Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn chức năng trao đổi lipid của dịch chiết từ loài đương quy (angelica sinensis (oliv) diels) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.67 KB, 48 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN




HOÀNG PHÚC NGÂN



NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT
VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG RỐI LOẠN TRAO ĐỔI
LIPID CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LOÀI ĐƢƠNG QUY
(Angelica sinensis(Oliv) Diels) TRÊN
MÔ HÌNH CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
THỰC NGHIỆM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN




Hà Nội – 2014




LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị
Phƣơng Liên đã tận tình giúp đỡ, động viên, khuyến khích em trong suốt quá
trình học tập, cũng nhƣ chỉ bảo, hƣớng dẫn, tạo mội điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Sinh
lý thực vật – Hóa sinh, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô
giáo quản lý phòng thí nghiệm đã giúp em trong suốt thời gian làm khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Phúc Ngân














LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận đƣợc hoàn thành là kết quả nghiên cứu của
em dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Thị Phƣơng Liên. Những số liệu kết
quả trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực, không có sự trùng lặp hoặc
sao chép kết quả của một đề tài khác.
Nếu sai em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Hà nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Phúc Ngân


















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại BMI của ngƣời Châu Á và ngƣời Châu Âu 10
Bảng 2.1. Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân
đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv)
Diels) 18
Bảng 3.1. Trọng lƣợng trung bình tính theo (g) của các lô chuột sau 8
tuần tiến hành gây mô hình béo phì thực nghiệm 23
Bảng 3.2. Một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột nuôi bằng hai chế độ ăn
khác nhau 25
Bảng 3.3. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trƣớc và sau khi tiêm
STZ 27
Bảng 3.4. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột sau 14
ngày điều trị 29
Bảng 3.5. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trƣớc và sau điều
trị bằng một số phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy 31













DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels) 15
Hình 2.2. Chuột nuôi béo (bên trái), chuột nuôi thƣờng (bên phải) 15
Hình 3.1. Biểu đồ tăng trọng của chuột ở hai chế độ ăn khác nhau sau 8
tuần tuổi 23
Hình 3.2. Biểu đồ một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột nuôi bằng hai
chế độ ăn khác nhau 25
Hình 3.3. Biểu đồ nồng độ glucose huyết của các lô chuột trƣớc tiêm và sau
khi tiêm 72h 28
Hình 3.4. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau
14 ngày điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng
quy 30
Hình 3.5. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trƣớc và sau khi
điều trị bằng một số phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy 32











DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
BP Béo phì
ĐTĐ Đái tháo đƣờng

EtOAc Ethylacetate
HDL-c High denstity lipoprotein-cholesterol (Lipoprotein tỷ
trọng cao)
LDL-c Low denstity lipoprotein-cholesterol (Lipoprotein tỷ
trọng thấp)
PĐ Phân đoạn
STZ Streptozotocin
TC Cholesterol toàn phần
TG Triglycerid
WHO Tổ chức Y tế thế giới (Wold Health Organization)














MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp mới của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƢƠNG1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 CÂY ĐƢƠNG QUY 4
1.1.1 Đặc điểm hình thái của loài Đƣơng quy 4
1.1.2. Phân bố, sinh thái 4
1.1.3. Thành phần hóa học 5
1.1.4. Công dụng của loài Đƣơng quy 5
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG (ĐTĐ) 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 6
1.2.3. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ 6
1.2.3.1. ĐTĐ type 1 6
1.2.3.2. ĐTĐ type 2 7


1.2.4. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.4.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới 8
1.2.4.2. Tình hình bệnh ĐTĐ ở Việt Nam 9
1.3. BỆNH BÉO PHÌ (BP) 9
1.3.1. Khái niệm và phân loại bệnh béo phì 9
1.3.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam 10
1.3.3. Nguyên nhân gây ra béo phì 11

1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì 11
1.3.5. Rối loạn trao đổi lipid máu 12
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA BÉO PHÌ VÀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 15
2.1.1. Mẫu thực vật 15
2.1.2. Mẫu động vật 15
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm 16
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy 16
2.2.2. Phƣơng pháp tạo mô hình chuột béo phì 17
2.2.3. Phƣơng pháp tạo mô hình chuột đái tháo đƣờng type 2 17
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các
phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv)
Diels) trên mô hình chuộtđái tháo đƣờng type 2 18
2.2.5. Phƣơng pháp định lƣợng glucose huyết 19
2.2.6. Phƣơng pháp định lƣợng một số chỉ số lipid trong huyết thanh 20
2.2.6.1. Định lƣợng triglycerid huyết thanh 20
2.2.6.2. Định lƣợng cholesterol toàn phần trong huyết thanh 20
2.2.6.3. Định lƣợng HDL-c 21


2.2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê 21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. KẾT QUẢ TẠO MÔ HÌNH CHUỘT BÉO PHÌ THỰC NGHIỆM 23
3.2. KẾT QUẢ TẠO MÔ HÌNH CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TYPE 2 26
3.3. TÁC DỤNG CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT TỪ LOÀI
ĐƢƠNG QUY (Angelica sinensis (Oliv) Diels) ĐẾN NỒNG ĐỘ
GLUCOSE HUYẾT LÚC ĐÓI CỦA CHUỘT ĐTĐ 28

3.4. TÁC DỤNG CỦA ĐƢƠNG QUY LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ LIPID
MÁU CỦA CHUỘT ĐTĐ 31
KẾT LUẬN 34
KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đái tháo đƣờng với biểu hiện chung nhất là tăng glucose huyết do tế
bào β của đảo tụy Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin (đái
tháo đƣờng type 1) hoặc rối loạn trao đổi lipid-glucid dẫn đến đối kháng
insulin (đái tháo đƣờng type 2) [2].
Bệnh đái tháo đƣờng là hậu quả của béo phì và thừa cân quá mức. Đái
tháo đƣờng kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nhƣ: Đột quỵ, hôn mê, cắt
cụt chi, mù lòa,
Theo WHO, năm 2000 toàn thế giới có khoảng 151 triệu ngƣời mắc
bệnh đái tháo đƣờng và dự đoán đến năm 2025 con số mắc bệnh sẽ tăng đến
300-330 triệu, chiếm 5.4% dân số toàn cầu. Điều đáng chú ý là bệnh có xu
hƣớng gia tăng mạnh tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi, Châu Mỹ
La Tinh và Châu Á, đặc biệt là ở độ tuổi lao động [2].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết, số ngƣời mắc bệnh
đái tháo đƣờng ở nƣớc ta chiếm khoảng 5% dân số (khoảng 4,5 triệu ngƣời),
riêng ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh,
tỷ lệ này chiếm khoảng 7% và con số này vẫn không ngừng tăng lên với tốc
độ nhanh nhất thế giới [2].
Y học hiện đại ngày nay đã cho ra đời nhiều loại thuốc chống béo phì
và rối loạn trao đổi lipid-glucid nhƣ: Insulin, Sulfonylurea, Metformin, tuy
nhiên chi phí điều trị đắt đỏ và có tác dụng phụ . Chính vì thế, WHO khuyến

cáo nên nghiên cứu phát triển các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dƣợc, đặc
biệt là ở các nƣớc nhiệt đới có tài nguyên thực vật phong phú, nền kinh tế
đang phát triển vì nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, ít tác dụng phụ.
Cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels) là một vị thuốc đã
đƣợc ghi trong tập sách “Thần nông bảo” viết cách đây khoảng 2000 năm [7].

2

Ở Việt Nam, Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels) đƣợc nhập trồng
vào những năm 60 hiện nay đƣợc phát triển trồng ở Sa Pa (Lào Cai), Ngọc
Lĩnh (Kom Tum), Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc), Đà Lạt mới đây còn đƣợc
trồng tại Lai Châu. Tuy nhiên, do tác dụng điều trị bệnh của Đƣơng quy lại
phụ thuộc rất lớn vào tuổi tác, điều kiện sinh thái, địa lý, môi trƣờng
sống, vì vậy mà còn rất nhiều ngƣời nghi ngại về hiệu quả điều trị của
Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels).
Từ những thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác dụng
hạ đƣờng huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết
từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels) trên mô hình chuột đái
tháo đƣờng thực nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa của dịch chiết từ loài Đƣơng quy
(Angelica sinensis (Oliv) Diels) với tác dụng chính là hạ đƣờng huyết và
chống rối loạn lipid trên mô hình chuột đái tháo đƣờng thực nghiệm nhằm tạo
cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm thực phẩm
chức năng hỗ trợ đái tháo đƣờng ở ngƣời.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa của dịch chiết từ loài Đƣơng quy
(Angelica sinensis (Oliv) Diels).
- Đánh giá tác dụng hạ đƣờng huyết và chống rối loạn trao đổi lipid từ
dịch chiết loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels) trên mô hình

chuột đái tháo đƣờng thực nghiệm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
* Mẫu thực vật
- Cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels).

3

- Bộ phận sử dụng: rễ, thân, lá.
- Địa điểm thu mẫu: Sìn Hồ - Lai Châu
* Mẫu động vật
Chuột nhắt trắng chủng Swiss (14 – 18g) đƣợc mua tại Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ƣơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa của một số phân đoạn dịch chiết
(cao ethanol, n – hexan, ethylacetate) từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis
(Oliv) Diels) trên mô hình chuột đã gây đái tháo đƣờng type 2.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp hóa lý: sử dụng các hệ dung môi hữu cơ có độ phân cực
khác nhau để tách một số phân đoạn dịch chiết chứa các hoạt chất thiên nhiên
từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels).
5.2. Phƣơng pháp hóa sinh – y dƣợc: để định lƣợng đƣờng huyết và một số
chỉ số hóa sinh liên quan tới rối loạn trao đổi lipid ở chuột trƣớc và sau khi điều
trị bằng các phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv)
Diels).
5.3. Phƣơng pháp tạo mô hình chuột BP và ĐTĐ type 2
5.4. Phƣơng pháp xử lý thống kê
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề xuất đƣợc một phân đoạn dịch chiết có khả năng hạ đƣờng huyết và
chống rối loạn trao đổi lipid từ loài Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv)

Diels.





4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CÂY ĐƢƠNG QUY
1.1.1. Đặc điểm hình thái của loài Đƣơng quy
Cây Đƣơng quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv) Diels,
thuộc họ Hoa tán – Apiaceae hay Umbelliferae.
Rễ: là bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ dài gồm nhiều nhánh,
thƣờng phân biệt làm 3 phần: phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy
thân, phần dƣới gọi là quy vĩ. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn
dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi
thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng.
Thân: thân thảo sống lâu năm, cây cao khoảng 0,4 – 1m. Thân hình trụ,
màu tím, nổi gân, phân nhánh ở trên.
Lá: mọc so le, xẻ lông chim 2 – 3 lần, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ to
ôm thân, lá chét xẻ thùy hình quạt, lá chét phía dƣới có cuống, các lá chét ở
ngọn không cuống, mép khía răng không đều.
Hoa: nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn gồm 12 – 40
tán nhỏ dài ngắn không đều. Mùa ra hoa thƣờng từ tháng 6 – 8. Quả: là quả
bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt.
1.1.2. Phân bố, sinh thái
Cây Đƣơng quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở

Việt Nam nó đƣợc di thực từ Triều Tiên và đƣợc trồng ở Sa Pa (Hoàng Liên
Sơn), Sìn Hồ (Lai Châu) và các vùng có khí hậu ôn đới.
Đƣơng quy là cây mọc ở độ cao 2000 – 3000 so với mặt nƣớc biển. Nó
thích hợp với nơi có lƣợng mƣa nhiều và phân bố đồng đều. Lƣợng mƣa cả
năm đạt trung bình khoảng 1034 mm. Đƣơng quy là cây yêu cầu về nhiệt độ

5

tƣơng đối mát mẻ, nhiệt độ thích hợp nhất cho nó sinh trƣởng và phát triển là
từ 18 – 30
o
C, nhiệt độ tối thấp mà nó có thể chịu đựng đƣợc là – 7
o
C. Lúc còn
non ƣa sống nơi đất xốp, tầng đất dày, nhiều mùn và ít ánh sáng. Khi lớn nó
ƣa trồng ở nơi khuất gió đủ ánh sáng, tiện cho việc tƣới nƣớc, đất thoát nƣớc
tốt, loại đất tốt nhất là đất pha cát, pH đất thích hợp từ 5.5 – 6.5.
1.1.3. Thành phần hóa học
Trong Đƣơng quy có chứa tinh dầu chiếm 0,2%, có màu vàng sẫm
trong. Tỷ lệ axit tự do trong tinh dầu chiếm tới 40%.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu Đƣơng quy gồm có:
 N. butylphthalide C
12
H
14
O
2

 N. valerophenon O – carboxylic acid C
12

H
14
O
3

 Bergapten C
12
H
3
O
2
, seoquiterpen, safrola, vitamin B12, acid
folinic, biotin.
 Còn có coumarin
1.1.4. Công dụng của loài Đƣơng quy
Theo y học cổ truyền, Đƣơng quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm.
Đông y sử dụng Đƣơng quy để chữa bệnh thiếu máu, kinh nguyệt không đều,
đau kinh, bế kinh, huyết ứ trệ, phụ nữ trƣớc khi đẻ vài ngày uống nƣớc sắc
Đƣơng quy sẽ dễ đẻ, giảm đau khi đẻ do giảm co thắt cổ tử cung. Nó còn
dùng để chữa các tổn thƣơng do té ngã, đau tê chân tay, nhọt lở loét, trị táo
bón do khí hƣ, trị hen suyễn,
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG (ĐTĐ)
1.2.1. Khái niệm
Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng
glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có
liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.

6

Theo định nghĩa của các chuyên gia thuộc Ủy ban chuẩn đoán và phân

loại bệnh đái tháo đƣờng Hoa Kì thì ĐTĐ hay bệnh tiểu đƣờng là một bệnh
rối loạn chuyển hóa, đƣợc đặc trƣng bởi sự tăng đƣờng huyết mãn tính do hậu
quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai.
Tăng glucose máu mãn tính thƣờng kết hợp với sự hủy hoại, rối loạn chức
năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu [2],[13].
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Theo tổ chức Y tế thế giới, ĐTĐ đƣợc chẩn đoán xác định khi có một
trong ba tiêu chuẩn sau đây:
 Tiêu chuẩn 1: Glucose huyết tƣơng bất kì trong ngày ≥
11,1mmol/l (≥ 200mg/dl), kèm ba triệu chứng lâm sang gồm tiểu nhiều,
uống nhiều, sụt cân không giải thích đƣợc.
 Tiêu chuẩn 2: Glucose huyết tƣơng lúc đói ≥ 7 mmol/l
(≥126mg/dl) (đói có nghĩa là trong vòng 6 – 8 giờ không đƣợc cung cấp
đƣờng)
 Tiêu chuẩn 3: Glucose huyết tƣơng ≥ 11 mmol/l (≥ 200mg/dl) ở
thời điểm sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đƣờng uống 75g
glucose.
1.2.3. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ
Dựa vào những tiến bộ khoa học trong những năm gần đây ĐTĐ đƣợc
phân loại dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh.
1.2.3.1. ĐTĐ type 1
ĐTĐ type 1 là tình trạng tăng đƣờng huyết mãn tính do hậu quả của
tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tƣơng đối kèm theo các rối loạn
chuyển hóa lipid. Các rối loạn này có thể đƣa đến các biến chứng cấp tính và
mãn tính.

7

Cơ chế bệnh sinh

Do yếu tố di truyền kém sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ
thuộc vào điều kiện của môi trƣờng.
Các giai đoạn trong ĐTĐ type 1
- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền – nhạy cảm gene
- Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn
- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể
- Giai đoạn 4: Tổn thƣơng chức năng tế bào β đảo tụy
- Giai đoạn 5: Đái tháo đƣờng lâm sang, phá hủy hoàn toàn hoặc gần
nhƣ hoàn toàn tế bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin
có kèm biến chứng [1].
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân bị ĐTĐ type 1 thƣờng có biểu hiện lâm sàng khá phức tạp.
Thiếu hụt insulin tuyệt đối làm tăng đƣờng huyết và axit béo quá mức dẫn tới
tăng áp lực thẩm thấu và tăng thể ceton trong máu. Bệnh nhân thƣờng đi tiểu
nhiều, khát nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi,
Điều trị
Bệnh nhân bị ĐTĐ type 1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin. Bệnh
nhân cần đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên ở giai đoạn đầu để tìm hiểu insulin phù
hợp, sau đó khám định kì hàng tuần và hàng tháng.
1.2.3.2. ĐTĐ type 2
ĐTĐ type 2 là tình trạng tăng đƣờng huyết do hậu quả của kháng
insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào β hoặc do suy
giảm chức năng tế bào β kèm theo kháng insulin ở cơ quan đích.
Cơ chế bệnh sinh
Diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thƣờng

8

nhƣng có hiện tƣợng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn bình thƣờng

trong máu.
- Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hƣớng nặng dần và
xuất hiện tăng glucose huyết sau bữa ăn.
- Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi nhƣng bài tiết insulin
suy giảm và gây tăng glucose huyết lúc đói. Bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên
ngoài.
Trong số các yếu tố môi trƣờng đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển
bệnh thì béo phì là yếu tố thƣờng đề cập nhất. Béo phì làm gia tăng tình trạng
kháng insulin. Nhiều bằng chứng cho thấy kiểm soát tốt tình trạng tăng cân
béo phì sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin và kiểm soát tốt glucose
huyết [1].
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng của loại này gồm cả triệu chứng của ĐTĐ type 1 còn có
thêm các triệu chứng khác nhƣ viêm da, sự phục hồi vết thƣơng chậm hay
khó phục hồi,
Điều trị
Việc chữa trị loại bệnh này cần phải kết hợp giữa tập luyện và chế độ ăn
uống hợp lý để giảm sự kháng insulin và tăng cƣờng tiết insulin. Chỉ sử dụng đủ
lƣợng hydratcacbon cho nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra còn sử dụng thuốc hạ
đƣờng huyết nhƣ Sulfamid hoặc Biguanid. Trong trƣờng hợp thất bại, cần phải
điều trị bằng tiêm insulin đơn thuần hay phối hợp với thuốc viên uống.
1.2.4. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
1.2.4.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới
ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất
trên thế giới chủ yếu là các nƣớc đang phát triển. Theo số liệu thống kê của
Tổ chức Y tế thế giới: năm 1995 cả thế giới có 135 triệu ngƣời mắc bệnh

9

ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, đến năm 2010 có 221 triệu ngƣời và dự báo

đến năm 2025 là 330 triệu ngƣời mắc căn bệnh này, chiếm 5.4% [2].
Theo ƣớc tính của WHO, các nƣớc Châu Âu và Châu Mỹ có tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ là khoảng 2 – 8%, các nƣớc Mỹ La Tinh là 4.5 – 7%, ở Châu Á tỷ
lệ này dƣới 1% đến gần 5% nhƣ ở Hàn Quốc số ngƣời mắc bệnh ĐTĐ chiếm
khoảng 2%, Malaysia khoảng 3%, Thái Lan khoảng 4.2%. Tại Singapore
năm 1975, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh là 1.93%, năm 1984 là 4.7%, năm 1992 là
8.7% đến năm 1998 tỷ lệ này là 9%. Nhƣ vậy, ĐTĐ đang là gánh nặng thực sự
cho sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khỏe của con ngƣời trên toàn thế giới.
1.2.4.2. Tình hình bệnh ĐTĐ ở Việt Nam
Việt Nam không phải là nƣớc có tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế
giới nhƣng lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh
đó, biến chứng tim mạch do bệnh ĐTĐ luôn là biến chứng phổ biến và là
nguyên nhân gây đột quỵ và tử vong hàng đầu ở ngƣời bệnh ĐTĐ.
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hƣớng gia tăng. Tuy nhiên những số
liệu về bệnh ĐTĐ mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Huế,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, trong lứa tuối 30-64 là 4.0%, tỷ lệ rối loạn
dung nạp glucose là 5.1% . Phần lớn ngƣời bệnh phát hiện và điều trị muộn. Vì
vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không đƣợc phát hiện và điều trị kịp thời.
Vùng đồng bằng, ven biển tỷ lệ mang bệnh ĐTĐ ở lứa tuối 30-64 là 2.7%.
1.3. BỆNH BÉO PHÌ (BP)
1.3.1. Khái niệm và phân loại bệnh béo phì
Theo WHO định nghĩa thì béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và
không bình thƣờng tại một vùng hay toàn bộ cơ thể gây ảnh hƣởng tới sức
khỏe [4], [13].

10

Để nhận định tình trạng gầy béo thì tổ chức Y tế thế giới thƣờng dùng
chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, BMI). Đó là tỉ số của cân nặng trên

bình phƣơng chiều cao và đƣợc tính theo công thức sau:
BMI =




Trong đó: W – khối lƣợng của cơ thể (kg), H – Chiều cao của cơ thể (m)
Bảng 1.1. Phân loại BMI của ngƣời Châu Á và ngƣời Châu Âu [2]
Mức độ thể
trọng
BMI
Đánh giá yếu tố nguy cơ bệnh
Châu Âu
Châu Á
Nhẹ cân
<18.5
<18.5
Thấp, nguy cơ suy dinh dƣỡng
và các bệnh khác
Bình thƣờng
18.5– 24.9
18.5 – 22.9
Bình thƣờng
Quá cân
25 – 29.9
≥ 23
Nguy cơ tăng cân
BP độ 1
30 – 34.9
23 – 24.9

Nguy cơ cao của bệnh BP
BP độ 2
35 – 39.9
25 – 29.9
Nguy cơ nặng của bệnh BP
BP độ 3
≥ 40
≥ 30
Nguy cơ rất nặng của bệnh BP

1.3.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam
Theo WHO cho biết hiện nay số ngƣời BP trên thế giới đã lên đến 1,7
tỉ ngƣời. Tình trạng BP đang tăng lên với một mức độ báo động không chỉ
gặp nhiều ở quốc gia phát triển mà còn gặp cả ở các quốc gia đang phát triển.
Mỹ là nƣớc có số dân mắc BP cao nhất thế giới với khoảng 60 triệu ngƣời
đang mắc BP chiếm khoảng 30% dân số. Tại Châu Âu, Anh là quốc gia đứng
đầu về số ngƣời mắc BP với 23% dân số mắc bệnh. Tại Châu Á tỷ lệ thừa cân
béo phì ở một số nƣớc nhƣ sau: Thái Lan khoảng 3.5%, Malaysia 3.01%,
Hồng Kông 3%, Nhật Bản 3%, Trung Quốc có 12% thanh niên và 8% trẻ em
mắc bệnh.

11

Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho ngƣời châu Á, số ngƣời thừa cân
béo phì cũng tăng theo thời gian. Năm 2007, Viện dinh dƣỡng Quốc gia điều
tra trên đối tƣợng ngƣời trƣởng thành 25 - 64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân béo
phì là 16,8% và còn có xu hƣớng tăng lên. Theo Viện trƣởng TS. Nguyễn
Công Khẩn thì tỉ lệ này ở thành thị lớn hơn nông thôn, ở nữ giới cao hơn nam
giới. Trẻ em Việt Nam cũng có 16,3% mắc thừa cân béo phì [4]. Hà Nội có
4,9% trẻ 4 - 6 tuổi mắc bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dƣới 5 tuổi và

22,7% học sinh tiểu học cũng rơi vào tình trạng này. Đây là một mối đe dọa
tiềm ẩn trong tƣơng lai không những nó ảnh hƣởng tới sức khỏe của mỗi
ngƣời mà nó còn ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế của xã hội.
1.3.3. Nguyên nhân gây ra béo phì
Nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân béo phì là do khẩu phần và thói
quen dinh dƣỡng không hợp lý, hoạt động thể lực kém dẫn đến năng
lƣợng hấp thụ vào cơ thể vƣợt quá mức cần thiết và tích lũy dƣới dạng
mỡ. Ngoài ra một số bệnh lý nội tiết nhƣ: hội chứng Cushing (do
hormone cortisosteroid trong cơ thể tăng quá cao), bệnh suy tuyến giáp
trạng, bệnh trứng đa nang hoặc có chứa gen béo phì di truyền.
1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì
Thừa cân béo phì gây nhiều tác hại cho cuộc sống của con ngƣời nhƣ
mất thoải mái trong sinh hoạt, làm cho con ngƣời kém lanh lợi, hoạt bát, giảm
hiệu quả trong lao động, do khối lƣợng cơ thể nặng nề.
Ngƣời béo phì có nguy cơ bệnh tật cao hơn so với ngƣời thƣờng do
nhiễm độc mỡ máu, tiêu biểu nhƣ:
- Bệnh tim mạch: do mỡ tạng làm tim khó co bóp và mỡ máu làm xơ
cứng mạch vành và các mạch máu khác gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp.

12

- Rối loạn lipid máu: tình trạng này rất hay gặp ở ngƣời béo bụng và
có biểu hiện đặc trƣng là tăng triglycerid và lipid có hại (LDL-c), giảm lipid có
lợi (HDL-c).
- Tiểu đƣờng: béo phì toàn thân có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2.
- Đột qụy: những ngƣời có BMI > 30 dễ bị tử vong do bệnh liên
quan đến mạch máu não.
Ngoài ra béo phì còn làm gia tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác: làm
xấu đi tình trạng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ, suy giảm chức năng hô hấp,
rối loạn hoạt động cơ xƣơng, ung thƣ, sỏi mật và các vấn đề bệnh lý tâm thần

khác [10].
1.3.5. Rối loạn trao đổi lipid máu
Huyết thanh ngƣời bình thƣờng có 5 – 7g/l lipid toàn phần bao gồm
acid béo tự do triglyceride, cholesterol toàn phần với 2 dạng cholesterol tự do
và cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nƣớc nên các lipid
đƣợc vận chuyển trong máu dƣới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các
acid béo tự do đƣợc vận chuyển chủ yếu bới albumin, các lipid khác đƣợc lƣu
hành trong máu dƣới dạng phức hợp lipoprotein nhƣ các hạt chymomicron và
lipoprotein có tỉ trọng khác nhau liên kết với cholesterol nhƣ: VLDL, HDL-c,
IDL-c, LDL-c. Các lipoprotein này có kích thƣớc, tỉ trọng, chức năng khác
nhau trong quá trình chuyển hóa lipid 8.
Để đánh giá lƣợng mỡ trong máu ngƣời ta làm xét nghiệm với các chỉ
số:
- Cholesterol toàn phần (2,9 – 5,2 mmol/l)
- Triglycerid (0,8 – 2,3 mmol/l)
- HDL-c (0,9 – 1,5 mmol/l)
- LDL-c (0,5 – 3,4 mmol/l)

13

Hậu quả của tình trạng rối loạn trao đổi lipid máu là tạo thành các mảng
xơ vữa gây tắc mạch làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng
các biến chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất là dẫn đến tử vong
hoặc tàn phế gọi là rối loạn chuyển hóa 2. Ngày nay ngƣời ta coi là có rối
loạn chuyển hóa lipid máu ngay từ khi tỉ lệ thành phần của lipid máu có sự
thay đổi. Khái niệm này chỉ rõ rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể xảy ra từ
rất sớm từ khi chƣa có sự tăng các giá trị tuyệt đối nồng độ của các thành
phần trong máu 2. Rối loạn này có thể do tiền phát do di truyền hoặc thứ
phát sau các bệnh nhƣ BP, ĐTĐ, nghiện rƣợu, suy giáp trạng.
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA BÉO PHÌ VÀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

Béo phì và ĐTĐ là hai căn bệnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể
hiện ở chỗ tỉ lệ ngƣời béo phì luôn tăng tƣơng đƣơng với số bệnh nhân bị
ĐTĐ. Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy 58% số ngƣời bị ĐTĐ type 2 đƣợc
quy cho là do béo phì. Béo phì có liên quan đến ĐTĐ type 2 thông qua sự đề
kháng insulin. Nồng độ acid béo tự do là sản phẩm và hậu quả của béo phì cứ
tăng lên 100μM thì mức đề kháng insulin tăng lên 5-10% 2. Thiếu insulin
dẫn đến tăng trọng lƣợng cơ thể, tăng đƣờng máu, cuối cùng dẫn đến ĐTĐ
type 2.
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa béo phì và ĐTĐ typ
2 bao gồm: Chỉ số khối lƣợng cơ thể, thời gian béo phì, chế độ dinh dƣỡng,
sự vận động thân thể. Một thống kê chỉ ra rằng ngƣời có chỉ số khối cơ thể
lớn hơn 30kg/m
2
trong 10 năm có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 2 lần
ngƣời bị BP dƣới 5 năm và nếu trọng lƣợng cơ thể tăng 1 kg thì rủi ro về
bệnh ĐTĐ type 2 tăng 4,5%.
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy acid béo tự do có vai trò trong
bệnh sinh ĐTĐ type 2. Phần lớn ngƣời béo phì có nồng độ acid béo trong
huyết tƣơng tăng cao. Sự tăng này ức chế quá trình hấp thu glucose ngoại vi

14

dƣới tác dụng của insulin, ức chế sử dụng glucose của toàn cơ thể, ức chế oxy
hóa glucose ở cơ [15] .
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thấy rằng thừa cân và béo phì có một
mối liên quan chặt chẽ đến tính kháng insulin và bệnh ĐTĐ type 2 và điều đó
cũng không loại trừ ở các bệnh nhân ĐTĐ Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên
cứu sâu của Việt Nam về vấn đề này còn chƣa nhiều và toàn diện cũng nhƣ
cập nhật thƣờng xuyên. Cơ sở dữ liệu chủ yếu dựa trên các đề tài khoa học
của một số tác giả. (tiêu chuẩn phân loại BMI dựa theo tiêu chuẩn khuyến cáo

của WHO-2000 đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng).
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ [11] thì
ngƣời có BMI > 25 có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 3,74 lần so với
ngƣời bình thƣờng. Nghiên cứu của Thái Hồng Quang [9], tỷ lệ ĐTĐ ở ngƣời
có béo phì độ 1 cao hơn 4 lần và béo phì độ 2 là 30 lần so với ngƣời bình
thƣờng.



15

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu thực vật
- Cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels)
- Bộ phận sử dụng: rễ, thân, lá
- Địa điểm thu mẫu: Sìn Hồ - Lai Châu
- Mẫu thực vật do Bộ môn Thực vật học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 giám định.

Hình 2.1. Cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels)
2.1.2. Mẫu động vật

Hình 2.2. Chuột nuôi béo (bên trái), chuột nuôi thƣờng (bên phải)

16

Chuột bạch chủng Swiss nặng từ 14 – 18g, đƣợc mua tại Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ƣơng. Hằng ngày chuột đƣợc nuôi trong các lồng, điều kiện

nhiệt độ phòng 22 – 25
0
C với chu kì 12 giờ sáng và 12 giờ tối, đƣợc cho ăn
và uống nƣớc tự do.
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
2.1.3.1. Dụng cụ
+ Bình ngâm mẫu 10 lit
+ Cân kĩ thuật GM 612, Đức
+ Tủ sấy thức ăn Memert, Đức
+ Máy đo đƣờng huyết tự động One Touch Ultra và que thử Mỹ
+ Máy xét nghiệm tự động các chỉ số hóa sinh OLYMPUS AU 640, Nhật
+ Máy li tâm lạnh
+ Pipet và các dụng cụ đo đếm khác trong phòng thí nghiệm
2.1.3.2. Hóa chất thí nghiệm
+ STZ (Streptozotocin)
+ Các dung môi hữu cơ: ethanol, n – hexan, ethylacetate.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ loài Đƣơng quy
Ngâm 3kg cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv) Diels) đã sấy khô
trong 10lit ethanol 96% trong thời gian 7 ngày rồi đổ lƣợng dịch thu đƣợc ra
bình và bảo quản, làm tƣơng tự nhƣ vậy 3 lần. Dịch chiết thu đƣợc đem cô
đặc dƣới bóng đèn sợi đốt (tránh nhiệt độ cao làm biến tính các hợp chất có
trong mẫu và tránh cho sự bay hơi của ethanol quá nhanh) tạo thành 150g
dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.
Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với ethanol) với n – hexan trong
vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dƣới bóng đèn sợi đốt nhƣ trên tạo
thành 58.5g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.

×