Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đánh giá tác động của hiện tượng trượt lở đất đến kinh tế xã hội trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 82 trang )

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nhưng hiện nay
đang bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động của bên ngoài trong đó có hiện tượng
trượt lở đất. Trượt lở đất được xem là dạng tai biến thiên nhiên phổ biến và hết
sức nguy hiểm đối với dân cư sinh sống ở các khu vực vùng núi. Hàng năm trên
thế giới, trượt lở đất gây ra những tổn thất vô cùng to lớn về người và tài sản,
đặc biệt là các nước thuộc vùng Nam Á như Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và
một số nước của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo tạp chí
khoa học và công nghệ hiện tượng trượt lở đất được hiểu là hiện tượng chuyển
dịch của khối đất đá trên sườn dốc từ trên xuống theo một hoặc vài mặt nào đó
(trượt) hoặc rơi tự do (lở, đất, đá đổ/ lăn). Trượt lở có thể xảy ra trên sườn dốc tự
nhiên hoặc sườn (bờ/ mái) dốc nhân tạo dưới tác động của trọng lực bản thân và
một số nguyên nhân phụ trợ khác như: Áp lực của nước mặt và nước dưới đất,
lực địa chấn và một số lực khác. Có nhiều nguyên nhân gây trượt lở đất có thể
hoặc do độ bền của đất đá bị giảm đi, hoặc là do trạng thái ứng suất ở sườn dốc
bị thay đổi, hoặc do cả hai nguyên nhân trên làm cho điều kiện cân bằng của
khối đất ở sườn dốc bị phá hủy. Trượt lở đất gây ra nhiều tác động tiêu cực và
ảnh hưởng đến đời sống con người ở xung quanh đó như: Người dân mất đất
canh tác, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội
của người dân vùng đồi núi [25].
A Lưới là huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế địa hình chủ yếu là đồi núi.
Diện tích tự nhiên của A Lưới là 1.224,64 km 2. Về mặt giao thông, huyện được
nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49 là một quốc lộ rất hiểm trở có ba đèo cao
và vực sâu, trong đó có đèo A Co dài 16 km. A Lưới là huyện miền núi cao, còn
nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đất đai của huyện khá màu mỡ diện tích
đồi trống núi trọc lớn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt lớn
tuy nhiên hiện nay huyện A Lưới đang gặp phải một số khó khăn do tác động
của bên ngoài gây ra trong đó đáng quan tâm là hiện tượng trượt lở đất đang
xảy ra trên diện tích lớn [19].


Xuất phát từ những vấn đề đang xảy ra tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tác động của hiện tượng trượt lở đất đến kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp giảm thiểu”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng trượt lở đất đến các mặt kinh
tế - xã hội của người dân trên địa bàn huyện A Lưới, làm cơ sở đề xuất các giải
pháp nhằm thích ứng với điều kiện thiên tai tại địa phương.
1.3. Yêu cầu, nhiệm vụ
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của trượt lở đất đến đời sống người dân vùng
đồi núi.
1


- Thu thập các tài liệu, số liệu đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy.
- Đưa ra các ý kiến phải đảm bảo tính khách quan, tin cậy.
- Kết quả nghiên cứu đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Trượt lở đất
2.1.1.1. Khái niệm trượt lở đất và các kiểu trượt lở đất
a. Trượt lở đất
Trượt lở đất là hiện tượng chuyển dịch khối đất đá trên sườn dốc từ trên
xuống dưới theo một hoặc vài mặt nào đó ( trượt) hoặc rơi tự do (lở, đất, đá đổ/
lăn). Trượt lở có thể xảy ra trên sườn dốc tự nhiên hoặc sườn (bờ/mái). Trượt lở
đất do tác dụng của trọng lực, trong đó không gây sự đổ vỡ hoặc đảo lộn tính

nguyên khối của chúng [11].
b. Các kiểu trượt lở đất
Thông thường có các loại trượt lở đất sau đây:
• Kiểu dịch chuyển dạng đổ
Kiểu dịch chuyển đổ bắt đầu với sự tách, vỡ của đất, đá từ mái dốc đứng
theo mặt tách mà ở đó cường độ kháng cắt rất yếu hoặc không có. Vật chất sau
đó rơi theo trọng lực, có thể kèm theo chuyển động quay với tốc độ nhanh. Quá
trình đổ sẽ lần lượt từ những mặt tách nhỏ hoặc lật đổ từng phần vật chất hoặc
khi phần mũi của vách đá nhô ra biển dưới tác dụng của sóng hay lòng sông bị
xói mòn dẫn đến bị đứt chân gây mất lực dính.

Hình 2.1. Kiểu dịch chuyển đổ (đá rơi, đá đổ)
Các mái dốc có độ dốc lớn thì đất, đá có khả năng rơi tự do. Ngược lại, vật
liệu sẽ rơi đập vào bề mặt mái dốc rất mạnh nếu độ dốc nhỏ hơn giá trị này. Sự
phá hủy dạng này phụ thuộc vào tính chất của vật liệu, hệ số đàn hồi và rơi của
phần vật liệu đổ xuống phần đổ cũng có thể bị vỡ tan khi va chạm. Trên những
3


mái dốc dài, độ dốc vừa phải, phần đổ sẽ di chuyển xuống theo dạng lăn kèm
theo nảy ngắn và dần giảm phạm vi tác động xuống mái dốc phía dưới. Tại
những vị trí dốc cục bộ, một phần vật chất có thể nảy mạnh ra ngoài tạo chuyển
động rơi tự do kèm nảy và quay [1].
• Kiểu dịch chuyển dạng rơi (còn gọi là lật)
Kiểu dịch chuyển dạng rơi/lật là hiện tượng khi một phần mái dốc (đất, đá)
bị lật quay, rơi ra khỏi mái dốc với trọng tâm quay quanh một điểm hay một trục
giả định. Quá trình rơi/lật có thể bị tác động bởi trọng lực vào phần khối lở ở
những vật liệu hình thành các khe nứt tạo góc dốc ngược hoặc dưới tác động của
nước, băng tồn tại trong khối đất đá.


Hình 2.2. Dịch chuyển dạng lật
Lật phần chóp là những khối bị tách vỡ ở trên đỉnh lở xuống dưới khối
trượt. Lật sâu thường xảy ra trong các khối đá trầm tích, có độ dốc lớn có
nguyên nhân từ sự trượt xoay của khối đất, mảnh vụn tạo ra lực cắt bắt đầu từ
đỉnh khối đá. Lật dưới mũi của bề mặt là hiện tượng gây ra sự đứt một phần mái
dốc do trọng lượng của chính phần mái dốc tác động. Sự phá hủy này còn được
gọi là lở mũi mái. Sự hình thành các vết rạn nứt trên đỉnh của khối trượt là tác
nhân gây lở cao và phát sinh các ứng suất gây lở. Đây là dạng lở phức tạp, sự
phá hủy theo dạng này không những xảy ra trong các khối đá mà còn có thể xảy
ra trong các khối đất dính bị khoét chân dưới tác dụng của dòng sông [1].


Trượt xoay

Trượt xoay là hiện tượng các khối đất, đá được dịch chuyển theo bề mặt
phá hủy dạng mặt cong lõm giả định. Nếu bề mặt phá hủy (theo mặt cắt ngang)
có dạng cung trượt hình trụ hay cycloit thì trong quá trình trượt, biến dạng bên
trong khối trượt ít, thành phần đất đá cơ bản không bị xáo động. Khi trượt xảy
ra, phần đầu khối trượt dịch chuyển chủ yếu theo chiều thẳng đứng, phần bề mặt
4


mái dốc phía trên khối trượt có khuynh hướng tạo ra độ nghiêng dốc ngược với
mái dốc.
Trượt xoay xảy ra trong các vật liệu đồng nhất, thường sự tác động của
chúng mãnh liệt hơn so với các kiểu dịch chuyển khác. Tuy nhiên, trong tự
nhiên ít khi vật liệu đồng nhất hoàn toàn, mái dốc dịch chuyển trong các vật liệu
này thường xảy ra không đồng đều và gián đoạn theo các lớp vật liệu. Khi đào
bỏ một phần mái dốc cũng có thể là nguyên nhân gây trượt.
Vách dốc chính ở đỉnh mặt trượt xoay gần như thẳng đứng, không có gì

chống đỡ nên sự dịch chuyển khối trượt có thể làm đổ lở phần này.
Đôi khi, các mép bên của bề mặt phá hủy có độ dốc lớn dẫn đến sự dịch
chuyển của hai bên sườn xuống phía dưới, tăng thêm tải trọng cho khối trượt. Sự
thâm nhập của nước vào phần đầu cung trượt giúp tăng thêm độ ẩm của vật liệu,
tạo điều kiện cho bề mặt phá hủy phát triển cũng như tăng trọng lượng khối
trượt tạo điều kiện cho trượt dễ dàng xảy ra [1].

Hình 2.3. Trượt xoay


Trượt tịnh tiến

Trượt tịnh tiến là hiện tượng khối trượt dịch chuyển xuống qua bề mặt dạng
mặt phẳng hoặc hơi gồ ghề. Trượt tịnh tiến nhìn chung là nông hơn trượt xoay.
Tỷ số D/L của loại trượt này xảy ra trong đất thường nhỏ hơn 0,1. Các bề mặt
phá hủy thường dạng hình lòng máng rộng theo mặt cắt ngang. Ngược lại, mặt
trượt xoay có khuynh hướng khôi phục lại khối trượt về trạng thái cân bằng.
Trong kiểu trượt này, khối trượt dịch chuyển liên tục có thể bị đứt gãy ra
từng phần nếu vận tốc di chuyển hoặc độ ẩm tăng, khối bị phá vỡ sau đó có thể
biến thành dạng chảy, tạo ra các dòng mảnh vụn đúng hơn là trượt thuần túy.
Trượt tịnh tiến thường kèm theo các dấu hiệu không liên tục như đứt gãy, khe
nứt, sự phân lớp hay lớp tiếp xúc giữa đá gốc là lớp phong hóa bên trên. Trượt
tịnh tiến không liên tục xảy ra dưới dạng đơn giản trên các khối đá được gọi là
trượt đá hay trượt phẳng [1].

5


Hình 2.4. Trượt tịnh tiến



Trượt hỗn hợp

Đây là kiểu trượt trung gian giữa hai loại trượt xoay và trượt tịnh tiến. Tỷ
số D/L cũng là trung gian giữa hai loại. Bề mặt phá hủy ở loại này có vách dốc
chính dốc hơn nhưng chiều sâu mỏng hơn. Mặt trượt có dạng đường cong gãy
khúc phức tạp, phụ thuộc vào biến dạng bên trong và ứng lực cắt dọc bề mặt
trong phạm vi vật liệu dịch chuyển và những kết quả trong sự hình thành những
vách dốc trung gian, độ dốc của nó giảm đột ngột, trên bề mặt vật liệu bị biến
dạng, lún xuống tạo ra các địa hào và vùng chịu nén.
Kiểu trượt này thường xuất hiện khi trong cấu tạo của khối trượt có sự hiện
diện của lớp đất yếu hay đất sét phong hóa, tạo ra các mặt trượt trung gian điều
khiển quá trình dịch chuyển và tạo ra mặt trượt hỗn hợp. Tùy vào vật liệu và tính
chất đặc thù của mái dốc mà trượt hỗn hợp còn có tên gọi riêng là trượt bùn và
trượt dòng [1].

a

b

Hình 2.5. (a) Kiểu trượt trung gian giữa hai loại trượt xoay và trượt tịnh tiến.
(b) Trượt khối đất (trượt hỗn hợp – trung gian giữa trượt quay và
trượt phẳng).
6




Kiểu dịch chuyển trượt ngang


Thuật ngữ trương nở đã được giới thiệu trong địa chất công trình bởi
Terzaghi và Peck (1948) để miêu tả sự dịch chuyển bất thình lình của dòng nước
mang theo bùn và cát được bao bọc bởi lớp sét đồng nhất. Một trong các kiểu
phá hủy này xảy khi một lớp sét hoặc cát ẩm trở nên ẩm và mềm hơn tác dụng
của dòng thấm và chịu nén hông bởi trọng lượng của những lớp bên trên.
Điều này giải thích hiện tượng một mái dốc thoải ổn định trong thời gian
dài có thể bị phá hủy và dịch chuyển bất ngờ. Bề mặt phá hủy của dạng này
không phải là bề mặt có ứng lực cắt lớn nhất như trượt bình thường mà phá hủy
do sự hóa lỏng hoặc chảy (đẩy ra) của vật liệu mềm hơn bao bọc [1].


Kiểu dịch chuyển dạng dòng

Kiểu dịch chuyển dòng là sự dịch chuyển liên tục theo không gian trong đó
các dạng mặt cắt tồn tại ngắn, không được duy trì lâu. Đặc điểm phân bố vận tốc

Hình 2.6. Trượt tịnh tiến
trong khối dịch chuyển gần giống với dạng dòng chất lỏng sệt. Sự biến đổi dần
dần từ trượt tới chảy xảy ra phụ thuộc vào lượng nước trong đất, tính lưu động
và phạm vi phát triển của khối trượt. Trượt, lở mảnh vụn có thể trở thành dòng
mảnh vụn có tốc độ cực nhanh trong các điều kiện nhất định.
Varnes (1978) đã sử dụng các thuật ngữ dòng bùn đất (earth flow) và dòng
bùn đất dịch chuyển chậm (slow earth flow) để miêu tả các dòng đất khô di
chuyển chậm hơn, sinh ra trong đất dính (thường là sét hoặc sét phong hóa từ đá
gốc) với mái dốc vừa phải, độ ẩm vừa đủ. Các dòng mảnh vụn mái dốc mở
(open-slope debris flows) tạo nên đường dẫn để di chuyển xuống thung lũng
thành tạo nên địa hình dạng chân mái dốc thoải hay tạo ra các kênh dẫn ngoằn
nghèo. Thông thường, các vật liệu dạng hạt thô có thể hình thành lòng dẫn hóa
hoặc hình thành như vỉa qua mái dốc. Sự hình thành các dòng bùn đất thường
liên quan đến mưa lũ, có trận hình thành ngay sau những trận lũ do mưa bất

thường, vật liệu di chuyển có khi là các tảng lăn với đường kính hàng mét. Đất
trên các mái dốc lớn không tồn tại thảm thực vật tạo điều kiện hình thành các
7


dòng mảnh vụn qua quá trình xói mòn xuống lòng suối, đôi khi tạo ra các hốc
chứa nước làm gia tăng năng lượng của dòng mảnh vụn này. Quá trình dịch
chuyển đôi khi các vật liệu thô dồn dập tạo dạng đê tự nhiên hình thành các hệ
thống treo, có nguy cơ đổ ụp xuống dòng dẫn khi có các chấn động tác động .
Các dòng vật chất có thể mở rộng tới nhiều km trước khi lắng đọng các hạt nhỏ
lên toàn bộ dòng dẫn [1].
Dòng lở mảnh vụn (debris) là một dạng di chuyển dòng nhưng với qui mô
lớn hơn, dồn dập hơn, tốc độ di chuyển nhanh hơn các dòng mảnh vụn mái dốc
mở ở trên. Trong lịch sử, trận lở mảnh vụn ở Huascaran (Peru) đã tạo ra từ 50 100 triệu mét khối đất, đá, băng, tuyết với tốc độ lên tới 100 m/s, hơi bụi bốc lên
từ khối trượt phát tán ra cả vùng rộng lớn.
Một dạng nữa của kiểu di chuyển này gọi là dòng đá gốc (bedrock flow),
đặc trưng cho sự biến dạng liên lục theo không gian bề mặt trái đất như lở sâu,
chúng dịch chuyển rất chậm dọc theo các bề mặt ứng suất cắt không kết nối với
nhau do quá trình tạo nếp uốn tạo ra. Rõ ràng rằng, sự dịch chuyển dòng còn có
thể bắt đầu từ các quá trình trượt trên đá gốc hoặc khối đá phiến nên những loại
này có thể phân loại là một dạng trượt hỗn hợp.
Một dạng đặc biệt nữa của dịch chuyển dòng là các dòng mảnh vụn vật liệu
núi lửa. Được thành tạo từ tro bụi núi lửa tích đọng trên mái dốc núi lửa với mức
độ cố kết thấp, vận động dưới tác dụng của dòng nước xuất phát từ các hồ đứt
gãy, sự ngưng tụ hơi nước, kết quả kết tủa các hạt phần tử nước cùng sự tan
băng tuyết phía trên nón núi lửa [1],[18].
c. Phân loại trượt lở đất
Có nhiều cách phân loại trượt lở đất. Trong đó, cách phân loại theo dạng
chuyển động được sử dụng chủ yếu chia làm 5 nhóm chính (theo Varnes D.J),
như: Sập lở, lật, trượt, ép trồi và chảy - trượt dòng, trượt phức hợp [14].

Bảng 1.1. Phân loại trượt lở đất
Loại đất đá
Kiểu chuyển dịch
Đá

Trượt
(slides)

Đất
Đất vụn rời

Đất dính

Sụt lở (falls)

Lở đá

Sập, sụt đất
vụn rời

Sập, sụt đất
dính

Lật (topples)

Lật khối đá

Lật khối đất
vụn rời


Lật khối đất
dính

Có sự xoay
của khối đá

Có sự xoay
Có sự xoay của
của khối đất
khối đất dính
vụn rời

Có sự xoay (sự
dịch chuyển đất
đá theo mặt
cong)
Conxekven (đất
đá dịch chuyển

Ít
khối,
tảng

Dịch chuyển
từng tảng

Dịch
chuyển

Dịch chuyển

từng tảng đất
8


theo 1 hoặc vài
mặt yếu có sẵn
trong khối đất đá)

từng tảng
đất rời theo
mặt trượt

dính theo mặt
trượt

Dịch
Dịch chuyển
Nhiều
chuyển của
của khối đá
khối,
khối đất rời
theo mặt
tảng
theo mặt
yếu
trượt

Dịch chuyển
của khối đất

dính theo mặt
trượt

Dịch chuyển
Dịch
của khối đá
chuyển của
theo một
khối đất rời
khối có
theo đất
vùng vò
dính với sự
nhàu và ép
ép trồi
trồi

Dịch chuyển
của khối đất
dính với sự ép
trồi

của khối đá

Trượt ép trồi (lateral spreads)

Trượt dòng (flows)
Trượt phức hợp (complex)

Dòng chảy

của tảng,
khối đá

Dòng chảy
của khối vật
liệu rời

Dòng chảy của
khối đất dính

Kết hợp 2 hoặc nhiều hơn các kiểu chuyển
dịch trên

2.1.1.2. Bản chất và đặc điểm của các loại trượt lở đất
Hiện tượng trượt lở đất được coi là liên quan tới mối liên hệ giữa kháng lực
đất đá hình thành trên sườn dốc đối với trọng lực của chúng. Một sự cố trượt sẽ
xảy ra khi mà thế cân bằng giữa các mối quan hệ đó nghiêng về phía trọng lực.
Mối quan hệ này có thể bị thay đổi bởi những tác động do tự nhiên hoặc do con
người. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dốc và các sự cố trượt
là rất đa dạng và rất khác nhau, chúng tương tác với nhau theo cách rất phức tạp.
Các yếu tố tự nhiên có thể chia thành 5 nhóm: Độ bền của đất, hóa học đất,
khoáng vật học; địa chất; địa mạo; thủy văn; địa chấn [23].
a. Các yếu tố địa chất.
Độ ổn định của sườn dốc có mối liên quan đến các kiểu thạch học khác
nhau, và mối quan hệ này mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào mỗi kiểu thạch
học đó. Sự phong hóa thường làm biến đổi các thuộc tính cơ lí, khoáng vật và
thủy văn của thạch học, do đó sự phong hóa cũng là một yếu tố quan trọng đối
với sự ổn định sườn trong mọi hoàn cảnh môi trường.
Một yếu tố địa chất quan trọng khác trong nghiên cứu tai biến trượt lở là
trật tự phân lớp không ổn định. Điều này xảy ra khi sự dịch chuyển của khối đá

trên mặt phân lớp được kích hoạt khi mà áp suất lỗ hổng phát triển tại giao diện
hai lớp thạch học khác nhau ( ví dụ giữa các sét và các kết), hoặc khi mà độ bền
của lớp trầm tích sét bị yếu di do thấm nước qua lớp thạch học ở phía trên. Do
vậy các sự cố trượt lở đất thường xảy ra mỗi khi có những cơn mưa kéo dài.
9


Nhìn chung người ta xác định được 4 kiểu trượt trật tự phân lớp không ổn
định như sau:
(1) phân lớp xen kẽ giữa đá cứng và mềm
(2) đất đá có thành phần biến đổi cao và khả năng thấm cao nằm trên một lớp
đất đá có khả năng thấm thấp
(3) các lớp đất mỏng nằm trên đá gốc
(4) mũi đá ( có nứt nẻ) nằm trên các đá phong hóa dày
Độ bền tương đối của đất đá chịu ảnh hưởng lớn bởi các hoạt động kiến tạo
trong quá khứ và phong hóa hiện thời. Đặc biệt, các hoạt động tân kiến tạo cũng
đóng một vai trò quan trọng đối với sự ổn định của sườn dốc thông qua các quá
trình đập vỡ, đứt gãy, tách giãn và biến dạng cấu trúc. Các đứt gãy và cấu trúc
dạng tuyến thường được quan tâm nghiên cứu trong các đánh giá tai biến trượt
lở đất [1].
b.Các yếu tố cơ học, hóa học và khoáng học của đất
Các yếu tố cơ học, hóa học và khoáng học của đất có liên quan chặt chẽ
đến các tính chất tự nhiên và trạng thái cân bằng của đất. Cường độ cắt là một
trong những đặc tính cơ học rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định tự
nhiên và nhân tạo của các sườn dốc. Nó không có một giá trị nhất định nhưng lại
bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hoạt động tải trọng xảy ra trên sườn mà nhất là do
ảnh hưởng của lực nước trong đất. Cường độ cắt đứt cơ bản được biểu diễn như
là một hàm số của áp lực thẳng đứng lên mặt trượt, lực cố kết và sức ma sát
trong.
Một đặc tính tự nhiên quan trọng khác nữa là hàm lượng hàm sét trong đất.

Các khoáng chất sét là sản phẩm phong hóa hóa học của đất đá rất quan trọng.
Có rất nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm liên hệ giữa một số các khoáng sét cụ thể
với các kiểu trượt và sự nhạy cảm của sự trượt lở đối với sườn dốc. Sự tích tụ sét
trong các khe nứt tàn dư cũng được liên hệ với các sự cố trượt. Khoáng học sét
và hóa học sét cũng có thể cung cấp những dấu hiệu liên quan đến các trạng thái
của mặt trượt tiềm năng [1].
c. Các yếu tố địa mạo
• Độ dốc sườn
Độ sườn dốc có liên quan chặt chẽ tới sự khởi đầu của các sự cố trượt.
Trong phần lớn các nghiên cứu về trượt lở, độ dốc sườn được xem như là một
yếu tố gây trượt hoặc gây trượt chính. Đôi khi người ta coi góc dốc của sườn
như là một chỉ số của sự ổn định sườn, và trong GIS có thể được tính toán dưới
dạng số và có thể mô tả theo không gian.
Ngoài ra, các yếu tố động lực môi trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự
trượt lở. Ví dụ như các khối trượt nhanh và các dòng trượt vụn thậm chí có thể
xuất hiện trong những khu vực có góc dốc thấp. Điều này chứng tỏ rằng các yếu
tố địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng đều là những yếu tố ổn định của sườn.

10




Hình dạng sườn
Hình dạng sườn có một ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định trong những
vùng có địa hình dốc do sự tập trung nước hay phân chia nước trên bề mặt sườn
hay lớp nước dưới bề mặt. Theo đơn vị địa mạo – thủy văn, có 3 dạng sườn cơ
bản, sườn lồi, sườn phẳng và sườn lõm. Nhìn chung, dạng sườn lồi là dạng sườn
ổn định nhất trong dạng địa hình dốc, ít ổn định hơn là dạng sườn phẳng và kém
ổn định nhất là dạng sườn lõm. Nguyên nhân là do cấu trúc địa hình có ảnh

hưởng rất lớn đến cấu trúc địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung hay
phân chia nước trên bề mặt sườn và lớp bề mặt sườn. Dạng sườn lõm có xu
hướng tập trung nước ở lớp dưới bề mặt sườn vào những khu vực nhỏ của sườn,
và do đó làm cho áp suất của nước trong các lỗ hổng tăng lên một cách nhanh
chóng khi có mưa bão hoặc trong những thời gian mưa kéo dài. Khi áp suất lỗ
hổng hình thành trong các lỗ rỗng, lực cắt đứt sẽ giảm xuống một giá trị tới hạn
và một sự cố trượt có thể xảy ra. Như vậy, các lỗ rỗng là những điểm nhạy cảm
đối với sự khởi đầu của các khối trượt vụn hoặc của các dòng trượt vụn.

(1) sườn lồi

( 2) sườn phẳng

(3)sườn lõm

Hình 2.7. Một số dạng sườn địa hình


Hướng dốc và độ cao
Hướng dốc có ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình thủy văn thông qua sự
thoát – bốc hơi nước, và do đó có ảnh hưởng đến các quá trình phong hóa và sự
phát triển của thực vật trên sườn, đặc biệt là đối với môi trường khô hạn. Những
đặc điểm như vậy có khả năng làm tăng sự mất ổn định sườn.
Các mối liên hệ thống kê giữa độ cao và các hiện tượng trượt lở được
nghiên cứu trong nhiều công trình. Nói chung, độ cao thường có liên quan với
các sự cố trượt thông quan các yếu tố khác như độ dốc, thạch học, sự phong hóa,
lượng nước mưa, sự chuyển động trên bề mặt, độ dày thổ nhưỡng và việc sử
dụng đất.
Ví dụ, các vùng miền núi thường đối mặt với lượng nước mưa rất lớn từ
những cơn mưa [1].

d. Các yếu tố thủy văn
Yếu tố thủy văn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu của các
sự cố trượt. Một số quá trình thủy văn đáng chú ý nhất là mưa ( sự phân bố về
không gian và thời gian của lượng mưa ), sự thấm nước vào trong đất ( và tiềm
tàng của các dòng chảy mặt ), dịch chuyển ngang và thẳng đứng trong thạch học,
thoát – bốc hơi nước...
• Mưa
11


Một trong những nguyên nhân quan trọng tác động đáng kể đến trượt lở đó
chính là lượng mưa. Chính vì vậy trong phân vùng nguy cơ trượt lở đất việc xây
dựng bản đồ phân bố lượng mưa là hết sức cần thiết. Bản đồ này sẽ là một đầu
vào quan trọng trong tính toán, phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở sau này. Sự
phân bố theo không gian của lượng mưa có mối quan hệ mật thiết đối với sự
trượt lở đất [1],[24].
2.1.1.3. Nguyên nhân của trượt lở đất
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn
và Phạm Thanh Hằng và tài liệu ở Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện A
Lưới thì trượt lở đất ở huyện A Lưới do các nguyên nhân chính sau:
a. Nguyên nhân địa chất
A Lưới là một huyện vùng núi nên có hình thành cấu trúc địa chất phức tạp
bao gồm 3 nhóm đá cơ bản là trầm tích hỗn hợp của vùng thung lũng đá biến
chất và đá granit của vùng đồi núi trung bình Bạch Mã.
Nhóm đá trầm tích hỗn hợp bao gồm đá cát kết và đá bột kết. Đây là loại đá
chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở trung tâm của vùng. Gần như toàn bộ
thung lũng A Lưới có nền địa chất được cấu tạo bởi nhóm đá trầm tích hỗn hợp.
Nhóm đất đá này có kết cấu kém bền vững nhất, dễ bị thay đổi bởi các yếu
tố ngoại lực. Ở những nơi có độ dốc lớn trên 30 0 như: Hồng Quảng, Hồng Hạ,
Hồng Vân, Hồng Bắc, Hồng Trung, Hồng Thủy thành phần sét chiếm tỉ lệ cao

thì khi gặp mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày thì nguy cơ trượt lở đất xảy ra cao.
Nhóm đá biến chất bao gồm đá phiến sét, đá mica, đá gơnai. Đây là nhóm
đá biến chất nhiệt tiếp xúc với đá macma xâp nhập của các khối granit, có diện
tích đáng kể và phân bố ven rìa của các khối granit ở phía Nam và Tây Bắc của
thung lũng A Lưới.
Nhóm đá macma axit có diện tích không đáng kể phân bố ở phía Đông
Nam và Tây Bắc của thung lũng A Lưới có địa hình khá hiểm trở nên đã xảy ra
trượt lở đất với mật độ lớn .
Nhìn chung, trượt lở đất xảy ra trong các loại đá thuộc các loại nhóm đá
biến chất giàu alumosilicat, tiếp đến là các loại đá thuộc nhóm trầm tích lục
nguyên, lục nguyên - phun trào [2].
b. Nguyên nhân địa mạo, địa hình
Huyện A Lưới thuộc vùng núi cao và trung bình có độ cao từ 680 m – 1150
m, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối, xen giữa các vùng núi cao, đèo dốc,
có các vùng đất bằng tạo thành các thung lũng với diện tích không lớn.
Trượt lở đất hầu hết xảy ra ở những nơi có địa hình cao, độ dốc và độ chia
cắt lớn tạo ra năng lượng địa hình lớn thuận lợi cho trượt lở đất có nguồn gốc
trọng lực.
Địa hình ở đây có đặc điểm và nguồn gốc khác nhau bao gồm:
- Địa hình núi
12


- Địa hình thung lũng
- Địa hình đồi
Theo kinh nghiệm thì trượt lở đất thường xảy ra ở những nơi có độ dốc từ
25 - 300 và lớn hơn. Mà ở đây chủ yếu là địa hình núi cao và dốc nên trượt lở
đất là điều không thể tránh khỏi. Địa hình chia cắt phức tạp tạo nên các thung
lũng không bằng phẳng rất dễ bị ảnh hưởng của tác động bên ngoài [2].
0


c. Nguyên nhân khí tượng - thủy văn
Khí hậu nhiệt đới ẩm nóng làm tăng tốc độ phong hóa của đất đá ở bề mặt
bờ dốc, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Dưới tác dụng của các dòng chảy
mặt, bề mặt bờ dốc sẽ bị bào mòn, các công trình bảo vệ bờ bị phá hoại, do đó
khả năng mất ổn định của sườn dốc tăng lên.
Lượng mưa lớn kéo dài là nguồn bổ sung quan trọng cho nước dưới đất.
Một mặt làm giảm độ bền khối đất đá bờ dốc, mặt khác làm thay đổi trạng thái
ứng suất theo hướng có hại cho ổn định bờ dốc. Do vậy, cùng với lụt lớn, hiện
tượng trượt lở đất phát triển mãnh mẽ [2].
d. Nguyên nhân do hoạt động nhân sinh
Hoạt động của con người là tác nhân quan trọng, làm thay đổi các điều kiện
tự nhiên, làm cho tai biến địa chất trượt lở đất được kích hoạt và phát triển mạnh
mẽ. Các tác động ảnh hưởng đến trượt lở như chặt phá rừng, làm đường, xây
dựng công trình… [19].
2.1.2. Ảnh hưởng của trượt lở đất
Trượt lở đất xảy ra ở nhiều nước và thiệt hại mà nó mang lại là không ít.
Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, tổng diện tích đất bị trượt lở vào
khoảng 3.7 triệu km2 với dân số bị ảnh hưởng gần 300 triệu người, hay 5 % tổng
dân số thế giới. Các khu vực có nguy cơ tương đối cao (trên 3 thang 10) bao
gồm khoảng 820.000 km2 với dân số thiệt hại ước tính là 66 triệu người. Qua đó
ta thấy trượt lở đất đang trở thành vấn đề đáng quan tâm hiện nay và thiệt hại do
trượt lở đất gây ra là vô cùng lớn về kinh tế - xã hội [13].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hiện trạng của trượt lở đất trên thế giới
Trượt lở đất đang là vấn đề quan tâm của tất cả các nước trên thế giới.
Thiệt hại của trượt lở đất đem lại là rất lớn và diễn ra nhiều nơi trên thế giới
như:
Pakistan lở đất vào ngày 22/03/2007 chôn sống 31 người và chôn vùi 3
ngôi nhà ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát [3].

Tây Nam Trung Quốc lũ lụt và lở đất vào ngày 25/05/2007 khiến 21 người
thiệt mạng và 11 người khác bị thương và phá hỏng đoạn đường cao tốc 215 dài
hơn 300 m [4].
Indonesia lũ lụt và lở đất ngày 24/07/2007 làm 52 người thiệt mạng và
hàng trăm ngôi nhà tại miền trung Indonesia [5].
13


2.2.2. Hiện trạng trượt lở đất Việt Nam trong thời gian vừa qua
Việt Nam với phần lớn địa hình là đồi núi, nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa
nhiều nên thường xuyên xảy ra các tai biến như lũ lụt, hạn hán, trượt lở đất…
Loại tai biến thường xuyên xảy ra đặc biệt ở các tỉnh miền núi là trượt lở đất.
Tuy trượt lở đất xảy ra với quy mô nhỏ, riêng lẻ nhưng trong những năm qua
thiệt hại của trượt lở đất là vô cùng lớn về người và tài sản.
Tại Quảng Nam, trong mùa mưa lũ năm 2004, đã xảy ra hàng trăm vụ trượt
lở đất vùi lắp đường giao thông trên huyện vùng núi cao, rất nguy hiểm cho
người đi đường. Tại núi Đầu Voi, xã Tiên An, huyện Tiên Phước, vào mùa mưa
năm 2005, đã xuất hiện những khe nứt chạy dài gần 3 km ở lưng chừng núi,
một phần trái núi đã đổ sập vùi lắp một số nhà dân, hơn 30 ngôi nhà dân dưới
chân núi có nguy cơ bị vùi lắp bất kể lúc nào. Trong mùa mưa năm 2007, mưa
lớn kéo dài gây trượt lở gần 100 điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua
Quảng Nam. Đoạn qua huyện Tây Giang có 60 điểm trượt lở nặng với tổng khối
lượng đá gần 15000 m3: Đoạn qua huyện Đông Giang có trên 30 điểm trượt lở
gần 30 điểm trượt lở nặng, với tổng khối lượng đá gần 12000 m 3. Trong tháng
10/2008, một nữa quả núi với hàng trăm mét khối đất đá bị sụt lún, mỗi khi có
mưa to là đổ ập xuống cắt đường gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế [6].
Tại biến trượt lở đất xảy ra và có diễn biến khá phức tạp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Các nhà nghiên cứu đã xác định có 111 điểm trượt lở có quy mô
lớn nhỏ khác nhau, trong đó có các vùng có nguy cơ trượt lở đất cao cho đến rất
cao phân bố từ Dốc Kiền đến ngầm Đôi thuộc xã Hòa Phú, xung quanh khu vực

nghỉ mát Bà Nà thuộc xã Hòa Phú và Hòa Ninh; dọc thung lũng sông Cu Đê
thuộc các xã Hòa Bắc, Hòa Liên, phía Nam đèo Hải Vân thuộc quận Liên Chiểu
và rải rác ở bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang. Vùng có nguy cơ trung
bình phân bố rộng ở phía Tây Đà Nẵng, xung quanh bán đảo Sơn Trà và Núi Bà
Nà, vùng có nguy cơ trượt lở thấp phân bố ở vùng đồng bằng ven biển, dọc
thung lũng sông Túy Loan, hạ lưu sông Lỗ Đông. Trong số đó có khu vực khu
vực Thủy Tú thuộc cửa sông Cu Đê và bản đảo Sơn Trà [7].
Trượt lở đất ở Quảng Bình cũng xảy ra ở quốc lộ 12A trên đoạn từ Km 126
- Km 142 có tổng số điểm trượt nhiều hơn rất nhiều so với đoạn từ Km 104 Km 126. Dọc tuyến đường HCM, các điểm trượt phân bố nhiều tại các đoạn từ
Km 915 + 120 đến Km 931 + 120 và từ Km 29T đến Km 72T với độ cao địa
hình trên 200 m, cụ thể tổng số các điểm trượt phân bố ở độ cao tuyệt đối địa
hình trên 200 m chiếm đến 65,74 % tổng số các điểm trượt lở trong khu vực
nghiên cứu [8].
Trượt lở đất ở Thừa Thiên Huế chủ yếu xảy ra ở vùng đồi núi có độ dốc từ
30 – 350 dọc theo quốc lộ 1A như đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Hải
Vân, ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và dọc theo đường Hồ Chí
Minh, đường 49. Trên đường 49 tại xã Hồng Tiến (Hương Trà) đã từng xảy ra
một vụ trượt đất cực lớn vào ngày 2/11/1999 với khối lượng đất đá lên đến
20.000 m3 nhưng rất may là không có thiệt hại đáng kể. Tại Mũi Né (Phú Lộc)
trong đợt lũ đầu tháng 11/1999 đã xảy ra trượt đất làm 13 người chết.
0

14


Theo điều tra sơ bộ toàn tỉnh có 15 vị trí trượt đất Trên sông Hương, Sông
Bồ, sông Truồi có rất nhiều điểm trượt lở bờ sông. Những điểm trượt lở nghiêm
trọng là những nơi thường xảy ra lũ quét như Bảng Lảng, Dương Hoà, Hương
Hồ, Hương Thọ. Hầu như năm nào cũng có trượt lở và số điểm trượt lở ngày
càng gia tăng.

Vùng biển Hải Dương - Thuận An - Hòa Duân trong 10 năm trở lại đây bị
xâm thực và trượt lở nặng nề. Bình quân hàng năm biển lấn sâu vào đất liền
khoảng 5 – 10 m, có nơi 30 m. Sau trận lũ lịch sử tháng 11/1999 trượt lở diễn ra
nghiêm trọng, khu vực Hải Dương - Hòa Duân biển xâm thực sâu hơn 100 m
làm hư hại các công trình hạ tầng cơ sở nhà nước và nhân dân như: Làm sập đổ
đền hải đăng, hàng loạt nhà nghỉ bãi tắm Thuận An. Tổng chiều dài bị xâm thực
4 km, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ dân trong khu vực.
Theo tổng kết của Trần Hữu Tuyên cửa Tư Hiền được mở trở lại sau trận
lũ lịch sử tháng 11/1999, gây ra những biến động bồi xói cục bộ diễn ra mạnh
mẽ. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2001, tại thôn Phú An, xã Vinh Hiền, xói lở
diễn ra trên chiều dài 440 m, diện tích sạt lở là 0,76 ha và tốc độ xói trung bình
khoảng 17 m/năm. Đoạn bờ đối diện với đoạn bờ thôn Phú An qua lạch cửa Tư
Hiền cũng bị xói trượt, diện tích là 0,5 ha, chiều dài 200 m, tốc độ xói trung bình
là 25 m/năm [9].
Tại Yên Bái cơn bão số 7 xảy ra ngày 27/9/2005 đã kéo theo hàng trăm
điểm trượt lở đất đá trong phạm vi toàn tỉnh Yên Bái, gây ra lũ quét trên diện
rộng, tập trung lại ở Ba Khe (Cát Thịnh), làm chết 54 người. Nhiều tuyến đường
giao thông, thí dụ quốc lộ 32, bị hư hại, gián đoạn trong thời gian dài. Nhiều khu
vực dọc hai bờ sông Hồng, điển hình như một số điểm ngay trong phạm vi nội
đô thành phố Yên Bái, bị xói lở nghiêm trọng, làm mất đất, mất đường, thậm chí
đe dọa tính mạng của nhiều người dân [10].
Lào Cai theo thống kê chưa đầy đủ chỉ tính từ năm 1998 trở lại đây, ít nhất
đã có 62 vụ trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá xảy ra trong khu vực thành phố Lào Cai,
huyện Bát Xát và huyện Sa Pa. Tại khu vực cầu Móng Sến thường xuyên xảy ra
trượt lở (người ta đã ghi nhận hiện tượng trượt lở ở đây từ năm 1969) điển hình
như:
+ Ngày 24/07/1998 đã xảy ra trượt lở đất nghiêm trọng làm 8 người chết, 7
người bị thương, 3 hộ gia đình bị thiệt hại toàn bộ nhà và tài sản.
+ Đầu tháng 8/1998 đã xảy ra trượt chảy làm chết 5 người. Ngày 03/08/1998
UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo UBND huyện Sa Pa di rời 21 hộ ra khỏi khu vực

trượt lở Móng Sến và hỗ trợ 37 triệu đồng cho huyện Sa Pa để khắc phục hậu
quả.
+ Trong các tháng 7, 8, 9 năm 1999 có mưa lớn do ảnh hưởng của bão gây
trượt lở tại một số điểm khác trên quốc lộ 4D nhất là khu vực cầu Móng Sến đã
xảy ra trượt lở nghiêm trọng.

15


+ Vào hồi 3h sáng ngày 09/09/2004, đất đá từ trên đỉnh núi tràn xuống đã vùi
lấp một ngôi nhà và làm mất tích hai người. Hai trẻ em đang ngủ trong căn nhà
may mắn bị đất đá xô bật ra ngoài nên thoát chết [11].
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2009 - 2010 có 177 điểm trượt lở. Trong
đó, huyện Hướng Hóa có số điểm trượt lở nhiều nhất (81 điểm), sau đó là huyện
Đắkrông (74 điểm), huyện Vĩnh Linh (15 điểm) và huyện Gio Linh (7 điểm).
Ngoài ra, còn có một số điểm nhỏ nằm rải rác ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.
Tổng khối lượng đất, đá bị trượt ở vùng đồi, núi tỉnh Quảng Trị là
2.116.813 m3. Khối lượng đất, đá bị trượt lớn nhất là ở huyện Hướng Hóa với
1.398.624,6 m3 (chiếm 61,1 % so với toàn bộ vùng đồi núi của tỉnh), huyện
Đắkrông có 704.863,2 m3 bị trượt (chiếm 33,3 %), huyện Vĩnh Linh có 8788,2
m3 (chiếm 0,4 %) và huyện Gio Linh là 4.537,4 m3 (chiếm 0,2 %) [12].
Hiện tượng trượt lở đất xảy ra nhiều nơi và hậu quả nó đem lại là rất lớn.
Khi chịu tổng hai tai biến hoăc nhiều hơn thì Việt Nam đứng thứ 7 trong số 75
quốc gia chịu thiệt hại nặng nề dựa trên GDP. Theo đó phần trăm tổng diện tích
chịu rủi ro là 33,2 %, phần trăm dân số trong diện tích chịu ảnh hưởng của rủi ro
là 77,7 %, và phần trăm cả GDP trong diện tích chịu rủi ro là 89,4 %. Cũng theo
thống kê, thể tích các khối trượt hàng năm trên đường giao thông sau mỗi mùa
mưa ở Việt Nam lên đến hàng trăm mét khối, không chỉ phá hủy đường giao
thông mà còn làm chết khoảng 30 người mỗi năm. Ở khu vực miền núi phía
Bắc, các vụ trượt lở liên tiếp từ thập niên 1990 đến nay đã vùi lắp nhiều nhà cửa

của dân, bồi lắp đất canh tác, và cướp đi nhiều sinh mạng, đáng kể nhất là vụ
xảy ra ở Mường Lay, thị xã Lai Châu, Bát Xát - Lào Cai, thị xã Hòa Bình, Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế… Đặc biệt trên các tuyến đường giao thông
quan trọng.
Tại khu vực Đèo Gió, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn đã xảy ra nhiều vụ
trượt lở lớn dọc theo quốc lộ 3 với những khối trượt có quy mô lớn đến hàng
nghìn m3 gây thiệt hại về người và tài sản đồng thời làm ách tắc giao thông trong
thời gian dài [13],[16].
2.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến trượt lở đất
Trượt lở đất đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, trươt lở
đất đem lại những hậu quả vô cùng lớn về đời sống con người trên thế giới,
trong đó Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, ảnh hưởng, hậu
quả, biện pháp khắc phục trượt lở đất được đưa ra. Ở Việt Nam có một số
nghiên cứu sau:
Nghiên cứu bước đầu về trượt lở đất ở vùng đồi núi một số tỉnh duyên hải
miền Trung của Nghiêm Hữu Hạnh (03/02/2010) cho biết được một số nguyên
nhân và ảnh hưởng của trượt lở đất đến người dân, đã đưa ra các loại trượt lở
đất, nguyên nhân và hậu quả của trượt lở đất và đưa ra một số nhân xét về trượt
lở đất nhằm giảm nhẹ tai biến trượt lở cần có một chương trình thống nhất, liên
ngành nhằm dự báo, khoanh vùng, lập bản đồ tai biến trượt lở đất, lập hệ thống
quan trắc, cảnh báo sớm cần tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về
ảnh hưởng của trượt lở đất [14].
16


- Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các
vùng núi Việt Nam của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
(27/03/2012) đề tài được nghiên cứu để đưa ra các biện pháp giảm thiểu đối với
hiện tượng trượt lở đất. Đề án này đưa ra một số ảnh hưởng của trượt lở đất và
đưa ra những vùng núi có nguy cơ trượt lở cao và đưa ra các biện pháp giảm

thiểu thích hợp. Đề án tập trung hoàn thiện công tác tổng hợp tài liệu không gian
và WEB - GIS quốc gia về trượt lở đất, tăng cường hợp tác quốc tế về các nguy
cơ trượt lở đất và tăng cường giáo dục cộng đồng, từng bước chuyển giao các
sản phẩm về địa phương theo mục tiêu của dự án [15].
- Hiện trạng tai biến trượt lở đất đá trên một số tuyến đường giao thông ở
tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận của Viện Địa Lí, Viện Khoa Học và công nghệ
Việt Nam được thực hiện năm 2007 đưa ra được hiện trạng trượt lở đất ở trên
các tuyến đường xung yếu, giao thông đi lại nhiều, và đưa ra các nguyên nhân
gây trượt lở, hậu quả và biện pháp khắc phục những hậu quả của trượt lở đất đó.
Bên cạnh các nghiên cứu trượt lở đất với quy mô cả nước thì Thừa Thiên
Huế cũng có những nghiên cứu liên quan đến trượt lở đất, đem lại nhiều kiến
thức hơn về tai biến trượt lở đất như:
- Tai biến ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh tổng hợp của
Nguyễn Việt Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã
đưa ra những nguyên nhân dẫn đến thiên tai ở Thừa Thiên Huế và những kiểu
trượt lở đất thường gặp, đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả của trượt lở
đất như dự báo được những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi trượt lở đất
- Đánh giá diễn biến của quá trình trượt lở đất đá dọc hành lang đường Hồ
Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2009 của
Nguyễn Hoàng Sơn và Phan Thanh Hằng đã đưa ra quá trình trươt lở đất trong
giai đoạn 2005 – 2009 thiệt hại về diện tích của trượt lở đất, các nguyên nhân
dẫn đến trượt lở đất, đưa ra các giải pháp phi công trình giải quyết tai biến trượt
lở đất đá như: Điều tra tổng hợp và phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên
( thủy văn, thảm thực vật,…)… giải pháp công trình có xây dựng hệ thống rãnh
thoát nước trên sườn có độ cao khác nhau, xây dựng tường rọ đá [2].
Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về hiện tượng trượt lở đất nhưng chưa có đề
tài nào đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của trượt lở đất đến kinh tế - xã hội và các
biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của trượt lở đất, xuất phát từ vấn đề đó tôi đã
làm đề tài “ Đánh giá tác động của hiện tượng trượt lở đất đến kinh tế - xã hội
trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp giảm

thiểu”.

17


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình trượt lở đất trên địa bàn huyện A Lưới.
- Ảnh hưởng của trượt lở đất đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân ở
huyện A Lưới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nên việc đánh
giá mức độ ảnh hưởng của trượt lở đất đến kinh tế - xã hội được thực hiện tại xã
Hồng Thủy nơi diễn tra hiện tượng trượt lở đất nhiều nhất trên địa bàn huyện A
Lưới.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ 05/01/2015 đến 08/05/2015.
- Phạm vi số liệu: Thu thập từ năm 2005 – 2014
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có sử dụng một số phương pháp sau:
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Hồng Thủy thuộc huyện A Lưới được lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu
vì đây xã chịu tác động trực tiếp của trượt lở đất. Đây là vùng đồi núi nên đặc
thù ở đây là sườn dốc nên trượt lở đất xảy ra nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống
người dân ở đây, đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của người dân.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Phương pháo thu thập số liệu sơ cấp
a. Phỏng vấn người am hiểu
- Đối tượng phỏng vấn
Hạt trưởng Hạt Quản Lí Đường Bộ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thông tin thu thập:
+ Tình hình trượt lở đất của vùng đồi núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Ảnh hưởng của trượt lở đất đến kinh tế - xã hội của người dân vùng đồi núi
huyện A Lưới, tỉnh ThừaThiên Huế.
b. Phỏng vấn hộ nông dân (phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc)
Phỏng vấn 105 hộ bị ảnh hưởng trượt lở đất ở xã Hồng Thủy, huyện A Lưới
về các nội dung:
- Tình hình trượt lở đất của địa phương.
- Nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng.
- Hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng.
18


- Các hoạt động ứng phó về sinh kế.
3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thu thập báo cáo thiệt hại về trượt lở đất tại Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện A Lưới, phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện A
Lưới, Hạt Quản lí Đường Bộ huyện A Lưới, Hạt Kiểm Lâm huyện A Lưới, Ủy
Ban Nhân Dân huyện A Lưới, Ban Dự án Đầu Tư huyện A Lưới, xã Hồng Thủy
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện A Lưới tại Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp xử lí số liệu
Các số liệu thu thập được chủ yếu là các số liệu chưa đồng nhất. Để tiện cho
việc phân tích cần xử lý số liệu, bao gồm các công việc như tính toán, sắp xếp số
liệu, lập bảng biểu, hệ thống các chỉ tiêu… công việc này chủ yếu thông qua
phần mềm Microsoft Excel.
3.3.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu, thu thập và kế thừa các
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tiến hành phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó,
đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Số liệu được thu thập từ
các nguồn: Các khóa luận đã có, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí, báo cáo
từ cơ quan thực tập, sách báo, internet…
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế
- Đánh giá tình hình trượt lở đất trên địa bàn huyện A Lưới trong giai đoạn
2005 – 2014.
- Tác động của trượt lở đất đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện A
Lưới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó, giảm nhẹ tác động của trượt lở đất
nhằm bảo phát triển kinh tế - xã hội cho người dân.

19


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện A Lưới là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cách
thành phố Huế 70 km. Địa giới huyên A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lí
từ 16’00’00’ đến 16’16’30’ vĩ độ Bắc và từ 107’00’00’ đến 107’30’00’ kinh độ
Đông.
Diện tích tự nhiên của huyện A Lưới là 1.224,64 km 2. Là huyện biên giới
với 84 km đường biên giới quốc gia, nên huyện A Lưới là nơi xung yếu tiếp giáp

với nhiều lãnh thổ khác nhau [16].
Phía Bắc giáp với huyện Phong Điền và huyện Đa Krông( tỉnh Quảng Trị).
Phía Nam giáp huyện Tây Giang ( tỉnh Quảng Nam )
Phía Đông giáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Nam Đông tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Huyện A Lưới có con đường Hồ Chí Minh xuyên Bắc Nam chạy qua, nối
liền Quảng Nam, Huế, Lao Bảo( Quảng Trị). Ngoài ra còn có quốc lộ 49 dài 75
km. Nên huyện A Lưới là nơi giao lưu quan trọng với nước Lào.
Huyện A Lưới bao gồm 21 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn A Lưới
và 20 xã: Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hà, Hồng Bắc,
Bắc Sơn, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Phú Vinh, Nhâm, Hồng Thái, Hồng
Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng, Hương
Nguyên [19].

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí hành chính huyện A Lưới
20


4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa bàn huyện A Lưới nằm trong vùng núi thấp Tây Trị Thiên thuộc dãy
Trường Sơn Bắc và được ngăn cách với vùng núi thấp Tây Quảng Bình bằng
khu vực sụt lún, dấu vết đứt gãy kiến tạo lớn. A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn
nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cắt mạnh. Độ
cao trung bình của huyện A Lưới là 500 - 1.000 m, trong đó có một số đỉnh
cao vượt trên 1.400 m như: Động Ngại (1.774 m), động A So (1.528 m), động
A Nô (1.485 m). Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một
thung lũng sụt lún A So - A Lưới, chiều dài 25 - 30 km, chiều rộng khoảng 2 - 4
km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh
sống chủ yếu của các dân tộc ở A Lưới.

Qua các tài liệu nghiên cứu có 3 dạng phức hệ địa hình chủ yếu là phức
hệ địa hình núi, phức hệ địa hình đồi và phức hệ địa hình thung lũng, với diện
tích của các nhóm kiểu địa hình được trình bày như bảng:
Bảng 4.1. Diện tích của các nhóm địa hình ở huyện A Lưới
STT

Nhóm kiểu địa hình

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (% )

Tổng số

122.463,60

100

1

Núi trung bình cao

15.502,16

12,65

2

Núi trung bình thấp


57.284,53

46,78

3

Núi thấp

13.162,78

10,75

4

Đồi cao

15.940,36

13,02

5

Thung lũng

20.573,76

16,80

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường)
Qua bảng 4.1 chúng ta nhận thấy địa bàn A Lưới chủ yếu là núi trung bình

thấp (750 - 1.400 m) chiếm đến 46,78 % diện tích huyện và hiện nay trên hầu hết
diện tích này có thảm thực vật rừng tự nhiên bao phủ. Nét đặc trưng của vùng núi
A Lưới là mức độ chia cắt sâu lớn (300 - 4.000 m) và mức độ cắt ngang tương đối
rõ nét. Các bậc độ cao trên 1.000 m nối liền thành một dãy chạy gần về phía
Đông tạo nên đường phân thủy của vùng. Bề mặt 800 - 900 m chiếm phần lớn
diện tích phần Tây Bắc là dấu vết của bề mặt san bằng cổ. Thung lũng A So - A
Lưới nằm ở độ cao 500 - 600 m, có địa hình tương đối bằng phẳng dạng bãi bồi
hay bậc thềm, tuy diện tích không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của huyện.
Do quá trình kiến tạo mà ở đây hình thành nên một thung lũng sụt lún A So
- A Lưới, chiều dài 25 – 30 km, chiều rộng khoảng 2 – 4 km và chạy theo hướng
21


Tây Bắc – Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của
các dân tộc ở A Lưới. Địa hình ở đây chủ yếu là núi, đồi núi, thung lũng.
4.1.1.3. Thủy văn
Lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối ở A Lưới khá dày đặc.
Trong khu vực có năm con sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ và sông A
Sáp, A Lin, Đa Krông... Sông Hữu Trạch, sông Bồ chảy về sông Hương rồi đổ ra
biển Đông, còn sông A Sáp lại chảy sang Lào. Lưu vực sông A Sáp là nơi tập
trung sinh sống của phần lớn dân cư huyện A Lưới. Con sông này bắt nguồn từ
biên giới Việt Lào chảy dọc theo thung lũng A So - A Lưới đến xã Hồng Thượng
dòng sông chuyển sang hướng Tây rồi chảy qua xã Hồng Thái, Nhâm sau đó hội
lưu với sông A Lin chảy từ phía Bắc xuống ngay tại biên giới Việt Lào. Mặc dù
lưu vực không lớn, nhưng sông A Sáp chảy qua nhiều xã, kết hợp với hàng chục
con sông suối lớn nhỏ đã phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt
cho nhân dân trong huyện. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy lưu lượng nước
của các con sông trong vùng lớn, modul dòng chảy đạt tới 68 l/s/km 2 và hệ số
dòng chảy chuẩn đạt 6,70.

Thảm thực vật rừng che phủ tốt kết hợp với tầng đất dày, dễ thấm nước nên
mùa lũ chỉ kéo dài 3 tháng gần cuối mùa mưa (tháng 10 - 12), tức lũ xảy ra
chậm gần 4 tháng và kết thúc trước 1 tháng so với mùa mưa. Một thuận lợi nữa,
về mùa khô nhờ có nước ngầm cung cấp (khoảng 35 – 40 %) cho các sông suối
ở đây, nhờ vậy sông suối ít khô cạn.
Qua nghiên cứu đặc điểm thủy văn của huyện A Lưới có thể rút ra một số
nhận xét sau:
- Lượng dòng chảy lớn nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các tháng và
mùa trong năm cũng như giữa năm này với năm khác.
- Trong năm lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm
60 – 70 % lượng dòng chảy cả năm), còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất
hạn chế.
- Lượng dòng chảy tháng lớn nhất là tháng 10, chiếm 25 – 30 % lượng dòng
chảy cả năm và tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 2 và 3.
- Vào mùa cạn lượng dòng chảy thấp. Chỉ có tháng 5 và tháng 6 ở đây thường
có mưa tiểu mãn nên làm cho dòng chảy ở hai tháng này lớn hơn hẳn so với các
tháng khác trong mùa cạn.
4.1.1.4. Khí hậu, thời tiết
Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với độ cao trung
bình từ 500 - 1.000 m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới
điển hình của miền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc: Khí
hậu duyên hải Bắc Trung Bộ sườn Đông Trường Sơn.
Các yếu tố khí tượng trung bình năm ở trạm khí tượng A Lưới:

22


- Nhiệt độ trung bình năm 2012 là 22,40C, từ năm 2007 đến 2012 không có
năm nào nhiệt độ tăng trên 230C và giảm dưới 210C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất
là tháng 1 với 17,60C và cao nhất là tháng 6 với 25,80C, ta có thể thấy biên độ

nhiệt dao động nhỏ. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho địa phương này.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm là 2.351,8 mm, tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng 9 (518.7 mm), tháng 8 ít mưa nhất (71 mm), huyện là
một trong hai vùng có lượng mưa cao của tỉnh và vùng còn lại là huyện Nam
Đông. Trong năm có 218 ngày mưa, đặc trưng khí hậu nơi đây có tính chất
chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến
sớm và kết thúc muộn (từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau). Tháng 5, 6, 7 buổi
chiều hay có mưa dông tạo độ ẩm không khí khá thuận lợi cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí năm 2012 là 89 %. Những tháng có độ ẩm cao
nhất là các tháng 1, 2, 11, 12 với chỉ số cao nhất 96 % và tháng có độ ẩm nhỏ
nhất là tháng 8 với chỉ số 79 %. Vì vậy, tiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí
hậu nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát mùa đông hơi lạnh.
- Số giờ nắng: Số giờ nắng trong năm 1.678 giờ/năm. Theo số liệu từ 2005 đến
nay số giờ nắng cao thường diễn ra vào tháng 6, tháng 7; năm 2012 tháng có số
giờ nắng cao nhất là tháng 12 (177 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng
1 (53 giờ).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 889 mm chiếm 27,1 % tổng
lượng mưa cả năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Gió
Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau thường kèm theo
mưa và dông bão. Gió Tây Nam di chuyển từ Lào sang, hoạt động từ tháng 4 - 8
thường khô nóng. Tốc độ gió trung bình từ 1,6 - 3,6 m/s.
A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại
nhiều thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, ẩm độ... rất thích hợp
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết đặc biệt
là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở
ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy chính quyền địa phương cần
có giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát
triển, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân [19].

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Với tổng diện tích tự nhiên là 122.463,60 ha chiếm ¼ diện tích của tỉnh
Thừa Thiên Huế trong đó có gần 661,30 ha đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng, núi đá không có rừng cây là 681,59 ha. Diện tích đất đang sử dụng cho
các mục đích là 119.247 ha chiếm 97,37 % so với tổng diện tích tự nhiên, còn lại
3.216,62 ha đất chưa sử dụng chiếm 2,63 %. Với sự chi phối của nham thạch và

23


địa hình nên ở A Lưới phát triển thành các loại đất khác nhau do các quá trình
hình thành đất rất khác nhau.
Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích các loại đất theo nguồn gốc phát sinh.
STT


hiệu

Tên các loại đất
Tổng số

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

122.463,60


100,00

1

Đất phù sa được bồi hàng năm

Pb

529,9

0,43

2

Đất phù sa ít được bồi hàng năm

Pi

1.305,3

1,07

3

Đất phù sa không được bồi

Pk

4.149,1


3,39

4

Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ

F

110,2

0,09

5

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

33.728,31

27,54

6

Đất đỏ vàng trên đá sét

Fs

75.666,3


61,79

7

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

5.455,1

4,45

8

Đất vàng đỏ trên đá Granit

Fa

756,1

0,62

9

Sông, suối, ao hồ

763,29

0,62


(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường)
- Nhóm đất phù sa (Pb,Pi,Pk):
Được hình thành do sự bồi tụ của các con sông với diện tích 5.984,3 ha
chiếm 4,9 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở địa hình có độ dốc cấp I và
cấp II, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Do sự phân bố địa
hình nên các sông trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc tốc độ dòng chảy lớn vì
vậy các sản phẩm bồi tụ thô, ít, diện tích không tập trung, chất lượng đất kém so
với đất ở hạ lưu. Tuy nhiên đây vẫn là phần diện tích có giá trị nhất thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp ở huyện A Lưới. Hiện nay, diện tích này đang được sử
dụng vào mục đích nông nghiệp với các loại cây trồng chính là cây lúa và các
loại cây hoa màu khác.
- Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ (F):
Diện tích nhỏ, chỉ chiếm 0,09 % diện tích tự nhiên (110,2 ha) phân bố ở
địa hình thấp trũng trong các thung lũng ở xã Hồng Vân, xã Hồng Trung. Là
sản phẩm tích tụ của quá trình rửa trôi xói mòn. Thành phần cơ giới từ cát
pha đến thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá, độ dày tầng đất từ 70 - 100 cm.
Diện tích này rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa cho
năng suất cao.
24


- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):
Diện tích 33.504,9 ha chiếm 27,36 % diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết
các xã trong huyện, được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: Granit,
macma axit, trầm tích và biến chất... Đá phong hoá yếu, có nhiều mảnh vụn
nguyên sinh, trên cùng là lớp thảm mục hoặc bùn thô than bùn trên núi. Tỷ lệ
mùn cao nhưng phân giải chậm, lân, kali nghèo. Nhìn chung đây là nhóm đất tốt,
có khả năng trồng được cây công nghiệp ngắn và dài ngày như lạc, mía, cà phê,
cao su,...
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs):

Diện tích 75.366,3 ha chiếm 61,54 % diện tích tự nhiên, được phát triển
trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi. Phân bố ở
địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới từ
thịt nặng đến trung bình thấp, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm
đất này rất thích hợp cho trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp cao su, cà phê, hồ
tiêu, mía, thông keo, màu...
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp):
Diện tích 5.455,1 ha chiếm 4,45 % diện tích tự nhiên, có tầng dày canh tác
lớn hơn 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Loại đất này
có màu nâu vàng, cấp hạt không đồng nhất, lớp trên cùng thường nhiều cát hơn
lớp dưới. Địa hình có dạng lượn sóng và bát úp, tầng đất khô, hàm lượng các
chất từ trung bình đến khá, mực nước ngầm nông. Trên nhóm đất này có thể
trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây ăn quả, cây lương thực và một
số cây công nghiệp.
- Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa):
Diện tích 756,1 ha chiếm 0,62 % diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở xã
Hương Nguyên. Do địa hình dốc nên quá trình phong hoá yếu, đá mẹ chủ yếu là
Granit. Đất này có tầng dày mỏng (< 30 cm) thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước
tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến khá thích hợp
với việc trồng các loại cây như chè, dứa, cà phê... Tuy nhiên trên loại đất này
cần phải áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ đất mới có thể sản xuất lâu dài.
- Đất sông, suối, ao hồ:
Diện tích 763,29 ha chiếm 0,62 % diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở
xã Hương Nguyên, Thị trấn A Lưới, Hồng Hạ. Đây là nguồn nước chính phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Tài nguyên nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của loài người. Nước
được cung cấp từ 2 nguồn chính:
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nguồn nước mưa và nước

của hệ thống sông A Sáp, A Lin, Suối Trà Vệ, Cha Linh và hệ thống khe suối ở
25


×