Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.79 KB, 106 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

6
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

7
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

7
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại 7
5.2. Phương pháp hệ thống 7
5.3. Phương pháp phân ch – tổng hợp 7
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu 7
5.5.Phương pháp liên ngành: 8
6.CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: 9
TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG 9
VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI 9
9
1.1 MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI SAU 1975.



9
1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại: 9
1.1.2 Những thành tựu cơ bản của văn xuôi hải ngoại sau 1975 16
1.2. TÁC GIẢ LÊ MINH HÀ

22
1.2.1 Vài nét về <ểu sử và hành trình văn học của Lê Minh Hà 22
CHƯƠNG 2: 28
TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG 28
2.1. HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ.

28
2.1.1. Cảm quan mới về hiện thực 30
2.1.2. Hiện thực trong mảng truyện mang màu sắc “cố sự tân biên” 32
2.1.3. Hiện thực của “thời khuất mặt” - kí ức thời chiến tranh và bao cấp 35
2.1.3. Hiện thực nơi trú xứ - ám ảnh thiếu quê hương 38
2.2. CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ.

39
2.2.1. Con người mang số phận bi kịch 40
2.2.2. Con người chịu đựng, trải nghiệm 53
2.2.3. Con người hiện sinh 62
CHƯƠNG 3: 76
TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT 77
3.1. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC BIỆT.

77
3.1.1 Không gian: 77
3.1.2 Thời gian 80

3.2. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT - NHỮNG SÁNG TẠO MỚI VỀ CẤU TRÚC HÌNH TƯỢNG.

81
3.2.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua diện mạo ngoại hình, 81
3.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, 81
3.2.3.Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm 83
3.3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT - TRẦN THUẬT TỪ NHIỀU ĐIỂM NHÌN:

84
3.3.1. Điểm nhìn của thời hiện tại 84
3.3.2. Điểm nhìn đặt nơi tâm trạng, cảm giác 89
3.3.3. Sự luân phiên, phối hợp nhiều điểm nhìn 91
3.4. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ

95
C. KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Sau 1975, đặc biệt là từ 1986 khi văn học Việt Nam chính thức
được khích lệ đổi mới, dường như ở hầu khắp các thể loại đều bùng lên một
cao trào tìm tòi, cách tân, thể nghiệm khiến cho đời sống văn học trở nên vô
cùng náo nhiệt. Chỉ riêng trong thể loại văn xuôi đã thấy sự xuất hiện của
nhiều cây bút mới, cùng nhiều xu hướng sáng tạo chưa từng có trước đây như:
trinh thám, kinh dị, hiện thực huyền ảo, cố sự tân biên… Bên cạnh sự làm
mới mình của các nhà văn lão thành như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Ma Văn Kháng, Lê Lựu… là sự xuất hiện của nhiều cây bút mới đã làm thay
đổi hẳn diện mạo của văn xuôi đương đại. Các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Tạ
Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã đem đến cho
văn xuôi những sắc thái mới mẻ và sự chuyển động mới ngoạn mục,hứa hẹn

những thành tựu lớn…
1.2 Đồng hành với văn chương trong nước, các nhà văn Việt Nam ở hải
ngoại không chỉ nhận được sự chia sẻ của cộng đồng nơi trú xứ mà còn thu
hút được sự quan tâm của công chúng trong nước. Độc giả và giới nghiên cứu
gần đây đã thừa nhận: ở khu vực văn chương hải ngoại đã xuất hiện những
cây bút đặc sắc và có tài năng thực sự như Phạm Thị Hoài, Trần Vũ, Võ Đình,
Mai Ninh, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà…. Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc,
một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam trong hai cuộc
kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ, cho rằng : " …một tác phẩm viết
bằng tiếng Việt, dù của bất cứ ai, viết bất cứ ở đâu, vào bất cứ thời gian nào,
miễn là nó hay, thì đều là tài sản chung của dân tộc Việt Nam Những người
Việt Nam ở nước ngoài trong mấy chục năm qua đã hoàn thành một khối
lượng văn học không thể phủ nhận được. Đó là một bộ phận của văn học Việt
1
Nam hiện đại, và điều này chẳng có gì phải bàn cãi. Cùng với văn học trong
nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo của văn học Việt Nam ngày nay.
Điều này gợi ý cho chúng tôi hướng đi về việc xem xét đặc điểm truyện ngắn
Lê Minh Hà- một cây bút của văn học hải ngoại được Du Tử Lê xem như
“một Nam Cao của thời hiện đại”.
1.3 Lê Minh Hà là cái tên đã trở nên khá quen thuộc trong đời sống
văn học đương đại do sự sáng tạo mang dấu ấn riêng ở các thể loại truyện
ngắn, tản văn, tiểu thuyết. Từng là sinh viên của trường Đại học Sư phạm, sau
đó giảng dạy tại một trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội, do hoàn cảnh riêng,
Lê Minh Hà rời đất nước tới định cư ở Đức rồi viết văn. Tính đến nay, Lê
Minh Hà hiện diện trong đời sống văn học đã được gần hai mươi năm. Chị
được công chúng Việt Nam ở hải ngoại nhiệt liệt cổ vũ và nhận nhiều giải
thưởng văn nghệ trong nước. Sách của chị cũng được các nhà xuất bản trong
nước tái bản nhiều lần và đang gây hiệu ứng tích cực, rộng rãi. Do đó, theo
chúng tôi, đã đến lúc tìm hiểu về những đóng góp của nhà văn này, trước hết
là với thể loại truyện ngắn, trên các phương diện tư tưởng và nghệ thuật, đồng

thời nhận diện cá tính và phong cách truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng văn
xuôi đương đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1 Truyện ngắn Lê Minh Hà ngay từ khi xuất hiện đã hấp dẫn công
chúng và giới nghiên cứu phê bình. Nguyễn Hữu Lễ khi nghiên cứu truyện
ngắn Lê Minh Hà đã khẳng định vị trí, sự vượt trội trong tài năng, sự sáng tạo
độc đáo đầy cá tính trong phong cách sáng tạo của chị : “Khi Lê Minh Hà viết
truyện ngắn đầu tiên (1991) trước mặt chị đã có hàng loạt cây đa cây đề của
làng văn: Nguyễn Huy Thiệp, với những truyện ngắn "rợn người về nhân tình
thế thái". Phạm Thị Hoài với nhãn quan nhìn vào đâu cũng thấy "đau" vì cái
hèn, cái thấp lè tè của nòi Việt. Hàng loạt cây bút thời "cởi trói" nỗ lực tìm
2
một hướng đi mới cho văn học và họ đã có những gặt hái nhất định …Cái
hấp dẫn hơn trong truyện Lê Minh Hà theo tôi là cách nối các mảnh vỡ rời
rạc để hình thành "cấu tứ" trong từng truyện. Đọc truyện Lê Minh Hà, bạn
đọc ít gặp được một câu chuyện rành mạch nào đó. Truyện chị chỉ là những
"mảnh vỡ" của "trạng thái tâm lý" hoặc sự kiện không đầu không đũa. Chỉ
sau khi đọc xong, ấn tượng về một vấn đề triết lý được hình thành ở dạng đối
thoại ngấm ngầm…Lê Minh Hà là một trong số không nhiều những cây bút
trẻ đang viết theo những thể nghiệm mới và đã có những thành công đáng
khích lệ. đó. Nỗ lực đổi mới của Lê Minh Hà không đi theo hướng làm lạ, lập
dị cho ra vẻ mới. Chị chọn cách làm mới giản dị của mình là đưa ra một cách
nhìn riêng về những chuyện muôn thuở đời thường cũ, sáo” .
Vấn đề về đặc điểm truyện ngắn Lê Minh Hà được các nhà nghiên cứu
đề cập đến nhưng nhìn chung còn tản mạn, chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu có hệ thống.
2.2 Chúng tôi đã nghiên cứu hầu hết các bài viết về Lê Minh Hà và
thấy rằng : Có nhiều ý kiến bàn luận về truyện ngắn của tác giả này song chỉ
nghiêng về một góc độ , một đặc điểm nào đó chứ chưa nghiên cứu một cách
cụ thể , có hệ thống.

Trước tiên, trong bài phỏng vấn Lê Minh Hà của nhà báo Quỳnh Mai
thực hiện (Phát thanh ngày 27/5/2001 trong chương trình Văn học nghệ thuật
Đài tiếng nói Việt Nam FM 103.3. Montreal- Canada) nhà báo có những nhận
định sâu sắc về sự giản dị, gần gũi mà độc đáo về mặt đề tài “Các truyện
ngắn của Lê Minh Hà trước đây thường quanh hai đề tài: những mảnh đời tại
quê nhà và những mảnh đời tha hương nơi đất khách. Giờ đây, độc giả thấy
xuất hiện những truyện ngắn của chị dựa theo cổ tích và lịch sử”. Bài phỏng
vấn là một gợi ý giúp cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, nhận diện và
đánh giá về đặc điểm nội dung truyện ngắn.
3
Tác giả T.H trong bài viết "Truyện cổ viết lại - những góc nhìn mới
giữa cổ tích và đời thường” ( 31 tháng 5 năm 2006) đã có những phát hiện
mới mẻ, độc đáo. Trong “Truyện cổ viết lại”của Lê Minh Hà, tác giả cho
rằng phải chăng mỗi một truyện trong 19 truyện ngắn được in trong “Truyện
cổ viết lại” thể hiện sự trải lòng, nghiền ngẫm, phân tích và viết lại những
tình huống hệ lụy sau cuộc đời huyền thoại của các nhân vật bước ra từ các
câu chuyện cổ : “Dưới ngòi bút của nhà văn Lê Minh Hà, những người phụ
nữ của truyện cổ Việt Nam được đặt giữa hiện thực xã hội, chứ không ở thế
giới đơn giản và trong trẻo của cổ tích. Truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc lộ
cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội
“trọng nam khinh nữ” xưa. Có lẽ qua những câu chuyện cổ được viết lại, tác
giả Lê Minh Hà muốn “giải thoát” và nêu lên khát vọng hạnh phúc của
những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi”. Truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc
lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội
“trọng nam khinh nữ” xưa. Ý kiến này lời gợi ý gần gũi và thiết thực cho
người viết trong việc triển khai những nhận diện về truyện ngắn "cố sự tân
biên" của Lê Minh Hà.
Trong bài viết “Truyện ngắn Lê Minh Hà và, những cửa sổ đóng kín”
(Wednesday, March 07, 2012 1:48:04 PM) Du Tử Lê đã đánh giá rất cao tài
năng của nhà văn Lê Minh Hà, chị đã ghi nhận từng sự kiện, từng bước chân

trong hành trình lao công thời đại mới. Từ giai đoạn chạy chọt, hối lộ, thậm
chí bán vợ, đợ con, để được vào danh sách “lao động xuất cảng,” tới những
hoạt cảnh phũ phàng khi những kẻ được coi là “may mắn,” bắt đầu cuộc sống
mới nơi xứ người. Có thể nói: “Bằng vào kinh nghiệm sống và, óc quan sát
tinh tế của một nhà văn, khi chọn cho mình con đường văn chương hiện thực
xã hội, Lê Minh Hà đã viết một cách điềm tĩnh, dễ dàng như thò tay vào túi
lấy ra một vật vốn sẵn đấy”. Bài viết là sự gợi ý rất tích cực và sát sao cho
4
người viết khi thực hiện vì những vấn đề đặt ra trong mỗi bài viết đều có tính
gợi ý với sự triển khai nội dung luận văn.
Bài phỏng vấn “Lê Minh Hà với dòng kí ức xa xứ” [11.04.2012 14:53
- Nhịp Cầu Thế Giới Online] do Minh Thư - Trọng Tuấn thực hiện với chủ đề
“Thương thế ngày xưa”, tác giả đã đưa người đọc trở về với những hoài
niệm, có lúc êm dịu nhưng đa phần là khắc khoải và chua xót, những ngày
khó nhọc, miếng nghèo, của một tuổi trẻ bị khó khăn thời chiến tranh và hậu
chiến ghì sát đất nhưng vẫn không từ bỏ được khát vọng “Truyện ngắn, tản
văn và tiểu thuyết của chị, bởi thế, thông qua những trải nghiệm cùng năm
tháng và thời thế, luôn bàng bạc nỗi hoài nhớ về một thời, mà như nhà phê
bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét, “xao xác, xót xa rất nhiều trên
những trang sách này”. Bài viết là một gợi ý giúp chúng tôi tìm hiểu một khía
cạnh sâu sắc trong giá trị của tập truyện ngắn Lê Minh Hà.
Tác giả Du Tử Lê với bài viết “Lê Minh Hà: Nam Cao Thời Đại Hiện
Đại” (02/05/2012 ) đã cho thấy tài năng miêu tả hiện thực rất sắc sảo của của
Lê Minh Hà. Ngòi bút Lê Minh Hà đã tái tạo lại thời kì bao cấp với những
khó khăn chồng chất, những cảnh chạy chọt, hối lộ, thậm chí bán vợ, đợ con,
để được vào danh sách "lao động xuất cảng" tới những hoạt cảnh phũ phàng
khi những kẻ được coi là "may mắn," bắt đầu cuộc sống bán sức lao động nơi
xứ người. “Trước đây, nếu trong khuynh hướng văn chương xã hội tả chân,
chúng ta có một Nam Cao, một Vũ Trọng Phụng, thì ngày nay, chúng ta hân
hoan (hay chua xót) có được một Lê Minh Hà!”

Bài viết là tư liệu rất có ý nghĩa trong việc gợi ý cho người viết về giá
trị nội dung của truyện ngắn ngắn Lê Minh Hà.
Bên cạnh đó còn một số bài viết khác như đánh giá của Linh Thoại về
“ Thương thế ngày xưa, Những giọt trầm” (Báo Tuổi trẻ……)hay lời
tâm sự của chính tác giả Lê Minh Hà “Tôi viết văn trên tinh thần lụy Tiếng
5
Việt” (Báo Thể thao và văn hóa…) ; những bài viết đó hoặc là tìm thấy sự
đồng cảm hoặc ghi nhận những nỗ lực của của nhà văn trong mỗi ý tưởng và
trên mỗi trang viết. Những công trình đó cho chúng tôi những gợi ý quí giá để
nghĩ tiếp hoặc tiến tới những điều còn bỏ ngỏ về sáng tác của Lê Minh Hà.
Tất cả các ý kiến về Lê Minh Hà còn lẻ tẻ, đi sâu vào một số tác phẩm
đến nay chưa có công trình đặc biệt nào về Lê Minh Hà.
2.3 Lê Minh Hà đã được độc giả, giới phê bình quan tâm, bàn bạc
nghiên cứu hơn mười năm trở lại đây. Tuy nhiên sự nghiên cứu còn đang ở
vấn đê khái quát , chưa cụ thể.Với những thành tựu về truyện ngắn, đã đến lúc
tác giả Lê Minh Hà cần được nghiên cứu một cách tổng thể bằng một số hệ
thống tiếp cận về nội dung, phong cách, cá tính…Ở công trình này, chúng tôi
đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Lê Minh Hà, khảo sát các tập
truyện ngắn tiêu biểu sau đây của nhà văn:
Trăng góa - Thanh Văn - Mỹ - 1998
Gió biếc - Văn Mới - Mỹ - 1999
Thương thế, ngày xưa - Văn Mới - Mỹ - 2001
Những giọt trầm - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân- 2002
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những đặc
điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Hà.
Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cố gắng khảo sát
những tập truyện tiêu biểu của tác giả như sau:
Trăng góa - Thanh Văn - Mỹ - 1998
Gió biếc - Văn Mới - Mỹ - 1999

Thương thế, ngày xưa - Văn Mới - Mỹ - 2001
Những giọt trầm - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân- 2002
6
4. Đóng góp của luận văn:
Chỉ ra và phân tích những sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật
của nhà văn qua thể loại truyện ngắn.
Bước đầu đi vào nghiên cứu, đánh giá những thành công, hạn chế của
nhà văn ở thể loại truyện ngắn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng để thống kê các sáng tác của Lê Minh
Hà và các yếu tố của tác phẩm có liên quan đến việc bộc lộ những đặc điểm
quan trọng nhất trong truyện ngắn của nhà văn.
5.2. Phương pháp hệ thống
Coi sáng tác của Lê Minh Hà là một chỉnh thể, mỗi tác phẩm là một
yếu tố của hệ thống; đồng thời cũng là hệ thống riêng. Vì vậy, có thể thấy các
đặc điểm chính trong sáng tác của Lê Minh Hà được thể hiện trong một hệ
thống chỉnh thể cũng như trong từng tác phẩm. Phương pháp hệ thống giúp
người viết tái lập lại những nét cơ bản nhất của sáng tác Lê Minh Hà trong
tính hệ thống của nó.
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Người viết sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các yếu tố trong
tác phẩm, tổng hợp lại để làm nổi bật các đặc điểm chính về nội dung và nghệ
thuật qua truyện ngắn Lê Minh Hà. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng phương
pháp này để xây dựng các luận điểm, luận cứ của luận văn.
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu chất trữ tình trong các
chặng đường sAáng tác của Lê Minh Hà để thấy rõ những chuyển động của
nó; mặt khác phương pháp này cũng giúp người viết đối chiếu Lê Minh Hà
với một vài tác giả khác để làm nổi bật những nét riêng của chị.

7
5.5.Phương pháp liên ngành:
Sử dụng các kiến thức của các ngành văn hoá, tâm lí học sáng tạo, triết
học, nhân học, xã hội học.
6.Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai trên
ba chương như sau:
Chương 1: Truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng văn xuôi Việt Nam
hải ngoại
Chương 2: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nội dung
Chương 3: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nghệ thuật

8
NỘI DUNG
Chương 1:
TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG
VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

1.1 Một vài nét về văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau 1975.
1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại:
Văn học hải ngoại là dòng văn học được sáng tác từ nước ngoài, người
ta còn gọi là văn học di dân: con người di cư đến vùng đất khác để sinh sống,
làm ăn. Bộ phận người di cư là một hiện tượng tự nhiên không chỉ có ở Việt
Nam mà còn có ở những dân tộc khác như dân tộc Trung Quốc, Triều Tiên,
Ấn Độ…, là một hiện tượng bình thường trên thế giới. Bộ phận này tập hợp
thành một cộng đồng ở một quốc gia nào đó mang tình cảm liên quốc gia hoạt
động trên nhiều lĩnh vực: văn chương, triết học, nghệ thuật… tạo ra đời sống
báo chí.
Ở Việt Nam, văn học hải ngoại có từ lâu, người Việt Nam sáng tác văn
học hải ngoại ở nhiếu thế kỉ trước. Ví dụ: Thời Minh có Hồ Nguyên Trừng

(con trai Hồ Quý Ly) trở thành nhà thơ với tác phẩm tiêu biểu Nam ông mộng
lục (Người đàn ông Việt Nam ghi chép về giấc mơ của mình).Nguyễn Ái
Quốc cũng có nhiều sáng tác khi hoạt động ở nước ngoài, tiêu biểu là những
tác phẩm được Người viết trong thời kỳ sống và hoạt động ở Pari (Pháp). Có
thể kể tới những tác phẩm tiêu biểu như: Pari, Lời than vãn của bà Trưng
Trắc, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành, kịch "Con
rồng tre". Hay “Nhật kí trong tù” được viết khi Người bị bắt giam ở nhà tù
Tưởng Giới Thạch từ 1942 đến 1943.
Văn học hải ngoại Việt Nam thế kỷ XX gắn bó với những sự kiện
chính trị, xã hội có tính chất bước ngoặt và với những biến đổi to lớn của đất
9
nước. Trong bối cảnh xã hội biến động đó, một số lượng không nhỏ những
người Việt Nam đi ra nước ngoài sống lưu vong nơi đất khách quê người,
trong đó có tầng lớp văn nghệ sĩ chủ yếu từ các vùng ở miền Nam Việt Nam
.
.
Phần lớn Việt kiều chọn Hợp chủng quốc Hoa kỳ và Canada làm nơi sinh
sống, tiếp theo là các quốc gia Âu châu - Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Áo. Số còn
lại tìm nơi định cư tại châu Á - ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, hay một số nước
Châu Phi và Nam Mỹ. Những nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều thế hệ trên đã tạo
nên một lực lượng sáng tác hùng hậu đủ các gương mặt già, trẻ khác nhau. Họ
rời bỏ Tổ quốc vì nhiều lý do khác nhau, nhưng trong họ không nguôi một nỗi
niềm nhớ Tổ quốc Việt Nam. Họ tiếp tục sáng tác ở nước ngoài nhờ vào
nguồn nuôi dưỡng của nền văn hoáViệt Nam
Từ những cơ sở trên, văn họcViệt Nam ở hải ngoại hình thành và phát
triển qua các thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kì có những đặc điểm riêng đánh
dấu sự phát triển và trưởng thành về đội ngũ sáng tác.Thời kỳ những năm
1975-1980 đánh dấu sự hình thành của văn học Việt Nam ở hải ngoại, gắn
liền với sự khởi đầu của việc gây dựng văn học của những người di tản Việt
Nam ở nơi đất khách quê người. Sau năm 1975, đa số các nhà văn miền Nam

Việt Nam đã dần dần định cư ở Mỹ, Pháp, Châu Úc, Canada và các nước
khác. Đợt di tản đầu tiên gồm có những người đại diện tiêu biểu nhất của
văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam trước 1975. Đó là Mặc Đỗ, Nhật
Tiến, Bình Nguyên Lộc, Nhã Ca, Duyên Anh, Lê Tất Điều, Nguyễn Mộng
Giác, Thanh Nam, Túy Hồng, Nguyễn Tường Bách, Thế Uyên, Linh Bảo
Nguyễn Thị Vinh, Phan Lạc Phúc, Du Tử Lê, Viên Linh, Kiệt Tấn, Nguyễn
Xuân Hoàng, Phạm Duy( nhạc sĩ), Võ Đình( nhà văn và họa sĩ), Tạ Tỵ( họa sĩ
và nhà phê bình), Đinh Cường (họa sĩ), Khánh Ly( ca sĩ). Họ tiếp tục sáng
tác và là lực lượng nòng cốt ban đầu cho sự ra đời của văn học Việt Nam ở
hải ngoại.Ở giai đoạn này đội ngũ sáng tác gặp rất nhiều khó khăn do hoàn
10
cảnh sống mới, do điều kiện văn hóa, do vấn đề kinh tế nhưng họ vẫn sáng
tác. Nữ văn sĩ Mai Kim Ngọc từng kể lại rằng những bước đi chập chững của
mình trong văn học được thực hiện ở trại tị nạn: “Hồi ấy, chúng tôi không
nghĩ đến văn học… và có lẽ đồng bào tôi cũng chưa nghĩ đến văn học. Tất cả
những viết lách tôi thấy là những chuyện rất thiết thực, những bản tin chỉ dẫn
nội quy của trại, những cẩm nang cho những người sắp rời trại về cách sinh
hoạt trong một thành phố Mỹ, những chuyện đi xe buýt, chuyện gọi điện
thoại, chuyện mua bán tại siêu thị vân vân và vân vân. Tóm lại những chuyện
thuần túy thực dụng và cấp thời, chính xác và ngắn gọn như ngôn ngữ của
những hoàn cảnh cấp cứu Tuy tất cả những gì viết ra không phải là văn
học, nhưng rất nhiều tác phẩm chúng ta đã viết với mục đích thực dụng, vẫn
có giá trị văn học, không trực tiếp thì gián tiếp. Khi rời khỏi đất nước, ít ai
trong số người đó nghĩ tới chuyện rồi đây sẽ sống ra sao. Lẽ cố nhiên, lúc đó
chả còn đầu óc đâu mà nghĩ tới văn chương nữa. Nhiệm vụ chủ yếu đối với
chúng tôi là sống được cái đã, bởi lẽ phải bắt đầu tất cả từ con số không?

Những người Việt Nam đến những miền đất lạ, ngoài gánh nặng tình
cảm vốn gắn liền với việc chạy trốn khỏi quê hương xứ sở, còn phải trải
nghiệm một cú sốc mạnh mẽ về văn hoá khi họ tiếp xúc với một hiện thực

mới mẻ, xa lạ và khó hiểu. Xin dẫn ra đây một trích đoạn cho thấy rõ tâm
trạng của những người di tản:
“ Sự việc là thuở mới đặt chân đến Mỹ, chúng ta sống như trong một
khoảng chân không văn hóa và tình cảm. Xung quanh chúng ta là một khung
cảnh khác, luật pháp khác, phong tục khác, ngôn ngữ khác. Những ngày đầu
ra khỏi trại, tiếng mẹ đẻ của chúng ta chỉ còn dùng được giữa vợ chồng con
cái. Ra khỏi cái vòng phấn nhỏ ấy
7
, tiếng Việt phải bỏ lại.
Và tất cả cảnh sống ấy xa lạ không hẳn chỉ vì ngôn ngữ…Những người
trong chúng ta thông thạo Anh ngữ ngay từ ở Việt Nam lại còn bàng hoàng
11
hơn khi thấy các chương trình ăn khách trên các kênh TV, người Mỹ sinh
hoạt với những quá trình hoàn tòan khác lạ, ta không hề dự phần… Họ xử án,
họ vinh danh hay lăng mạ lãnh tụ của họ, họ giải trí họ vui họ buồn hoàn
toàn khác chúng ta… Và ta nghĩ đến tâm sự riêng tư của mình. Cái vui cái
buồn, cái làng xưa với bờ tre xanh với con sông nhỏ, với rừng dừa ven biển,
với câu hát giọng hò…”
Trong giai đoạn sự khởi động của đời sống văn học, không mấy ai
trong số các Việt kiều tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp mà họ đã
gây dựng. Những lời sau đây của nhà văn Võ Phiến trong phần mở đầu cuốn
Thư gửi bạn (1976) là sự xác nhận cho những tâm trạng ấy;
“Từ ngày bỏ nước ra đi, tôi đâu còn nghĩ đến chuyện nghệ thuật văn
chương nữa” Ông giải thích “ Ai lại nghĩ xây dựng một sự nghiệp văn nghệ
trong vòng vài trăm ngàn người, tản mát khăp mặt địa cầu, mỗi ngày một xa
lạc ngôn ngữ dân tộc, xa rời cuộc sống dân tộc.” Viết với Võ Phiến lúc này
chỉ là để thỏa mãn một “ nhu cầu lẩm cẩm”.
Mặc dù có rất nhiều trở ngại cho công việc sáng tác song văn học hải
ngoại giai đoạn sau 1975 vẫn có một số công trình nghiên cứu: Bùi Vĩnh
Phúc với Một cách nhìn về mười ba năm văn chương Việt ngoài nước (1975 –

1988); Nguyễn Huệ Chi với Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại; Đỗ
Minh Tuấn với Văn học hải ngoại nhìn từ trong nước; Hoàng Ngọc Hiến với
Đọc văn học Việt Nam hải ngoại; Nguyễn Mộng Giác với Sơ thảo về các giai
đoạn thành hình và phát triển của dòng văn xuôi hải ngoại từ 1975 đến nay;
Thụy Khuê với Thử tìm hiểu một lối tiếp cận văn học sử về Hai mươi nhăm
năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 - 2000; Nguyễn Vy Khanh với 19 nhà
văn hải ngoại: tuyển tập nhận định văn học (2008)…]
Lê Minh Hà từng nói: “Trong bản chất của nó, VHHN của mọi dân tộc
là VH lưu vong. VHHN Việt Nam là tiếng nói của một tập hợp người có quan
12
điểm phi chính thống và vì thế mà phải rời khỏi quê hương. Nhưng cũng
trong bản chất, VHHN chỉ xứng với tên gọi khi nó đáp ứng được những yêu
cầu khắt khe của nghệ thuật, mà nó là một hình thức đặc biệt, thuộc về Tôi
chưa đọc được một cách có hệ thống VHHN, cho nên còn quá sớm để tránh
khỏi hời hợt và bất cập khi đưa ra một nhận xét riêng. Nhưng tôi nghĩ rằng,
những tác phẩm chỉ được viết ra dưới sự định hướng của một chủ đích chính
trị sẽ khó đứng được với thời gian nếu nó không hàm chứa một liều lượng
nghệ thuật, nếu qua đó, người ta không thấy được tầm nhìn và bản lãnh sáng
tạo của người viết. Bỏ qua những tác phẩm như thế, cái còn lại của VHHN là
rất nhiều, và sẽ có một ngày VHHN trong nghĩa đó sẽ dành được một chỗ
xứng đáng trong lịch sử VHVN hiện đại”.

Thời kỳ thứ hai của văn học Việt Nam ở hải ngoại bắt đầu vào năm
1980 và trùng hợp với sự xuất hiện của các "thuyền nhân" Trên các trang của
tờ tạp chí "Văn", nhà văn Vũ Khắc Khoan đã nhấn mạnh: "những người này -
những "thuyền nhân tị nạn" - bằng sự xuất hiện của mình đã khuấy động văn
học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại, đã thúc đẩy sự vận động của nó tới
một giai đoạn mới trong sự hình thành và phát triển." Với những khó khăn
chồng chất đã tạo ra một một cú sốc tinh thần sâu sắc đối với những người tị
nạn, điều này, lẽ tất nhiên, đã được phản ánh trong sáng tác văn học sau này

của họ.
Thời kỳ thứ ba(1982-1990), đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển
tương đối ổn định của văn học Việt Nam ở hải ngoại. Số tác giả mới và số
lượng sách được xuất bản đã gia tăng, những nhà xuất bản chuyên nghiệp đã
ra đời, và đã xuất hiện một đời sống văn học thực thụ - phong phú và đa dạng.
Có thể nói, ở giai đoạn thứ ba , văn học Việt Nam ở hải ngoại đã đạt được sự
hưng thịnh không chỉ bởi số lượng tác giả đông mà còn tạo ra được một khối
lượng tác phẩm khá lớn. Tác phẩm đáng kể nhất trong thể loại này là bộ tiểu
13
thuyết sử thi 5 tập Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác. Truyền thống của
tiểu thuyết (theo cách hiểu của Châu Âu về thể loại này) trong văn học Việt
Nam còn khá non trẻ. Để viết được những tác phẩm có quy mô như vậy cần
phải có kinh nghiệm sống phong phú và tài năng, do đó, nhiều nhà văn lưu
vong có thể bộc lộ mình rõ nét nhất trong các tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ.
Với sự lưu ý tới tất cả những nhân tố đó, thể loại truyện ngắn về
mặt lô gích đã trở thành thể loại dẫn đầu trong văn học Việt Nam ở hải ngoại.
Hầu như tất cả các nhà văn mới đều là những cây bút truyện ngắn, trong số đó
trước hết cần phải nêu lên những tên tuổi: Thế Giang, Trần Vũ, Vũ Quỳnh
Hương v.v
Vào thời kỳ phát triển tiếp theo, thời kỳ thứ tư (1990-1995) nhịp độ
phát triển văn học Việt Nam ở Mỹ đã chậm lại và ngày càng ít những tác giả
mới xuất hiện, ngày càng ít những tác phẩm hay và có giá trị về mặt nghệ
thuật được công bố.
Và rất nhiều người đã đi đến nhận định cho rằng căn nguyên của
nó là những biến đổi chính trị đã diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới nói
chung. Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và sự sụp đổ của Liên
bang Xô viết, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và
Hợp chủng quốc Hoa kỳ vào năm 1995, nước Việt Nam cộng sản dần dần hoà
nhập với thế giới đã buộc văn học Việt Nam ở hải ngoại phải thay đổi.
Được bắt đầu từ năm 1995 và được tiếp tục cho tới ngày nay, thời kỳ

thứ năm trong sự phát triển văn học của cộng đồng người Việt định cư ở Mỹ
và ở một số nước khác nhìn chung gắn bó chủ yếu với những vấn đề thiết
thực của đời sống văn học. Một là, tiếp tục duy trì văn học Việt Nam bằng
tiếng mẹ đẻ và bảo tồn những cơ sở văn hoá- văn học Việt Nam đã hình thành
tại các nước cư trú hiện nay.Hai là,sự hoà nhập của các tác giả Việt Nam vào
đời sống văn học của nước mà họ đang sinh sống (đối với những người viết
14
bằng tiếng Anh ở Mỹ, Canada và úc, bằng tiếng Pháp ở Pháp v.v ). Ba là, sự
hồi hương (trở về Việt Nam) của các tác giả viết bằng tiếng Việt.
Văn xuôi hải ngoại có nhiều yếu tố tích cực, ngày càng phát triển mạnh
mẽ và có đóng góp to lớn cho sự phát triển Tiếng Việt nói riêng và văn học
Việt Nam nói chung. Sự đông đảo về đội ngũ sáng tác, sự kế tiếp các thế hệ
đã tạo cho văn xuôi hải ngoại phong phú, đa dạng về đề tài và đặc sắc về
phong cách nghệ thuật. Những cây bút cá tính, tiêu biểu phải kể đến Lê Ngọc
Mai, Lê Minh Hà, Thế Dũng, Mai Ninh, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Hải Anh.
Viết bằng tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam là điều kiện thuận lợi để họ
hướng đến những độc giả quê nhà. Chúng ta có thể khẳng định như vậy, vì đó
là hệ quả của truyền thống yêu chuộng văn học của dân tộc ta. Ta khẳng định
như vậy, vì chỉ cần xét về sự hiện diện của các tạp chí văn học Việt Nam hải
ngoại là thấy rõ. Một cộng đồng tương đối nhỏ, độ chừng mấy triệu người
sống rải rác trên khắp thế giới, mà tạp chí văn chương không khan
hiếm.Người Việt chỉ thiếu vì đường xa cách trở, vì sự luân lưu phân phối
không đến được, không phải thiếu về sự hiện diện. So sánh với độc giả Hoa
Kỳ, đông đảo, mà trong các siêu thị, trong các nhà sách, số tạp chí chuyên về
Văn học rất ít, bên cạnh sự dồi dào phong phú của tạp chí giải trí, kỹ thuật
chuyên môn, và khoa học. Cộng đồng ta đã có nhật báo, tuần báo, nguyệt
san, bên cạnh các tạp chí văn học đã hiện diện lâu dài trong suốt thời gian 20
năm nơi xứ người: tạp chí Văn, Thế Kỷ 21, Văn Học, Khởi Hành, Thời Tập,
Làng Văn, Hợp Lưu, Quê Mẹ, và còn rất nhiều tạp chí văn học đã một thời
hiện diện nhưng ngắn ngủi. Các nhà sách người Việt cũng không thiếu những

tác phẩm văn chương đã được xuất bản, bên cạnh vô số các loại sách khác.
Theo đánh giá của ông Trần Văn Nam trong Tạp chí Văn Học, Nam
California, số 119, tháng 3/1996 thì “Văn học hải ngoại như một món quà
của truyền thống dân tộc”. Món quà khoa học, món quà kinh tế, có thể làm
15
giàu cho quê hương.Và món quà văn học cũng làm giàu cho nền văn chương,
bắc một nhịp cầu giao cảm cho người nội địa với đất trời viễn xứ.
Khi nói về các tác giả văn xuôi Việt Nam hải ngoại này, nhà văn
Nguyễn Phan Hách nhận xét: "Nhìn chung, các tác giả đang sống ở nước
ngoài viết tương đối thoải mái, phóng khoáng. Trừ Mai Ninh có lối viết gần
với văn chương Pháp, còn lại văn phong của họ vẫn đậm chất dân tộc, không
có sự cách tân. Họ đã phản ánh được phần nào cuộc sống của những người
xa xứ, vì vậy sự đóng góp này rất đáng khuyến khích".
Như vậy, việc hình thành và tồn tại dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại
là một điều hiển nhiên do những nguyên nhân khách quan, chủ quan và trải
qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Mặc dù có không ít hạn chế về quan
điểm và học thuật nhưng nhìn chung, văn học Việt Nam ở hải ngoại là một bộ
phận không thể thiếu được của lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX và có
những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu, phê bình.
1.1.2 Những thành tựu cơ bản của văn xuôi hải ngoại sau 1975
Trong suốt một thế kỷ, ở các giai đoạn phát triển khác nhau với một lực
lượng sáng tác đông đảo bao gồm nhiều thế hệ, văn học Việt Nam ở hải ngoại
đã tạo ra một khối lượng tác phẩm khá lớn, góp phần xứng đáng vào tiến trình
văn học Việt Nam thể kỷ XX. Nhìn chung, những sáng tác của các nhà văn
Việt Nam ở hải ngoại đã hướng về đất nướcViệt Nam, về cội nguồn văn hoá
dân tộc và thành tựu nổi bật là ở thể loại văn xuôi và thơ. Nhiều tác phẩm lớn
của các nhà văn Việt Nam được viết ra ở hải ngoại. Nhưng từ hành văn đến
hệ thống hình tượng không hề bị lai căng mà vẫn đậm cốt cách Việt Nam.
Chính tâm hồn Việt Nam, tình yêu quê hương, đất nước là chất men say cho
những sáng tạo của họ và đó cũng chính là chất keo kết dính các nhà văn Việt

Nam ở nước ngoài với nhau thành một khối.
Tuy rằng Võ Phiến có lúc đã viết:
16
"Tiếng nói của một dân tộc nó sống như một cơ thể [ ] Chúng ta yêu
ngôn ngữ của cha ông, chúng ta đem nó theo trên từng bước ly hương; nhưng
chúng ta sẽ không thể bồi bổ nuôi dưỡng nó, chúng ta sẽ làm cho nó héo hắt
trên quê người [ ] Chúng ta đưa nó đi, cố giữ nó, nhưng sẽ giữ nó như thể
giữ gìn một cái xác ướp.
Nhưng thực tế, văn chương hải ngoại đã làm được những điều có thể
nói là kì diệu, xóa đi những lo ngại ban đầu của Võ Phiến.
Đây là nhận định của Thụy Khuê:
“Nhược điểm của văn học hải ngoại là chưa có thành tựu khai phá
những chân trời nghệ thuật mới. Sự tiếp xúc với văn hóa Âu Mỹ dường như
chỉ mới rất hình thức. Một số bài viết nhắc đến tác giả này, trích dẫn tác giả
kia phần lớn trong chiều hướng phô bầy kiến thức hơn là thể hiện những suy
tư sáng tạo độc đáo, đặc sắc của một thời. Lớp nhà văn, nhà thơ muốn thoát ra
cái "cũ" vẫn còn trên đường tìm kiếm, một vài truyện ngắn, tùy bút đó đây,
chưa xác định được vị trí, bản sắc.
Không có một phong trào như Tự Lực, như Sáng Tạo. Giá trị đổi mới
văn thơ trong khoảng hai mươi năm gần đây đến từ những tác giả trong nước:
cựu Nhân Văn như Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, hoặc trẻ hơn như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài.
Chất lượng văn học hải ngoại trong hai mươi nhăm năm qua, phần lớn,
vẫn nằm trong những tác phẩm được gọi là "cổ điển" của những Vũ Khắc
Khoan, Mai Thảo, Nguyên Sa, Võ Phiến, Nhật Tiến, Duyên Anh, Nguyễn
Mộng Giác và những nhà văn thuộc dòng văn học tiếp nối truyền thống văn
học miền Nam. Thế Giang, Trần Vũ, Đỗ Khiêm là những ngoại lệ. Phạm Thị
Hoài biệt cách. Điểm đáng nói là văn học chiến tranh xuất sắc với những cây
bút "lính" đã đưa sự thật vào văn học ở những bậc thang cao: Cao Xuân Huy,
Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Ý Thuần, Khánh Trường đã viết về chiến tranh

17
trong cái phanh phui cuối cùng đến lõa thể. Thực chất văn học Việt Nam hải
ngoại vẫn là một nền văn học "hiện thực" "bám" sát thực tại lịch sử. Mỗi tác
phẩm là một mảnh vỡ lắp ghép lại thành một đại cảnh của miền Nam trải dài
từ những năm 60, những năm chính quyền Ngô Đình Diệm đổ (qua tiểu
thuyết Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác). Triệt thoái 75 với hồi ký
Cao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong. Tuyệt lộ chiến tranh: Khánh Trường.
Đứng riêng một cõi: Vũ Khắc Khoan. Sử: Nguyễn Khắc Ngữ. Miền Nam
"giải phóng" và di tản: Nhật Tiến, Mai Thảo, Duyên Anh, Nguyễn Đức Lập
Cải tạo với hồi ký Phạm Quốc Bảo, Tạ Tỵ, Hà Thúc Sinh, Hoàng Liên Thơ
tù với Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng Hồi ký văn học
có Phạm Duy, Nhã Ca, Nguyễn Tường Bách Những ngày đầu đến đất Mỹ
với Võ Phiến, Thanh Nam, Cao Tần, Du Tử Lê, Viên Linh, Trần Diệu Hằng
Hội nhập đất khách với Võ Đình, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Bá Trạc,
Ngu Yên, Hồ Trường An, Thế Uyên, Kiệt Tấn, Mai Kim Ngọc, Hồ Đình
Nghiêm, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Bùi Bích Hà Hồi
ký ly khai với Bùi Tín, Vũ Thư Hiên Thế hệ Đông Âu với Lê Minh Hà
Tìm con đường mới với Tạp Chí Thơ
Tất nhiên còn nhiều tên tuổi nữa. Nói nhanh, nói qua như vậy để thấy
rằng ở sự tác thành những tên tuổi ấy, văn học hải ngoại có những nét lớn lao
trong cái nhỏ li ti của nó: Đâu đó chợt bắt được một hình ảnh: "Du Tử Lê đi
làm cu li, tom góp được đồng nào là dốc vào in báo. Biết ra rồi chết nhưng
vẫn gồng mình ra Đa số đi làm cu li ban đêm, ban ngày quay đầu vào viết.
Một vài đồng, một vài chục cũng gửi cho Du Tử Lê góp vào ra nguyệt san và
giai phẩm Quê Hương". Đó là Đạo Cù Trần Tam Tiệp viết về Du Tử Lê.
Hoặc một hình ảnh khác: "Cái thế giới làm báo tước lược, chay tịnh đến cùng
cực của Võ Phiến. Cái thế giới hý hoáy, cặm cụi, nhũn nhặn một mình của
chữ nghĩa khổ hạnh, không tiếng, của ngồi xổm đọc bản thảo, của cởi trần
18
ngồi gõ máy, của mẩu bánh mì, ly nước lạnh." Đó là Mai thảo viết về Võ

Phiến. Viết là để kính trọng nhau, là để nói lên một thực tại: Tất cả đều cần
cù. Đều làm "cu li" cho chữ nghĩa từ 25 năm nay. Minh Đức Hoài Trinh, Du
Tử Lê, Võ Phiến, Lê Tất Điều, chán, bỏ, có ngay Viên Linh, Nguyễn Mộng
Giác, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Trịnh Y Thư, Khánh Trường
xông vào. Mai Thảo buông tay có ngay Nguyễn Xuân Hoàng gánh vác Tất
cả đều "cởi trần, gõ máy, với mẩu bánh mì, ly nước lạnh phản ánh tận cùng
cho những năm tháng khởi đầu nơi quê người" và giữ lửa đến hôm nay. Bởi
"nhà văn", vẫn tiếp lời Mai Thảo, "văn chương y và diễn đàn y dựng nên
chính là hiện thân của đọa đầy bi thảm phơi bầy dưới hết thảy mọi khía cạnh,
không thể là gì hơn, không thể là gì khác." Chính thế. Mai Thảo ra đi nhưng
diễn đàn ông dựng nên. Còn ở lại. Mãi mãi ở lại.”
Như vậy, bên cạnh việc viết bằng tiếng Việt (hoặc ngôn ngữ nước
ngoài) những tác phẩm văn học Việt Nam ở hải ngoại đã bằng cách này hay
cách khác quan tâm đến vận mệnh đất nước, con người, thiên nhiên Việt Nam
hoặc thấm đượm phong vị Việt Nam . Đó chính là đặc điểm rất quan trọng
khẳng định vị trí của dòng văn học này trong mối quan hệ với văn học Việt
Nam trong nước.
Văn xuôi là thể loại phát triển nhất với sự góp mặt của các nhà văn nổi
tiếng từ khi còn ở trong nước. Các nhà văn xuôi thuộc thế hệ già đã có những
đóng góp lớn trong giai đoạn văn học trước đó. Những sáng tác của họ đã trở
thành chiếc cầu nối giữa văn học Việt Nam trong nước và ở hải ngoại.
Với cách nhìn tổng quát, chúng tôi xin nêu lên những thành tựu tiêu
biểu của những sáng tác văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại.
1.1.2.1 Đóng góp về tư tưởng
Văn xuôi là thể loại phát triển nhất với sự góp mặt của các nhà văn nổi
tiếng từ khi còn ở trong nước. Các nhà văn xuôi thuộc thế hệ già đã có những
19
đóng góp lớn trong giai đoạn những năm trước 1975. Những sáng tác của họ
đã trở thành chiếc cầu nối giữa văn học Việt Nam trong nước và ở hải
ngoại.Sáng tác của văn xuôi Việt Nam hải ngoại là những suy tư về đất nước

và con người Việt Nam. Vì thế bản sắc dân tộc Việt Nam từ lời văn đến tư
duy nghệ thuật thể hiện đậm nét trong những trang văn chan chứa tình đời,
tình người.Đề tài trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại khá đa dạng và phong
phú, trong phạm vi bài viết này chúng tôi đê cập tới ba nội dung cơ bản đó là
hồi nhớ quê hương, ý thức dân tộc và ý thức bản sắc.
1.1.2.1.1 Hoài niệm cố hương
Hồi nhớ quê hương là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam
hải ngoại. A. A. Sokolov trong bài “Văn học Việt Nam ở hải ngoại những
vấn đề của sự phát triển hiện nay, cho rằng: “Nếu thử nêu lên vắn tắt tình
hình văn học Việt Nam ở hải ngoại thì đó là sự phân chia rạch ròi của các nhà
văn ra làm hai khuynh hướng mà quan điểm tư tưởng- nghệ thuật và sáng tác
được định hướng vào quá khứ hay vàohiện tại. Từ khoá đối với các nhà văn
thuộc khuynh hướng đầu là hoài niệm, còn đối với các nhà văn thuộc khuynh
hướng thứ hai là hội nhập. Văn học Việt Nam ở hải ngoại được hình thành và
tiếp tục tồn tại chính là trong cái hệ toạ độ ấy”.
Trong những năm đầu tiên định cư trên đất Mỹ (1975-1979), hoài niệm
đã trở thành chủ đề chính trong nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam. Một
trong những nét nổi bật là nỗi đau ly tán với quê hương xứ sở, sự cô đơn…
Những tình cảm ấy của những người tị nạn xa xứ cũng được ghi lại trong văn
xuôi – trong truyện ngắn và tùy bút của Võ Phiến ( Thư gửi bạn , Nguyên
vẹn), của các tác giả khác như Tuý Hồng, Trùng Dương, Thanh Nam.
Những tình cảm ấy được thể hiện dễ dàng hơn trong thơ so với văn xuôi.
Những sáng tác đầu tiên của các tác giả thuộc khuynh hướng này – như Thơ của
Cao Tần và “Đất khách” của Thanh Nam - đã xác nhận điều đó.
20
Những tình cảm tương tự của những người tị nạn xa xứ cũng được ghi
lại trong văn xuôi – trong truyện ngắn và tùy bút của Võ Phiến ( Thư gửi
bạn , Nguyên vẹn), của các tác giả khác như Tuý Hồng, Trùng Dương, Thanh
Nam. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan của những năm đầu lưu
vong, khi việc ra báo định kỳ và hơn nữa, việc xuất bản sách mới chỉ có

những bước đi đầu tiên thì chính thơ ca với hình thưc thích hợp về mặt thể
loại và hình tượng đã cho phép thực hiện một cách kịp thời nhất một nhiệm
vụ khó khăn là thông báo cho những người đồng hương xa xứ về nỗi đau
khôn nguôi của mình đối với cố hương.
Dần dần, nét lạc quan đã trở lại với thơ ca hải ngoại, phạm vi những
vấn đề do các tác giả đề cập tới được mở rộng và (điều này rất tiêu biểu) trình
độ tư tưởng- nghệ thuật của tác phẩm được nâng cao rõ rệt. Niềm tin vào sức
mình đã trở lại với mọi người. Cuộc sống của họ ở xứ lạ bắt đầu có ý nghĩa,
và điều đó thực ra đã được phản ảnh trong văn học.
Những thay đổi ấy thể hiện rõ nét nhất trong truyện ngắn của Hồ
Trường An, tiêu biểu nhất trong số đó là Hợp lưu. Trong những truyện ngắn
của mình, tác giả mong muốn truyền đạt nhịp độ và tâm trạng của cuộc sống
mới, ở đó nỗi buồn và tiếng cười xen kẽ bên nhau, sự chiêm nghiệm trầm tư
và sự hào hứng lao động “như Tây” vì hạnh phúc và sự phồn vinh tương lai
của mình ở Mỹ ngày càng có hiệu quả. Nhờ những tác phẩm ấy, như nhận xét
của một số nhà phê bình văn học, thái độ đối với quá khứ được ý thức một
cách hợp lý hơn, còn thái đội đối với hiện tại và tương lai thì trở nên điềm
tĩnh hơn.
- Đóng góp về nghệ thuật: cách tân nghệ thuật: cốt truyện, nhân vật,
điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ văn xuôi… Văn xuôi Việt Nam đã hoà nhập
với đời sống văn chương trong nước, nhiều tác giả được tái hiện trong nước,
được công chúng đón nhận như Hoài Vũ, Lê Mộng Giáp, Đoàn Minh
Phượng…
21
1.2. Tác giả Lê Minh Hà
1.2.1 Vài nét về tiểu sử và hành trình văn học của Lê Minh Hà.
1.2.1.1 Tiểu sử:
Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp Khoa Ngữ
văn Ðại học Sư phạm năm 1983. Mãi tới năm 1994, cô mới theo chồng xuất
cảnh theo diện "Xuất cảnh Lao động, và hiện cư ngụ tại thành phố Lingurg,

Tây Đức." Trước khi sang định cư tại CHLB Ðức, chị đã có 8 năm giảng dạy
tại trường PTTH Hà Nội - Amsterdam. Chị đã sáng tác từ khi còn ở trong
nước và cộng tác với nhiều tạp chí văn nghệ hải ngoại như “Hợp Lưu”,
“Văn”, “Văn Học”, “Gió Ðông” trước khi cho ra đời cuốn sách đầu tiên vào
năm 1998.
Một số tác phẩm đã ấn hành: “Trăng góa” (tập truyện ngắn, Thanh
Văn, Mỹ, năm 1998); “Gió biếc” (tập truyện ngắn, Văn Mới, Mỹ, năm 1999),
“Thương thế, ngày xưa ” (tản văn, Văn Mới, Mỹ, năm 2001), “Gió tự thời
khuất mặt” (tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2005), “Thương thế ngày
xưa & Những giọt trầm” (tản văn và truyện ngắn, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội 2005), “Sâm cầm” (tập truyện ngắn, in chung với Phạm Hải Anh,
NXB Phụ nữ, Hà Nội 2004), “Truyện cổ viết lại” (in chung cùng Lê Ðạt,
NXB Trẻ, TP HCM 2006)
Một số tác phẩm sắp in: Sông sẽ còn chảy mãi, Gió tự thời khuất mặt
1.2.1.2 Hành trình sáng tác:
6 tuổi đã làm thơ, lớp 6 có truyện đăng báo, tốt nghiệp Đại học sư
phạm Hà Nội loại xuất sắc. Ra trường, Lê Minh Hà được tổ chức phân công
dạy ở trường THPT Đan Phượng. Mấy năm sau, do năng lực chuyên môn và thành
tích trong giảng dạy, chị được chuyển về dạy ở trường chuyên Amterdam, một cơ
sở đào tạo tài năng học đường nổi tiếng của thành phố Hà Nội.
Tập “Trăng goá’ được giải thưởng trong nước năm 1997
22
1.2.1.3.Quan niệm văn chương
Quan niệm văn chương là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết
định đối với người nghệ sĩ. Nó là sự thể hiện sinh động toàn bộ thế giới quan,
lập trường tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ và chi phối sâu sắc toàn bộ quá trình
sáng tác của người cầm bút trong đó có vấn đề lựa chọn ngôn ngữ biểu đạt.
“ cô ta hiểu ra rằng dính vào chuyện văn chương chữ
nghĩa là dính vào một trò chơi nguy hiểm, mà kẻ đặt cược vào
chữ nghĩa thường là kẻ thua. Sẽ chuốc lấy cho mình những

băn khoăn day dứt không có kết thúc. Sẽ tự làm mình rủi ro
khi cứ cố phân tích bản thân, cố đi tìm mình trong bóng đời.
Điều ấy, người đời sẽ hiểu ra thôi, rất nhanh. Chỉ cần một cơn
bệnh trọng. Chỉ cần một lần mấp mé bên bờ sống chết”.
(gió ngày ấy còn
thổi mãi)
Lê Minh Hà nổi lên giữa những người viết văn hơn mười lăm năm qua
nhờ khả năng vận dụng ngôn từ tinh tế và cảm xúc cồn cào ẩn chứa trong
những câu chữ đôi lúc quá kỹ càng. Cái kỹ càng của một cô giáo Hà Nội dạy
văn chở những ngấm ngầm nổi loạn, dục vọng của tâm hồn sáng tạo. Tập
truyện của Lê Minh Hà sôi sục những nỗi niềm về giấc mơ đã bị đánh mất, về
tuổi trẻ Hà Nội những năm tháng chiến tranh và lưu lạc nơi xứ người. Những
câu chuyện vừa đầy ắp sự nhân hậu vừa đắng chát bi kịch những thân phận
nhỡ tàu.
Truyện của Lê Minh Hà thỏa mãn các khía cạnh thưởng thức, đánh
động các giác quan của trí tưởng tượng. Văn của chị gọi về một mùa thu Hà
Nội xao xác cũ, một mùa đông nước Đức trắng trời đất, trong những không
gian gần gũi như hơi thở mà miên man vô tận những liên tưởng và hồi ức.
Với Lê Minh Hà, viết truyện không đơn giản là kể một câu chuyện hấp dẫn
23

×