Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.79 KB, 13 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.1.1Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng thể các bộ phận (đơn vị cá
nhân)khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên
môn hoá và có những trách nhiệm quyền hạn nhất định ,được bố trí theo từng
cấp ,những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị
và thực hiện mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức phân công lao động trọng lĩnh vực
quản lý ,nó có tác động đến quá trính hoạt động của hệ thống quản lý .Cơ cấu
tổ chức một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất ,mặt khác nó có tác động tích cực
trở lại việc sản xuất.
Một cơ cấu tổ chức cần phải được thiết kế một cách khoa học để chỉ rõ
ra rằng ai sẽ làm việc gì? ai sẽ chịu trách nhiệm những công việc nào? Nhằm
loại bỏ những trở ngại đối với việc thực hiện do sự nhầm lẫn mà không chắc
chắn trong việc phân công công việc gây ra và tạo điều kiện cho mạng lưới ra
quyết định và liên lạc phản ánh hỗ trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.2 Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh
nghiệp.
Bất kì một công việc gì, một vấn đề gì dù lớn hay nhỏ, dù phức tạp hay
đơn giản đều phải đặt ra những yêu cầu, những tiêu chuẩn nhất định để thực
hiện tính hữu ích của công việc.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp đây là
vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi khắt khe về nhiều mặt, để tồn tại và phát triển
được theo hướng ngày càng thích ứng với môi trường với nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, với những nguyên tắc xã hội và sự vận hành của nền kinh tế sản
xuất hàng hoá. Công tác hoàn thiện cơ cấu phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+Phải đảm bảo tính chuyên môn hoá
Nhằm tổ chức các hoạt động quản trị theo hướng chuyên môn hoá ở cả
giác độ từng bộ phận và đối với từng cá nhân quản trị. Nguyên tắc là nâng cao


tính chuyên môn hoá đến mức cao nhất.
+Phải đảm bảo tiêu chuẩn hoá.
Xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân cũng như quy tắc, quy
trình, tiêu chuẩn chất lượng với từng nhiệm vụ. Quy định hoạt động kiểm tra,
đánh giá công khai theo hướng tiêu chuẩn hoá.
+Phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận các nhân.
Trước hết phải xác định rõ quyền hạn, quyền lực và trách nhiệm của
từng bộ phận cá nhân từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong hệ thống quản
trị.
Tiếp đó phải xác định các mối liên hệ về quản trị và thông tin trong bộ
máy tại từng bộ phận, cá nhân phải chú ý thiết kế cân đối giữa nhiệm vụ và
trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi liên kết mọi hoạt động của mọi bộ phận,
cá nhân bằng quy chế hoạt động, làm hoà hợp giữa tổ chức chính thức và tổ
chức phi chính thức.
+Phải đảm bảo tính thống nhất quyền lực trong hoạt động quản lý và điều
hành
Muốn vậy phải chú ý lựa chọn cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định tính thống
nhất quyền lực trong toàn bộ hệ thống, thể hiện ở quy chế hoạt động tại từng
đơn vị doanh nghiệp cụ thể.
1.1.3 Những nguyên tắc hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý gắn với phương hướng mục đích của
hệ thống. Nếu có một hệ thống mục tiêu, phương hướng có quy mô lớn thì cơ
cấu tổ chức cũng phải có quy mô tương ứng.Các nguyên tắc quản lý do con
người định ra, vừa phản ánh các quy luật khách quan nhưng cũng mang dấu
ấn chủ quan của con người.Trong quản lý nói chung có một số nguyên tắc:
+Nguyên tắc tập chung dân chủ: là nguyên tắc tổ chức cơ bản của quản
lý, phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu
cầu và mục tiêu của quản lý. Nó đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa
tập trung và dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuân khổ tập trung.
+Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích:

Suy đến cùng việc quản lý chính là quản lý con người nhằm phát huy tính
sáng tạo của người lao động. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích phải được xem
xét và đề ra từ khi đề ra chiến lược, quy hoạch , kế hoạch kinh tế xã hội, quá
trình hoạt động quản lý đến khâu phân phối tiêu dùng. .Suy cho cùng lợi ích là
sợi dây liên kết mọi người lại với nhau. Anghen-nhà tư tưởng vĩ đại đã từng
nhận định: “ở đâu có sự thống nhất về lợi ích thì ở đó không thể có sự thống
nhất trong mục ích trong tư tưởng chứ đừng mong sự thống nhất trong hành
động”. Giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích trong quản lý sẽ đảm bảo cho hệ
thống quản lý vận hành thuận lợi và có hiệu quả, ngược lại nếu quan hệ lợi ích
bị rối loạn sẽ là nguyên nhân của sự rối loạn tổ chức, phá vỡ hệ thống quản lý.
+Nguyên tắc kết hợp quản lý với hành chính, tâm lý giáo dục và kinh tế,
đề cao phương pháp kinh tế:
Đây là nguyên tắc thể hiện sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý thông qua các quy luật tổ chức hành chính, quy luật tâm lý và quy luật
kinh tế. Đối tượng quản lý là con người mà nhu cầu của họ lại thay đổi theo
thời gian và không gian. Do đó phải tuỳ thuộc đối tượng mà tìm cách quản lý
cho phù hợp.
+Nguyên tắc nắm bao quát ,chú ý toàn diện tập chung xử lý khâu trọng
yếu:
Đây là nguyên tắc quy định phương pháp làm việc của người quản lý đòi
hỏi phải nắm bắt tình hình một cách toàn diện,bao quát không được bỏ sót các
chi tiết dù là nhỏ nhất.Phát hiện ra các khâu xung yếu,các vấn đề then chốt các
công việc cấp bách cần thiết phải giải quyết ngay và dứt điểm.
+Nguyên tắc hiệu quả:
Là nguyên tắc nói lên mục tiêu của quản lý bao gồm cả hiệu quản kinh tế
và hiệu quả xã hội.Bất kì phương pháp quản lý nào mà không đem lại hiệu quả
thì đó không phải là phương pháp hay.Điều này đòi hỏi chi phí bỏ ra là thấp và
lợi ích thu lại là cao.
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là hình thức tổ chức quản

lý của doanh nghiệp. Nó liên kết các mặt công tác của doanh nghiệp, phối hợp
các yếu tố tổ chức quản lí doanh nghiệp về mặt không gian, thời gian theo một
hình thức kết cấu nhất định, xoay quanh mục tiêu chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó chịu ảnh hưởng của nhân tố: đặc điểm nghành
nghề sản xuất, trình độ chuyên môn hoá, sự thay đổi nhu cầu thị trường, phân
phối địa lý của doanh nghiệp, trình độ quản lý của doanh nghiệp, nhân tố con
người… Từ những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
doanh nghiệp nói chung ta có thể quy thành 3 nhóm nhân tố:
+Nhóm nhân tố thuộcđối tượng quản lý
-Tình trạng và trình độ phát triển công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
-Tính chất và đặc điểm sản xuất: chủng loại sản phẩm, quy mô của
doanh nghiệp. Những nhân tố trên biến đổi, do nó ảnh hưởng đến thành phần
và nội dung những chức năng quản lý và thông qua chúng mà ảnh hương trực
tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
+Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý:
-Quan hệ sở hữu tồn tại trong doanh nghiệp.
-Mức độ tập trung hoá và tự động hoá các hoạt động quản lý.
-Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá các hoạt động quản lý, trình độ kiến
thức tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất lao động của họ.
-Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo đối với những hoạt
động của những người cấp dưới.
Lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo tuyến 1 Lãnh đạo tuyến 2
1 2 n A B Z
-Chế độ chính sách của doanh nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý.
-Kế hoạch, chủ trương, đường lối đúng như mục đích mà doanh nghiệp
đã đề ra và phấn đấu đạt được.
1.2 Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến (đường thẳng)
Sơ đồ:

… …
(Giáo trình quản trị doanh nghiệp- PGS.TS Lê Văn Tâm-NXBGD-1998.)
Người lãnh tổ chức cũng như các tuyến và các đơn vị thực hiện chức
năng quản lý và chịu trách nhiệm về hệ thống các công việc của cấp dưới mà
mình phụ trách. Các mối liên hệ giữa người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận
mệnh lệnh qua một cấp trên trực tiếp và chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó
mà thôi.
+Ưu điểm:
-Tuân thủ nguyên tắc chế độ một thủ trưởng.
-Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ.
-Chế độ làm việc rõ ràng.
+Nhược điểm:
-Không chuyên môn hoá, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải có
kiến thức toàn diện.
-Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ.

×