Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 114 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là bức tranh chung, nhiều màu sắc được vẽ nên bởi
những sắc màu văn hóa đặc trưng riêng của mỗi dân tộc trong cộng đồng 54
dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Trong bức tranh chung ấy, văn hóa tộc
người Tà-ôi chiếm một bộ phận không nhỏ và là một điểm sáng trên đại thể
văn hóa các dân tộc Việt Nam. Văn hóa Tà-ôi gắn bó với cuộc sống núi rừng,
làng bản, sông suối, cộng đồng tộc người… Nét đặc trưng nổi bật là văn hóa
nhà sàn, nghề làm nương rẫy và đặc biệt phải kể đến nghề dệt Zèng - nghề dệt
thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của phụ nữ Tà-ôi.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một đặc trưng quý báu của
các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và người Tà-ôi nói chung. Thổ cẩm
có chất liệu bền, màu sắc đa dạng và đặc biệt là có hoa văn độc đáo, thể hiện
sắc thái riêng của mỗi dân tộc. Quan niệm về cuộc sống của người dân được
biểu hiện rõ nét qua màu sắc, chất liệu và các biểu tượng hoa văn làm nên
trang phục. Cũng như nhiều tộc người khác ở khu vực Trường Sơn - Tây
Nguyên, nghề dệt Zèng truyền thống của bà con dân tộc Tà-ôi ở huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nổi bật với những đường nét hoa văn đặc sắc,
mọi mặt của đời sống văn hóa được tái hiện chân thực và sinh động trên từng
thớ vải qua bàn tay khéo léo và tài hoa của phụ nữ Tà-ôi. Các biểu tượng hoa
văn và màu sắc được sử dụng trên trang phục của người Tà-ôi không đơn
thuần chỉ là những yếu tố làm đẹp mà còn là mối giao cảm giữa con người với
con người, giữa con người với tự nhiên, là sự biểu hiện lặng lẽ của tín ngưỡng
truyền thống.
Trong quá trình phát triển lịch sử và sáng tạo văn hóa, người Tà-ôi là
một trong không nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam nói riêng và khu vực
Đông Nam Á nói chung còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các
1
yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và hoa văn trên
trang phục dệt. Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi cùng những giá trị hoa văn
đặc sắc đã được công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia. Tuy vậy, trước


những tác động của toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống
của đồng bào đang đổi thay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống dần dần bị
mai một và nghề dệt với những biểu tượng hoa văn trên trang phục dệt của
người Tà-ôi không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Yêu cầu đối với việc bảo
tồn và phát huy các biểu tượng hoa văn và nghề dệt là một trong những vấn
đề cấp thiết để bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng
người Tà-ôi.
Những thành tựu nghiên cứu về hoa văn trên các sản phẩm văn hóa của
người Tà-ôi nói chung và hoa văn trên trang phục cổ truyền của người Tà-ôi
nói riêng hiện nay chưa nhiều. Các công trình đã công bố liên quan đến tộc
người Tà-ôi chủ yếu tập trung nghiên cứu một cách khái quát về văn hóa, tín
ngưỡng, tập quán… thiếu những công trình nghiên cứu chuyên biệt về biểu
tượng hoa văn trên trang phục với các giá trị của nó. Có chăng chỉ là những
nét chấm phá miêu tả nghề dệt và các hình ảnh hoa văn với một vài ý nghĩa
tượng trưng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biểu tượng hoa văn trên Zèng của
người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” để nghiên cứu nhằm
khắc họa đời sống Tà-ôi thông qua các giá trị biểu tượng hoa văn, đi sâu lý
giải các lớp nghĩa của các biểu tượng đó. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ là nguồn cứ liệu cần thiết cho một số ngành khoa học, để từ đó
có cái nhìn khách quan, toàn diện về đời sống tộc người Tà-ôi trong lịch sử và
trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng
“Biểu tượng” là một đối tượng được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Riêng ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứu
Đinh Hồng Hải thì khoa học xã hội nói chung và khoa học nghiên cứu biểu
tượng nói riêng đã du nhập vào nước ta từ hơn 100 năm qua theo hướng tiếp
cận hàn lâm của phương Tây.
Biểu tượng với nội hàm sâu rộng của nó đã được các nhà khoa tiếp cận

dưới nhiều góc độ khác nhau, từ ký hiệu học, triết học, xã hội học, văn học
nghệ thuật cho đến văn hoá học, nhân học, dân tộc học… Có thể thấy rằng,
vai trò to lớn của biểu tượng trong hoạt động của đời sống con người đã được
quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần hết sức khoa học. Trí
tưởng tượng không còn bị xem nhẹ, thậm chí không còn bị đánh giá thấp như
trước đây. Nó đã được xác định lại vị trí và được xem là mặt thứ hai của lý trí,
chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con người có những phát hiện tìm ra cái
mới. Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi là đơn vị cơ bản của văn
hoá con người.
Chuyên ngành đầu tiên trên thế giới đề cập đến các biểu tượng như một
chuyên ngành khoa học độc lập là ký hiệu học (semiotics/semiology) vào đầu
thế kỷ XX. Có nhiều người có công đóng góp vào sự hình thành của ký hiệu
học nhưng tiêu biểu có Charles William Morris cùng với Charles Sander
Peirce được cho là người có công lớn nhất. Charles William Morris với “Cơ
sở lý luận của ký hiệu” (Foundation of the Theory of Signs, Chiacago, 1938)
và Charles Sanders Peirce có “Ngữ pháp suy lý” (Speculative Grammar,
Cambridge, 1960)…
Tiếp theo đó, dưới giác độ của một nhà nghiên cứu Triết học, E.
Cassirer - nhà triết học nổi tiếng người Đức có tác phẩm "Triết học các hình
3
thái biểu tượng". Ông đã có kiến nghị thay thế định nghĩa con người như
một "Động vật lý trí" bằng định nghĩa con người như một "Động vật sản xuất
ra các hình thái biểu tượng".
Năm 1964, C.G.Jung có tác phẩm “Con người và biểu tượng”. C.G
Jung cho rằng, biểu tượng tiềm ẩn từ trong cõi vô thức của con người, mà sự
sáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức là nó được ra đời ngay
trong lòng đời sống xã hội. Biểu tượng có một giá trị về mặt ý nghĩa hết sức
lớn lao, là con số vô hạn của những cách biểu đạt khác nhau về khách thể, là
con số biểu hiện nhiều mặt của nó.
Trong mỹ học, tác phẩm “Mỹ học” của Heghen được coi là tiêu biểu,

trong đó biểu tượng được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nên
những giá trị thẩm mỹ của các xã hội tiền giai cấp.
Hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã cho ra đời công trình
“Từ điển biểu tượng văn hoá Thế giới”. Công trình nghiên cứu này đã nêu lên
những nét khái quát về thuật ngữ “biểu tượng”, cũng như nguyên nhân ra đời,
nội dung và những đặc trưng của biểu tượng.
Ở Việt Nam, như đã đề cập ở trên, vấn đề nghiên cứu về biểu tượng
cũng đã xuất hiện và phát triển trong một khoảng thời gian khá dài cho đến
nay. Nghiên cứu biểu tượng ở nước ta chỉ có một số ít tác giả tập trung tiếp
cận ở góc độ lý thuyết, còn chủ yếu được đan xen trong các công trình nghiên
cứu về văn hoá dân gian, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng…
Tiếp cận dưới góc độ lý thuyết có tác giả Đoàn Văn Chúc với “Văn hoá
học”, Bùi Quang Thắng với “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá”. Các công
trình này có những phần nội dung cụ thể trình bày các vấn đề liên quan trực
tiếp đến khái niệm biểu tượng về mặt thuật ngữ cho đến các đặc điểm, chức
năng, ý nghĩa. Ngoài ra còn có tác giả Phạm Đức Dương với “Thế giới biểu
tượng - tiếp cận từ góc độ văn hoá học”.
4
Đi sâu vào giải mã các biểu tượng có “Nguồn gốc và sự phát triển của
biểu tượng, kiến trúc và ngôn ngữ Đông Sơn” của Tạ Đức, “Biểu tượng rồng,
văn hoá và những câu chuyện” của Nam Việt. Các công trình này không dừng
lại ở việc tiếp cận lý thuyết biểu tượng mà còn áp dụng chúng ở các đối tượng
cụ thể. Tiếp cận biểu tượng dưới góc nhìn nhân học tiêu biểu có tác giả Đinh
Hồng Hải với các bài viết “Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: Từ ký
hiệu học đến nhân học biểu tượng”, “Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn nhân
học biểu tượng”. Tác giả này còn có các bài viết nghiên cứu về biểu tượng
dưới góc nhìn dân tộc học như “Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa
của người Cơ Tu” hay “Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong tang ma của
người Mường”… Với hướng tiếp cận biểu tượng trong văn học, tác giả Trần
Lê Bảo có tác phẩm “Giải mã văn học từ mã văn hoá” hay bài viết “Giải mã

văn hoá từ tác phẩm văn học”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà với “Giải mã văn
học dân gian từ mã văn hoá”…
Ngoài các công trình nghiên cứu về biểu tượng kể trên, có thể thấy còn
rất nhiều tác giả với những công trình, bài viết nghiên cứu biểu tượng dưới
nhiều góc nhìn khác nhau như: Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Khắc Xương, Mai
Văn Hai, Nguyễn Văn Hậu, Trang Thanh Hiền, Vũ Trường Giang, Nguyễn
Kim Hoa, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Lương… Với mỗi cách phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã góp phần làm rõ vị trí,
vai trò và chức năng của biểu tượng trong đời sống văn hoá dân tộc.
2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên trang phục
Nhiều nhà nghiên cứu đã dành cho các biểu tượng hoa văn trên trang
phục sự quan tâm đặc biệt. Tác giả Nguyễn Từ Chi (Từ Chi, Trần Từ) -
người được xem là nhà dân tộc học bậc thầy đã có công trong việc nghiên
cứu về hoa văn trên trang phục các dân tộc. Tiêu biểu có tác phẩm “Hoa văn
Mường” xuất bản năm 1978, “Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana” năm
5
1986. Hai công trình này đã giúp Từ Chi nhận được giải thưởng Hồ Chí
Minh đợt 2 vào năm 2000.
Tác giả Ngô Đức Thịnh với nhiều năm say mê nghiên cứu về trang
phục dân tộc đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến hoa văn
trên trang phục. Năm 1985, bài viết “Tạo hình và trang trí dân gian trên
trang phuc các dân tộc nước ta” được in trên tạp chí Văn hoá dân gian; năm
1991 tác giả có bài “Trang trí trên trang phục nhìn từ góc độ văn hoá dân
gian”. Năm 1992, tác phẩm “Hoa văn dân gian Ê Đê” được xuất bản trong đó
có những kết quả nghiên cứu về hoa văn trên trang phục của người Ê Đê.
Năm 1994, sau một thời gian nghiên cứ, tìm hiểu và thu thập được nhiều tài
liệu, tác giả cho ra đời công trình nghiên cứu “Trang phục các dân tộc Việt
Nam”. Tác giả đã phác hoạ trang phục dân tộc Việt qua các thời đại lịch sử và
trang phục một số nhóm dân tộc ít người như Ê Đê, Mnông, Gia Rai…,
nghiên cứu các kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục của một vài dân tộc. Gần

đây nhất, năm 2012 là công trình “Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải
các dân tộc Việt Nam”.
Tác giả Đỗ Thị Hoà cũng là một người có nhiều đóng góp trong công
cuộc nghiên cứu về văn hoá dân tộc qua trang phục: tác phẩm “Trang phục
các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến” xuất bản năm 2004, “Trang phục
các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai” năm 2005, “Trang phục các tộc
người nhóm ngôn ngữ Môn - KhMer” năm 2008. Gần đây nhất, năm 2012 có
công trình “Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường,
Tày - Thái, Kađai”. Các công trình nghiên cứu về trang phục của Đỗ Thị Hoà
cũng đề cập nhiều đến các hoa văn trên trang phục với những ý nghĩa biểu
trưng của chúng.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên
cứu về biểu tượng các hoa văn trên trang phục. Các hoa văn chủ yếu được
6
miêu tả về cách thức tạo thành, về bố cục, màu sắc và về lớp nghĩa cơ bản mà
nó thể hiện. Những lớp nghĩa sâu xa của các biểu tượng hoa văn vẫn chưa
được quan tâm nghiên cứu nhiều.
2.3. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi
Nghề dệt và hoa văn trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi ở
Thừa Thiên - Huế cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Có thể kể đến một vài tác phẩm và bài viết của các
tác giả tiêu biểu sau:
Năm 1997, khoá luận tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế với đề tài
“Nghề dệt Dzèng dân tộc Tà-ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” của tác
giả Nguyễn Khoa Bình đã miêu tả chân thực, khái quát về nghề dệt của người
Tà-ôi và các giá trị tiêu biểu về hoa văn trên trang phục dệt. Tác giả đã cẩn
thận ghi chép và vẽ lại các họa tiết hoa văn. Đây có thể được coi là công trình
nghiên cứu đầu tiên chú trọng vào việc nghiên cứu các hoa văn trên trang
phục của người Tà-ôi.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn với bài viết “Trang trí A

rắc trên Dèng của người Tà-ôi”, trong Tập nghiên cứu Văn hoá Dân gian
Thừa Thiên - Huế. Bài viết đi sâu vào đặc tả việc trang trí các hạt cườm trên
Dzèng và hệ thống các hoa văn trang trí. Bài viết này cũng được in lại trong
tác phẩm “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung” vào năm 2004. Tác giả
này còn có bài viết “Du lịch A Lưới: Những hấp lực từ sản phẩm dệt Dzèng”,
báo cáo trong hội nghị “Phát triển du lịch tuyến Huế - A Lưới”. Bài viết nhìn
nhận, đánh giá về giá trị của sản phẩm dệt Zèng trong việc phát triển du lịch.
Tác giả Nguyễn Thị Sửu, một người con Tà-ôi của vùng đất A Lưới đã
có nhiều đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về các giá trị văn
hóa của người Tà-ôi, trong đó có những nghiên cứu về trang phục và hoa văn
trên trang phục. Bài viết “Đôi nét về hoa văn trên trang phục Ta-ôi”, trong
7
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8 xuất bản năm 2001 đã miêu tả một số hoa
văn trên trang phục Tà-ôi và lý giải sơ lược ý nghĩa của các hoa văn đó. Năm
2003, Nguyễn Thị Sửu cùng Trần Hoàng cho ra đời tác phẩm “Góp phần tìm
hiểu Văn hoá dân gian dân tộc Tà-ôih A Lưới, Thừa Thiên - Huế”. Công trình
này của hai tác giả đã dành một phần lớn nội dung để nghiên cứu về những
nét hoa văn đặc sắc trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi.
Đặc biệt phải kể đến các nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn Khánh
Phong như: “Bước đầu khảo sát phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục
của người Tà-ôi” trong Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, Huế năm 2004, bài
viết “Phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục Tà-ôi” trong Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật. Ngoài ra, tác giả này còn có bài viết “Các kiểu thức trang trí của
người Tà-ôi” in trên Tạp chí Huế xưa & nay (số 85). Những bài viết này đóng
góp thêm những phát hiện mới trong việc nghiên cứu hệ thống các hoa văn
trang trí trên sản phẩm Zèng.
Ngoài ra, thời gian gần đây trên các trang báo điện tử cũng có rất nhiều
bài viết nghiên cứu về hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi cũng như nghề dệt
của tộc người này. Có thể thấy rằng, hoa văn trên trang phục truyền thống của
người Tà-ôi đã được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, từ những khía cạnh nhỏ

cho đến những vấn đề tổng quát. Mỗi công trình, mỗi tác phẩm đều đem đến
cho độc giả những hình dung khái quát về nghề dệt Zèng với các hệ hoa văn
đặc sắc trên Zèng của người Tà-ôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu một
cách cụ thể về các biểu tượng hoa văn thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên
cứu. Vì vậy, kế thừa những kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước cùng
với quá trình tìm hiểu thâm nhập thực tế, tôi hy vọng đề tài sẽ đóng góp một
phần nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tà-
ôi.
8
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn có hệ thống hơn về
những biểu tượng hoa văn đặc sắc trên Zèng - sản phẩm dệt thủ công truyền
thống của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mặt khác, xác
định thực trạng tồn tại và phát triển của những biểu tượng hoa văn trên trang
phục Zèng để từ đó có những định hướng cho việc bảo tồn giá trị văn hóa của
những hình tượng hoa văn. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực, cụ thể
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị hoa văn trên sản phẩm Zèng, đó cũng chính
là bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tà-ôi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường tự nhiên,
môi trường nhân văn của tộc người Tà-ôi ở địa bàn huyện A Lưới để lý giải
sự ra đời của nghề dệt Zèng và mục đích của việc sáng tạo các biểu tượng hoa
văn trên sản phẩm Zèng.
Dựa trên những nền tảng lý thuyết về biểu tượng và giải mã biểu tượng,
bước đầu giải mã một số biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi. Đánh
giá, nhận định giá trị của các biểu tượng hoa văn trên trang phục của người
Tà-ôi.
Tìm hiểu thực trạng tồn tại và biến đổi của biểu tượng hoa văn trên sản
phẩm Zèng của người Tà-ôi thông qua việc đối sánh tấm vải Zèng hiện đại
với truyền thống. Giải thích các nguyên nhân dẫn đến những biến đổi đó và

đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng hoa văn truyền
thống trên Zèng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về biểu tượng hoa văn trên trang phục của người
Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nên đối tượng nghiên cứu ở
9
đây chính là nghề dệt truyền thống của dân tộc Tà-ôi. Nhưng chú trọng nhất
chính là các họa tiết hoa văn trên trang phục.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung ở các thông số về văn hóa tộc người, về
nghề dệt, về hoa văn trang trí trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi ở
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến văn hóa, đến
trang phục truyền thống của dân tộc Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên -
Huế. Từ đó có sự khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt
được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thực địa : trực tiếp đến các làng nghề dệt Zèng truyền
thống của người Tà-ôi ở Thừa Thiên - Huế để chụp hình và khảo sát. Đồng
thời, trực tiếp đến các ban ngành có liên quan: Phòng Văn hóa và Thông tin
huyện A Lưới, Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, phòng thống kê huyện A
Lưới để thu thập tài liệu. Những tài liệu, số liệu thu thập được sẽ là căn cứ
xác thực cho việc trình bày những quan điểm, luận điểm trong đề tài này.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được xem là phương
pháp hết sức có hiệu quả trong nghiên cứu văn hóa. Trong luận văn này,
phương pháp so sánh sẽ làm nổi bật những đặc tính riêng có của hoa văn trên
trang phục Tà-ôi. Từ đó có cái nhìn rõ nét hơn về bản sắc văn hóa của tộc
người.

- Phương pháp liên ngành: Bên cạnh phương pháp so sánh, phương
pháp liên ngành cũng là một phương pháp đòi hỏi cao trong nghiên cứu.
Trong đề tài này, tác giả sẽ áp dụng nhiều góc nhìn, tri thức của nhiều lĩnh
vực khác nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội… để nghiên cứu nhìn nhận một vấn
10
đề một cách toàn diện, làm nổi bật các giá trị hoa văn ở nhiều khía cạnh khác
nhau.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo,
đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi ở huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế từ cội nguồn địa văn hóa
Chương 2: Bước đầu giải mã một số biểu tượng hoa văn trên Zèng của
người Tà-ôi
Chương 3: Bảo tồn, phát huy giá trị các biểu tượng hoa văn trên Zèng
của người Tà-ôi hiện nay
11
NỘI DUNG
Chương 1
BIỂU TƯỢNG HOA VĂN TRÊN ZÈNG CỦA NGƯỜI TÀ-ÔI
Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TỪ CỘI NGUỒN ĐỊA VĂN HÓA
Văn hóa và môi trường tự nhiên, nhân văn có mối quan hệ hết sức mật
thiết với nhau. Vì thế, nghiên cứu về bất cứ một hiện tượng, một lĩnh vực văn
hóa nào cũng phải đặt nó trong điều kiện môi trường tự nhiên, nhân văn để
tìm hiểu về ngọn nguồn sản sinh ra nó. Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu
về cội nguồn địa văn hóa của địa bàn được nghiên cứu tức là điều kiện địa lý
tự nhiên của huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và các đặc điểm
của tộc người Tà-ôi ở huyện A Lưới. Đó chính là những căn cứ để giải thích
sự ra đời của nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng của người

Tà-ôi. Bởi, biểu tượng hoa văn trên Zèng chính là sự phản ánh về cuộc sống,
là tâm lý, nếp sống, quan niệm thẩm mỹ, là sự ứng xử với tự nhiên và xã hội
của đồng bào Tà-ôi.
1.1. Môi trường hình thành nghề dệt Zèng của người Tà-ôi ở huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
1.1.1. Môi trường tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp hai tỉnh Salavan và
SêKông của nước bạn Lào, A Lưới là huyện miền núi nằm án ngữ tuyến
biên giới phía Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về vị trí địa lý, huyện A Lưới
nằm ở toạ độ: 16
o
01'00" đến 16
o
23'20" Vĩ Bắc, 107
o
05'10" đến 107
o
31'10" Kinh Đông.
A Lưới có diện tích tự nhiên trên 123.273km
2
, dân số hơn 46.000
người (2013), có 20 xã và một Thị trấn. Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều
12
dân tộc như: Cơ Tu, Tà-ôi, Kinh Ngoài việc tiếp giáp với một số huyện
trong tỉnh như: Phong Điền, Hương Trà ở phía Bắc và Đông Nam; Hương
Thuỷ ở phía Đông thì toàn bộ đường ranh giới phía Tây Nam của lãnh thổ A
Lưới giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Ngoài ra, còn một phần nhỏ
của ranh giới huyện ở phía Tây Bắc giáp với huyện Đakrong của tỉnh Quảng
Trị và ở phía Nam giáp với huyện Hiên của tỉnh Quảng Nam.

Nằm trong trục giao thông quan trọng nối tuyến đường Hồ Chí Minh
(Quốc lộ 14) với quốc lộ 49, A Lưới cách thành phố Huế 75km đường bộ.
Trục đường Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 100km chạy dọc địa bàn huyện,
nối từ Đakrong (Quốc lộ 9) tỉnh Quảng Trị vào Nam nối với Quảng Nam.
Quốc lộ 49 là trục giao thông quan trọng, nối với tỉnh Salavan của Lào qua
cửa khẩu Hồng Vân, qua trung tâm huyện lỵ, nhiều xã trong huyện, nối với
thành phố Huế. Từ đây gắn với Quốc lộ 1A vào mạng lưới giao thông quốc
gia, gắn với hệ thống cảng biển từ Thuận An đến Chân Mây. Đây là hai tuyến
giao thông huyết mạch nối với các xã trong huyện với nhau, với các tỉnh
duyên hải miền Trung và với hai tỉnh của nước bạn Lào. Với vị trí địa lý này,
A Lưới có rất nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, ổn
định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc gia. Chính vị trí này cũng tác
động không nhỏ trong việc giao thoa văn hoá tộc người, trong đó có sự giao
thoa về trang phục.
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình, thổ nhưỡng
+ Về địa hình
A Lưới nằm trong khu vực địa hình của dãy Trường Sơn, địa hình gồm
hai phần: Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn.
Phần phía Tây Trường Sơn gồm trọn thung thũng A Lưới với diện tích
78.300 ha, nơi có độ cao cao nhất là 1.440m, nơi thấp nhất là 550m so với
13
mặt nước biển. Phần đáy thung lũng chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, có
độ cao trung bình 600m, là nơi tập trung đại bộ phận dân cư huyện.
Phần phía Đông, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, diện tích chủ yếu là đất
trống đồi trọc, rừng bị tàn phá và huỷ diệt do chất độc màu da cam trong
chiến tranh gây ra.
Trải dọc theo chiều Bắc - Nam của huyện từ xã Hồng Thuỷ vào đến xã
A Đớt, A Roàng là thung lũng tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo dài
đến hàng trăm km. Đây cũng là nơi có con đường mòn Hồ Chí Minh đi qua

trở thành trục đường mang tính chiến lược quốc gia. Ngoài ra dọc theo trục
quốc lộ 49B theo hướng Đông - Tây xen kẽ với núi đồi là hệ thống sông, suối,
thung lũng khá dày đặc hứa hẹn nhiều triển vọng trong xây dựng và thực hiện
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Đó là sự ưu đãi của
thiên nhiên về địa hình cho huyện A Lưới.
+ Về thổ nhưỡng
Đất đai ở đây được phân chia rất nhiều dạng. Ở vùng núi cao có độ dốc
lớn, ít có mặt bằng, đa số là độ dốc triền. Giữa thung lũng là lòng chảo, ven
các bờ sông suối là các bãi bồi lớn rất thuận lợi cho việc phát triển các loại
cây trồng khác nhau. Ở đây có các loại đất phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đất sét,
đất feralit, đất phù sa được bồi đắp dọc các sông suối, trong đó đất màu vàng
đỏ và đen sẫm chiếm tỷ lệ rất lớn và dày. Nhìn chung đất đai ở đây phù hợp
cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: lạc, mía, cà phê,
hồ tiêu và cây bông để dệt vải.
- Khí hậu, thực vật
+ Về khí hậu
A Lưới nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và ẩm, có hai
mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Với độ cao trung bình từ 800 - 1000m và
địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên lãnh thổ huyện A Lưới
14
chịu ảnh hưởng của cả gió Tây Nam về mùa hè và gió Đông Bắc về mùa
đông. Đặc trưng khí hậu ở đây là có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông
và Tây Trường Sơn nên mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn (từ tháng 5 đến
tháng 12). Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 21 - 22
o
C. Vì vậy kiểu
vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu á nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè
mát, mùa đông hơi lạnh và hàng năm có trên 70 ngày có sương mù.
Nhìn chung thời tiết, khí hậu trên địa bàn huyện thích hợp cho sinh
trưởng, phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp

dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Giống cây
bông được trồng để lấy vải trước đây cũng được bà con trồng nhiều trên khắp
các quả đồi bởi thời tiết và khí hậu ở đây khá phù hợp cho giống bông sinh
trưởng.
+Về thực vật
Với các đặc điểm của địa hình và khí hậu nên trong vùng phát triển hai
kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Thực vật phong phú về loài và được phân bố
ở các độ cao khác nhau. Một số loài thường gặp trong vùng là: Dẻ, Đỗ Quyên,
Chua me, Dâu da, Dương xỉ thân gỗ và các cây ưa bóng như họ Riềng, họ
Gừng nằm ở độ cao trên 1.000m. Còn các cây gỗ như: Sến, Táu, Re,
Trương, Gụ, Gội, Kiền kiền, Dỗi, Huynh thì nằm ở độ cao thấp hơn. Ở
những nơi gần dân cư thường gặp các loài như: Gáo, Nứa, Giang… cùng với
các loài thực vật thứ sinh khác.
Hiện nay, huyện A Lưới có diện tích rừng vào khoảng 92.792 ha chiếm
75,27% diện tích lãnh thổ, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên (45.493 ha), còn
rừng trồng có diện tích không đáng kể (chỉ 1.321 ha). Tuy nhiên, trên địa bàn
huyện hiện đang có hàng trăm ha cà phê cùng với các loại cây ăn quả khác đã
góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ che phủ ở khu vực này.
15
Đối với người thiểu số ở huyện A Lưới nói chung và bà con Tà-ôi nói
riêng thì : “Rừng là bà mẹ lớn, nuôi dưỡng họ bằng vô vàn những giá trị của
nguồn lâm thổ sản, từ lương thực, thực phẩm, dược phẩm cho tới những giá
trị vô hình mà thiên nhiên mang lại, cũng như gắn bó với đời sống tâm linh,
tinh thần con người, và ngược lại, qua tri thức bản địa cũng như hệ ứng xử với
môi trường sống, con người hàm chứa thái độ và cách thể hiện theo cách của
mình trong việc di dưỡng trở lại để đảm bảo sức khoẻ cho Bà Mẹ.”[48;430].
Thảm thực vật phong phú mà “Bà Mẹ” mang lại cho bà con vùng đất A Lưới
chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi
này.

- Thủy văn
A Lưới nhận được lượng mưa hàng năm lớn nên có mạng lưới sông
ngòi khá phát triển. Trong khu vực có các con sông chính là: sông Hữu Trạch,
sông Bồ và sông A Sáp, trong đó sông Hữu Trạch và sông Bồ chảy về sông
Hương rồi đổ ra biển Đông, còn sông A Sáp chảy sang Lào. Phần lớn dân cư
và huyện A Lưới tập trung sinh sống trên lưu vực sông A Sáp. Mặc dù lưu
vực không rộng lắm, nhưng sông A Sáp có hàng chục sông suối lớn nhỏ đã
phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân huyện A
Lưới. Qua các kết quả tính toán bước đầu cho thấy lượng dòng chảy của các
con sông trong vùng vào loại phong phú, môđun dòng chảy đạt tới 682/s/km
và hệ số dòng chảy chuẩn đạt 0,70. Ở đây mùa lũ chỉ kéo dài 4 tháng gần cuối
mùa mưa (9 - 12), tức là lũ xảy ra chậm gần 3 tháng và kết thúc trước 1 tháng
so với mùa mưa. Chính vì vậy, về mùa khô nhờ có nước ngầm cung cấp
(khoảng 35 - 40%) nên các con sông ở đây ít khô cạn.
Sông suối A Lưới là một hệ thống thủy lợi tự nhiên bảo đảm sản xuất.
Ngày nay, các cơ quan khoa học đang triển khai kế hoạch xây dựng thủy điện
kết hợp thủy lợi, tạo nguồn nước sạch cho dân và tạo hệ thống ruộng nước có
16
khả năng thâm canh, năng suất cao, góp phần đẩy lùi phong tục canh tác lạc
hậu, cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc ít người.
1.1.2. Môi trường nhân văn
1.1.2.1. Người Tà-ôi
Tà-ôi là một trong 21 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở
nước ta. Tà-ôi là tộc danh chính thức của đồng bào, danh xưng tộc người này
xuất hiện khá sớm, vào thế kỷ XVIII trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý
Đôn đã được nhắc đến:“Tự phường Mai Hoa theo đầu nguồn sông nhỏ đi về
bên hữu để lên các sách dân man Tà-ôi; lại đi về bên tả để đến chỗ mạn Pahy
ở ” [15;9]
Cộng đồng dân tộc Tà-ôi ở Việt Nam gồm có 3 nhóm chính: nhóm Tà-ôi
chính dòng, nhóm Pa Kô và nhóm Pa Hy. Trên thực tế hiện nay có nhiều ý

kiến không thừa nhận nhóm Pa Kô thuộc thành phần dân tộc Tà-ôi và đồng
bào Pa Kô có nguyện vọng đề xuất được công nhận là một dân tộc riêng. Ban
dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành triển khai đề án đề nghị “Bổ sung
dân tộc Pa Kô vào danh mục các dân tộc Việt Nam”. Tuy nhiên, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng tên gọi Pa Kô chỉ mới được sử dụng rộng rãi vào những
năm 60 của thế kỷ XX gắn với truyền thống và thành tích kháng chiến chống
Mỹ của đồng bào, gắn liền với con đường 559 xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước. Bên cạnh đó, trong ngôn ngữ đồng bào, Pa Kô có nghĩa là về phía núi
(Pa: về phía; Kô: núi), nguyên thuỷ của từ này xuất phát từ tình huống phân
biệt địa vực cư trú với người sống thấp hơn mình. Danh xưng Pa Hy cũng
xuất hiện trong thư tịch cổ của Lê Quý Đôn cùng với các tên gọi Tà-ôi, Ta -
Ôi, Tôi - ôi hay Toái - ôi Chính vì thế sự hiện diện của tộc người Pa Hy
cũng được thừa nhận như một bộ phận của dân tộc Tà-ôi sống ở vùng thấp,
gần với vùng cư trú của người Kinh. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, mặc
dù tâm lý của các nhóm tộc người địa phương như Pa Kô hay Pa Hy đều
17
mong muốn mình được công nhận là một dân tộc riêng và đã có những động
thái mong đạt được nguyện vọng nhưng chưa được sự đồng thuận rộng rãi và
có văn bản chính thức của các cấp Nhà nước. Vì vậy, vẫn có thể khẳng định
dân tộc Tà-ôi hiện nay bao gồm 3 nhóm địa phương là Tà-ôi, Pa Kô và Pa Hy.
Từ rất sớm Tà-ôi là cộng đồng tộc người có sự cố kết chặt chẽ, có ý thức
tộc người thống nhất. Ở Việt Nam người Tà-ôi chiếm số lượng ít, mà chủ yếu
là họ cư trú sinh sống cư trú ở các huyện thuộc tỉnh Xê Kông (Lào). Theo số
liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tà-ôi ở Việt Nam có dân
số 43.886 người, có mặt tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Tà-ôi cư
trú tập trung tại các tỉnh: Thừa Thiên - Huế (29.558 người, chiếm 67,35 % tổng
số người Tà-ôi tại Việt Nam), Quảng Trị (13.961 người, chiếm 31,81 % tổng
số người Tà-ôi tại Việt Nam), Thanh Hóa (37 người), Quảng Nam (33 người).
Hiện nay, tuy là một trong ba tộc người của tỉnh Thừa Thiên - Huế
(Tà-ôi - Pa Kô, Cơ Tu và Bru - Vân Kiều) sống tựa vào sơn hệ Trường Sơn

và chỉ chiếm số lượng khiêm tốn nhưng tộc người Tà-ôi cũng là một bộ
phận gắn kết lâu đời trong bức tranh dân cư ở Thừa Thiên - Huế. Có thể
nhận thấy huyện A Lưới là địa bàn cư trú đông nhất của tộc người Tà-ôi
với khoảng 26.000 người. Cùng với số lượng dân cư đông đúc và những
bản sắc văn hóa truyền thống nổi bật, dân tộc Tà-ôi được xem là dân tộc
chủ thể ở vùng miền núi A Lưới.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Sống giữa một vùng rừng núi hiểm trở, khô cằn, từ hàng trăm năm nay
cùng với các dân tộc anh em (Kinh, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều…), đồng bào Tà-
ôi đã dũng cảm đương đầu với muôn vàn khó khăn để tồn tại và phát triển.
Trước năm 1975, dân tộc Tà-ôi sinh sống chủ yếu bằng kinh tế nương
rẫy, du canh du cư theo phương thức “phát, cốt, đốt, trỉa”. Mỗi rẫy chỉ làm 2,
3 năm thì trở thành rẫy cũ và đi canh phá làm rẫy mới. Trong cây trồng, lúa
18
là sự sống còn, hạnh phúc của dân làng. Rẫy của người Tà-ôi thường được
phát ở các khu rừng già, gần khe suối…. thường chỉ trồng một mùa trong
năm (từ tháng 4 đến tháng 11), tuy nhiên, bên cạnh việc trồng lúa, người Tà-
ôi thường trồng xen kẽ nhiều loại cây khác như ngô, khoai, sắn, môn, bầu,
bí Tà-ôi là cư dân sớm có thu nhập về hoa lợi trên nương rẫy, nhưng do bị
chi phối nhiều bởi điều kiện tự nhiên, sản lượng hàng năm thường không đủ
tiêu dùng trong những tháng giáp hạt. Bên cạnh canh tác nương rẫy, trồng
lúa, hoa màu, người Tà-ôi sớm biết đến cây bông vải, là cây trồng quan
trọng giúp đồng bào đảm bảo cái ăn cái mặc. Họ đã tích luỹ nhiều kinh
nghiệm quý báu trong việc canh tác cây bông bản địa thích ứng với điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
Bên cạnh đó, kinh tế khai thác (săn bắn, đánh cá, hái lượm ) cũng mang
lại nguồn lương thực chính của các gia đình. Công việc chăn nuôi cũng xuất
hiện từ lâu nhưng rất kém phát triển, chủ yếu là nuôi lợn, gà và một số gia súc
gia cầm khác như trâu, bò, dê… Ngoài ra, cuộc sống của người Tà-ôi còn dựa
vào sự trao đổi một số mặt hàng thủ công. Trong các nghề thủ công, việc đan

lát mây, tre là phổ biến và mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Đặc biệt
phải kể đến nghề dệt Zèng - một sản phẩm rất được các tộc người láng giềng
ưa chuộng, nhất là loại Zèng có trang trí các biểu tượng hoa văn bằng chì và
cườm trắng. Tuy có tích lũy được kinh nghiệm về nhiều mặt trong sản xuất
nhưng do công cụ còn thô sơ và kỹ thuật lạc hậu nên năng suất thấp, đời sống
người Tà-ôi còn nhiều khó khăn.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhờ công tác định canh - định
cư, xây dựng cuộc sống mới, tộc người Tà-ôi đã tập trung phát triển nền kinh
tế của mình bằng loại hình ruộng nước. Tuy không đều khắp, nhưng ở một số
nơi, cuộc sống phần nào đã tương đối ổn định. Mặc dù có phần do hạn chế về
nhận thức, về đất đai - thổ nhưỡng , cũng như kỹ thuật canh tác trong
19
phương thức sản xuất mới, nhưng niềm tin về những gì từ ruộng nước mang
lại đang trong quá trình ngày được củng cố trong tâm lý tộc người.
Ngày nay, nghề chính của đa số người Tà-ôi vẫn là nghề nương rẫy,
trồng lúa và các cây lương thực khác. Bên cạnh đó, nghề dệt Zèng truyền
thống của họ vẫn được lưu giữ và là một trong những nguồn thu nhập lớn cho
người dân. Có những thôn làng hầu hết các hộ gia đình đều sinh sống bằng
nghề dệt (thôn Kan Vin, Chi Lanh xã A Roàng). Các chính sách mới của
Đảng và Nhà nước đã thể hiện nhiều ưu điểm, củng cố niềm tin của người
dân. Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, người Tà-ôi được tiếp thu nhiều
biện pháp khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất kinh tế và mang lại hiệu quả
tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
1.1.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Do mang nặng tính cộng đồng, người Tà-ôi trước đây thường sống
thành từng làng (vel) theo cơ chế “làm chung - ăn chung - ở chung” [21;11].
Tương tự các dân tộc thiểu số sống trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, làng
của người Tà-ôi theo kiểu làng tròn, làng phòng thủ, làng hình móng ngựa…
Các công trình công cộng đều xây dựng giữa làng, nhà dân vây quanh nhưng
đảm bảo nguyên tắc các cây đòn nóc nhà không có hướng đâm vào nhau. Nhà

của người Tà-ôi có hai loại chính là nhà rông và nhà chi họ. Cả hai loại nhà
này đều là loại nhà sàn tổng hợp nhằm tránh thú dữ, gió, ẩm ướt và dùng phần
dưới của ngôi nhà để nuôi gia súc. Riêng nhóm người Pa Hy ở nhà đất (có
nhà ở riêng và nhà chứa lương thực riêng), nhưng cả nhà sàn và nhà đất đều
có mái tròn ở hai đầu hồi nhà và đều có khau cút - đây là đặc điểm để phân
biệt ngôi nhà của người Tà-ôi với các dân tộc khác cùng ngữ hệ ở vùng này.
Nhà rông (nhà làng) trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi
thành viên và cộng đồng tộc người Tà-ôi đều rất thiêng liêng. Nó tượng trưng
cho hào khí, sức mạnh của làng, là nơi gắn kết mọi thành viên trong cộng
20
đồng tạo thành một khối thống nhất chống lại thiên tai địch hoạ. Nhà chi họ
(nhà dài) cũng là hình ảnh gắn bó với đời sống tinh thần, vật chất của đồng
bào Tà-ôi. Đấy là nơi cư trú của đại gia đình. Không gian ngôi nhà được chia
thành nhiều bếp với nhiều tiểu gia đình cùng chung sống. Độ dài của một nhà
có thể tới hàng chục mét chứa tối đa 15 bếp. Các hộ gia đình được ngăn cách
nhau bằng một vách đan bằng nứa hoặc lồ ô. Ngày nay kinh tế hộ gia đình đã
phát triển. Hình ảnh những ngôi nhà dài, nơi nối kết và hội tụ nghĩa gia tộc
một thời của người Tà-ôi không còn nữa. Tuy vậy, nó vẫn mãi là biểu tượng
và thành tựu văn hoá đặc sắc của người Tà-ôi nơi núi rừng Trường Sơn.
Trong gia đình Tà-ôi, quyền thừa kế tài sản thuộc về con trai, song sự
ưu tiên cho con trai cả chưa rõ, dù anh ta có vai trò chủ trì các nghi lễ thờ
cúng tổ tiên và luôn được ở gian đầu của ngôi nhà. Người Tà-ôi ăn mặc đơn
giản và dùng một số loại trang sức đeo tại cổ, cổ tay, cổ chân hoặc trang điểm
trên cơ thể (để mái tóc, cà răng cửa, xăm hình…). Ngày nay, lớp người trẻ đã
từ chối không sử dụng cách trang sức theo kiểu cà răng và xăm mình.
Xã hội cổ truyền của người Tà-ôi là xã hội chưa có giai cấp, xã hội
nguyên thuỷ ở thời kỳ tan rã. Tuy vậy, đã có sự phân hoá giàu nghèo, mỗi
làng có 1-2 người giàu và 1-2 người tôi tớ hay nô lệ. Đơn vị xã hội cơ bản của
người Tà-ôi là vel hay vil giống như ở người Cơ Tu và Bru-Vân Kiều, tương
ứng với làng của người Việt. Cư dân mỗi làng thường gồm nhiều dòng họ

khác nhau, mỗi dòng họ sống trong một hay nhiều ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có
một người đứng đầu (đầu nóc). Những người đứng đầu nhà dài đó họp thành
bộ máy tự quản cổ truyền quản lý mọi công việc chung của làng.
Người Tà-ôi trước đây vốn sống bằng nghề nương rẫy nên lương thực
chủ yếu của họ là lúa nếp. Các loại nếp họ thường dùng là nếp đen (atut), nếp
than (kachăh), nếp tro (abung) và nếp tím (amuk). Do địa hình tự nhiên không
bằng phẳng và điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên năng suất lúa nếp thấp, chỉ
21
đủ ăn trong nửa năm. Vì vậy, đồng bào trồng thêm các loại cây như ngô,
khoai, sắn, bo bo… Bên cạnh lúa nếp, cơ cấu bữa ăn của người Tà-ôi còn có
chim chuột, cá mú do những người đàn ông hàng ngày lên rừng xuống suối
đánh bắt. Thịt gia súc thì chỉ được dùng khi có lễ hội hoặc tiếp khách mà thôi.
Gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của họ là ớt và tiêu rừng. Người Tà-ôi
còn rất thích ăn các món nướng, nhất là nướng trong ống nứa hoặc lồ ô. Để
chống chọi với cái giá lạnh của núi rừng cũng như để giảm bớt mệt nhọc sau
những lần lên nương rẫy, người Tà-ôi thường uống rượu. Ở đây, rượu Đoác
hay còn gọi là aviét được xem là thức uống thông dụng nhất. Đó là nước được
chắt ra từ cây pârđin (cây Đoác). Rượu Đoác được xem là loại rượu đặc biệt
bởi nó được lấy trực tiếp trên cây mang về uống, không cần qua chế biến. Đây
là thức uống truyền thống có từ ngàn xưa của dân tộc Tà-ôi sống trên dãy
Trường Sơn. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, cùng với các món ẩm thực truyền
thống, nhà nào của người Tà-ôi ở vùng cao A Lưới cũng chuẩn bị rất nhiều
rượu Đoác để tiếp đón bạn bè và khách quý.
Quan hệ hôn nhân, gia đình ở người Tà-ôi có nhiều nét giống với người
Cơ Tu và Bru - Vân Kiều nghĩa là đã chuyển sang chế độ phụ hệ, cư trú phía
nhà chồng, đồng thời còn mang nhiều tàn dư của thời mẫu hệ. Hôn nhân của
người Tà-ôi trước đây thường theo con đường hôn nhân cùng huyết thống một
chiều, tức là người con trai của chị em gái lấy con gái của các anh em trai.
Nhưng không có trường hợp ngược lại. Quan hệ hôn nhân kiểu này được
người Tà-ôi gọi là khơâi - nnoo. Tục này có nhiều nét giống với tục nối dây

trước kia của một số đồng bào Tây Nguyên. Người Tà-ôi đến nay vẫn thực
hiện ngoại hôn theo một đơn vị huyết thống gọi là yă, những người đã
cùng yă thì không được có quan hệ tính giao, quan hệ thông hôn. Hiện nay,
gia đình người Tà-ôi có xu hướng chuyển sang gia đình nhỏ, những ngôi nhà
22
dài xưa ngày càng mất đi nhường chỗ cho những ngôi nhà chỉ có một cặp vợ
chồng và con cái.
Cũng giống như các dân tộc Cơ tu, Bru - Vân Kiều, kho tàng sáng tác
nghệ thuật dân gian và hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của người Tà-ôi rất đa
dạng, phong phú, chỉ khác nhau ở một vài chi tiết của sự thờ cúng và cách
tiến hành nghi lễ. Người Tà-ôi tin mọi vật đều có siêu linh, từ trời, đất, núi,
rừng, suối nước, cây cối cho đến lúa gạo, con người, con vật đều có "thần"
hoặc hồn. Việc bói toán và cúng lễ là một phần quan trọng trong đời sống cá
nhân cũng như cộng đồng dân làng. Mỗi dòng họ có một bàn thờ ở nhà trưởng
họ, mọi gia đình đều có thể tới đó làm lễ cúng khi ốm yếu, rủi ro, cần khẩn
một điều gì đó. Nhiều làng còn thờ cúng chung vật "thiêng" là hòn đá, cái
vòng đồng, chiêng, ché Chúng dị dạng hoặc có xuất xứ khác lạ, được coi là
có quan hệ huyền bí đối với cuộc sống của làng.
Người Tà-ôi quan niệm có các thần linh tự nhiên (yang), thần linh của
đất làng (yang sự) và các yang này đều có vật ký thác là những hòn đá có hình
thù người hay con vật nào đó, được thờ trong nhà rông (nếu có) hoặc trong
ngôi miếu (parong) trong rừng. Lễ cải táng (rơ pớp) là lễ lớn nhất trong các
nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở người Tà-ôi được cúng chung cho cả làng sau đó
mới làm riêng ở gia đình có việc; lễ này đồng thời là ngày hội lớn của dân
làng, mọi người ăn uống linh đình trong vài ngày rất tốn kém, còn việc cải
táng chỉ làm đơn giản là mang hài cốt chuyển đến chôn chung trong nghĩa
trang của làng hoặc khu vực riêng của dòng họ, gia đình. Ngoài ra còn có tục
thờ thần của cải, hồn lúa và các lễ cúng kèm theo như lễ apiêr, lễ aja.
Sau các mùa vụ, vào khoảng thời gian nông nhàn bà con Tà-ôi cũng có
nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần với những hình thức vui chơi lễ hội. Có

thể nói, lễ hội là một phần cuộc sống của người Tà-ôi, là hình ảnh biểu trưng
cho sự phồn thịnh của bản làng bởi ở đó tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, thế
23
giới quan, nhân sinh quan cũng được phản ánh cùng với sức sống mới của con
người sau một vụ mùa khó nhọc. Tiêu biểu có lễ hội đâm trâu và lễ hội mừng
lúa mới. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa, là nét
sinh hoạt văn hoá cổ truyền thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: cầu
phúc, cầu an, cầu mùa. Lễ hội mừng lúa mới là nghi lễ cuối cùng trong hệ
thống các nghi lễ liên quan đến nương rẫy, là tiền đề cho cuộc sống ấm no,
hạnh phúc hay sự an nguy của cộng đồng.
1.2. Nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi
ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế
1.2.1. Vai trò của trang phục trong đời sống người Tà-ôi
Đối với các tộc người Việt Nam nói chung và người Tà-ôi nói riêng,
trang phục là loại hình văn hoá mang nhiều giá trị, ẩn chứa lượng thông tin
lớn về đời sống tộc người. Nó chính là sự tổng hoà mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, giữa con người với xã hội.
Trước hết, người Tà-ôi sử dụng trang phục để bảo vệ cơ thể và tránh
các tác hại của môi trường tự nhiên. Ở phương diện này, trang phục được xem
là giá trị vật chất được tạo ra bằng sức lao động của con người nhằm giúp con
người ứng phó với môi trường, chống lại cái nóng, cái rét của thời tiết. Từ
xưa, người Tà-ôi sử dụng vỏ cây để làm áo quần che chắn cơ thể, về sau họ đã
biết cách trồng bông lấy sợi để dệt vải tạo nên những bộ trang phục truyền
thống đẹp mắt với nhiều biểu tượng hoa văn ý nghĩa.
Không chỉ dừng lại ở mục đích bảo vệ cơ thể, trang phục của người Tà-
ôi còn là một thứ “ngôn ngữ” nhận dạng. Nhìn vào trang phục, người ta biết
được tuổi tác, địa vị, tổ chức, nghề nghiệp… của người mặc nó. Trang phục
thay đổi theo các sự kiện xã hội, điều đó chỉ ra rằng việc mặc quần áo cũng
phụ thuộc vào các chuẩn mực xã hội. Già làng, trưởng bản và những người có
địa vị trong làng thường mặc những bộ trang phục có nhiều hoa văn bằng hạt

24
cườm với những biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Người dân mặc
những bộ trang phục đơn giản để tiện cho sinh hoạt thường ngày, chỉ khi tham
gia vào lễ hội hay các sự kiện có tính chất cộng đồng họ mới mang những bộ
trang phục cầu kỳ với nhiều chi tiết hoa văn.
Ngoài mục đích bảo vệ cơ thể và thể hiện tính xã hội, trang phục của
người Tà-ôi còn thể hiện thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng dân tộc. Khởi thuỷ,
người Tà-ôi cũng như các tộc người khác sử dụng những chất liệu có sẵn từ tự
nhiên để che đậy cơ thể, bảo vệ cơ thể. Theo thời gian, họ đã biết khai thác
các nguyên liệu tự nhiên để làm đẹp rồi cùng với sự phát triển của xã hội, họ
sử dụng những sản phẩm công nghiệp nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ. Trang
phục có tác dụng trang điểm, làm đẹp cho con người. Chính vì vậy các bà, các
mẹ ra sức tìm kiếm nguồn nguyên liệu để tạo nên những bộ trang phục đẹp
mắt. Có thể thấy rằng, thị hiếu thẩm mỹ của người Tà-ôi dần thay đổi theo
thời gian và phù hợp với điều kiện sống của họ.
Không dừng lại ở đó, đối với người Tà-ôi, trang phục còn gắn với tín
ngưỡng, phong tục tập quán. Họ tạ ơn Giàng đã ban cho họ cái ăn, cái mặc
nên mỗi khi cúng tế họ đều dùng những tấm vải Zèng được thêu thật đẹp mắt
làm vật dâng cúng. Bên cạnh đó, trang phục còn gắn với lễ hội, phong tục
cưới xin, tang ma. Những bộ trang phục với hoa văn tinh xảo, cầu kỳ được
dành cho những mùa lễ hội, là lễ vật cô dâu phải tặng cho nhà chồng và cũng
là vật đi theo người đã khuất.
Có thể thấy rằng, bản thân bộ trang phục truyền thống trong quan niệm
của người Tà-ôi mang đầy đủ các yếu tố văn hoá, xã hội tín ngưỡng tôn giáo
và đặc điểm của đời sống tộc người.
1.2.1. Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi
Cũng như các dân tộc khác, nghề dệt thổ cẩm của người Tà-ôi đã xuất
hiện từ lâu đời. Đến bây giờ ngay cả những người cao niên trong các làng của
25

×