Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.61 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ TẠI HUẾ

TIỂU LUẬN
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM TẠI HUYỆN A LƯỚI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Mạnh Hùng
LỚP: HCC 16M
MÔN: Hoạch định chính sách công

A Lưới, tháng 01/2013
1
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện Đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của Tiểu luận
1
1
1
1
1
1
B. NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
I. VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM


1. Việc làm.
a) Khái niệm và phân loại.
b) Các đặc trưng của việc làm
c) Các chỉ tiêu đo lường
2. Tạo việc làm.
a) Khái niệm
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm.
c) Các chính sách tạo việc làm.
3. Mục đích ý nghĩa của tạo việc làm .
4. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực .
5
5
5
5
6
6
7
8
8
8
8
8
9
9
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TẠO VIỆC LÀM ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
1. Ảnh hưởng của tạo việc làm đến việc sử dụng nguồn nhân lực
2. Sự cần thiết phải tạo việc làm và giải quyết việc làm cho
người lao động
10

10
11
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA HUYỆN A
LƯỚI TRONG BA NĂM 2010 - 2012
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG
1. Ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2. Về dân số
3. Về lực lượng lao động:
4. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương:
5. Về phân bố lao động.
12
12
12
12
12
13
13
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH VIỆC
LÀM CỦA HUYỆN NĂM 2012 – 2013 TẠI HUYỆN A LƯỚI
1. Công tác chỉ đạo điều hành.
2.Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tạo việc làm cho lao
động nông thôn
3. Công tác tuyên truyền tư vấn học nghề.
13
14
14
14
14
2

4. Kết quả đào tạo nghề
a. Lao động nông thôn.
b. Cán bộ công chức xã:
5. Hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá
15
15
15
16
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA TÌNH
TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM .
1. Đặc điểm, tình hình chung
2. Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh
2.Chất lượng lao động
17
17
18
18
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM, ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Những mặt làm được:
2. Những tồn tại yếu kém, nguyên nhân
18
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM
I. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM HUYỆN
1. Mục tiêu.
2. Kế hoạch dài hạn gồm:
3. Kế hoạch ngắn hạn hàng năm:

4. Kế hoạch thực hiện năm 2013
19
19
19
19
19
20
20
20
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN
MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2011 VÀ ĐẾN NĂM
2015
1. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
1.1 Trong nông nghiệp -nông thôn.
1.2. Trong ngành công nghiệp.
1.3. Ngành xây dựng:
1.4. Ngành thương mại du lịch dịch vụ.
1.5. Ngành quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể và sự nghiệp:
1.6 Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển tạo
nhiều chỗ làm mới.
21
21
21
21
21
21
22
22
2. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng lao động
2.1. Quy hoạch lại hệ thống mạng lưới đào tạo, dạy nghề, đầu tư

hợp lý cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho Trung tâm dạy nghề trong
quy hoạch, cụ thể là:
2.2. Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới dạy nghề của huyện trong
năm 2013 tập trung đào tạo và dạy nghề theo các hướng sau:
3. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm
22
22
22
23
C. KẾT LUẬN 24
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Mục lục
3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện Đề tài.
Lao động là vốn quý, là yêu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển
của mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn
đề về dân số, lao động , việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế
xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm lấy
lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát
triển.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.
Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều
kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã
hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao
động làm việc.
A Lưới là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích đất tự
nhiên 1.224,6 km2, dân số năm 2012 là 45.327 người, tổng nguồn lao động (từ
15 tuổi trở lên) chiếm 70,23% dân số. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là chủ

yếu, nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm nhưng chưa được sử dụng hết là
một sức ép rất lớn về việc làm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trong toàn
huyện. Do vậy giải quyết việc làm là một yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện
Vấn đề tạo việc làm đang là sự bức xúc, nóng bỏng của huyện, chính vì lẽ
đó tôi chọn đề tài "Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc
làm ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" với mong muốn nhằm góp một
phần kiến thức của mình vào chương trình giải quyết việc làm của huyện
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp phân tích đánh giá
thực trạng để bổ sung lý luận, gắn lý luận với thực tiễn tại địa phương
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những kiến thức, khái niệm về việc làm
- Phân tích thực trạng về lao động và việc làm tại huyện A Lưới tỉnh Thừa
Thiên Huế trong 03 năm gần đây 2010 – 2012
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp tạo việc làm trên địa bàn huyện
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
- Đối tượng là lao động, nguồn lao động của huyện A Lưới và kết quả thực
hiện các chương trình việc làm trên địa bàn huyện
b. Phạm vi
- Phạm vị nghiên cứu của đề tài là 21/21 xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu là nghiên cứu chung, thống kê , thu thập số liệu,
phân tích
5. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài ba phần đặt vấn đề, nội dung, kết luận, mục lục, bảng biểu, nội dung
của tiểu luận gồm 03 chương
Chương I. Những vấn đề lý luận về lao động, việc làm
4
Chương II. Thực trạng lao động, việc làm của huyện A Lưới trong A Lưới

trong ba năm.
Chương III. Các giải pháp tạo việc làm
5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
I. VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
1. Việc làm.
a) Khái niệm và phân loại.
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều
định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ”. Và ở các quốc gia khác nhau do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người
ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa
chung và khái quát nhất về việc làm.
• Theo bộ luật lao động, Điều 13: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho
công việc đó.
+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền
sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành
công việc đó.
+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù
lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất
nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên
khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. Khái niệm trên nói
chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ
bản. Hạn chế thứ nhất: hoạt động nội trợ không được coi là việc làm trong khi đó
hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất
không hề nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỉ lệ người có việc làm giữa

các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác
nhau phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán,…Có những nghề ở quốc gia
này thì được cho phép và được coi đó là việc làm nhưng ở quốc gia khác lại bị
cấm. Ví dụ: đánh bạc ở Việt Nam bị cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹ đó lại đựơc coi
là một nghề thậm chí là rất phát triển vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu.
• Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù
hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vỗn, tư liệu sản xuất, công
nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó). Sức lao động do người lao động sở hữu.
Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sảnxuất, công nghệ,… có thể do người
lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lýhoặc không. Theo quan điểm của
Mac thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức
lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự
thiếu việc làm hay mất việc làm. Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhàu
mà người ta phân chia việc làm thành
nhiều loại.
Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm chính và việc làm
phụ
6
+ Việc làm chính: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất
hay có thu nhập cao nhất.
+ Việc làm phụ: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất
sau công việc chính. Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời
gian, việc làm đâỳ đủ,
việc làm có hiệu quả,
b) Các đặc trưng của việc làm
Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc
cấu trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía
cạnh của vấn đề việc làm. Bao gồm có:
+ Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi. Cho biết trong số những
người có việc làm thì tỉ lệ nam, nữ là bao nhiêu; độ tuổi nào là lực lượng lao động

chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao động).
+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị).
Cho biết khả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm
việc làm mới trong tương lai.
+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế. Cho biết ngành kinh tế nào trong
nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút được nhiều lao động nhất ở hiện tại và
tương lai; sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này.
Trong nền kinh tế quốc dân ngành kinh tế được chia làm 3 khu vực lớn.
Khu vực I: 2 ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; khu vực II: ngành công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu vực III: dịch
vụ.
+ Cơ cấu việc làm theo nghề. Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra được
nhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của người
lao động.
+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế. Cho biết hiện tại lực lượng
lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế nào và xu hướng
dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai.
Thành phần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
+ Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo
vùng.Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để người
đọc mường tượng được vấn đề. Trong thực tế các đặc trưng trên luôn có tác
động qua lại lẫn nhau.Ví dụ: ta có cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi ở
khu vực thành thị; cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi theo vùng, lãnh
thổ…
c) Các chỉ tiêu đo lường
• Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân
số hoạt động kinh tế.
• Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy
đủ so với dân số hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một
bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của

cải vật chất và dịch vụ.
DSHĐKT = Những người đang làm việc + những người thất nghiệp.
7
Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động +
ngoài độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế
quốc dân. Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc.
2. Tạo việc làm.
a) Khái niệm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất; số
lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác
để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Như vậy, muốn tạo việc làm cần 3
yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện KTXH khác để kết
hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Ba yếu tố này lại chịu tác động của nhiều
yếu tố khác.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm.
+ Nhân tố điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ: là các tiền đề vật chất để
tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất nào. Điều kiện tự nhiên do thiên nhiên
ưu đãi. Vốn do tích luỹ mà có hoặc được tạo ra từ các nguồn khác. Công nghệ do
tự sáng chế hoặc áp dụng theo những công nghệ đã có sẵn. Nhân tố này cùng với
sức lao động nói nên năng lực sản xuất của một quốc gia.
+ Nhân tố bản thân người lao động trong quá trình lao động. Bao gồm: thể
lực, trí lực, kinh nghiệm quản lý, sản xuất của người lao động. Người lao động có
được những thứ này lại phụ thuộc vào điều kiện sống, quá trình đào tạo và tích
luỹ kinh nghiệm của bản thân, sự kế thừa những tài sản đó từ các thế hệ trước.
+ Cơ chế, chính sách kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia: Việc làm được tạo
ra như thế nào, chủ yếu cho đối tượng nào, với số lượng dự tính bao nhiêu,… phụ
thuộc vào cơ chế, chính sách KT-XH của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể.
+ Hệ thống thông tin thị trường lao động: được thực hiện bởi chính phủ và
các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh,…Các
thông tin bao gồm thông tin về: sẽ học nghề ở đâu? nghề gì? khi nào? tìm việc ở
đâu?
c) Các chính sách tạo việc làm.
Chúng ta cần phân biệt việc làm và tạo việc làm. Tạo việc làm là một quá
trình như đã nói ở trên, còn việc làm là kết quả của quá trình ấy. Muốn có được
nhiều việc làm cần có các chính sách tạo việc làm hiệu quả. Có thể kể ra một số
các chính sách tạo việc làm như:
+ Chính sách tạo vốn để phát triển kinh tế;
+ Chính sách di dân đi vùng kinh tế mới;
+ Chính sách gia công sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu;
+ Chính sách phát triển ngành nghề truyền thống;
+ Chính sách phát triển hình thức hội, hiệp hội ngành nghề làm kinh tế và
tạo việc làm.
+ Chính sách xuất khẩu lao động;
3. Mục đích ý nghĩa của tạo việc làm .
Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp
giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm và giải
8
quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng ,nó
mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã
hội .
Mục đích của tạo việc làm nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực , các tiềm năng kinh tế , tránh lãng phí nguồn lực xã hội . Về mặt xã hội tạo
việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá
trình phát triển kinh tế , giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội . Không có
việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như : Trộm
cắp, lừa đảo, nghiện hút giải quyết việc làm cho người lao động nhất là các
thanh niên là hạn chế các tệ nạn xã hội do không có ăn việc làm gây ra và giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi . Về mặt kinh tế khi con người có việc

làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả
mãn nhu cầu vật chất , tinh thần , ổn định và nâng cao đời sống của người lao
động . Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập . Người lao động không muốn
làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội
. Hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt , tiền công không đủ
sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm , hiệu quả làm việc không cao , ỷ lại ngại
đi xa các thành phố thị xã . Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông
thôn lại thiếu cán bộ , thiếu người có trình độ chuyên môn . Bởi vậy tạo điều kiện
có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu
nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động .
Giải quyết việc làm , tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ
tham gia vào qua trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển , là điều
kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người .
4. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực ta không chỉ xem
xét trên một khía cạnh nào đó mà phải ngiên cứu một cách tổng thể toàn bộ các
khía cạnh của nguồn nhân lực .Các khía cạnh này được bao quát bởi nguồn dân
số và thể hiện thông qua quy mô ,cơ cấu , tốc độ tăng dân số :
*Dân số là toàn bộ dân cư sống trên một địa bàn lãnh thổ xác định . Quy
mô , cơ cấu và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng trục tiếp đến số lượng nguồn
nhân lực và nó được thể hiện qua bởi chỉ tiêu tỷ lệ giữa nguồn nhân lực và dân số
. tỷ lệ này càng cao biểu hiện nguồn nhân lực về lao động cầng lớn.
Nguồn lao động là toàn bộ nhóm dân cư có khả năng lao động đã hoặc chưa
tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội . Bao gồm những người trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm
việc trong nền kinh tế.
*Quy mô nguồn lao động ở các quốc gia khác nhau thì khác nhau tuy nhiên
nó đều phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
+ Quy mô phát triển dân số , dân số càng phát triển nhanh thì nguồn lao
động càng lớn .

+ Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số :
+Chế độ chính trị , xã hội , điều kiện tự nhiên của đất nước.
*Nguồn lao động được thể hiện khả năng lao động xã hội nói lên lực lượng
xã hội trong sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn lao động Việt Nam biểu
9
hiện số lao động sản xuất ở các ngành kinh tế của Việt Nam. Nguồn lao động boa
gồm :
- Nguồn lao động có sẵn trong dân số : Đây là dân số hoạt động bao gồm
những người có khả năng lao động đã hoặc chưa tham gia vào quá trình sản xuất
xã hội . Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động , Không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm .
- Nguồn lao động đang tham gia hoạt động kinh tế . Đó là những người có
khả năng lao động , đang hoạt động trong những ngành kinh tế quốc dân .
Như vậy giữa nguồn lao động có sẵn trong dân cư và nguồn lao động tham
gia hoạt động kinh tế có sự khác nhau . Sự khác nhau này là do một bộ phận
những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều nguyên
nhân khác nhau chưa tham gia hoạt động kinh tế như: Thât nghiệp , có việc làm
nhưng không muốn làm việc, còn đang đi học , có nguồn thu nhập khác không
cần đi làm
-Nguồn lao động dự trữ : Là những người có khả năng lao động nhưng
chưa tham gia lao động. Bao gồm :Người làm công việc nội trợ , người tốt nghiệp
các trường phổ thông , trung học , chuyên nghiệp , người đã hoàn thành nghĩa vụ
quân sự.
*Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là việc sử dụng hợp lý lao động đúng
người đúng việc , đúng chuyên môn kỹ thuật nhằm khai thác một cách tối ưu
nguồn lực của người lao động kết hợp với các nguồn tư liệu sản xuất để nâng cao
chất lượng của quá trinh lao động .
Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả thúc đẩy nâng cao năng xuất lao
động xã hội , sử dụng hợp lý quỹ thời gian lao động tạo cho người lao động cóp
cơ hội phát huy năng lực của mình theo nguyện vọng . Đối vớ xã hội tạo được sự

cân bằng giữa các ngành nghề , giữa nông thôn và thành thị ,ghóp phần tránh tình
trạnh dư thừa nhân lực , nâng cao tỷ xuất sử dụng nguồn nhân lực vào các ngành
sản xuất vật chất xã hội .
*Nguồn nhân lực luôn luôn được biểu hiện bởi hai chỉ tiêu đó là chất lượng
và số lương nhân lực .
Thông qua quy mô và tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực ta thấy được số
lượng nguồn nhân lực trong từng thời điểm , từng thời kỳ .
Chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh thông qua cơ cấu nhân lực (Cơ
cấu theo tuổi , giới tính) thông qua trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn của
nguồn nhân lực .
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TẠO VIỆC LÀM ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
NGUỒN NHÂN LỰC
1. Ảnh hưởng của tạo việc làm đến việc sử dụng nguồn nhân lực
Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và vốn. Trong đó, việc sử
dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển đó, tạo
việc làm nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực thông qua các hướng sau :
Tạo việc làm và giải quyết việc làm nhằm phân bổ lao động một cách hợp lý
, góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý đưa đến một hệ thống lao động phù hợp
với cơ cấu hệ thống ngành nghề có sự phối hợp hài hoà giữa các bộ phận tổ
10
chức , bố trí lao động phù hợp với đặc điểm tính chất của công việc sẽ nâng cao
năng suất lao động cá nhân , giúp họ phát triển khả năng và sự sáng tạo của mình
cho quá trình sản xuất phát triển .
Tạo ra nhiều chỗ làm việc mới sẽ thu hút được nhiều lao động tham gia vào
quá trình sản xuất xã hội và sẽ giải quyết các vấn đề mang tính xã hội như : Nâng
cao , cải thiện đời sống ,hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong xã hội .
Tạo việc làm là một trong những động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực vì khi các công việc được taọ mới bao giờ cũng đòi hỏi một
chuyên môn kỹ thuật cao ở người lao động mà theo quy luật của quá trình tuyển

dụng thì người ứng cử viên cũng phải có một trình độ tương đương bởi thế cho
nên người luôn có xu hướng tích luỹ kiến thức , trình độ lành nghề cho chính
mình để có cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế .
2. Sự cần thiết phải tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao
động
Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội , nó thể
hiện vai trò của xã hội đối với người lao động , sự quan tâm của xã hội về đời
sống vật chất ,tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan
hệ giữa xã hội và người. Việc làm là nơi diễn ra những hoạt động của người lao
động , những hoạt động này được công nhận qua những công việc mà họ đã làm
và nó cũng là nơi để họ thể hiện những kết quả học tập của mình đó là trình độ
chuyên môn .
Tạo việc làm là vấn đề chính để người lao động có việc làm và có thu nhập
để tái sản xuất sức lao động xã hội , giảm tỷ lệ thất nghiệp và do đó hạn chế được
những phát sinh tiêu cực do thiếu việc làm gây ra .
Tạo việc làm đáp ứng nhu cầu tìm việc nhu cầu lao động của con người vì
lao động là phương tiện để tồn tại chính của con người .
Do đó mọi chủ trương chính sách đúng đắn là phải phát huy cao độ khả
năng nguồn lực con người , nếu có sai phạm thì nguồn lao động sẽ trở thành gánh
nặng , thậm trí gây trở ngại , tổn thất lớn cho nền kinh tế cũng như xã hội Vì vậy
một quốc gia giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động là thành công lớn
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , chính tri của mình.
11
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA HUYỆN A LƯỚI TRONG
BA NĂM 2010 - 2012
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG
1. Ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên
A Lưới là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 106 km
đường Hồ Chí Minh đi qua và 2 Cửa khẩu: A Đớt – Tà Vàng và Hồng Vân - Cu

Tai. Phía Bắc giáp huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị; phía Nam giáp huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam; Phía Tây giáp nước CHDCND Lào (84 km), phía Đông
giáp huyện Phong Điền và Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huyện có 20 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã biên giới; 11 xã đặc biệt khó
khăn (xã Hương Lâm mới thoát khỏi Chương trình 135 giai đoạn II) và 16 thôn
đặc biệt khó khăn thuộc 8 xã, thị trấn. Xã biên giới hầu hết thuộc xã đặc biệt khó
khăn (10/11 xã).
Tổng diện tích đất tự nhiên: 123.273,19 ha, trong đó: Đất nông nghiệp:
98.408,6 ha (trong đó đất lâm nghiệp: 92.874,87 ha); Đất phi nông nghiệp
5.459,79 ha; Đất chưa sử dụng: 19.404,8 ha (chủ yếu là đồi núi đá, sông suối).
2. Về dân số
Dân số toàn huyện là 10.628 hộ/45.053 khẩu, 83% là người đồng bào dân
tộc thiểu số. Trong đó, dân tộc Pa Kô chiếm tỷ lệ 46%, dân tộc Tà Ôi: 26%, dân
tộc Kinh: 17% , dân tộc Cơ Tu: 10%, còn lại 1% là các dân tộc khác như Pa Hy,
Vân Kiều, Thái, Mường, Hoa, Cao Lan, Tày, H’Re…Hầu hết đều là người dân
tộc thiếu số tại chỗ, riêng chỉ có dân tộc Thái, Mường, Hoa, Cao Lan, Tày, H’Re
là các dân tộc từ một số tỉnh phía Bắc và các tỉnh Nam Trung bộ.
Hiện có 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Trong đó, số lượng
tín đồ Công giáo là 123 hộ/546 khẩu, Phật giáo là 373 hộ/1.463 khẩu, chủ yếu tập
trung tại xã Sơn Thủy. Tổng số hộ nghèo năm 2012 là 2.262 hộ/9.607 khẩu
(chiếm 21,28%), cận nghèo là 1.589 hộ/7.080 khẩu (chiếm 15%). Có 98% hộ
nghèo, hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số với 2.226 hộ nghèo và 1.535 hộ
cận ngh
Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện A Lưới và niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2012.
Tổng dân số toàn huyện là 45.455 người. Trong đó: Thành thị: 7.055 người,
Nông thôn: 38.390 người
3. Về lực lượng lao động:
- Số người trong độ tuổi lao động: 26.987 người Nữ: 13.223 người
- Số người có việc làm: 22.164 người Nữ: 9.876 người

Trong đó số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật: 4.205 người, chiếm tỷ
lệ: 18.97 % , lực lượng lao động trẻ chưa qua đào tạo là 82%, chủ yếu là lao động
phổ thông.
Lực lượng lao động còn một số hạn chế: Trình độ, chuyên môn, tác phong
chưa theo kịp với thời đại; Một bộ phận thanh niên nông thôn vẫn chưa nhận thức
được hướng đi sau khi trưởng thành, phụ thuộc nhiều vào gia đình mang nặng
tính ỷ lại, trông chờ, không tạo cho mình sức ép về công việc
12
4. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương:
- Công nghiệp, Xây dựng: 1.603 người Tỷ lệ: 7.23 %
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp: 15.731 người Tỷ lệ: 70.98 %
- Du lịch, Dịch vụ và khác: 4.830 người Tỷ lệ: 21.79 %
Trong đó: Lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở thành thị:
2175người, chiếm tỷ lệ: 67.45 %
5. Về phân bố lao động.
a) Phân bố lao động theo địa giới hành chính 2011
TT Xã/Thị trấn
Tổng số
hộ dân

Tổng số
khẩu
Lao động
% so với
dân số
1 Xã A Ngo 131 2492 1962 78.7
2 Xã Phú Vinh 704 845 703 83.2
3 Xã Hồng Thủy 744 2047 1518 74.1
4 Thị trấn A Lưới 1789 5432 4537 83.5
5 Xã Hồng Vân 284 1980 1527 77.1

6 Xã Hồng Hạ 482 1212 935 77.1
7 Xã Hồng Kim 272 1447 1165 80.5
8 Xã Bắc Sơn 269 888 668 75.2
9 Xã Sơn Thủy 372 2388 1938 81.1
10 Xã Hồng Quảng 697 1629 1285 78.8
11 Xã Hương Phong 440 331 280 84.5
12 Xã Nhâm 486 1584 1197 75.5
13 Xã Hồng Thượng 251 1659 1341 80.8
14 Xã Đông Sơn 490 1048 791 75.4
15 Xã A Đớt 469 1802 1462 81.1
16 Xã Hồng Trung 563 1512 1120 73.6
17 Xã Hương Nguyên 697 907 698 76.9
18 Xã Hồng Bắc 312 1525 1173 72.4
19 Xã Hồng Thái 508 1115 908 81.4
20 Xã Hương Lâm 498 1532 1249 81.5
21 Xã A Roằng 671 1962 1537 78.3
TỔNG 10349 35337 27994 79.2
Việc phân bố lao động giữa các ngành, các xã thị trấn, phản ánh lực lượng
lao động được tập trung chủ yếu ở khu vực trong nông thôn nông nghiệp. Lao
động khu vực thành thị, ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ
chưa pháp triển.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM
CỦA HUYỆN NĂM 2010 – 2012 TẠI HUYỆN A LƯỚI
1. Công tác chỉ đạo điều hành.
Thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết HĐND huyện khóa X nhiệm kỳ 2010 –
2015 về chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, một trong
13
những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đó là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% và
chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 25 – 30% năm 2015.
Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Đào tạo nghề và giải quyết việc làm từ cấp

huyện đến cấp xã, thị trấn để triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ nhằm phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo cấp
huyện được thành lập có 32 thành viên do đồng chí Phó chủ tịch làm trưởng ban,
cơ quan thường trực là phòng Lao động TBXH huyện, thủ trưởng các phòng ban
liên quan và cấp xã, thị trấn là thành viên. Ban chỉ đạo cấp xã ,thị trấn có 282
thành viên do đồng chí Phó chủ tịch khối văn xã làm trưởng ban, thành viên là 5
hội đoàn thể, cán bộ công chức lao động- xã hội và các trưởng thôn là thành viên.
Sự chỉ đạo thống nhất từ cấp huyện về cấp xã, thôn, sự phối hợp đồng bộ với các
đơn vị liên quan cũng đã tạo nên hiệu quả tốt cho hoạt động đào tạo nghề.
2. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tạo việc làm cho lao động
nông thôn
Cụ thể hóa chương trình đào tạo cho lao động nông thôn là tập trung các
nghề mũi nhọn giảm nghèo nhanh bền vững, phù hợp với điều kiện phát triển
miền núi A Lưới trong giai đoạn 2010 - 2020, trong đó quan tâm và tập trung 2
lĩnh vực phát triển công nghiệp và dịch vụ, cân đối tập trung phát triển nông –
lâm nghiệp tương xứng.
3. Công tác tuyên truyền tư vấn học nghề.
Phối hợp với khối đoàn thể như MTTQVN, hội Phụ nữ huyện, Đoàn thanh
niên… phối hợp chỉ đạo từ huyện xuống xã, thôn, tổ chức tuyên truyền, lồng
ghép chương trình dạy nghề vào trong các buổi tập huấn theo lĩnh vực ngành,
mục đích cho người lao động thấy được tầm quan trọng của việc học nghề và tìm
kiếm nghề nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình, từng bước giảm nghèo
hiệu quả và bền vững.
Trong 3 năm 2010-2012 chương trình lồng ghép công tác tuyên truyền học
nghề trong chương trình giảm nghèo có 10 đợt, với số lượng trên 800 lượt người
được tuyên truyền, chủ yếu là cho cán bộ cấp thôn bản trực tiếp quản lý hộ dân.
Số cán bộ trên được phân công tuyên truyền về chương trình dạy nghề ở
nông thôn theo Quyết định 1956 cho các thôn bản, nhìn chung người dân vùng
sâu vùng xa nắm bắt được chế độ đào tạo nghề và chính sách ưu đãi trong chế độ
này đạt trên 90%, trong đó người nắm bắt và quan tâm đến vấn đề dạy nghề và

tầm quan trọng của nó thì còn khiêm tốn trong khoảng 50%.
4. Kết quả đào tạo nghề
a. Lao động nông thôn.
+ Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo: Trong 2
năm 2011 và 2012 địa bàn huyện A Lưới đã đào tạo được 1.031 lao động. Sau
khi học nghề số học viên làm đúng nghề đào tạo là 628 lao động. Trong đó, được
doanh nghiệp tuyển dụng là 120 người; số học viên tham gia làm trong hợp tác xã
(dệt thổ cẩm) là 50 người; số học viên tự tạo việc làm tại gia đình là 458 lao
động.
+ Tỷ lệ LĐNT làm đúng với nghề đào tạo được phân theo:
- Nhóm nông nghiệp: chiếm 32%
- Nhóm làng nghề: chiếm 13%
14
- Nhóm công nghiệp và dịch vụ: chiếm 16%
+ Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm
học là 43 hộ.
+ Số doanh nghiệp thực hiện theo đúng cam kết đã ký: 02 doanh nghiệp
(DNTN Linh Sơn và công ty may Scavi)
+ Tỷ lệ lao động trong xã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông
nghiệp sau học nghề:
Đa số lao động nông thôn trên địa bàn huyện đều hoạt kinh tế trong lĩnh vực
nông nghiệp. Sau khi được học nghề, tỷ lệ lao động chuyển từ nông nghiệp sang
phi công nghiệp năm 2011 chiếm 1,3% và năm 2012 chiếm 1%.
b. Cán bộ công chức xã:
Chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công chức xã về lĩnh vực đào tạo nghề
mỗi năm 1 đợt, tổng cộng có 80 cán bộ được tham gia tập huấn ở cấp huyện và
cấp sở.
5. Hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá
Hàng năm, sở lao động TBXH, đoàn kiểm tra của huyện, Ban chỉ đạo Đề
án 1956 – Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều tiến hành kiểm tra công tác

dạy nghề, việc làm, lao động…trên địa bàn. Qua đánh giá kiểm tra đã giúp huyện
khắc phục những điểm yếu tồn tại chưa tháo gỡ được.
Bước đầu công tác dạy nghề trên địa bàn huyện đã đi vào ổn định, công tác
phối hợp tuyên truyền vận động cũng đã phần nào giúp người lao động hiểu được
tầm quan trọng của công tác dạy và học nghề, nhiều người được đào tạo nghề đã
tự mình mở mang nghề và kiếm được việc làm cho bản thân, nâng cao đời sống
cho gia đình, từng bước giảm nghèo bền vững.
Đề án dạy nghề trên địa bàn huyện được sự quan tâm của Huyện ủy –
HĐND - UBND và chỉ đạo nghiệp vụ của sở Lao động TBXH tỉnh nên đã có
được một số thành tích đào tạo nghề trong 3 năm 2010-2012.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại yếu kém đó là:
Cấp xã chưa quan tâm đến chương trình dạy nghề, chưa thấy được tầm quan
trọng của chương trình này trong phát triển kinh tế của địa phương.
Người dân còn thờ ơ với công tác học nghề, dạy nghề, không thiết tha với
chương trình đào tạo nghề của Chính phủ.
Sự phối hợp các ban ngành còn lỏng lẻo, đôi lúc thiếu đồng bộ. Còn tập
trung vào chuyên môn coi nhẹ chương trình dạy nghề.
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT
NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM .
1. Đặc điểm, tình hình chung
A Lưới là huyện có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp. 80%
dân số là người dân tộc thiếu số, trình độ dân trí thấp. Đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao so với mặt
bằng chung toàn tỉnh.
Dân số và lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, nông nghiệp. Trong khi
sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang nền sản xuất hàng hoá, các ngàng
nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống chưa phát triển và mở rộng
15
nên tình trạng thiếu việc làm và quỹ thời gian lao động chưa được khai thác sử
dung đầy đủ.

A Lưới là huyện huyền núi, nằm trong khu vực địa hình của dãy Trường
Sơn, có độ cao trung bình 600-800m so với mặt nước biển. Địa hình chủ yếu là
núi cao, đi lại giao lưu kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư từ
ngoài vào.
2. Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh
+ Hiệu quả các ngành SXKD chưa cao, chưa có ngành công nghiệp mũi
nhọn, công nghệ cao, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, công
nghiệp Chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường
+ Các doanh nghiệp còn ít, kể cả các doanh nghiệp của TW đóng trên địa
Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đang sử dụng khoảng 2000 lao động
,nhưng việc làm cho người lao động chưa đảm bảo ổn định thường xuyên, tiền
lương, bảo hộ lao động ,thời giờ làm việc, nghỉ ngơi cũng chưa hợp lý và thực
hiện đúng theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Chất lượng lao động
Chất lượng lao động còn hạn chế, lao động phổ thông chiếm đại bộ phận
(81,5%) .Lao động có chuyêm môn lao động cấp thấp (18,5%)trong đó đáng chú
ý là CNKT và nhân viên nghiệp vụ chỉ có 9,5%. Công tác tư vấn giới thiệu việc
làm chưa được phát triển mạnh.người lao động chưa hiểu đúng và đầy đủ quan
nirmj về việc làm, còn mang nặng tư tưởng trông chờ vào nhà nước. Công tác
đào tạo nghề cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức, Trung tâm dạy
nghề huyện mới chỉ được thành lập năm 2011, cơ sở dạy nghề trong tỉnh hiện nay
còn nhiều khó khăn nhất là cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nội dung chương
trình giảng dạy Do đố chưa mở rộng được quy mô và nâng cao chất lượng đào
tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động và yêu cầu phát
triển của nền sản xuất xã hội.
- Trong các phương hướng , kế hoạch, các chương trình kinh tế xã hội của
các cấp các ngành, các đưn vị, vấn đè lao động, việc làm chưa được đề cập đúng
vị trí, chưa coi việc tạo chỗ việc làm mới là một chỉ tiêu quan trọng.
- Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế mới về việc làm và cơ cấu việc làm
cũng có sự thay đổi nhưng quan niệm về việc làm chưa thực sự đầy đủ đúng đắn.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM, ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Những mặt làm được:
Đa số các nghề được đào tạo chủ yếu là nông nghiệp, nhóm làng nghề và
công nghiệp còn hạn chế. Trong 2 năm qua địa bàn huyện A Lưới đã đào tạo các
ngành nghề với sự phối hợp của các cơ quan đoàn thể trên địa bàn huyện (huyện
đoàn, hội nông dân, phụ nữ…) và trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, trường Cao
đẳng nghề đã đề xuất với phòng LĐTBXH huyện mở các lớp dạy nghề với tổng
số lao động được đào tạo là 1.031 chiếm 3% số lao động nông thôn có nhu cầu
đào tạo nghề. Trong đó 100% là lao động học nghề dưới 3 tháng, không có lao
động được học nghề theo dạng đặt hàng dạy nghề và nhóm đối tượng được hỗ trợ
(trong 1.031 lao động có 655 lao động được đào tạo theo Quyết định 1956, số còn
16
lại là 376 lao động được đào tạo theo dạng Dự án và tổ chức Phi chính phủ), tập
trung vào các ngành nghề sau:
+ Nhóm nghề nông nghiệp đào tạo được 529 lao động chiếm 51% số lao
động được đào tạo. Trong đó: Chăn nuôi thú y (81 lao động); trồng, chăm sóc và
kỹ thuật cạo mủ cao su (140 lao động); trồng và chăm sóc cà phê (75 lao động);
tập huấn dài ngày theo chương trình 135 có (233 lao động).
+ Nhóm làng nghề đào tạo được 140 lao động chiếm 14% số lao động
được đào tạo. Trong đó: Zệt thổ cẩm (80 lao động); chổi đót (30 lao động); đan
lát mây tre (30 lao động).
+ Nhóm công nghiệp và dịch vụ đào tạo được 362 lao động chiếm 35%
số lao động được đào tạo. Trong đó: May công nghiệp (270 học viên); điện dân
dụng (30 học viên); Mộc dân dụng (32 học viên); nấu ăn (30 học viên).
Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo:
Trong 3 năm qua, số nghề được phê duyệt định mức chi phí đào tạo bao
gồm:
Cà phê (2 lớp với 75 học viên); Cạo mủ cao su (4 lớp với 140 học viên); Zệt
thổ cẩm (01 lớp với 37 học viên); Chăn nuôi thú y (3 lớp với 66 học viên); May

công nghiệp (6 lớp với 210 học viên); Mộc dân dụng (01 lớp với 32 học viên).
Ngoài ra các chương trình đào tạo khác Phi chính phủ không tính vào chi phí
đào tạo theo Quyết định 1956.
2. Những tồn tại yếu kém, nguyên nhân
a) Những tồn tại, hạn chế
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ mới thể hiện bề nổi, chưa có bề
sâu, lao động đào tạo xong không tìm được việc làm, nếu có cũng thu nhập thấp.
Nguồn kinh phí hỗ trợ cho chương trình đào tạo nghề không được hỗ trợ
nên Ban chỉ đạo không đủ điều kiện để hoạt động.
Thiếu giáo viên cơ hữu và thiếu kinh nghiệm trong truyền đạt kiến thức
cho người lao động.
Kinh phí cấp chậm nên triển khai dạy nghề bị gián đoan và chậm trễ.
-Ý thức người lao động chưa cao, thờ ơ với công tác đào tạo nghề, coi việc
đào tạo là nhà nước phải lo, bản thân người lao động không mặn mà với việc học
tập cho bản thân, kết quả đào tạo thấp sau khóa học người lao động không tự tìm
được việc làm thích hợp cho mình, hoặc không tự tổ chức sản xuất kinh doanh
được. Tay nghề người lao động kiểm tra yếu, các doanh nghiệp không tuyển đi
làm việc, do vậy đào tạo thì nhiều mà có việc làm sau đào tạo thì ít.
- Lớp lao động trẻ dựa vào cha mẹ từ nguồn trợ cấp hàng tháng không
muốn tham gia lao động nặng nhọc mà thu nhập thấp cho nên các doanh nghiệp
đến địa bàn tuyển lao động thì người lao động không tham gia.
- Địa bàn huyện A lưới không có cơ sở Sản xuất lớn để thu hút lượng lao
động trên địa bàn huyện, lao động lại chủ yếu là thanh niên chưa tốt nghiệp phổ
thông, chất lượng lao động không có nên không thể có cơ hội để làm công việc
có thu nhập cao.
- Việc làm tạo được cho người lao động chủ yếu là cá nhân tự phục vụ gia
đình như nghề Đào tạo thú y, các học viên sau khi học về thì tự mở các trang trại
17
nuôi gà lợn và tự phục vụ thú y nhưng số lượng không nhiều, các nghề phi nông
nghiệp tạo việc làm cho người lao động rất hạn chế.

- Vốn vay để tạo việc làm cho lao động từ nguồn 120 số lượng có hạn,
trong lúc nhu cầu vay vốn lớn hơn thực tế.
- Sự phối kết hợp các cơ quan ban ngành thiếu đồng bộ, mạnh ai nấy làm,
không thống nhất trong việc đào tạo nghề nên rất khó quản lý số lượng và chất
lượng đào tạo.
- Ban chỉ đạo việc làm từ huyện đến xã đều được thành lập nhưng hoạt
động không thường xuyên, kinh phí hoạt động cho công tác này không có, vì vậy
để mở lớp hay tham gia khảo sát, vận động lao động tham gia học nghề gặp nhiều
khó khăn.
b) Bài học kinh nghiệm:
Cần xác định mục tiêu chiến lược nhưng năm tới và giai đoạn 2013-2020
tập trung mũi nhon trong công nghiệp loại hình nào, dịch vụ gì, nông nghiệp tập
trung loại cây con gì để tập trung đào tạo. Không áp đặt cho cơ sở nhưng cũng
không để cơ sở tự đề xuất mà không có sự đồng ý của nhân dân và nghề không
phù hợp với thực tế, cấp huyện chỉ nên định hướng và tư vấn cho cơ sở cho người
dân về lựa chọn nghề.
Công tác tuyên truyền, khơi dậy ý thức tự giác, yêu lao động của tầng lớp
thanh niên là tự lập kinh tế trược khi lập gia đình.
Cấp trên xét duyệt kinh phí sớm để có điều kiện mở lớp ngay từ đầu năm,
đào tạo gắn với việc làm, ít nhất số đào tạo ra có 50-60% tạo được việc làm.
-Tư tưởng tác phong của người lao động miền núi còn trông chờ ỷ lại, thiếu
tính công nghiệp, trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn
chế.
- Người lao động không biết chọn học nghề gì và khó tìm việc làm sau khi
đào tạo xong vì ngại đi xa làm việc chỉ quanh quẩn trong khu vực địa bàn huyện
nên khó có cơ hội có việc làm thu nhập cao.
- Do trên địa bàn huyện chưa có khu công nghiệp, vì vậy việc giải quyết việc
làm sau đào tạo của các lớp nghề phi nông nghiệp là rất khó khăn
- Phong tục tập quán ảnh hưởng không ít đến người lao động. Mặt khác lao
động của A Lưới chủ yếu là lao động phổ thông bên cạnh đó số lao động trẻ rất

ngại làm những công việc nặng nhọc, không kiên trì.
18
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM
I. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
1. Trước hết cần quan niệm về việc làm: Điều 13 Bộ luật lao động xác
định: “Mọi hoạt động lao động tạo nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở
các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã
hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là việc làm.
2. Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu
dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp,
các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động. Nhà nước,
các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và
từng thời kỳ, đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm, các giải pháp thực hiện, có hệ thống
các chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ việc làm mới
thu hút lực lượng lao động và có trách nhiệm đối với người lao động.
3. Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế
xã hội đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ
làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế.
4. Giải quyết việc làm phải gắn liền với vioệc không ngừng nâng cao chất
lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân
lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI
HUYỆN A LƯỚI
1. Mục tiêu.
+ Mục tiêu chung: Từ những quan điểm trên, căn cứ vào quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2001 và đến năm 2005 mục tiêu
chung giải quyết việc làm là: Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp

ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới
đảm bảo việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc. Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề tạo việc làm cho mình và
cho người khác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp
nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm có hiệu quả thấp để
có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả. Giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động
2. Kế hoạch dài hạn gồm:
Căn cứ Vào Đề án dạy nghề giai đoạn 2010 – 2020 của Trung tâm dạy nghề
A Lưới và theo nhu cầu thực tế của địa phương, nhu cầu của thị trường lao động
trong và ngoài tỉnh, huyện A Lưới định hướng đào tạo các nhóm nghề sau đây:
- Giai đoạn 2010 – 2015
+ Nghề gia công chế tạo cơ khí (tiện, phay, hàn,…)
+ Nghề sửa chữa cơ khí (xe máy, động cơ nổ, các phương tiện vận tải cơ
giới đường bộ ,…)
+ Nghề sửa chữa điện, điện tử, điện dân dụng.
+Đào tạo thợ lắp đường ống nước dân sinh.
19
+ Đào tạo tin học văn phòng.
+ Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật làm vườn

trồng cây cảnh.
+ Kỹ thuật trồng rừng, cao su, cà phê; chăm sóc và bảo vệ rừng, cao su, cà
phê;
+ Phát triển một số ngành nghề TTCN truyền thống của địa phương như:
Thêu, dệt zèng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan lát, do các nghệ nhân tham gia truyền
đạt…
+ Công nhân xây dựng.
+ May công nghiệp
- Giai đoạn 2015 – 2020

Ngoài các ngành nghề đào tạo nêu trên, giai đoạn này sẽ đào tạo thêm các
ngành nghề sau đây:
+ Kỹ thuật điện tử
+ Kỹ thuật điện lạnh
+ kỹ thuật cơ khí
3. Kế hoạch ngắn hạn hàng năm:
Tập trung đào tạo nhân lực cho công tác phát triển cây cao su, cấy chuối
thương phẩm, tiếp tục phát triển bảo tồn diện tích cà phê… mở các nghề phục vụ
cho nông nghiệp như chăn nuôi - thú y. Trong tương lai A Lưới trở thành đô thị
mới, vì vậy huyện đã hoạch định chiến lược cho lao động sau 2015 đó là lao động
nông nghiệp còn 50% so với thời điểm 72%, lao động dịch vụ 30% so với hiện
tại 2%, lao động công nghiệp 20% so với hiện tại 2%,. Nghị quyết của HĐND
huyện hàng năm được thông qua với tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, đào tạo nghề tăng
3%.
4. Kế hoạch thực hiện năm 2013
- Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa có việc làm, tập trung
chủ yếu cho lớp thanh niên đến tuổi lao động sau khi học xong phổ thông. Số lao
động không có đất sản xuất. Nghề nông nghiệp: Trồng và chăm sóc cao su.;
Trồng chăm sóc cà phê; Chăn nuôi thú y; Trồng chuối
Nghề công nghiệp TTCN: Zệt zèng; Làm chổi đót, đan lát; Điện, điệm lạnh,
may công nghiệp. Dịch vụ: Làm tóc, chăm sóc cây cảnh,
a. Tổng số dạy nghề năm 2013:
Trong năm 2013 tổng số lao động nông thôn dự kiến được đào tạo nghề
bao gồm:
+ Nghề Nông nghiệp: 09 lớp với 270 lao động trong đó nữ là 156 người.
+ Nghề Công nghiệp: 16 lớp với 485 lao động trong đó nữ là 300 người.
Trong đó lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số chiếm 97%.
b. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã
Năm 2013 dự kiến bồi dưỡng 2 đợt về nghiệp vụ đào tạo nghề cho 21 cán
bộ tương ứng 42 lượt tham gia.

c) Các nhiệm vụ:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng quá trình phân công lại lao
động nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, góp phần giải
20
quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống và hạ tỷ lệ hộ nghèo dưới mức
cho phép.
- Trợ giúp người lao động chưa có nghề được đào tạo nghề, bồi dưỡng
nâng cao trình độ nghề nghiệp để người lao động có điều kiện thuận lợi tìm việc
làm trong và ngoài địa bàn huyện.
- Bồi dưỡng và phát huy tối đa nguồn nhân lực, nâng cao tốc độ phát triển
kinh tế xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội.
- Giảm thiểu tối đa tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại địa phương.
d) Các giải pháp tổ chức thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ 2013.
- Tập trung chỉ đạo cơ sở thống kê nhu cầu mở lớp lưu động tại cơ sở.
- Tuyên truyền vận động đến tận gia đình và chương trình đào tạo nghề
1956
- Kết hợp giữa các ngành liên quan trên địa bàn huyện tổ chức đào tạo
tránh trùng lặp lãng phí.
- Liên kết các đơn vị tuyển lao động kết hợp đào tạo tại chỗ vừa học vừa
làm.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC
TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2011 VÀ ĐẾN NĂM 2015
1. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
Tăng cường đầu tư phát triển KTXH, tạo điều kiện cho mọi thành phần
kinh tế phát triển ở các ngành kinh tế theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê
duyệt và giải pháp quyết tọ việc làm cho người lao động (ổn định việc làm và
tăng thêm việc làm). Cụ thể là:
1.1 Trong nông nghiệp -nông thôn.
a) Đẩy mạnh biện pháp thâm canh tăng vụ, đảm bảo nâng hệ số sử dụng
ruộng đất nông nghiệp

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất nấm xuất khẩu
theo đề án của Sở khoa học công nghệ và môi trường đã được phê duyệt.
để bao tiêu sản phẩm, đào tạo dạy nghề cho các chủ trang trại.
c) Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình trồng rừng cao su, cà phê,
rừng kinh tế, chuối hàng hóa, cây công nghiệp dài ngày…
d) Phát triển chăn nuôi toàn diện, lấy chăn nuôi lợn, bò, dê làm trọng tâm.
e) Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương phục vụ sản xuất nông
nghiệp
g. Về nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Mở rộng diện tích ao hồ nuôi thủy
sản đến năm 2015 đạt 360ha.
1.2. Trong ngành công nghiệp.
a) Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nghề bằng cơ chế chính
sách hợp lý như hỗ trợ về vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tìm kiếm thị trường,
đào tạo dạy nghề, du nhập nghề mới
Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho các dự án trên được hình thành từ nguồn
vốn vay ngân hàng, vốn vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và của cơ sở tự có.
Riêng đào tạo nghề tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí.
b) Tập trung mọi nguồn lực để phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghệp, các khu kinh tế tập trung đã được quy hoạch: Cụm công nghiệp – TTCN
21
A Co, nằm trên địa bàn xã Hồng Thượng; Cụm công nghiệp – TTCN Hương
Phong, điểm CN – TTCN A Lưới……
1.3. Ngành xây dựng:
a) Nâng cao chất lượng năng lực thiết kế, đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn
trong thiết kế, xây dựng đảm bảo thiết kế những công trình có kỹ thuật cao.
d) Củng cố các đơn vị sản xuất gạch bằng lò tuy nen và các cơ sở sản xuất
gạch gói đất nung đảm bảo yêu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các đơn vị và
dân nhân trong huyện.
1.4. Ngành thương mại du lịch dịch vụ.
Tạo việc làm mới cho khoảng 300 lao động. Hướng chủ yếu đầu tư phát

triển nhanh ngành dịch vụ du lịch ở thị xã, thị trấn, Du lịch sinh thái ở thôn A ka,
Achi xã A Roàng, thôn A Hưa, xã Nhâm; mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động
thương mại, dịch vụ, đặc biệt là khu vực nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế và yêu cầu tiêu dùng của nhân dân.
1.5. Ngành quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể và sự nghiệp:
Dự kiến số lao động thu hút vào lĩnh vực này mỗi năm khoảng 40 lao động
(chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục dạy nghề và y tế).
1.6. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển tạo nhiều chỗ
làm mới. Khuyến khích và tạo môi trường pháp lý để phát triển các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ở mọi lĩnh vực trong đó chú ý đến lĩnh vực đang có tiềm năng
về xuất khẩu như dệt, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng tiểu
thủ công nghiệp
2. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng lao động
Muốn có việc làm, nhất là trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh để có việc
và việc làm có thu nhập cao và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước thì vấn đề đào tạo nghề cho người lao động là khâu then chốt trong
chương trình việc làm.
Hiện nay, huyện A Lưới đã thành lập trung tâm dạy nghề. Điều cần thiết và
cấp bách là phải nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm để đào tạo nghề,
nâng cao chất lượng lao động…….
2.1. Quy hoạch lại hệ thống mạng lưới đào tạo, dạy nghề, đầu tư hợp lý
cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho Trung tâm dạy nghề trong quy hoạch, cụ
thể là:
- Nâng cấp, mở rộng quy mô chất lượng dạy nghề tại Trung tâm dạy nghề
huyện để thực sự là trường nòng cốt đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và cung ứng lao động hoặc giúp lao
động có kiến thức tự làm giàu chính đáng
Làm tốt công tác tuyên truyền, khảu sát nhu cầu lao động, xây dựng
chương trình dạy nghề phù hợp, đáp ứng yêu cầu
2.2. Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới dạy nghề của huyện trong năm

2013 tập trung đào tạo và dạy nghề theo các hướng sau:
- Nghề nông nghiệp : Trồng và chăm sóc cao su, Trồng chăm sóc cà phê,
Chăn nuôi thú y, Trồng chuối. Nghề công nghiệp TTCN: Zệt zèng, Làm chổi
22
đót, đan lát, Điện, điệm lạnh, may công nghiệp. Dịch vụ: Làm tóc, chăm sóc cây
cảnh
3.Giải pháp hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm
Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm là một biện pháp quan
trọng, nhất là đối với người lao động có sức lao động lại không có vốn, kỹ thuật.
3.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc
gia hỗ trợ việc làm.
3.2. Lập quỹ hỗ trợ việc làm của huyện để tạo đối tác cùng quỹ quốc gia hỗ
trợ việc làm cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất
tạo việc làm bằng cách hàng năm trích 1% tổng chi ngân sách theo chương trình
giải quyết việc làm.
3.3. Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm thông quá những công
việc sau .
- Nắm chắc số lượng, chất lượng lao động thông qua điều tra lao động
việc làm hàng năm.
- Củng cố các trung tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh đẻ tư vấn cho người
lao động chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn học nghề, hình thgức học
nghề, tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động; Cung cấp thông tin
về thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.
23
C. KẾT LUẬN
Theo số liệu điều tra, thống kê của Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện A Lưới: Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tại huyện
hiện vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực này còn
cao, đây là một trong những thách thức lớn trong việc giải quyết bài toán lao
động-việc làm của huyện A Lưới nói riêng và cũng là của hầu hết các địa phương

trên cả nước. Những thách thức này gia tăng khi thực tế hiện nay, phần lớn lao
động nông thôn mặc dù có đủ việc làm, thậm chí làm việc nhiều giờ ở khu vực
nông thôn nhưng vẫn rất khó khăn trong việc cải thiện thu nhập. Trong khi đó,
các điều kiện để cải thiện năng suất lao động cho khu vực này chưa hoặc đang
diễn ra chậm chạp do chất lượng lao động nông thôn còn thấp.
Chất lượng lao động hạn chế cũng đã trở thành lực cản đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút lao động nông thôn ra khỏi
ngành nông nghiệp. Chất lượng lao động thấp ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất
lao động xã hội, đồng thời tạo ra những rào cản đối với việc thu hút đầu tư của
khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho người
lao động.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được coi là một trong những giải
pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng lao động cho khu vực này. Bên
cạnh đó, tìm kiếm thị trường lao động tiếp tục là một thách thức trong quá trình
đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại địa phương
Với một huyện nghèo và nền kinh tế còn kém phát triển như ở A Lưới thì
vấn đề giải quyết việc làm còn rất nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề này không
phải một sớm một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, sự phối hợp từ trên xuống
dưới để tháo gỡ dần dần những khó khăn về kinh tê xã hội của huyện. Giải quết
tốt việc làm cho người lao động sẽ làm giảm lượng thất nghiệp của huyện, từ đó
nền kinh tế xã hội của huyện sẽ dần dần được nâng cao dẫn đến ngày càng phát
triển.
Nghiên cứu này, tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ giúp
cho vấn đề giải quyết việc làm của huyện thuận lợi hơn. Trước những thành công
của chuyên đề thì chuyên đề còn ít nhiều hạn chế do thời gian nghiên cứu có
hạn…
24
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chương trình, dự án, đề án thuộc ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội quản lý cho cán bộ Phòng Lao động – Thương binh và

Xã hội cấp huyện, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2012.
2. Chương trình, mục tiêu Quốc gia về giải quyết việc làm giại đoạn 2012
– 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2012.
3. Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Đề án
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
4. Giáo trình kinh tế lao động – Đại học Kinh tế Quốc dân
5. Báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm của
huyện A Lưới giai đoạn 2012 - 2012
6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện A Lưới đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
7. />8. />cho-lao-dong-nong-thon
9. />can-gan-voi-nhu-cau-xa-hoi
25

×