Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

nhu cầu dinh dưỡng của học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 11 trang )

NHU CẦU DINH DƯỠNG
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong tuổi THPT.
- Biết một vài biện pháp nhằm tăng dinh dưỡng cho cơ thể .
2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Sưu tầm các thông tin trên mạng Internet về nhu cầu dinh dưỡng của cơ
thể trong tuổi THPT.
- Kết hợp với các kiến thức của bộ môn sinh học, hóa học giải quyết vấn
đề về dinh dưỡng cho học sinh THPT
3. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Tìm hiểu, nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong tuổi
THPT.
- Xây dựng các biện pháp bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể qua các
thời kì.
4. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
“Có sức khỏe là có tất cả”, “Sức khỏe là vàng”, v.v… Quả đúng như vậy.
Nếu chúng ta có ước mơ, có hoài bão, có những ý tưởng hay mà không có sức
khỏe thì không bao giờ có thể bắt tay vào việc biến những giấc mơ đóa thành
hiện thực. Vì vậy chúng ta trước hết cần phải hiểu cơ thể của mình, biết được
nhu cầu của nó, đáp ứng nhu cầu cho nó để lấy đó lằm vốn lâu dài. Do đó chúng
ta phải hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng và nhu cầu của cơ thể đối với
tùng nhóm chất dinh dưỡng. Nguồn cung cấp các loại chất dinh dưỡng dồi dào
nhất là thức ăn. Theo tiến sĩ Lê Minh Trang: “Thức ăn cung cấp năng lượng cho
cơ thể dưới dạng gluxit, lipit, protein , từ rượu và dạng đồ uống có rượu. Thức
ăn còn cung cấp các axit min, axit béo, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể
phát triển và duy trì: các hoạt động của tế bào và tổ chức. Người ta thấy rằng sự
thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng trên so với nhu cầu đều dẫn đến ảnh hưởng
bất lợi tới sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tật.”
1
Vì thế chúng ta cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các chất


dinh dưỡng thiết yếu được chia làm 3 nhóm chính:
a. Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng: Có vai trò cung cấp
năng lượng cho cơ thể, bên cạnh đó các chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng
lượng còn tham gia vào cấu trúc cơ thể, tham gia vào các hoạt động hấp thu,
chuyển hóa, miễn dịch…
- Chất bột đường (carbohydrate, glucid): Vai trò : Là chất cung cấp năng
lượng chính cho các hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể, nhất là các hoạt
động thể lực của cơ bắp, các hoạt động trí tuệ của các tế bào não và tế bào hồng
cầu. Ngoài ra, chất đường còn tham gia vào vài cấu trúc tế bào và thành phần
của các men hay nội tiết tố.
Mỗi gam chất bột đường cung cấp 4kcalo.
Nhu cầu chất bột đường: 60% nhu cầu năng lượng hàng ngày
2
- Chất béo (Lipid) :
Vai trò :
o Là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng
o Hấp thu và chuyển hoá vitamin tan trong chất béo
o Nguyên liệu hình thành tế bào nhất là tế bào thần kinh
o Nguyên liệu tạo hormone steroide : hormone sinh dục, thượng thận
Mỗi gam chất béo cung cấp 9kcalo.
Nhu cầu : Trẻ càng nhỏ nhu cầu chất béo càng cao.

3
- Chất đạm (Protein) :
Vai trò :
o Cấu trúc tế bào
o Cấu thành các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể.
o Thành phần các men
o Cung cấp năng lượng.
1 gam chất đạm cho 4kcalo

Nhu cầu chất đạm : 10-15% năng lượng khẩu phần (100-150g thức ăn
giàu đạm mỗi ngày). Nhu cầu này chủ yếu cho chức năng cấu trúc chứ không
dùng làm năng lượng
b. Nhóm chất dinh dưỡng vi lượng: Không cung cấp năng lượng nhưng có
vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, có ảnh hưởng đến
sức khỏe và bệnh tật. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể thường ít, tính bằng
miligam, thậm chí microgam. Bao gồm các vitamin và khoáng chất vi lượng.
4
-Vitamin :Có nhiều trong các loại rau, củ, quả.
Gồm các vitamin tan trong nước (B, C) và các vitamin tan trong chất béo
(A, D, E, K). Nhu cầu hàng ngày về vitamin rất nhỏ, tính bằng miligam, thậm
chí microgam, tuy nhiên thiếu hoặc thừa các vitamin trong khẩu phần gây ra
nhiều xáo trộn cho hoạt động hàng ngày của cơ thể thậm chí có thể gây bệnh.
- Chất khoáng vi lượng : Hiện đã xác định được khoảng 10 loại khoáng
chất vi lượng hiện diện trong cơ thể nhưng chỉ mới biết được chức năng và
chuyển hóa của Zn, Fe, Mg, Cu, I, F, Se.
5
c. Nhóm nhất dinh dưỡng đa lượng không sinh năng lượng:
- Chất khoáng đa lượng : Canxi, Phosphor, Potassium, Sulfur, Sodium,
Cloride, Magnesiumcơ thể cần với số lượng rất ít nhưng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình sống mà cho đến nay khoa học cũng chưa khám phá hết hoặc
chưa biết hết công dụng của chúng với sự sống.
-Nước : Là một thành phần hết sức quan trọng của chế độ dinh dưỡng mặc
dù rất hay bị bỏ quên. Nhu cầu nước hàng ngày của một người trung bình
khoảng 1500-2000ml, được cung cấp qua nước uống, sữa, các bữa ăn Nhu cầu
này tăng lên khi hoạt động nhiều, đổ mồ hôi nhiều, hay khi bị bệnh, sốt, tiêu
chảy hoặc những ngày thời tiết nóng bức nhu cầu nước cũng sẽ cao hơn.
-Chất xơ : Không tiêu hóa, không hấp thu nhưng có vai trò quan trọng
trong điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa.
Sau khi đã tìm hiểu kĩ và có những vốn kiến thức nhất định về dinh dưỡng

cho cơ thể thì chúng ta có thể dễ dàng xây dựng các biện pháp nhằm bổ sung
lượng dinh dưỡng vốn vị khuyết thiếu. Và một trong những biện pháp lành
mạnh và hiệu quả nhất chính là dựa vào nhu cầu của cơ thể để tạo thực đơn
riêng phù hợp. Theo tổ chức dinh dưỡng, thực đơn hợp lý đòi hỏi chấp hành chế
độ ăn nhất định: nên có 4 bữa ăn trong ngày ở những khoảng thời gian nhất
định. Khoảng cách giữa các bữa ăn thường vào khoảng 4 giờ. Phân phối từng
bữa ăn thường bố trí như sau:
6
Bên cạnh đó, khi cần bổ sung cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng gấp
ta còn có thể sử dụng một vài biện pháp khác như:
- Truyền dịch
- Uống thuốc, thực phẩm chức năng
7
Và dưới đây là thấp dinh dưỡng được áp dụng cho thanh thiếu niên và
một số hình ảnh về bữa ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng.
8
Một số hình ảnh về bữa ăn đầy đủ chất.
9
10
5. Ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực
tiến học tập và thực tiến đời sống:
Việc kết hợp kiến thức môn học cùng với thông tin trên mạng Internet để
tìm hiểu giúp chúng ta hiểu thêm về các chất dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng
của cơ thể. Từ đó, biết cách xây dựng thực đơn phù hợp để có đầy đủ các chất
dinh dưỡng cho cơ thể nhằm cải thiện thể chất của học sinh THPT.
Chúng em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, cha mẹ và các bạn.
Chúng em xin trân trọng cám ơn!
11

×