Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 114 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




DƢƠNG DIỆP QUẦN




TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG,
MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







HÀ NỘI - 2014




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




DƢƠNG DIỆP QUẦN




TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG,
MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Quang Vinh




HÀ NỘI - 2014

3



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn


D-ơng Diệp Quần







4
MỤC LỤC




Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ
8
1.1.
Khái niệm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
8
1.2.
Cơ sở pháp lý của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
10
1.3.
Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
16
1.3.1.
Khách thể của tội phạm
16
1.3.2.
Mặt khách quan của tội phạm
17
1.3.3.
Mặt chủ quan của tội phạm
23
1.3.4.
Chủ thể của tội phạm
25
1.3.5.
Hậu quả của tội phạm
26

Chương 2: TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG,
MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU
NỔ THEO ĐIỀU 232 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VÀ THỰC
TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
28
2.1.
Các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt vật liệu nổ
28
2.1.1.
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232
Bộ luật Hình sự
28
5
2.1.2.
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232
Bộ luật Hình sự
32
2.1.3.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 232 Bộ luật Hình sự
40
2.1.4.
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 232
Bộ luật Hình sự
43
2.1.5.
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
46
2.2.
Thực trạng áp dụng pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
50
2.2.1.
Diễn biến chung về tình hình tội phạm và tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

51
2.2.2.
Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
59

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CHẾ TẠO,
TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI
PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ
74
3.1.
Cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp
dụng Điều 232 Bộ luật Hình sự
74
3.2.
Hạn chế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát
triển tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
78
3.3.
Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện
Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó có tội
phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
80
3.4.
Chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo tình hình tội phạm chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ

84
6
3.5.
Nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
86
3.6.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong hệ
thống cơ quan tư pháp, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều
tra, truy tố, xét xử với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác
định tội phạm và người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ, xử lý tội phạm
95
3.7.
Tăng cường những biện pháp quản lý trật tự, xã hội
99

KẾT LUẬN
101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
104
7


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Thành phần của những người phạm tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vật liệu nổ 56 tại tỉnh Thái Nguyên
56




8
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (năm 1986) đến
nay, trên đất nước ta đã và đang diễn ra quá trình đổi mới sâu sắc và toàn
diện. Đời sống chính trị - xã hội đã có những biến đổi quan trọng. Đặc biệt,
nền kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển lớn, tạo tiền đề vững chắc
cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sau một thời gian xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung
quan liêu, bao cấp để bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn
còn chịu ảnh hưởng và tác động lớn của cơ chế quản lý cũ và tác động của
mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật
khác còn nhiều phức tạp, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản xã hội chủ nghĩa và
tài sản của công dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, công tác đấu tranh phòng,

chống tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế. Diễn biến của tình hình tội phạm nói
chung cũng như các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Trong đó tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
đang ngày càng phổ biến và diễn biến ngày càng phức tạp, gây mất trật tự
công cộng và tạo ra dư luận xấu trong cộng đồng dân cư. Tuy Bộ luật Hình sự
có quy định cụ thể và khá đầy đủ về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, song vẫn chưa hoàn
toàn đáp ứng được những yêu cầu, những tình huống xảy ra trong thực tế ở
Việt Nam hiện nay cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tôi thấy rằng, việc nghiên cứu
về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
9
đoạt vật liệu nổ mang tính cấp bách, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần
nâng cao, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, từ đó trừng trị nghiêm
khắc người phạm tội, răn đe người có ý định thực hiện tội phạm đó, đồng thời
bảo vệ trật tự xã hội, tạo niềm tin cho người dân yên tâm sinh sống. Với mong
muốn có những đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả chọn
đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, nên đã có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những
phương diện khác nhau về tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: Trần
Đức Thìn, Luật Hình sự - Phần các tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2010; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của Khoa Luật -
Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; Đinh Văn
Quế, Bình luận khoa học luật Hình sự, Phần các tội phạm, tập 2, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, 2002.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta
đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vật liệu nổ mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu chung về phần các
tội phạm hoặc các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng,
chưa nghiên cứu độc lập, đánh giá lý luận và tổng kết thực tiễn về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
10
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và đối tƣợng, phạm vi nghiên
cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hình
sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực
tiễn, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp
nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của loại tội này trong
thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Từ việc nghiên cứu tổng quát về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ luận văn nghiên cứu sâu về
cơ sở của việc hình thành quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, khái niệm, cơ sở pháp lý, các quy
định trong pháp luật hình sự hiện hành, thực trạng áp dụng các quy định pháp
luật hình sự trong hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đối với tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nội dung nghiên
cứu chủ yếu sau:
11
- Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả về tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung như: Khái niệm,
quá trình hình thành và phát triển những quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật
Hình sự Việt Nam, nghiên cứu những quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; thực tiễn xét
xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, những khó khăn, vướng
mắc, bất cập khi áp dụng.
- Khái quát sự phát triển của tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong lịch sử pháp luật
hình sự để rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự
hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt vật liệu nổ, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung
quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong
Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng của tội này trong thực tiễn.
3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
12
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, tìm hiểu thực trạng về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây.
Dựa trên cơ sở Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm
2009, đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề:
- Các vấn đề trọng tâm liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như: Khái niệm, các
trường hợp áp dụng
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ trong thời gian gần đây và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
- Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo
quy định của luật hình sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế
còn tồn tại, nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Nghiên cứu tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vật nổ trên cơ sở thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2009 đến năm 2013.

4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chính sách
hình sự áp dụng đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
5. Địa điểm nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình sự
13
và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong năm năm từ năm 2009
đến năm 2013.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Đây là đề tài khoa học nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở và thực tiễn xét xử trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
Những điểm mới cơ bản của luận văn là:
- Tổng hợp các quan điểm khoa học về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật
hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ những tồn tại, hạn chế của thực
tiễn áp dụng tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cũng như những nguyên nhân cơ bản của các tồn
tại, hạn chế đó;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất
các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu
quả áp dụng tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những
người nghiên cứu, cho người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc áp
dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong thực tế. Đồng
thời là nguồn tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến pháp luật hình sự
nói chung và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
14
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng, tạo tiền đề cho việc hiểu rõ hơn các quy
định cũng như những tồn tại, hạn chế của loại tội này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Chương 2: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 232 Bộ luật Hình sự 1999 và thực
tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự về về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ.




15
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP

HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ

1.1. Khái niệm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Đất nước Việt Nam tuy chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm nhưng đến
nay vẫn còn để lại hàng trăm nghìn tấn bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại. Chỉ tính
riêng số bom, mìn do quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam là trên 15 triệu tấn,
trong đó có khoảng 10% không phát nổ, hiện đang nằm rải rác trên diện tích
khoảng 6,6 triệu ha của trên 10.500 xã trong cả nước (chưa kể trên biển). Có
rất nhiều vụ nổ bom, mìn đã xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do người dân
tự phá để lấy thuốc nổ và phế liệu để bán hoặc sử dụng. Hậu quả của các vụ
nổ đã làm thiệt hại về tình mạng và tài sản của người dân, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày của nhân dân, gây mất trật tự và an toàn
xã hội.
Trong thời gian qua nền kinh tế nước ta đang có những bước phát
triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp với
tâm lý hưởng thụ, lối sống coi trọng chủ nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ, tìm
kiếm lợi nhuận là trên hết đã khiến cho một bộ phận cá nhân muốn làm giầu
bất chính, buôn bán các mặt hàng nguy hiểm để kiếm lợi nhuận cao trong đó
có các loại hàng thuộc nhóm vật liệu nổ như pháo, thuốc nổ Nhiều đối
tượng sử dụng các loại mìn, thuốc nổ trái phép có chiều hướng gia tăng, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải quy định cụ thể về các hành vi
vi phạm pháp luật nêu trên trong một điều luật tương ứng của Bộ luật Hình
16
sự, đảm bảo có căn cứ pháp luật xử lý các đối tượng vi phạm, đảm bảo an
toàn xã hội, đồng thời răn đe người dân để tránh vi phạm pháp luật.
Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trong đó có đấu tranh phòng chống

tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vật liệu nổ.
Để đấu tranh, phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đạt hiệu quả cao vấn đề đầu
tiên cần phải xác định rõ khái niệm của tội phạm này. Bởi vì, chỉ trên cơ sở
nhận thức đúng và đầy đủ về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mới có thể đề ra được các phương
hướng, giải pháp cụ thể để đấu tranh, phòng chống. Thực tiễn của nước ta
hiện nay càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết phải làm
sáng tỏ vấn đề đó.
Theo Từ điển bách khoa mở, Vật liệu nổ là chất hóa học hay các hợp
chất, các vật liệu có khả năng tạo thành một thể tích khí lớn (gấp 15.000 lần
thể tích ban đầu), phát ra nhiệt độ cao (3.000 - 4.000 độ C), áp suất rất cao,
trong thời gian rất ngắn (1/10.000 giây). Các đặc trưng của một vật liệu nổ:
Nó là một chất hóa học hay hợp chất hóa học không an định (không bền). Sự
tăng lên đột ngột của chất nổ thường kết hợp bởi việc tạo ra nhiệt độ cao và
thay đổi rất lớn về áp suất. Chất nổ có khả năng tạo ra một vụ nổ khi có kích
thích ban đầu. Các kích thích ban đầu có thể là các xung cơ học, đâm chọc, va
đập, cọ xát, nhiệt.
Qua khái niệm trên cho thấy định nghĩa về vật liệu nổ theo phương
diện hóa học, qua đó thể hiện các chất tạo thành vật liệu nổ, chu trình hoạt
động của các chất tạo ra chất nổ.
Tại Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm
2011 giải thích về vật liệu nổ như sau:
17
6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục
đích quốc phòng, an ninh
8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục
đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh [43].

Tại Điều 3 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 giải thích về
thuốc nổ và các phụ kiện nổ như sau:
1. "Thuốc nổ" là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản
xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích
thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện.
2. "Phụ kiện nổ" là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm,
mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban
đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có
chứa thuốc nổ [7].
Tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự quy định như sau: "1. Người
nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm" [26].
Như vậy, qua khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự có thể hiểu chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là hành vi
làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp nhằm chiếm đoạt,
cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt vật liệu nổ.
1.2. Cơ sở pháp lý của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Vào những năm 1970 do đất nước ta lúc đó vẫn còn chiến tranh, loại
tội về vật liệu nổ chưa xuất hiện do vậy khi ban hành Pháp lệnh trừng trị các
tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21 tháng 10 năm 1970 chưa có
điều luật nào quy định về vật liệu nổ.
18
Đến năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta ra đời. Ở thời
điểm đó bắt đầu xuất hiện các hành vi phạm pháp liên quan đến chất nổ. Do
sự nguy hiểm và sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nhóm tội này đối với từng
cá nhân và toàn xã hội, do vậy tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy
định về tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
nổ, chất cháy, chất độc hoặc chất phóng xạ như sau:

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc hoặc chất phóng xạ thì
bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân [23].
Việc quy định loại tội này cụ thể trong điều luật chính là bước ngoặt
quan trọng, tạo cơ sở cho việc xử lý các hành vi vi phạm luật về chất nổ, thể
hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc chế tạo, tàng trữ, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ.
Mặc dù đã được pháp điển hóa thành Bộ luật, nhưng việc quy định
trong cùng một điều luật về chất nổ, chất cháy, chất độc hoặc chất phóng xạ
tạo nên khó khăn trong quá trình áp dụng điều luật, mặt khác nếu chỉ quy định
về chất nổ sẽ không bao quát hết các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
loại tội này, dễ bỏ lọt tội phạm, gây nhiều tranh cãi về việc xử lý hành vi
phạm pháp. Do vậy khi Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời trên cơ sở kế thừa
những quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985, Điều 232 Bộ luật
Hình sự năm 1999 quy định như sau:
19
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một
năm đến năm năm [26].
Quy định như vậy đã tạo nên bước tiến vượt bậc của quá trình lập
pháp, trong quá trình áp dụng điều luật các cơ quan có thẩm quyền không chỉ
có cơ sở xử lý các hành vi vi phạm về chất nổ mà còn có cơ sở để xử lý hành
vi liên quan đến các phụ kiện nổ.
So với Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 thì Điều 232 Bộ luật Hình
sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung sau:
Nếu Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 dùng thuật ngữ "chất nổ" là
đối tượng tác động, thì Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 dùng thuật ngữ
20
"vật liệu nổ", thuật ngữ "vật liệu nổ" có nghĩa rộng hơn so với "chất nổ". Nếu
tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 chỉ quy định về các tội phạm liên quan
đến chất nổ, như vậy chỉ khi có hành vi vi phạm các quy định về chất nổ ở
một mức độ nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn khi vi
phạm các quy định về các loại chất liệu không phải là chất nổ như vận chuyển
trái phép kíp nổ, dây nổ sẽ khó có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự

đối với người thực hiện hành vi đó, bởi vì Bộ luật Hình sự chỉ quy định về
chất nổ chứ không quy định các phụ kiện nổ như kíp nổ, dây nổ Việc sử
dụng thuật ngữ "chất nổ" theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985
đã không bao quát được hết các hành vi vi phạm, người phạm tội sẽ lợi dụng
kẽ hở của pháp luật nhằm thu lợi bất chính vì ngoài thuốc nổ còn rất nhiều vật
khác liên quan đến thuốc nổ như kíp nổ, mồi nổ , những vật này chính là một
bộ phận để đảm bảo cho thuốc nổ có thể phát huy công dụng. Bộ luật Hình sự
năm 1999 ra đời đã thay thế thành thuật ngữ "vật liệu nổ", điều này đã đáp
ứng được yêu cầu xử lý loại tội này, bởi vì vật liệu nổ sẽ bao hàm cả thuốc nổ
và các loại phụ kiện nổ như dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm
chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc
các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Ngoài ra tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 còn bổ sung thêm
hành vi "vận chuyển" là hành vi phạm tội mà Điều 96 Bộ luật Hình sự năm
1985 chưa quy định. Quy định thêm về hành vi "vận chuyển" trái phép vật
liệu nổ đã đáp ứng yêu cầu bức thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình
sự, bởi vì sau khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời hành vi phạm tội vận
chuyển vật liệu nổ khi không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xảy ra rất nhiều, người phạm tội lợi dụng pháp luật hình sự không quy định về
hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ khi bị phát hiện dù người phạm tội
trên thực tế đang tàng trữ trái phép vật liệu nổ trong người thì cũng khai là
vận chuyển, hoặc do điều luật không quy định đó là hành vi phạm tội cho nên
21
khi được thuê vận chuyển trái phép vật liệu nổ, người được thuê sẽ không do
dự mà đồng ý thực hiện ngay nhằm thu được một nguồn lợi nhất định. Chính
vì Bộ luật Hình sự năm 1985 không quy định về hành vi vận chuyển dẫn đến
khó khăn trong việc điều tra, xử lý đối tượng phạm pháp thuộc trường hợp
này. Chính vì vậy, khi Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời tại Điều 232 đã bổ
sung thêm hành vi "vận chuyển" trái phép vật liệu nổ, từ đó có cơ sở để xử lý
người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm.

Về cấu tạo, Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 có 3 khoản, còn Điều 232
Bộ luật Hình sự năm 1999 cấu tạo thành 5 khoản, trong đó khoản 5 của điều
luật quy định hình phạt bổ sung; hình phạt quy định trong tưng khoản cũng
được quy định lại cho phù hợp với cấu tạo của điều luật (mức hình phạt cao
nhất ở khoản 2 là mười năm; của khoản 3 là mười lăm năm; của khoản 4 là
chung thân). Khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời dựa trên các điều kiện kinh
tế - xã hội, chính trị, an ninh của đất nước ta lúc đó, đời sống của người dân
còn gặp nhiều khó khăn, tình hình tội phạm liên quan đến vật liệu nổ chưa
xảy ra nhiều, người phạm tội chưa có nhiều thủ đoạn tinh vi. Do vậy tại Điều
96 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định chỉ có 3 khoản là hoàn toàn phù hợp
với tình hình tội phạm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng các
quy định của pháp luật hình sự đã biểu hiện có nhiều bất cập, không phù hợp
với sự phát triển của đất nước, đồng thời không thể bao quát được hết các
hành vi phạm pháp về tội liên quan đến vật liệu nổ. Điều 232 Bộ luật Hình sự
năm 1999 có 05 khoản chính là kế thừa từ các quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình
sự năm 1985, điều kiện kinh tế, chính trị, an ninh của đất nước, đồng thời dựa
trên tình hình phát triển của tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, từ đó có từng mức quy định về
hình phạt tương ứng với từng hành vi cụ thể, hậu quả do hành vi đó gây ra.
Bổ sung một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt như: Vận
chuyển, sử dụng, mua bán qua biên giới; vật phạm pháp có số lượng rất lớn,
22
đặc biệt lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Bỏ tình tiết
"phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" là yếu tố định khung hình
phạt. Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 bổ sung thêm các yếu tố định
khung hình phạt đó là hoàn toàn phù hợp, tại khoản 2 Điều 96 Bộ luật Hình
sự năm 1985 chỉ quy định về yếu tộ định khung hình phạt là "Vật phạm pháp
có số lượng lớn". Như vậy, trong tất cả trường hợp phạm tội mà số lượng vật
phạp pháp nếu không thuộc khoản 1 Điều 96 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo khoản 2 Điều 96, chính điều đó đã thể hiện sự bất cập của điều

luật, làm cho việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội trong nhiều
trường hợp còn nhẹ, không đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật hình sự.
Ví dụ nếu căn cứ theo Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 chỉ quy định về tình
tiết định khung hình phạt là "Vật phạm pháp có số lượng lớn" tại khoản 2 của
điều luật. Như vậy người phạm tội mua bán trái phép chất nổ có số lượng
100kg so với người phạm tội mua bán trái phép chất nổ có số lượng 400kg,
khi quyết định hình phạt đều áp dụng khoản 2 Điều 96 là "Vật phạm pháp có
số lượng lớn". Chính vì vậy, Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bổ sung
thêm các yếu tố định khung hình phạt là "Vật phạm pháp có số lượng rất lớn"
và "Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn" để đảm bảo việc áp dụng pháp
luật được chính xác, việc áp dụng hình phạt tương ứng đúng với hành vi phạm
tội, số lượng vật phạm pháp.
Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định thêm về hình phạt bổ
sung đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Cụ thể như sau: "5. Người phạm tội còn có thể bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm
cư trú từ một năm đến năm năm" [26].
Việc quy định về hình phạt bổ sung chính là một bước tiến trong quá
trình hoàn thiện pháp luật, căn cứ vào từng hành vi phạm tội, từng vụ án cụ
thể mà có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội. Hình phạt
23
tiền ngoài mục đích trừng phạt người phạm tội về lĩnh vực tài chính thì việc
áp dụng hình phạt này còn với mục đích là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, từ đó thông qua các chương trình cụ thể của Đảng và Nhà nước để khắc
phục một phần những thiệt hại do người phạm tội gây ra cho con người, xã
hội, cho môi trường xung quanh. Khi áp dụng hình phạt quản chế hoặc cấm
cư trú tại một địa phương nhất định, các cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng
kiểm tra, giám sát người phạm tội tại địa phương đó hoặc do hậu quả của
người phạm tội gây ra cho một địa phương nào đó mà xét thấy cần thiết phải
cấm cư trú đối với người phạm tội thì có thể cấm người phạm tội cư trú tại địa

phương đó.
1.3. Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Cấu thành tội phạm là căn cứ để xác định tội danh (định tội). Định tội
là việc xác định một hành vi cụ thể đã được thực hiện phạm vào tội nào đó
được quy định trong Bộ luật Hình sự. Định tội là cơ sở đầu tiên để có thể truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Như vậy, cấu thành tội phạm
là căn cứ pháp lý duy nhất của việc định tội. Với ý nghĩa như vậy, cần phải
tìm hiểu các yếu tố cấu thành của loại tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999, các yếu tố cấu
thành của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ được thể hiện sau đây.
1.3.1. Khách thể của tội phạm
Về mặt lý luận, khách thể của tội phạm được hiểu là những quan hệ xã
hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại hoặc đặt vào tình
trạng đe dọa bị xâm hại. Khách thể của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ chính là an toàn công
cộng, trật tự công cộng. Điều đó có nghĩa tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là tội xâm phạm đến an
24
toàn công cộng, trật tự công cộng. Nói cách khác đó là tội xâm phạm đến chế
độ quản lý nhà nước đối với vật liệu nổ.
Như vậy, tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội về an
toàn công cộng, trật tự công cộng, đó là quan hệ xã hội được tôn trọng, bảo vệ.
Xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người ở nơi công cộng,
làm cho mọi người hoang mang lo sợ, gây rối loạn an ninh, làm xáo trộn trật tự
công cộng đã được xác lập trước đó. Điều này thì ai cũng thấy, bất kể ở đâu khi
xảy ra tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ xảy ra ai cũng sợ hãi, có thể gây ra hậu quả chết
người hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của con người, gây thiệt hại cho xã hội.
Cùng với việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tài sản, tính
mạng, sức khỏe của con người thì hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ còn gây mất trật tự nơi
công cộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của cộng
đồng, gây náo động nơi công cộng.
Đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ, bao gồm thuốc nổ
và các phụ kiện nổ là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật
phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ
hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ. Tuy nhiên, nếu vật liệu
nổ là vật liệu nổ quân dụng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng", chỉ vật liệu nổ công nghiệp mới là đối tượng
của tội phạm này.
1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
25
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có dấu hiệu khách quan khác là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là:đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán vật liệu phải là trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ thì mới cấu thành tội phạm, nếu việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán vật liệu nổ được phép thì không thuộc trường hợp phạm tội
quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự. Ví dụ như các cơ quan chuyên môn
đặc thù được Nhà nước cho phép chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán vật liệu nổ thì không coi là phạm tội này.
Khi xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
có trái phép hay không trong một số trường hợp cần chú ý: Nếu người được

phép sử dụng vật liệu nổ nhưng lại cho người khác không được phép mượn để
sử dụng thì người mượn là người sử dụng trái phép, còn người cho mượn là
người vi phạm quy định về quản lý vật liệu nổ; nếu người được giao quản lý
vật liệu nổ nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định
về quản lý, sử dụng, cất giữ, bảo quản để người khác sử dụng, chiếm đoạt, thì
thuộc trường hợp vi phạm quy định về quản lý vật liệu nổ quy định tại Điều 234
và 235 Bộ luật Hình sự; nếu đem vật liệu nổ trao đổi, mua bán thì thuộc
trường hợp quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự.
* Chế tạo trái phép vật liệu nổ
Chế tạo trái phép vật liệu nổ là làm ra các loại vật liệu nổ dưới bất kỳ
hình thức nào mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Người thực hiện hành vi chế tạo trái phép vật liệu nổ tuy biết đó là hành vi vi
phạm điều cấm của pháp luật hình sự nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Hành vi chế tạo vật liệu nổ bao gồm làm mới hoàn toàn hoặc cải tạo,
dùng các vật liệu sẵn có để làm ra vật liệu nổ có tạo ra tác dụng theo mục đích
của người phạm tội.
Thực tiễn xét xử cho thấy loại hành vi làm mới hoàn toàn ít xảy ra vì
việc chế tạo ra vật liệu nổ không phải là việc làm đơn giản, phải sử dụng các

×