Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN học SINH CUỒNG THẦN TƯỢNG và một số GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.45 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI
TRƯỜNG THCS THẠCH THÁN
Địa chỉ: Xã Thạch Thán – Huyện Quốc Oai – TP Hà Nội
Điện thoại: 0433. 843436
Email:
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
TÊN TÌNH HUỐNG
“HỌC SINH CUỒNG THẦN TƯỢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ”
Môn học chính: Ngữ văn
Các môn học tích hợp: Sinh học, Toán, Giáo dục công dân, Tin
Nhóm học sinh thực hiện:
1. Bùi Hải Yến - Ngày sinh: 07/07/2000 HS lớp 9A
2. Lê Thanh Phương - Ngày sinh: 29/07/2000 HS lớp 9A
Quốc Oai tháng 12 năm 2014
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN 9
1. Tình huống cần giải quyết:
Trong chương trình Ngữ văn 9, sau khi học bài “Cách làm bài văn nghị luận về
một sự việc, hiện tượng đời sống”, cô giáo yêu cầu tìm hiểu và viết về một hiện
tượng trong đời sống học sinh. Sau khi tìm hiểu, chúng em nhận thấy một thực tế
trong xã hội hiện đại, nhiều thanh thiếu niên, học sinh PT nói chung, các bạn lớp 9a
trường THCS Thạch Thán nói riêng đã xuất hiện hiện tượng “cuồng thần tượng”.
Việc này nếu không có cách nhìn nhận đúng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Vì vậy, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu nhóm của em đã viết về :
“Học sinh cuồng thần tượng và một số giải pháp”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học liên môn khác nhau để giải quyết
các tình huống thực tiễn nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của các
bạn học sinh.


Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống theo phương châm “học đi đôi với hành”. Giúp các bạn có một cách
nhìn nhận toàn diện về hiện tượng trong XH đặc biệt nhìn nhận về “cuồng thần
tượng” để các bạn tự định hướng về thần tượng của mình.
Qua đó sẽ hoàn thiện nhân cách cho các bạn HS, để từ đó các bạn sẽ có nhận
thức về thái độ yêu, ghét rõ ràng, ngưỡng mộ học tập thần tượng,…
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Tìm hiểu về vấn đề cuồng thần tượng của các bạn học sinh đã được nhà trường,
ngành giáo dục quan tâm và nghiên cứu.Tuy nhiên dưới góc độ là một học sinh
THCS, qua những kiến thức được trang bị trong nhà trường, qua những tham khảo từ
nhiều kênh khác nhau như đài, báo, internet và việc tìm hiểu thực tế từ các bạn học
sinh của địa phương. Nhóm em viết bài nghị luận trước lớp để giúp các bạn thấy rõ
hơn về việc “cuồng thần tượng” để từ đó có ý thức hơn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
- Để đạt được kết quả chúng em đã áp dụng kiến thức của nhiều môn học liên môn
khác nhau như: văn học, GDCD, sinh học, Toán,Tin…
4. Giải pháp giải quyết tình huống :
Vận dụng các kiến thức môn học :
- Ngữ văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Sinh học : Vận dụng kiến thức sinh học lớp 8 :Chương 9 : “thần kinh và giác quan”
Bài 49 : “Cơ quan phân tích thị giác” để chỉ rõ sự ảnh hưởng tới mắt khi ngồi quá lâu
trên màn hình máy tính và “chat” quá nhiều.
Bài 50: “Vệ sinh mắt” để chỉ rõ được nguyên nhân gây bệnh về mắt.
Bài 54: “Vệ sinh hệ thần kinh” để chỉ rõ sự ảnh hưởng của việc cuồng thần tượng đối
với hệ thần kinh.
- Môn GDCD:
+ Vận dụng kiến thức GDCD 6: Bài 15: “Quyền và nghĩa vụ học tập” để cho thấy sự
quan trọng của việc học tập đối với học sinh, chỉ rõ sự lơ là học tập mà “cuồng thần
tượng” ở học sinh THCS Thạch Thán.
+ Vận dung kiến thức GDCD: Bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia

đình” để chỉ rõ nguyên nhân và biện pháp cho hiện tượng cuồng thần tượng với học
sinh THCS Thạch Thán.
- Toán: Cách tính toán những chi phí tiền bạc để theo dõi, gặp mặt thần tượng…
- Tin: Ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm trên google.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
* Xây dựng mục tiêu và giải quyết tình huống
* Tìm hiểu thực tế để trao đổi.
* Xây dựng các ý cần có trong bài nghị luân xong viết thành bài
* Tư liệu sử dụng : SGK
* Ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm trên google
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, truyền thông, hình ảnh của các ca
sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ… xuất hiện khắp mọi nơi và tới gần với khán giả,
công chúng hơn. Hệ quả tất yếu của hiện tượng trên là sự ra đời của văn hóa thần
tượng cũng như hội chứng fan cuồng. Nhưng vấn đề đáng quan tâm đến đó là: hiện
tượng các bạn học sinh cuồng thần tượng. Điển hình là một bộ phận lớn các bạn học
sinh đang chọn cho mình thần tượng là những ngôi sao trong ngành giải trí. Xu
hướng này đã được phát triển thành một làn sóng mạnh mẽ, làn sóng đó mạnh đến nỗi
khiến nhiều người giật mình trước xu hướng thần tượng quá đà các ca sĩ diễn viên
của các bạn học sinh. Nó cũng đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi “Vì sao những
cô cậu học sinh này lại tôn thờ thần tượng đến thế?”
Chúng em đã làm một cuộc khảo sát thực tế:
- Ở trường: Theo như chúng em đã điều tra các bạn học sinh khối 8, 9 của trường THCS
Thạch Thán có tổng số 168 bạn. Khi hỏi em thấy các bạn đều có những thần tượng riêng
của mình, cụ thể như bạn Bùi Thị Thu học sinh lớp 8B cho biết: “Em thích hai anh chị
Marian River và Dinh Dong Danted. Em có một quyển sổ về hình ảnh của anh chị ấy
đấy ạ!” (Hai diễn viên Philipin đang nổi lên trong những năm gần đây).
- Ở lớp 9A, bạn Lương Thị Nguyệt nói: “Tớ rất thích và hâm mộ anh JR- (ca sĩ
trong ban nhạc Nu’est tại Hàn Quốc )”.
Vậy thì vì sao các bạn lại coi đó là thần tượng của mình? Bạn Bùi Như Quỳnh
cho biết rằng: “Bởi tớ rất thích cách ăn mặc sành điệu của họ. Trông nhìn rất phong

cách”. Một số bạn khác thì hâm mộ tài năng của họ: như giọng hát hay, diễn xuất tốt,
xinh gái, đẹp trai,… Có bạn còn không giải thích được vì sao mình lại hâm mộ thần
tượng. Phải chăng thấy người ta gọi là thần tượng để theo trào lưu theo mốt, để không
bị gọi là cổ lỗ sĩ thì họ cũng tôn thờ thần tượng, coi họ như “Oxi”.
Vậy thần tượng là gì?
Có ý kiến cho rằng: “Thần tượng là một nhân vật cụ thể nào đó, có những
thành công hoặc ưu điểm nhất định, tác động đến cuộc sống chúng ta nhiều hoặc rất
nhiều theo hướng tích cực. Nhân vật đó có thể nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực hoặc có
thể chỉ là những con người bình dị xung quanh cuộc sống của chúng ta”.
Lại có ý kiến: Thần tượng là người mà mình yêu thích quý mến, là người mà
mình tôn sùng say mê, là người có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi cá nhân …
Như vậy không có một khái niệm chính xác tuyệt đối cho cụm từ “thần tượng”.
Theo em, hiểu một cách đơn giản, thần tượng là những cá nhân hay tập thể được
nhiều người biết đến và hâm mộ. Thần tượng có thể xuất thân trong nhiều lĩnh vực
như giải trí, y tế, khoa học, chính trị, thể thao…
Thần tượng không chỉ thu hút được mối quan tâm của giới truyền thông mà
còn nhận được sự nghiên cứu, để mắt của giới khoa học, chuyên gia. Năm 2002, ba
nhà nghiên cứu McCutcheon, Rense Lange và James Houran đã khái niệm hóa sự tôn
thờ thần tượng (celebrity worship) và phát triển một thang đo thái độ thần tượng
(celebrity attitude scale) với 3 cấp độ:
- Cấp độ đầu tiên đó là mức “giải trí - xã hội”. Ở mức này, người hâm mộ chỉ đơn
giản là thích và thảo luận về những điều thần tượng làm.
- Cấp độ thứ hai, người hâm mô thường xuyên nghĩ về thần tượng, có thể là hàng
ngày, hàng giờ, được gọi là cấp độ “mãnh liệt - cá nhân”. Những người ở mức này
thường tham gia vào các fan club, có tính hướng nội và hành động cảm tính.
- Cuối cùng là mức “ranh giới - bệnh lý”, ám chỉ những người hâm mộ sẵn sàng làm
mọi việc phạm pháp nếu được thần tượng yêu cầu. Người ở mức này có biểu hiện cực
đoan như ảo tưởng thần tượng yêu mình (erotomania), chủ động theo dõi thần tượng,
thậm chí viết thư từ với nội dung không phù hợp cho thần tượng.
Năm 2006, hai chuyên gia North và Hargreaves còn thêm vào thang đo trên

mức độ hâm mộ thứ tư, gọi là “bắt chước tai hại”. Người hâm mộ ở mức độ này sẵn
sàng bắt chước mọi hành vi của thần tượng, dù là nhỏ nhất. Bất cứ ai rơi vào hai mức
độ cuối cùng trong thang này có thể được gọi là một “fan cuồng”.
Có một điều rất vui ở đây là dù không hiểu thần tượng là gì nhưng khi được hỏi:
"Bạn có thần tượng ai không?", bạn lại dễ dàng có một câu trả lời: "Có, tôi thần
tượng ca sĩ T, diễn viên X…", "Thần tượng của tôi là ba (mẹ, anh, chị) ", hay là
"Tôi không thần tượng, chỉ cực kỳ yêu thích thôi" Ngưỡng mộ thần tượng là một
nét đẹp văn hóa. Thực sự là như vậy. Thần tượng là người tác động đến chúng ta theo
rất nhiều hướng tích cực. Đó có thể là những tấm gương để chúng ta học hỏi và noi
theo, là cái đích để ta ngắm tới, là ước mơ ta muốn đạt được.
Cơn “ cuồng thần tượng” của các bạn học sinh được biểu hiện khá đa dang. Rất
nhiều bạn học sinh hâm mộ thần tượng đến độ trong phòng treo đầy ảnh và poster, sưu
tập đầy những băng đĩa của thần tượng mình yêu thích. Đòi bằng được bố mẹ cho xem
biểu diễn, điều đáng nói ở đây là để có được cơ hội chiêm ngưỡng thần tượng trong
khoảng thời gian ít ỏi 2 – 3 tiếng đồng hồ, mỗi khán giả phải bỏ ra số tiền triệu để mua
vé vào cửa. Ở đây số lượng fan lên tới hơn 4000 người và hơn 90% là học sinh.
Họ tôn thờ quá mức, luôn tưởng tượng ra thần tượng là người yêu mình, là
cuộc sống của mình. Họ sẵn sàng làm mọi thứ vì thần tượng, sẵn sàng gạt bỏ tất cả.
Coi thần tượng như một vị thần thánh sống và tôn thờ quá mức, không có thần tượng
thì không thể sống nổi. Đáng báo động hơn, một số bạn trẻ bị bố mẹ cấm đoán không
cho xem phim và nhạc Hàn Quốc đã phản ứng bằng cách bỏ ăn, giả ốm, thậm chí lên
mạng chửi bới bố mẹ không thương tiếc. Chúng tôi xin trích lại một đoạn của một
bạn trẻ thể hiện tâm trạng của mình khi bị bố mẹ ngăn cấm: "Ông bà là cái thá gì mà
ngăn cản tôi yêu các anh? Tôi treo ảnh trong phòng ai cho ông bà có quyền gỡ, đốt
bỏ? Thật quá đáng! Ông bà cho rằng là bố mẹ tôi thì có quyền thóa mạ hả " Không ít
trường hợp, để chữa bệnh "fan cuồng" của con, nhiều gia đình đã nghĩ ra những kế
sách chưa từng có. Từ việc đuổi ra khỏi nhà, đập nát tivi, cắt đứt dây mạng, đến nhốt
trong phòng Tuy nhiên, điều đó vẫn không ngăn được việc con cái mình mê mẩn
nhân vật trên phim ảnh mà quên đi đời sống hiện tại.
Có cả những hành động thái quá như khóc sướt mướt, ôm hôn poster của thần

tượng. Lo lắng đến mất ăn mất ngủ chỉ vì mong muốn được gặp. Có bạn học sinh còn
nói rằng “ Có thể nói người cho tôi cuộc sống là nuôi tôi khôn lớn là bố mẹ nhưng
người làm tôi thấy cuộc sống này đẹp và có ý nghĩa thì lại là Big Bang” hay “Mình
có thể nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ ký, có thể là mẩy với cha mẹ
để xin tiền đi xem biểu diễn, nhuộm tóc xanh, tô môi tím, mặc áo khoác giữa trời
mùa hè nhiệt đới cho giống thần tượng…’’. Thậm chí, có những bạn còn đưa ra chân
lý sống: "Nếu người thân của tôi và thần tượng cùng ngã xuống sông, tôi sẽ cứu thần
tượng của mình trước". Hoặc một bạn tuyên bố: "Nếu tôi may mắn được gặp thần
tượng và người đó yêu cầu tôi làm việc phạm pháp tôi có thể cũng làm".
Ảnh “fan cuồng” khi đón các ca sĩ Hàn Quốc đến Việt Nam
Còn nhớ khi SNSD, T ara, JYJ, 2NE1, lên lịch trình sang Việt Nam là các fan
lại xôn xao trên mạng, xôn xao trong trường học và làm loạn ở nhà để được đi xem thần
tượng. Nhiều bạn trẻ tìm mọi cách vòi vĩnh cha mẹ, thậm chí đòi chết để có vé đi xem
thần tượng. Họ nắm cơm nằm xếp hàng đón ở sân bay, xếp hàng mua vé, xếp hàng xin
chữ ký … Giật mình hơn khi đầu năm 2012, cộng đồng sốc khi một nhóm bạn trẻ quỳ
gối xuống và hôn lên chiếc ghê của ngôi sao ca nhạc Hàn Quôc – Bi Rain đã ngồi trong
đêm lưu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đuổi theo xe thần tượng, hay chen lấn xô đẩy
chỉ để nhìn thần tượng một lần.
Hâm mộ thần tượng không phải là xấu, nhưng chúng ta phải biết chọn lọc
những cái hay, cái đẹp của họ để chọn lọc và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Vậy việc ngưỡng mộ thần tượng có mặt lợi, mặt hại như thế nào?
Theo TS. Hoàng Cẩm Tú - Trung tâm Tham vấn sức khoẻ tâm thần trẻ vị thành
niên chia sẻ, việc bạn trẻ có thần tượng là quy luật tâm lý tự nhiên. Ở lứa tuổi này,
các bạn thường lý tưởng hoá sự vật, hiện tượng, con người, có xu hướng nhìn cuộc
đời lung linh, tích cực. Những gì đẹp dễ được các bạn chọn làm thần tượng. Trong đó
thế giới showbiz là đối tượng dễ lọt vào tầm ngắm của bạn trẻ. Trước đây, nhân vật
Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A.Ostrovsky cũng đã trở thành thần
tượng của nhiều thanh niên thời bấy giờ. Họ sẵn sàng đương đầu với cái chết mà
không run sợ chỉ vì muốn sống theo lý tưởng của Paven. Tùy theo thời đại, lứa tuổi
mà mỗi người lại có những thần tượng cho riêng mình, những người lớn tuổi đã qua

thời chiến tranh thì thần tượng những ca sĩ hát nhạc tiền chiến như Cẩm Vân, Bảo Yến
… hay những diễn viên điện ảnh một thời như Chánh Tín, Trà Giang, Thương Tín…
Thời nay, mỗi bạn trẻ có thể chọn cho mình thần tượng riêng, người yêu Bill Clinton,
bạn thích Che Guevara, bạn yêu ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Hưng Một cách khách
quan, văn hóa thần tượng là một điều hoàn toàn tốt đẹp nếu ở mức độ phù hợp. Một
nghiên cứu với 75 sinh viên Canada cho thấy, 57% người tin rằng, thần tượng có ảnh
hưởng tới thái độ, lòng tin và đã tạo cảm hứng cho họ làm một việc gì đó. Theo nhà
nghiên cứu McCutcheon, Rense Lange và James Houran, bản chất hướng nội và sự
thiếu vắng các mối quan hệ xã hội trong thực tế khiến người hâm mộ mải mê tập
trung sự chú ý vào thần tượng, dẫn đến việc nhanh chóng trở thành cuồng tín. Tình
trạng fan cuồng diễn ra đặc biệt nhiều ở lứa tuổi vị thành niên, khi nhân cách chưa
phát triển hoàn chỉnh và dễ chịu tác động của bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, từ
một hành vi mang tính “quy luật lứa tuổi” đến việc các em biểu hiện niềm đam mê,
hâm mộ thế nào lại là một vấn đề cần giáo dục, là biểu hiện của bệnh lý.
Ngưỡng mộ thần tượng là một nét văn hóa đẹp, còn mê muội thần tượng thì lại
là cả một thảm họa. Ai cũng có thần tượng của riêng mình, nhưng hâm mộ thần
tượng đến mức không kiểm soát được hành vi. Trong con mắt những người này, thần
tượng là thiên tài, là thần thánh, có bạn còn bấp chấp tất cả để thể hiên tình yêu, bảo
vệ thần tượng, thậm chí gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Một chuyên gia từng công bố
số liệu gây sốc: Một tháng sau sự kiện nữ minh tinh màn bạc Marilyn Monroe tự tử,
có hơn 363 ca tự tử vì thần tượng của mình, tương đương với mức tăng 12,04% số
người tự tử ở Mỹ và 9,83% ở Anh. Một nhà nghiên cứu khác cũng khẳng định, những
fan cuồng thường có tình trạng sức khỏe tâm lý kém và bất ổn hơn người không tôn
thờ thần tượng. Họ có xu hướng dễ mắc các hội chứng rối loạn tâm lý, tâm thần, trầm
cảm. Riêng đối với học sinh, việc cuồng thần tượng sẽ dẫn đến những tác hại sau:
- Về học tập: các bạn học sinh trở nên lơ là vào việc học, suốt ngày chỉ chăm chú
săn bắt thông tin về thần tượng của mình. Trong lớp không chú ý nghe giảng, đầu óc
bay lơ lửng trên mây, đầu chỉ nghĩ về thần tượng. Thần tượng thái quá dẫn đến si mê
cuồng dại dẫn đến những việc làm không phù hợp đến lứa tuổi, ăn chơi đua đòi theo
thần tượng mà quên đi việc học tập, sống phóng khoáng buông thả không mục đích.

Đã có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra khi các bạn không ý thức về việc mình đua đòi
chạy theo những hiện tượng không tốt trở nên hư hỏng, học tập chểnh mảng thậm chí
là bỏ học.
- Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, nếu trở thành fan cuồng sẽ rất có hại
cho việc phát triển tính cách sau này. Thậm chí, không ít những trường hợp fan cuồng
nhỏ tuổi sẵn sàng thực hiện các việc làm phi pháp như ăn trộm, hành hung, giết người
chỉ vì có người nhận xét không tốt về thần tương của mình.
“Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui
vì ông bà già cuối cùng cũng biết điều và để mình đi…”, có lẽ câu nói “bất hủ” này
đã nói lên tất cả sự mù quáng của các fan cuồng.
Mới đây, khi vấn đề văn hoá thần tượng được đưa ra bàn luận trong đề thi Văn
ĐH khối D năm nay đã khuấy đảo cộng đồng fan, nhất là các K-pop fan. Trong khi
nhiều bạn nhận xét đề bài rất thực tế và mang tính giáo dục cao thì các fan cuồng lại
cật lực fan đối, họ coi đó là sự xúc phạm đến thần tượng cũng như sở thích riêng tư
của họ.
- Việc ngưỡng mộ thần tượng ở mức hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích. Tuy
nhiên, nếu "say" đến mức mê muội, cuồng tín thì đúng là một thảm họa. Nó sẽ ảnh
hưởng tới tâm lý. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng tâm lý đám đông, có cơ
chế lây lan và bắt chước. Chỉ cần một nhân tố trong đám đông "khởi sự" là cả tập thể
sẽ hòa theo. Đây có thể coi là một hiện tượng vô thức.
- Tiếp theo là ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều bạn mất ăn mất ngủ, khóc sướt
mướt mấy đêm ròng khi thần tượng bị ốm, bị mệt,… Ảnh hưởng nhiều cả đến thị
giác, suốt ngày dán mắt vào mấy video cip bài hát của thần tượng, lên mạng điều tra
thông tin, để họp fan, ăn điện thoại, ngủ cũng điện thoại như thế dẫn đến tình trạng
giảm thi lực ở mắt. Có những bạn tận 2 - 3h sáng mới bắt đầu ngủ bởi mải mê ngắm
ảnh sao, điều tra thông tin về thần tượng.
- Không những vậy nó còn làm thiệt hại về kinh tế của gia đình, của bố mẹ trong
những đêm show, hình dán, băng đĩa của thần tượng. Có những bạn chỉ vì muốn mua
một cái mũ giống thần tượng, in logo thần tượng trên áo mà đã tìm đủ mọi cách: có
thể là nhịn ăn sáng, nài nỉ cha mẹ hay ăn cắp ăn trộm,… để có được số tiền từ

100.000đ - 200.000đ. Để được nhìn thấy thần tượng các bạn phải bỏ ra số tiền khá
lớn - ít nhất vé xem từ 3- 4 triệu đồng, đó là chưa kể có bạn từ Hà Nội phải bay vào
thành phố Hồ Chí Minh để xem một chương trình biểu diễn của thần tượng. Một dẫn
chứng cụ thể: Chắc các bạn cũng biết sự việc ông Dương Cần Ký (68 tuổi) sinh sống
tại thành phố Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vì mong mỏi cho con gái
được gặp Lưu Đức Hoa đã nhảy xuống sông ở khu vực Tiêm Sa Chủy (Hong Kong)
tự vẫn, sau khi đã bán hết tài sản, sống lang thang, chấm dứt 13 năm chạy theo ước
mơ theo đuổi thần tượng của con…
- Nếu đam mê đến mê muội, mù quáng thì có thể làm cho tư duy của các bạn méo
mó, lệch lạc về nhân cách, khủng hoảng về tinh thần. Đã từng có một bạn trẻ hâm mộ
nhạc Hàn Quốc và đã có những lời lẽ thiếu văn hóa với cha mẹ vì không cho phép
treo ảnh thần tượng trong phòng. Thậm chí có những bạn tuyệt thực, bỏ nhà ra đi, dọa
tự tử vì không được đi xem thần tượng biểu diễn.
Trong hoàn cảnh đó, các bạn nghĩ làm như vậy là đúng, là thức thời. Tuy
nhiên, sau này nghĩ lại có thể chúng ta chẳng hiểu nổi tại sao lúc đó mình lại có
những hành động như thế.
- Việc cuồng thần tượng còn khiến các bạn học sinh rất dễ đánh mất bản thân.
Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Những động cơ của
các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, các bạn
tìm kiếm bản thân, xây dựng hình ảnh của mình dựa trên hình mẫu của thần tượng, từ
cách ăn mặc, lời nói cho đến cử chỉ, lối sống. Dần dần các bạn đánh mất bản thân
để có thể đồng hóa với thần tượng. Ví dụ như tưởng tượng thần tượng yêu mình hay
sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình. Đã có nhiều chuyện đáng tiếc say ra khi
các em không ý thức về việc mình đua đòi chạy theo những hiện tượng không tốt trở
nên hư hỏng , học tập chểnh mảng thậm chí là bỏ học.
* Vậy đâu là căn nguyên dẫn đến hiện tượng này?
- Trước hết là do tâm lý lứa tuổi, đây là lứa tuổi sôi động muốn thế hiên mình và
muốn tạo ra sự khác biệt. Khi các bạn không xác định được đúng khái niệm thần
tượng là gì, nhiều bạn bị theo hội chứng đám đông khi thấy nhiều người tôn thờ thần
tượng mà đâm ra tôn thờ theo. Mặt khác một số các bạn chưa xác định đúng giá trị

của bản thân. Khi mà không tự tin vào chính mình dựa vào giá trị của người khác.
Trong trường hợp này thì sự khủng hoảng về mặt giá trị và sự lệch lạc trong nhận
thức giá trị bản thân chính là nguyên nhân dẫn đến việc cuồng như vậy. Hơn nữa có
thể do sức ép từ học tập, gia đình, nhà trường lớn.
- Thứ hai là do ảnh hưởng của môi trường sống, môi trường giao tiếp nhất nhất
là truyền thông mạng internet cũng có nhiều vấn đề tác động tiêu cực tới giới các bạn
học sinh. Hiện nay, tồn tại một thực tế, mật độ các chương trình truyền hình có các
"sao" Hàn Quốc xuất hiện ngày càng dày đặc. Mở ti vi ra mà thấy đâu đâu cũng phim
Hàn, ca nhạc Hàn Chính vì thế, các bạn rất dễ bị tiêm nhiễm. Ở nông thôn, các bạn
phải giúp đỡ gia đình nên ít có thời gian, điều kiện để nảy sinh hiện tượng lệch lạc
thần tượng. Còn ở thành phố, các bạn có điều kiện, được giao lưu với văn hóa bên
ngoài nhiều hơn, có cơ hội tìm hiểu, theo đuổi đam mê thần tượng. Hơn nữa các bậc
phụ huynh ở thành phố có tâm lý chiều chuộng con hơn, có điều kiện kinh tế hơn, tạo
điều kiện cho các bạn “cuồng thần tượng” hơn.
- Và thứ ba là do gia đình, vấn đề này xuất phát từ hai phía: con cái và bố mẹ.
Thường tình trạng này hay xuất hiện ở những bạn thiếu tự tin, dễ bị cuốn hút bởi
những thứ hào nhoáng bên ngoài, cũng như người thiếu tự chủ dễ tin vào quảng cáo.
Hay cũng chỉ vì các bạn muốn thể hiện cái tôi, tỏ ra mình cũng là người sành điệu…
dẫn đễn sự ăn chơi đua đòi. Tuy nhiên các bậc phụ huynh mới là yếu tố chính khiến
con trở nên mê muội thần tượng. Bố mẹ nuông chiều con, bận rộn với công việc lại ít
dành thời gian để tìm hiểu quan tâm đến con. Đồng thời không đủ làm thần tượng của
con, không khiến con cảm thấy tin tưởng và có thể chia sẻ. Trong khi đó các ngôi sao
âm nhạc, diễn viễn điện ảnh xuất hiện với vẻ đẹp hào nhoáng, cuốn hút … khiến các
bạn yêu thích, rồi say mê. Khi đó, nếu bị người lớn chê trách phê phán, trẻ cảm tính
chưa điều khiển được cảm xúc, dễ có những câu nói hành động chống đối…Và nếu
các bậc phu huynh không biết cách ứng xử thì khoảng cách giữa họ với con ngày
càng xa hơn.
Vậy trước những hậu quả to lớn của việc cuồng thần tượng, chúng ta cần
có những biện pháp giải quyết như thế nào ?
- Về bản thân:

Trao đổi vấn đề thần tượng với bạn bè gia đình.
Tìm hiểu thông tin về thần tượng qua sách báo, tạp chí, internet … để ý thức
được giá trị của thần tượng nhằm thay đổi suy nghĩ về thần tượng.
Các bạn học sinh cần chú ý vào việc học tập, xác định cho mình đúng mục
tiêu, nhiệm vụ lý tưởng, đừng vì những thứ hào nhoáng bên ngoài, vì cái tôi mà chạy
theo những việc vô bổ như vậy. Thay vì việc suốt ngày cắm đầu vào chiếc máy tính,
những bài hát thì các bạn nên tham gia các trò chơi tốt cho sức khỏe, rèn luyện trí
não… Hãy hòa mình vào với thiên nhiên để thấy được những giá trị đích thực của
cuộc sống.
- Về phía gia đình:
Cha mẹ cần phải định hướng rõ ràng để các em nhận thức được đâu là thần
tượng đích thực, đâu là tấm gương sống để noi theo. Những ngôi sao Hàn Quốc họ
mang phong cách và văn hóa của đất nước họ, trong khi họ chỉ là những ngôi sao giải
trí đơn thuần. Việc sống chết để đeo đuổi học tập theo phong cách ca sĩ này thực sự
không nên. Người Việt Nam cần phải biết tôn trọng và phát huy giá trị Việt. Các phụ
huynh phải biết kiên trì, gần gũi và uốn nắn dần dần. Hãy khuyên con của mình rằng,
chuyện tôn thờ thần tượng không sai, nhưng nên biết mình phải thế hiện như thế nào
cho phù hợp để không ảnh hưởng đến người khác. Và hơn nữa hãy giải thích các ca
sĩ, diễn viên ở Hàn Quốc hay ở đâu thì họ cũng là những người bình thường như
mình. Họ cũng có những ưu điểm nhược điểm nên phải biết chắt lọc những điểm tích
cực để học theo. Đặc biệt các bậc phụ huynh cũng cần nghiêm khắc quản lí giáo dục
con em mình.
Bố mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện cùng con, chú ý đến việc phát triển
tâm sinh lý của các em, tâm sự cùng con để biết xem chúng thích gì và rồi khuyên
bảo định hướng. Đừng cấm cản hoạt động của con cái, vì như vậy sẽ khiến con trở
nên càng bất mãn và nổi loạn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu tâm lý của con, làm chỗ dựa
vững chắc, ủng hộ hoạt động hâm mộ của con, và bảo đảm những hoạt động này
không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt của con.
Quan tâm đến việc học tập cũng như tâm lý nói chung và vấn đề thần tượng
nói chung của các em. Cần gắn kết các thành viên trong gia đình tạo thành một thể

thống nhất để giúp con cái học tập tốt, phát triển toàn diện.
- Về phía nhà trường, xã hội:
Nhà trường và xã hội cũng cần có biện pháp tích cực nhằm phối hợp để định
hướng nhận thức về thẩm mỹ và đạo đức đối với các em. Cần phải uốn nắn cho các
bạn trẻ thế nào là thần tượng và cách thể hiện tình cảm của mình đối với thần tượng
như thế nào phù hợp. Việc này nên đưa vào các chương trình ngoại khóa tại trường
học để các em học sinh tự tranh luận, trao đổi với nhau. Những bạn trẻ có nhận thức
tốt về vấn đề này sẽ là những người có tác động tích cực đến những bạn mà có biểu
hiện như trên.
Tóm lại: Việc biểu hiện sự ái mộ đối với thần tượng là tâm lý bình thường của
các bạn trẻ, nhất là học sinh. Bởi, trong giai đoạn hình thành nhân cách, các bạn
thường tìm cho mình một hình mẫu để học tập, noi theo. Nhưng những kiểu ái mộ
đến mức “cuồng thần tượng” là biểu hiện của sự lệch chuẩn về đạo đức, thiếu tôn
trọng bản thân và gia đình. Thậm chí, đánh mất sĩ diện bản thân, hình ảnh quốc gia để
đeo đuổi một hình tượng giải trí bình thường. Kiểu hành xử như trên bắt nguồn từ
tâm lý muốn thể hiện bản thân của các bạn, tuy nhiên đây là cách biểu hiện tiêu cực
cần được uốn nắn. Chúng ta cần nhận thức đúng giá trị Việt. Và trên thực tế, người
Việt Nam không thiếu những hình tượng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực khác nhau như
những anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, các nhân thần, nhà giáo,
nghệ sĩ là những tấm gương cho chúng ta học tập và noi theo. Là một học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần xác định cho mình nhiệm vụ trước mắt là
học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện bản thân để trở thành những con người vừa hồng
vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của thời đại, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam
giàu mạnh.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Bài nghị luận vận dụng kiến thức từ tìm hiểu thực tế và thực trạng “cuồng
thần tượng” của giới học sinh nói chung, trong nhà trường nói riêng. Bài viết đã
phân tích cho các bạn học sinh thấy rõ mức độ nguy hiểm từ việc “cuồng thần tượng”
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức 1 số môn học như Toán, Tin, Sinh, GDCD, để
đưa ra những tác hại từ việc “cuồng thần tượng” và đề ta một số giải pháp nhằm hạn chế.

Sau bài thuyết trình, các bạn trong lớp sẽ có cái nhìn tổng quan về thực trạng của
việc “cuồng thần tượng”, đặc biệt là tác hại của nó. Đồng thời cũng giúp các bạn có
những nhận thức, hành động đúng đắn trước hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực trên.

×