Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN - Kinh nghiệm dạy học theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.25 KB, 17 trang )


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP –
THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI DẠY.
----------------------------------------
I/ Cơ sở vấn đề :
Chương trình sách giáo khoa phân ban nói chung, môn ngữ văn nói riêng đã được
thực hiện trong hai năm qua ở lớp 10 và lớp 11 là chương trình soạn theo quan điểm
tích hợp. Nội dung chương trinh mới hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những
kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt,
nhiều nội dung giáo dục.Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm
hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm
như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế
chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là :
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
Với quan điểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách đã
được giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều điểm khác biệt. Do vậy, người làm công
tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp
với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới.
Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới
phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ
nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo.Bản thân
người viết đề tài này cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận
dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điẻm tích hợp.
Từ những cơ sở trên, khi chọn đề tài này người viết cũng không ngoài mục đích là
muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và
cũng mạnh dạn thiết kế thử nghiệm một vài bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong
chương trình. Mong đồng nghiệp chia sẻ..
II/Tìm hiểu nội dung tích hợp trong chương trình SGK mới:
- Tên gọi bộ môn theo tinh thần tích hợp: Chương trình mới chỉ còn một bộ sách với
tên gọi chung là Ngữ văn. Trong khi lâu nay vẫn quen dùng riêng biệt 3 quyển ứng
với 3 phân môn được biên soạn độc lập đó là: Tiếng Việt, Làm văn và Văn học.


- Chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp : Chương trình phân ban mới
soạn theo lô gích tích hợp.Chú trọng rèn kĩ năng tổng hợp: Đọc, nói, nghe, viết cho
học sinh bằng việc gắn kết, phối hợp các nội dung gần gũi liên quan giữa các phân
môn Tiếng Việt, Làm văn, Đoc- hiểu văn bản. Chương trình được phân bố theo các
cụm bài học có kiến thức gần gũi .
Ví dụ:
*Chương trình lớp 10 Nâng cao, ở tuần học 21, 2 được sắp xếp gồm :
1

- Đọc hiểu văn bản : + Phẩm bình nhân vật lịch sử ( Lê Văn Hưu).
+ Tựa “Trích diễm thi tập” ( Hoàng Đức Lương )
+ Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược )
+ Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
- Xen kẽ là các tiết luyện tập về :
+ Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đọc hiểu văn bản văn học.
+ Kỹ năng liên kết trong văn bản.
* Hay từ tuần thứ 26 đến tuần 29, chương trình được bố trí như sau:
+ Đọc- hiểu : Một số đoạn trích trong Truyện Kiều
+ Tiếng Việt : Luyện tập Từ Hán Việt.
+ Luyện tập Đọc hiểu văn bản văn học.
Sắp xếp cụm bài học như vậy chính là nhằm tập trung hình thành và rèn cho học
sinh kỹ năng đọc văn và làm văn. Theo cách bố trí này thì 3 phân môn Tiếng Việt, làm
văn và văn không còn là 3 phân môn độc lập cung cấp những kiến thức kỹ năng độc
lập mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ: Trang bị kiến thức Tiếng Việt là để giúp đọc -
hiểu văn bản, làm văn.Còn các tri thức văn học, văn hoá xã hội, lịch sử, Tiếng Việt ...
là những công cụ cần thiết giúp cho việc đọc- hiểu văn bản văn học cũng như khả
năng tạo lập văn bản .
* Trong hệ thống bài Đọc- hiểu văn bản, việc bố trí sắp xếp bài học cũng theo

hướng tích hợp:
Các tác phẩm ở phần này đã được lựa chọn theo từng thể loại theo từng giai đoạn
lịch sử văn học và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
với các bài học , bài luyện tập Tiếng Việt và Làm văn.
Ví dụ : Ở chương trình Ngữ văn Nâng cao lớp 10, từ tuần 12 đến tuần 15, các tác
phẩm lựa chọ đưa vào phần đọc- hiểu văn bản đều là các tác phẩm thuộc các thể thơ
Đường luật ( Thất ngôn bát cú ĐL, Thất ngôn tứ tuyệt) như :
+ Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão )
+ Cảm hoài (Đặng Dung)
+ Bảo kính cảnh giới ( Nguyễn Trãi )
+ Quốc Tộ ( Pháp Thuận )
+ Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư)
+ Quy hứng ( Nguyễn Trung Ngạn)
+ Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ Độc Tiểu Thanh kí ( NGuyễn Du )
+ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ( Lí Bạch )
+ Thu hứng (Đỗ Phủ )...
2

Cách lựa chọn và sắp xếp bài học như vậy là hoàn toàn khác với chương trình SGK
trước đây .( Sắp xếp theo từng tác giả , giai đoạn văn học và dạy theo hướng minh hoạ
lịch sử văn học ít chú ý đến đặc trưng thể loại). Điều này đã khiến không ít giáo viên
chúng ta cảm thấy lúng túng khi triển khai bài dạy nhất là ở các tác phẩm cùng một tác
giả nhưng lại được bố trí dạy trong nhiều thời điểm khác nhau và những bài học về tác
giả lại dạy sau tác phẩm. Lúng túng là điều không tránh khỏi nhưng nếu biết định
hướng bài dạy theo cách tích hợp thì cũng không khó để tiếp cận và làm quen dần với
phương pháp dạy học mới theo quan điểm tích hợp.
Giúp học sinh tiếp cận với hệ thống bài đọc- hiểu theo đặc trưng thể loại là cách
tiếp cận với văn bản văn học một cách khoa học khách quan. Từ đó, giúp hình thành
năng lực tự tìm tòi phát hiện trong quá trình tiếp cận với nhiều tác phẩm khác, tao cho

các em hứng thú tự khám phá vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của tác phẩm văn học
Tin rằng nếu GV chú ý tổ chức dạy học những bài trên theo đặc trưng thể loại thì
sẽ tích hợp được hệ thống kiến thức kĩ năng cơ bản về đặc điểm của các thể thơ
Đường Luật và những điều này sẽ neo lại trong tâm trí các em để khi cần thiết các em
sẽ huy động nó như là công cụ, chìa khoá để có thể đọc hiểu những tác phẩm cùng thể
loại, cũng như vận dụng để tạo lập văn bản.
III/ Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp :
1. Yêu cầu chung : Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu Giáo
viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của
từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố
chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ
đó giúp hình thành hệ thống tri thức , kĩ năng cơ bản cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy các bài Đọc - hiểu văn bản văn học ( Chương trình Ngữ văn nói
chung ) cần chú ý :
-Khai thác khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật,
làm rõ hiệu quả biểu đạt của các yếu tố ngôn ngữ đó nhằm giúp học sinh cảm hiểu
được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
-Khai thác cách kết cấu, lôgich văn bản...Từ đó hình thành kiến thức về đặc trưng thể
loại và kĩ năng tạo lập văn bản.
Như vậy, muốn kết hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học để đảm bảo tính tích
hợp, thì ngay ở khâu chuẩn bị, GV cần nắm vững cách phân bố chương trình, bài dạy
để có hướng tổ chức bài dạy theo từng cụm bài cùng đặc trưng thể loại, cụm bài có
điểm giao về nội dung kiến thức kĩ năng, từ đó chú ý thiết kế bài dạy theo hường tích
hợp.
2. Phương pháp dạy học ở từng phân môn cụ thể :
a/ Dạy Đọc- hiểu văn bản văn học :
*Theo quan điểm tích hợp, dạy đọc- hiểu là quá trình giúp học sinh qua việc tiếp xúc
với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, thấy được vai trò,
3


hiệu quả biểu đạt của các hình thức biện pháp ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng nghệ
thuật, những thông điệp tư tưởng tình cảm, thái độ của người viết gửi gắm trong tác
phẩm cụ thể . Đồng thời, qua nhiều tác phẩm đọc- hiểu cùng thể loại cần giúp học sinh
nắm vững đặc trưng thể loại : về kết cấu, ngôn ngữ ... mang tính đặc thù của thể loại
đó nhằm trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng cơ bản về thể loại văn học. Do vậy
cần:
-Xem dạy Đọc- hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, hiểu kĩ và hiểu sâu
văn bản.
-Đồng thời trang bị cho người học kiến thức đọc văn và phương pháp đọc văn thông
qua việc tiếp cận với các tác phẩm tiêu biểu cùng thể loại trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định, hình thành kiến thức về thể loại văn học một cách hệ thống.
*Các bước hướng dẫn đọc- hiểu :
- Tìm hiểu chung về tác phẩm gồm :
+ Tác giả.
+ Hoàn cảnh ra đời .
+ Xác định thể loại và tìm hiểu đặc trưng thể loại.
+ Tìm hiểu kết cấu của văn bản .
+ Định hướng chủ đề tác phẩm .
==>Hướng dẫn học sinh nắm vững phần kiến thức chung qua hệ thống câu hỏi:
+ Hỏi về hoàn cảnh ra đời ( giúp gì cho việc tìm hiểu tác phẩm? )
+Hỏi về những nét nổi bật trong tiểu sử, sự nghiệp tác giả. ( chi phối đến sáng tác
như thế nào?
+ Hỏi về đặc điểm thể loại và vai trò tác dụng của thể loại.
+ Câu hỏi xác định bố cục, kết cấu văn bản ( Căn cứ vào mạch truyện, mạch cảm
xúc, theo đặc trưng thể loại ))
- Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản : Cần chú ý câu hỏi đọc- hiểu kĩ và Đọc - hiểu sâu
văn bản
+ Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó , điển tích điển cố...
+ Câu hỏi phát hiện các khía cạnh độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật : Từ ngữ, hình
ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ...( Những chi tiết nghệ thuật nào đã được tác giả sử

dụng một cách đặc sắc độc đáo? )
+ Câu hỏi về giá trị biểu đạt,hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật nhằm
gợi mở, kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, liên hệ, khả năng cảm thụ văn
học của học sinh .( Ví dụ : Cảm nhận của em về cảnh vật ( con người, tình cảm, cảm
xúc...) được gợi qua chi tiết, từ ngữ, hình ảnh...? )
+ Câu hỏi về thông điệp tư tưởng tình cảm, ý nghĩa triết lí... tác giả muốn gửi gắm
qua tác phẩm .( Qua bức tranh cảnh vật ( con người, tâm trạng, cảm xúc...) tác giả
muốn gửi gắm điều gì ? )
+ Câu hỏi về sự đóng góp về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm...
4

b/ Dạy các bài Tiếng Việt - Làm văn : Bài học Tiếng Việt và Làm văn trong
chương trình SGK mới gồm hai loại :
+ Bài học hình thành lí thuyết .
+ Bài học thực hành củng cố lí thuyết : - Luyện tập Tiếng Việt.
- Viết, trả bài làm văn.
- Tổ chức bài dạy:
* Nguyên tắc chung : Cả bài học Làm văn và Tiếng Việt đều lấy kiểu văn bản để
tổ chức nội dung dạy học nên việc dạy lí thuyết văn bản (Định nghĩa, phân loại, đặc
điểm, cách làm bài ) chỉ do một phân môn đảm nhiệm . Phần luyện tập nhận biết và
rèn kĩ năng tạo lập văn bản không chỉ lấy các văn bản văn học trong chương trình đọc-
hiểu làm ngữ liệu mà còn phải dựa vào nhiều loại ngữ liệu khác để từ đó hình thành
kiến thức kĩ năng tích hợp cho học sinh, giúp các em phân biệt các loại văn bản, đồng
thời thấy được sự kết hợp các kĩ năng trong một văn bản:
+ Miêu tả trong bài văn tự sự.
+ Miêu tả trong các văn bản văn học khác...
Từ những đặc điểm trên, khi dạy Tiếng Việt- Làm văn, giáo viên cần xác định cụm
tương đồng giữa : Kiểu văn bản và loại thể văn bản.
Ví dụ : + Tiếng Việt- Làm văn -Kiểu văn bản tự sự.
-Kiểu văn bản miêu tả.

+ Bài Đọc- hiểu : -Tác phẩm tự sự
*Tổ chức dạy học Tiếng Việt – Làm văn theo nguyên tắc tích hợp :
- Giờ Tiếng Việt :Mỗi bài học đều nhằm cung cấp cho học sinh một đơn vị ngôn
ngữ cụ thể. Do vậy yêu cầu :
+ Hướng dẫn học sinh liên hệ với các tác phẩm đã và đang học trong chương trình
Đọc- hiểu văn bản.
+ Đặt yếu tố ngôn ngữ đó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, vận dung lí thuyêt
một cách thành thạo để nghe, đọc, hiểu, nối đúng và viết đúng.( kiến thức , kĩ năng
tích hợp).
+ Đặt các yểu tố ngôn ngữ này trong các tình huống đời sống để so sánh mở rộng
giúp học sinh nắm vững khắc sâu kiến thức.
- Giờ Làm Văn:
+ Căn cứ vào các văn bản văn học trong phần Đọc - hiểu văn bản, coi như đó là
những văn bản mẫu cho kiểu văn bản và sử dung với vai trò ngữ liệu làm cơ sở cho
việc hình thành lí thuyết ( phân tích cách diễn đạt, kết cấu, bố cục...)
+ Hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức kĩ năng từ phần Đọc-hiểu văn
bản và Tiếng Việt để tạo lập văn bản.
+ Củng cố năng lực nghe, đọc, hiểu và tạo lập văn bản bằng việc làm văn ( tạo lập
một văn bản cụ thể ).
5

Tóm lại, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên, mỗi giáo viên
chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng
cỏ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong
quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết dạy học
để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài
dạy chính là sau bài hoc học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự khám phá cái
hay cái đẹp của tác phẩm văn chương hoặc có thể tự mình tạo lập văn bản trong những
tình huống mà đời sống đặt ra cho các em.
IV/ Thiết kế thử nghiệm một số bài dạy theo quan điểm tích hợp

Tiết 41 - 42 , Tuần 11
Đọc văn:
XÚY VÂN GIẢ DẠI
(Trích chèo Kim Nham)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của vở chèo “Kim Nham” qua đoạn trích.
-Thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của vai Xúy Vân trong đọan trích.
-Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV, tài liệu tham khảo.có thể cho HS xem vài trích đoạn chèo ( qua video hoặc
trình chiếu trên Powerpoin để minh hoạ giúp các em tiếp cận với các làn điêu cũng như
các yếu tố về nghệ thuật chèo mà vốn rất ít khi được xem)
-Thiết kế dạy học.
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Kết hợp giữa nêu vấn đề trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thuyết giảng.
- Chuẩn bị :Yêu cầu HS soạn bài ở nhà dựa theo câu hỏi hướng dẫn SGK, tham khảo
thêm tài liệu liên quan để mở rộng kiến thức về bài học.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
-Quan sát là gì? Thế nào là quan sát đời sống?
-Nêu một số phương pháp và cách thức quan sát? Khi quan sát, cần chú ý điều gì?
-Quan sát có gì khác với thể nghiệm? -Để có thể thể nghiệm được, yêu cầu đặt ra là
gì?
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà qua vở soạn, có thể nêu câu hỏi chuẩn bị tâm thế
cho bài học.( Đã có khi nào em được xem một vở chèo chưa? Ấn tượng nhất về điều gì
khi xem chèo ? )GV dựa vào tình huống trả lời cua HS để vào bài.
6

×