Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ - CSTH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP:
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Giáo viên
hướng dẫn: Nguyễn Hữu Toàn
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp: CDHD10BTH
Thanh Hóa, tháng 1 năm 2011

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM THỰC TẬP
STT Họ Và Tên MSSV Lớp Ghi Chú
1 Hoàng Đức Minh 08557807 CDHD10BTH
Nhóm
trưởng
2 Lê Văn Hòa 08552627 CDHD10BTH
3 Nguyễn Khắc Hưng 08581707 CDHD10BTH
4 Đỗ Tiến Long 08557587 CDHD10BTH
5 Lê Văn Chiến 08557677 CDHD10BTH
6 Lê Đình Ngà 08553027 CDHD10BTH
7 Hoàng Văn Trường 08554887 CDHD10BTH
8 Thiều Đình Tư 08556407 CDHD10BTH
9 Trần Xuân Tự 08565487 CDHD10BTH
10 Nguyễn Công Tuấn 08551667 CDHD10BTH
11 Nguyễn Thị lý 08566877 CDHD10BTH
12 Lương Xuân Bình 08551247 CDHD10BTH
13 Lê Văn Tuân 08559637 CDHD10BTH


14 Nguyễn Ngọc Thảo 08552507 CDHD10BTH
15 Đào Văn Thịnh 08552767 CDHD10BTH
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, chúng em đã
được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình và quan tâm của các cán bộ công nhân viên trong
công ty mà chúng em mới hiểu và nắm bắt các hoạt động sản xuất, nguyên tắc hoạt
động của từng thiết bị, chế độ công nghệ đang vận hành tại nhà máy. Chúng em xin
gởi lời cảm ơn sâu sắc tới quý công ty.
Chúng em cũng cảm ơn đến các anh chị là cán bộ trong Công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn, và các anh chị đang vận hành tại nhà máy, các xưởng và phòng ban của
công ty, đã giúp đỡ, hướng dẫn, và giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn:
• Cô Thủy – Cán bộ phòng hành hành chính - tổ chức của Công ty cổ phần
xi măng Bỉm Sơn
• Anh Đặng Quốc Huy – kỹ thuật viên công nghệ tại xưởng tạo nguyên
liệu.
• Anh Nguyễn Văn Toán – Phó phòng KCS .
Để có được những hành trang kiến thức áp dụng vào trong quá trình thực tập,
chúng em đã trải qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công nghiệp
Tp HCM dưới sự giảng dạy truyền đạt của các thầy các cô trong trung tâm công nghệ
hóa, khoa kỹ thuật công nghệ - cơ sở Thanh Hóa, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tập
thể cán bộ, giảng viên của khoa kỹ thuật công nghệ - cơ sở Thanh Hóa.
Và đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ bộ môn Hóa –
Môi Trường đã giúp chúng em có được chuyến đi thực tập tại công ty cổ phần xi
măng Bỉm Sơn. Các thầy các cô đã bớt chút thời gian để liên hệ và tạo môi trường
thực tập lý tưởng cho lớp và nhóm của chúng em. Chúng em xin trân trọng cảm ơn:
Thầy : Nguyễn Hữu Toàn – giáo viên hướng dẫn thực tập.
Nhân dịp năm mới Tân Mão 2011, chúng em kính chúc quý công ty, nhà trường
một năm mới an khang, thịnh vượng, kính chúc các anh, các chị công nhân viên của
công ty, thầy cô giảng viên một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt và hoàn

thành tốt và tốt hơn nữa chỉ tiêu đã đặt ra trong năm 2011.Xin cảm ơn !
Thanh Hóa, Ngày 15 tháng 1 năm 2011
Nhóm sinh viên thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU

Với những hành trang kiến thức thu thập trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường
sẽ không đủ nếu không có quá trình thực tập thực tế tại các nhà máy xí nghiệp. Trong quá
trình thực tập, sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào những gì đang diễn ra tại
nhà máy, và qua quá trình lao động tại nhà máy sẽ giúp sinh viên tiếp thu một lượng lớn kiến
thức khác mà không nơi nào có thể giảng dạy được.
Đới với những sinh viên năm cuối như chúng em, thực tập sẽ giúp ích một phần không
nhỏ vào quá trình tìm kiếm việc làm trong tương lai, cũng như định hướng lại chính ngành
nghề mà mình đã chọn. Quá trình thực tập có thể nói là phần quan trọng nhất trong toàn bộ
quá trình học tập tại trường. Kết quả của quá trình thực tập tại các nhà máy xí nghiệp sẽ đánh
giá chính năng lực tiếp thu của người sinh viên trong suốt thời gian học tập ở trường.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, chúng em đã cố gắng
phát huy hết những kiến thức đã học được từ trên ghế nhà trường, luôn lắng nghe các anh các
chị kỹ sư vận hành tại Nhà máy để tích góp kinh nghiệm trong quá trình lao động, và luôn
luôn tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.
Cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp này chính là công sức tích góp tất cả các tài liệu và
những ghi nhận từ thực tế thực tập tại công ty mà chúng em muốn gửi đến các bạn, các thầy
cô về những mặt công nghệ của Nhà máy.
NHÓM THỰC TẬP


NỘI DUNG
PHẦN I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
1. Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có trụ sở đặt tại thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá

nằm trên diện tích 50ha cách quốc lộ 1A 3Km về phía tây, cách Hà Nội 120Km về phía nam,
cách thành phố Thanh Hoá 34Km về phía bắc, có vị trí địa lý nằm kề bên dãy núi đá vôi
được bao bọc bởi vùng đất thạch sét do vậy rất thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu. Với
vị trí địa lý như vậy rất thuận lợi về giao thông vận tải đường bộ cũng như đường sắt, tuy
nhiên lại hạn chế về giao thông đường thuỷ, hệ thống đường sắt trong công ty có tổng chiều
dài là 13Km trong đó có đường sắt nối với ga Bỉm Sơn có chiều dài 4Km. Được sử dụng là
nơi luân chuyển hàng hoá vật tư, nguyên nhiên liệu cho công ty, hệ thống đường bộ được
làm bằng bê tông và thảm nhựa để vận chuyển đất đá, sản phẩm đi tiêu thụ.
Công ty xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 do Liên Xô (cũ) thiết
kế và giúp đỡ xây dựng với dây chuyền công nghệ sản suất xi măng bằng phương pháp ướt
và đến năm 1981 tấn xi măng đầu tiên của công ty ra đời đánh dấu một bước tiến vượt bậc
của nghành công nghiệp xi măng lúc bấy giờ. Năm 1983 nhà máy đã đi vào hoạt động với
công suất thiết kế 1.200.000T/năm. Dây chuyền sản suất được thiết kế và lắp đặt trang thiết
bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu sản suất
và kinh doanh cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao trên thị trường trong nước và
quốc tế, đã tham gia xây dựng các công trình trọng điểm của nhà nước như cầu Thăng Long,
thuỷ điện Hoà Bình… Hiện nay công ty xi măng Bỉm Sơn đã đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây
chuyền công nghệ, chuyển sản suất xi măng từ phương pháp ướt sang phương pháp khô.
Năm 2003 Clinker của dây chuyền cải tạo ra lò đảm bảo chất lượng, nâng công suất nhà máy
từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 1,8 triệu tấn/ năm, đánh dấu sự thành công và lớn mạnh vượt bậc
của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và tập thể cán bộ công nhân viên công ty, đây là dây
chuyền sản xuất xi măng được cải tạo nâng công suất đầu tiên tại Việt Nam, kết thúc giai
đoạn cải tạo sẽ đưa công suất lên 3,5 triệu tấn/năm.
Công ty xi măng Bỉm Sơn với mạng lưới tiêu thụ rộng rãi được nhiều người tiêu dùng
tin tưởng sử dụng, được các nhà thầu quốc tế chấp nhận xây dựng các công trình lớn, trọng
điểm. Ngoài trung tâm giao dịch tiêu thụ là nơi đầu não để phân phối sản phẩm, Công ty xi
măng Bỉm Sơn còn có 6 chi nhánh ở các tỉnh thành để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm chi nhánh xi măng Bỉm Sơn ở Thái Bình,
Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành cùng với sự phát triển của đất nước Công

ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã khẳng định được vị thế là một trong những địa chỉ hàng đầu
về lĩnh vực sản xuất xi măng của Việt Nam.
Năm 1980: tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập vào những năm 80, trụ
sở đặt tại phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa.
● Ngày 12/08/1993: Bộ xây dựng ra quyết định số 336/BXD-TCLD hợp nhất công ty kinh
doanh vật tư số 4 và nhà máy xi măng Bỉm Sơn đổi thành công ty xi măng Bỉm Sơn
● Ngày 01/03/1994: Thủ Tướng chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại hóa
đây chuyền số 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển đổi xi măng từ công nghệ ướt sang công
nghệ khô hiện đại
● Ngày 23/03/2006: Bộ xây dựng ra quết định số 486/QD-BXD chuyển doanh nghiệp nhà
nước công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam thành công ty cổ
phần xi măng Bỉm Sơn.
● Ngày 01/ 05 /2006: công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động với số
vốn điều lệ 900 tỉ đồng trong đó vốn nhà nước chiếm 89.58%.
● Ngày 29/09/2006: công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn bán đấu giá lần 2 giảm tỷ lệ sở hữu
nhà nước xuống còn 74.04%
● Ngày 24/11/2006: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên trung tâm
giao dịch chúng khoán Hà Nội.
● Ngày 01/03/2007: Công ty chuyển đổi mô hình tiêu thụ thông qua các nhà phân phối, các
chi nhánh chuyển thành văn phòng đại diện.
● Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng Việt
Nam góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước với bề dày hoạt động 25 năm trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường.
Thương hiệu xi măng Bỉm Sơn nhãn hiệu con voi đã được đông đảo người tiều dùng chấp
nhận và tin cậy. Nhu cầu xi măng của thị trường Việt Nam là rất lớn, giai đoạn 2006-2010 dự
kiến tốc độ tăng về nhu cầu sử dụng xi măng từ 10-15%/ năm. Theo ước tính tổng công suất
thiết kế của nhà máy hiện có đang huy động hiện nay ( kể cả trạm nghiền ) là 21.9 triệu tấn xi
măng gồm có khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn Clinker trong nước ( ứng
với khoảng 14.41 triệu tấn Clinker). Trong đó tổng công ty xi măng Việt Nam là 7.16 triệu
tấn ( chiếm 49.6% ) các công ty xi măng liên doanh là 4.74 triệu tấn ( chiếm 32.9%), các cơ

sở sản xuất xi măng lò đứng là 2.5 triệu tấn ( chiếm 17.5% ). Mặc dù sản lượng Clinker của
các lò nung trong nước đã huy động ở mức cao song vẫn có sự thiếu hụt so với nhu cầu tiêu
thụ xi măng trong nước.
Qua số liệu cung cấp xi măng trên cả nước thi lượng xi măng cần để đáp ứng nhu cầu sản
xuất từ năm 2006 đến 2010 đối với nước ta vẫn thiếu hụt một lượng xi măng tương đối lớn.
Thị trường xi măng trong nước thời gian tới còn rất tiềm năng. Như vậy, với tiềm năng còn
rất lớn của thị trường xi măng trong nước, cùng với chiến lược phát triển mở rộng, nâng công
suất nhà máy lên 3.8 triệu tấn/ năm công ty xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển,
dành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một
trong những lá cờ đầu của ngành xi măng Viêt Nam góp phần xây dựng và phát triển đất
nước.
Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã sản
xuất và tiêu thụ 27 triệu tẩn sản phẩm công ty đã được nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu
cao quý như: anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, huân chương độc lập hạng 3, công ty được
cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 cho hệ thống quản lý chất lượng đây là niềm tự hào của công
ty và của ngành xi măng Việt Nam.
Tên Công ty: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Tên gọi tắt: công ty xi măng Bỉm Sơn.
Tên Giao dịch quốc tế: BIMSON JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: BCC
Trụ sở công ty: phường Ba Đình - thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
Tell- fax: 0373824242 / 0373824046
2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
2.1. Cơ cấu tổ chức – quản lý sản xuất của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
Công ty xi măng Bỉm Sơn là đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng với công xuất lớn, với
trang thiết bị hiện đại và được phân bố thành nhiều phân xưởng, nhiều phòng ban, địa bàn
đặt máy móc vật tư rộng, địa bàn phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, đội ngũ cán bộ, kỹ
sư, công nhân đông đảo nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tự
hoạch toán giá thành sản phẩm và tự hoạch toán cho từng đơn vị bộ phận do đó luôn sản xuất

và đạt được mức chỉ tiêu đề ra và nộp ngân sách cho Nhà Nước đầy đủ.
2.2. Mô hình quản lý của công ty
- Trong mỗi doanh nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh hợp lý hay không có ảnh hưởng
quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Ở công ty xi măng Bỉm Sơn thời kỳ đầu hoạt
động bao gồm 9 phòng ban và 9 phân xưởng sản xuất, nhưng do quy mô và nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh ngày càng nặng nề nên hiện nay công ty gồm 17 phòng ban và 12 phân
xưởng có 8 chi nhánh kinh doanh đặt dưới sự chỉ đạo của 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Giám đốc công ty :Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp
chỉ đạo các công tác kinh tế - kế hoạch, tài chính, tổ chức lao động, văn phòng đầu tư và xây
dựng.
- Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất bảo đảm sản
xuất liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành công tác cung ứng vật tư thiết
bị va tiêu thụ sản phẩm.
- Phó giám đốc phụ trách chung: Giúp giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo, điều hành công
tác hành chính, bảo vệ quân sự, công tác đời sống, an toàn lao động, y tế
2.3. Khối sản xuất chính:
Bao gồm xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng tạo nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền
xi măng, xưởng đóng bao. Các xưởng này có nhiệm vụ thực hiện theo đúng quy trình
công nghệ sản xuất xi măng, tuỳ phụ gia mà sản phẩm là PCB30, PCB40.
- Xưởng mỏ: với dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác đá vôi, đá sét tại các
mỏ nằm cách nhà máy 3÷10Km
- Xưởng ô tô: gồm các loại ô tô có trọng tải lớn vận chuyển liệu về công ty và sản phẩm di
phân phối.
- Xưởng tạo nguyên liệu: Gồm các máy đập, máy nghiền và các thiết bị phụ trợ khác để
nghiền dá vôi, sét, tạo hỗn hợp dưới dạng bùn( cho dây truyền ướt) đồng nhất liệu ( cho dây
truyền khô).
- Xưởng lò nung: phụ trách các hoạt động cho 2 lò nung hỗn hợp tạo thành clinker.
- Xưởng nghiền xi măng: thiết bị chính là máy nghiền xi măng chuyên dụng và các thiết bị
chuyên dùng khác.

- Xưởng đóng bao: xi măng sau nghiền đưa về két chứa và đóng bao để đưa đi tiêu thụ.
2.4. Khối sản xuất phụ:
- Gồm các xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sửa chữa công trình, xưởng điện tự động, xưởng
cấp thoát nước - nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao động phục
vụ cho sản xuất chính.
2.5. Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu:
- Phòng cơ khí: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị và sửa chữa khi nó bị
hư hỏng, chế tạo thiết bị thay thế.
- Phòng kỹ thuật sản suất: theo dõi điều độ sản xuất, các phân xưởng sản xuất chính và
phụ, theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phòng năng lượng: có nhiệm vụ theo dõi tính hình liên quan đến việc cung cấp năng
lượng cho sản xuất.
- Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng vật tư thiết bị cung ứng vật tư , máy móc thiết bị sản xuất.
- Phòng kế hoạch: lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm của công ty.
Ngoài các phòng ban và phân xưởng công ty xi mưng bỉm sơn còn một số phòng ban khác
làm nhiệm vụ phục vụ như đời sống, bảo vệ và một số hệ thống tiêu thụ gồm 1 trung tâm
giao dịch và 7 chi nhánh và một văn phòng đại diện tại Lào.
Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp nhà nước lớn, qua mô hình chỉ đạo tổ
chức sản xuất và kinh doanh có thể thấy công ty công tuy đã phân công nhiệm vụ rất rõ ràng,
ba phó giám đốc là những người giúp việc cho giám đốc, mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm
một phần công việc khác nhau lại có liên quan mật thiết với nhau. Điều đó chứng tỏ công ty
đã có sự nghiên cứu sắp xếp bộ máy quản lý, các đơn vị sản xuất một cách hợp lý để đảm
bảo sản xuất và đảm bảo được chất lượng, thống nhất quán triệt được mọi chủ trương kế
hoạch của công ty.
2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
3. Các sản phẩm của công ty
Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ xây dựng ngày càng cao, các công trình lớn

của đất nước ngày càng nhiều đòi hỏi ngày càng nhiều những sản phẩm không chỉ chú trọng
đến hình thức bên ngoài mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Chính vì
vậy công ty cũng không ngừng học tập, áp dụng các qui trình sản xuất tiên tiến hiện đại nhất
để nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm mới có những tính chất ưu việt hơn nhằm mang
lại niềm tin cho những khách hàng khi sử dụng những sản phẩm của công ty.
Hiện nay, sau một quá trình tìm tòi, nghiên cứu công ty đã và đang sản xuất một số sản
phẩm như:
+ Xi măng poóc lăng tổng hợp PCB 30
+ Xi măng poóc lăng tổng hợp PCB 40
+ Xi măng poóc lăng PC
+ Clinker
4. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch năm 2011 của nhà máy
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng nhiều công ty đã tiến hành nâng cao sản
lượng xi măng. Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Dây Chuyền 2 và Dây Chuyền 3. Dây
chuyền đầu tiên của công ty do Nga( Xô Viết cũ) xây dựng năm 1976 và hoàn thành đưa vào
hoạt động năm 1983 theo phương pháp ướt với năng suất 1.200.000 tấn/ năm, hiện nay
phương pháp này đã lạc hậu, không đáp ứng đáp đủ nhu cầu sản xuất nên công ty đã cho
ngừng hoạt động.
Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch năm 2011 của nhà máy là không ngừng
sản xuất để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm.
Công ty cũng đưa ra một số băng gôn, khẩu hiệu tại mỗi xưởng sản xuất như:
■ Hãy đập thật nhiều, hãy nghiền thật nhiều nguyên liệu.
■ Hãy nung thật nhiều Clinker, hãy sản xuất thật nhiều xi măng cho tổ quốc.
II. TỔNG QUAN VỀ XI MĂNG POOCLĂNG
1. Khái niệm
Xi măng pooclăng là chất kết dính rắn trong nước, chứa khoảng 70 – 80% silicat canxi
nên còn có tên gọi là xi măng silicat. Nó là sản phẩm nghiền mịn của clinker với phụ gia đá
thạch cao (3 -5%) đá thạch cao có tác dụng điều chỉnh tốc độ đông kết của xi măng để phù
hợp với thời gian thi công.
2. Phân loại

■ Phân loại theo các tiêu chuẩn và phần trăm phụ gia. Thì ta có các loại xi măng sau:
+ PCB 30
+ PCB 40
+ PC 40
+ PCB 50
■ Phân loại theo mầu sắc của thành phần phụ gia, ta chia làm các loại sau:
+ Xi măng trắng.
+ Xi măng xanh thẫm
+ Xi măng đen.
+ Xi măng vàng.
2.1. Clinker
Clinker thường ở dạng hạt có đường kính 10 - 40 mm được sản xuất bằng cách nung hổn
hợp đá vôi, đất sét và quặng sắt đã nghiền mịn đến nhiệt độ kết khối ( khoãng 1450
o
C ) chất
lượng clinker phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, hóa học và công nghệ sản xuất, tính chất
của xi măng do chất lượng clinke quyết định.
2.2. Thành phần hóa học
Clinker để sản xuất xi-măng
Thành phần hóa học của clinker biểu thị bằng hàm lượng ( %) các oxyt CaO trong
clinker giao động trong giới hạn sau:
CaO: 63 - 66%; Al
2
O
3
:4 - 8%; SiO
2
:21 - 24%; Fe
2
O

3
:2 - 4% ngoài ra còn một số oxyt
khác như MgO, SO
3
, K
2
O. Na
2
O, TiO
2
, Cr
2
O
3
, B
2
O
5
chúng chiếm một tỉ lệ không lớn
nhưng ít nhiều đều có hại cho xi măng. Thành phần hóa học của Clinker thay đổi thì tính chất
của xi măng cũng thay đổi.
2.3. Thành phần khoáng vật
Trong quá trình nung đến nhiệt độ kết khối các ôxyt chủ yếu kết hợp thành các khoáng vật
silicagen canxi, aluminat canxi, alumopherit canxy ở dạng cấu trúc tinh thể vô định hình.
Clinker có 4 khoáng vật chính như sau:
◙ Alit: silicat canxi: 3Cao.SiO
2
(C
3
S)

- Chiếm hàm lượng 45- 60% trong clinker alit là khoáng quan trọng nhất của clinker nó
quyết định cường độ và tính chất khác của xi măng.
- Đặc điểm: tốc độ rắn chắc nhanh, cường độ cao, tỏa nhiều nhiệt, dễ bị ăn mòn
◙ Blit: silicat canxi: 2Cao.SiO
2
(C
2
S)
- Chiếm hàm lượng 20- 30% trong clinker. Blit là khoáng quan trọng thứ 2 trong clinker
- Đặc điểm: rắn chắc chậm nhưng đạt cường độ cao và tuổi muộn, tỏa nhiệt ít, ít bị ăn mòn
◙ Aluminat canxi: 3Cao.Al
2
O
3
(C
3
A)
Chiếm hàm lượng 4- 12% trong clinker.
- Đặc điểm: rắn chắc rất nhanh nhưng cường độ rất thấp, tỏa nhiệt rất nhiều và rất dễ bị ăn
mòn.
◙ Feroaluminat canxi: 4Cao.Al
2
O
3
.Fe
2
O
3
(C
4

AF)
- Chiếm hàm lượng 10- 12% trong clinker
- Đặc điểm: tốc độ rắn chắc, cường độ chịu lực, nhiệt lượng tỏa ra và khả năng chống ăn
mòn đều trung bình.
Ngoài các khoáng vật chính trên trong clinker còn một số thành phần khác như Cao;
Al
2
O
3
; Fe
2
O
3
; MgO; K
2
O và Na
2
O tổng hàm lượng các thành phần này khoảng 5- 15% và có
ảnh hưởng xấu đến tính chất của xi măng làm cho xi măng kém bền với nước. Khi hàm
lượng các khoáng này thay đổi thì tính chất của xi măng cũng thay đổi theo.
Ví Dụ: Khi hàm lượng C
3
S nhiều lên thì xi măng rắn càng nhanh, cường độ càng cao.
Nhưng nếu hàm lượng C
3
A tăng thì xi măng đóng răn rất nhanh và dễ gây nứt cho công
trình. Nên cần phải điều chỉnh cho hợp lý các thành phần có trong xi măng để đem lại chất
lượng sản phẩm cao nhất.
a. Kết dính và lĩnh vực sử dụng
Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng của chất kết dính vô cơ, người ta chia chúng

thành ba loại:
b. Chất kết dính không khí
Đó là những chất kết dính khi tác dụng với nước sẽ tạo thành hồ dẻo và để trong không
khí sau một thời gian sẽ rắn chắc lại như đá. Loại đá này chỉ bền trong môi trường không khí
hay những nơi thoáng mát khô ráo. Loại chất kết dính này gồm có: Chất kết dính vôi không
khí, chất kết dính thạch cao, chất kết dính manhedi, chất kết dính dôlômit.
c. Chất kết dính thủy lực
Ngược lại với chất kết dính không khí, loại này có khả năng đóng rắn trong môi trường
không khí, môi trường ẩm và cả trong nước, bền sulfat cao hơn. Loại chất kết dính này gồm
có: xi măng portland, xi măng alumin, xi măng portland puzoland, vôi thủy, xi măng La
Mã…
d. Chất kết dính axid, chịu nhiệt
Loại chất kết dính này thu được từ một loại xi măng gốc nào đó, sau đó tùy thuộc vào
yêu cầu sử dụng người ta chọn loại phụ gia hoặc hóa chất pha vào với những hàm lượng khác
nhau và đồng nhất chúng.
3. Khái niệm và phân loại phụ gia trong công nghệ sản xuất xi măng.
3.1. Khái niệm về phụ gia
Hóa chất hay nguyên liệu dùng để pha vào phối liệu hay cho vào nghiền chung với Clinker
xi măng, nhằm mục đích cải thiện công nghệ nghiền, nung hay tính chất của sản phẩm được
gọi chung là phụ gia. Ngoài gia còn góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng sản lượng (ví dụ
như sử dụng phụ gia đầy chẳng hạn).
3.2. Phân loại phụ gia
Phụ gia trong công nghệ sản xuất xi măng portland có thể chia làm hai loại:
► Phụ gia cải thiện công nghệ gia công và chuẩn bị phối liệu hay nung luyện.
► Phụ gia cải thiện tính chất của xi măng (như tính chất bền của nước, sufat, nhiệt)
3.3. Phụ gia cải thiện công nghệ
► Phụ gia trợ nghiền: Đó là chất hay nguyên liệu cho vào thiết bị nghiền và nghiền
chung với hỗn hợp nguyên liệu (nghiền phối liệu) hay clinker nhằm mục đích tăng năng
suất máy nghiền và giảm tiêu hao năng lượng điện.
► Phụ gia khoáng hóa: Đó là chất hay nguyên liệu cho vào thiết bị nghiền và nghiền

chung với hỗn hợp nguyên liệu. Do sự có mặt của nó nên khi nung phối liệu sẽ giảm được
nhiệt độ nung, tăng tốc độ phản ứng hóa học trong quá trình tạo khoáng. Ngoài ra nó còn
tác dụng giảm độ nhớt, tăng tính linh động pha lỏng. Do vậy tăng khả năng hút ẩm pha
lỏng cao (do ở nhiệt độ cao chất khoáng hóa phá vỡ hay là yếu cầu nối cấu trúc pha lỏng).
Từ đó pha lỏng tăng tính hòa tan C
2
S và CaO dễ dàng khuếch tán vào pha lỏng để tiếp
xúc nhau tạo thành khoáng C
3
S. Ví dụ chuẩn bị phối liệu cho lò nung ta cho vào máy
nghiền phối liệu một lượng <1%: CaF
2
hay Na
2
SiF
6
… và cơ chế:
CaF
2
+ H
2
O
hơi
Ca(OH)
2
+ 2HF
HF + SiO
2 tinh thể
SiO
2 hoạt tính

+ H
2
O + SiF
4
H
2
O + SiF
4
SiO
2 hoạt tính
+ HF
Ca(OH)
2
CaO + H
2
O
HF + CaCO
3
CaO
hoạt tính
+ CaF
2
+ CO
2
+ H
2
O
Sự có mặt của F
-
sẽ tạo ra các CaO

ht
và SiO
2
ht
. Ngoài ra F
-
Còn có khả năng định hướng tạo khoáng C
3
F có hiệu suất cao từ C
3
và C
4
AF
C
3
A C
5
A
3
+ CaO
ht
CaO
ht
+ C
2
S C
3
S
hoặc: C
4

AF C
5
A
3
+ C
6
AF
2
+ CaO
ht
CaO
ht
+ C
2
S C3S
Cũng có thể sử dụng các loại phụ gia khoáng tổng hợp.
Ví dụ: Dùng phospho, thạch cao (lượng <6%) và muối Florua ( <1%).
CaSO
4
sẽ tác dụng với C
3
A (C
3
A tạo thành ở zôn phản ứng pha rắn) thành
3C
3
A.Al
2
O
3

.CaSO
4
(chất trung gian giả bền) và 3C
3
A.Al
2
O
3
.CaSO
4
sẽ bao bọc hạt C
3
A và
làm hạt C
3
A không phát triển kích thước được. Do đó CaO còn tiếp tục phản ứng với C
2
F tạo
C
3
F. Còn 3C
3
A.Al
2
O
3
.CaSO
4
sẽ bị phân hủy thành C
5

A
3
, CaO
ht
và CaSO
4
. Như vậy đã tạo
thêm CaO hoạt tính tác dụng với C
2
S tạo thành C
3
S… Thực ra về cơ chế cũng giống phụ gia
khoáng hóa CaF
2
.
Khi có mặt của CaSO
4
và P
2
O
5
còn làm cấu trúc cũ C
3
S và C
2
S bền vững khó bị phân hủy
khi làm lạnh.
Phụ gia giảm ẩm: Phối liệu (bùn) trong sản xuất xi măng theo phương pháp ướt thường có
độ ẩm cao (W >32%). Do đó khi nung luyện tốn nhiều nhiệt do quá trình bốc hơi và làm
giảm năng suất lò. Biện pháp để làm giảm độ ẩm nhưng vẫn bảo đảm độ nhớt của bùn

thường sử dụng các loại phụ gia sau:
- (0.2- 0.5%) SSB độ ẩm của bùn giảm (2- 4%) tương đương giảm lượng nước trong bùn
7%.
- Hỗn hợp ( SSB và Na
2
CO
3
) hàm lượng từ (0.2- 0.5%) sẽ giảm nước trong bùn 8%.
- Hỗn hợp thủy tinh lỏng và NaOH hoặc sô đa, bùn giảm từ (3- 6%).
3.4. Phụ gia cải thiện tính chất của xi măng.
Phụ gia thủy là một chất khi nghiền mịn trộn với vôi cho ta một chất có tính kết dính và
đóng rắn, còn khi trộn với xi măng portland nó sẽ kết hợp với vôi tự do và vôi thoát ra của
các phản ứng thủy hóa các khoáng xi măng trong quá trình đóng rắn xi măng tạo ra các
khoáng bền nước và bền sulfat. Do đó làm tăng được độ bền nước, độ bền sulfat của xi măng
portland.
Bản thân phụ gia thủy khi nghiền mịn trộn với nước không có tính chất kết dính, đó là đặc
điểm khác với sỉ lò cao.
Thành phần hóa học chủ yếu của các phụ gia thủy là SiO
2
ht
và một lượng nước liên kết
nhất định, ngoài ra còn chứa nhiều lượng oxit nhôm hoạt tính và oxit sắt.
Chất lượng của phụ gia thủy hoạt tính phụ thuộc vào hoạt tính hút vôi hoặc mức độ hoạt
tính thủy của nó.
Hoạt tính hút vôi ( độ hoạt tính): được xác định bằng số miligam vôi do 1g phụ gia hấp
thụ trong thời gian 30 ngày đêm sau 15 lần chuẩn. Lượng vội bị 1g phụ gia hấp thụ càng
nhiều thì độ hoạt tính của phụ gia thủy càng cao. Độ hoạt tính của phụ gia thủy được phân
loại như sau:
Xếp phụ gia vào loại Độ hoạt tính của phụ gia (mg CaO/1g
phụ gia)

Rất mạnh >150
Mạnh 100-150
Trung bình mạnh 70-100
Trung bình 50-70
Yếu 30-50
Hoạt tính thủy lực còn gọi là chỉ số hoạt tính: Chính là tỉ số max ( R nén 28 ngày) của mẫu
xi măng có phụ gia 20% (PCB) với max (R nén 28 ngày) của mẫu xi măng không pha phụ
gia [xi măng PC (95- 97%) clinker + (3-5%) thạch cao thiên nhiên ].
Công thức:

Hiện nay đánh giá chất lượng phụ gia thường thiên về sử dụng chỉ số hoạt tính.
Vì đánh giá chất lượng phụ gia theo độ hút vôi mức độ chính xác thấp hơn. Lí do khả năng
hút vôi của phụ gia có 2 phần: Phần hấp thụ vật lí thuần túy vào mao quản và lỗ rỗng của hạt
phụ gia và phản ứng hóa học ở 2 dạng sau:
Ca(OH)
2
+ SiO
2
ht
CaO.SiO
2
.H
2
O tạo gen CSH
2Ca(OH)
2
+ Al
2
O
3

ht
2CaO.Al
2
O
3
.2H
2
O (C
2
AH
2
) ht và
C
2
AH
2
+ 2Ca(OH)
2
+ 3H
2
O C
3
AH
6
kết tinh.
Bảng 2: Phân loại phụ gia theo chỉ số hoạt tính
STT Tỉ lệ phụ gia % Cấp hoạt tính Phân loại
1 <10 Không hoạt tính Phụ gia trơ
2 10-12 Hoạt tính yếu Loại 3
3 12-15 Hoạt tính trung bình Loại 2

4 >15 Hoạt tính cao Loại 1
3.5. Phân loại phụ gia thủy:
Căn cứ vào nguồn gốc hay thành phần hóa học của các loại phụ gia (thường hay căn cứ vào
nguồn gốc) phụ gia thủy được phân loại như sau:
Phụ gia thủy thiên nhiên có nguồn gốc từ núi lửa: là loại đá thiên nhiên do núi lửa tạo
thành, thành phần hóa học của oxit hoạt tính, oxit nhôm hoạt tính và tạp chất đất sét và một
lượng nước hóa học. Độ hoạt tính của nó phụ thuộc vào hàm lượng oxit silic hoạt tính và
nước hóa học ngoài ra còn phụ thuộc vào quá trình làm lạnh khi tạo thành nó.
- Phụ gia thủy thiên nhiên có nguồn gốc trầm tích: do cấu trúc của trái đất và những khoáng
nhẹ, dễ nghiền, xốp, khô, dễ hút ẩm. Thành phần hóa học chủ yếu là oxit silic vô định hình.
Trọng lượng riêng của loại phụ gia thủy này rất nhỏ. Ví dụ: Điatonit :0.75g/cm
3
, trepen:
0.85g/cm
3
, opaca: 0.14g/cm
3
. Trọng lượng riêng càng nhỏ độ xốp càng lớn, độ hoạt tính càng
cao.
► Phụ gia thủy nhân tạo gồm có:
- Silic họat tính phế liệu: là phế liệu của nghành sản xuất phèn nhôm từ đất sét có hoạt tính
cao, sử dụng làm phụ gia thủy rất tốt.
- Đất sét hoạt hóa: là đất sét nung có thể sử dụng làm phụ gia thủy được, nhưng cần chọn
loại đất sét có nhiều khoáng Al
2
O
3
.2SiO
2
.2H

2
O được gia công nhiệt ở (600 - 800
o
C) và làm
lạnh nhanh.
Theo các công trình nghiên cứu thì độ hoạt tính của phụ gia thủy loại đật sét phụ thuộc
vào nhiệt độ nung và loại đất sét sử dụng làm phụ gia thủy. Độ hoạt tính của đất sét nung do
khoáng Caolinhit ở nhiệt độ 600- 800
o
C tạo thành metan caolinhit hoạt tính là chủ yếu và
lượng nhỏ oxit silic hoạt tính, oxit nhôm hoạt tính. Nên chúng dễ dàng tác dụng với vôi tạo
khoáng bền nước. Do đó có thể chọn đất sét gia nhiệt làm phụ gia thủy rất tốt.
Tro, sỉ nhiên liệu rắn: có thể sử dụng làm phụ gia thủy được vì thành phần hóa học của nó
gần giống như thành phần hóa học của đất sét nung. Muốn sử dụng làm phụ gia thủy thì
nhiên liệu phải đốt ở nhiệt độ thấp, nếu đốt ở nhiệt độ cao thì độ hoạt tính của nó giảm.
Sỉ lò cao hoạt hóa: là phế liệu của nghành sản xuất gang. Vì quặng dùng để luyện gang có
chứa các tạp chất: đất sét, cát, đá vôi. Các tạp chất này sẽ tác dụng với tro nhiên liệu tạo
thành siliccát, aluminatcanxi. Các khoáng này sẽ bị nóng chảy ở nhệt độ 1300
0
C - 1500
o
C tạo
thành sỉ. Do trọng lượng riêng của sỉ nhỏ hơn gang nên nổi lên trên, được tháo ra ngoài và
làm lạnh nhanh tạo thành những hạt nhỏ gọi là sỉ lò cao hoạt hóa.
Bản thân sỉ lò cao khi nghiền mịn đem trộn với nước sẽ có tính kết dính, có khả năng
đóng rắn và phát triển cường độ.
Thành phần hóa học của sỉ phụ thuộc vào thành phần của quặng và tro nhiên liệu. Các
oxit chính có trong sỉ CaO, SiO
2
, Al

2
O
3
, MgO và tổng hàm lượng của chúng chiếm từ 90-
95%. Ngoài ra còn một lượng nhỏ các oxit khác: TiO
2
, MnO, Fe
2
O
3
, P
2
O
5
.
Thành phần khoáng của sỉ lò cao chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ làm lạnh sỉ. Ví dụ: nếu
làm lạnh chậm sẽ có: C
2
AS, CAS
2
, C
2
MS
2
… và các khoáng auluminatcanxi CA, C
5
A
3
. Trong
các khoáng trên kết tinh lớn chiếm 90% và thủy tinh 10%, vả lại chỉ có khoáng β C

2
S, CA,
C
5
A
3
là có tính dính kết nhưng hàm lượng nhỏ nên cường độ của sỉ không cao.
Nếu làm lạnh nhanh các khoáng trong sỉ sẽ kết tinh dạng tinh thể nhỏ, hàm lượng thủy
tinh trong sỉ rất lớn: 95% có hoạt tính cao và có tính kết dính lớn. Nên được coi là nguyên
liệu quí dùng để sản xuất các loại chất kết dính bền nước.
Sỉ lò cao được phân làm hai loại: xỉ kiềm và xỉ axit. Để đặc trưng cho tính chất của xỉ
dùng modul thủy lực kí hiệu là M
o
.
Khi pha phụ gia thủy hoạt tính vào xi măng gốc để sản xuất xi măng hỗn hợp, thời gian
đông kết của xi măng hỗn hợp bao giờ cũng lớn hơn thời gian đông kết của xi măng gốc. Do
quá trình hấp thụ CaO của vữa xi măng bởi phụ gia thủy hoạt tính làm cho độ PH của vữa xi
măng giảm, mặt khác có sự ngăn cản do sự bám dính của các hạt phụ gia và các lớp màng
mỏng của sản phẩm phụ gia tác dụng với các sản phẩm thủy hóa của xi măng trên bề mặt các
hạt xi măng.
Một trong những biện pháp khắc phục hiện tượng trên thường tăng độ mịn xi măng.
Khi sử dụng phụ gia cần chú ý đến hàm lượng kiềm (R
2
O) có trong phụ gia, vì hàm
lượng của chúng >1% sẽ gây ra ăn mòn cốt thép.
► Phụ gia điều chỉnh:
Để điều chỉnh tốc độ đóng rắn xi măng người ta thường dùng thạch cao (CaSO
4
.2H
2

O)
hoặc một số muối như CaCl
2
: NaCl…. Pha vào xi măng. Vì bản thân clinker khi nghiền mịn
đóng rắn rất nhanh khi tác dụng với nước, không đảm bảo thời gian nhào trộn, vận chuyển và
thi công. Các loại phụ gia điều chỉnh trên pha vào xi măng với một tỉ lệ thích hợp sẽ có tác
dụng kéo dài thời gian đóng rắn của xi măng.
► Phụ gia lưới:
Còn gọi là phụ gia đầy, có thể sử dụng như: các loại đá vôi chất lượng thấp, cát nghiền
mịn… Mục đích pha vào xi măng làm tăng sản lượng hạ giá thánh sản phẩm. Khi pha các
loại phụ gia lười vào xi măng cần chú ý tỉ lệ để đảm bào chất lượng sản phẩm.
► Phụ gia bảo quản:
Xi măng khi bảo quản trong kho thường bị giảm chất lượng sản phẩm vì các hạt xi măng
dễ hút ẩm và CO
2
trong không khí.
Do đó các hạt xi măng bị hydrat hóa, cacbonat hóa và chúng dính lại với nhau
tạo thành cục “ gọi là xi măng bị chết gió” trước khi sử dụng. Để khắc phục hiện tượng trên
khi nghiền clinker người ta pha vào các loại phụ gia bảo quản như: Dầu lạc, dầu lạp… Các
phụ gia này tạo thành màng mỏng bao bọc bên ngoài hạt xi măng, làm cho xi măng có khả
năng chống ẩm tốt.
4. Công nghệ sản xuất.
4.1. Mô hình sản xuất.
4.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất.
Tổng quát:
Chi tiết:
Đầu vào
Quy trình sản xuất
Đầu ra
Xi măng bao

Xi măng rời
Chuẩn bị
phôi(đá
vôi, đất
sét, than,
thạch
cao…)
Đồng nhất
và nung
luyện

Nghiền
Clinke và
phụ gia
thành xi
măng
Khâu chuẩn bị
Đá vôi, đất sét
Đập
Nghiền nguyên liệu
Lò nung
Thạch cao, phụ gia
Nghiền than
Đồng nhất vật liệu
Phụ gia
Clinke
Nghiền thạch cao, phụ gia, clinke
cckinke
Xi măng rời Xi măng đóng bao
4.3. Các phương pháp sản xuất.

Có 2 phương pháp chính để sản xuất xi măng là: Phương pháp ướt và phương pháp khô.
Tuỳ thuộcvào tính chất cơ lý, hoá học của nguyên liệu, điều kiện sản xuất như: điện năng,
nhiệt năng, thiết bị, từ đó người ta quyết định chọn phương pháp sản xuất và phương thức
nung clinker.
a. Công nghệ sản xuất xi măng bằng phương pháp ướt.
♣ Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Là phương pháp chế biến hỗn hợp nghiền thành 1 thể bùn đồng nhất có độ ẩm 30- 40%.
Dùng phương pháp ướt khi nguyên liệu xốp mềm dễ hoà tan vào nước hoặc độ ẩm thiên
nhiên lớn.
Phối liệu vào lò: Bùn nước 38- 42%
Kích thước lò quay D5m x L 185m
Đất sét được máy khuấy tạo huyền phù sét, đá vôi được đập nhỏ rồi cho vào nghiền chung
với đất sét ở trạng thái lỏng (lượng nước chiếm 35- 45%) trong máy nghiền bi cho đến khi độ
min đạt yêu cầu. Từ máy nghiền, hỗn hợp được bơm vào bể bùn để kiểm tra và điều chỉnh
thành phần trước khi cho vào lò nung. Khi chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp ướt thì
thành phần của hỗn hợp đồng đều, chật lượng xi măng tốt nhưng quá trình nung tốn nhiều
nhiệt. Phương pháp này thích hợp với đá vôi và đất sét có độ ẩm lớn.
♣ Ưu điểm :
- Dễ nghiền, tốn ít điện năng.
- Dễ nhào trộn đồng nhất.
- Dễ điều chỉnh các thành phần phối liệu.
- Dễ chuyên trở.
- Dễ bơm, ít bay bụi sạch sẽ hơn phương pháp khô.
- Hiệu quả kinh tế kém
♣ Nhược điểm:
-Tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
- Cồng kềnh khó lắp đặt
- Tốn nhiều nhân công.
- Khả năng tự động hoá kém.
Dây chuyền số 1 của công ty xi măng Bỉm Sơn sản xuất theo phương pháp này.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt
Phụ gia
Đập
Sấy
Silo chứa
Phân phối
Đá vôi Đất sét Nhiên
Liệu
Khí
lỏng
Đập Bừa thành
bùn
Đập
Bể
chứa
Nghiền mịn
Bộ điều chỉnh
Bơm pittông
Làm lạnh clinke
Lò quay
Nghiền clinke thành
bột xi măng(kho chứa)
Sấy,
Nghiền
Silo chứa
Phân phối
Máy nén
Van
Điều
chỉnh

Đóng bao,
xe chuyên
dụng
Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) qua quá trình định lượng được đưa vào máy
nghiền có độ ẩm 38- 42%. Được điều chỉnh thành phẩn hóa học trong 8 bể chứa có dung tích
800m
3
/1 bể, sau đó được đưa vào 2 bể dự trữ có dung tích 8000m
3
/1 bể, cuối cùng cho ra
phối liệu bùn.
Phối liệu bùn được đưa vào lò nung thành clinker (ở dạng hạt). Lò nung có đường kính
5m, chiều dài 185m, năng suất 1 lò nung là 65 tấn/h . Clinker được đưa vào máy nghiền
clinker cùng với thạch cao và một số phụ gia khác để tạo ra sản phẩm, tùy vào chủng loại xi
măng khác nhau mà ta sử dụng các loại chất phụ gia khác nhau.
Xi măng bột ra khỏi máy nghiền dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 silô trước, sau đó
được chuyển sang xưởng đóng bao và thu được sản phẩm là xi măng bao.
b. Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô.
♣ Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Phương pháp này sử dụng cho trường hợp độ ẩm nguyên liệu thiên nhiên 8÷10%, nguyên
liệu được chế biến thành hỗn hợp khô có độ ẩm từ 5÷7% và đem nung. Nguyên liệu phải qua
giai đoạn sấy khô và đem nghiền, nếu độ ẩm nguyên liệu thấp thì phải dùng thiết bị vừa
nghiền vừa sấy.
Phối liệu vào lò: Bột từ 1- 7% xuống kích thước lò quay D 3,7m x L 75m
Đất sét được nghiền và sấy đồng thời cho đến độ ẩm từ 1- 2% trong máy nghiền bi. Sau
khi nghiền, bột phối liệu được đưa vào silô để kiểm tra hiệu chỉnh lại thành phần và để dự trữ
đảm bảo cho lò nung làm việc liên tục.
Khi chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp khô thì quá trình nung tốn ít nhiệt, mặt bằng sản
xuất gọn nhưng thành phần hỗn hợp khá đồng đều ảnh hưởng tới chất lượng xi măng.
Phương pháp này thích hợp khi đá vôi và đất sét có độ ẩm thấp từ : 10 - 15% .

♣ Ưu điểm: chính của phương pháp khô là tiết kiệm được nhiều nhiên liệu.
♣ Nhược điểm:
- Hỗn hợp không được đồng nhất.
- Phải đặt thêm một số thiết bị sấy.
- Tổn thất vì bay bụi nhiều, vệ sinh công nghiệp kém.
- Điều kiện lao động vất vã hơn.
Dây chuyền số 2 của công ty xi măng Bỉm Sơn sản xuất theo phương pháp khô được cải
tạo và hiện đại hóa theo công nghệ của Nhật Bản hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5 tầng
có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng
Nghiền clinke thành
bột xi măng(kho chứa)
Đóng bao,
xe chuyên
dụng

×