Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.32 KB, 14 trang )

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trường THPT Hoàng Cầu
Địa chỉ:27/44 Nguyễn Phúc Lai, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa- Hà Nội
Email:
Thông tin học sinh:
1. Nguyễn Thành Đạt –NS: 03/11/1999-Lớp 10A5
2. Nguyễn Anh Tú –NS: 08/06/1999- Lớp 10A5
Hà Nội -2014
*Tên tình huống: Rác thải ở Hà Nội:
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 1
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ở Hà Nội đang là vấn đề rất được quan tâm,
đặc biệt là vấn đề rác thải. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là hiện tượng xả
rác ra đường và những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người
ta cũng tiện tay vứt rác xuống
Ở bất cứ nơi nào, bất cứ ngõ ngách nào trên đường phố Hà Nội chúng ta cũng có
thể bắt gặp những hành vi vô ý thức, xả rác một cách tự nhiên.
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 2
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 3
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, thuốc lá, vỏ lon, túi ni lông được vứt rất
bừa bãi, Người ta lười tới nỗi mà hút thuốc xong cũng không buồn bỏ vào thùng
rác, vứt luôn ra đất
…ăn xong một gói kẹo, gói bánh hay uống xong một chai nước cũng vứt vỏ lung
tung, ăn xong một mẩu cao su cũng nhổ toẹt ra đất… Ngay cả trong công viên-
một nơi vốn có không khí trong lành cũng tràn ngập rác.
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 4
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Thậm chí hiện nay, trong một số trường học, hiện tượng xả rác vô ý thức cũng trở


nên không còn xa lạ. Trong ngăn bàn,chân cầu thang, sân trường nơi nào cũng có
mặt của rác với đầy đủ các loại: từ giấy vụn đến vỏ kẹo, vỏ lon,,,Những học sinh
mặc dù đã được nhắc nhở, dạy bảo chu đáo vẫn ngang nhiên xả rác ra sân, ra
trường như chốn không người.
Và, cũng chính vì những hành vi xả rác vô ý thức đó mà mỗi năm, con người
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 5
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
chúng ta đã thải vào môi trường 20 tỉ tấn CO
2
; 1,53 tỉ tấn SO
2
; 1 triệu tấn Ni; 900
tấn Côban; 1,5 triệu tấn Asen Vấn đề được đặt ra là: Thủ đô Hà Nội ngàn năm
văn hiến của chúng ta sẽ ra sao nếu hiện tượng này vẫn tiếp diễn?
Vậy, vì sao mà người ta lại xả rác bừa bãi?
I/Mục tiêu giải quyết tình huống:
A/ Kiến thức:
- Qua tình huống trên,chúng ta có thể thấy rằng rác thải ở Thủ đô Hà Nội là vấn đề
nan giải và đang rất cần được quan tâm ,nguyên nhân từ sự thiếu ý thức và hiểu
biết của mọi người. Để hiểu rõ những tác hại do rác thải gây ra, là học sinh trung
học phổ thông, chúng ta nên vận dụng những kiến thức đã được học để xử lí tình
huống một cách nhanh, gọn, thực tiễn và có ích nhất.
- Phải biết cách vận dụng liên môn những môn học khác nhau như môn Sinh học,
Công nghệ, Hoá học, những kinh nghiệm thực tế và vận dụng kiến thức đó làm
gốc vào để giải quyết, xử lí tình trạng xả rác bừa bãi và ô nhiễm môi trường một
cách thích hợp.
B/Kĩ Năng
- Tiếp thu tốt những kiến thức được học ở các môn học trên lớp để vận dụng xử lí
khoa học những tình huống thực tiễn,vô tình gặp phải.
- Biết cách vận dụng các kiến thức đã học của các môn : Hóa, Sinh, Công nghệ, …

để phát huy trí tuệ từ cấp độ thấp đến cấp độ cao hơn.
C/Thái độ
- Không để tình trạng rác thải ngày càng gia tăng có cách xử lí nhanh và kịp thời
đối với các trường hợp xả rác bừa bãi ra nơi công cộng.
- Mọi người hiểu được bảo vệ môi trường xung quanh ta là rất quan trọng.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống, cảnh quan đô thị, vẻ đẹp của Thủ đô
- Hiểu được cách vận dụng các kiến thức đã được học và thực tế cuộc sống.
II/ Tổng quát về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình huống
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 6
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
- Suy nghĩ và đưa ra tình huống.
- Tìm cách giải quyết tình huống.
- Nhớ lại những kiến thức đã học và xem lại các kiến thức liên môn liên quan
có thể áp dụng để giải quyết tình huống mà chúng em đã đưa ra.
III/Phương pháp giải quyết tình huống
- Trong tình huống mà chúng em đã đưa ra thì chúng em đã vận dụng kiến
thức liên môn sau để giải quyết một cách thích hợp:
+ Môn Hóa học
+ Môn Sinh học
+ Môn Công nghệ
+ Hoạt động ngoài giờ
+ Kiến thức đã học được trong thực tế : xem TV, sách, vở …
IV/Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống
Một số nguyên nhân chủ yếu mà chúng em nhận thấy:
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 7
RÁC
1-Sự thiếu hiểu biết , thiếu ý thức
trong việc bảo vệ môi trường và thói
quen, tập quán sinh hoạt bắt nguồn từ
tác phong của nền sản xuất nông

nghiệp nhàn nhã, tùy tiện, thoải mái,
tự do.
2-Sự lười biếng, thói vị kỉ. Giữ
nhà mình sạch sẽ nhưng lại xả rác
ra nơi công cộng một cách vô tư;
trên cơ sở bảo vệ lợi ích của mình
mà ngang nhiên xâm phạm đến lợi
ích của người khác.
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Khi nhận thấy được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi ở Thủ
đô, em nghĩ biết nguyên nhân thì sẽ đưa ra được biện pháp xử lí, giống như “ Trị
bệnh thì trị tận gốc “ vậy…Là học sinh trung học phổ thông, em mạo muội được
đưa ra một số biện pháp như sau:
- Đối với nguyên nhân thứ nhất : Sự thiếu hiểu biết , thiếu ý thức trong việc bảo vệ
môi trường và thói quen, tập quán sinh hoạt bắt nguồn từ tác phong của nền sản
xuất nông nghiệp nhàn nhã, tùy tiện, thoải mái, tự do: Chúng ta nên tuyên truyền
rộng rãi và không ngừng cảnh báo sự nguy hiểm về ô nhiễm môi trường . Hình
thức tuyên truyền có thể qua phường, xã, qua tổ dân phố, tổ phụ nữ…Phải cho
người dân biết được rác thải cũng gây ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường như thế
nào…Hơn nữa, Sở Giáo dục nên đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường
trong sách gáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về
môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó các em biết bảo
vệ môi trường mình đang sống.
-Với nguyên nhân thứ 2: Sự lười biếng, thói vị kỉ. Giữ nhà mình sạch sẽ nhưng lại
xả rác ra nơi công cộng một cách vô tư; trên cơ sở bảo vệ lợi ích của mình mà
ngang nhiên xâm phạm đến lợi ích của người khác.
Khi đi quanh Thủ đô của chúng ta, những biển báo kiểu như thế này không phải
là hiếm :
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 8
3-Điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó

khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng
được nhu cầu thu gom rác của
người dân;
4-Các cơ quan chức năng chưa có
những biện pháp giải quyết một
cách triệt để, chưa có chế tài xử
phạt nghiêm khắc;
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội

Em nhận thấy rằng càng chỗ nào có biển thì rác vứt xuống càng nhiều…Và
em cũng thấy rằng dân ta khá mê tín vậy nên em nghĩ nên chăng thay cho
biển báo cấm nọ, cấm kia thì có lẽ mình nên thắp ở đó vài nén nhang, khi đó
người dân sợ sẽ không dám vứt rác bừa bãi nữa một cách khác nữa là, theo
em xã, phường nên thường xuyên tổ chức, phát động phong trào tình nguyện
như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở những khu vực công cộng, làm
sạch Hồ Tây, Hồ Gươm mà đối tượng tham gia ngoài học sinh, sinh viên còn
có cả các bà con trong tổ dân phố, đặc biệt là các ông, bà đã về hưu…
- Với nguyên nhân thứ 3: Điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn, thiếu thốn, chưa
đáp ứng được nhu cầu thu gom rác của người dân: Điều này có liên quan đến
nguyên nhân thứ 2.Theo em, nhà nước nên có nhiều điểm tập kết rác hơn, cụ thể là
trong các khu dân cư, nên để xe tập kết rác ở nhiều vị trí hơn để người dân có thể
đi ra tận đó vứt rác, tránh việc vứt bừa bãi. Hơn nữa có một thực tế ở ngay khu dân
cư nhà em đang sống đó là: Bố, mẹ, anh, chị em, và cả em nữa đều đi làm, đi học
về rất muộn, thường là 17h30 hoặc 18h mới về đến nhà, trong khi xe tập kết rác đi
thu gom từ 16h30…Như vậy nhà em nói riêng và rất nhiều gia đình khác nói chung
là không mang rác ra xe được, tối về cơm nước xong thì xách luôn ra ngoài đường,
tiện đâu thì vứt đó chứ không ai để trong nhà…vậy em cũng đề nghị là xe thu gom
rác đi muộn hơn, hoặc mỗi khu dân cư nên để một vài xe thu gom rác để phục vụ
những gia đình đi làm về muộn
- Với nguyên nhân thứ 4: Các cơ quan chức năng chưa có những biện pháp giải

quyết một cách triệt để, chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 9
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Hiện tượng vứt rác, xả rác bừa bãi là hiện tượng phổ biến, đi đâu chúng ta cũng
bắt gặp như em đã viết ở trên…Vậy nên khi nói đến nguyên nhân này thì em chợt
nhớ đến việc đi xe gắn máy đội mũ bảo hiểm, đó là ai không đội sẽ bị xử phạt thật
nặng, và khi đưa ra hình thức phạt tiền thì giờ đây đi trên đường phố Hà Nội
chúng ta thấy gần như 100% người tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn
máy đều đội mũ vậy sao chúng ta không đưa ra hình thức phạt kinh tế đối với
những trường hợp xả rác bừa bãi?? Theo em, các cơ quan chức năng nên đưa ra
luật quy định về hình thức phạt tài chính đối với những trường hợp xả rác này.
Ví dụ: 1 lần vứt rác không đúng nơi quy định thì phạt 50.000đ chẳng hạn, rác ở đây
bao gồm: bã kẹo cao su, đầu thuốc lá, vỏ hộp sữa, túi nilon…v…v…thậm trí cả
việc nhổ nước bọt…Hoặc: Nhà nước quy định: xả rác, thuốc lá ra các khu đô thị,
nơi công cộng phạt 50-200 nghìn đồng; bỏ rác không đúng nơi quy định ở các địa
điểm trên phạt 200-500 nghìn đồng; chôn hoặc thải các chất gây ô nhiễm ở thể rắn
phạt 40-60 triệu đồng; xả dầu mỡ, hóa chất, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, kí
sinh trùng vào môi trường phạt 60-100 triệu đồng
Ngoài những đề xuất trên, theo em nhà nước cũng nên khuyến khích, động viên
người dân tự phân loại rác ngay tại nhà theo sơ đồ sau:
Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 10
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
- Thực hiện phân loại rác từ ngay trong mỗi gia đình. Em đưa ra ý tưởng thiết kế
thùng rác nhiều ngăn, ví dụ:

Rác chôn lấp Rác hữu cơ Rác tái sinh
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 11
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Các ngăn này có thể tách rời thuận tiện trong việc thu gom.Và trong quá trình

thu gom các bác bên môi trường cũng phải có thùng phân loại rác.
Với rác hữu cơ: Nhà nước nên cử người về từng địa phương để hướng dẫn
người dân cách xử lí sinh học như ủ, trộn để làm nguyên liệu sản xuất phân
bón sinh học
Mặt khác, khi học môn Sinh học lớp 10 em thấy rằng: Nhiều loại vi sinh vật có
khả năng phân giải ngoại bào polisaccarit ( tinh bột, xenlulozo…có trong nhiều
loại rác hữu cơ) thành các đường đơn ( monosaccarit), sau đó các đường đơn này
được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, kị khí
hay lên men
-Lên men êtylic
Nấm(đường hóa) Nấm men rượu
Tinh bột Glucôzơ Eetanol + CO
2
Xenlulozo
Phương trình phản ứng hóa học:
( C
6
H
10
O
5
)
n
+nH
2
O → C
6
H
12
O

6
→ C
2
H
5
OH + CO
2
-Lên men lactic
Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường (glucôzơ, lactôzơ …)
thành sản phẩm chủ yếu là là axit lactic, có 2 loại lên men lactic là lên men
đồng hình và
-Lên men dị hình .


Vi khuẩn lactic đồng hình
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 12
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
Glucôzơ Axit lactic
Vi khuẩn lactic dị hình
Glucôzơ Axit lactic + CO
2
+ Eetanol + Axit axêtic
Tinh bột
Một biện pháp xử lý khác nữa là xử lý bằng phương pháp đốt, cách đây
không lâu bọn em cũng được xem một chương trình, một người nông dân đã
thu gom rác, đốt để tạo ra nguồn điện sinh hoạt cho gia đình
Đó là những biện pháp thiết thực, gần gũi với người dân mà em nghĩ nếu dược
hướng dẫn thì bất kì người dân nào cũng làm được
Một vấn đề nữa là túi nilon, người dân hay sử dụng loại túi tiện dụng này đề đi
chợ mà ít ai biết đến khả năng khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng của nó em cũng biết nhà nước đã có nhiều biện pháp tuyên truyền cổ động
người dân dùng túi giấy thay cho túi nilon , nhưng vẫn chưa hiệu quả, túi nilon vẫn
áp đảo túi giấy…vậy tại sao không cho đóng của các xưởng sản xuất túi nilon, thay
vào đó là sản xuất túi giấy??
Chẳng nói đâu xa, hiện tượng xả rác bừa bãi xảy ra hàng ngày chính tại nơi nuôi
dưỡng tâm hồn, nơi hàng ngày chúng em được giáo dục để trở thành những người
văn minh, thanh lịch, nơi truyền đạt, tiếp thu những kiến thức của nhân loại đó là
dưới mái trường. Mặc dù hiện tượng xả rác ít hơn so với ngoài xã hội tuy nhiên
đâu đó vẫn có những học sinh vô ý thức, xả rác, nhổ bã kẹo bừa bãi làm mất đi vẻ
đẹp của một môi trường văn hóa Theo em, chính bản thân đội ngũ cán bộ lớp, giáo
viên chủ nhiệm, các thầy cô giám thị, cán bộ nhân viên trong nhà trường phải có
trách nhiệm kịp thời phát hiện, phê bình, khiển trách những cá nhân có hành động
thiếu văn hóa ,thậm trí phê bình trước toàn trường nếu hành động xả rác bừa bãi
được lặp lại… Hơn nữa, chúng em mong muốn ít nhất một năm một lần nhà trường
tổ chức cho các lớp hoặc các khối được tham gia các hoạt động tình nguyện đi nhặt
rác ở những nơi công cộng, hoặc đi vớt rác ở hồ…khi đó chúng em được tham gia
các hoạt động thực tế, được làm việc có ích và cũng là được học về kĩ năng sống
V/Ý nghĩa:
Hà Nội- nơi chôn rau cắt rốn của em, em yêu Hà Nội như yêu chính bản thân mình,
và em nghĩ, không chỉ em, bất kì người Hà Nội nào cũng yêu Thủ đô có bề dày lịch
sử ngàn năm văn hiến của mình Người Hà Nội văn minh thanh lịch, nhưng sự văn
minh thanh lịch đó sẽ dần mất đi nếu như mỗi cá nhân chúng ta không nâng cao ý
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 13
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề rác thải ở Hà Nội
thức gìn giữ, bảo vệ môi trường mình đang sống Sự văn minh thanh lịch thể hiện ở
ngay những hành động tưởng như nhỏ bé mà ý nghĩa lại vô cùng to lớn: xả rác
đúng nơi quy định. Mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức thì cả cộng đồng có ý thức,
chúng ta hãy chung tay xây dựng Thủ đô, hãy giữ cho Thủ đô của chúng ta luôn có
môi trường xanh- sạch-đẹp để Thủ đô của chúng ta mãi là nơi hội tụ văn hóa, kết
tinh văn minh của Việt Nam.

-_Hết_-
Nhóm học sinh: Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Anh Tú Page 14

×