Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC ĐỘ LẬP LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.32 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--  --

TRỊNH THỊ ANH ĐÀO

TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
DƯỚI GÓC ĐỘ LẬP LUẬN
Chuyên

ngành: Ngôn ngữ học

Mã sô

: 60220240

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Kim Phượng

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--  --

TRỊNH THỊ ANH ĐÀO

TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
DƯỚI GÓC ĐỘ LẬP LUẬN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo giảng viên khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, những người đã tận tình chỉ dạy em trong suốt
thời gian học tập vừa qua, giúp em có được những kiến thức bổ ích.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo Trần Kim Phượng –
Phó Giáo sư tiến sĩ, giảng viên tổ Lí luận ngơn ngữ - người đã truyền cho em niềm
say mê ngôn ngữ, gợi mở và tận tình hướng dẫn em hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên

Trịnh Thị Anh Đào


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................................................. 1
2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU............................................................................................................................ 1
3.ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN.................................................................................................................... 5
4.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 6
5.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 7
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................ 8
7.CẤU TRÚC LUẬN VĂN............................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1............................................................................................................................................. 10

CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................................................................................... 10
1.LẬP LUẬN............................................................................................................................................. 10
2. KHÁI QUÁT VỀ LẬP LUẬN..................................................................................................................... 10
1.1.1.1. KHÁI NIỆM LẬP LUẬN................................................................................................................. 10
1.1.1.2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA LẬP LUẬN TRONG CÁC LOẠI HÌNH DIỄN NGÔN..............................................11
3.CẤU TRÚC CỦA LẬP LUẬN..................................................................................................................... 16
4.KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 16
5.LUẬN CỨ.............................................................................................................................................. 17
6.CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN........................................................................................................................ 18
7.QUAN HỆ LẬP LUẬN............................................................................................................................. 21
1.1.3. LẼ THƯỜNG – CƠ SỞ CỦA LẬP LUẬN.............................................................................................. 23
8.TRUYỆN CƯỜI...................................................................................................................................... 25
9.TIẾNG CƯỜI......................................................................................................................................... 25
10.CÁC THỦ PHÁP GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI................................................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. 28
CẤU TRÚC LẬP LUẬN............................................................................................................................... 28
TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI..............................................................................................28
2.KẾT LUẬN TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...........................................................................28
3.CÁC LOẠI KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 28
4.KẾT LUẬN BỊ BỎ TRỐNG....................................................................................................................... 28
5.KẾT LUẬN HÀM ẨN.............................................................................................................................. 34
6.KẾT LUẬN TƯỜNG MINH...................................................................................................................... 37
7.VỊ TRÍ CỦA KẾT LUẬN............................................................................................................................ 39
8.KẾT LUẬN ĐỨNG ĐẦU LẬP LUẬN.......................................................................................................... 40


9.KẾT LUẬN ĐỨNG CUỐI LẬP LUẬN......................................................................................................... 44
10.HIỆU LỰC Ở LỜI CỦA KẾT LUẬN........................................................................................................... 47
11.KẾT LUẬN CÓ HIỆU LỰC Ở LỜI TRỰC TIẾP............................................................................................ 47

12.KẾT LUẬN CÓ HIỆU LỰC Ở LỜI GIÁN TIẾP............................................................................................ 49
13.LUẬN CỨ TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI..........................................................................51
14.CÁC LOẠI LUẬN CỨ............................................................................................................................. 51
15.LUẬN CỨ TƯỜNG MINH..................................................................................................................... 51
16.LUẬN CỨ BỊ BỎ TRỐNG...................................................................................................................... 54
17.LUẬN CỨ HÀM ẨN............................................................................................................................. 55
18.SỰ SẮP XẾP, TỔ CHỨC LUẬN CỨ......................................................................................................... 56
19.CÁC LUẬN CỨ CÓ QUAN HỆ ĐỒNG HƯỚNG LẬP LUẬN........................................................................56
20.CÁC LUẬN CỨ CÓ QUAN HỆ NGHỊCH HƯỚNG LẬP LUẬN......................................................................58
21.CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI....................................................61
22.TÁC TỬ LẬP LUẬN “CHỈ”...................................................................................................................... 62
23.TÁC TỬ LẬP LUẬN “NHỮNG”.............................................................................................................. 64
24.KẾT TỬ LẬP LUẬN “VÌ”....................................................................................................................... 64
25.KẾT TỬ LẬP LUẬN “NHƯNG”.............................................................................................................. 66
26.KẾT TỬ LẬP LUẬN “NẾU… THÌ…”......................................................................................................... 67
27.CÁCH THỨC TỔ CHỨC LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.......................................69
28.LẬP LUẬN ĐƠN.................................................................................................................................. 69
29.LẬP LUẬN PHỨC................................................................................................................................. 69
30.LẬP LUẬN BAO GỒM.......................................................................................................................... 69
31.LẬP LUẬN SONG SONG....................................................................................................................... 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................................................... 72
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................. 73
CƠ SỞ LẬP LUẬN..................................................................................................................................... 73
VÀ MỘT SỐ THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC CỦA LẬP LUẬN LÔ-GIC TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI........................................................................................................................................ 73
3.LẼ THƯỜNG – CƠ SỞ LẬP LUẬN CỦA TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...............................................73
4.CÁC LOẠI LẼ THƯỜNG.......................................................................................................................... 73
3.1.1.1. LẼ THƯỜNG HÀM ẨN................................................................................................................. 73
3. LẼ THƯỜNG ĐƯỢC CỐ ĐỊNH HÓA THÀNH NHỮNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HAY NHỮNG LỐI NÓI QUEN
THUỘC................................................................................................................................................... 78

5.MỘT SỐ THỦ PHÁP GÂY CƯỜI BẰNG VI PHẠM QUY TẮC VẬN DỤNG LẼ THƯỜNG..................................81
3.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI BẰNG LÍ LẼ NGƯỢC CHIỀU...................................................................................81
4.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI BẰNG VẬN DỤNG SAI LẼ THƯỜNG.......................................................................83
3.2. MỘT SỐ THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO SỰ VI PHẠM QUY TẮC CỦA LẬP LUẬN LÔ-GIC................................84


3.2.1.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO SỰ VI PHẠM CÁC NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA TƯ DUY..................................85
3.2.1.1. THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM NGUYÊN LÍ ĐỒNG NHẤT CỦA TƯ DUY....................................86
3.2.1.2.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM NGUYÊN LÍ PHI MÂU THUẪN CỦA TƯ DUY............................100
3.2.1.3.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM NGUYÊN LÍ BÀI TRUNG CỦA TƯ DUY.....................................103
3.2.1.4.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM NGUYÊN LÍ LÍ DO ĐẦY ĐỦ CỦA TƯ DUY.................................104
3.2.2.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO SAI LẦM TRONG SUY LUẬN.....................................................................107
3.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO SAI LẦM TRONG SUY LUẬN DIỄN DỊCH.........................................................107
4.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO SAI LẦM TRONG SUY LUẬN QUY NẠP...........................................................117
5.THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO SAI LẦM TRONG SUY LUẬN TƯƠNG TỰ........................................................118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................................................. 121
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 126


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu q trình lao động chân tay hình thành nên những tín hiệu ngơn ngữ đầu
tiên thì q trình lao động trí óc giúp ngôn ngữ phát triển đến độ phong phú và
thành thục như ngày nay. Theo chúng tôi, một trong những dấu hiệu đánh dấu sự
phát triển của ngôn ngữ là lập luận. Biết lập luận là chúng ta biết dùng ngôn ngữ để
dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà ta
muốn. Do đó, “lập luận là nghệ thuật thể hiện năng lực hoạt động ngơn ngữ, là
cách thức phát triển trí tuệ, là hịn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai
lầm” [17, 2].

Chúng ta có thể tìm thấy lập luận ở mọi nơi trong đời sống hàng ngày, từ lời
mặc cả của những người bn bán ngồi chợ, cho đến lời giảng dạy của cô giáo hay
trong lời bào chữa của luật sư,… Càng ngày, lập luận càng tham gia thiết thực vào
cuộc sống. Trong đó, có một địa hạt lập luận không chỉ thể hiện tư duy sắc sảo và
năng lực hoạt động ngôn ngữ của người nói mà cịn tạo ra nguồn giải trí vui vẻ, thú
vị như một thứ vitamin bồi bổ cho cuộc sống, đó là “lập luận trong truyện cười
hiện đại”.
Xã hội ngày càng phát triển, sự cạnh tranh và áp lực càng nhiều thì con người
càng cần lắm những tiếng cười vui. Truyện cười hiện đại phát triển nhanh cũng vì lẽ
đó. Nó đã cung cấp một món ăn tinh thần lành mạnh, giàu giá trị giải trí và khơng
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đọc truyện cười, chúng ta khơng chỉ được
cười vui sảng khối, xả được bao “stress” từ bộn bề cuộc sống mà còn phát hiện ra
cách tư duy, lập luận thông minh, hài hước của tác giả truyện cười. Từ sự yêu thích
tiếng cười hiện đại và trăn trở cắt nghĩa thủ pháp tạo nên tiếng cười, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Truyện cười Việt Nam hiện đại dưới góc độ lập luận”. Đề tài hi vọng
đóng góp một hướng khai thác truyện cười Việt Nam hiện đại tương đối mới, qua
đó, tìm thêm những thủ pháp gây cười mới, mở rộng hướng tìm kiếm thi pháp
truyện cười nói chung và truyện cười Việt Nam hiện đại nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
1.1. Lịch sử nghiên cứu lập luận
Văn chương là một địa hạt chứa rất nhiều lập luận. Chúng ta có thể tìm thấy
lập luận trong những câu tục ngữ, danh ngôn rất ngắn gọn, lập luận trong truyện
1


ngụ ngôn, truyện cười, văn xuôi trung đại, văn xuôi hiện đại… thậm chí nhiều bài
thơ cũng có lập luận. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chung hướng đi “lập luận”,
tiêu biểu như: Tìm hiểu các dạng lập luận trong tục ngữ (luận văn của Vũ Thị Hà,
ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2005 ), Tìm hiểu lập luận trong danh ngôn (trên ngữ liệu
tiếng Việt) (luận văn của Nguyễn Thị Bình, ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2012), Tìm

hiểu lập luận của nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (luận
văn của Nguyễn Lệ Hằng, ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2008), Bước đầu tìm hiểu lập
luận trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp (Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thu
Trang, ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2007), Lập luận trong một số văn bản nghị luận
văn học của Nguyễn Tuân (luận văn của Dương Thị Thanh Thủy, Đại học Sư phạm
Hà Nội, năm 2011),... Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu lập luận
trong địa hạt truyện cười Việt Nam hiện đại – một thể loại gần gũi với đời sống
đương đại lại không thể khơng được coi là văn chương.
Nói về lập luận, chúng tôi muốn đề cập tới một cuốn sách đã khơi nguồn cảm
hứng để chúng tôi thực hiện đề tài này đó là cuốn Phương pháp biện luận – thuật
hùng biện của tác giả Triệu Truyền Đống (Nguyễn Quốc Siêu dịch, NXB Giáo dục
Hà Nội, năm 1999). Xuất phát từ nhiều góc độ trong đó có lập luận, Triệu Truyền
Đống đã đưa ra một thống kê (có dẫn chứng) về các phương pháp biện luận. Trong
bốn phương pháp chính có nhiều phương pháp nhỏ:
- Biện luận thắng bằng lơ-gic (có 47 phương pháp nhỏ)
- Biện luận thắng bằng nghệ thuật ngơn từ (có 70 phương pháp nhỏ)
- Biện luận thắng bằng mưu chước (có 42 phương pháp nhỏ)
- Biện luận thắng bằng vạch trần ngụy biện (có 117 phương pháp nhỏ)
Tuy đưa ra được rất nhiều phương pháp biện luận (276 phương pháp) nhưng
chúng tơi nhận thấy cơng trình này khơng nghiên cứu ở một góc độ thống nhất; các
phương pháp chỉ được suy luận từ một dẫn chứng cụ thể nên thường có phần chồng
chéo, lặp lại; phần lớn tư liệu là các câu chuyện ứng đối trong sử sách Trung Quốc.
Mặc dù vậy, vẫn cần thừa nhận đây là một cơng trình nghiên cứu tương đối thành
cơng về biện luận, nó “giúp ích rất nhiều trong giao tiếp ngôn ngữ cho tất cả mọi
người, dù bạn là nhà ngoại giao, chính trị, nhà hoạt động lập pháp, tư pháp hay
hành pháp, là đồng chí cơng an hay bạn là nhà khoa học, là học sinh – sinh viên
hay là các thầy – cô giáo. Và lẽ đương nhiên, trong thời buổi thương trường quyết
2



liệt này, cuốn sách cũng sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu vắng đối với
các thương gia năng động, mong muốn thành đạt” [17, 2]. Từ những gợi ý thú vị,
hấp dẫn của cuốn sách và niềm yêu thích truyện cười Việt Nam hiện đại, chúng tơi
đã tổng hợp một số phương pháp dưới góc độ lập luận và dẫn chứng bằng tư liệu
truyện cười.
1.2. Lịch sử nghiên cứu các thủ pháp gây cười trong truyện cười
Truyện cười hiện đại là một mảng đề tài lí thú với nhiều hướng khai thác đã
cho hiệu quả bất ngờ như: dưới góc độ ngữ dụng học, dưới góc độ lơ-gic, dưới góc
độ ngữ pháp văn bản hay dưới góc độ ẩn dụ tri nhận…
Năm 2005, cuốn luận văn thạc sĩ Các biện pháp gây cười trong truyện cười
Việt Nam hiện đại (trên quan điểm ngữ dụng học) của Chu Thị Thanh Tâm [39] đã
bao quát khá trọn vẹn truyện cười Việt Nam hiện đại trên quan điểm ngữ dụng học.
Lấy tiêu chí đi tìm sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng học, luận văn đã chỉ ra các biện
pháp gây cười trong truyện cười như:
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc hành động ngôn ngữ
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc lập luận
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc hội thoại
- Biện pháp gây cười bằng hàm ngơn
Dưới góc độ lập luận, luận văn phân xuất được một số biện pháp gây cười là:
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc hiện diện của các thành phần
trong lập luận
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc sử dụng chỉ dẫn lập luận
- Biện pháp gây cười bằng sự vi phạm quy tắc vận dụng cơ sở lập luận
Trên thực tế, truyện cười hiện đại không chỉ gây cười bằng cách vi phạm các
quy tắc lập luận. Nhiều truyện cười tuân thủ và vận dụng chính các quy tắc lập luận
để tạo nên tiếng cười, ví dụ: gây cười bằng kết luận tường minh, kết luận hàm ẩn,
gây cười bằng tiền đề sai lầm, tiền đề hàm ẩn, gây cười bằng vận dụng sai lẽ
thường,.... Luận văn “Truyện cười Việt Nam hiện đại dưới góc độ lập luận” của
chúng tôi sẽ khai thác thêm vấn đề theo hướng này.

Năm 2009, cuốn luận văn thạc sĩ Các thủ pháp gây cười trong truyện cười
Việt Nam hiện đại từ góc độ ngữ pháp văn bản của Nguyễn Thị Minh Hà [19] đã
3


nghiên cứu các mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức trong truyện cười Việt
Nam hiện đại để tìm ra các thủ pháp gây cười tương ứng. Trong đó, thủ pháp gây
cười bằng liên kết nội dung có phần thủ pháp gây cười bằng liên kết lô-gic khá liên
quan đến phạm trù “lập luận” mà chúng tôi nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Minh
Hà đã chỉ ra các thủ pháp gây cười bằng liên kết lô-gic là:
- Gây cười từ sự vi phạm các quy tắc lơ-gic trình bày
- Gây cười từ sự vi phạm các quy tắc lô-gic sự vật
- Gây cười từ sự vi phạm các quy tắc lô-gic ngữ nghĩa
Luận văn của chúng tôi không đi theo hướng này.
Truyện cười Việt Nam hiện đại cũng được tiếp cận ở một hướng đi rất mới đó
là ẩn dụ tri nhận. Năm 2011, luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận về giới tính và hàm ý
trong truyện cười về giới tính tình dục của Trần Thị Quế Chi đã tìm ra bức tranh
văn hóa về giới tính tình dục trong truyện cười.
Khơng tiếp cận truyện cười dưới góc độ ngơn ngữ, luận văn thạc sĩ Phương
thức gây cười trong truyện cười thế giới hiện đại dưới góc nhìn lơ-gic học của Đặng
Hồng Nhung [33] đã mở rộng nghiên cứu truyện cười thế giới hiện đại và tiếp cận
chúng dưới góc độ lơ-gic hình thức. Nhờ đó, luận văn đã tìm thêm được những thủ
pháp gây cười dựa trên các nguyên lí cơ bản của tư duy và suy luận lô-gic. Cụ thể là:
- Phương thức gây cười bằng cách vi phạm nguyên lí đồng nhất của tư duy
- Phương thức gây cười bằng cách vi phạm nguyên lí phi mâu thuẫn của tư duy
- Phương thức gây cười bằng cách vi phạm nguyên lí bài trung
- Phương thức gây cười dựa trên suy luận lô-gic
- Phương thức gây cười dựa trên lí lẽ ngược đời
- Phương thức gây cười dựa trên lí lẽ ngụy biện
Những kết quả của luận văn này cũng là cơ sở để chúng tơi ứng dụng triển

khai phân tích những thủ pháp gây cười trong truyện cười Việt Nam hiện đại và
nhận thấy rằng lập luận trong truyện cười Việt Nam hiện đại khơng phải lập luận lơgic nên nó liên tục vi phạm các quy tắc của lơ-gic hình thức như một điều tất yếu.
Khai thác truyện cười dưới góc độ lơ-gic cịn có tuyển tập Tiếng cười thế giới
của tác giả Nguyễn Đức Dân [10] (được coi là cơ sở cho luận văn của Đặng Thị
Hồng Nhung) và cuốn Truyện cười lô-gic của hai nhà giáo trường Đại học Quốc gia
Huế - Phan Trọng Hòa, Phan Thị Đào [25]. Đây đều là các cơng trình có mục đích
4


chính là tổng hợp truyện cười. Tuy nhiên, ở phần mở đầu, các tác giả đã thể hiện
quan điểm của mình về truyện cười lơ-gic và đúc rút các phương thức gây cười
bằng lô-gic. Nguyễn Đức Dân nghiên cứu các phương thức gây cười trên hai mối
quan hệ: lô-gic và truyện cười, ngơn ngữ và truyện cười. Phan Trọng Hịa và Phan
Thị Đào gọi tên nghệ thuật gây cười là nghệ thuật “ứng xử” và tìm ra các thủ pháp
gây cười trên cơ sở phân tích các hình thức ứng xử trong truyện cười là khái niệm,
phán đoán, suy luận, chứng minh và bác bỏ.
Bên cạnh các cơng trình cơng phu như sách, luận văn, một số bài báo trên tạp
chí cũng tiếp cận đối tượng thú vị này. Gần đây nhất là hai bài báo Một số thủ pháp
tạo hàm ý gây cười trong truyện cười mang tính nhạy cảm của tác giả Hoàng Kim
Ngọc [31] và Một số yếu tố cơ bản trong gây cười bằng ngôn ngữ của tác giả Trần
Trọng Nghĩa [29]. Trong giới hạn bài báo nhỏ, các tác giả cũng có những khám phá
thú vị về thủ pháp gây cười trong truyện cười hiện đại.
Ngồi ra cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếng cười nói chung và
tiếng cười dân gian nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam làm cơ sở lí luận cho
chúng tơi nghiên cứu truyện cười hiện đại. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên
cứu mĩ học về cái hài của Scorat, V. Jankelevitch, Henri Bergson,… hay các cuốn
sách, luận văn về truyện cười dân gian như: Truyện cười dân gian Việt Nam
(Trương Chính, Phong Châu biên soạn) [7], Truyện cười và việc phân tích truyện
cười (Đỗ Bình Trị) [44], Cái hài trong truyện cười dân gian (luận án phó tiến sĩ ngữ
văn của Nguyễn Văn Tiêm, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội

năm 1996) [41],…
Như vậy, nhìn vào lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy đề tài và hướng nghiên
cứu của luận văn “Truyện cười Việt Nam hiện đại dưới góc độ lập luận” chưa có
ai nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi hi vọng trên một phạm vi tư liệu quen thuộc
nhưng chưa ngừng phát triển, với một hướng nghiên cứu mới, đề tài sẽ có những
đóng góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn.
3. Đóng góp của luận văn
1.3. Về mặt lí luận
Trong luận văn này, chúng tơi đã vận dụng lí thuyết lập luận và lí thuyết lơ-gic
để nghiên cứu cách thức gây cười trong truyện cười Việt Nam hiện đại. Chúng tôi
mong muốn đóng góp phần nghiên cứu về lập luận trên ngữ liệu cụ thể là truyện
5


cười Việt Nam hiện đại. Đồng thời, đối với văn học, qua đề tài chúng tôi cũng
muốn gợi mở về một vấn đề khá mới mẻ: thi pháp truyện cười Việt Nam hiện đại.
1.4. Về mặt thực tiễn
Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho các bạn sinh viên và
tất cả những ai quan tâm tới việc nâng cao phương pháp lập luận, kĩ năng sử dụng
thành thạo tiếng Việt, ít nhất cũng ở cách nói gây cười trí tuệ. Bản thân tơi, sau khi
nghiên cứu luận văn, cũng tự nhận thấy kĩ năng vận dụng ngơn ngữ để lập luận của
mình có tiến bộ rõ rệt, đồng thời, tư duy về các vấn đề trong cuộc sống có chiều
hướng hài hước, vui nhộn hơn. Đó là lợi ích thiết thực và là động lực để tơi nghiên
cứu “một vấn đề khó khiến nhiều người phải “nhăn nhó” như Trần Kim Phượng có
nói trong bài báo “Thủ pháp gây cười bằng đánh tráo khái niệm trong truyện cười
Việt Nam hiện đại” [38].
Tài liệu này cũng có thể dùng tham khảo cho các bạn đồng nghiệp trong việc
nâng cao chất lượng vận dụng hiệu quả và linh hoạt ngôn ngữ, rèn luyện tư duy cho
học sinh trong quá trình dạy học truyện cười hoặc vận dụng truyện cười như một
ngữ liệu trong giảng dạy tiếng Việt.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.5. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm ra các thủ pháp
gây cười trong truyện cười Việt Nam hiện đại và lí giải cụ thể chúng.
1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu như trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ của
luận văn là:
- Dựa trên các thành phần của lập luận, các chỉ dẫn lập luận và cơ sở của lập
luận, chúng tơi tiến hành phân tích truyện cười Việt Nam hiện đại đã vận dụng và vi
phạm quy tắc lập luận như thế nào để tạo nên tiếng cười.
- Bằng phép chứng minh phản chứng, chúng tôi nhận thấy lập luận trong
truyện cười Việt Nam hiện đại là lập luận đời thường, khơng phải lập luận lơ-gic,
nên nó sẽ vi phạm hầu hết các quy tắc lơ-gic. Do đó, nhiệm vụ thứ hai của luận văn
là chứng minh truyện cười Việt Nam hiện đại vi phạm một loạt nguyên lí cơ bản
của tư duy và suy luận lô-gic – những cơ sở của lập luận lô-gic.

6


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.7. Đôi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện cười Việt Nam hiện đại có
phương thức gây cười bằng lập luận.
1.8. Phạm vi nghiên cứu
Truyện cười Việt Nam hiện đại là nguồn ngữ liệu rất rộng, phong phú lại liên
tục được bổ sung và có thể lẫn với các truyện cười dịch nên chúng tôi lựa chọn 153
truyện cười đã được tuyển tập trong 13 cuốn sách và một số truyện cười được lấy
trên các trang báo mạng làm tư liệu nghiên cứu. Cụ thể là:
1. Phan Trọng Hòa, Phan Thị Đào (2006), Truyện cười lô-gich, NXB Văn học,
Hà Nội.

2. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Bệnh nhân và bác sĩ, NXB Văn
hóa thơng tin, Hà Nội.
3. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Cười hài hước thơng minh, NXB
Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
4. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Cười hiện đại, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
5. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Cười xưa và nay, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
6. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Nụ cười thầy và trị, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
7. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Nụ cười trẻ thơ, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
8. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Vợ chồng cùng cười, NXB Văn
hóa thơng tin, Hà Nội.
9. Việt Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2013), Vui cười dí dỏm, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
10. Năm Hồng Mai (sưu tầm và biên soạn) (2011), Truyện cười hiện đại Việt
Nam, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
11. Lương Kim Nghĩa (sưu tầm và biên soạn) (2003), Kho tàng truyện tiếu lâm,
NXB Thời đại, Hà Nội.

7


12. Lương Kim Nghĩa (sưu tầm và biên soạn) (2013), Cười hở mười cái răng,
NXB Thời đại, Hà Nội.
13. Lương Kim Nghĩa (sưu tầm và biên soạn) (2013), 109 truyện tiếu lâm,
truyện cười, NXB Thời đại, Hà Nội.
14. />15. />16. />17. />18. />6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thông kê

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi tiến hành thống kê để tập hợp truyện
cười từ các tuyển tập và các trang báo điện tử làm nguồn ngữ liệu phong phú cho
luận văn.
6.2. Phương pháp phân loại
Sau khi có được nguồn ngữ liệu, chúng tôi tiến hành phân loại dựa trên các thủ
pháp gây cười. Cơ sở để phân loại là lí thuyết về lập luận.
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp giúp chúng tơi tìm ra “cơ chế” trong các
truyện cười để tiến hành khái quát thành các thủ pháp gây cười trong truyện cười
Việt Nam hiện đại.
6.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh giúp chúng tơi tìm ra đâu là cơ chế hay được sử dụng để
gây cười trong truyện cười Việt Nam hiện đại
6.5. Phương pháp hệ thông
Phương pháp tư duy và hệ thống giúp chúng tôi tiến hành khái quát , tổng hợp
kết quả phân tích trong q trình nghiên cứu và trình bày luận văn theo một hệ
thống hợp lí, chặt chẽ.
6.6. Phương pháp chứng minh phản chứng
Phương pháp chứng minh phản chứng được chúng tôi áp dụng để chứng minh
lập luận trong truyện cười Việt Nam hiện đại là lập luận đời thường.

8


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được chia
thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Trong chương này, chúng tơi xem xét hai vấn đề sau: lí thuyết lập luận và khái
quát về truyện cười.

Chương 2. Cấu trúc lập luận trong truyện cười Việt Nam hiện đại
Trong chương này, chúng tơi tìm hiểu cấu trúc của lập luận trong truyện cười
Việt Nam hiện đại bao gồm: kết luận, luận cứ, các chỉ dẫn lập luận và quan hệ lập
luận. Từ đó, chúng tơi khái qt thành các thủ pháp gây cười bằng cấu trúc lập luận.
Chương 3. Cơ sở lập luận và một số thủ pháp gây cười do vi phạm quy tắc của
lập luận lô-gic trong truyện cười Việt Nam hiện đại
Trong chương này, chúng tơi tìm hiểu lẽ thường - cơ sở của lập luận trong
truyện cười Việt Nam hiện đại , đồng thời chỉ ra sự vi phạm một loạt các quy tắc
của lập luận lô-gic để tạo ra tiếng cười.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.
2.

Lập luận

Khái quát về lập luận
1.1.1.1. Khái niệm lập luận
Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 2), “Lập luận

là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một
kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [6, 155].
Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các nội dung phát ngôn như sau:
p; q;… → r
Trong đó: p; q;… là các lí lẽ, r là kết luận. Các thành phần p, q,… và r có thể
được diễn đạt bằng các phát ngơn u1, u2,…

Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ. Luận cứ có thể là một ý kiến
cũng có thể là một sự kiện, một nội dung miêu tả. Vậy quan hệ lập luận là quan hệ
giữa một hoặc một số luận cứ với kết luận. Ví dụ sau đây là một lập luận:
(1) Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những
dấu tích quan trọng trong q trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái
nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của
thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá mn hình vạn trạng, với nhiều
hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh
đó, vịnh Hạ Long cịn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái
điển hình cùng với hàng nghìn lồi động thực vật vơ cùng phong phú, đa dạng. Nơi
đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
(Trích “Di sản thế giới tại Việt Nam” – Báo điện tử vietnamtourism.com)
“Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo” là một kết luận. Kết luận này được đặt
ở đầu lập luận. Tiếp sau đó, người viết đã đưa ra liên tiếp bốn luận cứ để chứng
minh cho lập luận của mình:
p là: “địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong q trình hình
thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ”.
q là: “là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên”.
k là: “là nơi tập trung đa dạng sinh học cao”.
l là: “gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc”.
10


1.1.1.2. Sự xuất hiện của lập luận trong các loại hình diễn ngơn
Khơng có diễn ngơn nào khơng phải lập luận. Đơn giản, một diễn ngôn miêu
tả cũng không phải chỉ để phản ánh một hiện thực, sự kiện bên ngồi ngơn ngữ
bằng lời nói. Rất ít khi chúng ta miêu tả chỉ để miêu tả. Thông thường, chúng ta
miêu tả là để hướng người nghe đến một điều gì đó nằm ngồi sự vật, hiện tượng
được miêu tả. Cái mà thơng tin miêu tả hướng tới chính là một kết luận rút ra từ nó.
Do đó, một diễn ngơn miêu tả cũng tiềm ẩn một lập luận.

Lập luận có thể xuất hiện trong một phát ngôn, một diễn ngôn đơn thoại hoặc
trong văn bản viết một chiều nhưng cũng có thể xuất hiện trong đoạn thoại. Vậy, lẽ
dĩ nhiên mỗi truyện cười ít nhất chứa một lập luận. Xét truyện cười sau đây:
(2) TÌNH YÊU BẤT TỬ
- Anh yêu em chứ?
- Yêu như một kẻ cuồng si.
- Và anh có thể chết vì em chứ?
- Tất nhiên là… khơng. Tình yêu của anh là bất tử!
(Cười hở mười cái răng)
Cuộc hội thoại giữa đôi bạn trẻ yêu nhau trên chứa một lập luận. Chàng trai đã
khẳng định hai luận cứ: thứ nhất là “(anh yêu em) như một kẻ cuồng si” và thứ hai
là “tình yêu của anh là bất tử”. Từ đó, chàng đi đến kết luận: “Khơng” (Anh khơng
thể chết vì em).
1.1.1.3. Lập luận và một sơ khái niệm liên quan
a. Lập luận, suy luận và lô-gic
Nếu hình dung lập luận là một quá trình tổng quát bao gồm: cấu trúc lập luận,
mối quan hệ của các thành phần trong cấu trúc lập luận, nội dung, cách thức suy
luận,…thì nội hàm của khái niệm “suy luận” và “lơ-gic” bó hẹp hơn.
Theo Phan Trọng Hịa, Phan Thị Đào trong cuốn “Truyện cười logic”,“suy
luận là thao tác tư duy đi từ một hay nhiều phán đốn đã có để suy ra phán đoán
mới”. [25, 22]
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Suy luận là liên hệ các phán đoán
với nhau để rút ra một hay nhiều phán đốn mới về một chủ đề nào đó”. [35, 1125]
Như vậy, suy luận là quá trình nhận thức hiện thực một cách gián tiếp từ một
hay một số phán đoán đã biết chúng ta suy ra phán đoán mới. Đây là thao tác tư duy
11


quan trọng để giúp chúng ta giao tiếp linh hoạt, học tập và phát triển tư duy, trí tuệ.
Nói cách khác, trong mối quan hệ với khái niệm “lập luận”, suy luận chính là cách

thức tổ chức lập luận, phương pháp lập luận.
Trong quá trình suy luận, chúng ta phải dựa vào các căn cứ khác nhau để có
thể tìm ra kết luận. Các yếu tố tham gia và hỗ trợ q trình suy luận có thể là văn hóa,
những hiểu biết về xã hội nói chung trong một cộng đồng, hiểu biết về cá nhân, kinh
nghiệm tâm lí xã hội, tri thức khoa học, từ ngữ,… và các thao tác lô-gic. Các yếu tố
trên, ngoại trừ thao tác lô-gic, chúng ta có thể tìm thấy trong lập luận đời thường.
Cũng theo Phan Trọng Hòa và Phan Thị Đào: “Thuật ngữ lô-gic thường được
dùng với hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất, chỉ một bộ phận khoa học nghiên cứu các hình thức, các quy
luật và các thao tác tư duy, nghiên cứu những điều kiện cần thiết để tư duy tiếp cận
với chân lí.
- Nghĩa thứ hai, chỉ những mối liên hệ có tính quy luật giữa các tư tưởng với
nhau trong một quá trình suy nghĩ, lập luận”. [25, 84]
Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm “suy luận” và “lơ-gic” chủ yếu
trong chương 3 khi phân tích truyện cười Việt Nam hiện đại dưới góc độ vi phạm các
quy tắc của lập luận lơ-gic. Theo đó, “suy luận” và “lô-gic” là hai vấn đề không thể
tách rời nhau, gắn bó và có quan hệ chặt chẽ. Suy luận được thể hiện thơng qua các
phán đốn, ngơn từ vì vậy khi suy luận người ta phải tuân thủ những quy tắc về lô-gic
và cần diễn đạt suy luận ấy một cách rõ ràng, mạch lạc. Lô-gic được vận dụng để
phân tích các vấn đề, các dạng thức ngơn ngữ thành một chuỗi các phán đốn lơ-gic.
b. Lập luận đời thường và lập luận lô-gic
Vấn đề phân biệt lập luận đời thường với lập lập lô-gic đã được Đỗ Hữu Châu
thể hiện rất rõ trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2. Xét hai ví dụ sau:
(3)
Đại tiền đề
Tiểu tiền đề
Kết luận

Tất cả trẻ em bảy tuổi phải tới trường.
Năm nay, Minh bảy tuổi.

Minh phải tới trường.

(4)
12


Đại tiền đề
Tiểu tiền đề
Kết luận

Hàng hóa càng rẻ thì càng nên mua.
Chiếc xe này rẻ.
Nên mua chiếc xe này.

Về cấu trúc, dễ nhận thấy, cả lập luận lô-gic và lập luận đời thường đều có cấu
trúc tam đoạn luận, bao gồm : một đại tiền đề, một tiểu tiền đề và một kết luận. Tuy
nhiên, chúng khác nhau ở những điểm sau đây :
- Thứ nhất về tính phản lập luận. Ở tam đoạn luận lô-gic, kết luận là hệ quả
tất yếu của đại tiền đề, tiểu tiền đề và thao tác suy diễn. Nếu đại tiền đề đúng, tiểu
tiền đề đúng và thao tác suy diễn đúng thì kết luận tất yếu sẽ đúng. Kết luận “Minh
phải tới trường” khơng thể bác bỏ bởi vì tiền đề “tất cả trẻ em bảy tuổi phải tới
trường” và tiểu tiền đề “Năm nay, Minh bảy tuổi” đều đúng. Ở tam đoạn luận đời
thường thì khơng như vậy. Đại tiền đề khơng phải là một chân lí khoa học, khách
quan mà là những lẽ thường, những kinh nghiệm sống được đúc kết lại dưới dạng
ngun lí cho nên chúng khơng tất yếu đúng. Như ví dụ 4, đại tiền đề “Hàng hóa
càng rẻ thì càng nên mua” chỉ là quan niệm chủ quan, bị chi phối bởi cá nhân trong
một hoàn cảnh nhất định. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta còn thấy tồn tại
một số quan niệm khác là : “Của rẻ là của ôi” hay “tiền nào của nấy”,… phản lại
đại tiền đề trên. Như vậy, tam đoạn luận đời thường có phản lập luận cịn tam đoạn
luận lơ-gic thì khơng.

- Thứ hai về tính tranh biện. Kèm theo hiện tượng có phản lập luận là hiện
tượng trong một lập luận đời thường có thể dẫn ra hàng loạt luận cứ cùng một kết
luận, ví dụ, chúng ta có thể nói : “Chiếc xe này rẻ, chất lượng cịn tốt, đăng kí
chính chủ, biển số xe đẹp, rất nên mua!”. Giá rẻ, chất lượng cịn tốt, đăng kí chính
chủ, biển số xe đẹp là bốn luận cứ cùng dẫn đến kết luận “rất nên mua”. Lập luận
lô-gic không như vậy. Một kết luận đúng lơ-gic thì chỉ cần một luận cứ đúng, không
thể dẫn nhiều luận cứ cho cùng một kết luận. Hai đặc tính phản lập luận và có nhiều
luận cứ gộp lại thành tính tranh biện của lập luận đời thường. Lập luận lơ-gic nếu đã
đúng thì khơng cần tranh biện.
- Thứ ba là tính phi lơ-gic. Lập luận đời thường có thể chấp nhận những kết
luận có vẻ phi lơ-gic. Những phát ngơn sau đây là bình thường, khơng ai cảm thấy
“vơ lí”:
(5)
Sp1 : Cơm xong rồi chứ ?
13


Sp2 : Xong rồi ạ. Chút xíu nữa thơi ạ.
Nếu trong lập luận lơ-gic thì hai phán đốn “xong rồi ạ” và “chút xíu nữa thơi
ạ” khơng thể cùng đúng, một trong hai phán đốn là sai. Nhưng vì đây là lập luận
đời thường nên chúng không hề phủ định nhau mà bổ sung cho nhau trong quan hệ
đồng hướng lập luận.
- Thứ tư là hình thức phát ngơn biểu thị các thành phần trong lập luận.
Trong lập luận lô-gic, các luận cứ và kết luận phải được diễn đạt bằng một mệnh đề
trần thuyết. Các phát ngôn ngữ vi của hành vi tái hiện (khảo nghiệm, xác tín, miêu
tả) mới đảm nhiệm được chức năng làm cái biểu đạt cho các thành phần của tam
đoạn luận lơ-gic. Đóng vai trò cái biểu đạt cho các thành phần của lập luận đời
thường, ngồi các phát ngơn trần thuyết cịn có thể là phát ngôn ở các hành vi ở lời
khác như : điều khiển, mời, hứa,… Ví dụ :
(6) Sáng bảnh mắt ra rồi, dậy đi !

(7) Ở lại ăn bữa cơm với nhà tôi nhé !
Trong lô-gic học, lập luận lơ-gic được gọi là lập luận lơ-gic hình thức, cịn lập luận
đời thường chính là lập luận lơ-gic phi hình thức hay lơ-gic ngơn ngữ học.
Trong luận văn này, chúng tơi tìm hiểu truyện cười Việt Nam hiện đại dưới
góc độ lập luận trong ngơn ngữ, tức là lập luận đời thường. Chúng tôi nhận thấy lập
luận trong truyện cười Việt Nam hiện đại là lập luận đời thường với các lí do sau:
- Phần lớn lập luận trong truyện cười có tính tranh biện. Tính tranh biện thể
hiện ở cơ chế gây cười của truyện cười. Cơ chế đó chứa đựng các phản lập luận tồn
tại song song. Ví dụ: (8) MÀY MÙ À?
Trên đường phố đơng đúc có hai chiếc xe hơi đâm đầu vào nhau. Một tài xế
điên tiết hét lên:
- Mày mù à?
Tài xế kia khơng chịu kém nói lại:
- Ai nói tơi mù? Chẳng phải tơi đã đâm trúng xe anh rồi đó sao?
(Cười hiện đại – 24h)
Lập luận của anh tài xế bị đâm là:
Mù thì mất khả năng nhìn.
Anh mất khả năng nhìn nên đâm phải xe tơi.
Anh bị mù à? (Anh mù)
Anh tài xế gây tai nạn đã phản lại đại tiền đề “mù thì mất khả năng nhìn” bằng
tiền đề “mù thì khơng thể nhắm trúng mục tiêu” để đảo lộn kết luận và gây tranh biện.
14


Mù thì khơng thể nhắm trúng mục tiêu.
Tơi đâm trúng xe anh.
Ai nói tơi mù? (Tơi khơng mù)
Cơ chế gây cười của truyện cười Việt Nam hiện đại có thể tóm lại như sau:
một nhân vật trong truyện cười đưa ra một tiền đề, hướng người nghe đến một suy
luận nào đó nhưng ngay sau đó một nhân vật khác (hoặc có thể chính là nhân vật

cũ) xuất hiện bẻ ngược hướng suy luận của độc giả để độc giả tiến hành quá trình
nhận thức lại và suy luận theo một tư duy khác, ngược với tư duy ban đầu. Từ xu
hướng nhận thức lại, người đọc sẽ phát hiện ra tiếng cười và đạt khoái cảm thắng
lợi, bùng nổ tiếng cười giịn giã. Khơng có cơ chế ấy thì khơng có tiếng cười. Nói
cách khác, khơng có tranh biện thì khơng có tiếng cười, nghệ thuật tranh biện là
nghệ thuật gây cười.
- Nhìn vào hình thức hai kết luận của hai anh tài xế trong ví dụ trên, chúng ta
cũng dễ dàng nhận thấy kết luận không phải các câu trần thuyết như lập luận lô-gic
mà là các câu hỏi. Hỏi “Anh bị mù à?” nghĩa là tố cáo “Anh bị mù”, hỏi “Ai nói tơi
mù?” nghĩa là khẳng định “Tôi không mù”. Truyện cười nảy sinh từ đời sống và phục
vụ có hiệu quả cho đời sống con người nên hình thức phát ngơn trong truyện cười đa
dạng vừa là kết quả tất yếu của cuộc sống vừa là nỗ lực của các tác giả truyện cười
giúp truyện cười gần hơn với độc giả.
- Tính phi lơ-gic trong truyện cười Việt Nam hiện đại chính là việc những phát
ngơn phi lơ-gic cùng tồn tại hợp lí trong một hội thoại. Ví dụ: (9) ĐÀN BÀ SI
TÌNH
Ơng Nam: Đã có rất nhiều người đàn bà sẵn sàng chết cùng tơi, nên đến bây
giờ tơi vẫn phải một mình một bóng.
Ơng Hùng: Sao lạ vậy? Thật khó tin!
Nam: Đúng vậy! Khi cịn trẻ tuổi, có một nữ sinh sẵn sàng vì tơi mà hi sinh
tính mạng, cơ ấy kiên quyết nói: “Nếu anh tiếp tục bám lấy tơi thì tơi sẽ chết!”.
Khi tơi đi làm xa, có một cơ gái sẵn sàng đợi tôi đến kiếp sau, cô ta nhẹ nhàng nói
với tơi: “Anh mn trở thành bạn trai của tôi, xin đợi kiếp sau vậy”. Khi tôi rơi
vào cảnh nghèo khó, có một cơ gái mn cùng tơi nhảy xng hoàng tuyền, cơ ta
quắc mắt đỏ lừ nói: “Nếu anh không trả tiền cho tôi, tôi sẽ chết cùng anh”.
(Cười hiện đại – 24h)

15



Câu trả lời của ông Nam chứa các phát ngôn mà trong thực tế không thể tồn tại
cùng nhau trong một tình huống giao tiếp. Nếu các phát ngơn “một nữ sinh sẵn
sàng vì tơi mà hi sinh tính mạng”, “cô gái sẵn sàng đợi tôi đến kiếp sau”, “cô gái
muốn cùng tơi nhảy xuống hồng tuyền” gợi người cho người đọc ấn tượng về những
người “đàn bà si tình” mà ơng Nam may mắn gặp trong đời thì các phát ngơn kế tiếp
lần lượt ngay sau đó “Nếu anh tiếp tục bám lấy tơi thì tơi sẽ chết”, “Anh muốn trở
thành bạn trai của tôi, xin đợi kiếp sau vậy”, “Nếu anh không trả tiền cho tôi, tôi sẽ
chết cùng anh” lại gợi ra những hồn cảnh vơ cùng trớ trêu và những người phụ nữ
kia đang từ chối, u cầu, thậm chí đe dọa ơng Nam vì những hành vi tiêu cực của
ông.
Lập luận trong truyện cười đã hợp lí hóa những phát ngơn mâu thuẫn trong
thực tế để tạo nên những tình huống gây cười. Như vậy, cũng giống như tính tranh
biện, nghệ thuật tạo ra sự phi mâu thuẫn chính là nghệ thuật tạo ra tiếng cười.
Với những lí do trên, trong luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyện
cười Việt Nam hiện đại dưới góc độ lập luận đời thường hay cịn gọi là lập luận
ngơn ngữ.
3.

Cấu trúc của lập luận

Khi nói tới các thành phần của lập luận, phần lớn các nhà ngơn ngữ học đều
chỉ nói tới hai yếu tố chính là : luận cứ và kết luận. Do mục đích nghiên cứu, luận
văn muốn đề cập tới tất cả các yếu tố về hình thức của lập luận bao gồm : kết luận, luận
cứ, các chỉ dẫn lập luận, quan hệ lập luận nên chúng tôi gọi chung các yếu tố đó là cấu
trúc của lập luận.
4.

Kết luận
Kết luận là một thành phần khơng thể thiếu của lập luận. Có kết luận là có lập
luận. Thậm chí có lập luận chỉ có kết luận, các luận cứ đã bị hàm ẩn và trong hồn

cảnh nhất định, người nghe có thể khơi phục lại luận cứ để hiểu tồn bộ lập luận. Ví
dụ: một nhóm bạn trẻ đang chuẩn bị cho chuyến đi mua sắm nhưng bỗng dưng trời
đổ mưa, một người kêu lên: “Tớ không đi đâu” và tất cả đều buồn chán quay trở vào
nhà. “Tớ không đi đâu” là một kết luận và cũng là một lập luận mà luận cứ đã bị ẩn
đi. Dựa vào hoàn cảnh, có thể đưa ra các lí lẽ như sau: trời mưa mà đi mua sắm sẽ
không vui, dễ bị lạc nhau, xe cộ, quần áo có thể bị ướt, thậm chí sau chuyến đi mưa
có thể bị ốm.
16


Kết luận có thể ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc vị trí cuối trong một lập luận, có thể tường
minh hoặc hàm ẩn nhưng luôn là mục tiêu cuối cùng của một lập luận. Ví dụ:
(10) Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên dù có nghèo đói
đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành.
(Chính sách ngu dân - HCM)
Trong lập luận này, r đứng sau p, r là một kết luận tường minh.
Kết luận có thể ở vị trí đầu, ví dụ như:
(11) Giới học giả quan ngại rằng tranh chấp trên biển Đơng có nguy cơ trở
thành khủng hoảng toàn cầu (r) do các bên chưa bắt đầu thảo luận các biện pháp
nhằm kiểm soát tranh chấp (p).
Kết luận có thể ở vị trí giữa như:
(12) Trời nóng khiến mình khơng ơn thi được. Đã thế lại cịn mất điện nữa
chứ.
Hai lí do “trời nóng” và “mất điện” là những luận cứ đồng hướng tới lập luận
“mình khơng ơn thi được”. Dường như luận cứ thứ nhất chưa đủ thuyết phục cho
hành vi “không ôn thi được”, người nói phải bổ sung thêm luận cứ thứ hai bằng kết
tử lập luận “đã thế”, “lại còn” để làm gia tăng độ khắc nghiệt của hoàn cảnh khiến
kết luận trở nên chặt chẽ hơn.
Ở các ví dụ trên, kết luận được đưa ra một cách tường minh. Tuy nhiên, kết
luận cũng có thể tồn tại dưới dạng hàm ẩn. Ví dụ: (13) NGHE NĨI

- Nghe nói bạn đã nhận lời lấy anh ta phải không? Anh ta có tình cờ nhắc đến
việc đã từng… hơn mình khơng?
- Khơng! Anh ấy chỉ nói rằng trước đây có làm nhiều việc rồ dại.
Câu hỏi của Sp1 cho chúng ta luận cứ thứ nhất: Anh ta đã từng hôn Sp1.
“Không” là câu trả lời của Sp2, tuy nhiên đó chưa phải kết luận. Chúng ta biết rằng,
kết luận là mục tiêu cuối cùng của lập luận nên câu trả lời của Sp2 thực chất là một
luận cứ thứ 2: Anh ta đã từng làm nhiều việc rồ dại. Kết luận hàm ẩn mà Sp2 muốn
Sp1 hiểu ra chính là: việc hôn cậu cũng là một việc rồ dại mà chồng mình đã làm
trong quá khứ. Tiếng cười bật ra khi người đọc khám phá được kết luận hàm ẩn mà
người vợ gửi đến tình nhân cũ của chồng.
5.

Luận cứ
17


Trong lô-gic học, luận cứ được gọi là tiền đề (đại tiền đề và tiểu tiền đề trong
tam đoạn luận) còn trong lập luận đời thường, luận cứ còn được gọi là lí lẽ. Dù là
tiền đề hay lí lẽ hay luận cứ, nội hàm khái niệm luận cứ vẫn chỉ “những căn cứ để
từ đó rút ra kết luận” [2, 322].
Các căn cứ để rút ra kết luận rất đa dạng. Có thể chỉ một luận cứ đã đủ sức
thuyết phục cho cả lập luận nhưng có thể cần đến nhiều luận cứ. Ví dụ:
(14) Khơng cho trẻ em tắm ở sơng ngịi vì điều đó rất nguy hiểm.
(15) Cô gái ấy ngoan hiền, khuôn mặt dễ coi lại có cơng ăn việc làm tử tế,
chàng trai nào cũng muốn lấy làm vợ.
Mối quan hệ giữa các luận cứ trong một lập luận có thể đồng hướng hoặc nghịch
hướng lập luận. Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ hơn ở phần quan hệ lập luận.
Giống như kết luận, luận cứ có thể tường minh hoặc hàm ẩn trong lập luận.
Luận cứ tường minh tường minh hóa những căn cứ để rút ra kết luận. Luận cứ hàm
ẩn là những luận cứ vì một lí do nào đó có thể vắng mặt trong lập luận nhưng người

nghe vẫn có thể tự suy ra được và không làm thay đổi hiệu quả lập luận.
6.

Các chỉ dẫn lập luận
“Chỉ dẫn lập luận là các dấu hiệu hình thức nhờ chúng mà người nghe nhận
ra được hướng của lập luận và đặc tính của các luận cứ trong một quan hệ lập
luận” [6, 180].
Các chỉ dẫn lập luận bao gồm các tác tử lập luận, kết tử lập luận và các dấu hiệu
giá trị học. Tìm hiểu hướng của lập luận cũng như đặc tính của luận cứ trong truyện
cười, luận văn lần lượt căn cứ vào các yếu tố trên.
a. Tác tử lập luận
“Tác tử lập luận là một yếu tố được đưa vào nội dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay
đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thơng tin miêu tả vốn có của nó” [6, 180].
Ví dụ: Cùng một nội dung thơng tin miêu tả: “7 giờ sáng rồi”, chúng ta sử
dụng các tác tử lập luận khác nhau thì sẽ cho các kết luận hướng về các hành vi
khác nhau:
(16) Đã 7 giờ sáng rồi đấy!
(17) Mới có 7 giờ sáng thơi mà!
Ví dụ (16) sử dụng cặp tác tử lập luận đã… rồi khiến cho kết luận thể hiện
quan niệm của người nói về khoảng thời gian 7 giờ sáng là muộn để làm một việc gì
18


đó. Do đó, kết luận hướng tới hành vi thúc giục, ra lệnh người nghe cần phải khẩn
trương, mau lẹ hành động thật nhanh cho kịp thời gian.
Ví dụ (17) lại sử dụng cặp tác tử lập luận mới… thôi mà khiến cho lập luận
hướng về kết luận cứ từ từ, thong thả vì trong quan niệm của người nói “7 giờ
sáng” vẫn còn sớm để thực hiện một điều gì đó.
Với tác tử chỉ và những, so sánh hai phát ngơn sau:
(18) Chỉ có hai cái áo giống nhau thơi à?

(19) Có những hai cái áo giống nhau cơ à?
Ta thấy, tác tử chỉ trong lập luận (18) hướng về thơng tin miêu tả “có hai cái
áo giống nhau” là ít so với nhu cầu của người nói đồng thời bộc lộ sự thất vọng của
người nói với nội dung này. Ngược lại, tác tử những hướng lập luận (19) về phía kết
luận “có hai cái áo giống nhau” là không cần thiết, là thừa đồng thời bộc lộ quan
niệm của người nói đối với thời trang là: “thích dùng hàng độc”.
b. Kết tử lập luận
“Các kết tử lập luận là những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ
thuộc, các trạng từ, trạng ngữ,…) phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một
lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của
một lập luận” [6, 184]. Ví dụ:
(20) Nếu khơng có tình u thì cuộc sống trở nên vô nghĩa.
Cặp kết tử lập luận nếu… thì… là cặp kết tử nêu giả thiết – kết luận. Giả thiết
sau từ “nếu” là luận cứ để hướng tới kết luận sau từ “thì”.
Các kết tử lập luận có số lượng rất phong phú. Dựa vào các tiêu chí khác nhau,
Đỗ Hữu Châu đã chia kết tử lập luận ra thành các loại: kết tử lập luận hai vị trí và
kết tử lập luận ba vị trí; kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận; kết tử
đồng hướng và kết tử nghịch hướng.
- Kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí
+ Kết tử hai vị trí là những kết tử nối hai phát ngôn để trở thành lập luận
(không nhất thiết phải có thêm một phát ngơn – luận cứ thứ ba - mặc dầu vẫn có thể
thêm vào một hoặc một số phát ngôn – luận cứ bổ sung, đồng hướng).
Ví dụ: (21) Hãy dậy sớm (r) vì bình minh rất đẹp (p).

19


×