Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THANH DUNG

MéT Sè VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN
Về HOạT ĐộNG SAU PHIÊN TòA XéT Xử Vụ áN HìNH Sự
THEO PHáP LUậT VIƯT NAM

Chun ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ luật học này là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ
và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét và
cho phép tôi được bảo vệ Luận văn thạc sỹ luật học của mình theo
quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thanh Dung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SAU
PHIÊN TỊA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ ..................................... 10
1.1.

Khái niệm hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự ............ 10

1.2.

Đặc điểm của hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự ............. 12

1.3.

Phân loại hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. ............. 14

1.4.

Vai trị và ý nghĩa của hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ

án hình sự .......................................................................................... 15

1.4.1. Vai trò của hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự ................. 15
1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự................ 17
1.5.

Tở ng quan pháp l ̣t T ố tụng hình sự về hoa ̣t đơ ̣ng sau
phiên tòa xét xƣ̉ vu ̣ án hinh sƣ ̣ tƣ̀ năm 1945 đến năm 2003 ......... 18
̀

Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TỊA XÉT XỬ VỤ ÁN
HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦ A BỘ LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ 2003 .................................................................................. 24
2.1.

Hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự................ 24

2.1.1. Hoạt động sau phiên tịa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
Bản án ................................................................................................. 24
2.1.2. Hoạt động sau phiên tịa trong trư ờng hợp Hơ ̣i đồ ng xét xử ra
Quyế t đinh ta ̣m đinh chỉ hoă ̣c đinh chỉ xét xử sơ th ẩm vu ̣ án
̣
̀
̀
hình sự ................................................................................................ 45


2.1.3. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
quyết định hỗn phiên tịa .................................................................. 50
2.1.4. Hoạt động sau phiên tòa trong trư ờng hợp Hội đồng xét xử ra

Quyế t đinh trả hồ sơ để điề u tra bổ sung ........................................... 54
̣
2.2.

Hoạt động sau phiên tịa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự........... 58

2.2.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử
phúc thẩm ra Bản án ........................................................................... 58
2.2.2. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm ......................... 67
2.2.3. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xét xử
ra Quyết định hoãn phiên tòa ............................................................. 71
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LẬT T Ố TỤNG HÌNH
̀
SỰ NĂM 2003 VỀ HOA ̣T ĐỢNG SAU PHIÊN TOA X ÉT
̉
́
XƢ VỤ AN HÌNH SƢ̣ ...................................................................... 76
3.1.

Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật ố tụng hình sự
t
năm 2003 về hoa ̣t đơ ̣ng sau phiên tòa xét xƣ̉ vu ̣ án hinh .............. 76
̀ sƣ̣

3.2.

Nguyên nhân của các hạn chế trong việc áp dụng các quy
định của BLTTHS về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án

hình sự. .............................................................................................. 81

3.3.

Các giải ph áp nâng cao hiệu quả hoạt động sau phiên tòa
xét xử vụ án hình sự ......................................................................... 83

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật........................................................... 83
3.3.2. Giải pháp đối với Cơ quan tiế n hành tố tu ̣ng ..................................... 88
3.3.3. Giải pháp đối với người tiến hành tố tụng ......................................... 92
3.3.4. Giải pháp đối với các chủ thể khác .................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự


HĐXX

Hội đồng xét xử

TAND

Tịa án nhân dân

TTHS

Tố tụng hình sự

VKS

Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phịng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan
trọng, hàng đầu mà bất kỳ một nhà nước nào, một xã hội nào cũng cần phải
quan tâm. Để việc đấu tranh này được thực hiện một cách kiên quyết, kịp
thời, có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng, trong đó có các văn bản về pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng
hình sự. Pháp luật hình sự mà trọng nhất là Bộ luật hình sự quy định hành vi
nào là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, tức là

đưa ra các căn cứ giúp cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm
tội. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người
phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, khơng để lọt tội phạm, không
làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân thì pháp ḷt tố tụng hình sự nói chung, Bộ ḷt tố tụng hình sự nói
riêng lại đóng vai trị quan trọng. Bởi lẽ, Bộ luật tố tụng hình sự quy định
trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Như vậy, diễn tiến giải quyết một vụ án sẽ diễn ra theo các giai đoạn:
giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai
đoạn thi hành án. Đan xen giữa những giai đoạn chính đó là những “giai đoạn
phụ”, những hoạt động nhỏ khác nhưng rấ t quan tro ̣ng . Hoạt động sau phiên
tịa xét xử vụ án hình sự là “một trong những giai đoạn như thế”. Hoạt động
này bắt đầu sau khi Hội đồng xét xử đưa ra một bản án hoặc quyết định tố
tụng và kết thúc sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng thực hiện hết các hoạt động mà luật tố tụng hình sự
quy định họ phải thực hiện. Như vậy, về mặt thời gian hoạt động sau phiên
tịa xét xử vụ án hình sự có thể có sự đan xen với giai đoạn xét xử sau và giai
đoạn thi hành án.

1


Các hoa ̣t đơ ̣ng sau phiên tịa xét xử các vụ án hình sự là một chuỗi các
hoạt động đa phần khơng mang nhiều tính chất tố tụng, mà thơng thường
mang tính chất hành chính tư pháp , báo cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này
lại giữ một vai trò quan trọng, mà thiếu đi những hoạt động này, việc giải
quyết vụ án hình sự sẽ khơng được khách quan, minh bạch, có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến cho những giai đoạn tố tụng
trước đó trở nên vơ nghĩa. Điều đó dẫn đến mục đích đấu tranh, phịng chống
tội phạm của Đảng và Nhà nước ta không đạt được.

Khi xã hội càng phát triển, trình độ pháp luật của người dân được nâng
cao và khi các phương tiện truyền thông luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt
là những vụ án hình sự nhạy cảm như an ninh quốc gia, giết người,... thì hoạt
động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự lại càng trở nên quan trọng và cần
được chú trọng hơn.
Song song sự phát triển dân trí đó là q trình phát triển toàn diện của
đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp
dụng, nhiều quy định hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự của Bộ
ḷt tố tụng hình sự năm 2003 vẫn cịn một số bất cập và hạn chế (như: chưa
quy định về thời hạn gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới tới Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố
tụng sau khi kết thúc phiên tòa, các quy định về hoạt động sau phiên tịa xét
xử vụ án hình sự trong quy chế của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát còn cần
được bổ sung và quy định cụ thể hơn; v.v...).
Một số tồn tại và hạn chế nêu trên về mặt pháp luật đã gây ra những
vướng mắc, lúng túng trong hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và
các tổ chức, cá nhân khác trong thực tiễn. Dẫn tới hệ quả, hoạt động sau phiên
tòa chưa được chú trọng, cịn mang tính hình thức, đối phó, làm cho có mà
chưa phát huy được tối qua hiệu quả, mục đích của hoạt động này.

2


Hiện nay, khoa học luật tố tụng hình sự trong nước mới chỉ có các cơng
trình nghiên cứu nghiên cứu về hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung
hoặc hoạt động xét xử sơ thẩm, hoạt động xét xử phúc thẩm hình sự, trong đó
phần nào đề cập tới một số quy định về hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án
hình sự. Tuy nhiên, sự đề cập đó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự mà chưa có một cơng trình nghiên cứu độc

lập nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về hoạt động sau phiên tịa xét xử
vụ án hình sự, đề cập tới những mặt được và những mặt hạn chế, vướng mắc
của hoạt động này.
Về mặt thực tiễn công tác, với vị trí là một chuyên viên của Viện kiểm
sát nhân dân, một kiếm sát viên tương lai, việc nghiên cứu vấn đề hoạt động
sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là
trong bối cảnh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì
chức năng kiểm sát hoạt động xét xử đối với Tòa án của Viện kiể m sát . Quá
trình nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện đề tài có tầm nhìn bao qt về những
hoạt động cần phải thực hiện sau phiên tòa của các cơ quan, tổ chức có liên
quan, từ đó xác định cần kiểm sát những vấn đề gì, những vấn đề gì hay bị vi
phạm, những vấn đề nào khơng cần sự kiểm sát của Viện kiểm sát, v.v.. Mặt
khác, luận văn cũng sẽ giúp các cơ quan, người tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn
về hoạt động của ngành bạn, từ đó có thể hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sau phiên tịa. Đặc biệt, cơng trình nghiên cứu
sẽ giúp người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân khác có thêm những kiến
thức về quyền, nghĩa vụ của mình sau phiên tịa, từ đó có thể tḥn lợi thực
hiện quyền, nghĩa vụ của mình trên thực tế.
Với những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án
hình sự và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải

3


pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng.
Chính vì vậy, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định
pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học ở những mức
độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về các hoạt động của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn xét xử,
trong đó ít nhiều cũng đã đề cập đến những hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ
án hình sự.
Cấp độ ḷn văn thạc sỹ Luật học có các đề tài của các tác giả như: Tôn
Thất Cẩm Đoàn, Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự: Lý luận và thực tiễn
áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa luật, 2002; Nguyễn Thị Hoàng, Xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay,
Khoa luật, 2006; Nguyễn Hồng Phương, Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Lan Hương,
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, Khoa luật, 2012, Ngô
Huyền Nhung, Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa
luật, 2012; Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phịng – một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Khoa luật, 2012; v.v..
Bên cạnh đó sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học có các cơng
trình sau: Mai Thanh Hiếu - Nguyễn Chí Cơng, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ
án hình sự, Hà Nội – 2008; Đinh Văn Quế, Trình tự thủ tục xét xử các vụ án
hình sự: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Nxb Tp Hồ Chí

4


Minh – 2003; Hoàng Văn Hạnh, Giai đoạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt
Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, Trường đại học Luật Hà Nội, 2003; v.v..
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có

một phần nội dung đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự: Th.s Nguyễn Thị Thủy, Hồn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 7/2009; Thái Chí Bình, Hồn thiện một số quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 5/2003; Nguyễn Huy Tiến, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong
giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 1/2010; Đinh Thế Hưng, Quan hệ giữa các cơ quan công tố với điều tra và
xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
12/2011; Phạm Văn An, Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tịa hình sự theo yêu cầu cải cách tư
pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2011, v.v..
Như vậy, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nhiên cứu về các vấn đề xung
quanh giai đoạn xét xử vụ án hình sự, nhưng nhìn một cách tổng quan có thể
khẳng định hiện chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về hoạt động sau phiên
tịa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật hiện hành. Bởi các cơng trình đó chủ yếu
chỉ đề cập đến thủ tục tố tụng, các hoạt động diễn ra trước và trong phiên tòa;
hoạt động diễn ra sau phiên tòa được đề cập tới rất ít và khơng có sự phân tích,
bình ḷn, nhận xét về thực trạng cũng như phương hướng hoàn thiện các quy
định pháp luật về hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự.
Tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau

5


phiên tịa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật Việt Nam" là đòi hỏi khách
quan, cấp thiết, vừa có tính lý ḷn, vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích và nhiêm vu ̣ nghiên cƣu

̣
́
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nêu và phân tích các quy định của Bộ luật TTHS cũng như
các văn bản quy phạm pháp ḷt khác có liên hoa ̣t đơ ̣ng sau phiên tòa xét xử
vụ án hình sự nhằm mục đích : đưa ra khái niệm và đặc điểm của hoạt động
sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự , từ đó phân biệt với các hoạt động tố tụng
khác; đánh giá được sự hình thành và phát triển các quy định về hoạt động sau
phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ sau năm

1945 đến nay . Từ kế t quả đó ,

nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử
vụ án hình sự trên thực tế, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn
tại đó và đưa ra các giải pháp nâng cao hiê ̣u quả áp du ̣ng các quy đinh của
̣
pháp luật về hoạt động sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hinh sự.
̀
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cưu
́
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hoạt động sau phiên
tịa xét xử vụ án hình sự như: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự; phân biệt hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình
sự với hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ
án hình sự trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt
Nam, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu , đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hiê ̣n hành về
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích làm rõ

những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ
bản của nó;

6


- Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy
định về hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự trong các văn bản pháp
luật tố tụng hình sự của Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo quy đinh ta ̣i Hiế n pháp nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghia Viê ̣t
̣
̃
Nam, nước ta thực hiê ̣n chế đô ̣ hai cấ p xét xử; vì vậy Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh hoạt động sau phiên tòa
xét xử sơ thẩ m và phúc thẩ m vụ án hình sự

; nghiên cứu các quy đinh của
̣

pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá
tình hình áp dụng các quy đinh này của các Cơ quan tiến hành tố tụng , người
̣
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng và các cá nhân, tổ chức khác trong
thực tiễn. Luâ ̣n văn cũng sẽ làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để
kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả của
các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Ḷn văn tở ng quan các quy định có liên quan trong lịch sử phát triển
của pháp luật tố tụng hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay; nghiên cứu
các quy định về hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự năm trong Luật
tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác . Đồng thời,
luận văn nghiên cứu các vấ n đề liên quan đến đề tài từ các báo cáo tháng, năm
từ đơn vi ̣nơi cá nhân công tác – Viê ̣n kiể m sát nhân dân thành phố Hà Nô ̣i từ
năm 2011-2014.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về

7


Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể
hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cưu
́
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự như: phương
pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp
diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học
để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luận
chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện

lý luận và thực tiễn, vì đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở
cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn
liên quan tới hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong hệ thống pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham
khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, các nhà nghiên
cứu, học viên chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết
quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan tiến hành
tố tụng, đặc biệt là cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát để hoạt động sau phiên
tịa được thực hiện, góp phần phát huy tối đa hiệu quả của các hoạt động tố
tụng khác – hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đặc
biệt luận văn sẽ giúp các tổ chức, công dân trong xã hội nhận thức rõ hơn

8


quyền – nghĩa vụ của mình, của các cơ quan tiến hành tố tụng – những vấn đề
được quy định rất ít và rải rác trong các văn bản pháp luật, từ đó thực hiện có
hiệu quả các quyền và nghĩa vụ này trên thực tế.
7. Kế t cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Những vấ n đề chung về hoa ̣t đơ ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣
án hình sự.
Chương 2. Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Chương 3. Các giải pháp nân g cao hiê ̣u quả thi hành quy đinh của Bô ̣
̣
luâ ̣t Tố tụng hình sự 2003 về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hinh sự.

̀

9


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự
Trình tự tố tụng hình sự (TTHS) bao gờ m nhiều bước, diễn ra liên tục,
hỗ trợ nhau: giai đoạn khởi tố; giai đoạn điều tra; giai đoạn truy tố; giai đoạn
xét xử (bao gồm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm); giai đoạn thi hành bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trong đó , giai đoạn xét xử là
giai đoạn trung tâm. Chính vì tầm quan trọng của xét xử như vậy , mà đối với
mô ̣t vu ̣ án , dư luâ ̣n không chỉ quan tâm tới nô ̣i dung diễn biế n ta ̣i phiên tòa
mà còn quan tâm tới các hoa ̣t đơ ̣ng diễn ra sau phiên tòa đó.
Có thể nói rằng ho ạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự là khái
niệm chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ trong khoa học luật tố tụng hình sự
Việt Nam từ trước tới nay. Để đưa ra đươ ̣c khá i niê ̣m này , cầ n thiế t nghiên
cứu mô ̣t số khái niê ̣m liên quan như : hoạt động, hoạt động tố tụng hình sự,
hoạt động hành chính tư pháp.
Theo Triế t ho ̣c , hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả về phía con người.
Hoạt động được Luâ ̣n văn nghiên cứu là nh ững hoạt động diễn ra sau phiên
tòa xét xử các vụ án hình sự. Hiện nay, kết thúc phiên tịa xét xử có hai cách
hiểu khác nhau: kết thúc phiên tịa theo lịch cơng việc và kết thúc phiên tịa
theo bản chất cơng việc.
Kết thúc phiên tịa theo lịch công việc là sự kết thúc đã được định sẵn
theo kế hoạch, thường được thể hiện trong lịch phiên tòa, quyết định đưa vụ
án ra xét xử. Hết thời điểm được định sẵn đó, phiên tịa được coi là kết thúc.

Cụ thể, đến thời điểm này, vụ án được đưa ra xét xử và kết thúc khi Tòa án ra

10


một quyết định tố tụng bất kỳ (bản án, quyết định hỗn phiên tịa, quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ...), quyết định này có thể đã giải quyết được nội
dung vụ án hoặc cũng có thể chưa; sau khi kết thúc phiên tịa, vụ án có thể
được xóa khỏi sổ thụ lý (trường hợp ra bản án, đình chỉ xét xử,...), nhưng
cũng có thể vẫn là án tồn tại Tịa (trường hợp tạm đình chỉ, hỗn phiên tịa, ...)
Kết thúc phiên tịa theo bản chất cơng việc là sự chấm dứt hoàn toàn vụ
án, được biểu hiện bằng việc đưa ra một quyết định giải quyết nội dung của
vụ án như: bản án, quyết định đình chỉ, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung, v.v.. Lúc này, Tòa án chấm dứt việc giải quyết đối với vụ án. Hay nói
cách khác, sau khi kết thúc phiên tịa, vụ án khơng cịn được coi là án chưa
giải quyết (án tồn) tại Tòa án nữa.
Như vậy, theo phân tích trên, khái niệm kết thúc phiên tịa theo bản chất
công việc hẹp hơn khái niệm kết thúc phiên tịa theo lịch cơng việc. Thời điểm
kết thúc phiên tòa được luận văn nghiên cứu được hiểu theo nghĩa thứ nhất.
Theo nguyên tắ c hai cấ p xét xử đươ ̣c quy đinh trong Hiế n Pháp và Bô ̣
̣
l ̣t tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành, Tịa án thực hiện nguyên tắc hai
cấp xét xử nên thuật ngữ “phiên tòa” được đề cập trong Luận văn là phiên tòa
sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm xét xử vu ̣ án hình sự.
Các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự bao gồm các hoạt
đơ ̣ng tố tụng hình sự, hoạt động hành chính tư pháp và các hoạt động khác.
Hoạt động tố tụng hình sự sau phiên tòa là toàn b ộ hoạt động của các
chủ thể TTHS sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hình sự nhằ m hư

ớng tới việc giải


quyết cũng như kết quả vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh
chống và phịng ngừa tội phạm.
Hoạt động hành chính tư pháp sau phiên tịa được hiểu là các quy
trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng, giải quyết các yêu cầu của người dân sau các phiên

11


tòa xét xử và các hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo của các
cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động này bao gồm các công việc như: việc
tiếp dân; tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện, cấp sao lục bản án, quyết định
của Tòa án, v.v..
Các hoạt động khác sau phiên tòa là hoạt động của những người bị kết
án, bị cáo, người giám hộ của họ, luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị kết án, bị cáo,... Trong thực tế, một vụ án mang theo sự quan
tâm của rất nhiều người, của cả xã hội, vì vậy, bên cạnh các những chủ thể tiến
hành tố tụng được thực hiện những hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động hành
chính tư pháp thì một bộ phận lớn các chủ thể khác: người tham gia tố tụng, cơ
quan báo chí, các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội khác liên quan đến vụ án.
Tuy nhiên thể hiện quyền và nghĩa vụ sau phiên tịa rõ nét nhất chính là các chủ
thể đã đề cập đến ở trên: người bị kết án, bị cáo, người đa ̣i diê ̣n, luật sư, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, bị cáo.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niê ̣m sau về hoa ̣t đô ̣ng sau
phiên tòa xét xử vu ̣ án hình sự hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là
:
các hoạt động diễn ra giữa hai giai đoạn chính của tố tụng hình sự là xét xử và
thi hành án hoặc xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm , trong đó, Cơ quan tiế n
hành tố tụng, người tiế n hành tố tụng, bị cáo và các tổ chức, cá nhân khác thực

hiê ̣n các hoạt động tố tụng, hoạt động hành chính tư pháp hoặc thực hiê ̣n các
quyề n và nghia vụ của mình theo quy định của BLTTHS và các văn bản pháp
̃
luật khác để viê ̣c giải quyế t vụ án theo đúng trình tự , thời gian do pháp luật
quy đi ̣nh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS
.
1.2.

Đặc điểm của hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự.

Thứ nhất, các hoạt động sau phiên tòa bao gồm đa dạng các hoạt động:
tố tụng hình sự, hành chính tư pháp và các hoạt động khác. Như đã phân tích
trong phần khái niệm, hoạt động sau phiên tịa có thể là hoạt động kháng cáo

12


bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc hoạt động
kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định hình sự chưa có hiệu lực
pháp luật hoặc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định hình sự
đã có hiệu lực pháp luật,... – đây là những hoạt động TTHS. Hoạt động sau
phiên tịa cịn có thể là các hoạt động như đánh máy, chỉnh sửa bản án, quyết
định hình sự, tống đạt các quyết định,... – đây là những hoạt động hành chính
tư pháp. Cả hai hoạt động này đều có sự tham gia của các chủ thể là đại diện
của Cơ quan tư pháp nhà nước là Tòa án và Viện kiểm sát. Tuy nhiên, sau
phiên tịa cịn có sự tham gia của các chủ thể khác nữa như người bị kết án, bị
can, bị cáo trong việc viết các đơn khiếu nại, tố cáo, hoạt động thông tin vụ án
của các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v.. Đây là những hoạt động
khơng mang cả tính chất tố tụng và hành chính tư pháp nên được Luận văn
gọi là các hoạt động khác.

Thứ hai, chủ thể của hoạt động sau phiên tòa đa dạng: Cơ quan tiến
hành tố tụng mà chủ yếu là Tòa án, Viện kiểm sát; người tiến hành tố tụng; bị
cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của bị cáo và những người
tham gia tố tụng khác, v.v.. Các hoạt động sau phiên tịa chủ yếu là các hoạt
động tố tụng hình sự và các hoạt động hành chính tư pháp nên các chủ thể
tham gia hoạt động sau phiên tòa cũng chủ yếu là các chủ thể có thẩm quyền
tiến hành hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động hành chính tư pháp. Các
hoạt động của các chủ thể là bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa
của họ và những người tham gia tố tụng khác rất hạn chế. Vì vậy, đối với các
hoạt động này, Luận văn chủ yếu đi sâu phân tích hoạt động của các chủ thể
là bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của bị cáo.
Thứ ba, hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự có thể được coi là
một giai đoạn của tố tụng hình sự, mặc dù cịn chưa được xem xét là một giai
đoạn chính, một giai đoạn độc lập trong chế định của Luật TTHSVN. Một

13


giai đoạn của TTHS thường được xác định bởi hai thời điểm là bắt đầu và kết
thúc. Hoạt động sau phiên tịa đáp ứng được cả hai thời điểm đó. Hoạt động
này bắt đầu sau khi tại phiên tòa, Tòa án tuyên một trong các văn bản tố tụng
sau: Bản án, Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử đối với vụ án hoặc đối
với bị cáo, Quyết định hỗn phiên tịa, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung. Thời điểm kết thúc của hoạt động này là khi Bản án có hiệu lực pháp
ḷt, Tịa án cùng cấp ra Quyết định thi hành án hoặc Tòa án cấp tiếp theo thụ
lý vụ án để xét xử phúc thẩm, xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm. Như vậy, giai đoạn sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn
độc lập trong TTHS VN. Tuy nhiên, giai đoạn này hiện nay cịn có sự bỏ ngỏ,
chưa được quy định riêng biệt và các thiếu nhiều quy định điều chỉnh hành vi
của các chủ thể tham gia các hoạt động trong giai đoạn này. Vì vậy, điều này

sẽ dẫn đến rất nhiều vướng mắc khi các chủ thể hoạt động này trên thực tiễn.
Mặc dù vậy, là một giai đoạn độc lập nhưng giai đoạn sau phiên tịa lại khơng
phải là một giai đoạn chính của TTHS. TTHS Việt Nam chỉ bao gồm các giai
đoạn chính như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bởi lẽ, đây là
những hoạt động thể hiện rõ nét nhất bản chất của TTHS, nhiệm vụ, vai trò
của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng; tập trung đầy đủ và chủ yếu nhất các hoạt động TTHS - hoạt động đặc
trưng của TTHS.
Thứ tư, mục đích của hoạt động sau phiên tịa là nhằm mục đích tạo
bước đệm giữa các giai đoạn tố tụng khác, đảm bảo cho kết quả của các giai
đoạn tố tụng trước được cơng bằng, minh bạch, có căn cứ, đúng pháp luật,
đảm bảo quyền con người; để viê ̣c giải quyế t vu ̣ án theo đúng trình tự , thời
gian do pháp luâ ̣t quy đinh bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS
.
̣ ,
1.3.

Phân loại hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại các hoạt

14


động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự khác nhau. Dựa theo nguyên tắ c hai
cấ p xét xử , hoạt động sau phiên tòa bao gồm : hoạt động sau phiên tòa xét xử
sơ thẩ m vu ̣ án hinh sự v à hoạt động sau phiên tịa xét xử phúc thẩm vụ án
̀
hình sự. Dựa vào chủ thể tham gia, hoạt động sau phiên tòa gồm: hoạt động
của Tòa án, hoạt động của Viện kiểm sát, hoạt động của các chủ thể khác.

Dựa vào tinh chấ t của hoa ̣t đô ̣ng , hoạt động sau phiên tịa xét xử các vụ án
́
hình sự bao gồm: các hoạt động tố tụng hình sự, các hoạt động hành chính tư
pháp và các hoạt động khác.
Ḷn văn có sự kết hợp của cả ba cách phân loại trên, trong đó, lấy
cách phân loại thứ nhất để thể hiện trong kết cấu.
1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình
sự
1.4.1. Vai trò của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Các hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự có vai trị rất quan
trọng trong tố tụng hình sự nói riêng và trong đời sớ ng pháp luâ ̣t , đời số ng xã
hô ̣i nói chung. Tuy nhiên, có thể điểm lại ở ba vai trị chính sau:
Thứ nhất, hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự thực hiện nhiệm
vụ là cầu nối cho các hoạt động của các giai đoạn khác. Điể n hình nhấ t là sự
nố i tiế p cho giai đo ạn xét xử và giai đoạn thi hành án . Các hoạt động sau
phiên tòa không những là sự nố i tiế p về mă ̣t thời gian

(kế t thúc phiên tòa –

các hoạt động sau phiên tòa – thi hành án ) mà còn là sự nối ti ếp về mặt nội
dung công viê ̣c. Trong mô ̣t vài trường hơ ̣p, nế u không có hoa ̣t đơ ̣ng sau phiên
tịa nào đó thì hoạt động thi hành án sẽ không thể diễn ra . Ví dụ, nế u có hoa ̣t
đơ ̣ng bắ t ta ̣m giam bi ̣cáo để đảm bảo thi hành án củ a Hô ̣i đồ ng xét xử trong
giai đoa ̣n xét xử thì các hoa ̣t đô ̣ng trong giai đoa ̣n thi hành án đố i với bi ̣cáo
sẽ diễn ra suôn sẻ , tránh được những trường hợp phải tạm đình chỉ do bị cáo
trớ n. Hay nế u không có hoa ̣t đô ̣ng chuyể n hồ sơ kháng cáo cho Tòa án cấ p

15



phúc thẩm đúng thời hạn thì tất yếu hoạt động xét xử phúc thẩm sẽ bị ảnh
hưởng rấ t lớn.
Bên ca ̣nh đó , hoạt động sau phiên tòa còn là cầu nối cho các giai đoạn
khác như giai đoạn phúc th ẩm, giám đốc thẩm , tái thẩm . Sự xuấ t hiê ̣n của
hoạt động kháng cáo của bị cáo , kháng nghị của Viện kiểm sát sẽ làm tiền đề
cho mô ̣t loa ̣t các hoa ̣t đô ̣ng tố tu ̣ng ở giai đoa ̣n phúc thẩ m , giám đốc thẩm, tái
thẩ m như : tiế p nhâ ̣n hồ sơ , phân công thẩ m phán , xét xử phúc thẩm , xét lại
bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v..
Thứ hai, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự góp phần cho vụ
án được giải quyết hoàn thiê ̣n đúng trình t ự, thủ tục, thời gian. Nế u như các
giai đoa ̣n tố tu ̣ng trước đó đã đươ ̣c thực hiê ̣n đúng trinh tự thủ tu ̣c , nhưng đế n
̀
sau khi phiên tòa kế t thúc , các hoạt động sau phiên tòa không được thực hiện
mô ̣t cách đầ y đủ thì vu ̣ án vẫn chưa đươ ̣c c oi là đã đươ ̣c giải quyế t triê ̣t để .
Đối với các hoạt động sau phiên tòa mà Bộ luật TTHS có quy định , nế u các
hoạt động này khơng được thực hiện theo đúng trình tự , thủ tục thì vẫn có thể
bị coi là vi phạm tố tụng , mă ̣c dù không bi ̣kháng cáo , kháng nghị nhưng vẫn
có thể bị khiếu nại, tớ cáo. Và quay trở lại, chính việc khiếu nại, tớ cáo này sẽ
khiế n cho vu ̣ án bi ̣dây dưa , kéo dài, gây mấ t niề m tin của nhân dân , xã hội
vào các cơ quan tiế n hành tớ tu ̣ng. Vì vậy, thực hiê ̣n đúng và đầ y đủ các hoa ̣t
đô ̣ng sau phiên tòa sẽ giúp vu ̣ án đươ ̣c hoàn thiê ̣n hơn , hoàn thiện cả về mặt
thủ tục và về mặt thời gian.
Thứ ba, hoạt động sau phiên tòa góp phần tăng cường pháp chế, đảm
bảo quyền con người. Mô ̣t trong những hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa đươ ̣c biế t đế n
là hoạt động kháng cáo , kháng nghị phúc thẩm và hoạt động phát hiện ra các
vi pha ̣m pháp luâ ̣t đ ể kháng nghị hoặc đề nghi ̣cơ quan có th ẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là những hoa ̣t đô ̣ng biể u hiê ̣n rõ ràng nhấ t
cho công cuô ̣c phát hiê ̣n những khiế m khuyế t

16


, thâ ̣m chí là những vi pha ̣m


pháp luật, từ đó có thể khắ c phu ̣c đươ ̣c các vi ph ạm đó, góp phần tăng cường
pháp chế. Ngoài ra, việc thực hiê ̣n đúng các quy đinh của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành
̣
về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hinh sự cũng là thể hiê ̣n sự tôn tro ̣ng
̀
pháp luật , đề cao tính tối cao của pháp luật , gìn gi ữ pháp chế trong xã hội .
Đảm bảo mo ̣i chủ thể liên quan đế n vu ̣ án đề u tuân theo pháp luâ ̣t khi thực
hiê ̣n quyề n và nghia vu ̣ của minh sau phiên tòa cũng chinh là cơ chế để bảo vê ̣
̃
̀
́
quyề n con người. Bởi lẽ quyề n của chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể
khác. Các chủ thể khi tham gia hoạt động sau phiên tịa phải tơn trọng và tạo
điề u kiê ̣n cho các chủ thể còn la ̣i thực hiê ̣n quyề n của mình

. Quyề n đươ ̣c

kháng cáo là một ví dụ . Nế u bi ̣c áo thấy bản án cịn có vi phạm hoặc chưa
tương xứng với hành vi của minh thì bi ̣cáo có quyề n kháng cáo trong thời
̀
hạn luật định để tìm lại sự công bằng . Trên thực tế , rấ t nhiề u vu ̣ án đươ ̣c đưa
ra xét xử nhiề u lầ n , ở nhiề u cấ p khác nhau , và quyết định cuối cùng lại khác
với quyế t đinh ban đầ u . Như vâ ̣y , phải chăng là cơng lý đã được tìm thấy
̣

,


qù n con người của bi ̣cáo đã đươ ̣c bảo vê . Ngoài ra các hoạt động khác như
̣
hoạt động được n hâ ̣n bản án , các quyết định tố tụng , hoạt động bắt tạm giam
đúng pháp luâ ̣t của Tòa án đố i với bi ̣cáo để đảm bảo thi hành án , quyề n thực
hiê ̣n viê ̣c khiế u na ̣i , tố cáo trong tố tụng hình sự, v.v.. đều mang trong mình
các nội dung về việc đảm bảo quyề n con người và thể hiê ̣n tinh dân chủ trong
́
Tố tụng hình sự của Nhà nước ta.
1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự
Về mặt lý luận , hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự góp phầ n
thực hiê ̣n đúng đắ n các quy đinh của BLTTHS. Bên ca ̣nh đó, đa phầ n các hoa ̣t
̣
đô ̣ng sau phiên tòa đươ ̣c quy đinh trong các văn bản nghiê ̣p vu ̣ nơ ̣i bơ ̣ , vì vậy
̣
tiế n hành các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa sẽ giúp hoàn thiê ̣n

, thực hiê ̣n triê ̣t để

đươ ̣c các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa đã đươ ̣c quy đinh trong Luâ ̣t , từ đó, các quy
̣

17


đinh nghiê ̣p vu ̣ tiế n bô ̣ dầ n dẫn có thể đươ ̣c pháp điể n hóa thành các quy đinh
̣
̣
của pháp luật TTHS.
Về mặt pháp lý, thứ nhấ t , hoạt động sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hinh sự

̀
góp phần làm cho hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử của người, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng đư ợc thực hiê ̣n đúng pháp luâ ̣t , kịp thời phát
hiê ̣n và khắ c phu ̣c các vi pha ̣m pháp luâ ̣t trong các quyế t đinh, hành vi tố tụng
̣
đó. Thứ hai, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là bước đệm

, tạo

điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho các hoa ̣t đô ̣ng ở các giai đoa ̣n tố tu ̣ng tiế p theo.
Về mặt xã hội, hoạt đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hình sự góp phầ n
bảo vệ lợi ích của Nhà nước , quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của Cơ quan

, tổ

chức, cá nhân, phát huy quyền tự do , dân chủ của các chủ thể này . Không có
các hoạt động sau phi ên tòa thì quyề n và lơ ̣i ích của các chủ thể nêu trên
chưa đươ ̣c thực hiê ̣n triê ̣t để . Trong quá trình tố tu ̣ng , đa phầ n các chủ thể
đều phải thực hiện các nghĩa vụ nhiều hơn là được hưởng quyền

: cung cấ p

thông tin , khai báo , giao nô ̣p tài liê ̣u , bị tạm giam , v.v.. Chỉ đến khi sau
phiên tòa , các quyền của các chủ thể mới được thể hiện nhiều hơn như

: tìm

lại sự cơng bằng cho người bị hại , người có quyề n lơ ̣i bi ̣xâm pha ̣m thì đươ ̣c
bồ i thường , ngay cả bi ̣cáo cũng có các quyề n như : đươ ̣c giao nhâ ̣n bản án ,
đươ ̣c gă ̣p người thân thich trước khi chấ p hành hinh pha ̣t ,v.v.. Tấ t cả những

́
̀
hoạt động này đồng thời cũng thể hiện ý nghĩa , chủ trương nhân đạo xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta .
1.5. Tở ng quan pháp l ̣t Tố tụng hình sự về hoa ̣t đơ ̣ng sau phiên
tịa xét xử vụ án hình sự từ năm 1945 đến năm 2003
Hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình sự là một bộ phận khơng thể
tách rời của tố tụng hình sự, cho dù chúng có đươ ̣c quy đinh mô ̣t cách chinh
̣
́
thức trong các văn bản pháp luâ ̣t hay không . Về mă ̣t pháp luâ ̣t , từ năm 1945
đến nay , cùng với sự thay đổi của các thời kỳ lịch sử

18

, các quy định về các


hoạt động sa u phiên tòa xét xử vu ̣ án hinh sự đã và đang có sự phát triể n rõ
̀
rê ̣t, từ chỗ chưa đươ ̣c ghi nhâ ̣n trong các văn bản pháp lý đế n chỗ đươ ̣c ghi
nhâ ̣n mô ̣t cách khái quát, rồ i quy đinh ngày càng chi tiế t và tiế n bô ̣ hơn.
̣
Trước Cách mạng tháng Tám hệ thống pháp ḷt TTHS đã có những quy
đinh về chế đơ ̣ xét xử , số lươ ̣ng, nhiê ̣m vu ̣ của các thẩ m phán , lục sự, thư ký,
̣
tầ n suấ t tổ chức mô ̣t phiên tòa v.v… [8]. Tuy nhiên, tại các văn bản này, những
,
hoạt đô ̣ng sau phiên tòa la ̣i chưa đươ ̣c đề câ ̣p , quy đinh một cách chinh thức .
̣

́
Mặc dù vậy, các hoạt động này vẫn diễn ra như một phần không thể tách rời
sau khi kế t thúc một vụ án hình sự, tất nhiên là những hoạt động này được thực
hiê ̣n mô ̣t các tùy nghi, theo kinh nghiê ̣m, tiề n lê ̣ của chinh các cơ quan đó.
́
Sau khi kháng chiế n chố ng Pháp thắ ng lơ ̣i

, miề n Bắ c tiế n hành xây

dựng các thể chế xã hô ̣i chủ nghia , trong đó pháp luâ ̣t tố tụng hình sự dầ n
̃
đươ ̣c chú ý. Đinh cao của thời kỳ này là viê ̣c Quố c hô ̣i quyế t đinh Tòa án
̣
̉
nhân dân tố i cao và hê ̣ thố ng các Tòa án điạ phương , Viê ̣n công tố trung ương
cùng hệ thống Viện công tố các cấp vào năm

1958. Để rồ i trên cơ sở Hiế n

pháp 1959, Luâ ̣t tổ chức Tòa án nhân dân năm

1960 và Luật tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân năm 1960 đươ ̣c ban hành . Ở Miền Nam, sau ngày giải
phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban
hành Sắc lệnh số 01 ngày 15/3/1976 về tổ chức Tòa án nhân dân

và Viện

kiểm sát nhân dân các cấp. Tại các văn bản này , ít nhiều đã có quy định gián

tiế p về các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa . Ví dụ, theo Điều 9 và Điều 10 Luâ ̣t tở
chức Tòa án nhân dân 1960 thì các hoạt động sau phiên tịa xét xử vụ án hình
sự bao gồm một số hoạt động như:
- Hoạt động chống án của đương sự : Sau phiên tòa , đương sự có quyề n

chố ng bản án hoă ̣c quyết định của Toà án nhân dân xử sơ thẩm lên Toà án
nhân dân trên một cấp.
- Hoạt động kháng nghị của Viện Kiểm sát.

19


- Hoạt động duyệt lại các bản án tử hình – đươ ̣c tiế n hành bởi Hồ i đồ ng

toàn thể thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao duyệt lại trước khi thi hành.
- Hoạt động phát hiện những sai

lầ m trong bản án , quyế t đinh đã có
̣

hiê ̣u lực pháp luâ ̣t để thực hiê ̣n viê ̣c xét xử la ̣i [26].
Hoă ̣c theo quy đinh ta ̣i các Điề u 3, 11, 17 và 18 Luâ ̣t tổ chức Viê ̣n kiể m
̣
sát nhân dân năm 1960 cho thấ y có các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa bao gồ m:
- Trách nhiệm tiếp nhận , giải quyết các việc khiếu nại và tố cáo của

nhân dân về việc vi phạm pháp luật và trả lời người khiếu nại hoặc tố cáo
của Viện KSND;
- Kháng nghị phúc thẩ m những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà
án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp;

- Báo cáo lên VKSND TC về các sai lầm trong bản án hoặc các quyết
đinh đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t của Tòa án cấ p mình hoă ̣c cấ p dưới để
̣

Viện

kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị [27].
Như vâ ̣y, dù quy đinh mô ̣t cách trực tiế p hay gián tiế p nhưng những nô ̣i
̣
dung trên về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa cũng đã góp phầ n vào công cuô ̣c bảo vệ
chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi
hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước
nhà được tiến hành thắng lợi.
Năm 1980, Quố c hô ̣i thông qua Hiế n Pháp mới . Trên cơ sở đó , Luâ ̣t tổ
chức Tòa án nhân dân và Luâ ̣t t ổ chức VKSND năm 1981 thay thế các Luâ ̣t
này từ năm 1960. Các văn bản pháp luật mới đã có sự quy định chi tiết hơn ,
góp phần đáng kể vào việc khắc phục những thiếu sót , sai lầ m trong viê ̣c giải
quyế t vu ̣ án hình sự , tuy nhiên hầ u hế t các nô ̣i dung này vẫn đươ ̣c hiể u mô ̣t
cách gián tiếp như những quy định trong các văn bản trước đây.

20


×