Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 83 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN THỊ TRANG



VẤN ĐỀ THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA
NGƢỜI CÔNG GIÁO HỌ ĐẠO LAI TÊ
(LƢƠNG TÀI - BẮC NINH)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học




HÀ NỘI – 2014





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN





NGUYỄN THỊ TRANG



VẤN ĐỀ THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA
NGƢỜI CÔNG GIÁO HỌ ĐẠO LAI TÊ
(LƢƠNG TÀI - BẮC NINH)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH




HÀ NỘI - 2014

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH


LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp Đại học “Vấn đề thờ kính tổ tiên của người
Công giáo họ đạo Lai Tê” được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản
thân, người viết cũng nhận được rất nhiều sự đóng góp và giúp đỡ. Nhân đây
người viết xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất tới các tập thể và cá
nhân đã đóng góp tư liệu và công sức cho khóa luận này.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Thị
Tính, người đã tận tình hướng dẫn em làm việc đạt hiệu quả cao nhất và dành
nhiều công sức để đóng góp cho khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học này.
Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn tới linh mục Đaminh Nguyễn Xuân
Hùng, thầy Giuse Hoàng Trọng Hữu, Ban hành giáo họ đạo Lai Tê và các quý
vị đã cung cấp thông tin, tư liệu và giúp đỡ con trong suốt quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu đề tài khóa luận này.
Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng khóa luận này không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy - cô
và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Trang



Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn



SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo
họ đạo Lai Tê” là một đề tài do chính tôi thực hiện, không có sự trùng lặp với
bất kì đề tài của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Trang















Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH




CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Ep 4, 16
Thư của thánh Phao-lô gửi đoàn Epheso
Hc 7, 27-28
Sách huấn ca, chương 7 câu 27 – 28
Hc 3, 6
Sách huấn ca, chương 3 câu 6
HN
Hà Nội
KHXH
Khoa học Xã hội
Mt 25, 40
Kinh thánh Mát-thêu, chương 25 câu 40
Nxb
Nhà xuất bản
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
St 2, 7
Sách sáng thế, chương 2 câu 7
VHTT
Văn hóa Thông tin













Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Kết quả đóng góp của khóa luận 6
6. Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƢƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌ ĐẠO
LAI TÊ 7

1.1. Nguồn gốc đạo Công giáo tại họ đạo Lai Tê 7
1.1.1. Sơ lược về việc truyền bá đạo Công giáo tại Việt Nam 7
1.1.2. Quá trình truyền bá và phát triển đạo Công giáo tại Lai Tê 8
1.2. Đời sống tôn giáo của giáo dân họ đạo Lai Tê 12
1.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống 12
1.2.2. Các tổ chức, hội đoàn tôn giáo ở họ đạo Lai Tê 14
1.2.3. Sinh hoạt tôn giáo ở họ đạo Lai Tê 16
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM VÀ CÁC NGHI THỨC CƠ BẢN VỀ VIỆC
THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA GIÁO DÂN HỌ ĐẠO LAI TÊ 19
2.1. Các quan niệm và cơ sở về việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai
Tê 19
2.1.1. Quan niệm chung về thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 19
2.1.2. Quan niệm về cái chết và sự tồn tại linh hồn của giáo dân họ đạo Lai Tê 24
2.1.3. Cơ sở thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 26

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH

2.2. Các nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân họ đạo Lai Tê 29
2.2.1. Nghi thức thờ kính tổ tiên trong đám tang và giỗ chạp 30
2.2.2. Nghi thức thờ kính tổ tiên tháng Cầu hồn 42
2.2.3. Nghi thức thờ kính tổ tiên dịp Tết Nguyên Đán 44
2.2.4. Nghi thức thờ kính tổ tiên khi gia đình có việc trọng đại 48
CHƢƠNG 3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ XU HƢỚNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN
CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO LAI TÊ 51
3.1. Những vấn đề tồn tại trong việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai
Tê 51
3.2. Xu hướng thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 55

KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC









Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của cư dân Việt Nam, nó đã
trở thành một nhân tố quan trọng của nền văn hóa bản địa, có một vị trí và vai
trò thiết yếu trong đời sống xã hội. Tín ngưỡng ấy đã mang trong mình những
giá trị to lớn. Nó góp phần duy trì ý thức về cội nguồn, dấy lên lòng hiếu thảo
nhân nghĩa và trở thành một đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình. Được thể hiện
bằng nhiều tên gọi, nhiều dạng thức khác nhau, nhưng tựu trung, thờ cúng tổ
tiên vẫn là công việc báo hiếu với những người đã khuất.
Bất cứ một cá nhân, đoàn thể hay tôn giáo nào tồn tại trên mảnh đất
ngàn năm văn hiến này đều thực hiện việc báo hiếu với tổ tiên, coi đó là
những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, cần được lưu giữ và phát huy.

Người Công giáo ngày nay cũng cử hành nghi thức thờ kính tổ tiên như
những người không Công giáo. Đó là hành vi xuất phát từ tiếng gọi lương tâm
và lẽ phải. Giáo lý của giáo hội và những quy tắc đạo đức buộc người tín hữu
phải kính nhớ tiền nhân, biểu thị lòng kính nhớ ấy bằng việc làm, sự tưởng
nhớ và lời cầu nguyện. Những nghi thức báo hiếu, kính nhớ tổ tiên của người
Công giáo chẳng những không ảnh hưởng gì đến niềm tin tôn giáo mà còn
làm cho những sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người Công giáo thêm
phong phú, đa dạng. Mặt khác, những sinh hoạt đó cũng góp phần tạo nên
những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn
đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo ở Việt Nam là rất cần thiết. Trong
khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp đại học, người viết không thể khảo sát
việc thực hành thờ kính tổ tiên của tất cả các giáo họ Công giáo trên khắp cả
nước, mà chỉ xin dừng lại ở việc khảo sát vấn đề thờ kính tổ tiên ở một làng
Công giáo cụ thể là làng Lai Tê (Bắc Ninh).

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
2
Làng Lai Tê (hay còn gọi là làng Bùi) hiện nay là một trong những làng
toàn tòng Công giáo (tên gọi để chỉ những làng có toàn bộ những người theo
đạo Công giáo) có lịch sử lâu đời tại quê hương Kinh Bắc. Trên mảnh đất
này, giáo dân đã xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc với những đặc trưng
văn hóa của một làng Công giáo.
Tuy nhiên, trước sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế thị trường, trước làn
sóng đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, diện mạo và những nét văn hóa truyền thống
của làng Lai Tê đang dần biến đổi. Việc thực hành những nghi thức thờ kính tổ
tiên có vai trò to lớn trong việc duy trì mô hình gia đình truyền thống, gắn kết
các thế hệ với nhau và là chỗ dựa vững chắc cho giáo dân, nay cũng có nguy cơ

mai một. Thực trạng đó đặt ra những vấn đề cần được quan tâm nhằm tìm lại
những giá trị tốt đẹp của làng Công giáo Lai Tê. Đây là việc làm hết sức cần
thiết và là trách nhiệm của giáo dân Lai Tê nói riêng và người Công giáo nói
chung. Để làm tốt vấn đề này, việc tìm hiểu cơ sở, quan niệm và nghi thức thờ
kính tổ tiên của giáo dân Công giáo đóng vai trò rất quan trọng.
Xuất phát từ những lí do khoa học, thực tiễn nêu trên, với ý thức lưu
giữ một phong tục, tập quán tốt đẹp, tôi xin chọn đề tài: “Vấn đề thờ kính tổ
tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê (Lương Tài- Bắc Ninh)” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp đại học. Qua công trình này, người viết cũng muốn góp
chút ít phần của mình trong công việc đề cao nét đẹp văn hóa của người Công
giáo nói chung và của người Công giáo Lai Tê nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Việc thờ kính ông bà tổ tiên đã gây ra những tranh luận sôi nổi trong
lịch sử giáo hội Công giáo và cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, chú
ý bàn tới.
Trong các tác phẩm nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên, các học giả đã nhắc
đến vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo. Tác giả Toan Ánh trong

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
3
Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc
2001; tác giả Nguyễn Đăng Duy trong Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb. VHTT, Hà Nội 2001 và tác phẩm Văn hóa tâm linh, Nxb.
VHTT, Hà Nội 2002 đã khẳng định người Công giáo có thực hành thờ kính tổ
tiên. Tác giả Vũ Mai Thùy trong tác phẩm Phong tục tập quán người Việt,
Nxb. VHTT, Hà Nội 2004 cũng có nhắc đến vấn đề thờ kính tổ tiên của người
Công giáo Việt Nam.

Trong các tác phẩm viết về Công giáo, các tác giả cũng quan tâm tới
vấn đề này. Tác phẩm Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam,
Nxb. KHXH, 2001, tác giả Nguyễn Hồng Dương đã trình bày chi tiết về cách
nhìn nhận, ứng xử của Công giáo Việt Nam từ buổi đầu đến Công đồng
Vatican II và sau Công đồng Vatican II. Tác giả Hà Huy Tú trong Tìm hiểu
nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo, Nxb. VHTT cũng lược qua những vấn đề
thờ kính tổ tiên của người Công giáo.
Nghiên cứu chuyên sâu cũng đã chú ý tới việc người Công giáo thờ
kính tổ tiên. Tác giả Trần Đăng Sinh trong luận án Tiến sĩ Triết học: Những
khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay cũng phác họa qua những nét cơ bản của việc thờ kính
tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả Lê Đức Hạnh
trong đề tài Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo vùng Đồng bằng
Bắc Bộ - Việt Nam cũng đã nêu lên sự khác nhau của việc thờ cúng tổ tiên
giữa người Công giáo và không Công giáo. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra
được những nét đặc trưng trong việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo
vùng Bắc Bộ - Việt Nam: “Thờ cúng tổ tiên giữa người Công giáo và người
không Công giáo có những khác biệt trong hình thức thể hiện. Với quan niệm
tổ tiên chỉ hưởng dùng những công phúc, nên trong Công giáo, giỗ chạp
thường chú trọng đến việc xin lễ, đọc kinh chung và làm những việc lành để

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
4
hướng về ông bà tổ tiên, họ ít quan tâm đến việc sửa soạn đồ cúng, tuyệt đối
không đốt vàng mã. Trên bàn thờ tổ tiên chỉ có cắm hương trước di ảnh tưởng
nhớ ông bà cha mẹ, một đĩa trái cây, một bình hoa với mục đích tôn kính ông
bà cha mẹ chứ không hàm ý mời ông bà cha mẹ dùng. Chính vì thế mà giỗ

chạp trong Công giáo là dịp những người sống lập công phúc thay cho người
chết để họ mau đền hết tội lỗi của mình, sớm được hưởng nhan Chúa nơi
Thiên đàng”.
Vấn đề này cũng được đề cập đến trong các bài viết, bài nghiên cứu
được trích trong các tạp chí, các tờ báo…Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong
Bước đường hội nhập văn hóa dân tộc của Công giáo Việt Nam trên tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 1 (01) năm 1999 đã khẳng định sự hội nhập của
Công giáo Việt Nam với dân tộc trong đó thờ kính tổ tiên là một biểu hiện.
Tác giả Phạm Quỳnh Phương trong bài viết in trong Tạp chí Dân tộc học số 4
năm 2000 cũng có bàn về những vấn đề thờ kính tổ tiên hiện nay của người
Công giáo.
Ngoài những tác giả nêu trên, các Giám mục, linh mục cũng là những
người bàn nhiều về vấn đề trên. Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An trong bài
Mồng hai Tết: Từ đạo hiếu đến đạo Thiên Chúa in trên tạp chí Sinh viên
Công giáo giáo phận Vinh viết: “Ngày Tết mọi người được liên kết trong
niềm vui yêu thương chia sẻ. Ngày Tết còn liên kết người sống với người
chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người
có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Người ta tin rằng dịp đầu năm
ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp
người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng
tộc của mình”. Tổng giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, Giám mục
Nha Trang Phaolô Nguyễn Văn Hòa, khi tham gia Thượng Hội Đồng Giám
Mục Á Châu họp tại Roma từ ngày 19 tháng 4 đến 17 tháng 5 năm 1998, đã

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
5
có lời phát biểu nói lên tầm quan trọng của việc thờ kính ông bà tổ tiên của

người Công giáo. Linh mục Thiện Cẩm trong bài Từ đạo ông bà đến đạo
Thiên Chúa của nguyệt san Công Giáo và Dân Tộc (Uỷ ban đoàn kết Công
giáo TPHCM) số 3 (03) năm 1995 cũng nói đến việc báo hiếu tổ tiên của
người Công giáo Việt Nam.
Trên đây là những công trình đã đề cập đến vấn đề thờ kính tổ tiên của
người Công giáo Việt Nam. Qua số lượng lớn những công trình nghiên cứu
nêu trên, có thể thấy: thờ kính tổ tiên của người Công giáo là vấn đề thu hút
sự quan tâm của nhiều học giả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
việc tìm hiểu những nét chung nhất trong việc báo hiếu của người Công giáo
nói chung. Những công trình nghiên cứu cụ thể về những nghi thức thờ kính
tổ tiên của từng địa phận, từng hạt, từng giáo xứ, giáo họ thì còn vắng bóng.
Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào khảo sát, mô tả một cách
có hệ thống, chi tiết, cụ thể vấn đề thờ kính tổ tiên của giáo dân họ đạo Lai
Tê. Do đó, đây là một đề tài hấp dẫn lôi cuốn tác giả. Dựa trên cơ sở tập hợp
những nguồn tư liệu và thừa hưởng những thành quả của các học giả đi trước,
tác giả đi tới việc phác họa một bức tranh chung về việc thờ kính tổ tiên của
người Công giáo Lai Tê.
3. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ
Chỉ ra được cơ sở và những nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công
giáo Lai Tê, qua đó thấy được những nét đẹp của các nghi thức thờ kính này
và những vấn đề tồn tại xung quanh, từ đó dự đoán xu hướng tiếp theo của
vấn đề này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo trong
phạm vi họ đạo Lai Tê (Trung Chính - Lương Tài - Bắc Ninh).

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn



SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành, đa ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp logic và lịch sử.
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học.
5. Kết quả đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn đề thờ
kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê. Khóa luận miêu tả, trình bày những
nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê, đồng thời cũng
đưa ra những vấn đề còn tồn tại và những dự đoán về xu hướng của việc thờ
kính tổ tiên của người Công giáo nơi đây. Từ đó khẳng định giáo dân Công
giáo Lai Tê đã, đang và sẽ thực hành những nghi thức thờ kính tổ tiên, một
nét đẹp văn hóa truyền thống không chỉ diễn ra trong cộng đồng những người
không theo đạo Công giáo, mà diễn ra ngay cả trong cộng đồng giáo dân
Công giáo Lai Tê.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển họ đạo Lai Tê
Chương 2. Quan niệm và các nghi thức cơ bản về việc thờ kính tổ tiên
của giáo dân họ đạo Lai Tê
Chương 3. Những vấn đề tồn tại và xu hướng thờ kính tổ tiên của người
Công giáo Lai Tê

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn



SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
HỌ ĐẠO LAI TÊ

1.1. Nguồn gốc đạo Công giáo tại họ đạo Lai Tê
1.1.1. Sơ lược về việc truyền bá đạo Công giáo tại Việt Nam
Công giáo chỉ được truyền bá vào Việt Nam một cách có hệ thống và
quy mô kể từ đầu thế kỉ XVII với các thừa sai dòng Tên.
Trước đó, ngoài phần chú thích khi nói về một lệnh cấm đạo Giatô năm
1663, sách Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (gọi tắt là Cương mục)
có viết: “Đạo Giatô, theo bút tích của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ
nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-nê-khu, lén truyền
đạo Giatô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Trân và làng Trà Lũ,
huyện Giao Thủy” (thuộc tỉnh Nam Định hiện nay) thì không có một sử liệu
nào cụ thể ghi rõ công cuộc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Do đó, theo
đánh giá của các nhà sử học Việt Nam thì các linh mục tu sĩ dòng Phan Sinh,
Đa Minh hoặc Âu Tinh đi theo làm mục vụ cho các thủy thủ trên thuyền chắc
chắn đã có dịp tiếp xúc với dân chúng Việt Nam. Nhưng vì không hiểu tiếng
nói của nhau, các cuộc tiếp xúc này có lẽ đã không đem lại kết quả nào về mặt
truyền giáo.
Bước sang thế kỷ XVII, Việt Nam rơi vào tình trạng chia cắt: Đàng
Trong và Đàng Ngoài, rồi tiếp đó là chiến tranh Trịnh Mạc, chiến tranh Trịnh
Nguyễn diễn ra lên miên, dân tình khốn khổ điêu linh. Lúc này, nhiều Thừa
sai Công giáo người Bồ Đào Nha và người Pháp xâm nhập mạnh cả vào hai
miền Đàng Trong và Đàng Ngoài. Điển hình là sự có mặt của Giám mục
người Pháp Alexander de Rhodes (1591-1660), người đã có công mẫu tự

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn



SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
8
tiếng Việt theo chữ Latinh thành chữ quốc ngữ mà ngày nay ta vẫn sử dụng để
làm phương tiện truyền bá đạo rất có hiệu quả.
Sang thế kỉ XIX, Nhà Nguyễn liên tục ra các đạo dụ cấm việc phát triển
đạo Công giáo ở nước ta. Thực dân Pháp lấy cớ cứu đạo, nổ súng xâm lược
nước ta. Gần 100 năm (1847 - 1945), được thực dân Pháp nâng đỡ, đạo Công
giáo càng được dịp mở rộng ở nước ta.
Cho đến nay, Giáo hội Công giáo phát triển rộng khắp cả nước, gần 8%
dân số Việt Nam theo đạo Công giáo với hơn 5 triệu giáo dân, 33 giám mục,
3100 linh mục ở 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, thành phố Hồ
Chí Minh.
1.1.2. Quá trình truyền bá và phát triển đạo Công giáo tại Lai Tê
1.1.2.1. Tự buổi đầu đến 1883
Hiện nay, chưa có một tài liệu nào ghi lại chính xác thời gian đạo Công
giáo được truyền bá vào Lai Tê. Nhưng theo lời các cụ cao niên trong làng kể
lại thì vào năm 1802, hai cụ tổ họ Bùi ở Hải Dương mang con cháu về đây lập
nghiệp và truyền cho dân đạo Công giáo.
Cũng cùng năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long
mở đầu triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945) đóng đô ở Phú Xuân, tức Huế
ngày nay. Vì nhớ ơn Bá Đa Lộc, vua Gia Long đã cho tự do truyền bá đạo
Công giáo, mặc dù bản thân ông không theo. Sau gần 20 năm được yên ổn
dưới triều vua Gia Long (1802 - 1819) người Công giáo bắt đầu chịu những
cuộc bách hại kể từ triều vua Minh Mạng, tiếp đó là vua Thiệu Trị, Tự Đức.
Với những sắc dụ cấm đạo, người Công giáo đã gặp khó khăn trong việc học
hành, thi cử, làm lụng, buôn bán… Thậm chí có người bị đày ải, giết hại…
Tình trạng này kéo dài đến năm 1847, khi Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng và
ngày càng lấn át vị thế của triều đình Nguyễn bằng các hòa ước, nhất là sau


Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
9
hòa ước Nhâm Tuất (1862) thì các thừa sai được tự do giảng đạo, giáo dân
được nới lỏng hơn trong việc phụng tự.
Thời gian này, số giáo dân trong cả nước đã tăng lên không ngừng, Tòa
Thánh đã phải chia nhỏ các giáo phận ra để dễ bề coi sóc giáo dân.
1.1.2.2. Giai đoạn từ 1883 - 1954
Cũng như bao làng Công giáo ở Việt Nam, sau khi người Pháp đánh
chiếm Bắc Kỳ và triều đình Huế ký hiệp ước Giáp Thân (1884) công nhận sự
đô hộ của Pháp, làng Công giáo Lai Tê được tự do tôn giáo, công khai hoạt
động nhờ những điều kiện thuận lợi về tinh thần cũng như vật chất.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ và thành công, đồng bào
theo đạo Công giáo Lai Tê vốn đã chán ghét tới cùng chế độ áp bức bóc lột
của đế quốc và hệ thống phong kiến. Nay theo lá cờ của Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã nô nức tham gia phong trào Việt Minh. Từ trong những mái nhà âm
u, thầm lặng, các linh mục, tu sĩ, các tín đồ Công giáo Lai Tê đã xuống
đường, hòa mình cùng toàn dân trong huyện Lương Tài giành chính quyền.
Cùng với Tử Nê, Lai Tê là những nơi tiêu biểu trong khu vực vùng giáo
Lương Tài bấy giờ theo ngọn cờ cứu nước của mặt trận Việt Minh. Đồng bào
thôn Lai Tê đã cùng nhân dân trong xã, huyện kéo đi phá kho thóc của địa chủ
do đồng chí Trịnh Liệt chỉ đạo. Các tổ chức hội đoàn của giáo dân Lai Tê
cũng gia trong đoàn biểu tình, đi đầu là đội kèn đồng, kéo vào trụ sở huyện
Lương Tài ngày 19/8/1945.
Ở giai đoạn này, tất cả các thôn Công giáo trong huyện triển khai chủ
trương của mặt trận huyện là thành lập đội tự vệ, tuyển chọn người đi bộ đội,
bảo vệ đê điều… Điểm lại số cán bộ, bộ đội Công giáo đã theo cách mạng từ

buổi đầu trong huyện gồm 14 người trong đó 3 người thuộc thôn Lai Tê, 10
người thôn Tử Nê, 1 người thôn Phượng Giáo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
10
Từ năm 1945 đến 1954, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lớn. Dân
tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến 9 năm và giành thắng lợi vẻ vang.
Miền Bắc được giải phóng, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
Các làng Công giáo trong đó có làng Công giáo Lai Tê đi vào thực hiện giảm
tô, giảm tức, chuẩn bị cho cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, cũng như bao thôn
làng khác, làng Công giáo Lai Tê gặp phải vấn đề lớn đó là nạn đói đang
hoành hành.
Ngày 5/6/1945, cha Kỳ - chánh xứ Lai Tê lúc bấy giờ đã ngả về phía
cách mạng, giảm tô cho giáo dân và mở cửa kho thóc Đức Mẹ chia cho giáo
dân đang bị đói. Số cán bộ Công giáo Lai Tê không ngừng gia tăng, số thanh
niên Công giáo đi bộ đội, hoạt động cách mạng tại địa phương là rất lớn. Linh
mục Kỳ cùng toàn thể giáo dân Lai Tê hoạt động tích cực phục vụ kháng chiến.
Như vậy, ở Lai Tê giai đoạn này, hầu hết quần chúng nhân dân đều căm
ghét thực dân Pháp gây nhiều tội ác, tham gia đấu tranh giành lại tự do cho
nước nhà, sống đúng với Phúc Âm, Tin Mừng.
1.1.2.3. Giai đoạn 1954 - 1975
Đây là giai đoạn làng Công giáo Lai Tê có nhiều biến chuyển lớn.
Ngày 20/7/1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, Miền Bắc được giải phóng.
Khó khăn chung của nhân dân Miền Bắc là phải khôi phục hậu quả của chiến
tranh, khôi phục kinh tế, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân. Lẽ ra làng
Công giáo Lai Tê phải cùng các làng Công giáo trong huyện Lương Tài khắc
phục khó khăn, vững bước theo Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng công

cuộc xã hội chủ nghĩa. Nhưng Lai Tê lại gặp phải vấn đề khá phức tạp, đó là
sự tuyên truyền vận động, dụ dỗ đồng bào Công giáo di cư vào Nam của
những phần tử phản động với những luận điệu như Chúa đã vào Nam, các con
chiên phải đi theo Chúa. Theo thống kê của Đảng Ủy xã Trung Chính, Lai Tê
với số dân 1250 người, sau khi di cư vào Nam chỉ còn 350 người, tức là 72%

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
11
số dân Lai Tê đã di cư vào Nam dẫn đến thôn xóm sơ xác, tiêu điều, nhà cửa,
ruộng vườn bị bỏ hoang. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều như do
ruộng đất cày cấy ít, lại lụt lội, làm ăn khó khăn… nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do đồng bào Công giáo nghe theo lời tuyên truyền của địch, không hiểu
được chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, Lai Tê thiếu sức lao động
nặng nề, kinh tế giảm sút, đời sống khó khăn, tư tưởng giáo dân hoang mang,
dao động…
Nắm bắt được tinh thần chung của giáo dân Lai Tê, trên tinh thần tự do
tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, các linh mục đã cùng giáo dân Lai Tê tổ
chức lại Ban hành giáo, các đoàn hội để các tổ chức, đoàn hội này tập trung
chủ yếu phục vụ cho các sinh hoạt Công giáo.
Do chiến tranh chống Mĩ diễn ra ác liệt, thời gian sinh hoạt tôn giáo
cũng như việc giữ các phép đạo cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình thực tiễn.
Nhờ những điều chỉnh đó, giáo dân Lai Tê đã yên tâm làm ăn, sống
theo con đường tốt đời đẹp đạo. Nhiều người có ý định bỏ vào Nam, được vận
động về tư tưởng và tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt trên mảnh đất quê
hương, đã ở lại cùng giáo dân trong làng gắn bó làm ăn.
Có thể nói, từ 1954 - 1975 đặc biệt là giai đoạn sau năm 1954, Lai Tê

đã có sự xáo động lớn về dân số. Nhưng đây cũng là thời gian người Công
giáo Lai Tê có những biến chuyển trong sinh hoạt tôn giáo, đó là sự gắn bó
giữa tôn giáo với dân tộc. Điều này có ý nghĩa với giáo dân Lai Tê, là bước
đệm quan trọng để người dân Lai Tê đón nhận cuộc cách tân của Công đồng
Vatican II sau đó.
1.1.2.4. Giai đoạn 1975 đến nay

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
12
Mùa xuân 1975, miền Nam Việt Nam được giải phóng, giang sơn thu
về một mối. Đất nước có nhiều chuyển biến sâu sắc, tình hình tôn giáo, đặc
biệt là Công giáo có nhiều thay đổi phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
Dựa trên đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt
đầu từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986), dựa trên định hướng con đường đi
của Giáo hội, đặc biệt là sau Thư chung 1980, đồng bào theo Công giáo tại
Lai Tê dần dần hòa nhập vào xã hội, xác tín mối quan hệ khăng khít giữa tôn
giáo và dân tộc, hòa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Đồng bào tin
tưởng rằng: “Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để
sống làm con của Người” (Thư chung mục vụ 1980).
Ở giai đoạn này, nhiều người nhạt đạo, khô đạo ở Lai Tê do được động
viên, khích lệ đã có sự trở lại với niềm tin Công giáo. Các hoạt động, sinh
hoạt văn hóa trong làng cũng chính là những sinh hoạt tôn giáo như: đi kiệu,
vãn hoa, ngắm đàng thánh giá… đã được khôi phục và phát triển. Đặc biệt,
sau Công đồng Vatican II, giáo dân được phép thờ cúng tổ tiên, vì vậy tại Lai
Tê, những tập tục như thờ kính tổ tiên, sinh hoạt trong dòng họ, lập gia phả…
đã được giáo dân quan tâm. Xu hướng trở lại với những sinh hoạt văn hóa dân
gian đang trở thành xu hướng chung trong nếp nghĩ và là lối sống của giáo

dân Lai Tê.
1.2. Đời sống tôn giáo của giáo dân họ đạo Lai Tê
1.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống
Nằm ở trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ
đầu công nguyên, cũng như bao làng xã cổ xưa của huyện Lương Tài trước
đây, Phật giáo và Nho giáo có mặt ở Lai Tê khá sớm và phát huy ảnh hưởng
khá sâu rộng.
+ Phật giáo

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
13
Vết tích của Phật giáo còn lưu truyền ở Lai Tê qua bao thăng trầm lịch
sử đến nay vẫn còn được nhắc đến với nhiều địa danh. Dấu tích chứng minh
sự có mặt của đạo Phật ở Lai Tê là “giếng chùa”, nằm gần cánh đồng phía sau
làng. Không hiểu ở đây ngày xưa có chùa hay là nhà chùa đã đào giếng cho
dân làng sử dụng chung. Hiện nay giếng đã được tu sửa lại nhưng không phục
vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Trung
Chính cũng ghi rằng: “Trước khi đạo Công giáo vào Trung Chính, các thôn
trong xã đều theo đạo Phật cả xã có 7 ngôi đình của 7 thôn, riêng Nhuế Đông
có 1 ngôi đình chung của 5 thôn, gọi là đình Chạ” [12, 4].
Mấy trăm năm đã đi qua, làng Lai Tê bây giờ trở thành một làng toàn
tòng Công giáo nhưng những địa danh trên vẫn còn được nhắc đến. Điều đó
chứng tỏ khả năng tiếp biến và thích nghi của người dân Lai Tê với con
đường đi mới là từ bỏ Phật giáo để theo Công giáo.
+ Nho giáo
Bắc Ninh vốn có truyền thống hiếu học, mặc dù không có những dòng
họ khoa bảng như ở Lương Xá (Phú Lương), không có những họ lớn như họ

Nguyễn Đăng ở Hương Triện, họ Trần ở Nhân Thắng… nhưng vào thời Lê -
Nguyễn, nhiều người ở Lai Tê đã lều chõng đi thi và có người thi đỗ rồi ra
làm quan. Tiêu biểu là Hoàng Sỹ Khải đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
năm 20 tuổi, ông làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lễ. Bùi Lượng Thái đỗ
tiến sĩ khóa Quý Mùi (năm 1583) ông ra làm quan cho nhà Lê. Như vậy, trong
một khoảng thời gian dài, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở Lai Tê. Nhờ có Nho
giáo mà người dân Lai Tê có thể tiếp xúc nhiều với văn hóa dân gian và nâng
cao trình độ học vấn.
+ Thờ cúng tổ tiên
Bên cạnh sự có mặt của Phật giáo và Nho giáo, một loại hiện tượng
mang tính lịch sử - xã hội tồn tại ở Lai Tê, đó là vấn đề thờ cúng tổ tiên.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
14
Trước khi đạo Công giáo có mặt tại Lai Tê, người dân Lai Tê đã tiến hành
những nghi thức thờ cúng tổ tiên. Việc làm này chẳng những nhắc nhở những
người đang sống phải nhớ đến cội nguồn mà còn nhắc nhở con người phải
biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi
mất, bởi:
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Tuy nhiên, từ khi theo đạo Công giáo, người dân Lai Tê dường như đã
bỏ hoàn toàn những hình thức thờ cúng tổ tiên. Chỉ sau Công đồng Vatican II,
việc thờ cúng tổ tiên mới bắt đầu được đề cập và tiến hành lại, trên cơ sở biến
đổi cho phù hợp với đường hướng chung của giáo hội Công giáo Việt Nam.
Như vậy, trước khi Công giáo có mặt ở Lai Tê, người dân ở Lai Tê đã
theo những tôn giáo, tín ngưỡng khác. Việc từ bỏ tôn giáo, tín ngưỡng truyền

thống để theo một tôn giáo mới ở Lai Tê phải trải qua một thời gian dài lâu.
1.2.2. Các tổ chức, hội đoàn tôn giáo ở họ đạo Lai Tê
1.2.2.1. Ban hành giáo
Ban hành giáo là cụm từ chỉ một tổ chức Công giáo bao gồm những
người trợ thủ đắc lực cho linh mục trong việc phụng vụ, mục vụ, đôn đốc các
công việc có liên quan đến xứ, họ đạo như: duy trì, tổ chức các hội đoàn, xây
dựng, sửa chữa nhà thờ xứ, họ đạo, cày cấy ruộng nhà thờ…
Ban hành giáo họ Lai Tê do giáo dân Lai Tê bầu ra với nhiệm kỳ hoạt
động là 6 năm. Sau nhiệm kỳ hoạt động, những người trong Ban hành giáo
nếu được giáo dân tín nhiệm, họ có thể tiếp tục làm. Nếu không hoạt động
tiếp, họ được gọi là cựu.
Các thành phần trong Ban hành giáo họ đạo Lai Tê gồm: 1 trùm
trưởng, 1 trùm phó, 2 quản giáo nam, 2 quản giáo nữ, 1 tư bệnh.
1.2.2.2. Các tổ chức hội, đoàn

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
15
Các tổ chức hội đoàn Công giáo tại Lai Tê đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành và tồn tại của họ đạo Công giáo này. Trải qua thời gian, các tổ
chức hội đoàn không ngừng đổi mới trong công tác tổ chức cho phù hợp mục
đích và điều kiện thực tế. Do đó, số thành viên trong các tổ chức hội đoàn cũng
có sự thay đổi. Cụ thể, làng Công giáo Lai Tê gồm các hội đoàn sau:
+ Hội dòng ba Đa Minh: Hội dòng ba Đa Minh giúp ích nhiều cho Giáo
hội. Họ là những người ngoan đạo, làm nhiều việc từ thiện trong xứ. Họ siêng
năng đọc kinh chung và giờ kinh của hội thường được gọi là giờ nguyện, vào
các buổi sáng sớm, buổi trưa.
+ Hội Mân Côi: Phương châm hoạt động của hội là noi gương đức mẹ

Maria, liên kết với nhau làm các việc lành phúc đức, quy tụ nhau lại để đọc
kinh cầu nguyện. Thành viên của hội thường là những phụ nữ trung niên.
+ Hội Gia Trưởng Giuse: Nếu như hội Mân Côi thu hút chị em trung
tuổi, đã có gia đình thì hội Gia Trưởng Giuse lại tập hợp những người nam, đã
xây dựng gia đình, không phân biệt lứa tuổi. Mục đích của hội là liên kết
những người gia trưởng, nhằm thống nhất với nhau về đời sống của người chủ
gia đình theo đường hướng Giáo hội.
+ Hội trống, trắc: Hội này đã tồn tại lâu đời tại Lai Tê. Trước đây, hội
quy tụ những em trai nhỏ, thanh thiếu niên trong họ đạo. Nhưng hiện nay, do
công việc học hành của các em nhỏ nên họ đạo đã thành lập thêm một đoàn
trống, trắc gồm 30 người nam. Dụng cụ của hội này bao gồm một số trống
nhỏ, trống lớn, thanh la, não bạt, mõ và cờ hiệu với y phục riêng. Không chỉ
trong các buổi lễ mà trong các cuộc rước kiệu, trong các đám tang, hội trống,
trắc đều có tham gia với các điệu, các bài trống, trắc cho phù hợp.
+ Đoàn dâng hoa: Được thành lập với mục đích thực hiện nghi thức tôn
kính Đức Maria. Hằng năm, vào tháng 5, tháng, các cuộc múa hát, dâng hoa
diễn ra long trọng, trang nghiêm và vui tươi.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
16
+ Đoàn kèn: Đây là đoàn thể có ảnh hưởng mạnh mẽ, không chỉ phục
vụ trong phạm vi Giáo hội mà lan tỏa ra cả xã hội.
+ Ca đoàn: Quy tụ những người có khả năng ca hát tham gia tập luyện
các bài thánh ca nhằm phục vụ cho các nghi lễ Công giáo.
+ Đoàn nghĩa binh thánh thể: Đây là tổ chức quy tụ tất cả các em thiếu
nhi trong họ đạo, với mục đích sống và học tập theo gương thánh nữ Têrêsa.
+ Đoàn giáo lý viên: Được thành lập để tập hợp những người có nhiệt

tâm, có chuyên môn giáo lý, nhằm dạy dỗ và hướng dẫn đời sống Công giáo
cho các em thiếu nhi, nghĩa binh thánh thể trong họ đạo. Đoàn giáo lý viên họ
Lai Tê kết hợp cùng các đoàn giáo lý khác trong xứ tổ chức cho các em thiếu
nhi trong họ giao lưu với các em thiếu nhi họ đạo khác.
+ Ban đón tiếp giáo dân
+ Ban ẩm thực
+ Ban trông xe
1.2.3. Sinh hoạt tôn giáo ở họ đạo Lai Tê
Nói đến sinh hoạt tôn giáo là nói đến không gian sinh hoạt, thời gian
sinh hoạt và cách thức tiến hành các sinh hoạt tôn giáo.
1.2.3.1. Nhà thờ xứ Lai Tê
Nhà thờ xứ Lai Tê được coi là tâm điểm của họ đạo Lai Tê. Ngôi nhà
thờ có vai trò hết sức quan trọng, đó không chỉ là nơi giáo dân Lai Tê đến cầu
nguyện, xưng tội, làm lễ… mà còn có nhiều vai trò khác đối với làng Công
giáo Lai Tê. Nhà thờ Lai Tê do linh mục chính xứ, linh mục phó xứ cai quản,
chăn dắt đoàn chiên của Chúa.
Nhà thờ hiện nay của làng Công giáo Lai Tê được xây dựng từ năm
1930. Đến năm 1989, linh mục Trần Đăng Can về quản nhiệm xứ Lai Tê đã
cho trùng tu lại. Đây là ngôi Thánh đường cao to, tráng lệ và kỳ vĩ được xây

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
17
dựng theo kiến trúc phương Tây, được xếp vào hàng di sản đẹp bậc nhất của
giáo phận Bắc Ninh.
1.2.3.2. Một số hình thức sinh hoạt tôn giáo tiêu biểu của giáo dân họ đạo Lai Tê
Về cơ bản, họ đạo Lai Tê thực hiện sinh hoạt tôn giáo theo như chương
trình phụng vụ đại cương. Tuy nhiên về chi tiết cũng có những biến đổi cho

phù hợp với điều kiện riêng của giáo dân trong họ.
Sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo nói chung và của người Công
giáo Lai Tê nói riêng được chia theo 2 mùa là mùa Phục Sinh và mùa Vọng.
Mùa Phục sinh là mùa Chúa Giêsu chịu khổ nạn để rồi sống lại. Mùa Vọng là
mùa mong chờ Chúa đến. Mùa Phục sinh được mở đầu vào ngày lễ Tro và kết
thúc vào ngày lễ Phục Sinh, một trong những ngày lễ lớn của Giáo hội. Còn
mùa Vọng là mùa được kết thúc vào lễ Giáng Sinh (25/12). Đây cũng là thời
điểm kết thúc một năm phụng vụ cũ để bước sang một năm phụng vụ mới.
Với cách phân lịch như trên, giáo dân Công giáo Lai Tê tổ chức những
sinh hoạt tôn giáo cụ thể như sau:
Các ngày trong tuần: Các buổi sáng và buổi trưa là giờ nguyện của các
thành viên trong hội dòng Đa Minh. Buổi tối, giáo dân trong họ tập trung đọc
kinh tại nhà thờ với những kinh như: kinh làm dấu Thánh giá, kinh Chúa
Thánh Thần, kinh Tin, Cậy, Mến, kinh ăn năn tội, lần hạt 5 chục, kinh cám
ơn, kinh vực sâu, kinh dâng mình. Những buổi đọc kinh chung như vậy
thường được gọi là những buổi nhà thờ. Thời gian bắt đầu một buổi nhà thờ
thường là từ lúc 18giờ và kết thúc lúc 18giờ 30 phút hoặc 19 giờ.
Vào ngày Chúa Nhật (Chủ Nhật), giáo dân tham dự thánh lễ tại nhà thờ
xứ Lai Tê cùng với giáo dân toàn xứ. Những buổi lễ này thường do linh mục
chính xứ làm lễ. Trong thánh lễ, linh mục chính xứ đọc bài giảng giải về phúc
âm, ca đoàn hát các bài thánh ca, đoàn kèn thổi những bài kèn về đạo… Đây
không chỉ là thời gian để các tín đồ thực hiện các nghi thức tôn giáo mà còn

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn


SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH
18
giúp mọi người dân trong giáo xứ gặp gỡ, trao đổi… Và cũng như các buổi
nhà thờ, các buổi lễ vào ngày Chúa Nhật diễn ra không quá 1 giờ.

Ngoài ra, các ngày trong xứ họ có việc như có người qua đời, có đám
cưới… các thánh lễ sẽ được tổ chức theo thời gian và nghi thức mà Giáo hội
và linh mục chính xứ tổ chức.
Tuy nhiên tại Lai Tê, sinh hoạt tôn giáo thực sự thể hiện rõ là những
sinh hoạt văn hóa thông qua những cuộc rước kiệu, những ngày ngắm Đàng
Thánh Giá và những ngày lễ lớn như lễ Phục Sinh, lễ Giáng Sinh, lễ Chúa
Giêsu lên trời…
Vào những ngày lễ lớn, giáo dân Lai Tê đều nghỉ “việc xác” và tham
dự các nghi lễ Công giáo đầy đủ. Giáo dân ăn mặc đẹp, xếp hàng theo các
đoàn hội, tay cầm hoa hoặc nến tham gia các cuộc rước kiệu chung quanh khu
vực nhà thờ.
Những tháng tôn kính Đức Mẹ Maria như tháng 5, tháng 6 và tháng 10,
giáo dân tổ chức các buổi rước kiệu chung quanh nhà thờ, múa hát, dâng
hoa… Thông qua đó, người giáo dân Lai Tê đã khéo léo kết hợp những nét
văn hóa truyền thống của dân tộc như sử dụng các làn điệu dân ca của các
miền trong các bài hát dâng hoa, sử dụng các loại hình truyền thống như chèo,
tuồng trong khi ngắm Đàng Thánh Giá…
Như vậy, gần 200 năm đã đi qua kể từ khi làng Công giáo Lai Tê được
thành lập. Từ đó đến nay, Lai Tê đã trải qua bao bước đi thăng trầm. nhưng
dù lịch sử có thay đổi, con người có đổi thay, Lai Tê vẫn giữ cho mình những
nét riêng của một làng Công giáo với những sinh hoạt tôn giáo, văn hóa riêng
biệt. Các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc đã được biến đổi cho phù hợp
với các yếu tố tôn giáo, làm cho các tổ chức tôn giáo, các hoạt động, sinh hoạt
tôn giáo không những không tách biệt với những hoạt động văn hóa, mà còn
trở nên phong phú và đặc sắc hơn. Đây chẳng những là nỗ lực chung của cán

×