Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.81 KB, 106 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một nhà văn suốt đời khao khát khám phá cái đẹp và sự chân thật của
cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ông có một
vị trí đặc biệt quan trọng - “người tiền trạm đổi mới” (GS Phong Lê) trong nền văn
học hiện đại Việt Nam.
So với một số nhà văn thuộc thế hệ mình, Nguyễn Minh Châu là người chậm
chân hơn nhưng không phải người đi sau. Từ những sáng tác đầu những năm 60 đến
sáng tác những năm 70 và đặc biệt là đến những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn
Minh Châu thực sự trở thành một trong những cây bút tiêu biểu cho quá trình vận
động, đổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tài năng của Nguyễn Minh Châu được phát lộ, tỏa sáng ở giai đoạn sau 1975
với một loạt các tác phẩm: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ
lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát… Vẫn những trăn trở suy tư về con người
nhưng nhà văn đã khai thác ở khía cạnh mới hơn, đưa ra những con người đời
thường như nó vốn có. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cảm hứng thế sự đời thường
với nỗi lo âu thật lớn lao và đầy khắc khoải về con người trong sự khám phá, tìm tòi
về thế giới nhân tính, về cái chân – thiện – mỹ của con người bên trong con người.
Trong tiến trình văn học dân tộc, hình tượng người phụ nữ với những phẩm
chất cao đẹp của họ cũng đã trở thành nguồn mạch cảm hứng trong trẻo, đậm sâu,
góp phần khẳng định nền tảng nhân văn của cả nền văn học và cốt cách cao đẹp của
con người Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam từ cuộc sống bước vào văn học trở
thành một hình tượng lớn của văn học Việt Nam. Văn học hôm nay viết về người
phụ nữ là sự tiếp nối cội nguồn văn học dân tộc, hoàn thiện hơn chân dung người
phụ nữ Việt Nam.
Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận ngày càng rõ nét những chuyển động có ý
nghĩa của thời đại của cuộc sống và của văn học, và ông đã mạnh dạn tự phủ định
mình, đổi mới cách viết từ một cách nhìn mới về con người, về cuộc sống. Điều này
thể hiện nổi bật nhất khi nhà văn viết về người nông dân, người dân chài cần cù lao

1




động trên mảnh đất quê hương bao đời nay, về những người lính sau ngày giải
phóng. Đặc biệt về người phụ nữ, nhân vật thường trực và đầy sức hấp dẫn trong tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu rất đa dạng nhưng hình tượng người phụ nữ mà ông xây dựng luôn có những
nét riêng khó lẫn và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Dù viết về thời
bom đạn ác liệt hay cuộc sống thời hội chiến thì Nguyễn Minh Châu vẫn luôn dành
sự quan tâm đặc biệt, lòng trắc ẩn của mình cho những người phụ nữ. Đây là hình
tượng xuất hiện thường xuyên nhất trong sáng tác của nhà văn và là nơi để ông gửi
gắm những trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm về lẽ đời. Nghiên cứu về hình tượng
người phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, giúp ta nhìn rõ hơn về sự vận
động cũng như những nỗ lực hiện đại hoá của Nguyễn Minh Châu trước và sau
1975 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Từ tất cả những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng người phụ nữ
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975” cho luận văn của mình
với mong muốn góp một tiếng nói nhỏ vào việc khẳng định hơn nữa vị trí của
Nguyễn Minh Châu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng là cơ hội để
người viết rèn luyện các thao tác khoa học để rút ra những điều bổ ích trong công
tác nghiên cứu và giảng dạy văn học.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ
lâu đã được các nhà nghiên cứu phê bình tiếp cận nhưng chưa trở thành hệ thống.
Đa phần các nhà nghiên cứu chỉ phân tích một tác phẩm cụ thể và đề cập tới một vài
gương mặt phụ nữ tiêu biểu: Thuỳ (Cửa sông); mẹ Êm (Miền Cháy); Quỳ (Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành); Thai (Cỏ lau)... Nhưng đó chỉ là vài nét điểm
xuyết, duy chỉ có nhân vật Quỳ tập trung nhiều loại ý kiến đánh giá, phê bình trong
các cuộc tranh luận. Lê Thành Nghị trong bài “Trao đổi về truyện ngắn những năm
gần đây của Nguyễn Minh Châu” trên báo văn nghệ Hà Nội, 1985 cho đây là một
nhân vật “dị biệt” đến mức khó tin và không có thật trong đời. Tô Hoài lại có ý kiến

trái ngược cho rằng nhân vật Quỳ “Thật tự nhiên, rất đời, mẫu mực, có bản lĩnh,

2


một con người mới” (Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn
Minh Châu, tạp chí văn nghệ Hà Nội, 1985). Tác giả Đinh Trí Dũng trong bài viết
“Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở của một ngòi bút đầy trách nhiệm” đã nhìn thấy
ở Quỳ một “gương mặt lạ, vừa điên rồ, lại vừa tỉnh táo, vừa ảo tưởng lại vừa thực
tế, vừa là một người đàn bà cụ thể lại vừa có cái phần sâu thẳm như một thứ thiên
phú của tâm hồn nữ giới”.
Trong luận văn “Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”
Vương Thị Thuỷ Nguyên đã khảo sát hình tượng người phụ nữ ở nhiều khía cạnh
và đã khẳng định người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu “sống có
chiều sâu, có bản sắc riêng”.
Có thể nhận định rằng: Nguyễn Minh Châu không đặt vấn đề người phụ nữ
thành vấn đề trung tâm trong sáng tác, tuy nhiên trong từng tác phẩm, loại hình
nhân vật này xuất hiện dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều để lại một ấn
tượng khó quên trong lòng bạn đọc.
Trên báo Văn Nghệ số 32/1984, nhân “Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành” Huỳnh Như Phương đã thấy được những mảnh đời, những tâm trạng,
những số phận khác nhau và nhận xét truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành là một “thể nghiệm mới về nghệ thuật của nhà văn”.
Năm 1985, trên tạp chí Văn Học số 3, Nguyễn Thị Minh Thái trong bài “Ấn
tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu” đã nêu nhận xét: “Ấn tượng về
truyện ngắn thuộc về một người đàn bà, trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu, dù nhân vật nữ ở bất cứ vị trí nào đều là nhân vật khó quên”.
Trong bài viết “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn
về con người” nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh đã khá nhạy cảm nhận ra “người
phụ nữ, nhân vật thường trực và đầy sức hấp dẫn trong tác phẩm của Nguyễn Minh

Châu”. Mặc dù “phần lớn những người đàn bà trong tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu có một số phận éo le, vất vả, ít gặp may mắn trong tình yêu, trong cuộc sống
gia đình nhưng họ là hiện thân của lòng yêu thương, sự yêu thương nhẫn nhục”
[10;121]. Cùng với việc chỉ ra những đặc điểm mang tính chất phổ quát của thế giới

3


nhân vật nữ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra
một đặc điểm sáng tác riêng của cây bút này “Nguyễn Minh Châu viết về người đàn
bà trong nhiều tư cách khác nhau nhưng nhà văn đầy ưu ái và hào hứng khi viết về
người đàn bà làm mẹ, người đàn bà không chỉ cảm nhận bằng ý thức mà bằng bản
năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc những đứa con, nguồn gốc
và nền tảng của cuộc sống” [10; 122]. Cùng chung quan điểm với Nguyễn Văn
Hạnh khi tìm hiểu về nhân vật của Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo cho rằng “loại
nhân vật gây chú ý hơn cả là nhân vật nữ, những người phụ nữ đi qua chiến tranh”.
Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhiều dẫn chứng về số phận đầy ám ảnh và những
phẩm chất tuyệt vời của những gương mặt nữ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu.
Trên báo Văn Nghệ số 42 năm 1993, Chu Văn Sơn trong bài viết “Đường
tới Cỏ lau” đã nói đến “vẻ đẹp mẫu tính… phần sâu thẳm như một thứ thiên phú
riêng của tâm hồn nữ giới” trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Nhà nghiên cứu
còn khẳng định thêm “phải đi trọn con đường tìm tòi không mệt mỏi, nhà văn mới
thấy rằng thì ra nhân vật sâu đằm súc tích nhất của mình chẳng phải ai khác mà
chính là nàng vọng phu” [10;449] và Thai là nhân vật sâu sắc nhất.
Tác giả Tôn Phương Lan trong công trình nghiên cứu về Phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu có nhận xét chung là cả hai nhân vật Thai và Quỳ đều
là thiên tính nữ, được rọi chiếu và mang nhiều vẻ đẹp của ánh sáng nhân văn từ tâm
hồn của nhà văn.
Giáo sư N. I. Ni-cu-lin trong lời bạt cho tập truyện ngắn được dịch sang tiếng
Nga “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” đã cho rằng: “đây là một đề tài mà

văn học Việt Nam mới chiếm lĩnh, đề tài về người phụ nữ trong chiến tranh và số
phận của họ sau chiến tranh, một số phận không giản đơn, không ngọt ngào, bởi
tấm bi kịch của những năm chiến tranh vẫn còn lại với con người cho đến chót
cuộc đời” [10;474].
Trong “Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông”, qua hình tượng nhân
vật phụ nữ, Mai Hương đã nêu nhận xét: “có lẽ không ai có thể nói về những di
chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của chiến

4


tranh hằn sâu trong từng số phận con người một cách da diết, đau đớn và sâu sắc
được như Nguyễn Minh Châu”.
Tuy vậy, những công trình và bài viết nói trên phần lớn cũng chỉ mới dừng lại
phân tích một vài khía cạnh và ở một số tác phẩm nhất định. Tiếp thu ý kiến của
những người đi trước, trên cơ sở khảo sát sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và
sau 1975, luận văn muốn có một cái nhìn hệ thống, toàn diện về hình tượng người
phụ nữ trong thế giới nghệ thuật của ông, để từ đó có dịp tìm hiểu sâu sắc thêm chiều
sâu vẻ đẹp nhân văn của một tác gia lớn trong nền văn xuôi hiện đại luôn “bị ngập
chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người”.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi tư liệu
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu gồm:
- Cửa sông (Tiểu thuyết - Nxb Văn học Hà Nội - 1966)
- Dấu chân người lính (Tiểu thuyết - Nxb Thanh niên - 1972)
- Miền Cháy (Tiểu thuyết - Nxb Quân đội nhân dân - 1977)
- Lửa từ những ngôi nhà (Tiểu thuyết - Nxb Văn học - 1977)
- Những người đi từ trong rừng ra (Tiểu thuyết - Nxb Quân đội nhân dân - 1982)
- Mảnh đất tình yêu (Tiểu thuyết - Nxb Tác phẩm mới - 1987)
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Tập truyện ngắn - Nxb tác phẩm

mới - 1983)
- Bến quê (Tập truyện ngắn - Nxb tác phẩm mới - 1985)
- Cỏ lau (Tập truyện ngắn - Nxb Văn học - 1989)
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu gắn liền
với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, khái quát những yếu tố cơ bản
trong nghệ thuật xây dựng loại hình nhân vật này.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn phối hợp các phương pháp sau đây để giải quyết đề tài:

5


4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích nhân vật để tìm ra những đặc điểm
riêng về đời sống, tâm tư, tình cảm, tính cách, chiều sâu tâm lí của nhân vật và nghệ
thuật xây dựng nhân vật nữ của nhà văn, từ đó làm sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi tiến hành so sánh hình tượng nhân
vật phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong hai giai đoạn trước và sau
1975, so sánh hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong
tương quan với nhân vật khác và với các tác phẩm của các tác giả khác cũng viết về
nhân vật nữ để thấy được những kế thừa, những độc đáo, riêng biệt của nhà văn.
4.3. Phương pháp thống kê phân loại
Luận văn tiến hành việc khảo sát phân loại một cách cụ thể nhằm gia tăng sự
chính xác, thuyết phục cho những vấn đề lí luận mà chúng tôi đưa ra.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Người viết hi vọng rằng kết quả mà luận văn gặt hái được là những đóng góp
hữu ích về:
- Khảo sát và lí giải một cách có hệ thống, thuyết phục đối với những yếu tố

chính làm nên sự vận động và hấp dẫn của “hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác
Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975”.
- Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả có tác phẩm được chọn
giảng ở trường Phổ thông nên kết quả luận văn nghiên cứu sẽ có những đóng góp
nhất định cho việc nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viên đứng lớp sau này.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người và việc xây dựng hình tượng
người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu
trước 1975
Chương 3: Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu sau 1975

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
1.1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1.1 Hình tượng người phụ nữ trong văn học dân gian và văn học trung
đại
Phụ nữ là một nửa của nhân loại, là biểu tượng của cái đẹp, hiện thân của sự
sinh tồn và luân chuyển sự sống. Trong dòng chảy văn chương, từ cổ chí kim, hình
tượng người phụ nữ vẫn luôn là một đề tài quen thuộc. Dường như phụ nữ là một
nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết. Văn học Việt
Nam có truyền thống viết về người phụ nữ. Thông qua hình tượng này ta thấy được
giá trị nhân bản của con người qua các thời đại.
Trong văn học dân gian nhân vật nữ đại diện cho lý tưởng thẩm mỹ của nhân

dân, xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích thường có số phận bi thảm nhưng luôn
toả sáng những nét đẹp truyền thống: hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó,
giàu lòng yêu thương và chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc. Cô Tấm trong truyện
cổ tích Tấm Cám cũng có thể xem là một trong những hình mẫu tiêu biểu đại diện
cho lý tưởng thẩm mĩ của con người thời bấy giờ. Mặc dù ngày nay chúng ta đang
có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nhân vật này, nhất là ở cái kết của câu chuyện
nhưng cũng không thể vì thế mà phủ nhận tình cảm yêu mến của người Việt bao đời
dành cho cô Tấm.
Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền
qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm
của bà, của mẹ. Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm, gần gũi, quen thuộc
như luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trên ruộng đồng. Ca dao đã giúp
ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê, nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ

7


đẹp khoẻ khoắn của người lao động, tình cảm gia đình thắm thiết, nghĩa vợ tào
khang của những con người thôn quê chân chất mộc mạc.
Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ
xưa - đau khổ cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có
thể nói, ca dao đã làm tròn xứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của
người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ
đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.
Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm
bất công, khe khắt “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, quan niệm
trọng nam khinh nữ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu
đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia
đình cũng như trong xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao
than thân:

- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi.
Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất
“ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi
khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của
thân phận mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ vật
hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ được ví với “hạt mưa
sa”, “chổi đầu hè”... Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi
cất lên những lời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và
phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước

8


trong”... nhưng những phẩm chất ấy không được xã hội và người đời biết đến, coi
trọng. Cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như
sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hàm số chung ở tất cả các
vùng miền. Người phụ nữ dân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt lên: “thân em chỉ
bằng thân con bọ ngựa, con chão chuộc thôi”.
Nhưng dù sống trong bất hạnh, tâm hồn người phụ nữ vẫn sáng lên lấp lánh
ánh sáng của trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha. Từ trong khổ đau, bất hạnh, từ
trong tiếng hát than thân đầy tủi cực, tâm hồn trung hậu, đẹp đẽ, thuỷ chung của
người phụ nữ vẫn vươn lên, toả sáng khiến cho tiếng hát than thân kia không mang
vẻ bi luỵ mà vẫn toả sáng ấm áp tình người. Ca dao đã phản ánh đầy đủ những vẻ

đẹp đó của họ - những con người thuỷ chung, son sắc, giàu nghĩa tình.
- Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa. Đó là
lời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng một gia đình đầm ấm,
yên vui.
Ở thời nào cũng vậy vẻ đẹp của người phụ nữ như một hàm số, bất biến ngàn
đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu là sự thuỷ chung son sắc. Dù bao khổ đau, bất
hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp ấy. Ngược lại, qua thời gian và biến
động cuộc đời, vẻ đẹp ấy càng toả sáng lấp lánh. Và, kho tàng văn học dân gian sẽ
là nơi lưu giữ trọn vẹn nhất về những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: càng
trong đau khổ lại càng ngời sáng, thanh cao.
Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài muôn thủa của thi ca nhạc
họa. Nét đẹp đằm thắm, duyên dáng đáng yêu của họ đã làm cho bao nghệ sĩ phải
rung động trái tim để rồi sáng tạo nên những áng thơ văn bất hủ ca ngợi vẻ đẹp của
người phụ nữ. Từ khi văn học viết ra đời thì bóng dáng của người phụ nữ trở thành

9


đề tài lớn được tập trung khắc họa ở nhiều khía cạnh, phương diện gắn liền với quá
trình đi lên và phát triển của văn học.
Trước thế kỉ XVI, hình ảnh nhân vật phụ nữ đã xuất hiện trong tác phẩm tự
sự cũng như trữ tình. Đó là hình ảnh những vị anh hùng dân tộc như bà Trưng, bà
Triệu, sống đánh giặc chết hoá thành phúc thần tiếp tục giúp dân giúp nước; hoặc là
các nhân vật khác như Mị Châu, vì ngây thơ mà bị kẻ thù lợi dụng đề đến mất nước
tan nhà; như công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thuỷ, bất chấp luật lệnh vua

cha, tự ý kết hôn cùng chàng Chử Đồng Tử nghèo khó không mảnh khố che thân;
hay nàng quận chúa A Kim yêu say đắm Hà Ô Lôi – một người vừa xấu vừa đen
nhưng có giọng hát mê hồn. Trong lĩnh vực thơ ca cũng thấy có một số bài vịnh
ngâm về nhân vật lịch sử như các bài vịnh Mị Ê, vịnh nàng Điêu Thuyền, vịnh
Chiêu Quân, hoặc các bài nói về nỗi buồn thương của các thiếu phụ, kẻ thì bị tình
duyên dang dở như các bài Chức nữ nhớ Ngưu Lang, Tiên Tử mong Lưu Nguyễn,
Hoàng Giang điếu Vũ Nương. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhân vật phụ nữ chưa trở
thành đối tượng quan tâm chính của văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn
xuôi lịch sử, trong thần phả, trong truyện dân gian hoặc trong các bài thơ điếu
vịnh…
Đến thế kỷ XVI, đặc biệt là thế kỷ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong
những đề tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc
phản ánh số phận người phụ nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tượng
người phụ nữ hiện lên khá đầy đủ và toàn diện trên nhiều bình diện. Về văn xuôi,
các tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài phụ nữ có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
(nửa đầu thế kỷ XVI), Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1948), Kiến
văn lục của Vũ Trinh (1759 - 1828)... Truyện Nôm cũng có rất nhiều tác phẩm viết
về đề tài này, nhưng tiêu biểu hơn cả là các truyện: Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm
Tải - Ngọc Hoa, Quan âm thị kính... và các truyện Song tinh bất dạ của Nguyễn
Hữu Hào (?-1713), Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790), Truyện Kiều của
Nguyễn Du (1766 - 1820)... Thơ ca viết về phụ nữ, nổi bật là thơ ca của Hồ Xuân

10


Hương, Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm,
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798)...
Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX trong các thể loại văn học, thơ ca cũng
như văn xuôi tự sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng như viết bằng chữ Nôm
dường như nở rộ đề tài viết về người phụ nữ và hình tượng người phụ nữ nổi bật lên

với hai nét cơ bản: hiện thân của cái đẹp và hiện thân của bi kịch đau thương. Từ
góc nhìn của văn học trong giai đoạn này, người phụ nữ chủ yếu được phản ánh
nghiêng về số phận bất hạnh và vẫy vùng trong lời kêu oán, than thân với khát vọng
được giải phóng.
Nhân vật phụ nữ ở thể loại tự sự hay trữ tình trong văn học trung đại, thường
đẹp cả người lẫn nết ít thấy có hiện tượng “xấu người đẹp nết” như trong văn học
dân gian. Vì vậy, các nhân vật chính diện là người phụ nữ trong văn học từ thế kỷ
XVI đến đầu thế kỷ XIX hầu hết có sự hài hoà giữa cái đẹp hình thức và cái đẹp về
tâm hồn. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ khác nhau, mỗi thân phận có
một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Trong bài thơ: “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người
mang vẻ đẹp bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm
chút mà mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng
mịn màng. Ta cũng bắt gặp người con gái như thế trong “Truyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng là một người phụ nữ tư dung tốt
đẹp, chăm chỉ, siêng năng khiến Trương Sinh đem lòng yêu mến mà bỏ ra trăm lạng
vàng rước nàng về làm dâu. Thuý Vân, Thuý Kiều trong tác phẩm lớn Truyện Kiều
của đại thi hào Nguyễn Du là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp
“mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Tuy mỗi người một vẻ nhưng đều là những bậc
tuyệt thế giai nhân.
Những người phụ nữ đẹp là thế, nhưng đáng tiếc họ lại sống trong xã hội
phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi
dập thân phận họ. Càng xinh đẹp lại càng đau khổ, càng bị chèn ép, bất công. Như
một quy luật khắc nghiệt thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Nàng Vũ Nương hiếu

11


thảo đảm đang, chung thuỷ thì bị nghi oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để
minh oan (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh

đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn mòn mỏi, lạnh
lẽo nơi cung cấm, chôn vui tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán
ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình
thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh
đau đớn, sinh ly tử biệt, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại (Chinh phụ
ngâm - Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp, tài hoa là thế, cũng
bị dập vùi trong cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, liên tiếp bị đọa đầy cả
thể xác và tâm hồn để rồi phải thốt lên rằng “thân lươn bao quản lấm đầu/ chút
lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều mà
còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đặc biệt văn
học thời kỳ này đã bước đầu phản ánh quan niệm con người cá nhân trong xã hội.
Nhiều nhà văn nữ trong giai đoạn này đã thể hiện sự chống đối lại quan điểm của xã
hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Văn học còn chú ý khám
phá nội tâm nhân vật. Các tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ
Xuân Hương khi mô tả người phụ nữ thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp
những đau khổ, những nỗi niềm riêng tư: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc
mệnh cũng là lời chung” hoặc bộc lộ những phản ứng “Chém cha cái kiếp lấy
chồng chung, Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” (Hồ Xuân Hương). Có thể khẳng
định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng,
hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại.
1.1.2 Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại
Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi
vào văn học một cách hết sức tự nhiên và cứ thế xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp
các trang viết của mọi thế hệ từ xưa tới nay. Ta biết nhiều tới người phụ nữ trong
truyện cổ, ca dao với những phẩm chất cao quý và thiên tính nữ cao đẹp. Đáng trân
trọng biết bao là người phụ nữ trong văn học trung đại, dù chịu nhiều bất hạnh đắng
cay mà vẫn giữ vẹn tấm lòng sắt son trinh bạch, vẫn không thôi khát khao hạnh

12



phúc. Để rồi trải qua thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian,
người phụ nữ hiện lên trong văn học hiện đại thật đáng khâm phục biết bao.
Văn học Việt Nam giai đoạn 30 - 45 tiếp tục khai thác về đề tài người phụ
nữ. Sáng tác của Tự lực văn đoàn đã xây dựng hình ảnh những người phụ nữ mới,
đòi quyền tự do yêu đương, vượt qua mọi lễ giáo phong kiến như Nhung trong
Lạnh lùng của Nhất Linh, hay Loan trong Đoạn tuyệt. Văn học hiện thực phê phán
giai đoạn này lại đi sâu tìm hiểu những bi kịch khác nhau trong cuộc đời người phụ
nữ. Đó là cuộc đời cơ cực lắm đắng cay của chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), là số
phận chìm nổi như Tám Bính (Bỉ vỏ – Nguyên Hồng), rồi đến những thân phận dở
người dở ngợm như Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao. Người phụ nữ hiện lên
như một biểu tượng về nỗi khổ đau chồng chất của kiếp người và cuộc đời họ bao
giờ cũng kết thúc trong sự bế tắc, tuyệt vọng.
Văn học giai đoạn 45 - 75 nhân vật người phụ nữ tiếp tục được phản ánh và
được làm nổi bật trong mối quan hệ với những vấn đề chung của thời đại. Tắm
mình giữa bầu không khí hào hùng của dân tộc, người phụ nữ góp phần không nhỏ
làm nên những chiến thắng vẻ vang. Đó là Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của
Nguyễn Minh Châu, Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Họ sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì Tổ quốc, dưới làn mưa bom lửa đạn, họ đã dũng
cảm quên mình bảo đảm cho đoàn xe ra trận. Đó là những con người bình thường
mà cũng vô cùng vĩ đại. Những con người mà cái chết của họ đã hoá thân vào quê
hương, đất nước, trở thành bất tử, vĩnh hằng.
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi bước tiếp quãng đường dài
(Hố bom và khoảng trời - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Chiến tranh không chỉ không khuất phục nổi những cô gái đôi mươi, mười
tám mà còn phải cúi đầu trước những người mẹ, người bà mái tóc đã pha sương.
Hình ảnh chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã ghi lại dấu ấn
đậm sâu trong lòng bạn đọc những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần
“còn cái lai quần cũng đánh”, mang bầu bẩy tháng nhưng người mẹ ấy vẫn xông


13


pha giết giặc cứu nước. Chị là nét son chói lọi về người phụ nữ Việt Nam thương
con và yêu nước tha thiết... Và còn rất nhiều những người mẹ, người chị anh hùng
nữa: Chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, cô giao liên trong Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng... Không thể kể hết những hy sinh thầm lặng của những người
bà, người mẹ, người chị ấy khi họ đã cống hiến cả tuổi xuân và cuộc đời cho Tổ
quốc. Những người phụ nữ ấy chính là niềm tự hào của đất nước, là niềm yêu mến,
kính trọng của nhân dân, là biểu tượng của cái đẹp mà Bác Hồ đã trao tặng tám chữ
vàng “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Có thể nói, người phụ nữ ở đây là con người của xã hội, của cộng đồng gắn
với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, được soi chiếu dưới cái nhìn lý tưởng mang
tính sử thi. Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc không đâu là không thấy bóng dáng
người phụ nữ Việt Nam, đi dọc chiều dài lịch sử thơ văn không đâu là không thấy
bóng dáng những con người đảm đang, bất khuất. Nhà thơ Huy Cận trong bài thơ
Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (1966) đã viết nên những câu thơ xúc động, chân
thành:
Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ
Sau năm 1975, văn học có xu hướng trở về với cái đời thường muôn mặt,
cảm hứng sử thi nhạt dần thay vào đó là cảm hứng thế sự đời tư. Vấn đề các nhà
văn quan tâm không phải là cuộc sống chiến đấu dũng cảm vì dân vì nước nữa mà
là con người của cuộc sống đời thường với những nỗi lo toan rất nữ. Người phụ nữ
hiện lên với tư cách con người cá nhân, những mảng đời riêng lẻ. Nhân vật nữ xuất
hiện đa dạng và phong phú, mỗi nhà văn tìm thấy cho mình một hướng đi riêng khi
khai thác đề tài này. Nhà văn Nguyễn Khải chú ý nhiều đến vai trò người vợ, người
mẹ nhỏ bé lặng lẽ can trường chống chọi với cuộc đời để tạo dựng một gia đình yên
ấm. Nhân vật nữ của nhà văn đẹp trong khó khăn thử thách, trong sự hy sinh. Đó là

Khuê trong Người vợ, bà cô trong Nếp nhà, chị Vách trong Đời khổ, chị Phúc trong
Chúng tôi và bọn hắn... Nguyễn Minh Châu thì lại tiếp tục phác họa vẻ đẹp truyền
thống của người phụ nữ nhưng chú ý nhiều hơn đến đời sống nội tâm của họ: Quỳ

14


trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Thai trong Cỏ lau, mẹ Êm trong
Miền cháy, Hạnh trong Bên đường chiến tranh... Người phụ nữ trong sáng tác của
Ma Văn Kháng cũng là những người đàn bà của cuộc sống thường nhật “sinh sinh
hoá hoá” biến đổi từng ngày, từng giờ. Nhà văn đã đặt họ trong môi trường thế sự
rộng lớn với sự đan xen ràng buộc của những mối quan hệ nhân tình thế thái đa
đoan phức tạp. Đó là mối quan hệ trong phạm vi gia đình: mẹ chồng nàng dâu, chị
em dâu, quan hệ vợ chồng... Từ môi trường cụ thể ấy, ánh lên vẻ đẹp đời thường
giản dị của người phụ nữ. Nguyễn Huy Thiệp lại tìm đến “thiên tính nữ” của người
phụ nữ qua một loạt truyện ngắn: Chảy đi sông ơi, Con gái thuỷ thần hay Nàng
Bua... Họ là một thế giới đầy bí ẩn và cần được khám phá với rất nhiều khao khát
về tình yêu, hạnh phúc. Biết bao mảnh đời khác nhau, có hạnh phúc ngọt ngào, có
bi kịch đắng cay, có tốt có xấu, có cao cả thấp hèn.
Văn học Việt Nam gần đây xuất hiện một đội ngũ đông đảo các nhà văn nữ
trẻ viết về người phụ nữ như một sự khám phá chính mình (Phan Thị Vàng Anh, Lê
Minh Khuê, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan…). Với
cái nhìn mẫn cảm bản năng , các nhà văn nữ thường quan tâm nhiều đến nỗi bất
hạnh, sự cô đơn và khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Bùi Việt
Thắng trong lời giới thiệu Truyện ngắn bốn cây bút nữ đã dẫn ra ý kiến: “Ai đó
từng nhận xét chí lý rằng văn học đang mang gương mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và
khoan dung, ngày càng tinh tế và đằm thắm”[]. Tác giả Văn Tâm trong bài viết
Phụ nữ và sáng tác văn chương lại khẳng định niềm tin vào sáng tác của các nữ văn
sĩ hiện nay, tin ở sự đóng góp: cái mảng khá bí ẩn là tâm hồn họ”.
Như vậy, hình tượng người phụ nữ là hình tượng xuyên suốt và nổi bật trong

nền văn học Việt Nam, gắn liền với sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con
người qua các giai đoạn văn học.
1.2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
1.2.1 Vị trí của nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu

15


Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Minh Châu không đặt vấn đề
người phụ nữ thành vấn đề trung tâm trong sáng tác. Nhưng qua thế giới nhân vật
nữ trong tác phẩm của ông ta lại nhìn thấy sự cảm thông sâu sắc đối với mỗi số
phận, đồng thời mỗi tác phẩm là một khúc ca về phẩm chất cao đẹp của người phụ
nữ. Mỗi nhân vật, mỗi cuộc đời là một khám phá mới của nhà văn. Họ hiện lên với
gương mặt rất riêng nhưng đều thể hiện cái nhìn ấm áp của nhà văn đối với người
phụ nữ Việt Nam nói chung. Qua khảo sát và thống kê bước đầu chúng tôi nhận
thấy trong số 6 tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết thì có 4 tác phẩm nhân vật chính
là người phụ nữ. Nhà văn cũng giành 14/25 truyện ngắn để viết về thế giới bí ẩn của
nữ giới. Ngay trong cuốn tiểu thuyết đầu tay là Cửa sông những gương mặt nữ nhân
vật như Thuỳ, bác Thỉnh, Tốt, chị Quý... đã để lại ấn tượng ấm áp trong lòng bạn
đọc. Bước đầu, các nhân vật này đã chứng tỏ ưu thế của nhà văn khi xây dựng hình
tượng người phụ nữ mà càng về sau chân dung người phụ nữ càng trở nên sinh
động, hấp dẫn.
Một đặc điểm dễ nhận thấy là người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu hiện lên rất phong phú, đa dạng, ở nhiều tư cách khác nhau, với những lứa
tuổi, nghề nghiệp tầng lớp khác nhau. Bên cạnh những bà mẹ trầm lặng, ưu tư, cuộc
đời đầy đau khổ, trắc trở như mẹ Êm, mụ Khởi (Miền cháy), bà Lập (Lửa từ những
ngôi nhà), sư già Thiện Linh (Mùa trái cóc ở miền Nam), bà mẹ xóm nhà thờ trong
truyện ngắn cùng tên... chúng ta còn bắt gặp nơi trang văn của ông hình ảnh những
cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên, trẻ trung như Nguyệt (Mảnh trăng cuối

rừng), Thận (Nhành mai), Nết, Hiền (Dấu chân người lính)... Nếu Phan Tứ dành
tình yêu của mình cho lớp trẻ thì Nguyễn Minh Châu lại quan tâm sâu sắc tới những
phụ nữ trung niên, những người đàn bà đã làm vợ, làm mẹ. Hình ảnh Huy, Phượng
(Lửa từ những ngôi nhà), Khơi, Cúc (Những người đi từ trong rừng ra), Xiêm (Dấu
chân người lính), Thai (Cỏ lau), Hoàng (Lũ trẻ ở dãy K), Hằng (Mẹ con chị Hằng),
Hạnh (Bên đường chiến tranh)... Là sự thể hiện tập trung những hiểu biết của nhà
văn về người phụ nữ. Bên cạnh những phụ nữ nông thôn, cục mịch, quê mùa nhưng
nhân hậu như bác Thỉnh (Cửa sông), người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa), bà

16


Ngan (Sống mãi với cây xanh)... Còn có những phụ nữ trí thức như Huy (Lửa từ
những ngôi nhà), Thuỳ (Cửa sông)... Có những tính cách sắc sảo, ghê gớm như Quỳ
(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Phi Phi (Cỏ lau)... Lại có những người
đàn bà sống âm thầm, lặng lẽ như Thai (Cỏ lau), Phượng (Lửa từ những ngồi nhà),
Xiêm (Dấu chân người lính)...
Dù viết về chiến tranh hào hùng hay cuộc sống đời thường, bình dị sau chiến
tranh thì Nguyễn Minh Châu vẫn luôn quan tâm đặc biệt đến những người phụ nữ.
Dù đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc đời và số phận của họ thì nhà văn vẫn tạo
nên được sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn đọc qua tác phẩm của mình.
Như vậy, có thể thấy trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nhân vật nữ
cũng là tâm điểm thu hút, giữ vị trí quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ
thuật về con người của nhà văn.
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu qua hình tượng người phụ nữ
Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn
nhà thơ khao khát hướng tới. Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ
bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con
người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung. Giáo sư Trần Đình

Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải
tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con
người được thể hiện trong tác phẩm của mình” [24; 15]. Nghĩa là, quan niệm nghệ
thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người, được thể hiện
thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp trong sáng tác văn học. Từ đó, thấy
được giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm. Đó thực chất là khả năng sáng tạo,
cảm thụ và miêu tả đời sống bằng sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn, bằng khả
năng nắm bắt quy luật và bản chất cuộc sống. Đây được coi là tiêu chuẩn quan trọng
nhất để thẩm định giá trị nhân văn vốn có của văn học, là cơ sở để nghiên cứu tính
độc đáo của các sáng tác cũng như sự tiến bộ nghệ thuật. Những biến đổi trong quan
niệm, cách tư duy của con người tất yếu tạo nên và biểu hiện những nét mới trong

17


việc xây dựng và miêu tả thế giới nhân vật. Sự đổi mới và đa dạng của văn học
trước hết là trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người: “Nền văn học
mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới” (J. Bêsơ). Quan niệm nghệ thuật
về con người luôn mang dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ và với một nhà văn
có quá trình sáng tác trải dài qua nhiều giai đoạn thì quan niệm nghệ thuật về con
người cũng có sự biến động và biến đổi chi phối sự biến đổi thế giới nghệ thuật của
nhà văn. Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của văn học trung đại sẽ khác
văn học hiện đại, quan niệm nghệ thuật về con người của Nhà văn Nguyễn Khải
không giống nhà văn Nguyên Ngọc. Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành
nhân tố vận động của nghệ thuật. Và khi nhà văn miêu tả những con người là kết
quả của sự vận động ấy thì sẽ làm văn học đổi mới. Quan niệm nghệ thuật về con
người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu
chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng
và thành tựu của văn nghệ sĩ nói chung.
Cách mạng tháng tám là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một trang mới đối

với đất nước và con người Việt Nam, chấm dứt ngàn năm chế độ phong kiến, hơn
tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp để bắt đầu một thời đại mới - thời đại độc
lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sau Cách mạng tháng tám, dân tộc Việt Nam cũng
phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kỳ gian khổ
nhưng cũng rất hào hùng. Mọi đổi thay ấy cũng đem đến cho văn học Việt Nam
những sắc diện mới, luồng sinh khí mới ở nhiều khía cạnh trong đó có quan niệm
nghệ thuật về con người. Nếu con người văn học chặng 1945 – 1954 là “con người
tập thể”, “thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng”, “tham dự vào các biến cố lịch
sử, gánh vác cuộc kháng chiến qua các tổ chức, các đoàn thể của mình”, “ít có
những dằn vặt, suy tư, giằng xé nội tâm”, “dứt khoát toàn tâm vì sự nghiệp chung,
hoà mình trong tập thể” [14; 23-24-25]. Nếu con người trong văn học Việt Nam
chặng 1955 -1964 là “con người trong sự thống nhất riêng chung”, “nhìn nhận
giải pháp duy nhất để giải quyết các số phận cá nhân và khát vọng hạnh phúc của
con người là sự hoà hợp với tập thể, cách mạng và cuộc sống mới xã hội chủ

18


nghĩa” [14;28-30]; thì con người trong văn học việt Nam giai đoạn 1965 - 1975
mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta tuy vô cùng dữ dội, ác liệt nhưng
đã khơi dậy được sức sống tiềm tàng, ý chí đấu tranh, tinh thần đoàn kết của con
người Việt Nam. Tất cả kề vai, sát cánh để phục vụ tiền tuyến hướng đến chiến
thắng. Văn học chặng này đã nhanh chóng nhập cuộc, khai thác và thể hiện con
người “ trên phương diện con nguời chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá
nhân như là biểu hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng
dân tộc, thậm chí của thời đại, của cả nhân loại” [14;33].
Nguyễn Minh Châu là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam hiện đại, không chỉ có đóng góp xuất sắc cho văn học chống Mỹ mà còn
là người “mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới

văn học từ sau 1975. Giai đoạn 1954 – 1975, tài năng Nguyễn Minh Châu được
khẳng định với sự ra đời của hai cuốn tiểu thuyết Cửa sông (1966), Dấu chân người
lính (1972), và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Nhà văn đã kịp
thời phản ánh không khí sôi động của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của
con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, đồng thời ông cũng có những phát hiện
đáng suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và số phận con người trong
chiến tranh. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn
chế của nền văn học thời chiến tranh và dũng cảm tìm kiếm con đường đổi mới
sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa
từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Các
truyện ngắn ra mắt bạn đọc đầu những năm 1980 của Nguyễn Minh Châu thực sự là
những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người. Như nhiều cây bút
cùng thời khác, được đắm mình trong không khí náo nức, sôi sục và hào hùng của
thời đại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”,
Nguyễn Minh Châu đã viết những trang văn đầy mê say, hào sảng ngưỡng vọng về
dân tộc, thời đại và thế hệ trẻ. Nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn giai đoạn này
là những cô gái thanh niên xung phong, những cô du kích, những cô giáo trẻ nhiệt

19


tình cống hiến và say mê lí tưởng, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc. Giữa
chiến trường ác liệt, họ vẫn thật lạc quan, hồn nhiên, mơ mộng, giàu ước mơ, nhiều
khát khao lãng mạn. Nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu thời kì này không chỉ có
vẻ đẹp ngoại hình mà tâm hồn họ cũng vô cùng trong sáng thánh thiện, ấp ủ trong
lòng một tình yêu thuỷ chung, vẹn nguyên một niềm tin bất diệt ở tương lai tươi
sáng của Tổ quốc.
Trong những năm chiến tranh, khi hướng tới sự khái quát bức tranh lịch sử
với cảm hứng sử thi lãng mạn, Nguyễn Minh Châu đã tập trung thể hiện những vẻ
đẹp cao cả cùng với “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

Con người trong tác phẩm của ông trước hết là con người có lí tưởng sống cao đẹp,
ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nhân vật trung tâm của thời đại đó là những con người tập thể, con người cộng
đồng mang khát vọng và bản lĩnh anh hùng. Con người hiện lên dưới cái nhìn lí
tưởng hoá tràn đầy cảm hứng ngợi ca. Cô giáo Thuỳ trong Cửa sông (1960) đã
“dành một phần nhỏ thì giờ biên thư cho các học sinh của mình hiện đang ở các
đơn vị bộ đội vì tự coi mình như một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ đem
đến cho họ những lời động viên, có nhiệm vụ chăm sóc các chiến sĩ ngoài mặt
trận” [34; 16]. Thuỳ luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi guồng máy
sinh hoạt chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là
ích kỷ, là coi trọng hạnh phúc cá nhân” [34; 16]. Nguyệt, cô gái đi nhờ xe trong
Mảnh trăng cuối rừng đã để cả quần áo “nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ
giúp tôi buộc dây tời vào gốc cây” đã nấp ở mé ngoài để che chở cho Lãm vì “anh
bị thương thì xe cũng mất”, đã bình tĩnh, rành rọt chỉ đường cho Lãm và khi bị
thương vẫn tươi tỉnh, xinh đẹp” [48; 90].
Là con người của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn, nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn trước 1975 đã kết tinh được phẩm
chất tiêu biểu của con người Việt Nam. Trong tiểu thuyết Cửa sông người đọc
thương mến sự lạc quan, vui tươi của Tốt, cô hát nhiều, cười nhiều trước hôm đi
dân công mở đường đợt sáu tháng tận Miền Tây khu Bốn. Nguyệt trong Mảnh

20


trăng cuối rừng để lại ấn tượng khó quên bởi tình yêu của chị quá đẹp, quá lý
tưởng. Sống bền bỉ dẻo dai cùng lửa đạn chiến tranh bao năm vẫn chờ đợi người
con trai chưa từng hứa hẹn. Chỉ là một câu nói đùa nhưng người đọc đã thấy cách
Nguyệt hành xử rất phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc, sống có trước có sau,
trọn vẹn nghĩa tình: “anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư?” [48;
89], qua sự thu xếp, ứng xử tinh tế, nhân hậu khi đất nước có chiến tranh của người

đàn bà nông thôn xấu xí (bác Thỉnh trong Cửa sông). Vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ được Nguyễn Minh Châu miêu tả như một dạng của cái cao cả hào hùng, có
lúc toả ra chói chang thành một thứ ánh sáng kỳ lạ nơi Cửa sông, có khi huyền ảo,
mờ xa như Mảnh trăng cuối rừng hay vĩnh viễn là điều bí ẩn theo Dấu chân người
lính chìm sâu trong lòng đất. Miền đất phát lộ ánh sáng tâm hồn là nơi chiến trường
bom đạn, cũng có thể là vùng nông thôn thơ mộng, hiền hoà. Mỗi hạt ngọc tâm hồn
óng ánh một vẻ đẹp riêng nhưng không hoàn toàn lạ lẫm, bởi soi thấu vào trong có
thể thấy cả chiều sâu của truyền thống văn hoá, của tinh thàn dân tộc.Tư tưởng ấy
thể hiện qua suy nghĩ của Thuỳ trong Cửa sông: “… mỗi tấc đất làng Kiều, mỗi con
người quen biết mà mình từng chung sống, từng dạy dỗ con cái họ đều có một cuộc
đời gắn liền với lịch sử đất nước đầy thử thách, mỗi con người đều mang trong lòng
biết bao điều tốt đẹp mà mình có thể học hỏi, có thể khám phá suốt đời không hết
để tìm hiểu nhân dân mình” [49; 288].
Sự thuỷ chung đến mức khó tin của Nguyệt thực ra vẫn nằm trong mạch
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tài thu vén và lòng nhân hậu lạ thường
của bác Thỉnh vẫn là một biểu hiện của tinh thần giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
xưa nay. Những biến cố của chiến tranh có tác dụng như một thứ thuốc hiện hình
màu nhiệm làm sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn ấy. Về khía cạnh này, Nguyễn Minh
Châu tâm sự: “… đừng cho rằng ở bên trong những con người bình thường vừa
làm nên lịch sử ấy lại không có cái gì đáng gọi là kỳ diệu, cao cả, đáng để cho ngòi
bút nhà văn tìm tòi, khám phá (…) ở trong những con người chưa quen biết ấy đang
ẩn chứa một cái gì hết sức quý báu mà chỉ khi đất nước có giặc ngoại xâm tràn đến

21


hoặc trải qua khó khăn, gian khổ mới bộc lộ hết. Ở trong mỗi con người Việt Nam
có một đức Thánh Gióng” [51; 69 – 70].
Để xây dựng được những hình tượng nữ như vậy, Nguyễn Minh Châu
thường sử dụng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hoá nhân vật. Họ đều là những viên

ngọc sáng đẹp không tì vết. Khó có thể tìm thấy một khiếm khuyết trong phẩm chất
của họ. Cuộc hành trình mải miết đi tìm cái đẹp của nhà văn cho thấy “con người
vừa dễ hiểu vừa đầy bí ẩn” [51; 133]. Và ngòi bút giàu chất lý tưởng, lãng mạn vần
không cho phép ông tô vẽ cái đẹp một cách giản đơn. Cái đẹp không phải lúc nào
cũng lấp lánh lộ thiên mà luôn ẩn hiên xa vời, khó bề nắm bắt, gợi sự khát khao
khám phá, kiếm tìm. Ngay cả khi những trang cuối cùng của Dấu chân người lính,
Mảnh trăng cuối rừng khép lại, cái đẹp mơ hồ, bí ẩn trong tâm hồn Nết, Nguyệt,
Xiêm… vẫn để lại nỗi băn khoăn vương vấn trong lòng các nhân vật đóng vai trò
chứng kiến như Kinh, Lãm mở ra những chiều sâu thẳm trong tâm tưởng người đọc
và thậm chí chính tác giả cũng “cảm thấy sự sâu thẳm và cái bí ẩn không dễ gì hiểu
thấu được của tâm hồn, tâm linh con người, ngay khi ông đang đi tìm những hạt
ngọc trong tâm hồn con người”. Nhiều trang văn của Nguyễn Minh Châu viết bằng
giọng điệu ngợi ca với chất trữ tình ấm áp. Tinh thần yêu nước và kiên định lí tưởng
chủ nghĩa xã hội trở thành cảm hứng chi phối trang viết của ông trong đó có việc
xây dựng các nhân vật nữ. Giọng điệu này, theo nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan,
được quy định do cảm hứng tác giả, một phần là từ nỗi xúc động thật sự trước
những chiến công anh hùng của quân và dân ta, một phần là do tác giả cổ vũ động
viên nhân dân tham gia chiến đấu.
Ở giai đoạn này nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu là những người mang
trong mình lí tưởng cao đẹp, yêu lao động, tha thiết sống có ích, luôn vươn lên hoàn
thiện mình, có trái tim nhạy cảm với con người và cuộc sống. Dường như các nhân
vật nữ được khắc hoạ theo một công thức có sẵn, với những nét tính cách còn khá
giản đơn. Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu sớm bộc lộ thực tài và thiện tâm khi ngay
từ thời kì này đã chạm được vào nỗi trắc ẩn của con người, khơi dậy phần chìm
khuất của đời sống “ngay giữa những trang viết đầy hào sảng của Cửa sông, Dấu

22


chân người lính, người đọc đã mong manh cảm nhận dường như nỗi đau vẫn song

hành tồn tại cùng niềm vinh quang, ngay dưới chân tượng đài chiến thắng, và
những số phận éo le ngang trái trong đời tư, sự vênh lệch giữa số phận cá nhân với
số phận cộng đồng là điều có thực, là điều không tránh khỏi”. Trong Dấu chân
người lính bi kịch mà ông Phang và Xiêm con dâu ông phải trải qua cũng là nỗi đau
của bao nhiêu người Việt Nam khi có người thân trong gia đình như con, như chồng
cầm súng bắn vào đồng bào, phản bội quê hương. Thái độ có thể có trong tương lai
của đứa con đi học nước ngoài cũng làm cho chính uỷ Kinh trăn trở. Ngày mai, đứa
con đó trở về khi tiếng súng đã dứt, những người anh hùng hôm nay đã trở lại với
đời thường, liệu nó có biết ơn, có nhớ đến sự hy sinh xương máu của những người
lính, trong đó có cả Lữ - anh em của nó. Những nhánh rẽ trong mạch văn hào hùng
đã tạo cho tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 ít nhiều sự ám ảnh với
giọng suy tư, triết lí.
Nói tóm lại, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dành gần hai thập kỉ để khám
phá và ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kì ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong đó
hình tượng người phụ nữ cũng là một trong những tâm điểm.
Đối tượng muôn thủa của văn học vẫn là con người nhưng sau 1975 đối
tượng đó đã được thay đổi căn bản do có sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con
người. Con người với tư cách là đại diện cho cộng đồng với những khung tính cách
định hình được thay thế bằng con người cá nhân với những giá trị nhân văn cao cả
của nó. Được soi sáng bằng tư tưởng của Đảng, văn xuôi sau 1975 đã thực sự quan
tâm đến con người trên mọi bình diện khác nhau của cuộc sống.
Từ đầu những năm 80 trở đi Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận ngày càng rõ
nét những chuyển động có ý nghĩa thời đại của cuộc sống của văn học. Ông đã
mạnh dạn tự phủ định mình, đổi mới cách viết cách nhìn mới về con người, về cuộc
sống. Nguyễn Minh Châu luôn khẳng định cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, chất thơ của đời
sống nhưng ông không thi vị hoá cuộc sống, không nhìn cuộc sống dễ dãi một
chiều. Ông không chấp nhận quan niệm sơ lược giản đơn về cuộc sống và con
người.

23



Do vậy nếu ta đem so sánh Bức tranh, Cơn giông, Mùa trái cóc ở Miền Nam,
Cỏ lau với Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng…thì cảm hứng
và cách nhìn hiện thực, cách nhìn con người có khác. Ở một loạt sáng tác giai đoạn
sau 1975 và đầu những năm 80 càng ngày Nguyễn Minh Châu càng bộc lộ nỗi băn
khoăn của mình về con người. Điều mà ông đã từng bộc lộ trong một số bài tiểu
luận của mình, những dằn vặt, lo âu về vấn đề được và mất, thiện và ác, sự thay đổi
của con người trong hoàn cảnh chiến tranh. Giờ đây, vẫn cái khát vọng “Vì cuộc
sống tốt đẹp ngày mai, của người đang sống, hãy đừng làm người sống đau khổ
hơn”. Cách viết, cách nhìn cuộc sống con người của ông trầm lắng hơn nhưng
không kém phần day dứt. Ông có cảm giác “Tất cả mọi người ngửa mặt lên trời để
cầu xin lòng xót thương và lời tha thứ, đang gào lên trước cái ác cùng sự dửng
dưng trước cái ác của con người” [52; 536]. Bởi lẽ trong ông vẫn còn nguyên đó
cái ý nghĩ “Chiến tranh làm người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn” [52; 504].
Trong Cỏ lau chủ đề chính vẫn là con người trong mọi quan hệ trớ trêu của
số phận. Nhưng điều quan trọng là tác giả đã nhìn cuộc chiến tranh đi qua cuộc đời
của ba con người: Lực, Thai, Quảng như nó vốn có. Với bao nhiêu mất mát, đau
khổ, chịu đựng, chờ đợi đã khiến Thai vĩnh viễn không bao giờ tìm lại được hạnh
phúc đích thực của mình.
Người ta nói nhiều đến những đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với văn
học những năm gần đây. Nhưng có thể nói: “Cống hiến lớn nhất của ông là sự thức
tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn, đa dạng hơn trong cách nhìn nhận đánh giá về
con người” [13]. Ông kiên trì theo đuổi các giá trị đạo đức, đi sâu vào ngõ ngách
của đời sống thường nhật, phát hiện ra con người nhiều chiều, con người phức tạp.
Ông muốn sử dụng một thước đo khác - thước đo nhân bản để định giá con người từ
mọi hành vi sống, nhận ra cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện với cái ác, giữa
phần sáng và bóng tối trong mỗi con người. Vì vậy tác giả tránh được cái nhìn giản
đơn, dễ dãi, lý tưởng hoá nhân vật..
Điều nổi bật nhất khi nhà văn viết về người phụ nữ là tác giả đã huy động

vào đấy “Tâm hồn đa cảm dồi dào, ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống,

24


bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng” [9]. Ông đặc biệt yêu mến
trân trọng, xót xa và muốn cùng được chia sẻ những mất mát, khổ đau bất hạnh với
Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hạnh (Bên đường chiến tranh),
Thai trong Cỏ lau…Nguyễn Minh Châu cho rằng: Bằng tình yêu và tấm lòng nhân
hậu, vị tha người phụ nữ sẽ tạo dựng lại được niềm tin cho những người bị suy sụp
về tinh thần, sẽ làm cho cuộc sống xung quanh ta dễ chịu hơn, có ý nghĩa hơn.
Nguyễn Minh Châu hay viết về những giây phút bất chợt, những khoảnh
khắc hoàn hảo khi con người dưới tác động của trực giác, của tâm linh, của vô thức
bỗng nhận ra một cách sáng tỏ những việc làm nào đó hoặc toàn bộ con người, nhờ
đó mà có cách ứng xử đúng đắn. Trong tác phẩm của ông hay có những chi tiết
ngẫu nhiên khác thường tưởng như vô lý vậy mà vẫn được chấp nhận như bao điều
khác vốn có của cuộc sống. Có thể khẳng định đó là mẫn cảm tài năng của nhà văn
đã đạt tới mức sâu sắc. Vì vậy ta mới lý giải được điều băn khoăn khó hiểu tại sao
người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa phải chịu bao nhiêu trận đòn oan mà
không muốn bỏ chồng. Điều không thể đã trở thành có thể, điều tưởng chừng vô lý
vẫn có thể chấp nhận được cho dù sự lựa chọn chấp nhận của người đàn bà đó là
miễn cưỡng, là sự chịu đựng nhẫn nhục.
Phát hiện ra con người phức tạp, con người lưỡng diện không nhất quán với
chính mình, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã đi đúng vào quỹ đạo tư
duy của những nhà khoa học. Tinh thần quan tâm đến “nhân tố con người”, quan
tâm đến vấn đề đờì tư, đạo đức, thế sự đã giúp cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Minh Châu thoát khỏi lối mòn quen thuộc, dần dần đạt tới một quan niệm toàn diện
về con người, mở ra chiều sâu mới mẻ thú vị về cuộc sống đầy bí ẩn.
Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975 ta thấy quan
niệm nghệ thụât về con người đã chi phối sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả nói

chung và của nhà văn nói riêng. Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con
người là trung tâm mọi biến đổi của nền văn học, là tiêu chí để đánh giá sự đổi mới
của một cây bút hay một thời kì văn học.

25


×