Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.63 MB, 126 trang )

LỜI CẢM ƠN
===**===
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Phong
– người đã tận tâm hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử,
trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành tốt khoá học và luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp quý báu để luận
văn của tôi hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2014
Tác giả
Trần Thu Hà
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 8
TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG, 8
TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 2002 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 8
1.1.1. Quá trình hình thành đơn vị hành chính và tên gọi 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
1.2. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG TRƯỚC NĂM 2002 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 28
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 28
HUYỆN CAO PHONG (2002 - 2012) 28


2.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 28
2.1.1. Cơ cấu kinh tế 28
2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29
2.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 30
2.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ TỈNH HÒA BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 32
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 32
2.2.2. Chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân huyện Cao Phong 35
2.3. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 37
2.3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai 37
2.3.2. Trồng trọt 40
2.3.3. Chăn nuôi 60
2.3.4. Dịch vụ nông nghiệp 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG 3 80
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG.80
3.1. TÍCH CỰC 80
3.1.1. Nông nghiệp có sự chuyển dịch hợp lý trong cơ cấu kinh tế chung của huyện 80
3.1.2. Công nghiệp tác động tích cực đến nông nghiệp nông thôn 82
3.1.3. Hình thành và phát triển vững chắc, đa dạng kinh tế gia trại, trang trại 83
3.1.4. Đời sống nông dân, nông thôn thay đổi theo hướng ngày càng no ấm, văn minh 83
3.2. HẠN CHẾ 84
3.2.1. Những hạn chế 84
3.2.2. Nguyên nhân 86
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG 87
3.3.1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa 87
3.3.2. Giải pháp về thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp 88
3.3.3. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư bên ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 90
3.3.4. Giải pháp về ruộng đất 96

3.3.5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 97
3.3.6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp 97
3.3.7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông 98
3.3.8. Các giải pháp về cơ chế các chính sách phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và
phát triển bền vững 99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 106
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐẤT HUYỆN CAO PHONG 13
BẢNG1.2. CÁC CHỈ TIÊU HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG HUYỆN CAO PHONG 16
BẢNG 2.1. BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (ĐVT : HA) 39
BẢNG2.2. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA NĂM 2002 VÀ 2012 41
BẢNG 2.3. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÍA HUYỆN CAO PHONG 47
TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 47
BẢNG 2.4. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CÓ MÚI GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 50
BẢNG 2.5. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG RAU, ĐẬU GIAI ĐOẠN 2002 – 2012 58
BẢNG 2.6. MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CHỦ YẾU 61
BẢNG 2.7. THỐNG KÊ CUNG ỨNG GIỐNG, CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 74
HUYỆN CAO PHONG 74
BẢNG 2.8. THỐNG KÊ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ GIẾT MỔ GIA SÚC, 75
GIA CẦM HUYỆN CAO PHONG (ĐVT : LƯỢT) 75
BẢNG 3.1. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG, 81
DỊCH VỤ HUYỆN CAO PHONG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 81
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang là vấn đề được Đảng và
Nhà nước quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc
nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa bàn

trên cả nước đều có ý nghĩa rất quan trọng.
Hòa Bình là vùng đất có vị trí đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc
ta. Đây là cái nôi ra đời của người Việt tiền sử, cái nôi của văn minh Việt cổ,
có nhiều di tích, di chỉ cư trú của con người thời tiền sử đã được các nhà khoa
học trên thế giới thừa nhận. Cùng với đó, nơi đây còn là một vùng đất có
nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
với những sắc thái, đặc trưng, truyền thống riêng của các dân tộc cùng cư trú
xây đắp lên. Là một trong mười huyện của tỉnh Hòa Bình, Cao Phong được
tách ra từ huyện Kì Sơn, thành lập theo nghị định 95/2001/NĐ – CP ngày 12
tháng 12 năm 2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15
tháng 3 năm 2002.
Nhân dân Cao Phong luôn tự hào về mảnh đất trước kia là một trong
bốn mường lớn của tỉnh Hòa Bình và đã góp phần xây dựng nên nền văn hóa
Hòa Bình nổi tiếng. Nhân dân Cao Phong có truyền thống tương thân tương
ái, thủy chung, tình nghĩa trong đời sống cộng đồng; cần cù, sáng tạo trong
lao động sản xuất; anh dũng, kiên trung trong đấu tranh chống ngoại xâm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Cao Phong đã sớm
giác ngộ cách mạng, cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, thử thách
tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và vững bước cùng cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Cao Phong
tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết đẩy mạnh
1
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, làm cho quê hương
Cao Phong thay đổi nhanh theo hướng ngày càng khang trang, hiện đại, đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.
Từ khi tách huyện đến nay, nhân dân Cao Phong tiếp tục tiếp nhận, vận
dụng sáng tạo đường lối đổi mới, huyện Cao Phong có chuyển biến quan
trọng về kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Sự chuyển biến đó khẳng
định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng một cách chủ động,
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Cao Phong, nhằm thực hiện sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của Cao Phong nói riêng và Hòa Bình nói chung.
Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Phong nói chung,
phát triển nông nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn
những hạn chế cần được rút kinh nghiệm nhằm khắc phục, tháo gỡ để phát
huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương .
Thực hiện đề tài : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 - 2012 có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
Về khoa học : tái hiện khá toàn diện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp huyện Cao Phong từ khi thành lập đến nay trên cơ sở đó rút ra
bài học thành công, hạn chế đồng thời xác định được những nguyên nhân chủ
quan, khách quan và mong muốn gợi mở một số biện pháp thúc đẩy sự phát
triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội huyện Cao Phong nói
chung trong tương lai.
Về thực tiễn : khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối đổi
mới của Đảng và Nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tế thực hiện ở
một địa phương miền núi. Đồng thời nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung,
cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương,
cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của nhân
dân các dân tộc huyện Cao Phong.
2
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình)
giai đoạn 2002 – 2012” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có một số công trình liên quan đến vấn đề : Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn
2002 - 2012 như sau :
Cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền
kinh tế quốc dân”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1992, tập 2, chủ biên Ngô

Đình Giao có tập trung trình bày những vấn đề lý luận và sự cần thiết của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đề
xuất phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Những vấn đề lý luận về cơ cấu, cơ cấu kinh tế, các khía cạnh biểu hiện và
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cuốn sách này đã được tác giả làm
sáng tỏ một cách có hệ thống và được nhiều nhà nghiên cứu sau tiếp tục kế
thừa, bổ sung và hoàn thiện.
Đề tài : “Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, năm 2004, Viện
khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam , Đề tài khoa học cấp nhà nước mã
số KC 07 – 17. Trong đề tài này, những vấn đề về cơ sở khoa học cho việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa ở Việt Nam được nghiên cứu chi tiết, hệ thống. Trong đó, những vấn
đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu kinh tế theo thành phần được làm rõ hơn về
bản chất, đặc trưng và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, những vấn đề thực tiễn của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới được tác
3
giả nghiên cứu trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam với những
trường hợp cụ thể đã góp phần làm rõ những vấn đề cốt lõi của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất những giải
pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cuốn “Địa chí Hòa Bình”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2005 : trong
909 trang sách đã trình bày địa lý hành chính, địa lý tự nhiên, con người và
sản vật Hòa Bình, cùng với đó là một số trang sách cung cấp những nội dung
tư liệu nói về kinh tế huyện Cao Phong, trong đó có nông nghiệp.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình” tập III (1975 - 2000), Nxb
Quân đội nhân dân, năm 2005 : sách được cấu trúc thành 3 tập trong đó giai

đoạn 1975 – 2000 là tập 3. Đây là chặng đường 15 năm Đảng bộ Hòa Bình
hợp nhất với Đảng bộ Hà Tây thành Đảng bộ Hà Sơn Bình và 10 năm Đảng
bộ Hòa Bình tái lập. Cuốn sách này có trình bày về những chủ trương, chính
sách, kế hoạch của Đảng bộ Hà Sơn Bình, sau là Đảng bộ Hòa Bình, tình hình
kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân Hòa Bình, trong đó có những số liệu
đề cập đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Cao Phong.
Cuốn “Lịch sử tỉnh Hòa Bình (1886 - 2000)” của Ban tuyên giáo tỉnh
ủy Hòa Bình – Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, 2007 : khái quát về tỉnh
Hòa Bình từ khi được thành lập (1886) cho đến năm 2000, trong đó trình bày
khá chi tiết thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi
mới ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1976 – 2000, cụ thể có đề cập vấn đề đổi mới
của huyện Kì Sơn (sau tách thành hai huyện Kì Sơn và Cao Phong).
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Cao Phong (1930 - 2010) đề cập
đến quá trình đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ
cũng như sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và thực hiện
đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.
4
Báo cáo hàng năm, báo cáo trong các kỳ đại hội của tỉnh ủy, UBND
tỉnh Hòa Bình, huyện ủy, UBND huyện Cao Phong, hệ thống niên giám của
cục thống kê tỉnh Hòa Bình, phòng thống kê huyện Cao Phong,… đã phản
ánh tình hình kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong trong đó có kinh tế nông
nghiệp nhưng chỉ là mang tính chất thống kê.
Ngoài các công trình chuyên biệt trên, còn nhiều cuốn sách giáo trình
được xuất bản cũng đề cập một cách gián tiếp với những mức độ nhất định
đến đề tài nghiên cứu như: Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc
(cb), Lịch sử Việt Nam giản yếu (Lương Ninh), Đại cương lịch sử Việt Nam
tập III (1945 - 2005) (Trương Hữu Quýnh (cb)…
Bên cạnh đó, còn có một số bài đăng trên các báo : báo Hòa Bình, báo
Nhân dân, báo Nông nghiệp Việt Nam, … đề cập đến kinh tế nông nghiệp của
huyện Cao Phong

Tóm lại, qua việc điểm lại một số công trình nghiên cứu về tỉnh Hòa
Bình nói chung và huyện Cao Phong nói riêng, về thông sử có thể thấy chưa
có công trình nào đề cập một cách chuyên biệt và sâu sắc về sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002
- 2012. Song dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp thì các nguồn tài liệu trên
cũng là cơ sở quan trọng để người viết kế thừa, phát triển, phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1 Đối tượng
Đề tài hướng đến một đối tượng cụ thể, nghiên cứu những chủ trương, việc
thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002-2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: đề tài giới hạn tìm hiểu vấn đề trong khoảng thời gian
từ năm 2002 đến năm 2012 (tức là từ khi thành lập đến nay).
5
Về mặt không gian: nghiên cứu trong không gian gồm 12 xã và 1 thị
trấn của huyện Cao Phong.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựng lại bức tranh tương đối toàn diện về quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ khi thành lập đến
năm 2012, những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và rút ra bài học kinh
nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu:
- Một số văn kiện của Đảng và nhà nước về vấn đề kinh tế nông
nghiệp.
- Các văn kiện, chỉ thị, báo cáo, nghị quyết của Đảng, báo cáo tổng kết

của UBND tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong từ năm 2002 đến nay.
- Các bảng biểu thống kê của các Sở, ban ngành liên quan như Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê tỉnh Hòa
Bình, phòng thống kê huyện Kì Sơn, phòng thống kê huyện Cao Phong,…
- Các cuốn lịch sử Đảng bộ, các bài viết đề cập đến kinh tế nông nghiệp
của tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong.
- Khảo sát thực tế, hỏi các nhân chứng lịch sử để bổ sung, thẩm định tư
liệu lưu trữ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn là sử dụng kết hợp
phương pháp lịch sử và phương pháp logic trên nền tảng của phương pháp
luận sử học, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu.
Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong từ khi thành lập đến nay.
Phương pháp logic để phân tích và tổng hợp rút nhận xét về thành tựu
cũng như hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
6
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, qua đó đề xuất một số giải pháp để phát
huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong,
góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện
Cao Phong nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Trong khi trình bày, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
bổ trợ như: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp…
Đồng thời chú trọng làm tốt công tác tư liệu và công tác điền dã, khảo
sát thực tế ở địa phương.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao
Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 – 2012, tôi mong muốn làm sáng rõ
những vấn đề sau đây:
Một là : hệ thống lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình từ khi thành lập đến năm 2012.
Hai là : lý giải một cách khoa học những thành tựu, hạn chế cần khắc
phục để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
Luận văn sẽ góp thêm một phần nhỏ tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 : Tình hình nông nghiệp huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
trước năm 2002.
Chương 2 : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao
Phong (2002 - 2012).
Chương 3 : Một vài nhận xét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Cao Phong.
7
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG,
TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 2002
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1. Quá trình hình thành đơn vị hành chính và tên gọi
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất Cao Phong thuộc
châu Kỳ Sơn. Lúc đó châu Kỳ Sơn gồm bốn tổng : Cao Phong, Quỳnh Lâm,
Mông Hóa và Hòa Bình. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bãi bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, châu Kỳ
Sơn lúc này gồm 11 xã : Cao Phong, Thạch Yên, Quỳnh Lâm, Trung Minh,
Phú Cường, Mông Hóa, Tiến Xuân, Yên Quang, Hòa Bình, Yên Mông và
Thịnh Lang.
Đến tháng 1/1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III quyết
định chuyển 3 xã Hòa Bình, Thịnh Lang, Yên Mông về châu Mai Đà. Tháng

10/1948, Ủy ban kháng chiến tỉnh Hòa Bình quyết định nhập 3 xã Túy Cổ
Thượng, Túy Cổ Hạ và Mại Thôn thành xã Phú Cường; chuyển 2 xã Tiến
Xuân và Yên Quang về huyện Kỳ Sơn. Lúc này, huyện Kỳ Sơn có 8 xã là :
Cao Phong, Thạch Yên, Quỳnh Lâm, Trung Minh, Phú Cường, Mông Hóa,
Tiến Xuân và Yên Quang.
Tháng 1/1951, Ủy ban kháng chiến Liên khu III quyết định chuyển 3 xã
Hòa Bình, Thịnh Lang và Yên Mông về huyện Kỳ Sơn. Đến tháng 8/1954
quyết định chia xã Thạch Yên thành 2 xã Yên Thượng và Yên Lập, chia xã
Cao Phong thành 8 xã : Dũng Phong, Nam Phong, Tân Phong, Tây Phong,
Thu Phong, Xuân Phong, Đông Phong và Bắc Phong. Tháng 6/1955, xã Yên
Quang được chia thành 3 xã : Yên Quang, Yên Bình và Yên Trung. Ngày
22/1/1957, chia xã Mông Hòa thành 4 xã : Mông Hóa, Dân Hòa, Dân Hạ,
8
Phúc Tiến; chia xã Tiến Xuân thành 2 xã Tiến Xuân và Đông Xuân; hợp nhất
2 xã Sủ Ngòi, Sủ Bến thành xã Sủ Ngòi.
Qua một thời gian dài ổn định, cho đến năm 1968, địa giới hành chính
huyện lại bắt đầu có những thay đổi :
“Ngày 8/2/1968 : thành lập thị trấn Nông trường Cao Phong.
Ngày 3/8/1978 : chuyển xã Hòa Bình và Thịnh Lang về thành phố Hòa Bình.
Ngày 28/2/1985 : chuyển xã Thung Nai của huyện Đà Bắc về huyện Kỳ Sơn.
Ngày 24/8/1988 : chuyển 4 xã Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất và Yên
Mông về thị xã Hòa Bình.
Ngày 1/8/1994 : giải thể thị trấn Nông trường Cao Phong, thành lập thị
trấn Cao Phong, đồng thời thành lập huyện lỵ Kỳ Sơn trên địa bàn xã Dân Hạ
ở phía đông bắc thị xã Hòa Bình” [43; 834].
Qua nhiều biến đổi trong các giai đoạn lịch sử, cho đến năm 2000
huyện Kỳ Sơn đã tương đối ổn định với 21 xã và hai thị trấn. Năm 2001, để
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh
Hòa Bình nói riêng, Chính phủ đã có Nghị định số 95/2001/NĐ-Cao Phong
chia huyện Kỳ Sơn thành hai huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Kể từ đây, huyện

Cao Phong chính thức ra đời với 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 12 xã :
Yên Thượng, Yên Lập, Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong, Tân Phong,
Đông Phong, Xuân Phong, Thu Phong, Bắc Phong, Bình Thanh, Thung Nai
và thị trấn Cao Phong.
9
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1.Vị trí địa lý
“Cao Phong là một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, là huyện duy
nhất trong tỉnh không tiếp giáp với các tỉnh khác. Phía Đông của huyện Cao
Phong giáp huyện Kim Bôi, phía Tây giáp huyện Tân Lạc, phía Nam giáp
huyện Lạc Sơn, phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và thành phố Hòa Bình” [59; 5].
Huyện có diện tích tự nhiên là 25.527,83 ha gồm 12 xã và 1 thị trấn.
Địa bàn huyện nằm dọc Quốc lộ 6 và đường 12B, có hệ thống cảng thủy nội
địa trên sông Đà thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tăng cường liên kết với
10
các địa phương khác. Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, khí hậu mát mẻ,
nông nghiệp nơi đây phù hợp với việc phát triển chăn nuôi đại gia súc và các
loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi.
Cao Phong có vị trí nằm cách địa phận thủ đô Hà Nội 90km theo đường
Quốc lộ 6, đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn nhưng cũng sẽ
ngày càng khắt khe. Hơn nữa huyện còn tiếp giáp với thành phố Hòa Bình là
điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng đô thị,
du lịch.
1.1.2.2. Địa hình
Cao Phong có địa hình tương đối phức tạp, độ cao tuyệt đối trên 300m
song huyện lại ít núi cao. Địa hình chủ yếu của huyện Cao Phong là đồi núi
dốc thoải, giữa những dải núi thấp lại có những thung lũng tương đối bằng
phẳng. “Độ dốc trung bình của đồi núi khoảng từ 10
0
– 15

0
, chủ yếu là đồi
dạng bát úp, thấp dần từ đông nam xuống tây bắc về hạ lưu sông Đà” [61; 3].
Căn cứ vào địa hình có thể phân chia huyện Cao Phong thành 3 vùng :
vùng cao, vùng thấp và vùng ven sông Đà.
Với kiểu địa hình như trên, Cao Phong có điều kiện thuận lợi thực hiện
đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do địa hình đa dạng và phức tạp
sẽ gây khó khăn cho việc thiết kế, xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng của
các công trình thủy lợi. Ngoài ra, do địa hình huyện Cao Phong bị kastơ lớn
nên cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp.
1.1.2.3. Khí hậu, thủy văn
Dựa vào số liệu khí tượng quan trắc của các trạm thuộc tỉnh Hòa Bình
cho thấy “khí hậu ở Cao Phong thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và
ẩm. Mùa hè nóng và mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô. Lượng mưa trong
năm đạt trị số khá cao 1535mm, độ ẩm trung bình 83%, nhiệt độ trung bình là
24,7
0
C (tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 trung bình từ 27-
11
29
0
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 trung bình là 15,5 – 16,5
0
C), số
giờ nắng trung bình là 1851 giờ” [59; 6]. Nằm trong vùng khí hâụ nhiệt đới
gió mùa, hàng năm ở Cao Phong chia thành 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa từ tháng
4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhìn chung, khí hậu của Cao Phong mát mẻ, lượng mưa cao và điều
hòa hơn một số huyện khác trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình canh tác, chăn nuôi khác

nhau. Tuy nhiên yếu tố hạn chế lớn đến sản xuất nông nghiệp là vào mùa khô
cây trồng thiếu nước, đặc biệt là các chân đất hiện tại chưa có công trình tưới.
Về mùa đông, bên cạnh khô hạn, nhiệt độ xuống thấp, sương muối và âm u
thiếu ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, vật nuôi và tạo
điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
Cao Phong có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đều. Nằm trong
vùng thượng lưu của hồ thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn huyện có nhiều
những nhánh suối của sông Đà với các con suối chính : suối Cái, suối Vàng,
suối Bưng, suối Trăng, suối Văn,… tạo thành hệ thống suối trải đều trên địa
bàn huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một vùng ngập của hồ sông
Đà ở phía Tây Bắc của huyện và một số hồ thủy lợi như hồ Đác Tra, hồ Đặng
Treo, hồ Lái,… Tuy nhiên vào mùa mưa nước sông lên cao vẫn gây lụt vùng
bãi thuộc địa phận các xã Thung Nai và Bình Thanh.
1.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
Đất
“Theo kết quả phúc tra, chỉnh lý, biên tập và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
1/100.000 (theo hệ thống phân loại 1976-1984) năm 2004 của Viện quy hoạch
và thiết kế nông nghiệp cho thấy tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cao Phong
gồm 4 nhóm đất với 9 loại đất, tổng diện tích là 25.527,83 ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 69,2%, đất phi nông nghiệp là 17,4%, diện tích đất
chưa khai thác sử dụng là 13,4%” [59; 6]
12
Bảng 1.1. Kết quả phân loại đất huyện Cao Phong
STT TÊN ĐẤT

HIỆU
DIỆN
TÍCH (ha)
TỶ LỆ
(%)

I Nhóm đất phù sa P 194,30 0,76
1 Đất phù sa ngòi suối Py 194,30 0,76
II Nhóm đất đỏ vàng F 21.810,10 85,44
2
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và
trung tính
Fk 6.429,60 25,19
3 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 5.530,59 21,66
4 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 746,68 2,92
5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 8720,1 34,16
6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 772,84 3,03
7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 1.744,89 6,84
III Nhóm đất mùn đỏ vàng H 450,83 1,77
8
Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ
và trung tính
Hk 450,83 1,77
IV Nhóm đất dốc tụ D 938,00 3,67
9 Đất thung lũng dốc tụ D 938,00 3,67
Tổng diện tích đất 25.527,83 100
Nguồn : UBND huyện Cao Phong : Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Cao Phong.
Nhìn vào bảng phân loại các loại đất huyện Cao Phong, ta có thể thấy
cũng giống như toàn tỉnh Hòa Bình nói chung, do cấu tạo địa chất đa dạng và
phức tạp, Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đất đồi núi có các loại
đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các
loại đất phù sa, đất dốc tụ. Đất của huyện có độ phì nhiêu cao và đa dạng, có
thể bố trí nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả và phát
triển chăn nuôi.
Nước

Nguồn nước mặt : trên địa bàn huyện chủ yếu là nước của hệ thống
sông suối với các con suối chính : suối Cái, suối Vàng, suối Bưng, suối Trăng,
13
suối Văn,…; nguồn nước của hồ sông Đà và một số hồ thủy lợi như hồ Đác
Tra, hồ Đặng Treo, hồ Lái,… là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp phục vụ đời sống, cơ sở chăn nuôi thủy sản, nguồn tích
trữ nước mùa hè dự phòng và sử dụng cho các mùa đông – xuân.
Nguồn nước ngầm : qua thăm dò điều tra sơ bộ, nước ngầm ở Cao
Phong cũng có trữ lượng khá lớn, có nơi chỉ cần khoan 5-6m đã thấy nước
ngầm. Chất lượng phần lớn là nước ngọt, chưa bị ô nhiễm. Đây là tài nguyên
quan trọng cần được bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời
cho sản xuất và đời sống nhân dân ngày một cao.
Tuy nhiên nguồn nước vẫn có sự phân hóa theo thời gian, chia thành
mùa mưa và mùa khô. Hạn chế lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Cao
Phong là thiếu nước vào mùa khô, đặc biệt là ở những nơi chưa có công trình
thủy lợi. Mùa đông khô hạn, nhiệt độ thấp, sương muối khiến không đủ ánh
sáng, dịch bệnh phát triển cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật
nuôi. Do đó để phát triển một nền nông nghiệp ổn định cần phải có một giải
pháp đảm bảo cấp nước vào mùa khô mà thoát nước vào mùa mưa. Đồng thời
vấn nạn thiếu nước do ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu. Vì vậy để
phát triển một nền nông nghiệp bền vững thì vấn đề đặt ra là phải sử dụng hợp
lý, tiết kiệm và chú trọng bảo vệ nguồn nước. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất
trong nông nghiệp đang trở nên phổ biến do vậy hệ quả ô nhiễm nguồn nước
ngọt là hiện tượng khó tránh khỏi.
Sinh vật
Cao Phong có điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù : là huyện vùng cao
song ít núi cao, địa hình dốc thoải; khí hậu mát mẻ, lượng mưa khá, tương đối
điều hòa; trên địa bàn huyện có nhiều loại đất với độ phì cao,… do vậy thảm
thực vật có sự đa dạng về thành phần kéo theo sự phân bố đặc trưng của các
loại động vật. Thảm thực vật ở Cao Phong tương đối phong phú ước khoảng

2000 loại, chủ yếu là gỗ, tre, nứa, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và cây
lương thực. Ý thức được tiềm năng, thế mạnh của mình, ngành nông nghiệp
Cao Phong tập trung vào phát triển những loại cây phù hợp với điều kiện tự
14
nhiên của huyện, cho năng suất, chất lượng và giá trị cao như : cam, bưởi,
mía, ngô, … góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Động vật ở Cao
Phong có khoảng gần 200 loài bao gồm chim, thú, bò sát và các loại động vật
lưỡng cư. Trong đó một số động vật được chăn nuôi, chủ yếu là trâu, bò, lợn
và các loại gia cầm do lợi thế là các bãi chăn thả rộng, đem lại thu nhập cao.
Tuy nhiên “các sinh vật bản địa thường có khả năng thích ứng tốt với môi
trường song năng suất không cao. Vì vậy việc lai tạo với các giống cây trồng, vật
nuôi có nguồn gốc ngoại nhập để cho ra đời các thế hệ vừa có năng suất cao, vừa
có khả năng thích ứng tốt đang là vấn đề được Cao Phong quan tâm” [1; 17].
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Dân cư và lao động
Dân cư
“Là một trong bốn vùng Mường nổi tiếng của tỉnh Mường Hòa Bình,
trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển huyện Cao Phong ngày nay
có 3 dân tộc chủ yếu sinh sống là : dân tộc Mường (chiếm 72,38%), dân tộc
Kinh (chiếm 26 %) và dân tộc Dao (chiếm 2,77%)” [1; 18].
Dân số huyện tính đến hết năm 2012 là 45.420 người (chiếm 5,1% dân
số toàn tỉnh), đứng thứ 10/11 trong các huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Mật độ dân số huyện đến năm 2012 tương đối thấp, khoảng 166
người/km
2
(đứng thứ 7/11 so với các huyện trong tỉnh), thấp hơn mật độ
chung toàn tỉnh (173 người/km
2
). Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều
nhất ở thị trấn Cao Phong (409 người/km

2
), các xã còn lại mật độ trung bình
khoảng 148 người/km
2
. Việc phân bố cư dân không đều ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có nông nghiệp, đặc biệt là
cho việc đầu tư sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, quy mô và diện tích canh
tác bị phân tán,…
Lao động
Lực lượng lao động ở Cao Phong khá dồi dào, đặc biệt là trong lĩnh vực
nông nghiệp. Nếu như năm 2002 số lao động trong độ tuổi tham gia lao động
15
là 19.739 người thì đến năm 2012 con số này là 25.231 người, trong đó lao
động nông nghiệp chiếm đa số với 91,8%; lao động trong lĩnh vực công
nghiệp – xây dựng khoảng 2,2,% và lao động dịch vụ chiếm 5,9%.
Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở
Cao Phong thời gian qua có sự chuyển dịch, tỷ trọng lao động nông-lâm-thủy
sản giảm từ 93,13% năm 2002 xuống còn 91,8% năm 2012. Qua những con số
trên cho ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở Cao Phong diễn ra tuy còn
chậm nhưng theo hướng tích cực, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
Bảng1.2. Các chỉ tiêu hiện trạng lao động huyện Cao Phong
TT Chỉ tiêu
Năm
2002 2005 2009 2012
1 Số lao động trong tuổi lao động
tham gia lao động
19.793 20.152 24.858 25.231
% so với tổng số 98,4 98,4 98,7 93
2 Lao động làm việc trong các
ngành kinh tế

19.793 20.152 24.858 25.231
2.1 Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy
sản
18.382 18.722 22.839 23.182
Cơ cấu LĐ nông – lâm – thủy sản
(%)
93,13 93 92 91,8
2.2 Công nghiệp – xây dựng 405 450 554 562
Cơ cấu LĐ công nghiệp – xây
dựng
2,05 2,23 2,2 2,2
2.3 Dịch vụ 952 980 1465 1487
Cơ cấu LĐ dịch vụ 4,82 4,86 5,89 5,9
3 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi
không có việc làm (%)
0,02 0,02 0,01 0,01
4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 14,8 15,06 22,55 24,45
(Nguồn : Phòng tài chính – kế hoạch huyện Cao Phong)
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta có thể thấy những năm gần đây chất
lượng lao động ở Cao Phong ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa
của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ lao động không
biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS
16
và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm
từ 14,8% năm 2002 lên 24,45% năm 2012. Lao động qua đào tạo tập trung
chủ yếu ở khu vực thị trấn, ở các khu vực khác hầu như không đáng kể.
Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có kinh nghiệm truyền
thống trong sản xuất nhưng phần lớn lại chưa qua đào tạo gây hạn chế cho
việc ứng dụng khoa học – công nghệ và các mô hình sản xuất hiện đại,
chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn,…

Như vây, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp
là thách thức lớn đặt ra cho giai đoạn phát triển tới.
1.1.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
Đối với huyện Cao Phong, “tạo ra được một cơ sở hạ tầng và tổ chức
tốt hệ thống dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp nông thôn là vấn đề có ý nghĩa hàng
đầu đối với việc chuyển đổi và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa” [35; 129]. Cụ thể là :
Điện
Đến năm 2012 đã có 13/13 xã, thị trấn và 97% số hộ dân được dùng
điện từ nguồn điện lưới quốc gia.
“Nguồn điện cấp cho huyện qua trạm biến áp trung gian Cao Phong
35/10 KV – 1000 KVA, trạm này cấp cho 3 trạm 10/0,4 KV với tổng công
suất 480 KVA. Trên địa bàn huyện có tất cả 20 trạm biến áp 35/0,4 KV với
tổng công suất 2600 KVA” [61; 25].
Đây là yếu tố tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói
chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, đảm
bảo cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thủy lợi
hóa, ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất.
Hệ thống giao thông
17
Huyện Cao Phong có hai hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ và
đường thủy.
Đường bộ : tổng chiều dài đường trên địa bàn huyện Cao Phong là
227,5 km trong đó có 2 trục đường đối ngoại chính là Quốc lộ 6 và đường
12B. Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên thành phố Hòa Bình đi Sơn La – Lai Châu và
chạy qua giữa huyện với độ dài 14km. Đường 12B bắt đầu từ Quốc lộ 6 đi
Kim Bôi và nối ra quốc lộ 21. Ngoài ra trên địa bàn huyện có Tỉnh lộ 435 dài
35km nối các xã Thung Nai, Bình Thanh với thành phố Hòa Bình.
Tổng chiều dài các tuyến đường huyện là 51km bao gồm : đường trục
huyện từ thị trấn Cao Phong đi Đông Phong – Xuân Phong dài 8km; các

tuyến đường liên xã đường Cao Phong – Tân Phong – Dũng Phong – Nam
Phong – Tây Phong dài 14km, đường Bắc Phong – Thung Nai dài 11km,
đường Tây Phong – Dũng Phong – Yên Lập – Yên Thượng dài 15km (rải
nhựa 4 km).
Mạng lưới giao thông nông thôn được phát triển rộng khắp trong toàn
huyện. Cho đến nay đã kiên cố hóa được 80km đường giao thông nông thôn,
rải nhựa được 33km (47km bê tông xi măng) đường giao thông liên xã.
Đường thủy : huyện có 2 xã Bình Thanh và Thung Nai nằm trong khu
vực lòng hồ sông Đà nên thuận lợi giao lưu bằng đường sông. Chiều dài tuyến
sông tiếp giáp với địa bàn huyện là 10km. Có 2 bến thuyền tại xã Thung Nai
(công suất 90.000 lượt người/năm) và Bình Thanh (75.000 lượt người/năm)
và một bến vận tải hàng hóa.
Thủy lợi
Cao Phong rất chú ý đến thủy lợi với hệ thống thủy lợi tự chảy và bằng
điện để giải quyết tưới tiêu cho cây trồng. Nhờ đó đã đưa năng suất lúa lên
18
cao và giải quyết được một số vấn đề về thay đổi cơ cấu mùa vụ và đưa giống
mới vào sản xuất nông nghiệp.
Các công trình thủy lợi được thường xuyên kiểm tra, duy tu sửa chữa,
đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hằng năm, huyện tổ
chức các phong trào toàn dân làm thủy lợi : phát dọn kênh mương; đào đắp,
nạo vét đất đá các loại, huy động mỗi năm hàng chục nghìn ngày công.
“Đến năm 2012, toàn huyện có 60% hệ thống kênh mương được kiên
cố hóa, đảm bảo 60% nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Các công trình
thủy lợi được xây mới : Hồ Tuống (xã Bắc Phong), mương Bai Vòng, Bai
Ràng tại xã Yên Thượng, mương Nà Chanh tại xã Bắc Phong…; sửa chữa :
đập Đác Tra (thị trấn Cao Phong), hồ Trung Thủy Nông (xã Thu Phong),
kênh Bai Bót (xã Xuân Phong)…” [61; 26]
Cơ giới hóa
Trước đây, nông nghiệp Cao Phong chủ yếu sản xuất thủ công, dựa vào

sức người lao động. Trong những năm trở lại đây, việc trang bị, sử dụng máy
móc trong sản xuất đã trở nên phổ biến. Các loại phương tiện được người sản
xuất đầu tư mua sắm nhiều như : máy bơm nước, máy nghiền thức ăn chăn
nuôi, máy xay sát gạo, phương tiện vận tải, máy tuốt lúa…
Trong ngành trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng lên rõ
rệt. Cơ giới hóa chủ yếu là trong khâu tưới, tiêu nước, vận chuyển trong
nông thôn tăng mạnh. Tuy nhiên ở một số khâu như cắt gặt, gieo cấy,
làm khô, bảo quản nông sản… tỷ lệ cơ giới hóa còn rất thấp. Do vậy sản
xuất mang nặng tính thủ công, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế
chưa cao.
Khoa học và công nghệ
19
Cao Phong chú trọng triển khai có hiệu quả các mô hình ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, các đề tài dự án, góp phần tích cực vào phát triển kinh
tế xã hội địa phương.
Đối với các loại cây ngắn ngày như ngô, lúa, nhiều mô hình thâm canh,
tăng vụ được đẩy mạnh và nâng cao, nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được
đưa vào sản xuất. Mô hình trồng đậu thử nghiệm trên đất hai vụ lúa, trồng lạc bằng
phương pháp che phủ nilon, trồng rau an toàn mang lại hiệu quả cao. Đây là điểm
sáng cho bà con nông dân trong và ngoài vùng thăm quan học tập và làm theo.
Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp – những cây thế mạnh của
huyện nên nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng để nâng
cao năng suất. Cây cam Xã Đoài có nhiều dòng, tuy năng suất cao nhưng chất
lượng thấp, không đồng đêu. Vì vậy trong những năm qua, công tác nghiên
cứu, phục tráng giống cam Xã Đoài được tiến hành, xây dựng quy trình thâm
canh, chăm sóc và có những giải pháp nhằm mở rộng diện tích, nâng cao năng
suất và chất lượng cây cam. Cùng với đó huyện còn tiến hành hoàn thiện quy
trình công nghệ nhân giống cam Valencia 2 (V2) và mở rộng sản xuất ở các
vùng sinh thái khác nhau. “Từ năm 2006 đến năm 2008, công ty Rau quả
nông sản phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp chọn lọc được giống cam

V2 được công nhận là giống cam quốc gia, hoàn thiện quy trình trồng và
chăm sóc cam V2. Ngoài ra công tác xây dựng bảo quản cam bằng màng bán
thấm BQ-25 sau thu hoạch được thực hiện” [58; 4,5]. Đồng thời mô hình
giâm, chiết, trồng cây Mắc coọc, na, bưởi Diễn được nhân rộng góp phần
chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Trong chăn nuôi, Cao Phong đã tiến hành ứng dụng khoa học kỹ thuật
để cải tạo giống bò, xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò, sử dụng giống bò lai
Sin để cải tạo giống bò địa phương; phát triển công nghệ lợn, nhất là lợn nái
sinh sản, công nghệ gia cầm, mô hình nuôi gà an toàn sinh học,…
20
Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
“Hệ thống dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp nhằm hỗ trợ đầu vào và đầu ra
cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm hệ thống chợ, hệ thống cửa hàng, hệ
thống tổ chức dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn, trong đó tổ chức khuyến nông và
công tác khuyến nông đóng vai trò chủ đạo rất quan trọng” [35; 130].
Đến nay, hoạt động kinh doanh thương mại ở Cao Phong có bước phát
triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng,
nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. “Toàn huyện có 4 chợ nông
thôn và 1 chợ nông sản Bưng trên địa bàn thị trấn Cao Phong với tổng diện tích chợ
là 2,88 ha” [59; 19]. Tuy nhiên hầu hết các chợ chưa đáp ứng được nhu cầu giao
thương hiện nay và phát triển kinh tế, giao lưu trong những năm tới. Đây chính là
hạn chế lớn cho mạng lưới thương mại và dịch vụ của huyện.
Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, quyết định số: 3495/QĐ – UBND
ngày 26 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt phương
án chuyển nông trường Cao Phong thành công ty Rau quả nông sản Cao
Phong, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chuyên sản xuất kinh doanh
nông nghiệp. Với ưu thế nằm ở trung tâm vùng Cao Phong, cùng với đội ngũ
cán bộ kỹ thuật và công nhân dày dạn kinh nghiệm về trồng và thâm canh cây
ăn quả có múi và cây mía tím, công ty Rau quả nông sản Cao Phong thực hiện
tốt nhiệm vụ và khẳng định được vị trí là trung tâm ứng dụng, chuyển giao kỹ

thuật cho người lao động, nông dân trong vùng.
Với định hướng mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trong mấy
năm gần đây, công ty đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng
nhanh diện tích cây có múi trên quỹ đất công ty quản lý. Đồng thời kết hợp
chặt chẽ với trung tâm khuyến nông huyện Cao Phong, tổ chức tập huấn kỹ
thuật về trồng, chăm sóc, thâm canh cây có múi cho nông dân. Công ty thực
hiện khâu trung gian dịch vụ về kỹ thuật và dịch vụ đầu ra cho sản phẩm của
21

×