Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ lá atisô (cynara scolymus l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 59 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======


NGUYỄN THỊ CHI

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT
VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG RỐI LOẠN TRAO ĐỔI
LIPID CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LÁ ATISÔ
(Cynara scolymus L.) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG THỰC NGHIỆM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN



HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Trần Thị Phương Liên, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Hỗ trợ thiết bị thí
nghiệm và chuyển giao công nghệ - Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2, viện


Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt
quá thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những
người luôn động viên, quan tâm giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất đưa
tôi vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Chi






LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa
luận là do tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Chi













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BP
Béo phì
Cho
Cholesterol
ĐTĐ
Đái tháo đường
EtOAc
Ethylacetate
EtOH
Ethanol
Glu
Glucose
HDL-c
Lipoprotein tỷ trọng cao (High- density lypoprotein)
HLA
Kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen)
LDL-c
Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low- density lypoprotein)
LD
50
Medium letalisdosis (liều lượng gây chết trung bình)

Metf
Metformin
n-hex
n-hexan

Phân đoạn
STZ
Streptozotocin
TG
Triglycerid
TN
Thí nghiệm
TW
Trung ương
TC Cholesterol toàn phần





MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Những đóng góp của đề tài 3
PHẦN 2 : NỘI DUNG 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Giới thiệu tổng quan về đối tƣợng 4

1.1. Giới thiệu về cây Atisô 4
1.1.1. Nguồn gốc 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật 4
1.1.3. Phân bố và sinh thái 4
1.1.4. Một số công dụng của Atisô 5
1.1.5. Thành phần hóa học chính của cây Atisô 7
1.2. Giới thiệu một số hợp chất tự nhiên từ thực vật 7
1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học 7
1.2.2. Hợp chất phenolic trong thực vật. 8
1.2.3. Flavonoid thực vật 9
1.2.3.1. Cấu tạo hóa học 9
1.2.3.2. Tác dụng sinh học 10
1.2.4. Tannin 11
1.2.4.1. Cấu tạo hóa học 11
1.2.4.2. Tác dụng sinh học 12
1.2.5. Alkaloid thực vật 12
1.2.5.1. Cấu tạo hóa học 12
1.2.5.2. Tác dụng sinh học 12
1.3. Bệnh béo phì 13
1.3.1. Khái niệm 13
1.3.2. Phương pháp đánh giá 13
1.3.3. Phân loại 14
1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì 14
1.3.5. Nguyên nhân gây béo phì 14
1.3.6. Giải pháp phòng và điều trị bệnh béo phì 15
1.3.7. Thực trạng béo phì trên thế giới và trong nước 15
1.3.8. Một số chỉ số hoá sinh liên quan đến rối loạn trao đổi lipid máu và bệnh
xơ vữa động mạch 16
1.4. Giới thiệu về bệnh tiểu đường 18
1.4.1 Khái niệm 18

1.4.2. Phân loại 18
1.4.3. Rối loạn trao đổi lipid 19
2. Tổng quan tình hình mắc bệnh trong và ngoài nƣớc 19
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường 20
2.2. Tình hình mắc bệnh trên thế giới 21
2.3. Tình hình mắc bệnh trong nước 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1 Mẫu thực vật 22
2.1.2. Mẫu động vật 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Tạo mô hình chuột béo phì và đái tháo đường 23
2.2.2. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ lá cây Atisô. 23
2.2.3. Định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong lá cây Atisô, bằng
phương pháp hoá học nhờ các thuốc thử đặc hiệu 23
2.2.3.1. Định tính flavonoid 24
2.2.3.2. Định tính tannin 24
2.2.3.3. Định tính alkaloid 24
2.2.3.4. Định tính glycoside 25
2.2.3.5. Định tính các polyphenol khác 25
2.2.4. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin-Ciocalteau 25
2.2.5. Sắc ký lớp mỏng 26
2.2.6. Sử dụng phương pháp hóa sinh – y dược 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Kết quả tách chiết và một số đặc tính hóa sinh của phân đoạn dịch chiết lá
Atisô (Cynara scolymus L.) 27
3.1.1. Quy trình tách chiết 27
3.1.2. Kết quả định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong các phân đoạn
dịch chiết lá Atisô 28
3.1.3. Phân tích thành phần hóa học trong các phân đoạn bằng sắc ký lớp

mỏng 30
3.1.4. Hàm lượng polyphenol tổng số trong cao dịch chiết các phân đoạn 31
3.1.4.1. Xây dựng đường chuẩn acid gallic 31
3.1.4.2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin- Ciocalteau . 32
3.2. Kết quả xác định liều độc cấp 33
3.3. Tạo mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm và đáng giá tác động
chống rối loạn trao đổi lipid của các phân đoạn dịch chiết. 33
3.3.1. Tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm 33
3.3.2. Kết quả tạo mô hình chuột đái tháo đường type II 38
3.3.3. Tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết của lá cây Atisô lên chuột
đái tháo đường thực nghiệm. 39
3.3.3.1. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết ethanol, cao phân đoạn n-
hexan và cao phân đoạn ethylacetate từ lá cây Atisô đến nồng độ glucose
huyết lúc đói của chuột ĐTĐ. 39
3.3.3.2. Tác dụng đến chuyển hóa lipid của lá cây Atisô trên mô hình chuột
ĐTĐ type II. 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á 13
Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO. 20
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết rút các phân đoạn từ lá cây Atisô 28
Bảng 3.2. Kết quả định tính các phân đoạn dịch chiết lá Atisô. 29
Bảng 3.3. Kết quả đường chuẩn gallic 31
Bảng 3.4. Kết quả hàm lượng polyphenol tổng số trong các phân đoạn dịch
chiết 32
Bảng 3.5. Kết quả thử độc tính cấp theo đường uống 33
Bảng 3.6. Thành phần thức ăn giàu lipid 34
Bảng 3.7. Trọng lượng trung bình của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ

dinh dưỡng khác nhau. 35
Bảng 3.8. So sánh một số chỉ số hóa sinh máu giữa chuột nuôi thường và nuôi
béo phì thực nghiệm. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột sau 21 ngày
điều trị. 40
Bảng 3.10. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị
bằng cao phân đoạn ethanol, cao phân đoạn n-hexanvà cao phân đoạn
ethylacetate. 43



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Flavan (2-phenyl chroman) 10
Hình 2.1.Lá cây Atisô 22
Hình 2.2. Mẫu động vật dùng trong thí nghiệm 23
Hình 3.1. Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ lá Atisô. 27
Hình 3.2. Sắc kí đồ các phân đoạn dịch chiết lá cây Atisô 30
Hình 3.3. Kết quả đường chuẩn gallic 32
Hình 3.4. Hình ảnh chuột nuôi bằng 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau 34
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế độ
dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần. 35
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh giữa các lô chuột TN.Error! Bookmark not defined.
Hình 3.7. Biểu đồ một số chỉ số hóa sinh trong huyết thanh chuột bình
thường, chuột béo phì và chuột ĐTĐ 39
Hình 3.8. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột 41
Hình 3.9. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị
bằng cao phân đoạn ethanol, cao phân đoạn n – hexan vàcao phân đoạn
ethylacetate. 43
1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới với nguồn tài nguyên sinh vật
nói chung và thực vật nói riêng rất đa dạng, phong phú. Nước ta lại có nền y
dược học cổ truyền dân tộc từ lâu đời. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng
những cây cỏ có sẵn xung quanh như một nguồn dược liệu để chữa bệnh. Khi
xã hội phát triển, điều kiện sống của người dân được nâng cao, cũng kéo theo
một số loại bệnh có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con
người, trong số đó có bệnh béo phì (BP) và bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Trên thế giới với những thống kê mới nhất về bệnh tiểu đường type II,
hết sức đáng lo ngại. Ước tính trên thế giới đến năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu
người (gần 6% dân số toàn cầu) mắc bệnh tiểu đường type II. Theo trung tâm
nghiên cứu bệnh tiểu đường của WHO cho biết, “tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở
Châu Á hiện nay vượt xa Châu Âu, nơi vốn được xem là ổ bệnh. Trong khi có
khoảng 5% số người trưởng thành ở Châu Âu mắc bệnh thì ở Châu Á là 10 –
12% và những quốc gia ở đảo Thái Bình Dương là 30-40%”[1]. Còn các nước
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cũng không kém gì các nước kể trên.
Tính đến nay, Việt Nam có gần 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.
Với tỷ lệ tăng từ 8-20% mỗi năm, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ
bệnh đái tháo đường tăng nhanh nhất trên thế giới. Nếu như năm 2002, tỷ lệ
người mắc ĐTĐ chiếm 2,7% dân số thì hiện con số này đã lên trên 7,2%,
trong đó khu vực các đô thị, thành phố lớn tập trung nhiều người mắc bệnh
nhất. Đối tượng mắc ĐTĐ thường ở độ tuổi từ 30 - 65, nhưng hiện đã có
những bệnh nhân bị ĐTĐ mới chỉ 9 - 10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hóa về
bệnh này ở nước ta.
Hiện tại, để điều trị đái tháo đường có các thuốc kinh điển gồm
sulphonylurea, metformin, glitazone, insulin là những thuốc mang lại hiệu
quả rất tốt nếu biết dùng đúng cách, tuy nhiên các loại thuốc này cũng kèm
2


theo khá nhiều những phản ứng phụ không mong muốn, và khá tốn kém trong
điều trị nên chưa phù hợp với kinh tế của người dân Việt Nam.
Kinh nghiệm trị liệu đái tháo đường trong dân gian là rất phong phú
nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ở Việt Nam việc nghiên
cứu, khảo sát về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của các loài cây
thuốc có giá trị nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng một cách
hợp lý và có hiệu quả nhất.
Do tốc độ phát triển nhanh của bệnh nên nhu cầu về thuốc điều trị cũng
tăng nhanh. Ngày nay, hàng loạt các loại thuốc điều trị bệnh BP và ĐTĐ đã ra
đời và đang được sử dụng nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh và cải thiện
cuộc sống cho con người. Bên cạnh các thuốc tổng hợp, các thuốc có nguồn
gốc thảo dược cũng đang quan tâm và phát triển. Ủy ban chuyên gia của
WHO về BP và ĐTĐ đã khuyến nghị nên phát triển các thuốc điều trị bệnh
BP và ĐTĐ có nguồn gốc từ thảo dược, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
và nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền và ít tác dụng phụ.
Họ Cúc (Asteraceae) là họ khá phổ biến ở Việt Nam với số loài tương
đối đa dạng. Hiện nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các
loài trong họ này và cho kết quả khả quan về khả năng điều trị bệnh BP và
ĐTĐ. Tuy nhiên, một số loài thuộc chi Cynara là chi khá phố biến ở Việt
Nam lại chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về đặc tính sinh học mà chỉ
dừng lại ở mức độ ứng dụng chúng theo kinh nghiệm dân gian. Chính vì vậy,
tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống
rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ lá Atisô (Cynara scolymus L.) trên
mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm.”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm góp phần hiểu biết thêm về đặc tính sinh lý,
hóa sinh và khả năng chữa bệnh của dịch chiết từ lá cây Atisô, tạo cơ sở cho
3


những hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc
mới cũng như tìm hiểu tác dụng của các loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Định tính, định lượng và tách một số phân đoạn chứa hoạt chất thiên
nhiên từ lá cây Atisô.
- Nghiên cứu đặc tính hóa sinh của các phân đoạn dịch chiết từ lá cây
Atisô.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Mẫu thực vật : Lá cây Atisô
- Mẫu động vật : Chuột nhắt trắng chủng Swiss 4 tuần tuổi (14-16g)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi
lipid của dịch chiết từ lá Atisô (Cynara scolymus L.) trên mô hình chuột đái
tháo đường thực nghiệm.
5. Những đóng góp của đề tài
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học, hàm lượng các
nhóm hợp chất hữu cơ, khả năng chống béo phì, chống đái tháo đường của
phân đoạn dịch chiết từ lá cây Atisô (Cynara scolymus L.)




4

PHẦN 2 : NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giới thiệu tổng quan về đối tƣợng
1.1. Giới thiệu về cây Atisô
1.1.1. Nguồn gốc

Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus L.) là loại cây gai lâu năm có
nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (được trồng quanh Địa Trung Hải) đã được
người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao
lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50-80 cm.
Những cây Atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15.
Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau
đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong
thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và
bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, Atisô được trồng chủ yếu
ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào
Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà
Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt từ tiếng Pháp artichaut.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây Atisô có tên khoa học là Cynara scolymus L. thuộc chi Cynara,
Họ Cúc Asteraceae.
Atisô là cây thân thảo, cao 1-2 m, lá dài từ 50-80 cm. Thân ngắn, thẳng
và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá xẻ thùy
sâu và có răng cưa, mặt trên xanh lục, mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và
ngắn. Cụm hoa ở trên các nhánh, gồm nhiều hoa hình ống có màu lam tím.
Quả nhẵn và dính với nhau thành vòng, dễ tách khi quả chín.
1.1.3. Phân bố và sinh thái
Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực
vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn
5

đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay
Atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải
Dương cây vẫn phát triển tốt.
Cây Atisô ưa khí hậu lạnh mát quanh năm, nhiệt độ thích hợp từ 15°C-
18°C. Ở Việt Nam thường trồng ở độ cao 1000m-1500m so với mực nước

biển.
Có thể trồng Atisô 1 lần và thu hoạch trong 2-3 năm tuy nhiên không
hiệu quả kinh tế bằng trồng trong 1 năm.
1.1.4. Một số công dụng của Atisô
Cây Atisô không chỉ có tác dụng tốt cho sức khoẻ khi sử dụng, mà còn
thải được độc, hạn chế sự hình thành các điều kiện bệnh lý liên quan đến
stress và hạn chế ảnh hưởng của stress, và đặc biệt là còn có khả năng phòng
và chống các loại bệnh ung thư. Hoạt chất chính của Atisô là cynarine có vị
đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa Atisô
được dùng dưới các dạng: Trà Atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá - là
loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện. Cao Atisô nấu từ lá
Atisô (vì các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao
Atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao
mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan
(thiểu năng gan, xơ gan ).
-Giàu vitamin và chất khoáng
Một lượng Atisô trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể
trong 1 ngày, cung cấp khoảng 60 calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất
tốt cho tim mạch. Khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của Atisô giúp cơ thể
chống lại các bệnh tật.
- Tốt cho hệ tiêu hoá
Gan yếu, hoạt động kém sẽ không kịp tiêu hoá lượng thức ăn cơ thể đưa
vào gây đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn và khó tiêu, Atisô kích
6

thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt. Nhiều nghiên cứu khoa học
đã phát hiện ra những tiến triển rõ rệt khi điều trị chứng khó tiêu bằng chiết
xuất Atisô.
- Giảm cholesterol và bệnh tim
Chất chiết lá Atisô làm giảm cholesterol. Atisô hạn chế cholesterol từ

các chất béo cơ thể hấp thu, gan không tiết đủ mật gây tăng cholesterol cho cơ
thể nên những người mắc các bệnh về gan thường có chỉ số cholesterol cao.
Atisô kích thích gan tiết mật nên giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu ở Đức đã
chỉ ra rằng dùng chiết xuất Atisô trong thời gian 6 tuần giảm lượng
cholesterol xấu LDL xuống còn hơn 22 %. Atisô ngừa việc hình thành những
cholesterol mới ở vùng gan.
-Giảm lƣợng đƣờng máu
Gan tiết ra mật để tiêu hoá thực phẩm và chất béo cơ thể đưa vào đồng
thời giữ lượng đường dư dưới dạng glycogen rồi biến đổi lại thành glucose
cung cấp cho máu. Đây là 1 hệ thống hoạt động hoàn hảo trong cơ thể. Tuy
nhiên ở một số người, gan làm việc liên tục tạo ra quá nhiều glucose mà máu
không cần tới, lượng glucose thừa này gây ra bệnh tiểu đường và các vấn đề
sức khoẻ khác. Qua nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã thấy
rằng trong Atisô có chứa chất có khả nặng ngăn chặn quá trình tạo ra quá
nhiều glucose trong gan.
- Phòng chống bệnh ung thƣ
Cây Atisô chứa hợp chất pholyphenol chống oxy hóa và cinarine “giảm
bớt hiện tượng sinh ung thư” (cùng với chống lão hóa và chống oxy hóa) có
tác dụng trong phòng ngừa bệnh ung thư.
- Làm đẹp da
Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố
trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan.
7

Làn da cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay
không.
1.1.5. Thành phần hóa học chính của cây Atiso
Trong Atisô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 -
4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao),
Ca, Mg, Natri.

1.2. Giới thiệu một số hợp chất tự nhiên từ thực vật
Ở thực vật, ngoài protein, saccaride, lipid, vitamin, còn có những chất
khác có vai trò quan trọng trong trao đổi chất của cây được gọi là các chất
thực vật thứ sinh (Plant secondary subszances). Căn cứ vào tính chất hóa học,
các hợp chất thực vật thứ sinh được chia thành một số nhóm chính như: nhóm
Flavonoid, phenolic, nhóm alkaloid và nhóm tannin.
1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học
Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành các hợp chất
sơ cấp và thứ cấp (còn gọi là hợp chất thứ sinh).
Hợp chất sơ cấp được tạo thành là sản phẩm của quá trình đồng hóa và dị
hóa, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Nó bao gồm những chất thiếu
yếu cho sự sống như các axit amin, các axitnucleic, cacbohidrat, lipid chúng
là trung tâm của quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Các hợp chất thứ cấp (hợp chất thứ sinh) được tạo thành từ các hợp chất
sơ cấp và các chất trao đổi trung gian của chu trình đường phân, chu trình
pentose-phosphate, chu trình axit citric, v.v khác với các chất trao đổi bậc
nhất, hợp chất thực vật thứ sinh không phải là yếu tố đặc biệt cần thiết cho
quá trình sinh trưởng, phát triển, quang hợp và sinh sản. Chúng được tạo ra
trong các tế bào chuyên biệt với vai trò điều hòa mối quan hệ qua lại giữa các
tế bào trong cơ thể. Đồng thời chúng làm các hợp chất phòng thủ giúp thực
vật chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm thực vật từ môi trường xung
quanh.
8

Người ta tiến hành phân loại các hợp chất thứ sinh dựa trên nhiều tiêu
chuẩn khác nhau. Dựa vào bản chất hóa học chia hợp chất thứ sinh thành các
hợp chất phenolic, flavonoid, alkaloid, coumanrin, glycoside Dựa vào lịch
sử phát hiện và sử dụng, các hợp chất thứ sinh được chia làm 4 nhóm chính:
+ Terpen (gồm isoprennoid, terpenoid, carotenoid ).
+ Glycosid (gồm glycoside trợ tim ).

+ Các phenylpropanoid (gồm flavonoid, tannin, lignin ).
+ Các hợp chất chứa nito (gồm alkaloid, hợp chất dị vòng thơm ).
Hiện nay nhiều hợp chất thứ sinh đã được tách chiết và sử dụng để
phòng tránh và sử dụng một số bệnh thông thường và cả bệnh hiểm nghèo ở
người. Phổ biến nhất là các hợp chất phenolic, flavonoid và alkaloid. Chúng
được bào chế thành các dạng dược liệu hay bổ sung vào thực phẩm nhằm
nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh tật.
1.2.2. Hợp chất phenolic trong thực vật.
Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực
vật. Trong phân tử có vòng thơm (benzen) mang một, hai hay ba nhóm
hidroxyl (-OH) gắn trực tiếp với vòng benzen. Dựa vào thành phần và cấu
trúc chia các phenolic thành ba nhóm chính là: hợp chất phenolic đơn giản,
hợp chất phenolic phức tạp và hợp chất phenolic đa vòng (polyphenol).
Vai trò của các hợp chất phenolic trong thực vật: hợp chất phenolic
có hầu hết trong tất cả bộ phận của cây, đặc biệt là các tế bào thực vật tham
gia vào quá trình quang hợp. Chúng là những sản phẩm thứ cấp của quá trình
đường phân và chu trình pentose qua cynamic acid hay theo con đường
acetate malonate qua Acetyl-CoA. Đối với thực vật, nhóm hợp chất này có
một số vai trò nhất định trong đời sống của chúng.
Các phenolic tham gia vào quá trình hô hấp của thực vật với vai trò như
là một chất vận chuyển hydro.
9

Các polyphenol có thể hình thành liên kết hydro với protein và enzym,
dẫn đến thay đổi hoạt động của các enzym bị tác động tương tự như hiệu ứng
điều hòa dị lập thể.
Tác dụng mạnh lên quá trình sinh trưởng của thực vật, là chất hoạt hóa
IAA-oxydase và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp của enzym này.
Phenolic như là chất điều hòa các chất điều khiển sinh trưởng ở thực vật.
Hợp chất phenolic có tính kháng khuẩn: những hợp chất phenol bảo vệ

thường không được tổng hợp ở những cây khỏe mà được hình thành như là
một trong những phản ứng tự vệ đối với các vết thương do vi khuẩn gây bệnh
gây nên tương tự như loại phản ứng kháng nguyên – kháng thể ở người và
động vật. Các hợp chất phenol có tác dụng quan trọng trong quá trình liền sẹo
ở các vết thương cơ học của thực vật, có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái
sinh, chống bức xạ, gốc tự do, tác nhân gây đột biến và các chất gây oxy hóa.
Các phenolic chỉ là những chất chuyển hóa thứ sinh trong thực vật nên
hàm lượng của chúng chỉ mang tính chất tương đối.
1.2.3. Flavonoid thực vật
1.2.3.1. Cấu tạo hóa học
Các flavonoid là dẫn xuất của 2-phenyl chroman (flavan). Đó là những
hợp chất có cấu tạo gồm 2 vòng benzen A và B với một dị vòng pyran C tạo
thành khung carbon C6-C3-C6, trong đó vòng A kết hợp với C tạo thành
khung choroman.

10

9
10
8
5
7
6
2
3
O
1
4
1'
5'6'

4'
3'
2'
A
C
B

Hình 1.1. Flavan (2-phenyl chroman)
Tùy theo mức độ oxy hóa của vòng pyran, sự có mặt hay không có mặt
của nối đôi giữa C2 với C3 và nhóm carbonyl ở C4 mà có thể chia flavonoid
thành nhiều nhóm phụ nhỏ: flavon, favonol, flavanon, chalcon, auron,
antoxynidin, leucoantoxyanidin, catechin. Trong đó nhóm có độ oxy hóa cao
nhất là flavonol, còn nhóm có độ oxy hóa thấp nhất là catechin.
1.2.3.2. Tác dụng sinh học
- Tác dụng làm bền thành mạch.
- Tác dụng chống oxy hóa (antioxidant): flavonoid có khả năng kìm hãm
các quá trình oxy hóa dây chuyền sinh ra bởi những gốc tự do hoạt động.
- Flavonoid có khả năng điều hòa hoạt độ enzyme do có khả năng liên
kết với nhóm amin trong phân tử protein, làm thay đổi cấu hình không gian
của emzim do đó tạo hiệu ứng điều hòa dị lập thể.
- Flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng virus, làm tăng khả năng đề
kháng của cơ thể do kich thích lympho bào, tăng sản xuất interferol, ức chế
hiện tượng thoát bọng (digramilation).
- Flavonoid có tác dụng chống ung thư: một số flavonoid có khả năng
kìm hãm các enzyme oxy hóa khử, kìm hãm quá trình đường phân và quá
trình hô hấp, kìm hãm phân bào, phá vỡ cân bằng trong cả quá trình trao đổi
chất của tế bào ung thư.
- Flavonoid có hoạt tính chống đái tháo đường và rối loạn trao đổi chất.
11


1.2.4. Tannin
1.2.4.1. Cấu tạo hóa học
Tannin là hợp chất phenol có trọng lượng phân tử cao, có chứa các nhóm
chức hydroxyl và các nhóm chức khác (như cacboxyl), có khả năng tạo phức
với protein và các phân tử lớn khác trong điều kiện môi trường đặc biệt.
OOH
O H
O H
O H
O H
O
OH
O H
O H
O H
O H

Procyanidin Quebracho
Tannin (chất chát) được cấu tạo dựa trên gallic acid và tanic acid. Tannin
được chia thành 2 nhóm chính là tannin thủy phân và tannin ngưng tụ.
-Tannin thủy phân: gồm các tannin mà thành phần chính để trùng hợp
thành polyme thường là este của gallic acid với gốc đường, các este không
mang đường của phenolcacbonic và este của ellagovic acid với đường.
-Tannin ngưng tụ: đó là những oligome hay polyme của các đơn vị
flavonoid (flavan 3-ol) nối với các “dây nối” C-C không bị cắt khi thủy phân
như catechin hay những chất tương tự. Mỗi tanin ngưng tụ có thể có từ 2 đến
50 hoặc nhiều hơn các đơn vị flavonoid.
Tannin thường là hợp chất vô định hình hoặc tinh thể, không màu, có
tính quang học, vị chát. Tannin tan trong nước tạo dung dịch keo và độ hoà
tan thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ polymer hoá. Chúng tan tốt trong ethanol,

acetone.
12

1.2.4.2. Tác dụng sinh học
- Là chất bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh và
côn trùng ăn lá.
Trong y học:
- Tannin có tác dụng chống ung thư do có khả năng kết hợp với các chất
gây ung thư.
- Tannin ở nồng độ cao ức chế hoạt động của các enzyme nhưng ở nồng
độ thấp chúng thường kích hoạt enzyme.
- Tannin có tác dụng ức chế và diệt khuẩn, tác dụng cầm máu do làm se
hệ mao mạch hay tác dụng làm giảm đau tại chỗ do làm giảm tác dụng ở đầu
dây thần kinh trung ương. Tannin còn chữa ngộ độc kim loại nặng, viêm
miệng, điều trị cao huyết áp.
1.2.5. Alkaloid thực vật
1.2.5.1. Cấu tạo hóa học
Alkaloid là một nhóm các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp chứa
nitơ, đa số có nhân dị vòng, có đặc tính kiềm, thường gặp ở thực vật, đôi khi ở
cả động vật, có hoạt tính sinh học mạnh và cho phản ứng hóa học với thuốc
thử chung của alkaloid.
1.2.5.2. Tác dụng sinh học
Do được hình thành từ các sản phẩm của các quá trình trao đổi chất như
trao đổi protein nên thực vật, alkaloid được coi như chất dự trữ cho tổng hợp
protein, các chất bảo vệ cây, tham gia vào sự chuyển hóa hydro ở các mức độ
khác nhau Alkaloid được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược. Hiện nay
có rất nhiều thuốc được sử dụng trong y học có nguồn gốc là các alkaloid tự
nhiên hoặc nhân tạo như morphin, cocain
13


1.3. Bệnh béo phì
1.3.1. Khái niệm
Bệnh béo phì (obesity) được Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa là
tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay
toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.3.2. Phương pháp đánh giá
Có nhiều phương pháp đánh giá như đo chỉ số trọng lượng cơ thể BMI,
tỷ lệ eo/hông (WHR), đo vòng eo Trong đó phương pháp sử dụng chiều cao
và cân nặng được sử dụng rộng rãi nhất. WHO thường sử dụng chỉ số khối
của cơ thể BMI (Body Mass Index) để nhận định tình trạng béo gầy. Để xác
định chỉ số khối của cơ thể, ta sử dụng công thức sau:


W : Cân nặng cơ thể (kg)
H : Chiều cao (m)
Đối với người châu Âu, người ta coi chỉ số bình thường nên có trong
giới hạn 20 – 25, trên 25 là thừa cân, trên 30 là béo phì. Đối với người châu
Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5 – 23. Mỗi vùng khác nhau thì BMI
cũng có sự khác biệt.
Bảng 1.1. Phân loại BMI của ngƣời trƣởng thành châu Âu và châu Á
Mức độ thể trọng
Người trưởng thành
châu Âu
Người trưởng thành
châu Á
Nhẹ cân
< 18.5
< 18.5
Bình thường
18.5 – 24.9

18.5 - 22.9
Quá cân
≥ 25 – 29.9
≥ 23
Béo phì độ 1
30 - 34.9
>23 - 24.9
14

Béo phì độ 2
35 - 39.9
25 - 29.9
Béo phì độ 3
≥ 40
≥ 30
1.3.3. Phân loại
Dựa vào nguyên nhân gây béo phì, chia béo phì thành 2 dạng chính:
- Béo phì đơn thuần: nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do năng lượng
được hấp thụ vào cơ thể nhiều vượt quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng tích
lũy mỡ.
- Béo phì bệnh lý: nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do bệnh lý như
một số bệnh nội tiết: hội chứng Cushing khiến lượng hormone cortisosteroid
trong cơ thể quá cao, bệnh suy tuyến giáp trạng
1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì
Bệnh béo phì gây ra rất nhiều tác hại cho cuộc sống của con người như
mất thoải mái trong cuộc sống do có cảm giác mệt mỏi toàn thân, giảm hiệu
suất lao động do khối lượng cơ thể nặng nề, kém lanh lợi Béo phì có nguy
cơ dẫn đến các bệnh như rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường
không phụ thuộc isulin, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm
chức năng hô hấp, tăng viêm xương khớp, sỏi mật

Ở trẻ em béo phì, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng tăng cao như
bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não
Ngoài ra, thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của con người.
1.3.5. Nguyên nhân gây béo phì
Béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia thành 3 nguyên
nhân chính sau:
- Do tác động của điều kiện sống: Đó là sự mất cân bằng trong việc ăn
uống cũng như hoạt động thể chất. Lượng năng lượng cung cấp vượt quá so
với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Cân nặng của cơ thể tăng lên có thể do
chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu năng lượng hoặc do cách sống nhàn hạ ít
tiêu hao năng lượng. Điều này là do khẩu phần ăn quá dư thừa và chế độ ăn
15

quá giàu chất béo hơn nữa hoạt động thể lực kém, lười vận động sẽ làm giảm
việc tiêu thụ năng lượng của cơ thể do đó dẫn đến việc tích tụ mỡ trong cơ
thể. Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng béo phì là do ăn nhiều
đường, ăn nhiều món xào rán, ít ăn các chất xơ và rau quả.
- Yếu tố di truyền: yếu tố di truyền có thể có một vai trò nhất định,
những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo. Tuy nhiên nhìn trên đa số cộng đồng
yếu tố này không lớn mà chủ yếu là do cách sống cũng như cách ăn uống của
cha mẹ.
- Yếu tố kinh tế xã hội: ở những nước đang phát triển, tỷ lệ người béo
phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (do nhiều nguyên nhân như thiếu ăn, lao
động chân tay nặng nhọc, phương tiện đi lại khó khăn ) và béo phì được coi
là bệnh của những người giàu có. Nhưng ở các nước phát triển, khi mà tình
trạng thiếu ăn không còn thì béo phì lại xuất hiện ở những tầng lớp nghèo, ít
học hơn so với tầng lớp giàu có.
1.3.6. Giải pháp phòng và điều trị bệnh béo phì
Nguyên tắc cần thiết để phòng chống béo phì: thực hiện chế độ ăn uống
hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định ở người

trưởng thành. Các biện pháp cụ thể để phòng chống béo phì là:
+ Chế độ ăn năng lượng thấp, cân đối, ít mỡ, đủ đạm, vitamin và nhiều
rau quả.
+ Luyện tập trong môi trường thoáng.
+ Xây dựng nếp sống năng động tăng cường hoạt động thể lực.
Nguyên tắc điều trị béo phì: kết hợp chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và
cách dùng thuốc.
1.3.7. Thực trạng béo phì trên thế giới và trong nước
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay số người béo phì đã lên tới
1,7 tỉ người [3], không chỉ gặp nhiều ở các quốc gia phát triển mà còn gặp cả
ở các quốc gia đang phát triển. Mỹ là nước có số dân mắc bệnh cao nhất thế

×