Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

giáo án theo chương trình mới lớp mầm đầy đủ các chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.52 KB, 166 trang )

Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Trồng hoa ngày tết!
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: A! Mùa xuân đã về.
- Hình thành kỹ năng so sánh chiều cao hai đối tượng.
- Trẻ hiểu và trả lời câu hỏi của cô, lễ phép trong giao tiếp với cô và người
lớn.
- Cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên khi mùa xuân về và biết nói lên cảm
nhận của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Phát triển kỹ năng dán theo đường thẳng.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “A! Mùa xuân đã về.”
- Giấy có kẻ sẵn 2 đường thẳng có khoảng cách phù hợp với độ cao của cây
hoa.
- Cây hoa ( 2 kích thước) bằng giấy cho trẻ dán, rổ các cây hoa bằng bìa
hoặc biti’s để trẻ so sánh.
- Tranh mùa xuân.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: A! Mùa xuân đã về!
Trò chơi: Tập tầm vông
Cô va bé chơi trò chơi, trẻ tìm xung quanh lớp những giải vải và cùng múa
hát với cô bài hát: A! Mùa xuân đã về.
Trò chuyện với trẻ về mùa xuân, cho trẻ xem bức tranh về vườn hoa xuân.
Hoạt động 2: Những cây hoa trong vườn
Trò chuyện với trẻ về bức tranh vườn hoa xuân.
Trong bức tranh có mấy hàng hoa (2 hàng)
Hàng phía trước cao hơn hay thấp hơn hàng phía sau?
Lấy 2 mẫu cây của hàng trước và hàng sau cho trẻ so sánh.
Mỗi trẻ về góc lấy một rổ các cây hoa (có 1 kích thước), cô dạy trẻ so sánh:
đặt chồng, đặt cạnh để biết cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn.


Cây nào cao hơn đặt bên tay phải trẻ, cây nào thấp hơn đặt bên tay trái trẻ.
Hoạt động 3: Vườn hoa xuân:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Mỗi trẻ lấy một rổ, trong đó có các cây hoa được cắt sẵn. Cô phát cô mỗi trẻ
một tờ giấy được kẻ 2 hàng ngang khoảng cách phù hợp với độ lớn của cây
hoa.
Trẻ dán những cây hoa thẳng hàng, câu hoa cao ở hàng trên, cây hoa thấp ở
hàng dưới.
Theo dõi, sửa sai và trò chuyện với trẻ về bức tranh của trẻ thực hiện.
Triển lãm và nhận xét tranh của trẻ.
Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Quyển lịch năm mới!
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: cả tuần chăm ngoan
- Nhận biết một số tờ lịch và cách xem lịch ngày hôm nay, ngày mai.
- Nhận biết ngày “Tết dương lịch” là ngày đầu tiên trong quyển lịch và là
ngày đầu tiên của một năm.
- Rèn luyện khả năng cầm bút và vẽ số.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “cả tuần chăm ngoan”
- Một số loại lịch (sử dụng lịch cuốn hoặc lịch tờ 6 trang)
- Bút màu để trẻ vẽ chữ số.
- Tờ giấy có in số thứ tự của một tuần đầu tiên trong tháng đầu tiên của một
năm (để trống chữ số 1 – ngày 1)
III. Hoạt động:

1. Hoạt động 1: Cả tuần đều ngoan
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: cả tuần đều ngoan.
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, thứ tự các ngày trong tuần: thứ 2, 3,
4,5,6,7, chủ nhật.
Giới thiệu với trẻ về ngày đầu tiên: thứ 2 và ngày cuối tuần - chủ nhật.
Giới thiệu với trẻ về thứ tự một tuần trong tờ lịch.
Hoạt động 2: Quyển lịch năm mới
Giới thiệu với trẻ về một số loại lịch, tác dụng của lịch: ghi ngày tháng trong
năm, trong tháng và trong tuần.
Cho trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm khác nhau bên ngoài của một số loại
lịch (có thể cho trẻ quan sát 2 loại lịch)
Trò chuyện với trẻ về tháng đầu tiên của năm là tháng mấy?
Trò chuyện với trẻ về ngày đầu tiên của tháng là ngày mấy?
Đố trẻ: ngày đầu tiên của tháng đầu tiên: ngày 1 tháng 1 được gọi là ngày
gì?
Giới thiệu với trẻ về ngày “Tết dương lịch – ngày 1 tháng 1”.
Hoạt động 3: Tờ lịch của bé:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Mỗi trẻ về góc, chọn cho mình một tờ lịch (cô chuẩn bị trước)
giới thiệu với trẻ về tờ lịch tháng 1 năm 2010.
Trò chuyện với trẻ xem trong tờ lịch bắt đầu từ ngày mấy (ngày 2)
Cho trẻ nhận xét về phần trống trước số 2 là số mấy? Tờ lịch thiếu ngày đầu
tiên là ngày nào?
Trẻ viết thêm số 1 vào chỗ trống trước số 2 trong tờ lịch của mình.
Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Cây Đào

Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên cây đào (hoa đào). Biết được hoa đào thường
có ở đâu? Hoa đào nở hoa vào thời điểm nào? Màu sắc của hoa đào.
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Cảm nhận và nói lên nhận xét về vẻ đẹp của hoa đào khi mùa xuân đến.
II. Chuẩn bị:
- Tranh hoa đào, cây hoa đào (mô hình).
- Tranh theo bài thơ
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Vườn đào mùa xuân
Cô và trẻ cùng đi thăm vườn đào mùa xuân.
Trò chuyện với trẻ về hình dáng, màu sắc của cây hoa đào mà trẻ quan sát
được qua tranh và qua mô hình.
Giới thiệu bài thơ: Cây đào.
Cô đọc cho trẻ nghe (diễn cảm): Cây đào.
Hoạt động 2: Cây đào
Cô đọc lại một lần cho trẻ nghe.
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, tên tác giả.
Cô đọc đoạn 1: vừa đọc vừa cho trẻ quan sát tranh
Cây đào đầu xón
Lốm đốm nụ hồng.
Chúng em chỉ mong
Hoa đào mau nở.
Trò chuyện về nội dung đoạn thơ
Cho trẻ đọc lại theo cô đoạn thơ trên.
Cô đọc đoạn 2: vừa đọc vừa cho trẻ quan sát tranh.
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đúng là Tết đến
Trò chuyện về nội dung
Cô và trẻ cùng đọc.
Cô và trẻ đọc lại toàn bài thơ.
Mời một số trẻ lên đọc diễn cảm bài thơ, cô có thể đọc cùng trẻ và giúp trẻ
nếu trẻ chưa thuộc.
Hoạt động 3: Đọc thơ nối tiếp
Chia trẻ làm 2 hoặc 4 nhóm. Nhóm 1 đọc khổ thơ 1, nhóm 2 đọc khổ thơ 2
tiếp đến nhóm 3 đọc khổ thơ 1 nhóm 4 đọc khổ thơ 2.
Sau đó có thể đổi lại.
Khuyến khích các nhóm vừa đọc vừa biểu diễn diễn cảm bằng hành động.
Sửa sai cho trẻ nếu trẻ phát âm sai.
Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Qua cầu xem hội hoa xuân
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập đúng kỹ thuật các động tác thể dục.
- Trẻ quan sát và thực hiện đúng và chính xác các thao tập của bài tập vận
động cơ bản.
- Lắng nghe giai điệu và vận động theo giai điệu bài hát.
- Rèn luyện khả năng chú ý, quan sát và đối chiếu hình dạng 2 đối tượng.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “Nắng sớm”, “chim mẹ chim con”
- Các bức tranh rời (đủ với số trẻ, để ghép thành bức tranh hội hoa xuân lớn)
- Dụng cụ tập thể dục, bảng lớn để dán tranh, băng ghế thể dục.

III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Mở của ra cho nắng sớm vào phòng.
Cô mở nhạc cho bé khởi động theo nhạc, có thể cho trẻ khởi động theo nhạc
giao hưởng có động nhanh và chậm khác nhau.
Bài tập phát triển chung:
Cô mở nhạc bài: Nắng sớm
Trẻ chọn những dụng cụ để tập thể dụng
Động tác tay: 2 lần 4 nhịp
Động tác chân: 2 lần 4 nhịp
động tác lưng bụng: 2 lần 4 nhịp
Bật chân trước chân sau.
Hoạt động 2: Qua cầu xem hội hoa xuân.
Cho trẻ đứng làm 2 hàng 2 bên băng ghế thể dục, cách băng ghế khoảng
50cm.
Cô làm mẫu đi thăng bằng trên ghế thể dục.
Đi mẫu lần 2, vừa đi vừa giải thích cho trẻ từng thao tác giữ thăng bằng.
Cho lần lượt từng bạn đầu hàng bước lên ghế đi, sau khi đi hết băng ghế thì
đứng cuối hàng để các bạn ở đầu hàng tiếp tục đi.
Cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Lần 2: Cô cho từng bạn đi thăng bằng qua cầu, chọn 1 bức tranh, gắn lên
trên bảng (tranh có ký tự nào gắn vào ô có ký tự đó) (bảng cách cuối băng
ghế 1,5m – 2m
Các bạn lần lượt đi thăng bằng qua cầu và gắn tranh đúng ô ký tự cho tới
bức tranh cuối cùng (mỗi trẻ đều được gắn một bức tranh)
Cô và bé cùng trò chuyện về bức tranh lớn mà trẻ vừa ráp được. (trò chuyện
về bức tranh hội hoa xuân).
Hoạt động 3: Những chú chim mùa xuân
Cô làm chim mẹ, bé làm chim con cùng hát và vận động theo bài hát: chim
mẹ, chim con.

Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Sự tích cây nêu ngày tết
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ nhớ một số lời thoại ngắn trong câu chuyện.
- Nhận biết một số cây lương thực thu hoạch theo phần ngọn, gốc, giữa.
II. Chuẩn bị:
- Truyện tranh: Sự tích cây nêu ngày tết
- Tranh từng đoạn truyện hoặc mô hình từng đoạn.
- Bảng chia 3 phần có ký hiệu: cây thu hoạch ngọn, cây thu hoạch gốc, cây
thu hoạch giữa. Thẻ hình các cây nông sản.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Cây nêu ngày tết
Cô và trẻ cùng múa hát: tết ơi tết à.
Kể chuyện: Sự tích cây nêu ngày tết:
Trò chuyện:
Trò chuyện với trẻ về tên câu chuyện, các loại lương thực được giới thiệu
trong câu truyện.
Trò chuyện về một số tình huống xảy ra trong câu chuyện. Gợi ý để trẻ nói
lên suy nghĩ, cảm nhận của trẻ.
Hoạt động 2: Bé tập kể chuyện
Cô và trẻ cùng đi dạo xung quanh lớp, mỗi góc lớp có để một bức tranh hoặc
mô hình về một đoạn truyện.
Trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh, gợi ý cho trẻ kể về nội dung câu
truyện qua bức tranh.

Gợi ý để trẻ lập lại một số câu thoại trong câu truyện.
Hoạt động 3: Thu hoạch nông sản.
Chia trẻ thành 3 nhóm, một nhóm thu hoạch phần ngọn, một nhóm thu
hoạch phần gốc, một nhóm thu hoạch phần giữa.
Khi nghe hiệu lệnh của cô, các bé từ vạch xuất phát, chạy về phía trước, đến
vòng tròn, bật liên tiếp qua 2 vòng về bảng, chọn loại lương thực đúng theo
yêu cầu, gắn lên bảng của nhóm mình.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Khi hết hiệu lệnh, các nhóm kiểm tra kết quả của nhóm mình và nhóm bạn.
Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Mùa xuân vui
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc giai điệu và lời bài hát, hiểu được nội dung đơn giản của bài hát.
- Trẻ lắng nghe và vận động theo giai điệu bài hát.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động. Biết vỗ tay tán thưởng khi làm khán
giả xem biểu diễn ca nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “Hoa lá mùa xuân”, “xuân vui”
- Một số loại trang phục, nhạc cụ biểu diễn.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hoa lá mùa xuân
Cô và trẻ cùng đi dạo chơi trong vườn hoa (mô hình), trò chuyện với trẻ xem
trong vườn hoa có gì? Mùa nào những bông hoa nở đẹp?
Trò chuyện và giới thiệu với trẻ bài hát: “hoa lá mùa xuân”
Cô hát: hoa lá mùa xuân (diễn cảm)

Cô hát từng đoạn và cho trẻ hát lại. Chú ý sửa sai cho trẻ.
Cô hát cho trẻ hát vuốt đuôi theo.
Cô cho từng nhóm lên biểu diễn, có thể hát cùng cô nếu chưa thuộc hết bài
hát.
Giới thiệu một vài cá nhân biểu diễn.
Cả lớp cùng hát và vận động theo giai điệu bài hát.
Hoạt động 2: Mùa xuân vui.
Cô biểu diễn nhạc phẩm: xuân vui.
Mỗi nhóm chọn một loại nhạc cụ.
Mỗi nhóm cùng cô biểu diễn nhạc phẩm: xuân vui, các nhóm còn lại làm
khán giả.
Lần lượt các nhóm biểu diễn cùng cô.
Hoạt động 3: Những âm thanh sống động.
Cô vẽ các ô vuông trên nền nhà, mỗi ô vuông bằng một ô gạch, rải rác ở các
ô vuông có các thẻ hình nhỏ.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Khi nhạc nhanh, bé sẽ bật vào trong các ô vuông, ô vuông nào có thẻ hình bé
sẽ nhặt thẻ hình. Khi nhạc chậm bé dừng lại không bật nữa, khi nhạc nhanh
bé lại tiếp tục bật đi nhặt hình.
Kết thúc nhạc, cô xem mỗi bạn có bao nhiêu thẻ hình.
Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Chào năm mới
Đề tài: Những cánh hoa mùa xuân
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của những bông hoa: màu sắc, hình dáng.
- Rèn luyện khả năng quan sát.

- Rèn luyện kỹ năng cầm bút, vẽ và tô màu cho trẻ. Biết sử dụng nhiều màu
sắc trong bức tranh. Kỹ năng tô màu nền.
- Cảm nhận vẻ đẹp trong các bức tranh và nói lên nhận xét của trẻ khi quan
sát tranh.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình vườn hoa, tranh mẫu của cô.
- Bút màu sáp, giấy vẽ.
- Chuẩn bị các góc để trẻ trưng bày tranh, khoảng 2, đến 3 góc trong lớp.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Vườn hoa mùa xuân.
Cô và trẻ cùng đi thăm vườn hoa mùa xuân.
Trò chuyện với trẻ về những bông hoa: màu sắc, hình dáng.
Đi xem triển lãm tranh: cô cho trẻ xem bức tranh của cô:
Trò chuyện với trẻ về bức tranh: về hình dáng các bông hoa, các bộ phận của
cành hoa, màu sắc hoa, lá, cành. Các yếu tố trang trí bên ngoài: mặt trời, mặt
đất.v.v
Hoạt động 2: Những cánh hoa mùa xuân
Trẻ nhận giấy, bút màu và vẽ bức tranh hoa mùa xuân của mình.
Trong quá trình trẻ vẽ cô quan sát, gợi ý và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Trò chuyện với trẻ về quá trình trẻ thực hiện. Có thể gợi ý để trẻ trang trí
thêm các chi tiết phụ cho bức tranh sinh động. Nhắc nhở trẻ dùng mà sắc
nhạt để tô màu nền.
Hoạt động 3: Triển lãm tranh mùa xuân.
Cho trẻ dán các bức tranh lên các góc trong lớp và cùng nhau đi tham quan
triển lãm tranh, cho trẻ quan sát và nhận xét về những bức tranh trẻ thích.
Kết thúc
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc
Đề tài : HẠT GIỐNG NHỎ

I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
a) Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết tên truyện, tên các nhân vật trong chuyện.
- Biết được cây lớn lên nhờ có nước, không khí, ánh sáng.
- Biết được ích lợi của cây đối với đời sống con người.
b) Kỹ năng:
- Vận động sáng tạo về sự phát triển của hạt giống.
- Nhắc lại một số lời thoại trong câu chuyện.
2. Nhiệm vụ phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trả lời câu hỏi to , nói trọn câu.
- Phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
3. Nhiệm vụ giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh, chăm sóc cây và bảo vệ cây.
- Biết chú ý cô và tích cực trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình câu chuyện
- Hạt giống: đậu xanh, cam, bưởi, cho trẻ gieo hạt.
III. Tiến hành:
1) Hoạt động 1:
Ổn định: Cho trẻ chơi trò chơi "Cây cao cây thấp".
2) Hoạt động 2: Kể chuyện
Hôm nay cô sẽ kể cho các nghe câu chuyện "Hạt giống nhỏ"
- Cô kể lần 1: Không tranh.
+Cô vừa kể cho các on nghe âu chuyện gì?
-Cô kể lần 2 với tranh.
- Đàm thoại:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Trên quả đồi có bao nhiêu hạt giống? Hạt giống nằm ở đâu?

+ Theo con nhờ có gì mà hạt giống nảy mầm?
+ Nhưng chỉ có một mình cây trên quả đồi nên cây cảm thấy như thế nào?
+ Ai đã giúp cây? Và họ giúp cây? và họ giúp như như thế nào?
+Chẳng bao lâu sau trên quả đồi có rất nhiều cây xanh.
Theo con, cây xanh giúp ích gì cho con người?
Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Chơi trò chơi chuyển tiếp:
3) Hoạt động 3: Bài tập nhóm. Chia trẻ làm 3 nhóm
* Nhóm1: Dán quả lên cây
* Nhóm 2: Làm hạt giống
* Nhóm 3: Làm hạt giống

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Cây lớn lên như thế nào?
Đề tài: Quả quýt
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi một số quả quen thuộc gần gũi.
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của quả quýt.
- Ích lợi của quả quýt.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một quả quýt.
- Một số quả nhựa.
- Máy, băng nhạc.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Quả gì?
- cô và trẻ hát và vận động bài “Quả”
Cô cùng trẻ xem phim. Sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung phim vừa
xem.
Hoạt động 2: Quả quýt của bé

- Cho trẻ biết đặc điểm bên ngoài của quả quýt.
- Khảo sát đc85 điểm bên trong qua hoạt động lột vỏ, ăn, nếm, biết mùi vị.
Dạy trẻ biết nhả hạt khi ăn quýt.
- Quả quýt có dạng hình tròn, có màu xanh hoặc vnag2, nó có vị ngọt, hơi
chua, có nhiều múi nhỏ, có hạt.
Cho trẻ vệ sinh sau khi hoạt động lột vỏ.
- Ngoài quả quýt con còn biết quả gì nữa?
Hoạt động 3: Trò chơi “Hái quả”
Cô trò chuyện với trẻ về việc hái quả để trưng bày mâm quả.
Trò chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, bạn trai và bạn gái.
Nhóm bạn trai hái quả quýt màu xanh
Nhóm bạn gái hái quả quýt màu vàng.
Sau khi trẻ thực hiện xong trong một khoảng thời gian quy định, cô và trẻ
cùng kiểm tra kết quả mỗi nhóm.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề tài: Một số loại rau lá
I. Mục đích - yêu cầu:
- Gọi đúng và phát âm rõ ràng tên gọi, lợi ích của một số loại rau lá.
- Rèn luyên khả năng nhạy cảm của xúc giác.
- Hình thành và rèn luyện thao tác so sánh một vài đăc điểm khác nhau của 2
đối tượng.
- Giáo dục trẻ biết giá trị của một số loại rau trong đời sống con người và
động vật.
II. Chuẩn bị:
- Một cái túi vải đựng: bắp cải, rau cải xanh
III. Hướng dẫn:
1. Để túi "bí mật" trên bàn cô, yêu cầu trẻ đoán xem trong túi có gì?

2. Yêu cầu từng trẻ em lên thò tay vào túi, nói tên vật, sau đó lấy vật ra,
giơ cao cho cả lớp xem.
- Đối với các loại rau, yêu cầu tất cả trẻ em nhắc lại tên gọi khoảng 2 lần.
- Yêu cầu trẻ kể tên tất cả các loại rau ở trên bàn, cô giải thích: tất cả các
thứ ấy đều có tên gọi chung là "rau lá". Hỏi trẻ xem rau dùng để làm gì.
- So sánh một vài đặc điểm khác nhau của bắp cải và rau cải xanh.
- Đọc cho trẻ nghe bài thơ "Bắp cải xanh"
"Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ở giữa".
3. Cô và trẻ cầm những cây rau, vừa đi về lớp học vừa hát bài "Đàn vịt
con".
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề tài: Một số loại rau
I. Mục đích - yêu cầu:
- Dạy trẻ gọi được tên, nhận xét được một vài đặc điểm nổi bật của các loại
rau và biết lợi ích của chúng.
- Rèn luyện:
+ Góc giác quan.
+ Cách phát âm.
+ Vốn từ.
II. Chuẩn bị:
- Cho trẻ thăm vườn rau (nếu có), làm quen với các loại rau trong cuộc sống
hằng ngày.
- Cho trẻ đọc câu đố hay các bài thơ về các loại rau.
- 3-4 loại rau tươi (bắp cải, cà rốt, bí )
- 3-4 loại tranh về các loại rau tươi.

III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - giới thiệu:
- Chơi "Trời nắng - trời mưa"
2. Lắng nghe, lắng nghe.
Câu đố:
Củ gì? màu gì?
Thỏ rất thích ăn.
- Đưa củ cà rốt ra hỏi
Củ gì đây?
Màu gi?
Dùng để làm gì?
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: "Bắp cải xanh"
- Lớp mình vừa đọc thơ gì đấy?
- Đưa bắp cải ra và hỏi trẻ:
- Đây là cái gì?
- Lá bắp cải như thế nào?
- Búp cải non nằm ở đâu?
- Bắp cải dùng để làm gì?
- Chơi cùng cô
- Nghe gì? Nghe gì?
- Thưa cô, củ cà rốt.
- Củ cà rốt
- Màu đỏ
- Để ăn
- Bắp cải xanh
- Cây bắp cải
- Màu xanh
- Ở giữa
- Để làm rau ăn

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Các con đã ăn rau bắp cải chưa?
- Cô đưa cho trẻ tranh cà rốt và bắp cải cho trẻ
xem và hỏi.
- Đây là rau gì?
- Màu gì?
- Dùng để làm gì?
3. Trò chơi "trốn cô" rồi cô đặt quả bí lên
bàn:
Cô có gì đây?
- Thế trái bì này dùng để làm gì?
4. Củng cố:
- Thi kể được nhiều tên loại rau nhất.
- Chơi trò chơi "Cái gì biến mất" cho trẻ nhìn
kỹ các loại rau trên bàn, cô lần lượt nhấn
mạnh để trẻ ghi nhớ các loại rau đó. Cô cho
trẻ nhắm mắt và nói nhanh xem cái gì biến
mất. Cuối cùng để lại tranh cà rốt hay củ tươi.
- Các chú thỏ có thích ăn loại rau này không?
- Nếu thích thì chúng mình làm bầy thỏ đi
kiếm củ cà rốt nhé.
- Cô và trẻ vừa đọc thơ
"Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng"
- Dạ rồi
- Củ cà rốt
- Màu đỏ
- Để ăn
- Chơi 3-4 lần
- Dạ thích


Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
ĐỀ TÀI: ĐÔI TAY XINH XẮN
GV: Giang Lệ Quyên
Lớp: Mầm 6
I. Mục đích yêu cầu
Rèn luyện sự khéo léo của cơ tay qua các kĩ năng: Xếp quần áo, trò chơi, múa và vận
động theo nhạc, trang trí cây thông.
Nhận biết đặc điểm và lợi ích của đôi tay. Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh đôi tay
Phân biệt tay trai- tay phải, cung cấp từ “ đôi tay”. Phân biệt to- nhỏ, so sánh dài hơn,
ngắn hơn.
Vận động hát múa nhịp nhàng theo bài hát
Hứng thú, mạnh dạn tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
Nhạc, bài hát: Múa cho mẹ xem, Đôi bàn tay bé xíu
Giấy in bàn tay của bé
Giấy vẽ cây thông, quả chuông giấy, quả châu giấy
Màu vẽ, khăn lau tay.
Quần áo của bé, rổ đựng quần áo.
III. Tiến trình:
Hoạt động 1:
KHÁM PHÁ ĐÔI BÀN TAY
- Trẻ chơi “ trồng cây dừa”:
Muốn chơi TC “ trồng cây dừa” thì cần sử dụng cái gì?
Bàn tay có gì?
Một bàn tay có mấy ngón? Có mấy bàn tay?- cung cấp từ “ đôi tay”
Hai bàn tay có mấy ngón?
TÌM TAY CỦA BÉ:
- Múa, hát bài “ Múa cho mẹ xem”:
Bàn tay mình có thể làm gì?- mở nhạc, cô và trẻ cùng múa hát

- Ướm thử bàn tay bé
Hôm trước cô đã cho các con in bàn tay, nhưng bây giờ cô không biết tay nào của bạn
nào. Muốn biết tay nào của con thì mình phải làm sao?
Phải tay con không?- so sánh to hơn, nhỏ hơn
Tay này là tay nào?- phân biệt tay trái- tay phải.
- So sánh dài hơn, ngắn hơn
Xếp giấy thành dãy: tay phải, tay trái, đôi tay
Hàng nào dài nhất? Đó là tay gì?
Hàng nào ngắn nhất? là tay nào? Có mấy bàn tay?
- Bàn tay mình còn có thể chơi gì?
Trò chơi” oẳn tù tì”
Chơi đánh đàn
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Vỗ tay cùng bạn
Hoạt động 2:
XẾP QUẦN ÁO
- Thế bàn tay mình còn để làm gì?
- Cho trẻ xếp quần áo.
GIÁO DỤC BÉ GIỮ ĐÔI TAY SẠCH SẼ
- Đôi tay mình rất xinh đẹp và làm rất nhiều việc. Vậy làm sao để đôi tay sạch sẽ? –
cắt móng tay, rửa tay, bị muỗi cắn không gãi.
HOẠT ĐỘNG 3:
TRANG TRÍ CÂY THÔNG
- Các con có biết sắp đến lễ hội gì không?
- Các con xem cô có gì nào?- cây thông, quả châu và chuông
- Cho trẻ lấy tay in màu lên cây thông, quả châu và chuông
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ điểm: Bản thân
đề tài: Ai quan trọng nhất?
lớp : mầm

I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận biết các bộ phận trong cơ thể và mối quan hệ giữa chúng.
Ôn tập trẻ số lượng 2, các dạng hình hình học.
Rèn luyện kỹ năng xếp tương ứng 1:1
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Trẻ biết lắng nghe cô, biết lễ phép với cô, hòa đồng với bạn.
II. Phương pháp – biện pháp:
- Kể chuyện: Mỗi người một việc
- Bài tập, trò chơi.
III. Chuẩn bị:
Truyện: Mỗi người một việc, tranh nhân vật rời.
Các miếng mút bọc vải có đính khuy và nút: hình tròn, tam giác, chữ
nhật, vuông… kích thước khác nhau.
V. Tiến trình:
Hoat động của cô Hoat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: mỗi người một
việc.
Đàm thoại:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Mọi người có làm việc giống nhau không?
Tai đã làm việc gì?
Công việc của mắt là gì?
Mũi đã phải làm gì cả ngày?
Tay làm những công việc gì?
Công việc của chân là gì
Mồn có làm gì không?
Nghe các bạn nói vậy, mồn đã làm gì? tại sao
mồn không ăn uống gì nữa?
2. Hoat động 2: kể chuyện: mỗi người một
việc (bằng rối hoặc tranh nhân vật rời)

Đàm thoại:
trẻ lắng nghe và đọc thơ
cùng cô
tham gia các hoạt động
và trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi của cô
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Tại sao mồn buồn?
Chuyện gì xảy ra khi mồn không ăn uống nữa?
Chân, tay, mắt, mũi cảm thấy thế nào?
Tại sao miệng phải ăn?
Miệng không ăn có được không?
Để cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì?
3. Hoạt động 3: Bé làm con rối
Trò chơi: bé tập đếm:
Cùng bé đếm mắt: 2 mắt, mắt hình gì?
đếm mũi, miệng:có dạng hình gì?
đếm tay: 2 tay, đếm chân: 2 chân. Tay chân có
dạng hình gì?
Cô phát cho trẻ những chiếc gối mút nhỏ hình
vuông, tròn, tam giác, bên mép có khâu các
khuy và nút. Trẻ sử dụng miếng mút đó để ráp
thành một con rối.
Trẻ gắn tương ứng một cái nút với một cái
khuy (sử dụng các miếng mút có dạng hình
hình học để tạo thành con rối)
Kết thúc: nhận xét giờ học.
Cùng chơi với cô
trẻ thực hiện theo sự
hướng dẫn của cô

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ điểm: Thế giới động vật
đề tài: Con cá vàng
lớp : mầm
I. Mục đích yêu cầu:
-Nhận biết và phân biệt sự khác nhau về hình dạng giữa các con vật sống
dưới nước.
- Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động và quan tâm đến các con vật gần gũi
xung quanh trẻ.
- Trẻ thể hiện cảm xúc theo bài hát: vỗ tay theo nhịp, sử dụng các loại nhạc
cụ khác nhau.
III. Chuẩn bị:
- Đĩa phim về các con vật sống dưới nước
- Đĩa nhạc: Cá vàng bơi.
- Nguyên vật liệu góc tạo hình.
III. Hoạt động:
Hoat động của cô Hoat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Nhà thám hiểm nhí
- Cho trẻ xem phim về thế giới động vật.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về đoạn phim vừa
xem.
- Đàm thoại với trẻ về những con vật nào sống
được dưới nước.
- Cho trẻ xem vài con cá sống dưới nước.
- Vừa quan sát cô và trẻ cùng đàm thoại về:
+ Đặc điểm:
+ Hình dạng:
+ Môi trường sống
+ Thức ăn của chúng

- Cho trẻ so sánh sự khác biệt đặc điểm bên
ngoài giữa những con cá.
2. Hoat động 2: Cùng hát lên:
- Cho trẻ nghe bài hát “Cá vàng bơi” và trẻ
đoán tên bài hát.
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp (sử dụng nhiều
loại nhạc cụ theo nhóm nhỏ).
Trẻ xem phim
Trẻ trả lời theo trí nhớ
của mình sau khi xem.
Trẻ trả lời theo hiểu biết
của mình.
Trẻ quan sát theo sự
hướng dẫn của cô
Trẻ nói lên kinh nghiệm
Trẻ nghe và đoán tên bài
hát.
Trẻ hát và vận động
theo nhịp bài hát.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Cho 3 nhóm hát kết hợp vận động.
3. Hoạt động 3: Nhà thiết kế tí hon:
- Cô cho trẻ xem những chiếc vòng. Các con
nghĩ xem với những chiếc vòng này mình sẽ
làm gì?
- Cô gợi ý: ở đây cô có những chú cá còn chưa
được trang trí. Vậy cô cháu mình cùng trang trí
cho đẹp để gắn lên các vòng nhé.
- Cô mở nhạc: cho trẻ làm những chú cá: tạo
dáng, các chú cá bơi nhẹ nhàng, vận động theo

nhạc.( Mở nhạc bài: Cá vàng bơi).
Kết thúc: nhận xét giờ học.
Trẻ thực hiện
Các cháu trẻ lời theo
suy nghĩ của mình.
Trẻ phụ cô lấy nguyên
vật liệu để cùng trang
trí.
Trẻ vận động tự do theo
bài hát “cá vàng bơi”
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ điểm: Giao thông
đề tài: Bé biết phương tiện gì?
lớp : mầm
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết hát và vận động theo nhạc bài hát: em tập lái ô tô.
- Rèn luyện kỹ năng đếm
- Trẻ nhận biết một số loại phương tiện giao thông: đường bộ, đường thủy,
đường không.
- Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Trẻ thể hiện cảm xúc theo bài hát, tham gia các trò chơi.
II. chuẩn bị:
- Đĩa bài hát: em tập lái ô tô hoặc đàn organ
- Tranh các loại phương tiện giao thông
- Vòng thể dục cho mỗi trẻ.
- Ghế thể dục làm cầu.
- Rổ, thẻ hình một số loại phương tiện giao thông
- bảng nỉ hoặc bảng bằng giấy rôki (2 bảng) có vẽ phân luồng xe cho trẻ dán.
- Tranh về dông, đường đi, bầu trời (tranh lớn) để dán các góc.

III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hát “ Em tập lái ôtô”
Mỗi trẻ cầm một vòng thể dục, vừa hát vừa vận động theo nhạc bài hát:
em tập lái ô tô.
Đàm thoại: Bé vừa làm gì?
Cô cho trẻ quan sát một số tranh xe ôtô
Con thử đếm xem ô tô có mấy bánh?
Ngoài xe ô tô con còn biết xe gì?
Cho bé quan sát tranh một số loại xe
Xe máy, xe đạp có mấy bánh (cho bé đếm)
Xe ôtô, xe máy, xe đạp chạy ở đâu?
Hoạt động 2: Phân loại xe.
Cô chuẩn bị 2 băng ghế thể dục song song cách nhau 1m, cuối 2 băng
ghế thể dục là 2 rổ đựng thẻ hình các phương tiện giao thông, 2 bảng vẽ
phân đường xe đi cách băng ghế thể dục 1 m
Chi trẻ thành 2 đội, Đứng xếp hàng dọc trước vạch, khi nghe cô hô bắt
đầu, trẻ đứng đầu hàng sẽ chạy đến mức, bước lên cầu, đi thăng bằng hết
cầu, đến rổ chọn một thẻ hình chạy tới bảng để đúng vị trí trên bảng.
(xe bốn bánh để trên vạch lớn, xe 2 bánh để ở vạch hẹp hơn)
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

×