Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.76 KB, 63 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN





ĐỖ THỊ NGỌC




HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG





HÀ NỘI – 2014

Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Thành Đức Bảo Thắng
và các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2, các bạn trong nhóm khóa luận đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Đỗ Thị Ngọc














Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Khóa luận với đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong Lạnh lùng của
Nhất Linh chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào. Nếu sai,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Đỗ Thị Ngọc














Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
7. Đóng góp của khóa luận 10
8. Bố cục của khóa luận 10
NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 11
1.1. Nhất Linh và quan điểm văn học 11
1.1.1.Thân thế 11
1.1.2. Cuộc đời, sự nghiệp 11
1.1.3. Quan điểm văn học 13
1.2. Hình tƣợng nghệ thuật và hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn
học Việt Nam 16
1.2.1. Khái niệm “hình tượng nghệ thuật” 16
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam 17
CHƢƠNG 2. NGƢỜI PHỤ NỮ - SỐ PHẬN VÀ KHÁT VỌNG SỐNG
CHÍNH ĐÁNG 23
2.1. Ngƣời phụ nữ - nạn nhân của xã hội phong kiến 23
2.2. Ngƣời phụ nữ - khát vọng sống chính đáng 27
2.2.1. Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân 27
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
2.2.2. Khát vọng đấu tranh bảo vệ tình yêu, quyền sống, quyền
hạnh phúc 34
2.3. Cái nhìn nhân văn của Nhất Linh 37
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 40

3.1. Miêu tả ngƣời phụ nữ qua ngoại hiện 40
3.1.1. Miêu tả người phụ nữ qua ngoại hình và hành động 40
3.1.2. Miêu tả người phụ nữ qua thiên nhiên, ngoại cảnh 47
3.2. Miêu tả ngƣời phụ nữ qua ngôn ngữ nghệ thuật 51
3.2.1. Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ đối thoại 51
3.2.2. Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Con ngƣời từ lâu đã trở thành thƣớc đo giá trị của văn học, là cơ sở
để đánh giá vị trí các hiện tƣợng văn học trong tiến trình văn học nƣớc nhà.
Tìm hiểu một tác phẩm văn học thì điều trƣớc tiên là phải chú ý đến hệ thống
nhân vật trong tác phẩm đó. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định rằng:
“Không thể lý giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con ngƣời đƣợc thể hiện
trong đó. ( ). Vấn đề quan niệm về nghệ thuật của con ngƣời thực chất là vấn
đề năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con ngƣời
bằng các phƣơng tiện nghệ thuật” [31, tr 20]. Nói đến văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc đến Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra
đời những tiểu thuyết thật sự mới mẻ về nội dung lẫn tƣ tƣởng, phong cách.
Tự lực văn đoàn góp phần lớn giúp văn xuôi Việt Nam giai đoạn hiện đại phát
triển lên một tầm mới với những cây bút nổi tiếng nhƣ: Nhất Linh, Khái
Hƣng, Hoàng Đạo, Thạch Lam đặc biệt là Nhất Linh – ngƣời có công đầu
tiên trong việc sáng lập Tự lực văn đoàn và để lại nhiều tác phẩm có giá trị
cho nền văn học Việt Nam: Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió (viết chung

với Khái Hƣng), Lạnh lùng
1.2. Các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh nói
riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa. Đóng góp của
Tự lực văn đoàn và đặc biệt là của Nhất Linh không chỉ đổi mới tƣ duy tiểu
thuyết mà còn góp phần đổi mới cả một thời kỳ văn học. Các nhà văn Tự lực
văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng cá nhân khỏi vòng kiềm
tỏa của lễ giáo phong kiến. Với tôn chỉ đề cao cái mới, trẻ, yêu đời, tin ở sự
tiến bộ, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi ngƣời thấy đạo Khổng không hợp
thời nữa họ cổ vũ cái mới, đấu tranh cho tự do cá nhân, hạnh phúc của con
ngƣời, phê phán cái cũ, cái xấu xa, lỗi thời, lạc hậu, những gì cản trở cái mới
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
2
phát triển. Muốn thực hiện đƣợc điều đó và tấn công trực diện vào thành lũy
phong kiến, trong tác phẩm của mình, họ đã xây dựng nên một hệ thống hình
tƣợng nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng mới. Trong xã hội cũ, ngƣời phụ nữ là
những ngƣời chịu những ràng buộc, quy định khắt khe mà xã hội thiết lập nên
để bắt họ phục tùng vô điều kiện (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử). Họ không chỉ là phƣơng tiện giúp nhà văn phản ánh những bất cập
trong xã hội thực dân nửa phong kiến đƣơng thời mà còn là thành viên tích
cực trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và xã hội để đòi
quyền sống, quyền tự do yêu đƣơng và lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.
Nhân vật trong những tác phẩm của Nhất Linh thƣờng mang tâm trạng yêu
đời, mới mẻ, trẻ trung và tiến bộ, luôn luôn tìm cách thoát khỏi những ràng
buộc của lễ giáo phong kiến… nhà văn dành nhiều ƣu ái cho nhân vật của
mình. Dƣới ngòi bút tinh tế, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, hình tƣợng ngƣời
phụ nữ hiện lên qua các trang văn của Nhất Linh mang vẻ đẹp riêng với
những phẩm chất sáng ngời.
1.3. Xuất phát từ thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề hình tƣợng
ngƣời phụ nữ đƣợc đề cập đến trong mọi thời đại, mặt khác vấn đề này cũng

thu hút đƣợc sự quan tâm của các giới nghiên cứu cũng nhƣ việc giảng dạy
trong các trƣờng phổ thông, cao đẳng và đại học Thông qua đó, chúng ta có
thể hiểu hơn về những tâm tƣ, nỗi niềm sâu kín bên trong thân phận của họ.
1.4. Từ những lí do đó, chúng tôi hƣớng tới tìm hiểu đề tài: Hình tượng
người phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh qua đó có thể nhận ra đƣợc sự
đổi mới cả về tƣ tƣởng và nghệ thuật trong việc khắc họa hình tƣợng ngƣời
phụ nữ. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, nhƣng mỗi ngƣời có
cách khai thác và tiếp cận khác nhau sẽ cho thấy đƣợc nhiều điều mới và vấn
đề nghiên cứu sẽ đƣợc phong phú hơn lên.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
3
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi ra đời đến nay tiểu thuyết của Nhất Linh đã trở thành tiêu điểm
chú ý của giới nghiên cứu văn học. Có rất nhiều công trình xuất sắc nghiên
cứu từ trƣớc năm 1945 ở cả hai miền Nam Bắc, nhƣng ý kiến đánh giá lại
không hoàn toàn nhất quán, thậm chí trái ngƣợc nhau. Ý kiến khen cũng
nhiều nhƣng chê cũng không ít.
2.1. Trước năm 1945
2.1.1. Ngay từ 1939, trong cuốn Dưới mắt tôi, nhà phê bình Trƣơng
Chính với thái độ tôn trọng, ghi nhận sự tiến bộ, ông dành nhiều trang để
đánh giá các tác phẩm đang “làm mƣa làm gió” của Nhất Linh và Khái Hƣng
trên văn đàn. Khi bàn về tác phẩm Lạnh lùng, ông cho rằng đó là “mũi tên
độc thứ hai” mà Nhất Linh bắn vào Khổng giáo vì: “Trong Lạnh lùng, nạn
nhân của chế độ cũ cũng đáng thƣơng nhƣ Loan. Nhung một ngƣời đàn bà trẻ
tuổi, góa bụa, nhƣng không đi lấy chồng, hay không thể, không dám đi lấy
chồng vì Luân lí, vì Đạo đức, vì Danh dự.
Tác giả sẽ cho ta hiểu rằng Luân lý ấy là luân lí áp bức, Đạo đức ấy là
đạo đức giả dối, Danh dự ấy là danh dự hão huyền ” [1, tr 630]
Giá trị tố cáo, kết án xã hội đƣợc ông khẳng định khi kết luận về nội

dung của tiểu thuyết Lạnh lùng: “Đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ
những chế độ cũ nặng nề, eo hẹp, trong đó Nhung mà có lẽ cả ta nữa đƣơng
rẫy rụa, đƣơng ngắc ngoải Đến trang cuối cùng, ta có một cảm giác rùng
rợn, khủng khiếp. Cảm giác ấy là cảm giác của Nhung khi nàng nghĩ đến
tƣơng lai của nàng, một tƣơng lai hắc ám, ghê sợ”. [1, tr 633]
Những ý kiến, nhận định của nhà phê bình Trƣơng Chính trong Dưới
mắt tôi, đặc biệt chú ý tới giá trị hiện thực trong sáng tác của các cây bút lãng
mạn tiêu biểu - Nhất Linh và Khái Hƣng: phê phán, tố cáo mạnh mẽ chế độ
đại gia đình mục ruỗng, thối nát đang tồn tại trong xã hội. Trƣơng Chính đã
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
4
ghi nhận công lao của Nhất Linh khi phơi bày sự áp bức, giả dối, hão huyền
đang núp sau những luân lí, danh dự, đạo đức của lễ giáo phong kiến lạc hậu,
lỗi thời.
2.1.2. Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan dựa vào
tiêu chí riêng của mình đã xếp Nhất Linh vào mục Tiểu thuyết luận đề, Khái
Hƣng vào mục Tiểu thuyết phong tục và Thạch Lam trong hệ thống các cây
bút Tiểu thuyết xã hội. Theo Vũ Ngọc Phan: “ngƣời ta thấy ông (Khái Hƣng)
mới đầu chú trọng vào lí tƣởng, rồi dần dần ông lƣu tâm đến thực tế và viết
rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt
yếu ” [29, tập 2, tr 244]. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã chú ý đến một
mảng hiện thực xã hội đang tồn tại – những phong tục lỗi thời đã tạo nên giá
trị trong nội dung các tiểu thuyết phong tục của Khái Hƣng. Về tác giả Nhất
Linh, Vũ Ngọc Phan xếp vào mục Tiểu thuyết luận đề và cũng đều chú ý tới
yếu tố phong tục trên nội dung phản ánh tinh thần rõ rệt: “Ông là một tiểu
thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, mà
bất kì ở giai cấp nào chứ không phải ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là
một nhà văn viết về những phong tục xấu của ngƣời Việt Nam và có cái tƣ
tƣởng khuyến khích ngƣời ta sửa đổi.” [29, tập 2, tr 300].

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về các cây bút tiêu biểu
của Tự lực văn đoàn cũng đã gặp gỡ với nhà phê bình Trƣơng Chính khi chú
ý đến một mảng hiện thực trong tiểu thuyết của họ. Đó là hiện thực cuộc sống
nghèo nàn, tù túng với những số phận bất hạnh hay những hủ tục đang tồn tại
trong xã hội nhƣ một căn bệnh cần phải xóa bỏ. Trong cái nhìn của hai nhà
phê bình có tiếng đƣơng thời, hiện thực xã hội cũng là nội dung quan trọng
trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hƣng và Thạch Lam. Dù chƣa phải là
hiện thực nóng bỏng với những mâu thuẫn cơ bản, song yếu tố hiện thực về
cuộc sống của con ngƣời gắn với lễ giáo, hủ tục phong kiến cũng đƣợc đề cập,
ghi nhận và tạo dấu ấn trong tác phẩm của các cây bút Tự lực văn đoàn.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
5
Các công trình trên bƣớc đầu mới chỉ nêu lên một số đóng góp về tiểu
thuyết của các nhà văn trong nhóm nói chung và tiểu thuyết của Nhất Linh
nói riêng về mặt tƣ tƣởng và nghệ thuật nhƣ đấu tranh giải phóng cá nhân,
nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, những luận điểm
đƣa ra còn đƣợc đánh giá chung chung và có phần còn đơn giản.
2.2. Sau năm 1945
Sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý kiến
đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh
nói riêng có ảnh hƣởng sâu sắc. Thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946-1954), trong xu thế khẳng định của nền văn học Cách mạng,
Đoạn tuyệt (1935) với những cái đƣợc coi là uỷ mị, sầu thảm cũng nhƣ ý thức
đề cao cá nhân của văn học lãng mạn, các nhà nghiên cứu hầu nhƣ không lƣu
tâm tới những tác phẩm của Nhất Linh, phải tới sau những năm 1954, chúng
mới đƣợc nghiên cứu trở lại. Nhƣng do tình hình chính trị của đất nƣớc mà
việc nghiên cứu về Nhất Linh cũng đƣợc chia thành hai bộ phận theo hai miền
Nam – Bắc.
Trên thực tế, lối phê bình thời kì này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội

học và bị chi phối bởi tƣ tƣởng chính trị. Mặt khác, tƣ tƣởng chính trị của
Nhất Linh có thay đổi theo chiều hƣớng tiêu cực khi ông chuyển vào miền
Nam thành lập chính phủ thân Nhật. Vì thế mà nảy sinh một hiện tƣợng: Trên
phƣơng diện tƣ tƣởng, tiểu thuyết của Nhất Linh đƣợc đề cao ở miền Nam, bị
phê phán ở miền Bắc, nhƣng trên phƣơng diện nghệ thuật có điểm gặp gỡ
giữa các nhà nghiên cứu hai miền.
Ở miền Nam, nghiên cứu về Nhất Linh, bên cạnh những bài báo đăng
trên những tạp trí Văn và Văn học, chúng ta phải kể đến các chuyên luận, các
công trình văn học sử viết dƣới dạng giáo trình dùng trong các trƣờng trung
học, đại học. Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn Xung (Bình giảng
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
6
về Tự lực văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên,1960), Lê Hữu Mục (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận về Nhất Linh,
1960), Doãn Quốc Sỹ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ
1932, in trong: Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, 1967), Vũ Hân
(Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX : 1800 - 1945, 1973), Thế
Phong (Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940, 1974).
Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Xung, với
cái nhìn so sánh với Khái Hƣng, cho rằng “Nhất Linh không phải tả cảnh nhƣ
Khái Hƣng nhƣng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình
cảm của nhân vật” [34, tr 65]. Còn Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh
có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với
những cảm xúc rất phức tạp” [25, tr 90], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây
dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con
đƣờng phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [21, tr 747], Phạm Thế Ngũ thì
nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng
là “tâm lí ái tình đƣợc ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Ngƣời
ta thấy ảnh hƣởng của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả

ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [24, tr 463].
Ý kiến có thể là hơi quá đề cao, song qua đó, chúng tôi nhận thấy các
nhà nghiên cứu phê bình ở đây đã chỉ ra đƣợc những đổi mới về phƣơng diện
nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nhất Linh ở hai thể loại tiểu thuyết.
Ở miền Bắc, các công trình của nhóm Lê Qúy Đôn (Lược thảo lịch sử
văn học Việt Nam, tập 3 – từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957), của Bạch
Năng Thi – Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 1, 1961), bài
viết của Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng – Hai nhà
văn tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958) đã cho thấy một cách nhìn
khách quan về tiểu thuyết của Nhất Linh.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
7
Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả
một thế giới tâm tình trƣớc kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ đƣợc phơi
bầy mổ xẻ tinh vi” [12, tr 296], “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện,
cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật” [12, tr
331]. Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam 1930 - 1945 đã khẳng
định: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi
lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn” [32, tr 107]. Do nhìn nhận tác phẩm
văn học theo quan điểm xã hội học nên nhìn chung, các ý kiến đánh giá của
các nhà nghiên cứu cả hai miền Nam - Bắc phần lớn rơi vào phán xét tiểu
thuyết của Nhất Linh theo quan điểm đạo đức xã hội. Nhƣng một số ý kiến đã
đề cập đến sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh, trong đó có nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
Bƣớc vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi
mới, một số hiện tƣợng văn học quá khứ đƣợc nhìn nhận, đánh giá lại và đƣợc
đánh giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn
- con người và văn chương), Hà Minh Đức (Các bài giảng về Đoạn tuyệt ,

Đôi bạn trong tác phẩm văn học 1930 -1945), Trƣơng Chính (Vấn đề đánh
giá Tự lực văn đoàn), Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945;
Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu
những năm 1930 đến 1945), Trần Đình Hƣợu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc
độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học
Phương Đông), Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị
Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn; Tự lực văn
đoàn và Thơ mới),Vũ Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học),
Lê Thị Dục Tú (Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn
đoàn), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
8
một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần (Tiểu thuyết của
Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám), Dƣơng Thị Hƣơng (Nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự
đánh giá phong phú một cách nhìn toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn cũng nhƣ tiểu thuyết Nhất Linh. Chúng tôi có thể dẫn
ra một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn, Nguyễn Hoành Khung thì nhận
xét: “Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm
minh hoạ cho một luận đề nữa, mà đƣa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích
tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già
dặn, thành thục” [21, tr 32]. Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng
nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất
Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đƣợm chút ngập
ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị ” [10, tr 43]. Ngoài việc khẳng định những
thành công, các nhà nghiên cứu cũng nghiêm khắc chỉ ra những điểm hạn chế
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh. Chẳng hạn Vũ
Thị Khánh Dần cho rằng: “Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế
mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chƣa

sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [5, tr 115]. Ngô Văn Chƣơng cho
rằng ở Đoạn tuyệt có những chi tiết vô lý, không hợp quy luật tình cảm “Loan
đang nghĩ tới Dũng sao lại âu yếm với Thân ngay đƣợc” [3, tr 173]. Dƣơng
Thị Hƣơng cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: “Nhân vật đƣợc miêu tả trong thế giới cô
lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng thái tâm lý của nó đƣợc
nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác
động của hoàn cảnh” [18, tr 148]. Tất cả những công trình đó đã cho thấy sức
sống mạnh mẽ của văn chƣơng Nhất Linh. Thời gian càng lùi xa thì độ sáng
của hiện tƣợng văn học mà ta đang xem xét dƣờng nhƣ lại sáng hơn lên, diện
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
9
mạo của những nhân vật nòng cốt trong tiểu thuyết của Nhất Linh lại càng
hằn bóng nơi tâm trí chúng ta. Đó chính là bằng chứng khẳng định sức sống,
sự trƣờng tồn của văn chƣơng Nhất Linh. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những
công trình trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề chống phong kiến, tính dân chủ,
cá nhân, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ là những mảng đƣợc chú ý nhiều.
Còn hình tƣợng ngƣời phụ nữ có đƣợc xem xét nhƣng còn tản mạn, chƣa có
hệ thống, chủ yếu là để chứng minh cho nội dung trung tâm của văn đoàn đó
là chống lễ giáo phong kiến mà phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình ảnh quen thuộc và là đề tài quan trọng
trong văn học dân tộc ta. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn văn học lại có những cách
phác họa hình tƣợng này khác nhau. Nhà văn Nhất Linh đã xây dựng nên một
hệ thống nhân vật nữ độc đáo, rất hiện thực ở hai giới tuyến: một phái “nệ cổ”
là những phụ nữ đại diện cho xã hội cũ, chịu ảnh hƣởng nặng nề của giáo lý
Khổng, Mạnh và phái đối lập là những cô “gái mới” tân thời theo tƣ tƣởng
phƣơng Tây. Cuộc chiến giữa hai phái này làm cho tiểu thuyết của Nhất Linh
trở nên hấp dẫn ngƣời đọc. Qua những trang viết về họ, nhà văn đã bộc lộ tài
năng cũng nhƣ tƣ tƣởng tiến bộ của mình.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này chủ yếu đi vào khai thác hình tƣợng của ngƣời phụ nữ trong
tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất,
tâm hồn cũng nhƣ khát vọng yêu đƣơng mãnh liệt của ngƣời phụ nữ. Qua đó
thấy đƣợc thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội đƣơng thời đã đƣợc nhà
văn nhìn nhận nhƣ thế nào, miêu tả hình tƣợng của ngƣời phụ nữ này để thể hiện
tƣ tƣởng gì của tác giả và cách miêu tả có gì độc đáo, mới mẻ, thành công.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận tiểu thuyết: Lạnh lùng của Nhất Linh, đề tài nhằm
tìm ra nét độc đáo về hình tƣợng ngƣời phụ nữ.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
10
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là: Hình tƣợng của
ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Với mục đích và đối tƣợng nghiên cứu nhƣ vậy chúng tôi chủ yếu đi
khảo sát tiểu thuyết Lạnh lùng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu thêm một
số tác phẩm khác của ông và các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống.
Phƣơng pháp thống kê, so sánh.
Các phƣơng pháp này không tách rời nhau mà kết hợp, thống nhất
trong quá trình nghiên cứu.
7. Đóng góp của khóa luận
Về mặt khoa học: Đề tài đã góp phần làm rõ hình tƣợng của ngƣời phụ

nữ Việt Nam trong văn học đồng thời thấy đƣợc những giá trị nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận là một tƣ liệu thiết thực trong học tập và
nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm của Nhất Linh ở trƣờng phổ thông, cao
đẳng và đại học.
8. Bố cục của khóa luận
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận còn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Giới thuyết chung.
Chƣơng 2. Ngƣời phụ nữ - số phận và khát vọng sống chính đáng
Chƣơng 3. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1. Nhất Linh và quan điểm văn học
1.1.1.Thân thế
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tƣờng Tam, sinh ngày 25 tháng 7 năm
1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng, nguyên quán làng Cẩm Phô,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nội là Nguyễn Tƣờng Tiếp, làm quan
đến tri huyện. Cụ có ngƣời con trai duy nhất là Nguyễn Tƣờng Nhu làm thông
phán nên thƣờng gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Ông Nhu mất năm 1918
khi mới 37 tuổi. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sâm, có đƣợc 7 ngƣời
con: Nguyễn Tƣờng Thụy, Nguyễn Tƣờng Cẩm, Nguyễn Tƣờng Tam (Nhất
Linh), Nguyễn Tƣờng Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tƣờng
Lân sau đổi thành Nguyễn Tƣờng Vinh (Thạch Lam), Nguyễn Tƣờng Bách.
Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất
sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với
những ngƣời nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hƣởng đến văn học của Nhất

Linh và Thạch Lam sau này.
1.1.2. Cuộc đời, sự nghiệp
1.1.2.1. Thời đi học
Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng. Sau đó ông học
trung học tại trƣờng Bƣởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo
Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình luận văn chương về
Truyện Kiều trên Nam Phong Tạp Chí. Có thể nói, dù chƣa phải là những tác
phẩm nổi bật song đây là những sáng tác mở đầu, dự báo cho sự nghiệp văn
học đáng ghi nhận của ông sau này.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
12
Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Vì chƣa đến tuổi vào trƣờng
Cao đẳng, nên ông làm thƣ ký ở Sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú
Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm
Thị Nguyên.
Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhƣng chỉ một năm
rồi bỏ. Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di
định cùng làm báo. Vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai ngƣời này
bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đƣờng
đi du học.
Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học. Ở Pháp ông nghiên cứu về
nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo
khoa (Lý, Hóa) và trở về nƣớc trong năm đó.
1.1.2.2. Hoạt động văn chương
Năm 1930 trở về nƣớc, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch
Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhƣng thiếu tiền chƣa ra đƣợc báo
thì giấy phép quá hạn, bị rút. Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại
trƣờng Thăng Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giƣ, tức
Khái Hƣng.

Năm 1932, cùng một số ngƣời khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa
của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trƣơng dùng tiếng cƣời
trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ
nghĩa cá nhân. Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong Hóa.
Năm 1933, Nhất Linh thành lập nhóm Tự lực văn đoàn gồm có các
thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tƣờng Tam), Khái Hƣng (Trần Khánh Giƣ)
còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tƣờng Long), Thạch Lam (Nguyễn
Tƣờng Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu
(Ngô Xuân Diệu). Đây là trung tâm tập hợp phong trào văn nghệ lãng mạn,
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
13
tuyên truyền cho một cuộc cách tân văn học, cho phong trào Âu hóa chống lại
lễ giáo và quan trƣờng phong kiến.
Tự lực văn đoàn đã tiếp thu ảnh hƣởng của văn học phƣơng Tây,
phƣơng Đông, của truyền thống văn học dân tộc để xây dựng một nền tiểu
thuyết văn học hiện đại. Tổ chức này có công rất lớn trong việc đổi mới văn
học vào những năm 30 của thế kỉ XX. Đó là sự đổi mới về quan niệm xã hội,
từ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, quan niệm thẩm mĩ cho đến việc
đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đƣờng hiện đại hóa, làm cho ngôn
ngữ văn học trở nên trong sáng và giàu có hơn. Công cuộc đổi mới đó đã diễn
ra dƣới những ảnh hƣởng của trào lƣu triết học phƣơng Tây và phƣơng Đông,
nhất là của văn học Pháp.
Những tác phẩm chính của Nhất Linh nhƣ tiểu thuyết: Gánh hàng hoa
(viết cùng Khái Hƣng, 1934); Đời mưa gió (viết cùng Khái Hƣng, 1934);
Nắng thu (1934); Đoạn tuyệt (1934 - 1935); Lạnh lùng (1935 - 1936); Đôi
bạn (1936 - 1937); Bướm trắng (1938 - 1939); Xóm cầu mới (1949 - 1957);
Giòng sông Thanh Thủy (1960 - 1961) tác phẩm cuối cùng, gồm ba tập: Ba
người bộ hành, Chi bộ hai người,Vọng quốc.
Tập truyện: Nho phong (1924), Người quay tơ (1926), Anh phải sống

(cùng Khái Hƣng, 1932 - 1933), Đi Tây (1935), Hai buổi chiều vàng (1934 -
1937), Thế rồi một buổi chiều (1934 - 1937), Thương chồng (1961)
Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)
Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản
1974)
1.1.3. Quan điểm văn học
1.1.3.1. Trước năm 1932
Nhất Linh ham đọc sách từ nhỏ, thói quen này ông giữ đến lúc lâm
chung. Trong tác phẩm Viết và đọc tiểu thuyết, ông cho biết đã đọc độ vài ba
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
14
trăm cuốn tiểu thuyết Việt, ba bốn chục truyện Tầu, năm sáu trăm truyện trinh
thám Anh, Mĩ và khoảng ngần ấy tác phẩm khác của Anh, Pháp, Mĩ. Những
tác phẩm đƣợc đọc đã tạo cho Nhất Linh một niềm say mê văn học từ rất sớm.
Ông nói rằng từ lúc 13, 14 tuổi đã từng viết một vài truyện ngắn nhƣng không
bao giờ cho đăng.
Khi học trung học, từ năm đầu ban Thành Chung, Nhất Linh đã tham
gia bình luận Truyện Kiều. Không ngạc nhiên khi với quan điểm : "Ta chỉ nên
nhận rằng văn chƣơng Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chƣơng quốc
ngữ, và ngƣời nào làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều’’
[16, tr 36], hai tác phẩm Nho phong (1924) và tập truyện ngắn Người quay tơ
(1926) có sự ảnh hƣởng Truyện Kiều nói riêng và văn học cổ điển nói chung
rất rõ. Đó là tƣ tƣởng đạo nghĩa phu phụ, lối kể chuyện của văn xuôi trung
đại, câu văn đăng đối du dƣơng.
Nhƣ vậy, trƣớc 1932 Nhất Linh theo quan điểm văn học theo cách nhìn
của các nhà nho: Văn gắn với đạo, với mệnh trời. Ông noi gƣơng các nhà nho
tiền bối nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Công Trứ… dùng văn chƣơng để thể hiện cốt cách, ý chí giáo
dục đạo đức, truyền tải tƣ tƣởng đạo lý theo quan niệm của thánh hiền và

thuyền văn chƣơng trƣớc tiên là để chở đạo. Văn học trƣớc hết có chức năng
truyền đạt, rồi mới đến việc phát hiện, khám phá. Đối tƣợng văn học không
phải là cuộc sống thực mà là khuôn vàng thƣớc ngọc của lễ giáo phong kiến
và đạo đức truyền thống, đạo nho. Đó là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của ngƣời
quân tử; là công, dung, ngôn, hạnh của ngƣời phụ nữ.
Ông quan niệm cái đẹp là hoàn hảo, toàn diện, tuyệt đối, thống nhất với
cái có ích, đề cao cái đẹp nội dung hơn hình thức. Cuộc sống đƣợc đánh giá
qua con mắt đạo lý, nhân vật đƣợc xây dựng theo chuẩn mực đạo đức của lễ
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
15
giáo phong kiến, phân chia thành hai tuyến nhân vật độc lập nhƣng rõ ràng
nhƣ: tốt - xấu; thiện - ác; trung hiếu, tiết nghĩa - bất trung, bất nghĩa…
1.1.3.2. Sau năm 1932
Năm 1927, khi tìm đƣợc cơ hội ông đã có chuyến du học ở các nƣớc
phƣơng Tây và có những thay đổi trong quan niệm xã hội và văn chƣơng của
mình. Lúc này, Nhất Linh có khát vọng về một sự nghiệp văn chƣơng hơn
ngƣời, ông không muốn sống cuộc đời của một công chức nhà nƣớc bảo hộ
“Sáng vác ô đi, tối vác về”. Ông đã từng tâm sự với Hồ Trọng Hiếu: “Tôi
không có ý trở thành ông tham, ông đốc… nhƣ ai. Nguyện vọng tha thiết của
tôi là đƣợc viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề tự
do ngoài vòng kiềm tỏa” [16, tr 522].
Trong những tháng ngày du học, ngoài việc học ở nhà trƣờng, ông còn
để ý đến đời sống xã hội Pháp, những nét mới của văn chƣơng nghệ thuật,
nhất là vai trò của tiền phong báo chí. Những kiến thức đƣợc trực tiếp thâu
nhận từ nền văn hóa phƣơng Tây nói chung và văn học Pháp nói riêng đã giúp
Nhất Linh có những thay đổi trong quan niệm về xã hội và văn chƣơng. Ông
đã sớm nhận ra những trì trệ của xã hội Việt Nam đƣơng thời và mong muốn
xây dựng một nền văn học mới. Ông không còn ca ngợi tƣ tƣởng đạo nghĩa
phu – phụ theo quan niệm của lễ giáo phong kiến nhƣ trong các tác phẩm:

Nho phong, Người quay tơ, Bạch liên… trƣớc đây. Ông nhìn thấy rõ những
mâu thuẫn gay gắt giữa con ngƣời cá nhân với đại gia đình phong kiến, giữa ý
thức hệ tƣ sản với lễ giáo phong kiến. Ông mong muốn giải phóng phụ nữ ra
khỏi chế độ đại gia đình, tránh cho phụ nữ nỗi tình duyên ép buộc, cảnh mẹ
chồng, nàng dâu, cảnh góa bụa lạnh lùng. Và với tƣ tƣởng của một trí thức
tiểu tƣ sản, ông chủ trƣơng cải cách xã hội: “Phải cải cách vì xã hội chƣa hợp
lí. Còn những cô Loan bị mẹ cha gả bán, những cô Nhung trong cảnh góa bụa,
những bà Phán Lợi tàn ác mà không biết, (…). Còn những cảnh “tối tăm”,
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
16
những nơi “bùn lầy nƣớc đọng”, những “xã hội quê bao giờ cũng khốn nạn,
cũng nghèo xơ xác nhƣ bây giờ” [16, tr 89]. Những quan điểm mới mẻ về xã
hội đó của ông đã đƣợc gửi gắm qua những hình tƣợng nghệ thuật trong các
tác phẩm về sau này nhƣ Loan, Dũng trong Đoạn tuyệt, Nhung trong Lạnh
lùng, Doãn trong Hai vẻ đẹp….
Sau 1932 Nhất Linh có cái nhìn sâu hơn về ngƣời phụ nữ. Theo ông, để
cải thiện cuộc sống của ngƣời nông dân phải làm cho họ có học thức, có hiểu
biết, không để họ “sống mãi trong đêm tối vì không ai soi sáng cho họ, dạy họ
biết sống một cách khác”. Và nhà văn rất có ý thức đấu tranh bằng văn nghệ
cho những quan niệm xã hội của mình, ông thấy rằng không thể viết nhƣ
trƣớc mà phải đổi mới cách viết. Chính vì điều đó mà những tác phẩm của
ông đã nói lên đƣợc cái mới, sự tiến bộ, lòng khao khát nhỏ bé của ngƣời phụ
nữ trong cuộc sống cùng với sự lên án, tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến đã
vùi dập lên cuộc sống của họ.
1.2. Hình tƣợng nghệ thuật và hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học
Việt Nam
1.2.1. Khái niệm “hình tượng nghệ thuật”
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tƣợng nghệ thuật” là sản phẩm
của phƣơng thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật. Đó là

chất liệu cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thƣởng ngoạn, tƣởng tƣợng;
qua đó thấy đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả.
“Hình tƣợng nghệ thuật” có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên
nhiên hay một sự kiện xã hội đƣợc cảm nhận. Nhƣng nói đến hình tƣợng nghệ
thuật, ngƣời ta thƣờng nghĩ tới hình tƣợng con ngƣời với những chi tiết biểu
hiện cảm tính phong phú. Đến với thế giới văn học, ta đƣợc gặp gỡ rất nhiều
hình tƣợng: hình tƣợng ngƣời nông dân, hình tƣợng ngƣời phụ nữ, hình tƣợng
ngƣời anh hùng… Có khi đó là hình tƣợng nghệ thuật cụ thể nhƣ hình tƣợng
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
17
nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, hình tƣợng
Thúy Kiều trong kiệt tác “Truyện Kiều” bất hủ….
“Hình tƣợng nghệ thuật” chính là yếu tố kết tinh giá trị tƣ tƣởng, tình
cảm của tác giả, là nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học với những đặc
điểm cơ bản nhƣ:
Trƣớc hết, “hình tƣợng nghệ thuật” là một khách thể tinh thần đặc thù
bởi nó tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của nhà văn, độc lập với ý muốn
của ngƣời đọc, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con ngƣời. “Hình tƣợng
nghệ thuật” gợi ra một thực thể toàn vẹn, sống động nhƣ thật, có diện mạo
riêng, cá biệt, đặc thù, không giống nhau. Nó còn là một loại kí hiệu đặc biệt
để nhà văn thể hiện quan điểm, gửi gắm tƣ tƣởng của mình vào đời sống. Hơn
thế, hình tƣợng nghệ thuật là một quan hệ xã hội thẩm mĩ với tính tạo hình và
biểu hiện, tính nghệ thuật.
Xuất hiện nhƣ một yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học, hình tƣợng
nghệ thuật với tƣ cách là phƣơng thức tồn tại của nghệ thuật sẽ xác định đặc
trƣng trọn vẹn của nghệ thuật, chính là qua những hình tƣợng nghệ thuật sống
động các mặt đối tƣợng và nội dung chính của tác phẩm văn học sẽ đƣợc bộc
lộ một cách trọn vẹn trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Bởi lẽ, hình
tƣợng nghệ thuật chính là phƣơng tiện thể hiện tập trung ý đồ tác giả, các giá

trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật. Vì vậy, thiếu hình tƣợng thì nghệ
thuật không thể tồn tại đƣợc. Thấy đƣợc tầm quan trọng của hình tƣợng nghệ
thuật, chúng ta càng thấy vai trò to lớn của tƣ duy hình tƣợng nghệ thuật trong
tiếp nhận văn học.
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam

1.2.2.1. Hình tượng của người phụ nữ truyền thống
Nhìn lại dòng chảy lịch sử văn học dân tộc, ta thấy ngƣời phụ nữ đi vào
văn chƣơng rất sâu sắc, đậm nét, từ ca dao, tục ngữ đến những tác phẩm văn
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
18
học trung đại và hiện đại. Lịch sử xã hội Việt Nam trải qua bao thăng trầm và
đồng hành với nó là số phận của những ngƣời phụ nữ, những ngƣời mẹ, ngƣời
vợ. Văn học phản ánh đời sống qua lăng kính tâm hồn và trái tim nhạy cảm
của ngƣời nghệ sĩ, bởi thế ở mỗi thời đại khác nhau ngƣời nghệ sĩ dựng lên
những tƣợng đài nghệ thuật về ngƣời phụ nữ sao cho phù hợp với thế giới
quan tƣ tƣởng của mình, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử xã hội.
Theo quan niệm truyền thống, ngƣời phụ nữ chỉ đƣợc coi là đẹp khi hội
tụ các phẩm chất về “tứ đức” (Công, dung, ngôn, hạnh). Đấy là những quan
niệm của Nho Giáo về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ truyền thống, vậy trong văn
học Việt Nam vẻ đẹp ấy đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Trong văn học, vẻ đẹp
tâm hồn: phẩm chất, đức hạnh của ngƣời phụ nữ đặc biệt đƣợc coi trọng tuy
nhiên không phải vì thế mà hạ thấp cái đẹp về hình thức.
Ngƣời phụ nữ đẹp, trƣớc hết phải là ngƣời có tâm hồn đẹp. Đó là
những ngƣời vợ hiền, dâu thảo, nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh vì
chồng, vì con:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
hay là những ngƣời yêu, ngƣời vợ chung thủy, sắt son trong tình yêu

“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
Lời bến hỏi thuyền phải chăng là lời tự nhủ, lời thổ lộ tình yêu bền
vững trƣờng tồn của ngƣời con gái với ngƣời mình thƣơng. Đó còn là ngƣời
phụ nữ thủy chung, luôn một lòng một dạ thƣơng chồng, hƣớng về chồng:
“Chồng em áo rách em thƣơng
Chồng ngƣời áo gấm xông hƣơng mặc ngƣời”
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
19
Trong truyện cổ dân gian ta lại đƣợc chiêm ngƣỡng hình ảnh cô Tấm
xinh đẹp, hiền thảo, nết na. Cô chính là minh chứng, là hiện thân cho ƣớc mơ
về lẽ sống của ngƣời xƣa: “Ở hiền gặp lành / Ác giả ác báo”.
Xã hội phong kiến với những lễ giáo hà khắc đã vùi dập bao số phận,
kiềm tỏa bao ƣớc mơ, hạnh phúc của con ngƣời đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Họ
trở thành đối tƣợng đƣợc các nhà văn tập trung khắc họa và dành nhiều tình
cảm nhất, là hình tƣợng tiêu biểu cho những số kiếp bi đát, bế tắc trong xã
hội. Đó là những ngƣời phụ nữ “hồng nhan”, “tài hoa” nhƣng “đa truân” và
“bạc mệnh”.
Các nhà thơ của trào lƣu nhân văn chủ nghĩa trong văn học Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX đã dành những trang viết xúc động nhất,
đẹp nhất cho ngƣời phụ nữ. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trở thành nữ hoàng của
văn học với vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ. Vẻ đẹp của họ đƣợc phản ánh rõ nét
trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu cho nền văn học trung đại:
Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hƣơng Qua những
trang văn, trang thơ họ hiện lên không phải là vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp
truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam mà còn là những số phận chịu nhiều
bất hạnh, thua thiệt. Họ là những thiếu nữ với vẻ đẹp hoàn mĩ nhƣ Thúy Vân,
Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Những đức tính truyền thống của
ngƣời phụ nữ nhƣ nết na, thùy mị, thuỷ chung son sắt của đƣợc thể hiện rõ

trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ.
Những kiếp tài hoa bạc mệnh của ngƣời phụ nữ là một đề tài quen
thuộc trong văn học trung đại. Nguyễn Du là ngƣời thấu hiểu hơn cả cho kiếp
ngƣời phụ nữ này. Ngƣời đọc mọi thời sẽ còn xót xa, ngậm ngùi cho cuộc đời
mƣời lăm năm lƣu lạc của Thúy Kiều hay một cuộc đời ngắn ngủi của nàng
Tiểu Thanh.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh
Đỗ Thị Ngọc K36C – SP Ngữ văn
20
Số phận nhỏ bé, bất hạnh của ngƣời phụ nữ đƣợc các nhà văn, nhà thơ
văn học trung đại quan tâm hàng đầu. Ở những mức độ khác nhau Nguyễn
Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hƣơng đều nói lên tiếng nói
cảm thƣơng cho số phận chịu nhiều thua thiệt, đau khổ, bất công của ngƣời
phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) đã bị
mọi thế lực của xã hội phong kiến đọa đầy trong kiếp kĩ nữ, vợ lẽ, mƣời lăm
năm sau mới đƣợc đoàn tụ cùng gia đình. Vũ Nƣơng (Chuyện người con gái
Nam Xương) đã phải đổi tính mạng của mình để giữ lòng trinh bạch vì sự
ghen tuông của ngƣời chồng; những ngƣời chinh phụ mòn mỏi chờ chồng vì
chiến tranh phi nghĩa trong Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn – Đoàn
Thị Điểm); nỗi tủi hận, oán hờn của ngƣời cung nữ khi sắc đẹp tàn phai bị
ruồng bỏ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); những cô hồn
không nơi nƣơng tựa trong Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du). Những
ngƣời phụ nữ hiện lên nhƣ những số phận mỏng manh, vô định của những hồn
ma trong các truyện ngắn của Nguyễn Dữ trong kiệt tác Truyền kì mạn lục.
Có thể khẳng định hình tƣợng của ngƣời phụ nữ truyền thống đƣợc soi
chiều từ nhiều góc độ khác nhau với những cách miêu tả không giống nhau
nhƣng vẻ đẹp ấy đều đƣợc tựu chung lại ở đức tính tốt đẹp, lòng chung thủy, sự
hi sinh cao thƣợng, tấm lòng vị tha, dũng cảm… Và ở trong hoàn cảnh nào họ
vẫn giữ đƣợc phẩm giá tiết hạnh của ngƣời phụ nữ Việt Nam truyền thống

1.2.2.2. Hình tượng người phụ nữ hiện đại
Trƣớc đây trong quan niệm truyền thống, cái đẹp của ngƣời phụ nữ
thƣờng đƣợc chú ý, coi trọng và đề cao ở vẻ đẹp bên trong còn vẻ đẹp bên
ngoài không đƣợc chú trọng nhiều, thậm chí còn có tƣ tƣởng coi thƣờng: “Cái
nết đánh chết cái đẹp” hay “Tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn”. Nhƣng trong thời kì
hiện đại, thƣớc đo đánh giá nét đẹp của ngƣời phụ nữ có nhiều sự thay đổi
quan trọng. Một ngƣời phụ nữ đẹp phải là ngƣời vừa có cái đẹp về tâm hồn,
phẩm chất, đức hạnh lại vừa có cái đẹp về thể chất, hình thức bên ngoài.

×