Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.71 KB, 134 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn
TS.Mai Văn Thắng - giảng viên khoa Luật Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã
định hướng, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo Bộ môn lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật - Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan quản lý, Liên đoàn lao động tỉnh Hải
Dương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cung cấp số liệu khách quan, tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến gia đình đã giúp đỡ rất nhiều
về vật chất và tinh thần, thời gian để tôi có thể hoàn thành chương trình học tập
cũng như đề tài nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG 7
MỞ ĐẦU 1


CHƯƠNG I 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƯƠNG 9
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 9
1.Khái niệm giáo dục pháp luật 9
2.Mục đích của giáo dục pháp luật 10
3. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật 10
1.1.3.1. Nội dung của giáo dục pháp luật 10
1.1.3.2. Hình thức giáo dục pháp luật 11
4.Chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật 12
1.1.4.1. Chủ thể giáo dục pháp luật 12
1.1.4.2. Đối tượng giáo dục pháp luật 12
1.1.5. Phương pháp giáo dục pháp luật 13
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 13
1.2.1. Những đặc thù cơ bản của giáo dục pháp luật trong các DN 13
1.2.1.1. Đặc thù về mục đích 13
1.2.1.2. Đặc thù về đối tượng giáo dục pháp luật 13
1.2.1.3. Đặc thù về nội dung giáo dục pháp luật 14
1.2.1.4. Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật 15
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa, tính tất yếu của giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp trong bối cảnh hiện
nay ở nước ta 16
1.2.2.1. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay 16
1.2.2.2. Tính tất yếu, khách quan của giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay 17
1.2.3. Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức và các
giáo dục khác trong các doanh nghiệp 19
1.3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG 20
1.3.1. Đặc điểm về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa- xã hội của tỉnh Hải Dương 20
1.3.1.1. Vị trí địa lý: 20
1.3.1.2. Tiềm năng kinh tế 22

1.3.1.3. Văn hóa, xã hội 27
1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hải Dương 28
1.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp: 28
1.3.2.2. Quy mô về vốn của các doanh nghiệp tại Hải Dương 34
1.3.2.3. Tình hình lao động của các doanh nghiệp ở Hải Dương 36
1.3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 38
CHƯƠNG II. 41
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 41
2.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
41
2.1.1. Thực trạng hệ thống pháp luật, chính sách về giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp ở tỉnh Hải
Dương 41
2.1.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng trong các loại hình doanh nghiệp trên
địa bàn Hải Dương 52
2.1.2.1. Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình DN 52
2.1.2.2. Giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động trong các loại hình DN 64
2.1.2.3. Giáo dục pháp luật cho cán bộ công đoàn trong các loại hình DN 73
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HẢI DƯƠNG 77
2.2.1. Một số thành tựu trong hoạt động giáo dục pháp luật tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hải Dương 77
2.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được 90
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp tại địa bàn Hải
Dương 92
2.2.4. Những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 96
CHƯƠNG III. 101
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 101

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG DOANH NGHIỆP 101
3.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 107
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 109
3.3.1. Những kiến nghị, giải pháp chung 109
3.3.1.1. Giải pháp về chính sách, cơ chế thực hiện công tác giáo dục pháp luật 109
3.3.1.2. Các giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định
pháp luật khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân tại các doanh nghiệp. 111
3.3.2. Những kiến nghị, giải pháp cụ thể 112
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
HTX Hợp tác xã
XHCN Xã hội chủ nghĩa
GDPL Giáo dục pháp luật
PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật
PHPBGDPL Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật
TTPBGDPL Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
KCN Khu công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
BHXH Bảo hiểm xã hội
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
LĐLĐ Liên đoàn Lao động

THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
UVBTV Ủy viên ban thường vụ
CNLĐ Công nhân lao động
CN Công nhân
CĐ Công đoàn
CBCĐ Cán bộ công đoàn
CĐCS Công đoàn cơ sở
HĐTV Hội đồng thành viên
HĐQT Hội đồng quản trị
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NLĐ Người lao động
LHPN Liên hiệp phụ nữ
TGPL Trợ giúp pháp lý
QCDC Quy chế dân chủ
Kinh tế NNN Kinh tế ngoài nhà nước
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: DÂN SỐ TRUNG BÌNH TỈNH HẢI DƯƠNG 25
PHÂN THEO GIỚI TÍNH VÀ PHÂN THEO KHU VỰC 25
ĐƠN VỊ: NGƯỜI 25
BẢNG 2: CƠ CẤU DÂN SỐ TRUNG BÌNH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2011 26
PHÂN THEO NHÓM TUỔI 26
BẢNG 3: SỐ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG TẠI THỜI ĐIỂM 31
31/12 PHÂN THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 31
BẢNG 4: SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 31
PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ 31
ĐƠN VỊ: DOANH NGHIỆP 31
BẢNG 5: SỐ VỐN BÌNH QUÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 35
BẢNG 6: SỐ LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 37
BẢNG 7: DOANH THU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 39

BẢNG 8: LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 40
BẢNG 9: LAO ĐỘNG NỮ LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
PHÂN THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2009 53
BẢNG 10: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA HẢI DƯƠNG 54
BẢNG 11: KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2010 69

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của doanh
nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản
xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói
chung và tỉnh Hải Dương nói riêng, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng
trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết
có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo Doanh
nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân
tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của doanh
nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết
định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội.
Những năm qua, tỉnh Hải Dương đã có sự phát triển vượt bậc, kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao. Trong thành quả chung đó, cộng đồng doanh nghiệp, doanh
nhân đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, góp phần tăng
nhanh nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Theo số liệu của Sở khoa học công nghệ tỉnh Hải Dương, tính đến
12/10/2013, toàn tỉnh có gần 7000 doanh nghiệp trong đó: doanh nghiệp tư nhân là
1.246, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 1992, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên là 1581, còn lại là công ty FDI, tổng vốn đăng ký lên đến

gần trăm tỷ đồng. Số người lao động làm việc trong các doanh nghiệp khoảng 30
nghìn người. Với số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động lao động trong các
doanh nghiệp lớn, để xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nước
1
nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng cần giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Thực tế thời gian qua cho thấy tình hình quan hệ lao động ở các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang diễn biến hết sức phức tạp, tranh chấp lao
động có xu hướng tăng. Vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của công nhân lao
động gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người sử dụng lao động không thực hiện đầy
đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động, hiện tượng vi phạm các chế độ, chính sách đối với
người lao động, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn diễn ra nghiêm trọng.
Chỉ tính riêng chưa đầy quý III/2013 đến hết tháng 8/2013 trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đã xảy ra 4 vụ dừng việc tập thể không đúng trình tự pháp luật: ngày
01/7/2013 đã xảy ra vụ dừng việc tập thể tại công ty cổ phần Giầy Hải Dương thuộc
huyện Tứ Kỳ, tham gia dừng việc có gần 100 công nhân lao động; ngày 10/7/2013
tại công ty cổ phần may II ở TP Hải Dương có gần 200 công nhân lao động tham
gia dừng việc tập thể. Ngày 16/8/2013 tại chi nhánh may ở Thanh Miện thuộc công
ty TNHH may Quốc tế Phú Nguyên (cụm CN An Đồng, Nam Sách) đã xảy ra vụ
dừng việc tập thể của gần 600 công nhân lao động; ngày 22/8/2013 tại công ty
TNHH MTV Taeilvina ở xã Kim Đính, Kim Thành xảy ra vụ dừng việc tập thể của
gần 500 công nhân lao động
Vấn đề đặt ra là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập
kinh tế quốc tế, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng là một nhu cầu
rất lớn và có tính thời sự cao. Trước yêu cầu của thực tế, ngày 24/2/2009 Thủ tướng
chính phủ ban hành Quyết định số 31/2009/QĐ - TTg phê duyệt đề án tuyên truyền

phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong
các loại hình doanh nghiệp. Để thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho các đối tượng trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã xây dựng kế
hoạch số 1253/KH - UBND ngày 22/7/2011 và kế hoạch số 890/KH - UBND ngày
28/5/2013. Theo như các kế hoạch này tất cả các doanh nghiệp có từ 30 lao động trở
lên tổ chức được hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao
2
động và 70% người lao động được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật lao
động và một số quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Đối với
doanh nghiệp, theo các kế hoạch của UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các doanh nghiệp
phải bố trí cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chủ động tìm
hiểu, nghiên cứu, tuyên truyền PBGDPL cho người lao động. Vậy tại sao vẫn xảy ra
tranh chấp lao động, dừng việc tập thể trái với quy định của pháp luật?
Là nhân viên nhiều năm làm công tác tổ chức nhân sự kiêm công tác công
đoàn trong công ty cổ phần đóng trên địa bàn tỉnh, tôi được tiếp xúc với người lao
động trong doanh nghiệp và được làm việc với chủ doanh nghiệp, tôi nhận thấy
rằng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó, có nguyên nhân cơ bản là cả
hai đối tượng người lao động và người sử dụng lao động chưa nắm vững các quy
định của pháp luật. Người lao động phần lớn không biết đến quy định của pháp luật,
thờ ơ, không quan tâm đến luật và càng không quan tâm đến việc thay đổi quy định
của Luật. Người sử dụng lao động phần lớn cũng không quan tâm nhiều đến quy
định của Luật, nếu có thì cũng mang tính chất đối phó. Trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, chủ sử dụng lao động quan tâm bằng cách thuê luật sư hoặc
những người Việt am hiểu, nắm vững quy định pháp luật tư vấn để tìm cách lách
luật xâm phạm quyền lợi của người lao động. Từ đó gây ra những căng thẳng, bức
xúc trong quan hệ lao động, những bức xúc đó dồn nén lâu ngày mà không có đối
thoại trực tiếp để tháo gỡ giữa người lao động và chủ sử dụng hoặc có đối thoại
định kỳ nhưng diễn ra một cách hình thức, không thỏa đáng sẽ xảy ra những tranh
chấp lao động, những cuộc đình công trái pháp luật gây xáo trộn hoạt động kinh
doanh và thiệt hại cho doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự xã hội. Vậy làm thế

nào để nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao
động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan
hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật Trường Đại Học Quốc Gia
Hà Nội, kết hợp giữa lý luận đã học và thực tiễn công tác tại một số doanh nghiệp ở
3
Hải Dương. Được sự hướng dẫn khoa học, chỉ bảo nhiệt tình của Thầy giáo, tiến sỹ
Mai Văn Thắng, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giáo dục pháp luật trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi hy vọng
sẽ góp phần nhỏ bé vào phát triển công tác giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn phân tích, đánh giá đúng thực trạng giáo dục pháp luật trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất được phương hướng, giải
pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hải Dương. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và
người sử dụng lao động. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp,
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đồng
thời tham mưu, góp ý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề giáo dục
pháp luật.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của giáo dục pháp luật;
+ Phân tích, đánh giá đúng thực trạng giáo dục pháp luật trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
+ Từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng tìm phân tích nguyên nhân thực trạng của

công tác giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn hiện nay.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài.
Các công trình nghiên cứu trước chưa nghiên cứu có hệ thống và tương đối
toàn diện về công tác giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.
4
Đề tài có những đóng góp mới đó là:
- Phân tích, đánh giá một cách cụ thể về thực trạng giáo dục pháp luật trong
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu, đề xuất các phương hướng,
giải pháp cụ thể nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
- Là một công trình có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực
tiễn địa phương, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định
các chủ trương, chính sách về giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp ở tỉnh Hải
Dương trong những năm tới cũng như là nguồn tư liệu tham khảo cho những người
nghiên cứu các đề tài liên quan đến giáo dục pháp luật. Luận văn còn có thể dùng
làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn cho các Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật, cho cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Luận văn tập trung nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho người người lao
động, người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn từ năm 2009 cho đến nay.
5. Tổng quan tài liệu.
Đề tài giáo dục pháp luật từ lâu đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà
khoa học, những người làm công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ

khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục
pháp luật của cá nhân, tập thể được công bố. Cụ thể là:
Công trình nghiên cứu ở ngoài nước: luận án tiến sỹ luật của Nguyễn
Đình Lộc “ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao
động ở Việt Nam”.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước: “Giáo dục pháp luật và quá
trình hình thành nhân cách ” Nguyễn Đặng Đình Lục . - H.: Pháp lý, 1990 . - 98 tr.;
19 cm; “Bàn về giáo dục pháp luật” PTS. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai . -
H. : Chính trị quốc gia, 1995 . - 91 tr. ; 19 cm; “ Giáo dục pháp luật qua hoạt động
5
tư pháp ở Việt Nam (Bằng thực tiễn của toà án và luật sư)” Luận án phó tiến sĩ
khoa học luật / Dương Thị Thanh Mai; Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần
Ngọc Đường . - H., 1996 . - 164 tr. ; 28 cm. “ Giáo dục pháp luật trong các trường
đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện
nay” Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật học / Đinh Xuân Thảo; Người hướng dẫn
khoa học: PGS.PTS. Trần Ngọc Đường, PTS. Hoàng Thế Liên . - H., 1996 . – 170;
“ Bộ đội biên phòng với việc giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới ở
Việt Nam hiện nay” Luận án thạc sỹ luật học / Phạm Văn Trường . - H: : Trường
Đại học Luật Hà Nội, 1998 . - 79 tr.; 28 cm; “ Giáo dục pháp luật trong các trường
chuyên nghiệp” Trương Thị Phươn g // Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Số
4/1999, tr.23+27.29; “Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính
trị ở nước ta hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2000; “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện
nay - Thực trạng và giải pháp” Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên
cứu khoa học - Hà Nội, 2006 . - 40 tr. ; 28 cm; “ Công tác nghiên cứu lý luận về
giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới” Lê Văn Hoè // Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp. Văn phòng Quốc hội, Số 9/2008, tr. 5-8, 13; “ Giáo dục pháp luật cho học
sinh, sinh viên: thực trạng và giải pháp” ThS.Phan Hồng Dương // Nghiên cứu lập
pháp. Văn phòng quốc hội, Số6(3/2009), tr. 36 – 40; “Các yếu tố ảnh hưởng tới
hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện

nay” Nguyễn Quốc Sửu // Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật.
Số4(264)/2010, tr. 70 – 79; “ Giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng
sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay” Lê Thị Phương Nga // Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp. Văn phòng quốc hội. Số 20/2010, tr. 42 - 44, 49; “ Các hình thức giáo dục
pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” Khoá luận tốt nghiệp /
Nguyễn Thị Thuỳ Linh ; Người hướng dẫn: ThS. Bùi Xuân Phái . - Hà Nội, 2012 . -
51 tr. ; 28 cm Ngoài ra còn rất nhiều các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa
học, các đề tài đã được nghiệm thu về vấn giáo dục pháp luật.
6
Tìm hiểu các công trình đã được công bố trong nước và nước ngoài cho
thấy, mặc dù giáo dục pháp luật được đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác
nhau, song về cơ bản bao gồm các nhóm vấn đề sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật,
gồm khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật.
Nhóm 2: Nghiên cứu giáo dục pháp luật đối với các đối tượng cụ thể nhằm
lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp
luật cho từng đối tượng.
Nhóm 3: Nghiên cứu giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với các nội
dung khác: đạo đức, ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế [14, tr 4-6].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả từ trước đến
nay về giáo dục pháp luật đã đóng góp rất nhiều các vấn đề cơ bản cả về vấn đề lý
luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau về giáo dục pháp luật. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục pháp
luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Vì vậy, đây là đề tài đầu
tiên nghiên cứu có hệ thống vấn đề này trên địa bản tỉnh Hải Dương.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận của giáo dục pháp luật trong
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng giáo dục pháp luật trong các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật
trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
6.1. Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; các quan điểm của Đảng, các văn bản pháp luật
quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đối tượng là người
lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nói riêng.
7
- Phương pháp bản thân cá nhân sử dụng để nghiên cứu là: phương pháp
chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp: lịch sử - cụ thể, phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số kiến nghị, giải pháp nâng cao
hiệu quả giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn hiện nay.
8
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.
1. Khái niệm giáo dục pháp luật.
Theo từ điển từ và ngữ Hán - Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức,

có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm
chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt
của đời sống xã hội".
Hiện nay trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta, các tác giả đã
khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật, theo đó: Giáo dục pháp luật là
hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên
đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình
thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi
của pháp luật hiện hành vµ ®ßi hái cña nÒn ph¸p chÕ XHCN [29, Tr.04].
Tôi hoàn toàn đồng ý với khái niệm giáo dục pháp luật như đã nêu trên.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng. Việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm và
thói quen hành xử theo pháp luật cho mọi công dân là trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ
chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể. Là khâu then
chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực
sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.
Giáo dục pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc
biệt trong việc tăng cường pháp chế XHCN. Bởi vì, giáo dục pháp luật là nhằm hình
thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò
và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN. [20, tr 12]. Với phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, chúng ta đang từng bước phấn đấu nhằm
hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong đó, giáo dục pháp luật giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng.
9
2. Mục đích của giáo dục pháp luật.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho
được ( Vậy “cái vạch ra làm đích
nhằm đạt cho được” của giáo dục pháp luật là gì? Hiện nay, theo quan điểm chung

của nhiều nhà khoa học, mục đích của giáo dục pháp luật bao gồm ba mục đích cơ
bản: mục đích nhận thức, mục đích cảm xúc, mục đích hành vi.
Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống
tri thức pháp luật của công dân (mục đích nhận thức). Mục đích thứ hai: Hình thành
tình cảm và lòng tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc). Mục đích thứ ba: Hình
thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật (mục đích hành vi).
Việc phân chia các mục đích giáo dục pháp luật trên đây chỉ mang tính tương
đối, giữa chúng có mối quan hệ đan xem qua lại trong mối liên hệ hữu cơ thống
nhất. Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực; từ tính
tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật. Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo
pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại được củng cố. Do đó, khi tiến hành
giáo dục pháp luật đều phải hướng hoạt động vào cả ba mục đích của giáo dục pháp
luật.Việc xác định mục đích của giáo dục pháp luật trong quá trình giáo dục pháp
luật có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lý luận lẫn thực tiễn giáo dục pháp luật.
Việc xác định đúng hay không đúng mục đích của giáo dục pháp luật sẽ dẫn đến
chất lượng tốt hay không tốt tới giáo dục pháp luật [20,tr 14 -5].
3. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật.
1.1.3.1. Nội dung của giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục pháp
luật. Xác định đúng nội dung giáo dục pháp luật là đảm bảo cần thiết để giáo dục
pháp luật có hiệu quả. Nội dung giáo dục pháp luật được xác định trên cơ sở mục
đích của giáo dục pháp luật và nhu cầu, đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật.
Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật, theo quan
điểm chung của nhiều nhà khoa học, nội dung giáo dục pháp luật được phân thành ba
mức, cấp độ khác nhau: Một là, mức độ tối thiểu về giáo dục pháp luật phổ cập cho
mọi công dân. Hai là, mức độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề của các
10
công dân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội. Ba là, mức độ
giáo dục chuyên luật, đây là mức độ cao nhất của nội dung giáo dục pháp luật, nhằm
mục đích đào tạo các luật gia cho bộ máy nhà nước và các tổ chức mang tính nghề

nghiệp về pháp luật. Việc phân định như vậy theo tụi là hoàn toàn hợp lý nhằm đạt
được mục đích của giáo dục pháp luật.
1.1.3.2. Hình thức giáo dục pháp luật
Theo từ điển Tiếng Việt thì “hình thức là cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội
dung; là cách thể hiện, cách điều hành một hoạt động”. Để giáo dục pháp luật đạt
hiệu quả, bên cạnh việc xác định đúng mục đích, nội dung giáo dục pháp luật thì
cần phải xác định đúng hình thức giáo dục pháp luật.Vậy hình thức giáo dục pháp
luật là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm về vấn đề này. Tác giả luận văn đồng ý với
quan điểm chung của nhiều nhà khoa học khi cho rằng hình thức giáo dục pháp
luật được coi là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thể giáo dục pháp
luật và đối tượng giáo dục pháp luật để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật và
đạt mục đích giáo dục pháp luật. Hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng và
phong phú, luôn được hoàn thiện và phát triển. Căn cứ vào tính đa dạng, đặc thù
của chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật, theo quan điểm chung của nhiều nhà
nghiên cứu, có thể chia hình thức giáo dục pháp luật thành hai loại cơ bản: Thứ
nhất: các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến truyền thống, được sử
dụng trong nhiều loại hình thức giáo dục như: phổ biến, nói chuyện pháp luật tại
các cơ sở của Nhà nước, địa bàn dân cư, các hội nghị, hội thảo pháp luật, các cuộc
thi để tìm hiểu pháp luật tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn pháp luật thômg qua
báo chí, phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai là, các hình thức giáo dục pháp
luật có tính chất đặc thù, đây là các hoạt động giáo dục pháp luật chuyên nghiệp
thông qua các nhà trường. Thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp
của các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát, hình
thức giáo dục pháp luật qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức quần
chúng, tổ chức nghề nghiệp, tổ hoà giải, dịch vụ tư vấn, trợ lý pháp luật.
11
4. Ch th v i tng giỏo dc phỏp lut.
1.1.4.1. Ch th giỏo dc phỏp lut.
Theo t in Ting Vit: Ch th núi chung c hiu "l i tng gõy ra
hnh ng mang tớnh tỏc ng trong quan h i lp vi i tng b chi phi bi

hnh ng tỏc ng, gi l khỏch th" [30, tr. 130]. Theo quan im chung ca
nhiu nh khoa hc thỡ cú th hiu ch th giỏo dc phỏp lut l nhng ngi hot
ng giỏo dc phỏp lut. Hay núi khỏc i thỡ Chủ thể giáo dục pháp luật là tất cả
những ngời mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào
việc thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật.
Cng theo quan im chung ca nhiu nh khoa hc, qua vic nghiờn cu lý
lun v thc tin ó tha nhn cú hai loi ch th giỏo dc phỏp lut: ch th
chuyờn nghip v ch th khụng chuyờn nghip.
1.1.4.2. i tng giỏo dc phỏp lut.
Theo quan im chung ca nhiu nh khoa hc v k hoch trin khai cụng
tỏc ph bin giỏo dc phỏp lut ca Chớnh ph, cú th nhn thy i tng giỏo dc
phỏp lut l nhng cỏ nhõn cụng dõn, hay c quan t chc hoc mt nhúm cng
ng dõn c trong xó hi c tip nhn tỏc ng ca cỏc hot ng giỏo dc phỏp
lut trc tip hoc giỏn tip do ch th giỏo dc phỏp lut tin hnh nhm t c
mc ớch t ra.
Cn c cỏc yu t nh iu kin ca i sng vt cht, tinh thn, cỏc yu t
dõn tc, a lý, gii tớnh, la tui, hc vn, a v ca mi cụng dõn, da vo yờu
cu thc t tỡnh hỡnh kinh t, chớnh tr xó hi, ch trng thc hin giỏo dc phỏp
lut m chia i tng giỏo dc phỏp lut thnh cỏc loi sau:
- L cỏn b, cụng chc nh nc.
- L ch doanh nghip, ngi qun lý, cỏn b cụng on cỏc doanh nghip.
- i tng giỏo dc phỏp lut l hc sinh, sinh viờn.
- i tng giỏo dc phỏp lut l cỏc tng lp nhõn dõn, õy l i tng
ụng o nht trong xó hi bao gm: thanh niờn, ph n, cụng dõn, nhng ngi
ng trong cỏc doanh nghip.
12
1.1.5. Phương pháp giáo dục pháp luật.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung nào về phương pháp giáo dục pháp
luật. Tuy nhiên theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học thì phương pháp giáo
dục pháp luật là hệ thống các cách thức để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật

cho các đối tượng giáo dục pháp luật nhằm mục đích nâng cao nhận thức pháp luật,
tình cảm và lòng tin cũng như thói quen xử sự theo pháp luật.
Chủ thể giáo dục pháp luật phải lựa chọn phương pháp phù hợp khả năng tiếp
nhận kiến thức của đối tượng giáo dục pháp luật. Không thể áp dụng một phương
pháp giáo dục cho nhiều đối tượng khác nhau, chênh lệch tuổi tác và trình độ nhận
thức. Có thể kể ra ở đây một vài phương pháp giáo dục pháp luật như: Phương
pháp sư phạm, phương pháp tư duy lô gíc, tâm lý, thực hành, giải quyết tình
huống….
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Những đặc thù cơ bản của giáo dục pháp luật trong các DN.
1.2.1.1. Đặc thù về mục đích.
Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói
riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động
hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội,
bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động và người sử
dụng lao động, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.2.1.2. Đặc thù về đối tượng giáo dục pháp luật.
Để thực hiện mục đích giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp như đã nêu
trên, các bên tham gia quan hệ lao động cần hiểu và thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ,
trách nhiệm của mình, nhất là những gì pháp luật đã quy định. Công đoàn, với vai
trò, chức năng của mình sẽ là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Từ đó có thể nhận thấy rằng đối tượng giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp
có đặc thù riêng, bao gồm Người sử dụng lao động, Người lao động, cán bộ công
13
đoàn trong các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Bộ luật lao động năm
2012 thì Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc
theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử

dụng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cán bộ công đoàn trong
doanh nghiệp là cá nhân làm công tác công đoàn trong doanh nghiệp, bao gồm cán
bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách. Theo quy
định của Luật công đoàn năm 2012 cán bộ công đoàn chuyên trách là người được
tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công
đoàn. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được
Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành
công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở lên.
Như vậy, có thể nhận thấy đối tượng giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp
gồm hai đối tượng chính tham gia trực tiếp vào quan hệ lao động đó người lao động
và người sử dụng lao động. Người lao động trong doanh nghiệp là người làm công
ăn lương theo hợp đồng lao động, có độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, giới tính,
chuyên môn khác nhau nên nhận thức pháp luật cũng khác nhau. Người sử dụng lao
động là người thuê mướn, trả công lao động, vì lợi ích của doanh nghiệp có thể xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Cả hai đối tượng
này cần phải được giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng để tránh xảy ra xung đột, tranh chấp
lao động, xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa trong doanh nghiệp.
1.2.1.3. Đặc thù về nội dung giáo dục pháp luật
Căn cứ vào sự đặc thù của từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp,
ngành nghề sản xuất kinh doanh và theo từng vùng miền mà có nội dung giáo dục
cho phù hợp. Đối với giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp, sự đặc thù về nội dung
giáo dục pháp luật thể hiện ở chỗ cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và
các quy định pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền,
nghĩa vụ công dân cho người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể như: các
14
Nghị Quyết của Đảng cộng sản Việt Nam , Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn,
Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thi đua khen thưởng, Luật khiếu

nại, Luật tố cáo, Luật Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Luật An toàn
giao thông, Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật quản lý thuế,
Luật phòng chống Ma tuý… và các văn bản dưới Luật giúp người lao động, người
sử dụng lao động hiểu rõ pháp luật có liên quan, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của
các bên khi tham gia quan hệ lao động, nhằm góp phần làm ổn định tình hình an
ninh trật tự, kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2.1.4. Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật.
Trên cơ sở đặc điểm đặc thù về đối tượng, chủ thể, nội dung giáo dục pháp
luật, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử
dụng lao động, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp cũng có điểm khác so với
những đối tượng khác. Để đưa các văn bản pháp luật đến với người lao động và
người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, công tác giáo dục pháp luật được
thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều phương pháp, cách làm
khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức đều phù hợp với mọi đối
tượng và có thể thực hiện được ở mọi địa bàn, trong mọi điều kiện. Vì vậy, để công
tác giáo dục pháp luật thực sự có hiệu quả thì một trong những yêu cầu quan trọng
là phải lựa chọn hình thức và biện pháp giáo dục pháp luật cho phù hợp. Để làm
đựơc điều đó, các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp công đoàn đã có nhiều hình
thức giáo dục pháp luật đa dạng và được thực hiện bằng nhiều biện pháp sinh động,
phong phú. Tuy nhiên qua thực tế thực hiện cho thấy các hình thức trực tiếp vẫn có
hiệu quả, thu hút sự tham gia đông đảo người lao động và người sử dụng lao động
tham gia như: việc tổ chức hội nghị, hội thảo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, mít tinh, kỷ niệm, hòa giải, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, giải quyết tranh
chấp lao động
15
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa, tính tất yếu của giáo dục pháp luật trong doanh
nghiệp trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.
1.2.2.1. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp trong
bối cảnh hiện nay.

Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trước xu thế hội nhập toàn diện đời sống kinh tế xã hội đất nước, xây dựng
Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật, công tác giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp có vai trò
quan trọng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững
cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Thực tế trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh, thương mại đang
chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ
chức Thương mại thế giới (WTO). Thời gian qua, chúng ta đã có những vụ tranh
chấp hoạt động thương mại quốc tế, tuy nhiên đa số phần thua thiệt đều nghiêng về
phía các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro pháp lý đó là
do không am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế, thậm chí có doanh nghiệp không
nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam mà chỉ thực hiện hành vi thương
mại của mình theo thói quen và cảm tính. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị điều chỉnh bởi rất nhiều quy định của các văn bản
Luật, trong khi đó phần lớn chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp không được
đào tạo cơ bản về pháp luật. Do vậy, việc nhận thức pháp luật của phần lớn các lãnh
đạo doanh nghiệp cũng hạn chế. Thêm vào đó với tâm lý ngại va chạm, sợ rườm rà
nên lãnh đạo các doanh nghiệp đôi khi làm ẩu, làm cho qua chuyện mà không tính
đến hậu quả xảy ra. Chính điều đó đó dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về pháp lý khó
giải quyết như: giải quyết tranh chấp lao động, vấn đề doanh nghiệp bỏ trốn, vấn đề
lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, vấn đề doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
nhưng không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước Bên cạnh đó, về phía người
lao động, thực tế cho thấy phần lớn công nhân lao động trong các doanh nghiệp là
lao động phổ thông và lao động có trình độ sơ cấp nghề nên nhận thức, hiểu biết về
pháp luật còn thấp. Lợi dụng điều đó, những thành phần xấu đã kích động, xúi giục
công nhân thực hiện các hành vi trái pháp luật, gây ra sự mất ổn định trong doanh
16
nghiệp. Nhiều vụ đình công, lãn công, gây rối, đập phá tài sản của một số công

nhân trong các doanh nghiệp đã xảy ra, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các
doanh nghiệp, tạo sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa ngưởi lao động và người
sử dụng lao động, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của hàng ngàn lao động khác.
Mặt khác, cũng vì thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật, nhiều công nhân lao động
đã bị xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, phải chịu nhiều thiệt
thòi trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động.
Từ thực tiễn trên cho thấy giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp trong bối
cảnh hiện nay của đất nước có vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực để nâng cao ý
thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động. Giáo dục pháp luật
trong doanh nghiệp cần tiếp tục được quan tâm tổ chức thường xuyên, liên tục với
nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm từng bước hình thành thói quen ứng xử
và hành động theo pháp luật; hạn chế tình trạng xung đột trong quá trình lao động,
tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong nước cũng như quốc tế.
1.2.2.2. Tính tất yếu, khách quan của giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp
trong bối cảnh hiện nay
Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay, công tác giáo dục pháp
luật trong doanh nghiệp mang tính tất yếu, khách quan không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Tính tất yếu, khách quan của
giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp xuất phát từ những yêu cầu sau đây:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam hiện nay vấn đề xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu, khách quan
xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hoá.
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân phải triệt để tuân thủ pháp luật. Muốn thực hiện điều đó những cơ
quan, tổ chức, cá nhân đó phải hiểu biết pháp luật, tin tưởng, tự nguyện, tự giác
thực thi pháp luật. Chính vì lẽ đó công tác giáo dục pháp luật nói chung, việc giáo
dục pháp luật cho các doanh nghiệp nói riêng mang tính tất yếu, khách quan. Bên

17

×