Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tư tưởng nho phật đạo trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.68 KB, 50 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN





NGUYỄN THỊ TÌNH



TƢ TƢỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO
TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC
CỦA NGUYỄN GIA THIỀU



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG







HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa
Ngữ Văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đặc biệt là cô Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Bước đầu nghiên cứu khoa học chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn
đọc để khóa luận được hoàn thiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014.
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Tình



LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc
sĩ, giảng viên Nguyễn Thị Việt Hằng. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với bất kì với công trình nào đã
từng được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Tình



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do lựa chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1. Bối cảnh xã hội và tư tưởng giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế
kỉ XIX 6
1.1.1. Bối cảnh chính trị 6
1.1.2. Bối cảnh tư tưởng, tôn giáo 7
1.2. Tác giả Nguyễn Gia Thiều 10
1.3. Cung oán ngâm khúc 12
Chương 2. SỰ THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO TRONG
CUNG OÁN NGÂM KHÚC 13
2.1. Tư tưởng Nho giáo 13
2.2. Tư tưởng Phật giáo 24
2.3. Tư tưởng Đạo giáo 32
2.4. Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo 37
KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo trong văn học trung đại
được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Tủ sách nghiên cứu tác phẩm
văn học từ góc độ tư tưởng, đặc biệt là khía cạnh tôn giáo cho đến nay ngày
một dày lên. Song đối với từng tác giả, từng tác phẩm thì đề tài này vẫn còn
những khoảng trống riêng hấp dẫn người nghiên cứu.
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ XVIII – XIX phát triển và đạt
được nhiều thành tựu với nhiều gương mặt độc đáo như: Đoàn Thị Điểm,
Phạm Thái, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,… Nguyễn Gia Thiều
là cây bút xuất sắc của thời đại.Tác phẩm Cung oán ngâm khúc cho đến nay
vẫn là một mảnh đất màu mỡ để có thể khẳng định thêm nhiều giá trị trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Vấn đề Nho – Phật – Đạo trong
ngâm khúc mặc dù đã được bàn đến song vẫn còn có những hướng mới cho
việc tiếp tục nghiên cứu.
Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn chịu sự chi phối của hệ tư tưởng
nhất định. Hệ tư tưởng này sẽ cung cấp cho nhà văn cách nhìn về con người
và cuộc đời. Nguyễn Gia Thiều cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng thời
đại, ông dùng tôn giáo để lí giải số phận con người, kiếp người. Nghiên cứu
tác phẩm của ông từ góc độ tư tưởng là việc làm có ý nghĩa, góp phần khẳng
định giá trị một trong hai đỉnh cao của thể loại ngâm khúc trong văn học trung
đại Việt Nam.
Xuất phát từ những điều trên, khóa luận đi nghiên cứu sâu về sự dung
hòa của Nho – Phật – Đạo trong Cung oán ngâm khúc thông qua những biểu

hiện, từ đề tài, nội dung tư tưởng đến hình thức thể hiện.
2

Với đề tài này, người viết có điều kiện tiếp cận sâu sắc một tác phẩm
văn học cụ thể và tập trung làm công tác nghiên cứu khoa học. Điều đó rất có
ích cho người giáo viên văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ra đời vào nửa cuối thế kỉ
XVIII, trong khoảng thời gian dài đó, đã có rất nhiều vấn đề được tìm hiểu,
nghiên cứu trên cả mặt văn bản lẫn nội dung, nghệ thật của tác phẩm.
Khi Cung oán ngâm khúc mới ra đời, tác phẩm được đông đảo bạn
đọc đón nhận và được giới nghiên cứu đánh giá cao. Lý Văn Phức ca ngợi
“Nhất thị ứng khẩu thành tụng, ngữ ngữ khả nhân, nhất thị thiên đoàn bách
luyện, ngữ ngữ kinh nhân” (một là lời ra nói thành câu khen ngợi, lời lời
người thích nghe. Một là trăm nghìn lần nung luyện, lời lời đều khiến người
nghe phải sợ) [21; 68].
Năm 1950, tác phẩm Về vấn đề ngôn ngữ trong Cung oán ngâm khúc
của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm đã đưa ra những nhận xét đánh giá
của tác giả với ngôn ngữ của Cung oán ngâm khúc. Tác giả đã chỉ ra những
thành công về ngôn ngữ khi diễn tả tâm trạng của người cung nữ đồng thời
cho thấy tài năng của Nguyễn Gia Thiều khi đi sử dụng từ Hán Việt. Đó là
ngôn ngữ nhiều điển cố khúc mắc, uyên bác và phổ biến hơn cả là lối dùng
xen kẽ từ Hán Việt với từ Việt, kết cấu theo ngữ pháp của tiếng Việt.
Năm 1953, cuốn sách Cung oán ngâm khúc hiệu đính chú giải của các
nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên đã đề cập đến
vấn đề nhân đạo sâu sắc trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.
Tác phẩm diễn tả một cách mạnh mẽ, sâu sắc những nỗi đau của người cung
nữ nói riêng và của người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến không
chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác.
Năm 1978, trong cuốn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa

cuối thế kỉ XIX của Nguyễn Lộc đã góp thêm một tiếng nói tố cáo, lên án xã
3

hội bất công tàn bạo, đồng thời góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, đòi quyền được
tự do yêu thương, được hưởng cuộc sống ái ân của con người.
Năm 1993, cuốn sách Việt Nam văn học sử yếu của nhà nghiên cứu
Dương Quảng Hàm ra đời. Tác giả từng khẳng định: Nguyễn Gia Thiều chịu
ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu nên trong đoạn khái luận về thân thể con
người ta ở đời (câu 45- 116) tác giả đã đem các ý tưởng của đạo Phật mà diễn
đạt ra, đời là bể khổ, phú quý – vinh hoa đều như mộng. Muốn thảnh thơi
sung sướng thì phải dứt mối tình đi tu.
Năm 1988, Đặng Thanh Lê với Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 đã thể
hiện rõ quan điểm của tác giả về số phận của người cung nữ trong xã hội
phong kiến Việt Nam. Nỗi khổ của người cung phi bị ruồng bỏ phải trải qua
tâm trạng khắc khoải mong chờ, buồn tủi, giận hờn tuyệt vọng đến cực độ.
Ngoài ra, một số bài đăng trên báo và tạp chí cũng đã đề cập đến vấn đề
con người cá nhân trong Cung oán ngâm khúc. Trong Tạp chí Văn học (số 3-
1993), Trần Đình Sử có bài Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ -
nhìn từ góc độ lý thuyết và đã khẳng định những phạm trù con người cá nhân
qua thơ văn, đặc biệt là trong Cung oán ngâm khúc rất đa dạng, phong phú.
Trên tạp chí nghiên cứu văn học (số 12 – 2006) theo PGS. TS Nguyễn
Hữu Sơn: “Xét toàn bộ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ta sẽ thấy
cảm quan Phật giáo bộc lộ trước hết ở tần số xuất hiện các từ ngữ thuật, thuật
ngữ phản ánh quan niệm của nhà Phật”. Tác phẩm bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
những triết lí của đạo Phật nên mang âm hưởng buồn thương, phản ánh nỗi
oán sầu của người cung nữ trước cuộc đời và sự ý thức về thân phận con
người qua đó thể hiện khát vọng đòi quyền sống và khẳng định những giá trị
nhân văn cao cả.
Những cơ sở trên cho thấy việc đi sâu khám phá những giá trị văn
chương trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều chưa kết thúc với

4

hàng loạt những ý kiến đánh giá, những bài nghiên cứu. Tác giả khóa luận
nhận thấy: các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra giá trị
nội dung và nghệ thuật của Cung oán ngâm khúc và ít nhiều cũng động chạm
đến vấn đề tư tưởng tôn giáo trong tác phẩm. Tuy nhiên chưa có một công
trình nào đi tìm hiểu về tư tưởng mà cụ thể là tư tưởng Nho – Phật – Đạo
trong Cung oán ngâm khúc một cách toàn diện, triệt để. Trên cơ sở tiếp thu
những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, người làm khóa luận muốn góp
một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận này, người viết đi vào nghiên cứu vấn đề “sự
dung hòa Nho – Phật – Đạo trong Cung oán ngâm khúc. Trong quá trình
nghiên cứu người viết có so sánh với một số tác phẩm Nôm khác như Chinh
phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm), Truyện Kiều (Nguyễn Du) để chỉ ra sự độc
đáo của Cung oán ngâm khúc.
Mặt khác, với đề tài này người viết nhằm mục đích nghiên cứu sự đóng
góp của Nguyễn Gia Thiều, đặc biệt là thể loại ngâm khúc từ đó khẳng định
vai trò, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Cung oán ngâm khúc
của Nguyễn Gia Thiều. Người viết chọn văn bản khảo cứu Nguyễn Gia Thiều
– Cung oán ngâm khúc, NXB Văn học, 2007.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, người viết đi vào nghiên cứu tư tưởng Nho –
Phật – Đạo và sự dung hòa ba tư tưởng trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:

5

Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Cùng các thao tác: phân tích, miêu tả, giảng bình.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì:
Khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo trong Cung oán ngâm khúc
của Nguyễn Gia Thiều



6

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Bối cảnh xã hội và tƣ tƣởng giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế
kỉ XIX
1.1.1. Bối cảnh chính trị
Trong lịch sử Việt Nam, thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ nông
dân khởi nghĩa”, cuộc khủng hoảng trầm trọng ấy bắt đầu từ Đàng Ngoài.
Chính quyền Lê – Trịnh hoàn toàn bất lực trước các vấn đề kinh tế, xã hội.
Triều đình phong kiến suy tàn chỉ còn lại chiếc ngai vàng mục rỗng. Các vùng
nông thôn bị các thế lực cường hào thao túng. Đất đai bị đánh chiếm, nông
dân bị đẩy ra khỏi làng xã trở thành một lực lượng đông đảo bất bình với
chính quyền phong kiến. Trong bối cảnh đó hàng loạt các cuộc khởi nghĩa

nông dân nổ ra và phát triển sâu rộng ở cả miền núi và miền xuôi. Trong đó
có những cuộc khởi nghĩa thu hút hàng vạn người tham gia và kiên cường bền
bỉ đấu tranh chống lại áp bức cường quyền. Trong vòng 30 năm đầu thế kỉ
XVIII, chính quyền Đàng Ngoài phải đối phó với hàng chục cuộc nổi dậy,
tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của: Lê Duy Mật (1738- 1770), Hoàng Công
Chất (1739-1769), Nguyễn Danh Phương (1740-1751), Nguyễn Hữu Cầu
(1741-1751) Tuy nhiên các phong trào nông dân có những hạn chế cơ bản
là ngoài sự bất bình phản kháng lại chính quyền cai trị, họ không đưa ra được
các chương trình cải cách nào và bản chất cố hữu của người nông dân nên họ
không có sự liên kết thống nhất. Vì thế, các phong trào đều bị đàn áp, thất bại.
Sau một thời kì phát triển, xã hội Đàng Trong cũng không thoát khỏi
khủng hoảng vào nửa sau thế kỉ XVIII. Do nền kinh tế thương nghiệp nhất là
ngoại thương nên chúa Nguyễn phải tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân để
7

bù vào khoảng chi tiêu của giai cấp thống trị. Nạn tiền kẽm mất giá làm trầm
trọng thêm muẫn thuẫn này.
Sự bất bình của mọi tầng lớp nhân dân đã hội tụ dưới ngọn cờ khởi
nghĩa của anh em Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn nổ ra đã nhanh chóng lật đổ
chính quyền ở Đàng Trong, đánh tan quân xâm lược nhà Xiêm. Phong trào
Tây Sơn đạt tầm cao mới trở thành lực lượng đại diện cho lợi ích dân tộc. Với
sức mạnh đó phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ ách thống trị họ Trịnh thống nhất
đất nước. Tiếp sau đó, Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh (1789), tuy nhiên
sự ra đi quá sớm của Nguyễn Huệ đã làm cho những người kế tục ông không
đủ sức gánh vác sứ mệnh dân tộc.
Được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài, lợi dụng sự yếu kém của
triều Tây Sơn sau khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đã giành được
thắng lợi vào năm 1802, lập ra triều Nguyễn. Mặc dù, triều đình có nhiều cố
gắng trong việc ổn định tình hình đất nước nhưng chính sách của nhà Nguyễn
chủ yếu chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực vương triều.Tiếng súng của

thực dân Pháp năm 1858 là điểm khởi đầu cho quá trình xâm lược mà kết quả
là sự thất bại của triều Nguyễn, lịch sử dân tộc bắt đầu với những biến cố mới.
1.1.2. Bối cảnh tư tưởng, tôn giáo
Tình hình tư tưởng giai đoạn này khá phức tạp. Nho giáo vốn là ý thức
hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp phong kiến nhưng đến giai đoạn này lâm vào
khủng hoảng nghiêm trọng. Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến
bị đảo lộn: vua không ra vua, tôi không ra tôi. Xã hội Việt Nam lâm vào tình
trạng hỗn loạn, trật tự phong kiến đảo điên. Giai cấp thống trị ăn chơi sa dọa
không chăm lo đời sống cho nhân dân. Dù có tư tưởng trung quân, ngòi bút
Ngô gia trong Hoàng Lê nhất thống trí không ngại để toát lên nét khôi hài,
châm biếm khi kể về Cảnh Hưng: “Lúc nhà vua ở ngôi, chẳng qua chỉ khoanh
tay rủ áo, tìm trò mua vui chứ không có việc gì phải lo. Nhà vua lại giỏi các kĩ
8

nghệ lặt vặt ” [9; 154]. Hay trước những việc làm hèn hạ của kẻ bán nước,
Ngô gia cũng không ngần ngại đánh giá “Nước Nam từ khi có đế vương đến
nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn đến thế” [9; 160]. Bộ phận
quan lại dung tục bất tài, tranh quyền đoạt lợi. Tầng lớp nhà nho chân chính
bị khủng hoảng về mặt lí tưởng, họ không tìm ra con đường đi đúng đắn,
hoang mang trước thời cuộc. Chính sự phân hóa trong giới nho sĩ làm cho họ
vận dụng đạo lí của Khổng, Mạnh rất lúng túng và phức tạp.
Nhà Nguyễn khi thiết lập được chính quyền đã tìm cách củng cố địa vị
độc tôn của Nho giáo bằng việc hạn chế xây dựng chùa chiền, cấm nhân dân
theo đạo Kitô. Triều Nguyễn theo gương nhà Lê ban “mười điều huấn dụ”
giao cho các làng xã giảng dải cho nhân dân. Nội dung học tập thi cử cũng
được củng cố. Những việc làm của nhà Nguyễn có nhiều tác dụng nhất định
trong hàng ngũ quan lại, nho sĩ, ít nhiều củng cố lại trật tự gia đình, củng cố
quan hệ vua tôi. Tuy nhiên chúng cũng vấp phải sự phản ứng của nhân dân:
Vui xem hát
Nhạt xem bơi

Tả tơi xem hội
Bối rối xem đám ma
Bỏ cửa bỏ nhà mà đi nghe giảng thập điều
Và thực tế là những cố gắng ấy cũng không đem lại kết quả như nhà
Nguyễn mong muốn. Một số nhà nho bế tắc thực sự như Nguyễn Du đã từng
thốt lên:
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên
Phật giáo giai đoạn này có sự hồi sinh trở lại. Mặc dù đất nước bị chia
cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài nhưng Phật giáo vẫn phát triển và tiếp
9

tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của nhân dân. Chúa Nguyễn ở Đàng
Trong sau khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa đã cho xây dựng các chùa Thiên Mụ,
chùa Bảo Châu, Kính Thiên, Có thể thấy chúa Nguyễn muốn lấy đạo Phật
làm chỗ dựa tinh thần cho việc củng cố địa vị của dòng họ. Nhân dân Đàng
Trong cũng rất hào hứng khi đón các vị du tăng từ Trung Quốc sang. Chúa
Nguyễn chủ chương lấy tinh thần Phật giáo định hướng cho đời sống dân tộc.
Phật giáo ở Đàng Ngoài tuy không phổ biến như ở Đàng Trong nhưng vẫn có
những ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Khi thống nhất đất nước, vua
Quang Trung có quan tâm tới việc chấn hưng đạo Phật, xuống chiếu chỉnh đốn
việc cất chùa, xây dựng các chùa lớn, chọn các tăng nhân có học thức và đạo
đức trông coi chùa. Như vậy Phật giáo giai đoạn này đã có sự phát triển trở lại
và tác động đến mọi mặt của đời sống, xã hội.
Bên cạnh sự phục hồi của Phật giáo thì Đạo giáo cũng từng bước được
ổn định và phát triển. Nhiều đàn phụ tiên được xây dựng, nhiều nhà nho đã lập
đàn phụ thiên tại tư gia. Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền (1868- 1925) khi
làm đốc học ở Ninh Bình đã từng lập đàn phụ thiên ngay tại công đường. Các

đàn cầu tiên (gọi là thiện đàn) mọc lên khắp nơi đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc cổ vũ tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước.
Các tín ngưỡng dân gian ngày càng mở rộng. Tục thờ cúng tổ tiên trở
thành tục chung của nhân dân, phong tục của nhân dân miền xuôi có ảnh hưởng
không nhỏ đến dân tộc ít người. Tục thờ cúng thành hoàng phổ biến ở các làng
xã, đi đôi với nó là tín ngưỡng tôn thờ các vị anh hùng dân tộc những người có
công với đất nước. Sự trỗi dậy của truyền thống nhân văn được hình thành từ
sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo và sự hồi sinh của Phật giáo, Đạo giáo cùng với
tư tưởng thị dân hình thành đã tạo nên bộ mặt tư tưởng phức tạp cho thời đại.
Cung oán ngâm khúc ra đời trong thời đại đầy biến động này nên ít
nhiều chịu ảnh hưởng của sự phức tạp trong hệ thống tư tưởng nói trên, đồng
10

thời tác phẩm cũng là tấm gương phản chiếu chính những tinh thần, tư tưởng
đương thời.
1.2. Tác giả Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) sinh tại làng Liễu Ngạn, tổng Liễu
Lâm, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc có nhiều người làm võ
tướng và làm quan dưới triều vua Lê – chúa Trịnh.
Ông thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Ngô, một võ quan
cao cấp được phong tước hầu. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là Quỳnh Liên quận
chúa, con gái An Đô Vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh
đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột và là con cô con cậu với chúa Trịnh
Sâm. Khi mới lên 5 tuổi, Nguyễn Gia Thiều được Trịnh Doanh đem vào phủ
chúa cho ăn học. Lớn lên, ông được chúa tin yêu và cho làm quan trong vương
phủ. Năm 18 tuổi, Nguyễn Gia Thiều giữ chức Hiệu úy. Năm 26 tuổi, ông được
thăng chức chỉ huy Đồng tri, đến năm 30 tuổi ông được thăng tổng binh Đồng
tri. Trong khoảng thời gian này, ông lập nhiều công lớn nên được phong tước
hầu gọi là Ôn Như Hầu. Cuối năm 1872, ông được cử đi trấn thủ Hưng Hóa

giải quyết việc nhà Thanh chiếm đất của ta ở miền Tây cùng một số vụ nổi dậy
của thổ hào địa phương. Đầu năm 1873, ông được lệnh về Thăng Long.
Như vậy, từ lúc sinh ra tới năm 40 tuổi Nguyễn Gia Thiều sống trong
phủ chúa Trịnh. Đây cũng là thời kì triều đình vua Lê chúa Trịnh có nhiều
biến cố dữ dội, chứng tỏ sự sa đọa đến cùng cực của tập đoàn phong kiến
thống trị đương thời. Hàng loạt các biến cố liên tiếp xảy ra, vua Trịnh Cương
lấn quyền vua Lê, Trịnh Giang giết Lê Duy Phương và giết cả Nguyễn Công
Khoán tham tụng Lê Anh Tuấn và Quý Thích Trương Nhương. Mâu thuẫn gia
tộc sâu sắc, Trịnh Sâm giết em là Trịnh Đệ, Hoàng Ngũ Phúc giết thái tử Lê
Duy Vỹ. Cuối đời Trịnh Sâm mê Đặng Thị Huệ phế con trưởng, lập con thứ
11

sinh ra bè đảng trong phủ chúa. Nạn kiêu binh hoành hoành ở khắp nơi. Lúc
này Nguyễn Gia Thiều tuy có được thăng chức nhưng ông bị đẩy đi trấn giữ
Hưng Hóa, một miền núi xa xôi khiến ông hết sức thất vọng, chán nản.
Năm 1786, trở đi Nguyễn Gia Thiều sống trong hoàn cảnh quyết liệt và
gay gắt hơn trước. Ông tận mắt chứng kiến những cảnh tượng hết sức đau
lòng. Đó là cảnh Lê Chiêu Thống dựa thế Nguyễn Hữu Chỉnh đốt sạch cơ
nghiệp của chúa Trịnh, cảnh Trịnh Tông chạy trốn Tây Sơn bị tên tuần huyện
Trang phản bội nên phải tự tử, Lê Chiêu Thống chạy trốn Tây Sơn bị Nguyễn
Cảnh Thước trấn sách vàng bạc sau đó lột cả chiếc áo ngự bào vua đang mặc.
Đối với bản thân Nguyễn Gia Thiều, ông phải “giả điên, giả dại uống rượu giả
chết”, suốt nhiều năm liền ông sống trong tâm trạng hối tiếc quá khứ, tuyệt
vọng về hiện tại và tương lai. Có thể nói thế giới quan bị tác động bởi thời đại
và hoàn cảnh đã chi phối rõ rệt đến sáng tác của ông, các tác phẩm thấm đẫm
tư tưởng tôn giáo đương thời.
Bên cạnh đó Nguyễn Gia Thiều là một tài năng đa dạng. Ông nổi tiếng
là người thông minh, học rộng, văn võ toàn tài. Theo các tài liệu cũ để lại,
ngoài hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực văn học, sử học, triết học, Nguyễn Gia
Thiều còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như: hội họa, âm nhạc, kiến

trúc, trang trí.
Về âm nhạc, ông sành sỏi âm luật, giỏi các bài tán, ông là tác giả của
bài Sơn trung tâm và Sở từ điệu phổ vào âm nhạc.
Về hội họa, ông nổi tiếng với bức tranh Tống sơn đồ, ông được vua
khen thưởng.
Văn học được xem là lĩnh vực nổi bật của Nguyễn Gia Thiều. Ông để
lại tập thơ chữ Hán là Ôn Như thi tập với hàng nghìn bài thơ. Hiện nay, thơ
chữ Nôm của ông chỉ còn lại vài bài lẻ chép trong Tạp kí của Lí Văn Phúc.
Tác phẩm chính làm nên tên tuổi của ông là Cung oán ngâm khúc, một trong
những tác phẩm đỉnh cao của thể loại ngâm khúc.
12

1.3. Cung oán ngâm khúc
Cung oán ngâm khúc thể hiện cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Gia Thiều
trước thời đại, đồng thời cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ. Thi
tập kiệt xuất này gồm 365 câu viết bằng chữ Nôm theo thể song thất lục bát.
Tác phẩm viết về nỗi oán hờn của người cung nữ một thời được vua sủng ái
sau đó bị ruồng bỏ. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng giá trị hiện thực và giá
trị nhân đạo sâu sắc.
Chế độ cung tần là một trong muôn vàn tại họa đe dọa trực tiếp đến
người phụ nữ. Đó thực sự là thứ ngục thất giam cầm tuổi thanh xuân, hạnh
phúc của phận má hồng. Những người phụ nữ tài sắc trở thành trò đùa trong
câu chuyện tình ái của bậc đế vương. Kiếp đời đen bạc của người cung nữ trở
thành cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ trung đại. Không riêng gì Việt Nam mà
trên đất nước Trung Hoa cũng vậy, đề tài người cung nữ mang tính phổ quát.
Nguyễn Bạch Liên viết Cung oán quốc âm thi, Vũ Trinh Cung oán thi tập,
Nguyễn Huy Lượng viết Cung oán thi…
Dưới ngòi bút tài năng của Nguyễn Gia Thiều câu chuyện về cuộc đời
của người cung nữ được khắc họa một cách sâu sắc và trọn vẹn. Những tiếng
khóc xót thương bật lên từ bức tường của tiêu phòng, nỗi oán hận, sầu muộn

cũng vọng từ nơi ấy ra. Viết về họ trái tim người nghệ sĩ cũng đau đớn, xót
xa. Giá trị nhân văn cũng từ đó vang vọng mãi.
Cung oán ngâm khúc tiêu biểu cho loại tác phẩm có nhiều chủ đề cùng
tồn tại. Ở đó là chủ đề về người quý tộc thất thế và chủ đề người cung nữ bị
thất sủng cùng đan xen tạo nên âm hưởng buồn “réo rắt” và tạo nên sức hấp
dẫn riêng cho tác phẩm.

13

Chƣơng 2
SỰ THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO
TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC

2.1. Tƣ tƣởng Nho giáo
Lịch sử tư tưởng Việt Nam cho thấy Nho giáo tuy có mặt ở nước ta từ
rất sớm nhưng phải đến thời Lý nó mới chính thức được tiếp nhận bằng việc
xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử, tổ chức thi cử, dựng Quốc Tử Giám
Sang đến thời Trần, Nho sĩ mới thực sự được nắm quyền, và phải đến thời
Hậu Lê tôn giáo này mới được coi là quốc giáo và sử dụng như một công cụ
đắc lực cho việc cai trị đất nước. Do các triều đại phong kiến tiếp thu và sử
dụng có mục đích nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực
đặc biệt nhất là văn học, nó giúp các nhà thơ, nhà văn thể hiện, giãi bày tình
cảm của mình trước vận mệnh đất nước, cuộc sống xã hội đương thời. Tiếp
xúc với những tác phẩm văn học trung đại đặc biệt là Cung oán ngâm khúc
của Nguyễn Gia Thiều ta sẽ thấy sự xuất hiện đậm nét của yếu tố Nho giáo.
Hai thế kỉ XVIII và XIX khi tư tưởng Nho giáo được phục hồi thì các
quan điểm của nó cũng được triều đình phong kiến sử dụng để củng cố quyền
lực và ổn định xã hội. Quan niệm về người phụ nữ, về chữ “trung” của Nho
giáo được đề cao nên văn học giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm lên tiếng
bênh vực người phụ nữ, lên tiếng bảo vệ hạnh phúc cá nhân. Nguyễn Gia

Thiều sáng tác Cung oán ngâm khúc trong thời đại đầy biến động, xã hội
phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi,
chiến tranh loạn lạc, bản thân nhà thơ cũng trải qua những thăng trầm, biến cố
lịch sử. Ông muốn dùng ngòi bút của mình để lên án chế độ phong kiến đã
chà đạp lên quyền sống của con người mà đặc biệt là người cung nữ, cất tiếng
nói nhân đạo, tiếng nói bênh vực người phụ nữ thiệt thòi và thể hiện khát
14

vọng của họ. Đặc biệt trong tác phẩm của mình Nguyễn Gia Thiều đã dựa trên
quan điểm của Nho giáo đế lí giải số phận của người cung phi. Theo quan
điểm của Nho giáo thì người phụ nữ phải có đủ các chuẩn mực “công, dung,
ngôn, hạnh” điều đó được Nguyễn Gia Thiều chứng minh qua nhân vật người
cung nữ. Người cung nữ của Ôn Như Hầu là biểu tượng cho giá trị tài sắc, có
quyền được hưởng hạnh phúc ở đời. Tác giả không nói hộ cung phi về tài sắc
của nàng. Ông đã để cho nàng thốt ra điều đó, bởi con người càng ý thức
được giá trị của mình thì bi kịch sau này càng thấm thía và sâu sắc. Bao nhiêu
tâm sự não nùng được giai nhân giãi bày trong một đêm mưa gió, bắt đầu hoài
niệm về thời xuân sắc. Khi đó nàng là một trang tuyệt sắc.
Trộm nhớ thuở gây hình tạo hóa
Vẻ phù dung một đóa khoe tươi
Nhị hoa chưa mỉm miệng cười
Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung
Sắc đẹp của người cung nữ được thiên nhiên ban tặng, không cần phải
tô vẽ hay trang điểm. Vì vậy không chỉ có hồn người mê đắm mà cỏ cây hoa
lá cũng phải rạo rực, rung động trước vẻ đẹp của nàng.
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

Sắc đẹp cung phi làm lu mờ nhan sắc của nàng Tây Thi, Hằng Nga,
những giai nhân tuyệt sắc trong lịch sử. Không chỉ có nhan sắc tuyệt vời,
người cung nữ còn có tài năng xuất chúng, ở nàng tập trung đầy đủ tài nghệ
của tao nhân mặc khách: cầm, kì, thi, họa và giỏi cả uống rượu. Điều đặc biệt
là tài nghệ nào cũng trội hơn hết thảy những nghệ sĩ, tài tử trứ danh nhất trong
15

lịch sử. Thơ hay hơn Lí Bạch, vẽ đẹp hơn Vương Duy, đàn hay hơn cả Tư Mã
Tương Như, thổi sáo tài hơn Tiêu Sử, cờ cao như Đế Thích, uống rượu như
Lưu Linh, lại ca vũ tuyệt xảo hơn cả bầy nghê thường vũ trên cung trăng. Để
miêu tả vẻ đẹp của người cung nữ, Nguyễn Gia Thiều đã sử dụng bút pháp
nghệ thuật tượng trưng đậm nét, tất cả đều mang màu sắc ước lệ, được phóng
đại, mĩ hóa và cách điệu. Có lẽ cũng xuất phát từ quan niệm cố hữu của Nho
giáo mà cả Thúy Kiều và nàng cung nữ đều có một nhan sắc khiến vạn vật
ganh tị, khiến nàng không thể thoát khỏi kiếp “hồng nhan bạc mệnh” do sự đố
kị của chữ “tài” chữ “mệnh” – hai thái cực mà theo Nho giáo chẳng bao giờ
có sự song hành.
Với vẻ đẹp và tài năng như vậy người cung nữ có thể tin tưởng vào
cuộc sống hạnh phúc của mình sau này. Ta thấy rõ sự tự ý thức của nàng:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương
Cờ tiên rượu thánh ai đang?
Lưu Linh Đế Thích là làng tri âm
Cầm điểm nguyệt phỏng tầm tư mã
Sáo lầu thu lạ gã tiêu lang
Dẫu mà tay múa miệng dang
Thiên tiên cũng ngảnh nghê thường trong trăng.
Ta có thể bắt gặp vẻ đẹp ấy, tài năng ấy ở nàng Kiều:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh


Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
16

Một người con gái tài sắc vẹn toàn như vậy lẽ ra phải được hưởng
hạnh phúc trọn vẹn nhưng từ khi vào cung làm cung nữ bi kịch của cuộc đời
nàng bắt đầu từ đây. Tại sao vậy? Theo quan niệm của Nho giáo dưới chế độ
phong kiến người con gái phải nghe theo sự dạy bảo của người cha hay những
quyết định của cha mẹ. Cha mẹ bảo sao con nghe vậy dù đúng, dù sai, nếu lời
cha mẹ sai mà cãi lại hay làm trái lời thì đó là người con bất hiếu. Do vậy, dù
có không muốn thì người cung nữ vẫn phải vào cung làm cung phi, biết trước
là sẽ khổ đau thế nhưng người cung nữ kia vấn lấy chữ hiếu làm đầu và chấp
nhận theo sự sắp xếp của cha mẹ.
Sau bao ước vọng hạnh phúc, giờ đây người cung nữ chợt nhận ra và ý
thức được, bi kịch và số phận cuộc đời. Nàng ngán ngẩm cho thân phận của
mình.
Ngán thay cái én ba nghìn
Một cây cù mộc biết chen cành nào
Nếu trước kia nàng từng hi vọng về hạnh phúc với đấng quyền uy bao
nhiêu thì nay nàng thấu hiểu sâu sắc hoàn cảnh của mình. Nếu trước kia nàng
thỏa mãn với cuộc sống nhục dục bao nhiêu thì nay nàng trở nên bất mãn bấy
nhiêu. Chừng ấy cái được và mất chỉ trong chốc lát, nàng nhận ra thân phận
“cái én ba ngàn” khi được làm cung nữ. Ý thức được sự mất mát bất hạnh của
bản thân mà không thoát ra nổi nên bi kịch nàng càng trở lên đau đớn, nỗi đau
càng tăng, bất hạnh thêm chồng chất nên nỗi oán hận được khắc sâu hơn bao
giờ hết. Từ chỗ đắc sủng đến khi thất sủng, người cung phi mới cảm nhận đầy
đủ sự mất mát của mình. Giờ đây, người bạc mệnh ấy chẳng còn gì ngoài sự cô

đơn, sầu tủi, oán hờn đau đớn đến tột cùng với kẻ đã gây ra thảm cảnh này.
Bị bỏ quên trong lãnh cung, nàng chợt nhận ra bản chất của kẻ bạc tình.
Đuốc vương giả chỉ tôn là thế
Chẳng soi cho đến khóe âm nhai.
17

Cung phi hiểu rằng sai lầm lớn nhất của đời nàng là sự ngộ nhận về đức
chung tình của đấng quân vương. Có lẽ vì thỏa mãn cuộc sống cuộc sống ân
ái với nhà vua trong khoảnh khắc mà người cung nữ tội nghiệp đã bị đánh lừa.
Nàng nguyện là người tình chung thủy của bậc đế vương.
Chữ đồng lấy đấy làm chi
Mượn điều thất tịch mà thề bách niên.
Nhưng nàng không biết đòi hỏi sự chung tình của một vị vua chỉ là ảo
tưởng, hão huyền. Thật thương xót khi nàng nhận ra rằng:
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi
Cùng với sự “ruồng rẫy” của đấng chí tôn, nàng bị đẩy vào tình cảnh
xót xa “thân này nước chảy hoa trôi”. Nàng thấm thía nỗi đau, nếm sự bẽ
bàng rồi đến tuyệt vọng.
Ví sớm biết lòng trời đeo đẳng
Dẫu thuê tiền cũng chẳng mang tình
Nghĩ mình lại ngán cho mình
Cái hoa đã trót gieo cành biết sao
Sự nghiệt ngã của chế độ phong kiến cùng những luật lệ hà khắc của nó
đã biến cuộc đời tài sắc của cung phi trở thành trò đùa trong đấng quyền uy.
Họ làm vợ mà không phải làm vợ. Cả cuộc đời họ bị giam chặt trong bốn bức
tường tiêu lạnh ngắt, danh tiếng cung phi sẽ trở thành oan nghiệt đeo đẳng
suốt đời. Họ không bao giờ có quyền được quay về làm thân phận thường dân
để có thể làm lại cuộc đời mà cứ phải tồn tại để ôm cái hạnh phúc hư ảo, mãi
mãi làm phi tần. Người cung nữ chỉ có thể chấp nhận số phận mà thôi, bởi

nếu nàng có cố gắng vùng vẫy thoát ra khỏi chốn thâm cung lạnh lẽo kia cũng
không được xã hội chấp nhận. Trong cái xã hội mà Nho giáo giữ vị trị tộc tôn
thì người phụ nữ chỉ có thể sống và tuân theo các luật lệ của nó. Theo quan
18

điểm của Nho giáo thì người phụ nữ phải sống đúng theo chuẩn mực “ tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, nếu họ làm trái thì sẽ bị xã hội
ruồng bỏ. Do vậy người cung nữ đã vào cung làm cung phi thì mãi mãi họ sẽ
làm cung phi dù cho bậc đế vương có sủng ái nàng hay không. Nếu như người
chinh phụ trong Chinh phụ ngâm còn có mẹ già chăm sóc để quên đi những
tháng ngày mong ngóng chờ chồng thì người cung phi chỉ có một mình trong
tiêu phòng lạnh ngắt. Nàng không có ai để bầu bạn, để chia sẻ khiến cho nỗi
cô đơn như đè nặng hơn. Nàng xót thương cho số phận bạc bẽo của mình.
Nàng thốt lên trong đau đớn:
Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm để xơ nhị vàng.
Câu thơ như đẩy nỗi đau lên đến đỉnh điểm khi người phụ nữ có tài sắc
mà bạc mệnh, sống trong đau khổ. Nàng có đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc
thì phải sống âm thầm trong cảnh:
Một mình đứng tủi ngồi sầu
Đã than với nguyệt lại rầu với hoa
Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải
Ngán ngắm chiều, bước lại ngẩn ngơ
Buồn tủi chờ đợi mà quân vương không đến, nàng trở thành kẻ bị lãng
quên trong thâm cung. Nỗi tủi sầu không biết chia sẻ cùng ai, nàng chỉ biết
giãi bày với hoa, với nguyệt rồi lại tự xót thương cho mình.
Ngày tháng cứ dần trôi, tuổi xuân ra đi sẽ không bao giờ trở lại hạnh
phúc ái ân giờ chỉ còn là ảo mộng. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm
từng tiếc nuối nhan sắc, tuổi trẻ trong nghịch cảnh thời gian cứ trôi lạnh lùng
mà người thì cứ mãi cô đơn.

Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa
Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng
19

Người cung nữ cũng vậy, nàng thoảng thốt trước thời gian, sợ hãi trước
số phận:
Hoàng hôn rồi lại hôn hoàng
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa
Buồn vì nỗi nguyệt tà, ai trọng?
Buồn vì điều hoa rụng, ai nhìn?
Với tâm trạng như vậy, người cung nữ không héo mòn sao được, xót
thương thay cái cảnh: “nghiêng bình phấn mốc mà dồi má deo”. Nỗi đau như
được nhân lên gấp bội trước sự thật phũ phàng khi con người nhận ra những
giá trị của mình đang mất dần theo năm tháng. Đó là sự ý thức về tuổi trẻ,
hạnh phúc vĩnh viễn mất đi không bao giờ quay trở lại.
Bừng tỉnh sau giấc mộng hư vô về cuộc sống ái ân, người cung nữ tự
vấn nguồn cơn sự thật nhưng không thể tìm ra lời đáp. Nàng tự nhận mình là
“là người vị vong” (người đàn bà góa chồng):
Ai ngờ bỗng một năm một nhạt
Nguồn cơn kia ai tát mà vơi?
Suy di đâu biết cơ trời
Bỗng không mà hóa ra người vị vong!
Người chồng nàng thật đáng mỉa mai - đức quân vương vẫn còn đang
sống và hưởng lạc thú cùng những người đẹp khác nơi “cái én ba ngàn”. Nỗi
oán hận bật thành tiếng:
Vốn đã biết cái thân câu chõ
Cá no mồi cũng khó dử lên
Lời thơ không chỉ phạm thượng bất kính mà còn chứa đựng sự oán thù
sâu sắc, bởi mĩ nhân coi việc lấy vua như “câu chõ”, thất kính hơn, nàng ví
vua như cá no mồi khó dử. Thời bấy giờ Nguyễn Gia Thiều dám hạ bút viết

câu thơ này chắc hẳn ông phải có điều gì oán hận nhà vua lắm, đó cũng là bản
lĩnh cứng cỏi của người nghệ sĩ.
20

Với tâm trạng trên, người mệnh bạc đã trực tiếp lên án kẻ gây ra tình
cảnh oan trái này. Đó là thủ phạm giết người không dao rất độc ác.
Đêm năm canh lần nương vách quế
Cái buồn này ai để giết nhau?
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa
Giọng thơ chứa đầy nỗi xót xa, mỗi câu thơ chứa đầy hờn căm, oán
trách. Nỗi đau của người cung nữ không cần tìm đâu xa nữa mà chính trong
giờ phút nàng lắng nghe tiếng mưa đêm, ngọn gió thu thì thào qua căn phòng
vắng thê lương. Nàng nghĩ việc mình bị đẩy vào cô đơn là hành động giết
người của vua chúa, bởi nỗi đau thể xác dù có đến đâu cũng không bằng nỗi
đau tinh thần. Con người sợ nhất là sự cô đơn, cô độc vậy mà nàng phải chịu
đựng nỗi đau ấy một mình.
Thấm thía nỗi cô độc trong lãnh cung, người cung nữ không chỉ muốn
“kêu lên một tiếng cho kéo dài cả năm” mà còn muốn vạch trần bản chất trụy
lạc, vô nhân đạo của kẻ đại diện chính quyền phong kiến. Những câu thơ
mang đầy hờn căm và oán thán:
Muôn hồng nghìn tía đua tươi
Chúa xuân nhìn hái một, hai bông gần.
Đó là thực tại của chế độ cung tần, thật đáng lên án. Bởi nếu ngay từ
đầu, cung phi tự nguyện vào cung thì sự oán trái sau này lại đi một lẽ, đằng
này đối với nàng việc tuyển vào cung là ngoài ý muốn. Nàng sống trong xã
hội phong kiến “trọng nam khinh nữ” ấy thì cũng chỉ biết chấp nhận sự sắp
xếp của cha mẹ. Dưới xã hội phong kiến người phụ nữ không có tiếng nói,
không tự quyết định được hạnh phúc cá nhân. Hạnh phúc của cả một đời
người lại do người khác quyết định thật bất công. Đó là mặt trái của xã hội

phong kiến khi đàn ông có thể năm thê bảy thiếp con người phụ nữ chính
21

chuyên chỉ có một chồng. Chính vì thế mà có hàng ngàn cung nữ bị bắt vào
cung rồi để họ chết úa theo thời gian. Cho nên, vái bi thảm của hiện tại thật vô
lí, sự bất bình này ở “khách quần hoa” đã bật thành khát vọng giải phóng. Mĩ
nhân muốn đạp tung mọi xiềng xích chốn thâm cung.
Đang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.
Cung phi muốn dứt đứt sợi dây tơ hồng đã buộc mình với quân vương.
Ý thức phản khánh mạnh mẽ, nàng muốn chống lại số phận để giải thoát bản
thân khỏi chốn tiêu phòng tăm tối. Đằng sau thái độ, giọng điệu mạnh mẽ ấy
là xu thế của một thời đại, một võ tướng đang u uất nỗi bất mãn như nhà quý
tộc Nguyễn Gia Thiều. Như vậy ta thấu hiểu thêm phần nào nỗi thất vọng
cùng cực của người cung nữ. Vì thất vọng nên kiếp hồng nhan mới có ý tưởng
liều lĩnh chống lại quan niệm Nho giáo, chống lại chế độ phong khiến.
Cũng giống như người quý tộc thất thế, người cung nữ nhận ra sự giả
dối của vinh hoa phú quý, công danh quyền lực
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon
Người cung nữ mơ ước một cuộc sống bình dị chốn thôn quê, tuy
nghèo khổ nhưng ấm áp tình nghĩa
Thà rằng cục kịch nhà quê
Dẫu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này.
Khát vọng có một cuộc sống như bao người phụ nữ khác, một gia đình
thật sự khi vợ chồng con cái xum vầy. Đây không chỉ là ước muốn của
Nguyễn Gia Thiều mà còn là ước muốn của cả một lớp trí thức bấy giờ. Xã
hội rối ren không có kỉ cương, một tâm trạng bế tắc như vậy con người ta
muốn thoát ra nhưng không thể, để thấy xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII bế tắc,
khủng hoảng đến nhường nào. Dù có thương cảm cho kiếp người hay oán

×