Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOẰNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.36 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH TẾ -CƠ SỞ THANH HÓA

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHẢI THU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOẰNG HÓA
GVHD : Th.S Lê Thị Hồng Sơn
SVTH : Trương Thị Hà
MSSV : 11012843
LỚP : DHKT7ATH
Thanh Hóa, tháng 06 năm 2015
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
NHẬN XÉT
(Của giáo viên hướng dẫn)


















Ngày …… tháng …… năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
NHẬN XÉT
(Của giáo viên phản biện)

















Ngày …… tháng …… năm 2015
Giáo viên phản biện
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn

LỜI CẢM ƠN
Để chuyên đề đạt kết qủa tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới toàn thể các thầy cô
khoa Kinh Tế lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu xắc nhất. Với sự quan tâm, dạy dỗ
chỉ bảo tận tình chu đáo của cô ThS. Lê Thị Hồng Sơn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các
bạn, đến nay em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : " Hoàn thiện
công tác kế toán phải thu tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoằng Hóa”
Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, hai tháng thực tập tại công
ty đã cho em nhiều điều bổ ích. Tuy thời gian thực tập không dài nhưng em đã được sự
giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác đã tạo
điều kiện và môi trường giúp em rất nhiều trong việc nắm vững, liên hệ thực tế, hệ
thống lại những kiến thức đã học ở trường, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong
quá trình để thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp Với điều kiện thời gian có hạn cũng
như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên chuyên đề sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của
mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong trường và Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoằng Hóa đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
DANH MỤC SƠ ĐỒ
3.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy của công ty 18
3.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy của công ty 18
3.2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 22
3.2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 22
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
MỤC LỤC

3.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy của công ty 18
3.2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 22
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng
đều bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan tới vấn đề thanh toán như: thanh
toán với nhà nước, với cán bộ công nhân viên, thanh toán trong nội bộ, thanh toán với
người mua, người cung cấp Tuy nhiên chiếm mật độ cao và thường xuyên nhất là
quan hệ thanh toán với người mua hàng và người cung cấp.
Đối với các đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng, quan hệ thanh toán với
người mua hàng và người cung cấp gắn liền với mối quan hệ của doanh nghiệp trong
quá trình mua nguyên phụ liệu và tiêu thụ hàng hoá. Các nghiệp vụ liên quan đến
quan hệ này diễn ra thường xuyên đồng thời hình thức sử dụng trong thanh toán và
phương thức thanh toán ảnh hưởng tới việc ghi chép của kế toán viên.
Việc thanh toán liên quan trực tiếp tới một số khoản mục thuộc về vốn bằng
tiền, khoản phải thu, nợ phải trả nên có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trước những thay đổi có thể nói là liên tục
phát triển và mở rộng của quan hệ thanh toán với người mua và người bán và ảnh
hưởng của nó tới tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp , yêu cầu nghiệp vụ đối với
kế toán thanh toán cũng vì thế mà cao hơn, kế toán không chỉ có nhiệm vụ ghi chép
mà còn phải chịu trách nhiệm thu hồi nhanh các khoản nợ, tìm nguồn huy động vốn để
trả nợ, biết lường trước và hạn chế được rủi ro trong thanh toán Trong quá trình hoàn
thiện để có thể thích nghi với những thay đổi đó, kế toán chịu trách nhiệm sẽ gặp phải
không ít khó khăn, đây là điều không thể tránh khỏi.
Quá trình tìm hiểu về mặt lý luận tại trường cũng như thực tế trong quá trình
thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoằng Hóa, em nhìn nhận được
tầm quan trọng và ý nghĩa đó nên chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán phải thu
tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoằng Hóa" làm đề tài thực tập của

mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác kế toán phải thu và phải trả tại Công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ Hoằng Hóa.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
- Đưa ra những đánh giá nhận xét về thực tế công tác kế toán phải thu và phải
trả tại công ty và đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế
toán phải thu và phải trả tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Tại công ty, hằng ngày các nghiệp vụ kinh tế nói chung và nghiệp vụ kế toán
phải thu và phải trả nói riêng phát sinh rất nhiều và phức tạp. Tuy nhiên do giới hạn về
thời gian và trình độ của bản thân cũng như quy mô của đề tài này em chỉ tập trung
nghiên cứu các nghiệp vụ kế toán phải thu và phải trả trên cơ sở số liệu thu thập được
trong năm 2014.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau :
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, ghi chép, nghiên cứu, tìm hiểu các sổ
sách, báo cáo kế toán của công ty.
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp đối ứng tài khoản
- Phương pháp phân tích, thống kê
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
1.5 Bố cục của chuyên đề
Bài chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác kế toán phải thu tại các doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán phải thu tại Công ty cổ phần thương
mại và dịch vụ Hoằng Hóa
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán phải thu tại

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoằng Hóa
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN PHẢI THU TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Những vấn đề chung về kế toán phải thu tại các doanh nghiệp
2.1.1. Một số khải niệm liên quan đến kế toán phải thu
Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản
nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay
khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty
ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ mà công ty
chưa đòi được và các khoản nợ chưa đế hạn thanh toán. Các khoản phải thu được ghi
nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán
trong tương lai. Cá khoản phải thu dài hạn sẽ được ghi nhận như là tài sản dài hạn trên
bảng cân đối kế toán. Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi là một phần của
tài sản vãng lai của công ty
- Phải thu khách hàng: Là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, phát sinh
trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, bất đong sản đầu tư, tài sản cố định và cung
cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Nợ phải thu nội bộ là khoản nợ phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa đơn
vị cấp trên với đơn vị cấp dưới, hoặc giữa các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng
trong một công ty, tổng công ty về giao vốn, bán hàng nội bộ, về các khoản chi hộ,
các khoản phân phối trong nội bộ…theo qui chế tài chính của từng đơn vị.
- Tạm ứng là khoản nợ thể hiện quyền của doanh nghiệp đối với người lao
động trong đơn vị khi ứng tiền để thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh của doanh
nghiệp
- Cầm cố, ký cược, ký quỹ là khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mang tài sản
ra khỏi đơn vị để cầm cố, ký quỹ, ký cược ở đơn vị khác theo những yêu cầu trong các
giao dịch kinh tế.
- Phải thu khác: Là các khoản nợ phải thu khác của doanh nghiệp ngoài các

khoản đã phản ánh trong phải thu khách hàng và phải thu nội bộ.
- Dự phòng phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạnh thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không
đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán phải thu
2.1.2.1 Vai trò của kế toán phải thu
Kế toán phải thu là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công
tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan tới các khoản nợ phải thu và các khoản nợ
phải trả. Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình sản
xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp
và trình độ của dội ngũ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Tổ chức công
tác kế toán phải thu góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán phải thu
Nhiệm vụ của kế toán phải thu là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để
cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Đó là:
+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán
phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp vơi thời hạn thanh
toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
+ Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc
có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên dộ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra đối
chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đẫ thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu
khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản.
+ Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho
quản lý để có biện pháp xử lý (nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấ đề ….)
+ Nợ phải thu được theo dõi chặt chẽ chi tiết theo từng đối tượng phải thu . Đối
với các khoản phải thu bằng ngoại tệ, phải theo dõi theo cả đồng ngoại tệ và đồng Việt

Nam theo qui định tài chính hiện hành
+ Phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm
dụng vốn hoặc nợ dây dưa. Đối với khách hàng có quan hệ mua hàng thường xuyên
hợăc có số dư lớn thì cuối tháng doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng
khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi, số còn nợ (nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác
nhận số nợ bằng văn bản).
Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bằng hàng (hàng đổi hàng) hoặc bù trừ
giữa nợ phải thu và nợ phải trả…cần có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan như
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ,…biên bản thất thu xoá nợ kèm
theo bằng chứng xác đúng về số dư nợ.
+ Doanh nghiệp cần phải phân loại thành nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn, căn
cứ vào thời hạn thanh toán từng khoản nợ phải thu để có biện pháp thu nợ thích hợp,
và là cơ sở để lập BCĐKT vào cuối năm
+ Nợ phải thu cần phải được phân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư, hoạt động tài chính để phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác về từng khoản nợ phát sinh
theo từng đối tượng, từng khoản nợ và thời gian thanh toán từng khoản nợ cụ thể.
+ Giám sát tình hình công nợ và chấp hành kỷ luật thanh toán tài chính, tín
dụng. Vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời,
đúng hạn ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn không hợp lý nhằm cải thiện tình hình
tài chính của doanh nghiệp.
2.1.3. Một số nguyên tác mà kế toán phải thu cần thực hiện
+ Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường
xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời
+ Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh,
số phải thu và số còn phải thu.
+ Phải theo dõi cả bằng nguyên tệ và quy đổi theo “Đồng ngân hàng nhà nước
Việt Nam” đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, cuối kỳ phải điều chỉnh số dư

theo tỷ giá quy đổi thực tế
+ Phải chi tiết theo cả chi tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thu
bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế
+ Phải phân loại các khoản nợ phải thu theo dòng thời gian thanh toán cũng như
theo từng đối tượng khác nhau.
+ Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một tài khoản thanh toán như 131,
331….để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đôi kế toán
2.2. Kế toán phải thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
Căn cứ thông tư 89/2014/TT-BTC ngày 26/8/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
việc trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
1. Các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền
còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết
nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ
phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay
nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,
doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản
hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp
luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của
các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo
các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị
các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết
thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng
hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch
toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập
dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng
số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó
đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh
lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu
khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý
doanh nghiệp.
4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
- Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa
nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền
bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết
định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).
- Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp
sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù
đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

- Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo
dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5
năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi
sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào
thu nhập khác.
2.3. Nội dung kế toán phải thu theo chế độ kế toán hiện hành
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các
nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa các
đơn vị với công nhân về tạm ứng với ngân sách về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ,
với người mua về tiền hàng bán chịu… Thông qua các mối quan hệ thanh toán có thể
đánh giá được tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2.3.1. Các chứng từ sử dụng
+ Hóa đơn bán hàng
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giay báo nợ, có
+ Biên bản kiểm kê quỹ
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
+ Biên bản xử lý tài sản thiếu
2.3.2. Tài khoản sử dụng
- TK 131 - Phải thu của khách hàng
- TK 136: Phải thu nội bộ
- TK 138- Phải thu khác
TK138 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý
- TK 1385 : Phải thu về cổ phần hoá
- TK1388 : Phải thu khác
- TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi

2.3.3. Phương pháp hạch toán
- Phương háp hạch toán TK 131
Dưới đây là phương pháp hạch toán thanh toán với người mua đối với một số
nghiệp vụ chủ yếu phát sinh trong doanh nghiệp
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
Sơ đồ hạch toán:



Ghi chú:
(1) Doanh thu bán hàng và thu nhập hoạt động khác.
(2) Số chi hộ hoặc trả lại tiền thừa cho người mua.
(3) Giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, chiết khấu thương mại.
(4) Bù trừ công nợ.
(5) Số tiền đã thu (kể cả ứng trước).
(6) Nợ khó đòi đã xử lý.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 9
TK 131 TK 531,532,521
TK 3331
TK 331
TK511,711,515
TK 3331
TK 111,112
TK 111,112
TK 642
(1)
(2)
(3)
(4)

(5)
(6)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
Phương pháp hạch toán TK 136







Ghi chú:
(1) Doanh thu nhờ thu hộ;
(2) Khấu hao tài sản cố định phải thu ở đơn vị cơ sở;
(3) Số tiền bán hàng;
(4) Các khoản thuế phải thu ở các đơn vị cơ sở;
(5) Các đơn vị vay vốn để kinh doanh;
(6) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý;
(7) Đơn vị cơ sở trả nợ cho xí nghiệp;
(8) Các đơn vị chuyển trả hàng hóa cho xí nghi
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 10
TK 111,112TK 511 TK 136
(7)
(1)
TK 211
TK 1561,611
(2)
(8)
TK 214
TK331

(3)
TK3331,3335
(4)
TK 111,112
(5)
TK338
(6)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
Sơ dồ hạch toán TK 138
TK`111,112,152,153,211 TK 138 TK 334, 632








Ghi chú:
(1) Truờng hợp thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản chưa xác định được nguyên
nhân;
(2) Truờng hợp thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản xác định được ngay nguyên
nhân;
(3) Các khoản chi không được duyệt phải thu hồi;
(4) Khi quyết định xử lý tài sản thiếu;
(5) Khi thu được nợ;
(6) Khi quyết định xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi;
(7) Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 11
TK 214

TK 111,112,
TK 111,621,627,152…
TK 111,112,139,334
TK 161,241,641,642…
TK 3385
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
Phương pháp kế toán TK 139
2.4. Sổ kế toán và quy trình ghi sổ
2.4.1. Đối với hình thức Nhật ký chung
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian.
Các loại sổ chủ yếu được sử dụng trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ:
* Sổ Nhật ký chung: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh theo trình tự thời gian, thực hiện phản ánh theo mối quan hệ đối ứng
tài khoản. Bên cạnh đó có thể mở thêm sổ: Nhật ký thu tiền
* Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong niên độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Có thể sử dụng sổ cái các
TK 131, 133, 141, 138, 139
* Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:
- Sổ theo dõi thuế GTGT
- Thẻ tính giá thành sản phẩm.
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán

- Trình tự ghi sổ
Hàng ngày ,kế toán căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành kiểm tra và lấy số liệu ghi vào
sổ nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ (thể )kế toán chi tiết .
Cuối tháng, căn cứ vào sổ liệu trên sổ chi tiết và Sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành
vào sổ cái các tài khoản đồng thời đối chiêú số liệu với bảng tổng hợp chi tiết các tài
khoản .Căn cứ số liệu trên sổ cái các tài khoản kế toán vào bảng cân đối số phát sinh và báo
cáo tài chính.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 12
Số còn thiếu
Số đã lập dự phòng
Xóa nợ
Hoàn nhập dự phòng
Trích lập dự phòng
TK 642
TK 131
TK 139 TK 642
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
2.4.2. Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm các sổ: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng tù ghi
sổ, Sổ cái TK 131, Sổ thẻ kế toán chi tiết
Đặc điểm của hình thức này là:
+ Tách rời trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ
thống để ghi vào sổ kế toán tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái.
+ Căn cứ để lập chứng từ ghi sổ là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng
từ gốc cùng loại hoặc có cùng nội dung kinh tế.
+ Việc ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết là tách rời nhau.
+ Cuối tháng phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của
việc ghi sổ kế toán.
Sổ sách kế toán gồm:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Sổ cái các tài khoản 131.138
+ Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết thành
phẩm.
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày : Tập hợp, kiểm tra và phân loại chứng từ gốc. Căn cứ vào chứng từ
gốc để ghi vào sổ quỹ và các sổ chi tiết nếu có liên quan.
Định kỳ: Trên cơ sơ các chứng từ gốc đã được phân loại, kế toán độc lập “
chứng từ ghi sổ”. Căn cứ chứng từ ghi sổ để đăng ký một dòng trong sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ vào sổ cái.
Cuối kỳ:
+ Lập bảng cân đối tài khoản để đối chiếu số liệu ghi chép của hoạch toán tổng
hợp.
+ Lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu hoạch toán tổng hợp với hoạch toán
chi tiết.
+ Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối tài khoản, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với
sổ quỹ bảng tổng hợp chi tiết.
+ Lập báo cáo tài chính
2.4.3. Theo hình thức Nhật ký chứng từ
- Nguyên tắc cơ bản của hình thức này:
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các
tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của
các tài khoản đối ứng nó.
+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản)
+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một
sổ kế toán.
+ Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản , chỉ tiêu quản lý kinh
tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá
cán bộ kế toán. Xong đòi hỏi trình độ của cán bộ kế toán phải cao.
Sổ sách kế toán gồm:
+ Nhật ký chứng từ số 8: ghi chép số phát sinh bên có các tài khoản liên quan
đến quá trình tiêu thụ như TK 131, 141, 138
+ Các bảng kê số 1, 2, 8, 10, 11
+ Sổ cái các tài khoản 131, 141, 138
- Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực
tiếp vào Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
2.4.4. Đối với hình thức Nhật ký sổ cái
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm Nhật ký – Sổ cái, Sổ thẻ kế toán chi tiết
Các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình
tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy
nhất là Nhật ký- Sổ cái.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
* Nhật ký- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung
kinh tế
* Sổ, thẻ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết bán hàng.
- Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ

- Sổ theo dõi thuế

- Trình tự ghi sổ:
- Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng
từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2
phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những
chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần
trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
- Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ
Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột
số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để
ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số
phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ
vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra
số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
2.4.5. Đối với hình thức Kế toán trên máy tính
- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm
kế toán đươc thiết kế theo một nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc
kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy
đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính
theo quy định.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
- Các loại sổ của kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo
hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn
toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
- Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực
theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỢ PHẢI
THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ
HOẰNG HÓA
3.1 Tổng quan về công ty TM& DV Hoằng Hóa
3.1.1. Quá trình hình thành của công ty và phát triển của công ty
Công ty CP TM& DV Hoằng Hóa là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại, công ty có một bề dày lịch sử gắn liền với sự thăng trầm
của đất nước về kinh tế và tài chính trong suốt 50 năm qua:
Tháng 8 năm 1972, công ty vật tư Hoằng Hóa được thành lập. tiền than là trạm
cung ứng vật tư nông nghiệp Hoằng Hóa ( trực thuộc công ty vật tư Thanh Hóa) thành
lập từ tháng 5 năm 1961.
Tháng 6 năm 1960, công ty vật tư Hoằng Hóa đổi tên thành công ty thương mại
Hoằng Hoá.
Công ty thương mại Hoằng Hóalà một doanh nghiệp có quy mô nhỏ có các cửa
hàng nằm rải rác trên các khu vực đông dân cư trong toàn huyện. Với một số cơ sở vật
chất nghèo nàn lạc hậu. Mặc dù vậy ngay từ khi mới thành lập với nhiệm vụ kinh
doanh thương mại phục vụ nhu cầu của cán bộ công nhân viên và nhân dân trong
huyện, thực hiện hoạch toán kinh doanh độc lập. Cán bộ công nhân viên trong công ty
đã doàn kết nhất trí nổ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.

Đến cuối năm 1998, đảng và nhà nước có chủ trương sắp xếp tổ chức lại doanh
nghiệp nhà nước thành các loại hình doanh nghiệp khác chỉ giữ lại một số doanh
nghiệp lớn thuộc các ngành chủ chốt với mục đích tang hiệu quả hoạt động và khẳng
định vị trí then chốt của thành phần kinh tế nhà nước. Đồng thời huy động các nguồn
lực đang nằm trong dân để nâng cao sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Năm 2000, hưởng ứng sự đổi mới này, Công ty thương mại Hoằng Hóađược
UBND huyện Hoằng Hóa chọn làm điểm đề nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép
Công ty thương mại Hoằng Hóa đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần và đổi tên
thành công ty cổ phần thương mại & dịch vụ Hoằng Hóa.
Một số thông tin cơ bản về công ty:
- Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Thương Mại và dịch vụ Hoằng Hóa .
- Trụ sở chính: Thị trấn Bút Sơn - huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
- Mã số thuế: 2800 120 331
- Tel: 0373 839 037
- Fax: 0373 839 564
Vốn pháp định: 1.879.000.000 vnđ.
Vốn điều lệ: 961.480.000 vnđ.
• Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh số: 2603000014 cấp ngày 08/09/2000 do Sở KH&ĐT
Thanh Hóa cấp.
Tài khoản số: 352121100012, Ngân hàng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa.
Đơn vị đăng kí kê khai nộp thuế: Chi cục thuế TP Thanh Hóa
Hình thức kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng: Khấu trừ
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề sau:
Kinh doanh hang điện tử, điện lạnh.
Kinh doanh phân bón, hàng nông sản,hàng công nghệ phẩm, điện máy.
Khai thác chế biến, xuất khẩu quặng.

Năm 2010- 2014 thì công ty chỉ kinh doanh mặt hàng xăng dầu.
3.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy của công ty
3.1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua Lưu đồ sau:
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Thị Hồng Sơn
Ghi chú:
* Quan hệ chỉ điều hành:
* Quan hệ phối hợp công tác:
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty.
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong công ty
Đại hội cổ đông: Là cơ quan có quền quyết định cao nhất trong công ty. Quyết
định một số nội dung chủ yếu như; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại, quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần,
SVTH: Trương Thị Hà - Lớp DHKT7ATH 19
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán
Phòng sản xuất
kinh doanh
Cửa hàng,
đại lí bán
phân
Cửa hàng
bán lẻ
xăng dầu
Bộ phận
thu mua
nguyên vật
liệu

Phân
xưởng chế
biến
nguyên
liệu
Ban giám đốc
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

×