Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.38 KB, 62 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN MINH ĐỨC


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN
2011 - 2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nông Thị Thu Huyền
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
một là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện củng cố vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành. Là giai đoạn không
thể thiếu với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh viên trường
Đại học Nông lâm nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Tài Nguyên và Khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong
khoa Quản Lý Tài Nguyên và Khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã truyền đạt cho em các kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Th.S Nông Thị Thu Huyền đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường
Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên, các cán bộ và các anh chị trong
phòng Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường đã giúp đỡ em trong
quá trình thực tập vừa qua.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của em không tránh
khỏi có thiếu sót. Vì vậy em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của thầy,
cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Trần Minh Đức






DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Dân số trung bình khu vực thành phố Thái Nguyên tính đến
01/011/2013 23

Bảng 4.2. Tải lượng chất ô nhiễm từ giao thông trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên năm 2013 28

Bảng 4.3. Lưu lượng các loại xe quan trắc thực tế (xe/ngày) tại một số
tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Năm 2013 29

Bảng 4.4. Thống kê tổng lượng bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng
trên địa bàn xã phường thành phố Thái Nguyên 30

Bảng 4.5. Tổng lượng nhiên liệu sử dụng trên địa bàn xã phường
thành phố Thái Nguyên 32

Bảng 4.6. Tổng lượng phát thải khí trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên 33

Bảng 4.7. Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên - Theo mạng lưới quan trắc môi trường toàn
tỉnh 34

Bảng 4.8. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Quảng
trường thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013 35


Bảng 4.9. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Đường
tròn Gang Thép giai đoạn 2011- 2013 35

Bảng 4.10. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực UBND
Phường Gia Sàng giai đoạn 2011- 2013 35

Bảng 4.11. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Cổng
trường Đại học Sư phạm giai đoạn 2011- 2013 36

Bảng 4.12. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Ngã ba
Quán Triều giai đoạn 2011- 2013 36

Bảng 4.13. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Tổ 14
Phường Tân Long giai đoạn 2011- 2013 36

Bảng 4.14. Diễn biến nông độ bụi trung bình qua các năm 2011 –
2013 37

Bảng 4.15. Diễn biến nông độ SO
2
trung bình qua các năm 2011 –
2013 37


Bảng 4.16. Diễn biến nông độ NO
2
trung bình qua các năm 2011 –
2013 38



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Hồng Kông chìm trong khói bụi. 7

Hình 2.2. Ô nhiễm không khí ở London. 8

Hình 2.3. Moscow mịt mù khói bụi 8

Hình 2.4. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung
quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 9

Hình 2.5. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999
- 2006 10

Hình 2.6. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm khu dân cư - Quận 2 và trạm
gần đường giao thông - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 -
2006 11

Hình 2.7. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005-
2009 11

Hình 2.8. Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các khu
dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008 12

Hình 2.9. Diễn biến nồng độ NO
2
ven các trục giao thông của một số đô thị

trong toàn quốc 13

Hình 2.10. Diễn biến nồng độ SO
2
tại các trục đường giao thông ở một số đô
thị 13

Hình 2.11. Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị
năm 2000 - 2006 14

Hình 2.12. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu vực
thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007) 14

Hình 4.1.Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên 18

Hình 4.2. Tỉ lệ % phát thải các loại bụi từ quá trình xây dựng cơ bản trên toàn
thành phố Thái Nguyên 31

Hình 4.3. Diễn biến nồng độ bụi (TSP) qua các năm tại các điểm quan trắc . 38

Hình 4.4. Diễn biến nồng độ SO
2
qua các năm tại các điểm quan trắc 39

Hình 4.5. Diễn biến nồng độ NO
2
qua các năm tại các điểm quan trắc 39

(Giá trị được lấy là giá trị lớn nhất trong năm của các đợt quan trắc) 39


Hình 4.6. Diễn biến nồng độ Bụi tổng số(TSP) trung bình năm 40

Hình 4.7. Diễn biến nồng độ SO
2
trung bình năm tại các điểm quan trắc 40

Hình 4.8. Diễn biến nồng độ NO
2
trung bình năm tại các điểm quan trắc 41

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

API : Công ty Cổ phần đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương
BVMT : Bảo vệ môi trường
CO : Cacbon oxit
EU : Liên minh Châu Âu
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NO
2
: Nitơ điôxit
ODA : Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SO
2
: Lưu huỳnh điôxit
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TSP : Bụi tổng số
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : Tổ chức Y tế Thế Giới



MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu 4
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường không khí. 4
2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường không khí. 4
2.1.1.3. Tiêu chuẩn môi trường. 4
2.1.1.4. Quy chuẩn kỹ thuật. 4
2.1.1.5. Chất gây ô nhiễm. 4
2.1.1.6. Khí thải. 4
2.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm không khí 5
2.1.3. Tác nhân gây ô nhiễm không khí 5
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÊ GIỚI VÀ
VIỆT NAM. 6
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí trên Thế Giới 6
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam 9
2.2.2.1. Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị hiện
nay 9
2.2.2.2. Ô nhiễm một số khí độc hại. 12

2.2.2.3. Benzen, toluen và xylen (BTX) - có xu hướng tăng cao ở ven các trục
giao thông đường phố 14
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 16
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 16
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 16
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân 16
3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 16
3.4.4. Phương pháp lây mẫu, phân tích và các tiêu chuẩn so sánh, đánh giá . 17
3.4.5. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 17
3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18
4.1.1.1. Vị trí địa lý 18
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất 18
4.1.1.3. Khí hậu 19
4.1.1.4. Thủy văn 20
4.1.1.5. Tài nguyên đất 20
4.1.2. Điều kiên kinh tế - xã hội 20
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 20
4.1.2.2. Điều kiện xã hội 22
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường không khí tại Thành phố Thái Nguyên 26
4.1.3.1. Thuận lợi 26

4.1.3.2. Khó khăn 27
4.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN 27
4.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm 27
4.2.1.1. Hoạt động công nghiệp 27
4.2.1.2. Hoạt động giao thông vận tải 28
4.2.1.3. Hoạt động xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật. 30
4.1.2.4. Sinh hoạt của người dân 31
4.2.2. Diễn biến chất lượng môi trường không khí 34
4.3. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN 43
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. 44
4.4.1 Giải pháp quy hoạch, quản lý 44
4.4.2. Giải pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
không khí 44
4.4.3. Giải pháp giáo dục truyền thông 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1. KẾT LUẬN 46
5.2. KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái
Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội
80km. Tổng diện tích tự nhiên là 177km
2
, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và

huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện
Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Trong những năm
qua, cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh, thành phố Thái Nguyên cũng đã
đạt được những thành quả to lớn về kinh tế - xã hội, giá trị sản xuất công
nghiệp, nông - lâm nghiệp trên địa bàn đạt hàng chục nghìn tỷ đồng.
Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung hầu hết các nhà máy, xí
nghiệp, khu - cụm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên như khu Gang thép
Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy xi măng Lưu Xá, Quán
Triều, , đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành
phố nhưng cũng chính là yếu tố gây ra các vấn đề về môi trường sống, đặc
biệt là môi trường không khí.
Trên địa bàn thành phố, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh có phát
sinh khí thải trong quá trình sản xuất là khá lớn. Trong đó bao gồm cả những
đơn vị có khả năng phát sinh những khí thải độc hại như SO
2
và bụi kim loại
nặng (các nhà máy luyện kim màu), bụi silic (các nhà máy ximăng) và hợp
chất hữu cơ nguy hiểm (nhà máy luyện cốc)….Các cơ sở hầu hết nằm trong
các khu vực đông dân cư sinh sống, mật độ dân cư đông đúc và một thực tế là
các đơn vị có hệ thống xử lý khí thải còn rất ít hoặc hiệu quả hoạt động của hệ
thống xử lý bụi, khí thải không cao.
Trong những năm gầm đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt
động xây dựng hạ tầng khu dân cư, giao thông, trung tâm thương mại, khách
sạn,… cùng với số lượng các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn
thành phố cũng gia tăng đáng kể, gây áp lực lớn đến vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí do khói bụi phát sinh.
2
Việc phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực
thành phố Thái Nguyên đã gây ra những tác động lớn đến cảnh quan đô thị và
đời sống nhân dân khu vực thành phố.

Việc đánh giá đúng về hiện trạng chất lượng môi trường, tìm hiểu
nguyên nhân gây ô nhiễm cũng như đề xuất xây dựng các biện pháp cụ thể để
kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực thành
phố Thái Nguyên là hết sức cấp bách.
Với những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi
trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013”
nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, xác định các nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, trên cơ sở đó đề xuất, xây dựng các
giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí khu
vực thành phố Thái Nguyên.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên khu vực thành phố
Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 để thấy được mức độ ô
nhiễm không khí, nồng độ ô nhiễm của các chất gây ô nhiễm trên địa bàn
thành phố, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và cải thiện
chất lượng môi trường không khí cho thành phố Thái Nguyên trong thời gian
tới.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được chất lượng môi trường không khí của thành phố Thái
Nguyên
- Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường
không khí tại thành phố Thái Nguyên.

- Đề tài phải có độ tin cậy và có tính xác thực, kết quả thu được phản
ánh trung thực, khách quan.
- Phải có tính khả thi
- Số liệu thu thập phải chính xác
- Đề tài phải có độ tin cậy và có tính xác thực, kết quả thu được phản
ánh trung thực, khách quan.

3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài là một bước nghiên cứu về môi trường không khí trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên cũng như sự ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm tới
sức khỏe con người. Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các công
trình nghiên cứu khoa học về chất lượng môi trường sau này.
- Tạo điều kiện cho sinh viên củng cố kiến thức đã học tiếp cận trực
tiếp với các nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao và tích lũy các kinh nghiệm thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng môi trường không khí trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm không khí trên khu vực thành phố
Thái Nguyên , qua đó đưa ra những giải pháp và định hướng đúng đắn trong
công tác quản lý và xây dựng thành phố nhằm đảm bảo môi trường.
- Rèn luyện kỹ năng thực tế của bản thân, các kỹ năng thu thập mẫu, xử
lý số liệu. Tích lũy kinh nghiệm, kiếm thức hữu ích phục vụ cho công việc
sau này.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho người dân.










4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường không khí.
Không khí là một hỗn hợp các chất khí gồm có khí nitơ chiếm 78,9% ,
oxi chiếm 0,95%, acgong chiếm 0,93%, đioxít cacbon chiếm 0.32% và một số
hiếm khí khác như neon, heli, metan,… Trong điều kiện bình thường cảu độ
ẩm tuyệt đối hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí.
2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số các chất lạ hoặc sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
2.1.1.3. Tiêu chuẩn môi trường.
Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
2.1.1.4. Quy chuẩn kỹ thuật.
Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức
khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an
ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản để bắt buộc áp dụng.
2.1.1.5. Chất gây ô nhiễm.

Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho
môi trường bị ô nhiễm.
2.1.1.6. Khí thải.
Là các chất khí được thải ra sau các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
5
2.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm không khí
Có hai nguồn gây ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí đó là
nguồn ô nhiễm thiên nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo.
Nguồn ô nhiễm thiên nhiên:
Do các hoạt động tự nhiên gây ra như núi lửa phun ra bụi nham thạch,
thải vào không khí CO
2
, CO và tro bụi, các quá trình phân hủy động thực vật
thải ra NH
3
, CH
4
, …
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo:
Do các hoạt động của con người gây nên và hiện nay là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với môi trường không khí. Các nguồn nhân tạo có thể kể đến là:
+ Giao thông vận tải (Nguồn ô nhiễm di động): Bao gồm giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
+ Các cơ sở, xí nghiệp đốt nhiên liệu (than, dầu, khí): Nguồn ô
nhiễm cố định
+ Các quá trình sản xuất công nghiệp đặc biệt là quá trình sản xuất hóa
chất, vật liệu, luyện kim, khai thác mỏ.
+ Các nguồn ô nhiễm khác: Sinh hoạt của nhân dân, đun bếp, đốt chất
thải, sản xuất nông nghiệp, bốc hơi từ nguồn nước mặt, xây dựng công trình

Các nguồn gây ô nhiễm nhân tạo lớn nhất là do các quá trình đốt nhiên liệu
gây ra
2.1.3. Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
- Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO
2
), nitơ đoxít (NO
2
), SO
2
, CO,
H
2
S và các loại khí halogen (Clo, Brom, Iot).
- Các hợp chất Flo.
- Các chất tổng hợp (ête, benzen).
- Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các
phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
- Các loại bụi năng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm,
niken, thiếc, cađimi…
- Khí quang hóa như ozon, FAN, FB
2
N, NOx, andehyt, etylen…
- Chất thải phóng xạ.
6
- Nhiệt độ.
- Tiếng ồn.
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên
liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân
thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các

tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua
dioxit sinh ra do đốt cháy than đá là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động
trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với oxy và nước
của không khí để tạo thành axít sunfuric (H
2
SO
4
) rơi xuống đất cùng với nước
mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều thực
vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axít là tác nhân ô nhiễm thứ cấp
được tạo thành do sự kết hợp SO
2
với nước. Cũng có những trường hợp, các
tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hóa với nhau để tạo thành tác
nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng với
các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÊ GIỚI VÀ
VIỆT NAM.
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí trên Thế Giới

Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì “màn mây khói độc”
Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ
quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là
một hiểm họa đối với dân chúng.
Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện
nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà hoặc tránh tiếp
xúc lâu với những khu vực đông xe cộ.“Chỉ số API hiện nay đang ở mức cao
kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay: Đường
chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn

sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và
khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này.
Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp
được khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được
7
khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có
chỉ số API hơn 200.
Giới chức Hồng Kông thường đổ lỗi nguyên nhân khiến bầu không khí
ô nhiễm là do khí thải từ vành đai nhà máy ở miền nam Trung Quốc đổ xuống
biên giới bắc Hồng Kông.
Nhưng một nghiên cứu của cơ quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi
đô thị) vào năm ngoái cho hay khí thải trên đường phố của chính Hồng Kông là
nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở thành phố đông đúc, 7 triệu dân này

Hình 2.1. Hồng Kông chìm trong khói bụi.

London (Anh) đang đứng đầu Châu Âu về ô nhiễm không khí
London đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ
phải chịu án phạt của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí
đạt mức nguy hiểm, vượt mức quy định của EU
Một báo cáo mới đây của Ủy ban kiểm tra môi trường thuộc Hạ viện
Anh, cho thấy ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân dẫn tới cái
chết của 50.000 người tại Anh mỗi năm.
Một nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng
cho thấy chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300
người tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ

bảng mỗi năm.

8


Hình 2.2. Ô
nhiễm không khí ở London.
 Mascow (Nga) khói bui mịt mờ
Tại Kremlin và nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do khói
bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến nhiều trong 10
triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng.
Tổng thống Nga cùng các quan chức Y tế đã khuyến cáo người dân
trong thành phố nên ở trong nhà khi có thông tin về khói bụi từ hàng trăm
đám cháy rừng đã làm cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng hơn gấp 5
lần mức được cho là an toàn

Hình 2.3. Moscow mịt mù khói bụi
9
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam
Môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi có tính phổ biến, nặng nề
và ô nhiễm các khí độc hại có tính cục bộ.
2.2.2.1. Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị hiện nay
Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành
phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công
trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.

Bụi PM10 - vấn đề cần được quan tâm
PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung
bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 µg/m
3
).
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội
và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn

cho phép (50 µg/m
3
).
Hình 2.4. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí
xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
Ghi chú: - Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung bình của 9 trạm tự động liên
tục trong thành phố - Hà Nội, Đà Nẵng: số liệu từ một trạm tự động liên tục
tại 1 vị trí của mỗi thành phố
(Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010)
[7]
10
Số liệu quan trắc tại các trạm trong khu dân cư như trạm Đà Nẵng (TP.
Đà Nẵng) và trạm ven thành phố như trạm Phủ Liễn (Hải Phòng), cho thấy
PM10 trung bình năm dao động xung quanh ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại
các trạm này, vẫn có những thời điểm PM10 trung bình 24 giờ vượt ngưỡng
cho phép rất nhiều.
Ô nhiễm PM10 giữa các khu vực trong một đô thị rất khác nhau. Hình
2.5 cho thấy vị trí chịu tác động của nhiều nguồn thải như trạm tại trường Đại
học Xây dựng Hà Nội có giá trị PM10 trung bình năm cao hơn nhiều so với
số liệu tại trạm Láng trong khu dân cư Hà Nội, bởi vì Trạm ở trường Đại học
Xây dựng gần đường giao thông chính và xung quanh có nhiều nhà cửa đang
xây dựng và cải tạo









Hình 2.5. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 - 2006
(Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2007; CEETIA, 2005)[10]
Hình 2.6 cho thấy nồng độ PM10 trung bình năm ở ven đường giao
thông cao hơn hẳn so với ở trong khu dân cư.
11

Hình 2.6. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm khu dân cư - Quận 2 và trạm
gần đường giao thông - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 - 2006
(Nguồn: Chi cục BVMT TP. HCM, 2007)[7]

Bụi lơ lửng tổng số (TSP) - tình trạng ô nhiễm đáng lo ngại
Tình trạng ô nhiễm đối với bụi lơ lửng tổng số (TSP) rất đáng lo ngại, đặc biệt
là ô nhiễm dọc hai bên các đường giao thông chính của đô thị.
Hình 2.7. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn
2005-2009
(Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) - Mạng lưới QT&PTMT
quốc gia, 2010) [13]
12
Không chỉ ở các tuyến đường giao thông đường phố mà các khu vực dân cư
của các đô thị cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là các khu vực dân
cư nằm sát khu vực đang có hoạt động xây dựng hoặc gần đường có mật độ
xe lớn (Hình 2.8).
Hình 2.8. Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các
khu dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008
(Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) - Mạng lưới QT&PTMT
quốc gia, 2010) [13]
2.2.2.2. Ô nhiễm một số khí độc hại.

Các khí CO, SO

2
, NO
2
trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn
trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời
điểm, nồng độ các chất này có tăng lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho
phép.Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông, nồng độ NO
2
ở gần các trục
đường giao thông cao hơn hẳn các khu vực khác. Đặc biệt tại những đô thị có
mật độ phương tiện giao thông cao như TP. Hồ Chí Minh, nồng độ NO
2
trong
không khí cao hơn hẳn những đô thị khác (Hình 2.9). Điều này chứng tỏ
NO
2
được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động giao thông trong thành phố.






13
Hình 2.9. Diễn biến nồng độ NO
2
ven các trục giao thông của một số đô thị
trong toàn quốc
(Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1,2,3) - Mạng lưới QT&PTMT
quốc gia, 2010) [13]

Nồng độ SO
2
và CO trung bình năm tại các khu vực trong thành phố
nhìn chung vẫn trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.
Do phần lớn SO
2
phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp nên
sự chênh lệch nồng độ SO
2
giữa khu vực dân cư và trục đường giao thông
không nhiều và có xu hướng giảm đi do một phần các cơ sở sản xuất được di
dời ra khỏi các thành phố trong các năm vừa qua (Hình 2.10)
Hình 2.10. Diễn biến nồng độ SO
2
tại các trục đường giao thông ở một số
đô thị
(Nguồn: Trạm QT & PT MT vùng Đất liền 1, TCMT, 2010; Viện Khoa học và
Kỹ thuật Môi trường - ĐH Xây dựng, 2009) [13]
14
Tại những nơi có mật độ giao thông cao, nồng độ CO cao hơn hẳn. Tại
các đô thị phía Nam, nồng độ CO tại các đường giao thông các năm 2000 -
2006 đều vượt QCVN (Hình 2.11).







Hình 2.11. Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô

thị năm 2000 - 2006
(Nguồn: Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh, Cục BVMT, 2007)[7]
2.2.2.3. Benzen, toluen và xylen (BTX) - có xu hướng tăng cao ở ven các trục
giao thông đường phố
Nồng độ khí benzen, toluen và xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven
các trục giao thông đường phố. Tại Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy nồng
độ BTX (benzen, toluen và xylen) cao nhất ở dọc hai bên các tuyến đường
giao thông và có giảm đi ở các khu dân cư nằm xa các trục đường lớn (Hình
2.12). Điều này chứng tỏ nguồn gốc của những khí này chủ yếu từ các
phương tiện giao thông
.







Hình 2.12. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu
vực thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007)[5]
15
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hộ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2005.
- Căn cứ theo Nghị định 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về
việc hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật bảo vệ môi trường.
- Căn cứ theo Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính
phủ về việc sửa đổi bổ xung một số điều của nghị định số 80/NĐ-CP ngày
9/8/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều khoản của

Luật bảo vệ môi trường.
- Căn cứ theo quyết định sô 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6
năm 2002 của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh
mục Tiêu chuẩn VIệt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.
- Căn cứ nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Căn cứ theo quy chuẩn Việt Nam 05:2009 quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng không khí xung quanh
- Căn cứ theo Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 13 tháng 12 năm
2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường












16
PHẦN 3:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chất lượng môi trường không khí ở khu vực thành phố Thái Nguyên

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các phường xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Địa điểm thực tập: Chi cục Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên
Thời gian thực tập: Từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí tới sức
khỏe của người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất
lượng không khí khu vực thành phố Thái Nguyên
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công
tác quản lý môi trường không khí
- Kế thừa, sử dụng các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa - xã hội tại khu vực thành phố Thái Nguyên.
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân
- Sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra, bao gồm 30 phiếu điều tra để
hỏi nhanh nhận thức của người dân về hiện trạng chất lượng môi trường
không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ở các phường xã như Gang
Thép, Quán Triều, Tân Long, Hoàng Văn Thụ.
-
3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa để nắm được thực trạng tình hình ô nhiễm môi
trường không khí trong khu vực nghiên cứu.
17
3.4.4. Phương pháp lây mẫu, phân tích và so sánh, đánh giá với các tiêu
chuẩn.

- Các phương pháp lấy mẫu khí và phương pháp phân tích được tiến
hành theo quy trình được xác định trong TCVN 2005
Các mẫu khí sẽ được lấy bằng máy đo khí độc MODEL MX2100 -
hãng sản xuất OLDHAM - Pháp. Máy sẽ thu nhận các khí qua các đầu đo (
đơn vị ppm) khi ta đưa máy vào khu vực đo và đồng thời bật máy lên.
Với sự hoạt động của 4 đầu đo gồm: CO, SO
2
, NO
2
hoặc O
3
và CH
4
trong đó đầu đo CH
4
là đầu dò khí cháy cố định, vì vậy đầu dò này không
được tháo ra. Như vậy trong quá trình đo ta sẽ ghi nhận đồng thời 3 giá trị của
3 khí theo như mục tiêu nghiên cứu là: CO, SO
2
, O
3
. Sau đó tắt máy thay đầu
dò NO
2
vào để tiếp tục lấy mẫu. Kích thước đầu dò NO
2
được thiết kế trùng
khớp với đầu dò O
3
hoặc đầu dò CO. Thời gian chờ để máy báo động , phát

hiện các khí độc là từ 3 đến 5 phút.
Nồng độ của các khí đo đạc được sẽ được so sánh với QCVN 05:2009
(Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) tại các
mức như 1h và trung bình năm.
3.4.5. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Lựa chọn địa điểm tại các phường xã trên địa bàn thành phố có mật
độ phương tiện giao thông cao, có các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động hay
các công trình, cơ sở hạ tầng đang được xây dựng như : Quảng trường, Đường
tròn Gang Thép, UBND. Phường Gia sàng, Cổng trường Đại Học sư phạm,
phường Tân Long, Quán Triều…
3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Tổng hợp số liệu thu thập được, dùng excel để thống kê, tính toán
các giá trị, vẽ các biểu đồ.






×