KIỆN NGHỊ: 18
1. Đối với cấp lãnh đạo: 18
2. Đối với cha mẹ học sinh: 19

2
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế vượt trội trong
khu vực, nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Khoa học kỹ thuật, công
nghiệp- hiện đại hóa đất nước phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng
những máy móc hiện đại. Năng suất lao động tăng, nâng cao mức sống con người ngày
càng cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh những
thành tựu, lợi ích mà con người đạt được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là
những chất thải công nghiệp, nông nghiệp ( những chất thải không phân hủy
được đã gây ảnh hưởng cho môi trường ngày càng cao và đã trở thành một vấn nạn
nhức nhối của nhân loại. Kinh tế tăng trưởng xã hội phát triển dân số nhanh, sinh hoạt
con người phong phú đa dạng, nhu cần ăn ngon mặc đẹp càng cao dẫn đến chất thải
trong sinh hoạt ngày càng nhiều. Chính vì những nhu cầu đó con người đã vận dụng
khoa học kỹ thuật cao để phục vụ cho mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên
nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác tài nguyên đất đai triệt để (thực hiện canh
tác nông nghiệp 3 vụ/ năm), lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học để mang lợi nhuận
nông nghiệp cho cá nhân, sử dụng các mạch nước ngầm một cách tự do trái phép, vứt
rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước sạch làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài
nguyên thêm cạn kiệt. Tất cả các điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường, dẫn tới tốc độ
trong thiên nhiên cũng thay đổi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người, có
nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. Đứng trước tình trạng này, con người phải có
biện pháp làm sạch môi trường sống, bởi mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn

mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện " Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Chính vì thế nhà trường cần làm tốt
việc giáo dục bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu
niên là lực lượng nồng cốt, là tương lai của đất nước chiếm với lực lượng khá đông
trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại. Chúng ta phải giáo dục bảo vệ môi trường với
toàn thể học sinh vì lực lượng này rất năng động, nó có hai mặt: xấu là tự tàn phá thiên
nhiên, tiếp tay gây ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái. Tốt là nếu nhận thức
của mỗi thành viên có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lượng bảo vệ, khôi phục
thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người.
Tôi nhận định " đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước, phục vụ
thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, từng ngành, từng vùng, từng địa
phương nói riêng là nhiệm vụ của các trường học. Các em học sinh khi ra trường sẽ trở
thành các nhà quản lý, những người ra quyết định, những nhà kỹ thuật, cán bộ nghiên
cứu, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế hay đơn thuần chỉ
là "trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống". Vì vậy công tác bảo bệ môi
trường cho đối tượng học sinh THCS với mục đích hình thành tính cách " lắng nghe
môi trường, thấu hiểu môi trường và có hành động thiết thực bảo vệ môi trường".
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh. Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống, được học tập,
được vui chơi trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp và an toàn. Trường học
xanh, sạch, đẹp, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp
dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô và
bạn bè.
Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục
học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến với môi
trường gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành nhân
cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
3
Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn làm các em ham thích đến trường, làm cho các
em thấy được: " Tự hào ngôi trường mình đang học tập"

Tuy nhiên, giáo dục ý thức học sinh không thể nào một sớm một chiều có thể đạt
được kết quả như mong muốn, đặc biệt là học sinh bậc THCS. Vì trong tiềm thức các
em chưa thấu hiểu được tác hại to lớn của việc hủy hoại môi trường sống, sống thờ ơ,
vô cảm với môi trường. Bản thân tôi là một nhà giáo, là người trực tiếp truyền thụ kiến
thức chuyên môn để các em có thể bước vào đời một cách vững tin. Bên cạnh, tôi cũng
là một bí thư chi đoàn nhiều năm. Tổ chức Đoàn - Đội phát huy vai trò đoàn thể trong
nhà trường. Tạo sân chơi lành mạnh, bổi ích , thực hiện phần việc có ích cho xã hội
thông qua các hoạt động phong trào góp phần từng bước giáo dục và thay đổi cách
nhận thức của học sinh về môi trường. Từ đó, các phong trào Đoàn - Đội , chúng ta sẽ
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo vẽ mỹ quan trong nhà trường cũng như trong
cộng đồng.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề :
Theo dự báo đến năm 2015, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại vùng kinh
tế trọng điểm ĐBSCL khoảng 4.600 tấn/ngày và con số này sẽ tăng lên 7.550 tấn/ngày
vào năm 2020. Nguồn phát sinh chất thải rắn ở các đô thị ngày càng lớn, trong đó tỉ lệ
thu gom trung bình của các thành phố trên chỉ đạt trên 90% và xử lý chủ yếu vẫn là
chôn lấp. Các chuyên gia khẳng định, với tốc độ phát triển hiện nay thì chỉ một thời
gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ không thể giải quyết và khó kiểm soát được lượng rác thải
phát sinh.
Đáng lưu ý khác là hiện nay, không chỉ ở các đô thị lớn mà các vùng nông thôn
cũng đã bắt đầu ngập rác; trong khi đó, những khu vực này lại thiếu bãi chôn lấp và
công nghệ xử lý. Do đó, phần lớn chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn, các chất
thải rắn ở khu vực này chủ yếu vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên như ao, hồ, sông
ngòi Với tất cả diễn biến này, các chuyên gia môi trường kiến nghị VN cần sớm có
cơ chế, chính sách đặc thù để quản lý chất thải rắn, đồng thời phải có quy hoạch quản
lý chất thải rắn một cách rõ ràng như tỉ lệ lệ tái chế, tái sử dụng đảm bảo các quy định
về môi trường. Đồng thời, cải tiến công tác thu gom và vận động người dân thực hiện
tốt việc phân loại rác thải từ đầu nguồn.
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT

ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua; “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. nội
dung xây dựng có 5 tiêu chí, trong đó tiêu chí thứ ba: Rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh. Hàng năm dựa vào công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn đánh giá
kết quả phong trào thi đua: ‘Xây dựng trường học thiện, học sinh tích cực”,
Dựa vào kế hoạch của Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động năm học về việc
tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực". Song song với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên
và các em học sinh trong việc xây dựng ngôi nhà chung ngày càng phát triển. Mặc dù,
các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và phòng giáo dục
trong năm năm trở lại đây, trong phần nhiệm vụ trọng tâm cũng đã đặc biệt nhấn mạnh
việc tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động lớn do ngành phát động trong đó có
phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả các
4
văn bản ấy không ngoài mục đích là làm sao để tất cả học sinh đến trường được học
tập và vui chơi trong một ngôi trường thân thiện với đúng nghĩa của các nội dung mà
Bộ Giáo dục đã đưa ra trong chỉ thị 40/2008 ngày 22 tháng 07 năm 2008.
Trong thực tế, một phần do nguyên nhân khách quan, một phần do chủ quan, cuộc
vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực vẫn chưa thực sự hiệu quả,
một số trường vẫn chưa tạo được cảnh quan môi trường tốt đẹp cuốn hút học sinh.
Nhiều trường vẫn còn tình trạng học sinh đánh nhau, chửi thề, nói tục, hàng ngày học
sinh vẫn còn thói quen xả rác ra sân trường, khuôn viên chưa nơi xử lý rác an
toàn mà đơn vị nơi tôi công tác cũng không ngoại lệ. Đúc kết từ thực tiễn đó. Tôi
mạnh dạn chia sẻ đề tài: "Biện pháp nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
quanh ta" nhằm cùng với đồng nghiệp gần xa góp phần xây dựng vườn hoa giáo dục
nhà trường ngày đua hương khoe sắc xứng đáng là nơi gieo hạt giống tâm hồn cho thế
hệ mai sau ngày càng hiệu quả.
Hình 1. Sự vô thức của học sinh với môi trường tại trường học
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:

2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh và công
tác giáo dục lồng ghép của nhà trường:
- Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trình giáo
dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục.
Trong đó, Đoàn thanh niên giữ vai trò tham mưu cho BGH và được BGH tạo điều kiện
thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch phong trào giáo dục ý thức học sinh. Người
BTCĐ sẵn sàng vạch kế hoạch, tham gia và kiểm tra kế hoạch. Từ đó, có kế hoạch
khen thưởng và phê bình cụ thể nhằm giáo dục tinh thần trách nhiệm của học sinh với
hành động của bản thân. Để kế hoạch thành công, Bí thư chi đoàn phát huy vai trò
đoàn thể đi đầu, phối hợp công tác với Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm.
5
- Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng: “ Trường học
xanh, sạch, đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:
- Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen
thưởng, động viên, trao cờ thi đua, thi hái hoa dân chủ dười cờ, tổ chức hoạt cảnh dưới
cờ.
- Từng bước giáo dục ý thức học sinh , thay đổi thói quen và có nhận thức đúng về
môi trường thông qua BCH Chi đoàn thực hiện kế hoach "Đổi rác lấy quà học tập".
Nhằm phân loại rác, rác phân hủy được như: lá cây trong khuôn viên nhà trường ủ lại
để làm phân bón vào các bồn hoa và kiểng trong khuôn viên nhà trường. Rác không
phân hủy được như: ống hút, ly nhựa, muỗng nhựa, bọc ni lông, chai nhựa (thu gom và
bán lại cho các cơ sở phế liệu, nhằm lấy tiền để hoạt động theo kế hoạch và hộp xốp
thu gom, đốt vào ngày học sinh nghỉ học).
- Xây dựng biểu mẫu cụ thể, để ghi nhận, kiểm tra kế hoạch.
a) Mẫu kế hoạch "Đổi rác lấy quà"
6
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CHI ĐOÀN THCS
Số: 0 / KHCĐ
, ngày tháng năm 201

KẾ HOẠCH "ĐỔI RÁC LẤY QUÀ"
TRONG KHUÔN VIÊN NHÀ TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn năm 20 "
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , tạo vẻ mỹ quan trong nhà trường cũng như trong
cộng đồng. Qua đó, Chi đoàn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích , thực hiện phần việc có
ích cho xã hội.
- Chi Đoàn vạch ra kế hoạch "Đổi rác lấy quà " cho học sinh và đoàn viên giáo viên
như sau:
II. Thành phần tổ chức:
- BCH Chi đoàn
- Cùng GVCN trong nhà trường
III. Nội dung kế hoạch:
1. Thời gian:
- Thời gian phát động kế hoạch: từ tuần (thời gian cụ thể)
- Thời gian thu gom: 1lần/ ngày (nhận đầu giờ học tại phòng số và gửi lại rác vào
cuối giờ học tại nhà kho.
- Thời gian nhận quà: 1 lần/ tuần (vào giờ sinh hoạt lớp)
2. Hình thức thực hiện kế hoạch:
- Mỗi ngày lớp trưởng nhận túi đựng rác đầu giờ học tại phòng số và gửi lại rác vào
cuối giờ học tại nhà kho (thu gom , phân loại, gửi lại cho bộ phận nhận rác)
- Bộ phận nhận rác có nhiệm vụ phát túi đựng rác đầu giờ học, thu nhận rác cuối giờ
học, ghi nhận số lượng rác vào sổ.
- Bộ phận nhận rác sẽ trao quà dựa trên số rác lớp đổi vào giờ sinh hoạt lớp hàng tuần
(lớp trưởng liên hệ người thu gom rác).
- Bộ phận nhận rác sẽ thanh lí rác 1 lần/ tuần ( giờ phút thứ bảy hàng tuần). Số tiền
thu được sẽ làm nguồn kinh phí hoạt đông kế hoạch.
3. Địa điểm thực hiện kế hoạch : khuôn viên trường THCS
4. Đối tượng tham gia kế hoạch: học sinh và CB- CNV - GV trường THCS
- Mỗi thành viên của tập thể trường THCS sẽ góp phần gìn giữ, là tấm gương

sáng cho gia đình và xã hội.
5. Cách thức đổi quà:
a) Loại rác thu gom: bọc(túi) ni lông, vỏ ly nhựa, ống hút, chai nước suối.
b) Qui đổi quà:

Tên loại rác Số lượng Đổi quà
Ống hút (nhỏ, lớn) 10 1 cục kẹo (giấy bài kiểm tra)
Vỏ ly 20 1 viết xanh
Chai nước suối 05 1 cây thước
Bọc ni lông + hộp cơm 1 bọc
Ni lông(2kg)
1 viết chì 2B
7
* Chi Đoàn kết hợp đội trực cờ đỏ kiểm tra sau giờ ra chơi, tập thể nào còn các loại
rác như trên thì tập thể đó sẽ bị phạt tương đương với mức qui đổi quà. (sẽ qui ra
thành tiền và gửi lại vào giờ sinh hoạt lớp hàng tuần)
6. Dự trù kinh phí :
- Tổng chi:
+ Thùng chứa rác : 240.000đ x 02 cái = 480.000đ
+ Găng tay+khẩu trang : 15.000đ x 10 đôi = 150.000đ (01 đôi/ tháng)
+ Túi chứa rác ( dùng bao + ruột đựng phân đã giặt sạch)
+ Tiền mua quà : 200.000đ/ tuần
- Tổng thu : sẽ được công bố dưới cờ sau mỗi tuần thanh lí.
7. Phân công cụ thể:
- Mua quà :
- Thanh lí rác :
- Mở & đóng nhà kho:
- Phát túi rác: (các lớp trưởng nhận ở phòng số 8 - nhận trước 7 giờ buổi sáng và trước
13 giờ buổi chiều)
- Nhận rác: tại nhà kho số 1

Thứ Phát túi rác Thu túi rác Mở kho Đóng
kho
2 + 4
3 + 5
6 +7
8
* Thanh lí theo tuần: 1 lần / tuần / tháng.
Hãy vì ngôi trường thân yêu, chúng ta cùng nhau " làm cho trường ta sạch hơn,
đẹp hơn. Hãy nói " KHÔNG" với rác.Trên đây là kế hoạch "Đổi rác lấy quà của
chi Đoàn THCS
Duyệt của BGH TM. BCH CHI ĐOÀN
HT BTCĐ
b) Biểu mẫu kiểm tra kế hoạch (theo trình tự buổi sáng - buổi chiều trên một
trang nhằm giúp người kiểm tra dễ theo dõi)
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CHI ĐOÀN THCS
BÁO CÁO THU GOM RÁC- ĐỔI QUÀ
THỨ TUẦN THÁNG
* Ghi chú: Qui đổi quà: (tổng kết số lượng sau mỗi ngày
TT
LỚP
Ống hút Vỏ ly Chai
nước suối
Bọc ni lông +
hộp cơm
ĐỔI QUÀ
(SL)
1
6A1
2

6A2
3
6A3
4
6A4
5
6A5
6
6A6
7
9A1
8
9A2
9
9A3
10
9A4
11
9A5
12
7A1
13
7A2
14
7A3
15
7A4
16
7A5
17

8A1
18
8A2
19
8A3
20
8A4
21
8A5
22
8A6
Tên loại rác Số lượng Đổi quà Ghi chú
Ống hút (nhỏ, lớn) 10 1 cục kẹo
Vỏ ly 20 1 viết xanh
Chai nước suối 05 1 cây thước
Bọc ni lông + hộp
cơm
1 bọc
Ni lông
1 viết chì 2B
9
NGƯỜI THU GOM TM. BCH CHI ĐOÀN
N Lưu ý: nên đóng tập, ghi chép hàng tuần. Tổng kết sau mỗi tuần, khen thưởng kịp
thời. Thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh để các em có được ý thức và tự
nguyên tham gia vào hoạt động thu gom rác trong khuôn viên nhà trường. Như một tất
yếu, lâu ngày hành động trở thành thói quen hằng ngày trong cuộc sống.
- Xây dựng kế hoạch "CHĂM SÓC CÂY KIỂNG- TRỒNG HOA" trong
khuôn viên nhà trường, nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo vẻ mỹ quan
trong nhà trường cũng như trong cộng đồng lồng ghép chủ điểm phong trào (ví dụ "
chào mừng 20/11), theo quy trình cụ thể:

- Giai đoạn 1 (cho hai tuần): cho vào đất các bồn đất + làm sạch cỏ, rác các chậu
kiểng trong khuôn viên nhà trường.
- Giai đoạn 2 (1 tuần): các lớp nhận chậu kiểng + bồn hoa chăm sóc (bóc thăm),
cho thành phần phân vào chậu và bồn hoa của lớp mình.
- Giai đoạn 3 (nên chọn ngày học sinh không có tiết học) trồng hoa vào bồn và
chậu kiểng.
- Giai đoạn 4 (cho hai tuần ) chăm sóc hoa - kiểng.
- Giai đoạn 5 : Hoàn tất kế hoạch.

Hình 2 Hình 3
Hình 2 & hình 3 :Học sinh thực hiện trồng cỏ- trồng cây xanh
năm học 2012 -2013
- Xây dựng kế hoạch "CHỦ NHẬT XANH - LÀM NGƯỜI CÓ ÍCH" giáo dục
ý thức xây dựng trường lớp "xanh - sạch - đẹp", qua đó tạo cảnh quan trong nhà
trường. Nâng cao tinh thần đoàn kết trong học sinh.
10

Hình 4 Hình 5
Hình 4 & hình 5 : Học sinh tham gia " Chủ nhật xanh"
- Xây dựng kế hoạch " Xây dựng- thực hiện- bảo quản nơi xử lí rác có hiệu quả"
+ Tăng cường rác thùng rác trong khuôn viên nhà trường.
+ Dựa trên tình hình thực tế trong nhà trường chọn khu vực xây dựng nơi xử lí rác.
+ Có kế hoạch dự chi thực hiện nơi xử lí rác ( thực hiện 2 hộc rác, dài 5
m

ngang 2,3
m
với kinh phí 13.525.000đ (Mười ba triệu năm trăm hai mươi lăm ngàn
đồng).
+ Kinh phí từ xã hội hóa (thực hiện công trình thanh niên cho chi đoàn).

+ Thu gom rác có phân loại trước khi xử lí rác.
Từ kế hoạch này, chúng ta sẽ dần giáo dục học sinh để rác đúng nơi quy định,
không còn thói quen vứt rác bừa bãi. Có ý thức phân loại rác phân hủy và không phân
hủy. Có trách nhiệm với môi trường, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.
2.2 Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ và giáo dục môi trường, giáo dục
kỹ năng sống trong các tiết học:
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách
nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách
nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày,
đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện
và báo cáo với người phụ trách nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của
lớp mình quản lý.
Cùng với việc hướng dẫn học sinh lao động, tập thể thầy cô giáo cũng ra sức đóng
góp công sức vào việc cải tạo, xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường vì một số công
việc nặng học sinh THCS không thể làm được, đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân
viên của đơn vị coi nhà trường là ngôi nhà chung của cả tập thể sư phạm từ đó ra sức
cống hiến.
Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường,
phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ
hàng ngày, vườn hoa, cây cảnh luôn được xanh tốt.
11
Hình 6: Học sinh tham gia lao động định kỳ
- Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong
một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên
vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở
dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những
người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực
tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các
chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm
nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính
khóa.
Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng
theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để
đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống
cụ thể tránh nói lý thuyết suông.
Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô
nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp
cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi
trường, kĩ năng tự vệ bản thân. Từ đó, học sinh sẽ tác động đến cộng đồng học sinh
đang sinh hoạt.
3. Nêu các tồn tại nẩy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề:
3.1 Tồn tại:
Thu gom rác thì không khó, còn xử lý rác như thế nào lại là chuyện đáng phải bàn.
Lượng rác của nhà trường thu gom được trong ngày không phải là ít. Ở địa phương nơi
tôi công tác vẫn chưa có hệ thống xử lý rác có hiểu quả, nên biện pháp chủ yếu để xử
lý rác là đốt. Cơ sở vật chất chỉ cho phép nhà trường xây dựng các lò đốt rác ngay
trong khu vực trường học. Mà khi chúng ta xử lý rác bằng cách đốt thì gây ô nhiễm
môi trường xung quanh. Nhưng lại khó cho các trường học có quỹ đất hẹp, nên lò đốt
12
rác buộc phải đặt ngay cạnh lớp học, kinh phí ít nên ống Khói của lò xử lý rác không
thể vươn quá tầng một của khu phòng học Nên khi đốt rác cho sạch trường thì giáo
viên và học sinh lại phải chịu đựng một bầu không khí độc hại do khói gây ra.
3.2 Cơ sở lí luận:
Xây dựng trường học "Xanh - sạch - đẹp" đã và đang phát triển rộng khắp trong

toàn ngành giáo dục nói chung và nơi đơn vị tôi công tác nói riêng, góp phần tích cực
làm cho bộ mặt sư phạm của nhà trường ngày càng đổi mới, khang trang sạch đẹp hơn.
Và đi cùng quá trình đó là vấn đề xử lý rác thải trong trường học đã nổi lên như là một
bài toán khó đối với các nhà quản lý giáo dục. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần quan tâm
đến vấn đề nan giải này. Nhằm hướng tới tương lai trong lành , không khói bụi và độc
hại.
4. Kết quả đạt được:
4.1 Về cảnh quan sư phạm:
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp ”, thoáng mát, có đủ
không gian xanh - sạch để học sinh vui chơi, giải trí, hàng ngày được học sinh giữ gìn
sạch sẽ, sân trường hạn chế có rác, vườn hoa, cây xanh đã phát triển tốt tạo được môi
trường học tập, vui chơi cho học sinh thoải mái.
Hình 7: Cảnh quanh nhà trường trong buổi sáng
Số lượng rác trong khuôn viên nhà trường giảm dần thông qua kế hoạch "Đổi rác
lấy quà". Kế hoạch tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, nâng cao nhận thức của học sinh
trong việc làm trường lớp xanh - sạch - đẹp và giảm dần sự vô thức đối với môi
trường, số lượng rác thu gom vào tháng đầu tiên thực hiện kế hoạch như sau:
Báo cáo số lượng thu gom rác trong tháng 10
13
4.2 Về Đội ngũ giáo viên:
Có thái độ phấn khởi, nhiệt tình trong công tác khi được phục vụ trong một ngôi
trường thân thiện. Có kỹ năng truyền thụ, rèn luyện kỹ năng sống về giáo dục bảo vệ
môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ
và hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Sẵn sàng quan tâm chia sẻ đóng
góp đồng nghiệp chân thành. Đoàn kết trong nội bộ và có thái độ gần gũi thân thiện
với học sinh.
4.3 Về học sinh:
Thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản
thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng
cách … góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.

5. Tác dụng của SKKN qua thực tiễn áp dụng:
Thông qua phong trào , chúng tôi giáo dục ý thức của học sinh đối với việc bảo vệ
môi trường. Thông qua kế hoạch "Đổi rác lấy quà hàng tuần". Học sinh có thói quen
tốt bảo vệ môi trường như ăn quà xong biết lấy giấy gói bọc bó vào thùng rác, không
vứt rác bừa bãi. Mỗi khi ăn quà bánh biết phân loại rác, thường xuyên nhắc nhở bạn bè
và cộng đồng xung quanh. Mỗi tuần đơn vị chúng tôi thu gom hơn 6.000 ống hút
nhựa, hơn 3.000 ly nhựa, hơn 5 bao bọc ni lông và hộp xốp. Học sinh cũng nâng cao
tinh thần trách nhiệm bằng cách tự nguyện tham gia hoạt động "Đội đặc nhiệm"
thường xuyên quét dọn, thu gom và phân loại rác để thanh lí phế liệu sau mỗi tuần.
Không cần nhắc nhở, học sinh tự ý thức tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu cây kiểng và
hoa trong khuôn viên nhà trường. Tạo không khí thân thiện, gần gũi trong môi trường
học tập. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui, tự hào của học sinh đối với ngôi trường
mình học tập.
6. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như là giải pháp cần thời gian lâu
dài. Không thể nào có hiểu quả trong một sớm một chiều. Đối tượng giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường đạt hiểu quả cao nhất vẫn là học sinh đầu cấp. Vì đối tượng này mới
và nhỏ, nên thường ngoan và dễ dàng giáo dục.
7. Những bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện đề tài trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh bậc THCS:
Thứ nhất: Thầy cô giáo phải là những người gương mẫu nhất, giác ngộ nhất trong
việc xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, sẵn sàng hưởng ứng cũng như tham gia
Tuần Ống hút Vỏ ly Chai nước suối Bọc ni lông + hộp cơm
1 7951 1659 101 4 bao
2 6322 982 99 2 bao
3 5777 673 53 2 bao
4 3289 338 43 1 bao
14
các phong trào lao động trong nhà trường thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.

Phải có một bộ phận chuyên trách,theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có kế hoạch phê bình và khen thưởng cụ thể để động
viên, khuyến khích sự tham gia hoạt động phong trào của học sinh.
Thứ hai: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành
viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh.
Thứ ba: Các thầy cô nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi trường
với nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp
phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân nhỏ tuổi.
Thứ tư: Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài chính, để
thực hiện hiệu quả.
Thứ năm: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động
chuyên môn thường xuyên, liên tục của nhà trường.
PHẦN III: KẾT LUẬN:
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa
phương nói riêng là nhiệm vụ của các trường học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
đối với học sinh bậc THCS càng có ý nghĩa quan trọng. Vì đây là đối tượng dễ dàng
tiếp thu và thực hiện cho hiện tại và mai sau. Cũng là đối tượng dễ dàng tác động cộng
đồng. Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với
mọi quốc gia, mọi cộng đồng trên hành tinh. Đây là vấn đề sống còn của nhân loại. Vì
vậy, việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh bậc
THCS là mục tiêu cần được chú ý và ưu tiên.
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đã trở thành một xu thể tất yếu của thời
đại. Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và học sinh, sinh viên là
việc làm có ý nghĩa thiết thực nằm đảm bảo sự trường tồn của trái đất - ngôi nhà chung
của chúng ta.
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT, KIỆN NGHỊ:
1. Đối với cấp lãnh đạo:
Cấp lãnh đạo cần quan tâm, thăm hỏi, động viên về mặt tinh thần công tác Đoàn -

Đội. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Đoàn - Đội nơi cơ quan được phát triển
như: có ngân sách cho công tác Đoàn từng năm. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các
phong trào trong học sinh cũng như tổ chức hoặc người phụ trách kế hoạch.
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường phải tổ chức tập huấn
các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường
nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học
chính khóa.
Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng
theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực hiện để đạt
mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý tính nêu gương trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên
của trường bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.
2. Đối với cha mẹ học sinh:
15
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện
công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ
huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc
biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nội dung
phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất có lẽ là xây dựng: “Trường
học xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Ở đây nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động
sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào:
Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo
giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học
sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui,
qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi; chấp hành luật khi tham
gia giao thông, khi đưa rước con em … đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh
phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an
toàn” một cách nhanh, bền, hiệu quả.

Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện
“ Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh Trung học cơ sở” ở trường
chúng tôi. Tuy nhiên do năng lực bản thân nên chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của các
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong
trào thi đua; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
- Công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH V/v hướng dẫn kết quả phong trào thi đua xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Tham khảo bài viết “ Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo động” của
nhịp sống xanh trên website: w.w.w. nguoiduatin.vn.
- Tham khảo bài viết “Các giải pháp bảo vệ môi trường” trên website: vea.gov.vn.
17

×