BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Hòa
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Hòa
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đinh Phan Cẩm Vân
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI TRI ÂN
Khóa luận này là thành quả của những năm tháng gắn bó với văn chương của
tôi tại trường ĐHSP –ĐHQG TPHCM. Để hoàn thành khóa luận, ngoài nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của những người thân yêu.
Tôi xin gửi lời tri ân đến:
-
T.S Đinh Phan Cẩm Vân, người thầy nhiệt tình, tận tâm, luôn giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập cũng như thực hiện khóa luận.
-
Thầy cô khoa văn (ĐHSP – ĐHQG TP.HCM) và các trường đại học khác
đã truyền dạy kiến thức bổ ích cho tôi từ bậc Đại học đến Cao học.
-
Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn hỗ trợ, chia sẻ, động viên tôi trên
con đường học vấn.
TP.HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2012
Phạm Thị Hòa
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời tri ân
Mục lục
DẪN NHẬP ................................................................................................................1
Chương 1. VĂN HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG VĂN HÓA VÀ NHÀ VĂN
THIẾT NGƯNG ..................................................................................14
1.1. Văn học thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa ............................................................14
1.2. Thiết Ngưng trong dòng chảy thời đại............................................................20
1.2.1. Vài nét về cuộc đời Thiết Ngưng .............................................................20
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ....................................................................................23
1.2.3. Quan niệm của Thiết Ngưng về tiểu thuyết .............................................26
1.3. Người phụ nữ - Đề tài lớn trong sáng tác của Thiết Ngưng ...........................30
1.3.1. Người phụ nữ thôn quê .............................................................................31
1.3.2. Người phụ nữ thành thị ............................................................................37
TIỂU KẾT................................................................................................................43
Chương 2. VẺ ĐẸP TÂM HỒN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
THIẾT NGƯNG ..................................................................................44
2.1. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân ........................................................45
2.1.1. Ý thức cá nhân của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc ....................45
2.1.2. Người phụ nữ giàu cá tính ........................................................................49
2.2. Khát vọng vươn tới những giá trị chân chính .................................................74
2.2.1. Khát vọng dung hòa giữa bản năng và lí trí .............................................74
2.2.2. Niềm tin vào con người và hy vọng ở cuộc sống phía trước ...................86
2.2.3. Khát vọng yêu đẹp, sống đẹp ...................................................................88
TIỂU KẾT................................................................................................................94
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ..96
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ........................................................................97
3.1.1. Ngoại hình qua điểm nhìn trần thuật ........................................................98
3.1.2. Ngoại hình qua điểm nhìn của nhân vật đối diện .....................................99
3.2. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật ...........................................................106
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả xung đột nội tâm .....................................................108
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................................130
KẾT LUẬN ............................................................................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................164
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1
NHÀ VĂN THIẾT NGƯNG
1
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Hình tượng người phụ nữ trong văn học luôn là một đề tài bất tận. Trong văn
học truyền thống Trung Quốc, người phụ nữ được ví như những “viên ngọc” ẩn
mình, bởi họ phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến hàng ngàn năm, sống
phụ thuộc và tuân theo những khuôn mẫu, những luật lệ hà khắc của xã hội, họ khó
được sống thực với chính bản thân mình, chưa bao giờ dám làm theo tiếng gọi của
hạnh phúc. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 nổ ra, chấm dứt hàng ngàn năm
thống trị của giai cấp thống trị phong kiến Trung Quốc, người phụ nữ được giải
phóng về thân thể và tinh thần, hòa chung vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đặc biệt, giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa (1966 -1976) đã đem lại những
chuyển biến hết sức quan trọng cho nền văn học Trung Quốc hiện đại.
Tháng 5/1978, Đại hội mở rộng lần thứ 3 của hội liên hiệp văn học nghệ
thuật Trung Quốc khóa 3, khôi phục “hội văn liên”, hội nhà văn Trung Quốc và các
hội nhà văn địa phương. Từ những điều kiện thuận lợi đó, lực lượng các nhà văn lúc
bấy giờ như được “tháo cũi sổ lồng” sau những tháng năm phải dè dặt tránh né. Do
đó văn học thời kì này phát triển rực rỡ, đa thể loại, đề tài. Văn học Trung Quốc đón
nhận nhiều đóng góp quan trọng của các cây bút trẻ sau Cách Mạng Văn Hóa. Có
thể kể đến: Trương Hiền Lượng; Giả Bình Ao; Quách Mạt Nhược; Mạc Ngôn;
Quỳnh Dao; Trương Khiết; Vương An Ức… Khối lượng các sáng tác viết ra là vô
cùng nhiều nhưng không phải không có chất lượng. Bạn đọc đón nhận với thái độ
hân hoan càng làm tăng hiệu suất lao động của các văn sĩ. Một số lớn các tác phẩm
đem lại vinh quang cho các nhà văn như Phế Đô của Giả Bình Ao; Cao Lương Đỏ
của Mạc Ngôn; Thái Văn Cơ của Quách Mạt Nhược…
Có thể nhận xét thẳng thắn rằng, nền văn học Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng
của các luồng văn học ngoại lai, đặc biệt là từ Pháp, Mỹ. Điều này rất dễ hiểu bởi
Trung Quốc đã có thời gian dài trở thành “miếng bánh ngọt” khá ngon dưới sự đô
hộ của các nước này. Từ tháng 12/1984 đến tháng 1/1985 đã diễn ra Đại hội đại
2
biểu hội nhà văn Trung Quốc, đồng chí Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Ban chấp
hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ tuyên bố khẩu hiệu “Tự
do sáng tác”. “Nhà văn có đầy đủ tự do lựa chọn đề tài, chủ đề và phương pháp
biểu hiện nghệ thuật” [15]
Sau Cách Mạng Văn Hóa, xã hội Trung Quốc từ trong đau thương bước ra,
nhìn nhận lại chính mình, người phụ nữ cũng bước chân vào một xã hội mới với
tâm thế mới. Họ có điều kiện bộc lộ khát vọng thầm kín của mình, họ sống chân
thực hơn, mạnh mẽ hơn, và tất nhiên khát vọng của họ cũng không đi quá xa với
những giá trị nhân bản của con người. Các nhà văn đã sớm nhận thức được điều
này, hình tượng người phụ nữ đến với họ như một nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận.
Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Thiết Ngưng là một sự tiếp nối
nguồn cảm hứng ấy. Tuy nhiên trong sự khai thác của mình về hình tượng người
phụ nữ, nhà văn Thiết Ngưng đã có nhiều thành tựu mới đáng ghi nhận. Người phụ
nữ trong sáng tác của Thiết Ngưng là những con người rất bản năng nhưng cũng rất
lí trí. Họ không tuân theo sự sắp đặt trước của số phận mà luôn muốn vươn lên tìm
cho mình một cuộc sống mới trong khả năng có thể. Trong quá trình vươn lên đó,
họ phải trải qua biết bao đau thương, mất mát nhưng cũng nhờ đó mà họ trưởng
thành hơn, chín chắn hơn. Sự “lột xác” của người phụ nữ phản ánh một xu thế mới
trong xã hội – xu thế người phụ nữ dần làm chủ chính bản thân và cuộc sống của
mình. Hơn nữa “đi sâu vào thế giới tác phẩm của Thiết Ngưng như đi vào một
vườn hoa tâm linh rộng mở vô bờ, ở đó có hoa thơm và rộn tiếng chim, với những
nhân vật có xương có thịt và cả tầng tầng chúng sinh không được con người chú ý.
Thiết Ngưng yêu thương con người bằng cả trái tim yêu thương của mình, phanh
phui đến tận cùng thế giới tâm linh và trạng thái sinh tồn của nhân vật. Trong
nhiều năm qua như một thầy phù thủy có sức cảm thụ nhạy bén và trí tưởng tượng
phong phú, khả năng khám phá sâu sắc…” (trích “Nhân dân nhật báo Trung
Quốc”). Đây cũng chính là lí do lôi cuốn sự hứng thú của chúng tôi đến với đề tài :
Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng.
Những tác phẩm chính của Thiết Ngưng.
3
• Ôi, Hương Tuyết (哦,香雪)
• Chiếc Áo Đỏ Không Cúc (沒有紐扣的紅襯衫)
• Đề Tài Chuyện Tháng Sáu (六月的話題)
• Mạch Khiết Đoá (麥秸垛)
• Miên Hoa Đoá (棉花垛)
• Vĩnh Viễn Không Xa (永遠有多遠)
• Cửa Hoa Hồng (玫瑰門)
• Những Người Đàn Bà Tắm (大浴女)
Tác phẩm của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, …,Việt Nam,
một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như:
• Cửa Hoa Hồng (tiểu thuyết).
• Thành Phố Không Mưa (tiểu thuyết).
• Những Người Đàn Bà Tắm (tiểu thuyết).
• Chơi Vơi Trời Chiều (tập truyện ngắn).
1.2. Lý do thực tiễn
Ngày nay, trong xu thế rộng mở của thế giới, ngoài các vấn đề phát triển
kinh tế toàn cầu, vấn đề quyền trẻ em, quyền phụ nữ cũng được tổ chức nhân đạo
thế giới đặc biệt quan tâm, trong đó vấn đề “nữ quyền” – giải phóng phụ nữ vẫn
đang là điều nhức nhối của nhân loại. Đến với đề tài: Hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng cũng là một động thái góp tiếng nói ủng hộ của
chúng tôi đối với người phụ nữ trong phong trào tự giải phóng mình – “phong trào
bình định giới”. Người phụ nữ hoàn toàn có quyền làm chủ bản thân, làm chủ số
phận và tự tin vào tài năng (trong cái nhìn ngang bằng với nam giới) để đóng góp
công sức của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, của nhân loại. Chúng tôi
đồng tình với cái nhìn của nhà văn Thiết Ngưng về người phụ nữ - người phụ
nữ hiện đại năng động, thông minh, bản lĩnh luôn đấu tranh để được sống
đúng với bản chất, khát vọng chân chính của mình. Họ đã đứng vững và luôn
khẳng định mình trước nam giới, tiếng nói mạnh mẽ của họ là tiếng nói khẳng
4
định “nữ quyền” trong xu thế mới của thời đại. Họ xứng đáng được tôn vinh,
ca ngợi và đáng được tin yêu, trân trọng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước hết, chúng tôi điểm qua về tình hình tác phẩm của Thiết Ngưng đã
được dịch ra tiếng Việt :
• Tiểu thuyết Cửa Hoa Hồng được ra đời vào năm 1988 là cuốn tiểu thuyết đầu
tiên, đã làm thay đổi hẳn phong cách và chủ đề trong sáng tác của nhà văn Thiết
Ngưng. Thông qua mô tả sự cạnh tranh, tàn sát lẫn nhau của mấy thế hệ phụ nữ,
Thiết Ngưng muốn phơi bày những mặt tha hóa, xấu xa và đau thương trong cuộc
sống ở thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Tác phẩm được dịch giả Sơn Lê dịch ra Tiếng
Việt và được xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng quyền xuất bản giữa Nhà xuất
bản Phụ Nữ và nhà văn Thiết Ngưng vào tháng 9 năm 2003.
• Tiểu thuyết Những Người Đàn Bà Tắm ra đời vào năm 2000 miêu tả số phận và
sự trưởng thành về thế giới tinh thần của một phụ nữ, tác phẩm được độc giả hoan
nghênh nhiệt liệt khiến tên tuổi Thiết Ngưng đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc.
Tác phẩm cũng được dịch giả Sơn Lê dịch ra tiếng Việt và xuất bản lần đầu tiên tại
Việt Nam vào tháng 3 năm 2003 – Nhà xuất bản Thanh Niên, với tên gọi Khát Vọng
Thời Con Gái. Sau tái bản, tác phẩm được dịch lại tên theo nguyên tác là Những
Người Đàn Bà Tắm, tác giả Thiết Ngưng viết lời tựa và nhà phê bình Vương Trí
Nhàn viết lời bạt, bản dịch cũng đã được sửa chữa và chỉnh lý so với lần xuất bản
đầu tiên.
• Tiểu thuyết Thành Phố Không Mưa, dịch từ nguyên bản chữ Hán Vô Vũ Chi
Thành in trong tuyển tập Thiết Ngưng (Nhà xuất bản văn nghệ Bách Khoa, Thiên
Tân). Tác phẩm được dịch giả Sơn Lê dịch và sửa bản in – Nhà xuất bản Hội Nhà
Văn, in tháng 3 năm 2004)
• Tập truyện ngắn Chơi Vơi Trời Chiều, bản dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc
Đệ Thập Nhị Da – Nhà xuất bản văn nghệ Trường Giang – tháng 5 năm 2004. Bản
tiếng Việt xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng tác quyền giữa công ty văn hóa
5
và truyền thông Nhã Nam và tác giả Thiết Ngưng, 2005 – 2010. Tác phẩm do dịch
giả Sơn Lê dịch, nhà phê bình Vương Trí Nhàn giới thiệu - Nhà xuất bản Hội Nhà
văn, in quý I năm 2006.
Nhìn chung, các tác phẩm của Thiết Ngưng chưa được dịch thuật nhiều ở
Việt Nam nên việc nghiên cứu còn hạn chế. Các sáng tác của Thiết Ngưng chỉ được
đề cập ở một số tác phẩm nghiên cứu văn học nói chung, hoặc xuất hiện ở các tạp
chí, các bài giới thiệu sách, các bài cảm nhận trên các trang mạng (website) văn
học.
Trong lời bạt viết nhân dịp cuốn sách Những Người Đàn Bà Tắm được dịch
sang Tiếng Việt, bản in lần thứ nhất của NXB Văn Nghệ Xuân Phong - tháng 3 năm
2003, dịch giả Sơn Lê, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã viết: “Lối viết
bám sát dòng ý thức, cách bắt đầu câu đối thoại mà cứ để trơn, không dùng dấu
gạch đầu dòng và lời dẫn của tác giả thì được đặt lẫn giữa lời nhân vật khiến cho
“Những Người Đàn Bà Tắm” khá hiện đại. Song nhờ sự vận dụng nhuần nhị,
những tìm tòi trên trở nên tự nhiên và toàn bộ vẫn toát lên một cốt cách cổ điển.”
Với Vương Trí Nhàn thì đây quả là một sự đối thoại giữa cũ và mới, giữa cổ điển và
hiện đại. Điều này cho thấy nhà phê bình Vương Trí Nhàn đánh giá rất cao những
đổi mới trong sáng tác của Thiết Ngưng.
Cũng trong lời bạt này, tác giả viết: “Dù chỉ viết về những chi tiết có vẻ đời
thường khi đọc lại tiểu thuyết như “Những Người Đàn Bà Tắm” người ta vẫn thấy
không khí gọi là Cách mạng ở Trung Quốc hai chục năm, chúng cắt nghĩa tính cách
con người Trung Hoa hiện đại”. Vương Trí Nhàn mong muốn: “… trong hoàn
cảnh của một người viết phê bình văn học loanh quanh ở Hà Nội và không đọc
được bao nhiêu, sao tôi vẫn muốn tin rồi tác phẩm này của Thiết Ngưng sẽ không bị
phôi pha rất nhanh như nhiều cuốn sách “nổi loạn” đương thời. Mà, không biết
chừng, sẽ gia nhập vào kho tàng cổ điển của nền văn học Trung Hoa vốn giàu
truyền thống lịch sử”.
Báo Công An Nhân Dân số ra thứ Tư, ngày 9/4/2008 đăng bài Nữ Văn sĩ
Thiết Ngưng thiên vị người cùng giới của tác giả Lê Huy Tiêu có viết: “Nhiều tác
6
phẩm của Thiết Ngưng thành công trong việc miêu tả vẻ đẹp của phụ nữ. Đó không
phải là vẻ đẹp yếu đuối của những người con gái kiểu xưa mà là vẻ đẹp khỏe
khoắn.” […] “Trong "Đại Dục Nữ", ngoài việc ca ngợi vẻ đẹp thuần phác thanh tú
và miêu tả dục vọng sinh tồn của những người con gái ra, tác giả tiếp tục phê phán
thái độ vô trách nhiệm của những người đàn ông”.
Nhân dịp tái bản lần thứ nhất tác phẩm Những Người Đàn Bà Tắm, báo Sài
Gòn Tiếp Thị và báo Tuổi Trẻ cũng cho đăng hai bài viết giới thiệu về cuốn sách
này. Hai bài viết đó có tên Những Người Đàn Bà Tắm – thách thức khuôn mẫu của
tác giả Nguyễn Hữu Trâm Anh và Những Người Đàn Bà Tắm – cuộc chiến giữa lý
trí và bản năng của tác giả Đỗ Phước Tiến. Như tên hai bài báo, hai tác giả này đã
đề cập đến hình ảnh người phụ nữ hiện đại trong Những Người Đàn Bà Tắm luôn
đấu tranh day dứt giữa lý trí và bản năng để tìm cho mình một cách sống thanh thản
nhất mà không trái với lương tâm.
Theo tạp chí Nghiên Cứu Văn Học số 10-2009, tác giả Trần Lê Hoa Tranh
có bài viết Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc (Viện Văn Học – Viện
khoa học xã hội Việt Nam), bài viết mang đến cái nhìn khái quát và sâu sắc về
những hiện tượng văn học nữ Trung Quốc. Trong đó, tác giả cung cấp nhiều thông
tin về các tác giả văn học nữ hiện đại và đương đại Trung Quốc, nhất là các tác giả
dòng “văn học linglei” gây chú ý trong thời gian qua nhưng chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống, toàn diện. Tác giả Hoa Tranh cũng đề cập đến những thành công
của nhà văn Thiết Ngưng đối với tác phẩm Ôi, Hương Tuyết; Cửa Hoa Hồng;
Thành Phố Không Mưa …
Theo tạp chí Văn Nghệ Trẻ với bài viết Thiết Ngưng, tiểu thuyết là những
món quà tôi dành tặng cho độc giả của tác giả Mỹ Duyên nhận định: “Đọc tác
phẩm của Thiết Ngưng, độc giả hình dung được bức tranh rõ nét về cuộc sống đầy
rẫy đau buồn cũng như chân dung của những người phụ nữ Trung Quốc điển hình.
Ở những sáng tác khác nhà văn lại vẽ nên bức tranh toàn cảnh về nông thôn Trung
Quốc trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội”.
7
Thiết Ngưng cũng được nhắc đến trong cuốn sách Một số vấn đề văn học
Trung Quốc đương đại, PGS-TS Hồ Sĩ Hiệp – Nhà xuất bản Đồng Nai, với bài
Thiết Ngưng với tiểu thuyết mới nhận định: “Thiết Ngưng có ý thức thẩm mỹ riêng
và ý thức nữ tính rõ ràng. Đối với linh hồn của nữ nhân vật, tác giả tìm hiểu để có
lời giải đáp. Tác phẩm của Thiết Ngưng thường lấy đề tài trong cuộc sống thường
ngày của con người bình thường, với mục đích thể hiện tâm linh, tình cảm của nhân
vật thông qua tường tận, cụ thể từng sự việc, sự vật”.
Tác giả Thiết Ngưng thực sự thu hút độc giả Việt Nam khi cuốn Đại Dục Nữ
được dịch sang tiếng Việt với tên gọi Những Người Đàn Bà Tắm. Cuốn sách đã
đem đến cho độc giả Việt Nam cái nhìn mới mẻ, táo bạo và đầy cá tính nhưng cũng
không kém phần nữ tính của các nhân vật nữ. Từ đây, những bài cảm nhận, những
nhận xét và phê bình cũng tập trung nhiều vào tác phẩm này. Đối với tiểu thuyết
Cửa Hoa Hồng (Dịch –xuất bản tháng 9 năm 2003), Thành Phố Không Mưa (Dịch
– xuất bản tháng 3 năm 2004) và tập truyện ngắn Chơi Vơi Trời Chiều (Dịch - Xuất
bản quý I năm 2006) chỉ được giới thiệu hoặc điểm thoáng qua về nội dung của tác
phẩm. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rất ít bài viết đi sâu vào nghiên cứu một
cách toàn diện về hình tượng những người phụ nữ trong các tác phẩm này.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Thiết Ngưng là nhà văn có tên tuổi trên văn đàn Trung Quốc, theo sự hiểu
biết của chúng tôi thì hiện nay các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của bà đã
được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình văn học đương đại Trung Quốc,
dạy học ở các trường Đại Học trong nước như “Giáo trình lịch sử văn học đương
đại”, cuốn hai, do Trần Tư Hòa chủ biên được dạy ở trường Đại Học Phúc Đán. Mặt
khác, các tác phẩm của bà còn được thể hiện ở một số bài cảm nhận, phê bình hoặc
một số bài giới thiệu ở mục điểm sách, xuất hiện trên các tạp chí, nhà xuất bản tại
Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, … Đặc biệt là sau khi bà được bầu vào chức vụ Chủ
Tịch Hội Nhà Văn Trung Quốc (2005) – vị nữ chủ tịch đầu tiên và trẻ nhất từ trước
đến nay của tổ chức này, sự kiện đó đã gây sự chú ý lớn trong giới báo chí và giới
phê bình văn học Trung Quốc lúc bấy giờ. Báo mạng cũng có những bài giới thiệu,
8
những nhận định về sáng tác của nhà văn, đồng thời điểm lại những thành công
cũng như những dấu ấn mang phong cách trong các tác phẩm của bà. Do quá trình
thu thập tài liệu còn nhiều hạn chế, nguồn tham khảo chính của chúng tôi khi tìm
hiểu về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Thiết Ngưng (tại Việt Nam cũng như
trên Thế giới) giới hạn ở giáo trình văn học đương đại Trung Quốc (bản tiếng Hoa)
của Đại Học Phúc Đán, Phê bình văn học đương đại Trung Quốc do Trần Minh Sơn
tuyển chọn và dịch, và một số bài viết bài cảm nhận, bài giới thiệu, … được đăng
trên các tạp chí (chủ yếu qua nguồn Internet). Trong đó, có một số bài viết có liên
quan, có giá trị tìm hiểu về nội dung cũng như nghệ thuật tiểu thuyết Thiết Ngưng.
Chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng vào trong quá trình tìm hiểu tiểu thuyết Thiết
Ngưng nhằm giúp cho khóa luận có cái nhìn hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn khi tìm
hiểu một hiện tượng văn học đương đại Trung Quốc.
• TRUNG QUỐC
Nhận xét về cuốn tiểu thuyết Cửa Hoa Hồng, nhà văn Hạ Thiệu Tuấn có
viết: “Cửa Hoa Hồng” là tập đại thành sáng tác của Thiết Ngưng, các mạch nguồn
sáng tác đều hội tụ lưu tại đây, là dấu ấn chín muồi của tư tưởng tác giả. Dấu ấn
chín muồi chỉ rõ tác giả đã cấu trúc cho mình một thế giới tinh thần, Thế giới tinh
thần này cũng đã dùng lời của Thiết Ngưng để nói, ấy là quan tâm, chú ý đến
“phương thức sinh tồn” trạng thái sinh tồn và quá trình sống của người phụ nữ”…
Trong cái thế giới tinh thần nữ tính của Thiết Ngưng có yêu thương, trìu mến, có
chiếm hữu, có dịu dàng và cả ghen tị, hiềm khích, có nhân nhượng và có cả phản
bội… ”[Hạ Thiệu Tuấn, nhà văn - Thiết Ngưng cuộc dạo chơi vui vẻ bên ngoài viết
văn ]
Qua nhận xét cho thấy, nhà văn Hạ Thiệu Tuấn có cái nhìn rất bao quát và
nắm bắt một cách sâu sắc các cung bậc tình cảm trong các mối quan hệ của các
nhân vật nữ thể hiện trong truyện. Đúng vậy! cuộc sống nội tâm của những người
phụ nữ ấy là cả một thế giới tinh thần phức tạp và đa diện. Nó gợi cho người ta cảm
nhận được sự tồn vong của kiếp nhân sinh đầy bí ẩn mà đẫm chất nhân văn.
Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) từng viết :
9
“ Đi vào thế giới tác phẩm của Thiết Ngưng như đi vào một vườn hoa tâm
linh rộng mở vô bờ, ở đó có hoa thơm và rộn tiếng chim, với những nhân vật có
xương có thịt và cả tầng tầng chúng sinh không được con người chú ý. Thiết Ngưng
yêu thương con người bằng cả trái tim yêu thương của mình, phanh phui đến tận
cùng thế giới tâm linh và trạng thái sinh tồn của nhân vật … […] Trong nhiều năm
qua bà như một thầy phù thủy có sức cảm thụ nhạy bén và trí tưởng tượng phong
phú, khả năng khám phá sâu sắc … Hiếm thấy trên văn đàn một nhà văn cuốn hút
người đọc lâu bền đến thế ”.
[Trích Nhân Dân Nhật Báo - Trung Quốc, ngày 07/03/2001]
Cùng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc, số ra ngày 07/03/2001 có
đoạn viết về cách sáng tác của Thiết Ngưng:
“… Bất cứ một kỳ tích nào cũng có thể thấy ở Thiết Ngưng, bởi trong nhiều
năm qua, bà như một thầy phù thủy có sức cảm thụ nhạy bén, đầu óc tưởng tượng
phong phú, khả năng khám phá sâu sắc, trình độ hiểu biết và phân tích hiếm có,
cùng kỹ xảo tinh tế đã liên tiếp cho người đọc những tác phẩm ưu tú với những sắc
màu và vẻ đẹp khác nhau, có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Từ những tác phẩm thời kỳ đầu
như “Ôi! Hương Tuyết”; “Tấm Áo Đỏ Không Cúc”; tiếp theo là “Cửa Hoa Hồng”;
“Thành Phố Không Mưa”; “Đụn Bông”; “Người Đàn Bà Chửa Và Con Bò”; “Đối
Diện” và gần đây là “Vĩnh Viễn Không Xa”; “Những Người Đàn Bà Tắm” … của
bà luôn luôn được người đọc trân trọng đón nhận”
Ngoài ra, rải rác ở các công trình nghiên cứu về văn chương của Thiết
Ngưng cũng đề cập đến tiểu sử, cuộc đời cũng như những đặc trưng, phong cách
nghệ thuật và những cách tân trong kỹ thuật viết văn của bà mà chúng tôi sưu tầm
từ các website trên Internet (có giá trị tin cậy) sẽ được chúng tôi sử dụng vào luận
văn và được liệt kê trong phần thư mục tham khảo.
Tất nhiên, đây là những cố gắng bước đầu của chúng tôi trong tiếp cận với
tài liệu tiếng Trung Quốc để tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Thiết
Ngưng. Bởi vì những năm gần đây, chắc chắn sẽ còn nhiều bài viết, bài tiểu luận,
phê bình hay luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ … nghiên cứu về Thiết Ngưng mà
10
chúng tôi chưa có dịp khảo sát hết được, nhưng mục đích và hướng nghiên cứu
của chúng tôi là “hình tượng người phụ nữ” trong một số tiểu thuyết của Thiết
Ngưng, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đưa ra nhận xét
về “hình tượng người phụ nữ” trong tác phẩm Những Người Đàn Bà Tắm của bà mà
chưa đi sâu vào phân tích một cách sâu sắc, toàn diện về hình tượng người phụ nữ
trong sáng tác của bà, cũng như chưa đi sâu vào phân tích những đặc sắc nghệ thuật
mà tác giả sử dụng trong tác phẩm.
Nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết không phải là một
vấn đề mới nhưng đối với tiểu thuyết của Thiết Ngưng ở Việt Nam là một vấn đề
chưa được khám phá toàn diện. Vì vậy ở luận văn này, chúng tôi mong muốn đem
đến một cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh người phụ nữ hiện đại và một số khám
phá mới về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật qua ngòi bút của nữ văn sĩ
Thiết Ngưng.
3. Đối tượng và phạm vi đề tài
Ở luận văn này, chúng tôi tập trung làm rõ hình tượng người phụ nữ trong
tiểu thuyết của Thiết Ngưng, nhưng do thời gian hạn hẹp, chúng tôi chưa thể tiếp
cận với bản gốc của một số tác phẩm khác của Thiết Ngưng như Mạch Khiết Đóa
(1986) và Miên Hoa Đóa (1988) - hai tác phẩm này hiện nay chưa được dịch sang
tiếng Việt - mà chúng tôi sẽ khảo sát chủ yếu ở 3 tác phẩm Cửa Hoa Hồng (1988),
Thành Phố Không Mưa (1999) và Những Người Đàn Bà Tắm (2000), đồng thời
trong quá trình khảo sát, chúng tôi có đề cập đến một số truyện ngắn trong tập
truyện ngắn Chơi Vơi Trời Chiều (1982) nhằm đem đến một cái nhìn bao quát hơn
về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của nhà văn Thiết Ngưng.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các bài báo, bài phê bình, phóng sự, hình
ảnh có liên quan để làm rõ hơn nội dung đề tài trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng.
4. Phương pháp nghiên cứu
11
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính
sau đây:
4.1. Phương pháp tiểu sử
Văn học phản ánh đời sống hiện thực, đời sống tâm hồn, tính cách và tư
tưởng tình cảm của con người. Trong đó, phần trải nghiệm từ đời sống của chính tác
giả ít nhiều có liên quan đến nội dung tác phẩm. Do đó, khi nghiên cứu tác phẩm
của Thiết Ngưng, chúng tôi cũng nhận thấy có nhiều chi tiết liên quan đến đời sống
thật của bà. Bối cảnh xã hội, gia đình và đời sống nội tâm của tác giả là những yếu
tố có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm hứng sáng tác của nhà văn. Vì thế, khi tiếp
cận tìm hiểu đời sống thực của nhà văn Thiết Ngưng đã giúp chúng tôi hiểu và lý
giải được ý nghĩa và diễn biến tâm lý nhân vật trong tác phẩm của bà.
4.2. Phương pháp so sánh
Chúng tôi so sánh hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Thiết Ngưng
với tác phẩm viết về người phụ nữ của các tác giả đương thời khác để thấy được sự
tương đồng và dị biệt. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng phương pháp liên ngành
giữa văn học và điện ảnh để thấy được quá trình tiếp nhận tác phẩm của Thiết
Ngưng trong những lĩnh vực nghệ thuật khác.
4.3. Phương pháp tổng hợp
Từ những phân tích so sánh trên, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp
để tổng kết vấn đề. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thao tác thống kê, đối chiếu,
phân loại, loại hình, phân tích, tổng hợp…
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần: Dẫn nhập - Nội dung - Kết luận, trong đó phần nội
dung là phần chính của luận văn.
DẪN NHẬP: Giới thiệu những vấn đề khái quát về lí do chọn đề tài, những công
trình nghiên cứu trước đó đối với nhà văn Thiết Ngưng và các tác phẩm của bà, giới
hạn phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn.
NỘI DUNG: gồm 3 chương.
12
Chương
một:
VĂN
HỌC
THỜI
KỲ
CÁCH
MẠNG
VĂN
HÓA
VÀ NHÀ VĂN THIẾT NGƯNG
Ở chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách khái quát về nhà văn Thiết
Ngưng trong bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc, trước và sau Cách Mạng Văn
Hóa, trong mối quan hệ với gia đình, thời đại. Từ đó làm rõ sự ảnh hưởng tác động
lên nhận thức của nhà văn, đặc biệt là nhận thức về người phụ nữ trước và sau Cách
Mạng Văn Hóa. Người phụ nữ trưởng thành về tư tưởng, hoàn thiện về tâm hồn
trong nhịp sống hiện đại của xã hội. Từ đó lí giải vì sao người phụ nữ trở thành một
đề tài lớn trong các sáng tác của Thiết Ngưng. Chúng tôi sẽ khái quát cả hai đối
tượng: Người phụ nữ thôn quê và Người phụ nữ thành thị.
Chương hai: VẺ ĐẸP TÂM HỒN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
THIẾT NGƯNG
Để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn Người phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng,
chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề về ý thức cá nhân của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến qua một số tác phẩm văn học truyền thống và nhân vật nữ trong các
sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn v.v…, để từ đó thấy được sự kế thừa, sự phát triển, sự
thức tỉnh của ý thức cá nhân người phụ nữ hiện đại trong sáng tác của nhà văn Thiết
Ngưng. Từ đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích vẻ đẹp đầy cá tính, vẻ đẹp bản năng
và lí trí của người phụ nữ với khát vọng vươn tới những giá trị chân chính: Khát
vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc, khát vọng làm chủ bản thân, hòa với xu thế đổi
mới của xã hội hiện đại.
Chương ba:
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ
NỮ
Ở chương này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày những thủ pháp nghệ thuật
đặc sắc được nhà văn Thiết Ngưng sử dụng hiệu quả trong xây dựng hình tượng
nhân vật nữ. Chúng tôi sẽ chú ý đến nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật như xung đột nội
13
tâm, ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại), thủ pháp dòng ý
thức v.v…
KẾT LUẬN: Phần kết luận khái quát lại những vấn đề tác giả, tác phẩm, khẳng
định sự đóng góp của tác giả và tác phẩm với nền văn học đương đại Trung Quốc,
văn học thế giới, đồng thời khẳng định lại một lần nữa sự đóng góp của khóa luận
trong sự nghiên cứu về nhà văn Thiết Ngưng và các tác phẩm của bà so với các
công trình nghiên cứu trước đó.
14
Chương 1. VĂN HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG
VĂN HÓA VÀ NHÀ VĂN THIẾT NGƯNG
1.1. Văn học thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa
Theo chỉ thị của chủ tịch Mao Trạch Đông, ngày 16/05/1966, hội nghị Bộ
Chính Trị mở rộng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ra thông tư chính thức phát
động cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản” (Gọi tắt là “Cách Mạng Văn Hóa”).
Đây là một làn sóng vận động chính trị chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc hiện
đại. Cuộc Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu từ năm 1966 và kết thúc vào năm 1976.
Lịch sử Trung Quốc trải qua 10 năm động loạn, bi thảm gây tổn thất và ảnh hưởng
sâu rộng đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học. Đặc biệt là gây đau thương cho
nhân dân, cho bao nhiêu cán bộ ưu tú của Đảng và nhà nước Trung Quốc. Trong
cuộc vận động này, các phần tử trí thức là người trực tiếp bị bức hại, bởi vì “Đại
Cách Mạng Văn Hóa” từ lúc bắt đầu, dựa trên nền tảng nghệ thuật văn học làm lãnh
vực phê phán chủ yếu, tuy là sau lưng nó có nhiều quyền lực chính trị hiểm ác làm
bộ phận quan trọng.
“Trong những năm đầu thập kỷ 60, do sai lầm tả khuynh trong chỉ đạo, khoa
học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều tổn thất.
Những mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động xã hội và đời sống văn nghệ Trung Quốc. Nhiều tác giả, tác
phẩm bị quy chụp là “cỏ độc” là “chống Đảng” một cách vô căn cứ . Tháng 11
năm 1963, Mao Trạch Đông đã phê phán Bộ Văn Hóa là “Bộ của Đế Vương quan
tướng, của tài tử giai nhân, của thây ma ngoại quốc” [28; 334].
Tháng 1 năm 1964, Trung Ương Đảng Trung Quốc tổ chức tọa đàm về văn
nghệ, nhận định rằng trên mặt trận văn nghệ, giai cấp vô sản và chủ nghĩa xã hội chỉ
chiếm được một vị trí rất nhỏ, phần lớn trận địa văn nghệ do chủ nghĩa phong kiến,
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại chiếm giữ. Nhận định đó đã gây chấn động lớn
trong giới văn nghệ sĩ. Tiếp theo đó là cuộc “chỉnh phong” nhằm phê phán các văn
nghệ sĩ tiêu biểu. Nhà soạn kịch nổi tiếng Điền Hán trong kịch bản Kinh kịch Tạ
15
Giao Hoàn có nhắc lời của Võ Tắc Thiên: “Nước nâng thuyền mà cũng lật thuyền”
đã bị quy tội là “kêu gọi quần chúng lật đổ chuyên chính vô sản”. Điền Hán bị quy
là “nhà văn chống Đảng”. Nhiều văn nghệ sĩ tiêu biểu lúc bấy giờ như Hạ Diễn,
Dương Hán Sênh, Mao Thuẫn, Mạnh Siêu … đều bị phê phán. Từ đầu năm 1964,
phong trào phê phán lan ra các lãnh vực triết học, kinh tế học, sử học, giáo dục
học,…
Ngày 10/11/1965, Văn Hối Báo (Thượng Hải) đăng bài của Diêu Văn
Nguyên 1 phê phán vở kịch Hải Thụy Bãi Quan của tác giả Ngô Hàm Ứng (Phó chủ
tịch hội sử học Trung Quốc, chủ tịch hội sử học Bắc Kinh) gây chấn động lớn trong
các giới học thuật, văn nghệ. Cuộc phê phán, quy kết đối với giới học thuật và văn
nghệ sĩ những năm đầu thập kỷ 60 là nhằm tạo dư luận để chuẩn bị Cách Mạng Văn
Hóa. Bài báo của Diêu Văn Nguyên phê phán vở kịch Hải Thụy Bãi Quan của tác
giả Ngô Hàm Ứng là phát súng hiệu mở màn cho cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa
Vô Sản” sau đó.
Sở dĩ Ngô Hàm Ứng viết Hải Thụy Bãi Quan là do hưởng ứng sự phát động
của Mao Trạch Đông vào năm 1959 – Tuyên truyền học tập theo chủ trương của
Hải Thụy, nhưng vì Bàng Đức vẫn hoài bão trên hội nghị Lư Sơn với chính sách
“Đại Nhảy Vọt” nên đã bày tỏ một số ý kiến phê bình quyết liệt với Mao Trạch
Đông để tranh chức Bộ trưởng quốc phòng. Khang Sinh và Giang Thanh đã mượn
nội dung của vở kịch Hải Thụy Bãi Quan và ý kiến của Bàng Đức tác động đến
Mao Trạch Đông, thúc đẩy Mao Trạch Đông nhận định vở kịch này có ý nghĩa “ám
chỉ”. Bài viết phê phán của Diêu Văn Nguyên là do gợi ý trực tiếp từ kế hoạch của
Giang Thanh và Trương Xuân Kiều, đồng thời cũng do chính Mao Trạch Đông tán
đồng sau khi thẩm định lại vở kịch. Từ ngày 29 tháng 11 năm ấy, toàn quốc chủ yếu
chuyển tải bài báo do nhân dân xuất bản một chiều.
1
. Diêu Văn Nguyên nằm trong nhóm “Bè lũ bốn tên” bao gồm: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn.
16
Tháng 2 năm 1966, Giang Thanh được Lâm Bưu lấy danh nghĩa ở Thượng
Hải chiêu mộ hội đàm công tác văn nghệ quân đội, sau đó hình thành một bộ kỷ yếu
do Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Trần Bá Đạt soạn thảo và Mao Trạch Đông
thẩm duyệt sửa đổi. Kỷ yếu có 10 điều nội dung, bao gồm “Hắc tuyến chuyên chính
luận”, tổ chức đội văn nghệ mới, phá trừ đội văn nghệ mê tín, bài trừ đối với văn
nghệ cổ điển, mê tín Trung Ngoại, phản đối văn nghệ ngoại quốc tu chính chủ nghĩa
… Đồng thời điểm danh phê phán và rất nhiều những tác phẩm văn nghệ (có liên
quan). Trong đó liên quan đến “văn nghệ hắc tuyến chuyên chính luận” được giải
thích như sau: Giới văn nghệ kiến quốc nhận thấy văn nghệ hắc tuyến đã mắc phải
một điều đối lập với tư tưởng của Mao Trạch Đông, phản động, phản Đảng, phản
Xã Hội Chủ Nghĩa… (Phạm Thị Hòa dịch) [44; 163]. Điều này cho thấy “Hắc
tuyến” chính là tư tưởng văn nghệ của giai cấp tư sản và hiện nay tư tưởng văn nghệ
tu chính chủ nghĩa kết hợp với văn nghệ thời kỳ những năm 30, cùng với những
biểu thị của những tư tưởng văn nghệ này nên cần phải “tiến hành một mặt trận đại
cách mạng văn hóa chủ nghĩa xã hội, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ những kiểu văn
nghệ hắc tuyến này” [44; 163]. Mặt khác tổ chức đội ngũ văn nghệ mới cùng phối
hợp từ đường lối văn nghệ và tổ chức văn nghệ, hai phương diện này đã phủ định
hoàn toàn lịch sử và hiện trạng của văn nghệ mới. Điều này đã làm nên cuộc thanh
trừng thảm hại trong giới văn nghệ sĩ và ảnh hưởng cực hại cho sự phát triển của
văn nghệ sau này.
Tháng 4 năm 1966, để thực hiện được hội nghị kỷ yếu này, Lâm Bưu đã ủy
quyền cho Giang Thanh triệu tập mở cuộc họp công tác văn nghệ quân đội bàn bạc
về việc ra kỷ yếu, lấy hình thức văn kiện của Trung Ương Cộng Sản Đảng phát
động đến toàn Đảng.
Trong hội nghị thảo luận kỷ yếu này, cái gọi là “Đề cương tháng 2” được
hình thành, nó hoàn toàn đối lập và phủ định những đóng góp của các tác giả sau
này. Nội dung “Đề cương tháng 2” đã cường điệu vấn đề học thuật của tác giả Ngô
Hàm Ứng trong Hải Thụy Bãi Quan. Đồng thời khẳng định vai trò tuyệt đối của
Giang Thanh trong việc lãnh đạo hoạt động của giới văn nghệ .
17
Từ đầu những năm 1960 cho đến sau này, Giang Thanh chiếm một vị trí
quan trọng trong giới văn nghệ, được đề cao và được coi như là một hiện tượng nổi
bật của giới, điều này bộc lộ rõ những biến động mới. Nhưng thực chất nó là một sự
tiếp nối của phong trào “chống phái hữu” 2 ở thời kỳ “ngũ tứ” vào những năm 1957
trở đi.
Tháng 5 năm 1966, tại hội nghị Cục chính trị Trung ương mở rộng, Hồ Trần,
Lục Định, La Thoại Khanh, Dương Thưởng Côn bị coi là “tập đoàn phản Đảng”,
“Đề cương tháng 2” cũng bị xoá bỏ, nguyên “văn cách ngũ nhân tiểu hổ” cũng bị
giải tán và thống nhất thông qua. Khang Sinh, Trần Bá Đạt tiến hành soạn thảo và
Mao Trạch Đông tiến hành thẩm duyệt, chỉnh sửa thành “Trung Ương Cộng Sản
Trung Quốc Ủy Viên Thông Tri” tức “Thông Tri 516” [44; 164]. Đây cũng là lần
đầu tiên biểu đạt một cách hoàn chỉnh lý luận cách mạng dưới chế độ chuyên chính
giai cấp vô sản của Mao Trạch Đông. Ba tháng từ sau Thông Tri 516 “Đại Cách
Mạng Văn Hóa Giai Cấp Vô Sản” đã có tính văn kiện và được chính thức phát
động. Ngày 18/8/1966, tại quảng trường Thiên An Môn, Mao Trạch Đông đã diễn
. “Tháng 5 năm 1957, Đảng Cộng Sản Trung Quốc triển khai phong trào “chỉnh phong”.
2
Nội dung của đợt chỉnh phong này là chống tệ quan liêu và bè phái, dùng biện pháp phê
bình và tự phê để giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Nhưng trong quá
trình triển khai chỉnh phong, thực tiễn đã diễn ra không như tinh thần chỉ đạo ban đầu,
dẫn tới sai lầm trong phong trào “chống phái hữu”. Từ ngày 20/09/1957 đến 09/10/1957,
Hội nghị Trung Ương 3 khóa VIII Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp, nhận định một cách
sai lầm rằng: Đa số trí thức là trí thức của giai cấp tư sản, là “lực lượng chủ yếu đối chọi
với giai cấp vô sản”, là một hướng hoạt động của các phần tử phái hữu . Mao Trạch Đông
quy cho những người có quan điểm khác với mình là “phái hữu” và dùng biện pháp
chuyên chính để xử lý họ”… chính vì vậy mà phần lớn trí thức bị quy là “phái hữu”. Họ bị
gắn đủ mọi tội lỗi : Chống Đảng, chống Chủ Nghĩa Xã Hội, họ bị đấu tố, bị lăng mạ, bị
nhục hình, bị sa thải và bị bắt bớ, giam cầm, … dẫn đến những hậu quả thật đau lòng
[28; 324].
18
thuyết trước đội quân Hồng Vệ Binh, hô hào tăng tốc và duy trì trên toàn quốc đối
với việc hưởng ứng những chỉ thị của cuộc đại cách mạng văn hóa giai cấp “chuyên
chính vô sản”.
Ngày 23/8/1966, Lão Xá – tác giả nổi tiếng trong giới văn nghệ Bắc Kinh bị
phê đấu, bị hành hạ tàn nhẫn, ông đã tự tử ở Bắc thành hồ Thái Bình, tiếp theo sau
đó là các nhà lý luận Diệp Nhu Quân, Thiểu Bàn Lan, Hồ Kim Kinh, Ba Nhân,
Trịnh Thạch, nhà phiên dịch Phù Lôi, nhà nghệ thuật Mã Liên Lương, Nghiêm
Phong Anh, Thái Sợ Sinh, Trịnh Quang Lý; Các nhà văn Triệu Thụ Lý, Điền Hán,
Ngô Hàm Ứng, Dương Tường, Giang Kiệt, Ngụy Kim Chi, Trần Tường Hạc, Tiêu
Đế Mộc, Hại Mạc, …Tùy theo “văn cách” được triển khai mà các nhà văn, nhà
nghệ thuật bị phê đấu, ép hại, … Sự nghiệp văn nghệ Trung Quốc đương thời đứng
trước những khó khăn, thử thách rất lớn, thậm chí nó còn phải đối đầu với những tai
họa, thảm họa .
Thấy rõ được sức mạnh của lực lượng văn hóa tư tưởng truyền thống (sau
khi “thanh trừng” xong), Giang Thanh tuyên bố “vô sản hóa giai cấp văn nghệ tân
kỷ nguyên” được bắt đầu, đồng thời dùng quyền lực ép các lực lượng trí thức, lực
lượng sáng tác phải “đấu tranh phục vụ cao độ cho chính trị hóa”. Khái niệm hóa về
sáng tác văn nghệ, mọi sáng tác trong “văn cách” đều phải xuất bản công khai. Nhìn
tổng thể văn học thời kỳ này phát triển một cách cô lập, “hoang vu”, tuy nhiên cũng
có những giai đoạn ngắn văn nghệ cũng có sự biến hóa nhưng chủ yếu vẫn là gắn bó
mật thiết với sự kiện chính trị đương thời.
“Văn cách” từ lúc bắt đầu cho đến những năm 1970, chính phủ đề xướng
“cách mạng như bản kịch”, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm văn
nghệ. Giang Thanh là người đích thân đào tạo những “văn nhân đích thực” để tạo ra
cái gọi là “tác phẩm cách mạng hiện đại”. Đến năm 1975 số lượng “văn nhân” đã
lên đến 18 người, trong đó có kinh kịch chiếm 11 người. Hoạt động sáng tác các tác
phẩm văn nghệ cách mạng do Giang Thanh chỉ đạo, chủ yếu đả đảo tất cả những tác
phẩm ngoại văn, văn hóa truyền thống trong thời đại lúc bấy giờ. Tuy số lượng
những tác phẩm ấy không nhiều nhưng những tác phẩm ấy được công khai lưu hành
19
thông qua các hoạt động sân khấu biểu diễn, đài phát thanh, điện ảnh và văn học
ngôn ngữ, … Nhà nước đã thống chế, tuyên truyền, cưỡng hành trong toàn dân và
hình thành khẩu hiệu “ba đột xuất”, “ba kết hợp” đối với quan niệm hình thức hóa
trong sáng tác văn học [44; 165]. Đây đều là lý luận cưỡng hành cho “văn cách kỷ
yếu”. Vì vậy nó đã ảnh hưởng vô cùng ác liệt đến các sáng tác văn học thời kỳ này.
Từ ngày 13/09/1971, phát sinh sự kiện Lâm Bưu phạm tội vượt ngục đến
cuối năm 1974, có thể xem “văn học Cách Mạng Văn Hóa” được công khai ở giai
đoạn lần thứ hai. Tùy vào biến động của tầng lớp lãnh đạo, quốc gia đối với chính
sách văn nghệ mà văn nghệ cũng có những tương quan và thay đổi thích ứng. Một
mặt sách văn nghệ được xuất bản có giới hạn như: Tháng 12/1971, báo Thành Thị
Bắc Kinh chủ trì xuất bản Bắc Kinh Tân Văn Nghệ (nguyên là Bắc Kinh Văn Nghệ,
theo sau là Quảng Tây Văn Nghệ, Quảng Đông Văn Nghệ và Cách Mạng Văn Nghệ
…). Mùa hè năm 1973, liên quan đến văn học, bộ phận các tỉnh thành cả nước, các
cơ quan báo chí cũng đã bắt đầu được phục hồi. Đồng thời các tác phẩm văn nghệ
thư tập cũng được phục hồi xuất bản, như Lỗ Tấn với tác phẩm đóng thành cuốn,
đến năm 1973 toàn bộ 24 cuốn đã được xuất bản, và Lỗ Tấn Toàn Tập (1938) gồm
20 cuốn cũng được in lại, vào năm 1974 đến 1975, các tác phẩm như Tam Quốc
Diễn Nghĩa, Nho Lâm Ngoại Sử, Thủy Hử Truyện và các tác phẩm cổ điển đều do
“nhân dân văn học” xuất bản, đây cũng được coi là thời kỳ cao trào của Cách Mạng
Văn Hóa.
Tháng 1 năm 1975, triệu tập đại hội toàn quốc lần thứ IV do Chu Ân Lai
tổng phụ trách báo cáo trước chính phủ về việc thực hiện “tứ hiện đại hóa”, đây là
mục tiêu chính của hội nghị. Có thể nói, đến lúc này về tổ chức cũng như về đường
lối, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình là hạt nhân của bộ máy nhà nước. Hội nghị đã
có một số thay đổi rất hiển sinh – tức thi hành một hệ thống chính sách trong nỗ lực
cải cách và giải quyết những hậu quả do Cách Mạng Văn Hóa để lại, đồng thời ổn
định lại chính trị, kinh tế và kiến thiết lại văn hóa. Đặng Tiểu Bình đã chủ trì công
tác trung ương, trực tiếp đẩy mạnh công tác điều chỉnh chính sách đối với văn nghệ.