TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỖ THỊ NHẠN
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN
TẠI THƢ VIỆN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện – Thông tin
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TH.S. TẠ THỊ MỸ HẠNH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tại thư viện tỉnh Ninh Bình, để hoàn thành
khóa luận của mình, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị cán bộ tại thư viện Tỉnh Ninh Bình,
sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong
Khoa Công nghê thông tin đã dạy dỗ em trong suốt thời gian em học tập tại
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị cán bộ của
thư viện tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ em và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành bài khóa luận của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè người thân đã động viên và
làm chỗ dựa tinh thần để em có thể hoàn thiện tốt nhất bài khóa luận tốt
nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa
học Th.S Tạ Thị Mỹ Hạnh - người đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn
em thực hiện và hoàn thiện bài khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận, song
do hạn chế về thời gian thực tập, kinh nghiệm của bản thân cũng như kiến
thức chuyên môn còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để bài
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thị Nhạn
LỜ I CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TH.S
Tạ Thị Mỹ Hạnh. Trong toàn bộ nội dung của khóa luận, những điều được
trình bày hoặc là của cá nhân tôi thu thập được trong suốt thời gian thực tập
tại thư viện, hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tất cả
các tài liệu tham khảo đều có xuất sứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật cho
lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Nhạn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nghĩa của từ viết tắt
1
TVTNB
Thư viện tỉnh Ninh Bình
2
NDT
Người dùng tin
3
DDC
Khung phân loại thập phân DEWEY
4
CNTT
Công nghệ thông tin
5
CD-ROM
Compact Disk Read Only Memory
6
TT-TV
Thông tin- Thư viện
7
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
8
CNTT
Công nghệ thông tin
9
CSDL
Cơ sở dữ liệu
10
CDS/ISIS
Computeriezed Documentable System /
Intergrate Set of Information System
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở phương phápluận và phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 5
Chƣơng 1. THƢ VIỆN TỈNH NINH BÌNH VỚI CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN NGUỒN TIN 6
1.1. Khái quát về Thư viện Tỉnh Ninh Bình 6
1.1.1. Vài nét giới thiệu về Thư viện Tỉnh Ninh Bình 6
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của thư viện 9
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thư viện 11
1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 13
1.1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện 14
1.2 Đặc điểm hoạt động của Thư viện tỉnh Ninh Bình 15
1.2.1 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 15
1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 20
1.2.3 Công tác phục vụ bạn đọc 23
1.2.4 Công tác luân chuyển tài liệu - phục vụ cơ sở 26
1.3 Khái quát về nguồn tin 27
1.3.1 Khái niệm nguồn tin 27
1.3.2 Phân loại nguồn tin 28
1.3.3 Đặc trưng của nguồn tin 29
1.4 Vai trò của nguồn tin 30
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN
TẠI THƢ VIỆN TỈNH NINH BÌNH
2.1 Cơ cấu nguồn tin tại Thư viện Tỉnh Ninh Bình 33
2.1.1 Theo nội dung tài liệu 33
2.1.2 Theo hình thức tài liệu 34
2.1.3 Theo ngôn ngữ tài liệu 36
2.2 Công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện tỉnh Ninh Bình 37
2.2.1 Chính sách phát triển nguồn tin 38
2.2.2 Hình thức và nguyên tắc bổ sung 43
2.2.3 Các nguồn bổ sung tại Thư viện Tỉnh Ninh Bình 45
2.2.4. Kinh phí bổ sung 47
2.2.5 Phối hợp bổ sung để tăng cường nguồn tin tại Thư viện Tỉnh Ninh Bình . 48
2.3 Tổ chức và quản lý nguồn tin 49
2.3.1 Tổ chức quản lý bằng hệ thống sổ sách 49
2.3.2 Tổ chức quản lý bằng hệ thống kho tài liệu 50
2.3.3 Tổ chức quản lý bằng hệ thống mục lục 51
2.3.4 Tổ chức quản lý bằng hệ thống máy tính nối mạng internet 52
2.4. Nhận xét và đánh giá về nguồn tin tại thư viện tỉnh Ninh Bình 53
2.4.1 Những điểm mạnh 53
2.4.2. Hạn chế 55
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH NINH BÌNH 57
3.1 Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển nguồn tin tại Thư viện tỉnh Ninh
Bình 57
3.2 Tăng cường kinh phí cho công tác phát triển nguồn tin 58
3.3 Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác
phát triển và khai thác nguồn tin 58
3.4 Nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin để khai thác nguồn tin có
hiệu quả 59
3.5 Phối hợp bổ sung tạo lập mối quan hệ ngày càng tốt hơn trong việc trao
đổi, chia sẻ nguồn tin 59
3.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của thư
viện 60
3.7 Nâng cao trình độ cán bộ tại thư viện tỉnh Ninh Bình 61
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong đó
có CNTT đã tạo ra những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền thông tin tri thức.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ là sự bùng
nổ của các nguồn tin. Thông tin được khai thác sử dụng để tạo ra của cải cho
xã hôi, nhờ có thông tin mà con người có được những hiểu biết, học hỏi được
những kinh nghiệm, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực
sản xuất. Sự thành công của mỗi quốc gia đều bắt nguồn từ việc nắm bắt
thông tin, nguồn tin trở thành nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặc
biệt của mỗi quốc gia bởi càng sử dụng thì giá trị của thông tin càng tăng.
Chính vì vậy việc tổ chức, khai thác và sử dụng nguồn tin là một công việc
hết sức quan trọng của mỗi quốc gia để tạo ra tiềm lực về kinh tế, chính trị,
quân sự và văn hóa.
Nguồn tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học là yếu
tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động thông tin, là cơ sở để các nhà
lãnh đạo, quản lý vạch ra những chủ trương, đường lối đưa công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước có những bước tiến vững chắc.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật và kinh tế cạnh tranh quyết liệt khối
lượng thông tin ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu của người dùng tin
(NDT) đòi hỏi ngày một sâu, nhanh, chính xác, và đa dạng. Muốn thỏa mãn
được các nhu cầu đó các cơ quan Thông Tin - Thư Viện (TT-TV) phải có một
nguồn lực đủ mạnh để đáp ứng, luôn cần có sự đổi mới đảm bảo tính hiệu quả
phù hợp với nội dung, thời gian và chất lượng.
Thư viện tỉnh Ninh Bình là một thư viện lớn, trung tâm của tỉnh trực
thuộc Sở Văn hóa thể thao và du lịch quản lý đã và đang thực hiện rất tốt vai
2
trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng bạn đọc trên địa
bàn tỉnh.
Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn quá trình cung cấp thông tin, cũng như
thỏa mãn nhu cầu dùng tin của bạn đọc thì thư viện cần phải có kho tài liệu
phong phú cả về nội dung và hình thức, về thể loại và ngôn ngữ. Để đạt được
những yêu cầu đó thì công tác phát triển nguồn tin của thư viện phải thật tốt
cùng với những chính sách và kế hoạch thực hiện hết sức đúng đắn, hợp lý và
sát với tình hình thực tế.
Mặc dù trong những năm gần đây, công tác tổ chức, quản lý và khai
thác nguồn tin tại thư viện tỉnh Ninh Bình đã có những chuyển biến nhất định,
song hoạt động thông tin của thư viện vẫn còn một số những hạn chế trong
việc cung cấp đầy đủ những thông tin phục vụ tối đa nhu cầu của NDT tại thư
viện. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, đồng thời nhìn nhận rõ tầm quan trọng
của việc tổ chức và khai thác nguồn tin đáp ứng nhu cầu của NDT tại Thư
viện em đã chọn đề tài: “Công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện tỉnh Ninh
Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với hy vọng nhìn nhận được rõ thực
trạng, đồng thời đóng góp những ý kiến của cá nhân để giúp thư viện có
những kế hoạch trong công tác xây dựng và phát triển nguồn tin nhằm phục
vụ cho đông đảo đối tượng bạn đọc trên địa bàn tỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu
Công tác phát triển nguồn tin trong thư viện chiếm một vai trò rất quan
trọng, nguồn tin (vốn tài liệu) là cầu nối giữa bạn đọc và thư viện, giúp thư
viện hoàn thành tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình, thỏa mãn nhu cầu
của bạn đọc, đồng thời tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa bạn đọc và thư viện
ngày càng khăng khít hơn.
Các đề tài nghiên cứu khoa học về thư viện nói chung khá phong phú.
Công tác phát triền nguồn tin là đề tài thu hút khá nhiều công trình nghiên
3
cứu, chủ yếu là luận văn, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ở các trường Đại
học, Cao đẳng chuyên ngành Thư viện - Thông tin. Tại trường Đại học Văn
Hóa Hà Nội đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: Luận văn thạc
sỹ của Hà Thị Thu Hiếu“Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung
tâm Thông tin - Thu viện Đại học Thái Nguyên” năm 2002, hay đề tài của
sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Lan“Công tác xây dựng và phát triển nguồn lực
thông tin tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam” năm 2010. Mỗi đề tài đã đi sâu
nghiên cứu hiện trạng và giải pháp về công tác phát triển nguồn tin theo
những hướng khác nhau, dựa trên những đặc thù riêng của từng thư viện.
Ngoài ra còn có một số bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí Thông tin
- Tư liệu và tạp chí Thư viện của T.S Nguyễn Hữu Hùng, T.S Nguyễn Viết
Nghĩa, T.S Lê Văn Viết liên quan đến vấn đề tạo lập và khai thác nguồn tin.
Ngành Thư viện - Thông tin trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 cũng đã có
khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về đề tài này, song nghiên cứu về công tác
phát triển nguồn tin tại thư viện tỉnh Ninh Bình vẫn còn mới, đến nay chưa có
một đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ. Mặc dù vậy, những tài liệu nói
trên luôn là những tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tuc đi sâu nghiên cứu và
hoàn thiện khóa luận của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu tìm hiểu về thực trạng công tác phát triển nguồn tin của
thư viện tỉnh Ninh Bình, đánh giá ưu, khuyết điểm. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, phát triển
nguồn tin
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của thư viện tỉnh
Ninh Bình.
4
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của NDT tại Thư viện tỉnh Ninh
Bình.
- Kháo sát phân tích, đánh giá thực trạng của công tác xây dựng và
phát triển nguồn tin tại Thư viện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển
nguồn tin tại thư viện tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu về thực trạng công tác phát triển nguồn tin tại
thư viện tỉnh Ninh Bình.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác phát triển nguồn tin tại thư viện tỉnh Ninh
Bình từ 2009 đến nay.
5. Cơ sở phƣơng phápluận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển văn hóa.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Tiếp cận số liệu, nghiên cứu tài liệu
của Thư viện đã có, liên qian đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn, khảo sát NDT
tại Thư viện đề đánh giá đặc thù, nhu cầu tin của NDT.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Thông qua hai phương pháp
trước đó, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu thu thập
được để rút ra những bài học lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp
kiến nghị.
5
6. Đóng góp của khóa luận
6.1 Đóng góp về lý luận
Kết quả của khóa luận sẽ góp phần hoàn thiện về mặt lý luận của công
tác phát triển nguồn tin trong hoạt động thông tin thư viện.
6.2 Đóng góp về thực tiễn
- Những giải pháp, đề xuất kiến nghị kết quả nghiên cứu của khóa luận
là một trong những tài liệu giúp ích cho các thư viện công cộng nói chung và thư
viện tỉnh Ninh Bình nói riêng tham khảo trong công tác phát triển nguồn tin.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các đề tài có nội dung liên quan.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Thư viện tỉnh Ninh Bình với công tác phát triển nguồn tin
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn tin tại thư viện Tỉnh
Ninh Bình
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển
nguồn tin tại thư viện tỉnh Ninh Bình.
6
Chƣơng 1
THƢ VIỆN TỈNH NINH BÌNH
VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN
1.1. Khái quát về Thƣ viện Tỉnh Ninh Bình
1.1.1. Vài nét giới thiệu về Thƣ viện Tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, phía
Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Tây và Tây Bắc giáp
tỉnh Hoà Bình và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp Biển
Đông. Tỉnh có toạ độ địa lý từ 20
0
00’ đến 20
0
30’ vĩ độ Bắc và từ 105
0
30’ đến
106
0
10’ kinh độ Đông; diện tích tự nhiên là 1.388,71 km
2
, gồm 08 đơn vị hành
chính (06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố) với 146 xã, phường, thị trấn; tổng số
dân số trên 93 vạn người.
Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình phân chia Ninh Bình thành ba vùng
tương đối rõ nét: vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và
vùng ven biển phía Đông và phía Nam đã tạo nên một vùng đất phì nhiêu,
màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế hàng hóa toàn diện
cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy hải sản, công
nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm…Cùng
với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp Ninh Bình còn có thế mạnh phát
triển đa dạng các loại hình du lịch. Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh
và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên-
Hoa Lư) - là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt
Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du
lịch Tam Cốc - Bích Động (tại xã Ninh Hải- Hoa Lư) được mệnh danh là:
“Vịnh Hạ Long cạn”. Tam Cốc đẹp nổi tiếng và Bích Động được mệnh danh
là: “Nam Thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam, sau động Hương
7
Tích ở Hà Nội); Đền Thái Vi nơi in đậm dấu ấn của hai cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên, nơi thờ bốn đời vua nhà Trần; Khu hang động sinh thái
Tràng An; Chùa Bái Đính ngôi chùa lớn nhất ở nước ta, có diện tích 700ha
với vẻ đẹp hoành tráng của chùa Tam Thể, chùa Bái Đính đã được Trung tâm
sách kỷ lực Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hội đồng chuông lớn
nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam)”; Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng
cao và nặng nhất Việt Nam”, “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn
nhất Việt Nam”, ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”; Khu du lịch sinh
thái hồ Đồng Chương; nhà thờ đá Phát Diệm
Ninh Bình là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hoá giàu truyền thống yêu
nước và Cách mạng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân
dân Ninh Bình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu
chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất
xây dựng quê hương đất nước.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại
xâm của nhân dân Ninh Bình ngày càng được phát huy mạnh mẽ. Ninh Bình là
một trong những địa phương sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, xây dựng và phát triển phong trào cách mạng,
góp phần cùng với quân và dân cả nước làm nên Cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 thành công và đóng góp sức người, sức của to lớn, cùng với cả nước
giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thực tiễn xây dựng và chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân
Ninh Bình đời sau nối tiếp đời trước đã sáng tạo một không gian văn hoá độc
đáo. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, những áng thơ văn, làn điệu chèo,
hát xẩm, hát văn đặc sắc, được bảo tồn, giữ gìn, phát triển đến ngày nay.
Vùng đất Ninh Bình đã sinh thành và cống hiến cho đất nước nhiều người con
8
ưu tú, tiêu biểu là anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các nhà chính trị, quân sự,
các danh nhân văn hóa như: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Nguyễn Minh Không,
Trương Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải… Truyền thống
lịch sử và cách mạng vẻ vang cùng những giá trị văn hoá đặc sắc được kế t
tinh trên đấ t Ninh Bình , đã trở thành nền tảng , là tiền đề quan trọng cho quá
trình đổi mới, phát triển quê hương trong tiế n trình công nghiệ p hóa, hiệ n đại
hóa đất nước.
Từ năm 1956 Ninh Bình đã có thư viện, sau khi hợp nhất với Nam
Định và Hà Nam thành Hà Nam Ninh, thư viện Ninh Bình trở thành thư viện
xã. Đến năm 1992 sau khi thành lập lại tỉnh Ninh Bình, thư viện tỉnh đã được
tái lập.
Khi mới thành lập thư viện chỉ là một cơ sở nhỏ bé ở nhờ tòa nhà của
khu cán bộ nằm ở khu đường sông số 2 của tỉnh. Lúc này vốn tài liệu ban đầu
chỉ có 13000 bản (trong đó có 600 tài liệu địa chí), báo tạp chí: 120 tên. Số
lượng cán bộ 9 (trong đó có 3 đại học, 5 trung cấp thư viện).
Thời gian đầu tách tỉnh, thư viện đã chuyển tới nhiều địa điểm khác
nhau và gặp không ít những khó khăn trong mọi hoạt động từ khâu chuyển tài
liệu cho đến các khâu nghiệp vụ như: Thu thập, xử lý tài liệu, bảo quản, phục
vụ bạn đọc…
Được sự quan tâm của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, cùng
Sở Văn hóa Thể thao- Du lịch thì đến năm 2005 tòa nhà mới của thư viện đã
được hoàn thành với tổng mức đầu tư là 6 tỷ đồng, cơ sở vật chất cũng tương
đối đầy đủ, số lượng tài liệu cũng được tăng lên đáng kể: năm 2008 tổng số
vốn tài liệu là 60.773 bản, đến năm 2013 là 90.590 bản, tài liệu thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau, phong phú và đa dạng.
Trong mấy năm qua, Thư viện tỉnh Ninh Bình được đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất trang thiết bị ngày càng thu hút mọi đối tượng bạn đọc tới sử dụng
9
thư viện. Thư viện đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tin cho đông đảo bạn
đọc và truyền bá tri thức văn hóa tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trụ sở chính của thư viện hiện nay nằm trên đường Lê Hồng Phong
phường Vân Giang - thành phố Ninh Bình gần Quốc lộ 1A và nằm tại trung
tâm kinh tế văn hoá, chính trị của tỉnh, được đặt ở trung tâm thành phố đã tạo
điều kiện rất thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Cùng với việc sưu tầm,
tàng trữ, bảo quản vốn tài liệu, Thư viện tỉnh Ninh Bình còn chú trọng công
tác thông tin tuyên truyền giới thiệu tài liệu bằng các hình thức như: xây dựng
bộ máy tra cứu tại thư viện, thường xuyên tiến hành trưng bày triển lãm sách
mới, sách theo chuyên đề chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức những cuộc nói
chuyện, giới thiệu về những cuốn sách có giá trị, tham dự Liên hoan cán bộ
thư viện tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc…
Từ khi thành lập đến nay thư viện tỉnh Ninh Bình ngày càng được củng
cố và phát triển. Hàng năm thư viện tiến hành bổ sung tài liệu theo chương
trình mục tiêu quốc gia của bộ, tỉnh. Vốn tài liệu phản ánh ở hầu hết các lĩnh
vực: Khoa học, Xã hội, Văn học, Nông nghiệp, Thiếu nhi…thu hút được đông
đảo bạn đọc tới thư viện với hơn 60.000 lượt bạn đọc / năm, tính đến năm
2013 thư viện đã phục vụ 61.520 lượt bạn đọc ( tăng 1.09% so với năm 2012)
Những thành tích mà thư viện đạt được trong nhiều năm qua, liên tục
được UBND tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay
luôn là đơn vị được đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hóa - Thông tin
trao tặng.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của thƣ viện
* Chức năng
Thư viện tỉnh Ninh Bình có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai
thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa
10
phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu
xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Nhiệm vụ
- Thư viện tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc kế hoạch
chỉ đạo của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Ninh Bình. Xây dựng những kế
hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của thư viện và tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt.
- Là trung tâm thu thập, tàng trữ sách báo lớn nhất của tỉnh, thư viện
tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập,
sản xuất của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đồng thời phục vụ các nhu cầu
của cơ quan Đảng, chính quyền của tỉnh và huyện.
- Thư viện tỉnh Ninh Bình là trung tâm luân chuyển sách báo trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình, và cũng là nơi thu thập, tàng trữ, bảo quản và phục vụ các
loại tài liệu địa chí được viết bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau: việt, hán,
nôm…tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc có nhu cấu nghiên cứu chuyên sâu
về tỉnh Ninh Bình.
- Thư viện cũng là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện
công công trực thuộc tỉnh. Thư viện có nhiệm vụ thỏa mãn tối đa nhu cầu đọc
sách, báo, nghiên cứu khoa học và giải trí của nhân dân trong và ngoài tỉnh
- Thư viện có nhiệm vụ trao đổi sách với thư viện trung ương và thư
viện các tỉnh bạn, nhằm tăng cường vốn sách báo trong kho kịp thời phục vụ
bạn đọc có hiểu quả nhất.
- Xây dựng mạng lưới bạn đọc rộng rãi, tạo mọi điều kiện để thu hút
độc giả tham gia đọc sách, báo và các hoạt động khác bằng nhiều hình thức:
cho mượn về nhà, đọc tại chỗ, truy cập internet và tra cứu cơ sở dữ liệu
sách…
11
- Tổ chức, đấy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo, đặc
biệt là các dịp kỷ niệm, sự kiện chính trị lớn, nhằm thu hút bạn đọc đến thư
viện, xây dựng phong trào, hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân.
- Tổ chức, tăng cường công tác hỗ trợ sách báo, luân chuyển sách cho
các thư viện cơ sở ở vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường bổ sung vốn tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau:
mua, tặng biếu, trao đổi…đảm bảo nguồn tài liệu phù hợp với trình độ, nhu
cầu cuả bạn đọc, đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
địa phương.
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có
chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thư viện về
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
- Tổ chức các dịch vụ - thông tin thư viện phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia mọi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ các
nhiệm vụ chính trị do các cấp tổ chức.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thƣ viện
a. Cơ cấu tổ chức
Để quản lý và phục vụ có hiệu quả nguồn tin sẵn có. Thư viện tỉnh
Ninh Bình đã xây dựng một cơ cấu tổ chức chức khá phù hợp đảm bảo tính
chặt chẽ, khoa học.
Cơ cấu tổ chức của TVTNB bao gồm:
* Ban Giám đốc:
Ban giám đốc thư viện bao gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
* Các phòng chức năng:
- Phòng Hành chính tổng hợp: 04 cán bộ
12
- Phòng Nghiệp vụ bổ sung, Tin học : 06 cán bộ
- Phòng Thông tin - Thư mục, Phong trào: 02 cán bộ
- Phòng Công tác phục vụ bạn đọc: 10 cán bộ
Phòng công tác bạn đọc gồm các phòng:
+ Phòng mượn sách
+ Phòng đọc báo, tạp chí
+ Phòng đọc sách tổng hợp
+ Phòng đọc điện tử
+ Phòng đọc thiếu nhi
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thƣ viện tỉnh Ninh Bình
PHÒNG HÀNH
CHÍNH TỔNG
HỢP
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG THÔNG TIN
THƢ MUC, PHONG
TRÀO
PHÒNG
ĐỌC THIẾU
NHI
PHÒNG NGHIỆP
VỤ BỔ SUNG,
TIN HỌC
PHÒNG
ĐỌC SÁCH
TỔNG HỢP
PHÒNG CÔNG
TÁC BẠN ĐỌC
PHÒNG
ĐỌC BÁO,
TẠP CHÍ
PHÒNG
ĐỌC ĐIỆN
TỬ
PHÒNG
MƢỢN
13
b. Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động và là nhân tố
quyết định đến chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động của Thư viện.
Hiện nay, thư viện tỉnh Ninh Bình có tổng số là 24 cán bộ (1 nam và 23
nữ), trong đó 5 cán bộ trình độ đại học được đào tạo chính quy về chuyên ngành
thông tin thư viện (chiếm 20.8%), 14 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành
khác nhưng cũng đã được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ thư viện
(chiếm 58.3%), còn lại 4 cán bộ trình độ trung cấp thư viện (chiếm 16.7%).
Đội ngũ cán bộ của thư viện tỉnh Ninh Bình khá đông đảo, có lòng yêu
nghề, luôn có tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao trong việc thực hiện các nhiệm
vụ chính trị, nhiệt tình, nhạy bén với những thay đổi mau chóng về công nghệ
thông tin cũng như nghiệp vụ của thư viện. Hiện nay số cán bộ làm công tác bổ
sung gồm có 2 người, số cán bộ này đều có trình độ đại học, tốt nghiệp trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, trong đó 1 cán bộ đào tạo chính quy về chuyên ngành
thư viện, và 1 cán bộ đào tạo về chuyên ngành quản lý văn hóa.
1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành
nên thư viện (bao gồm: vốn tài liệu, bạn đọc, cán bộ thư viện và cơ sở vật chất
kỹ thuật). Yếu tố này được hiểu như là trụ sở của thư viện và toàn bộ trang
thiết bị đầu tư cho thư viện.
Thư viện tỉnh Ninh Bình được đánh giá là thư viện trung tâm của tỉnh,
bởi không chỉ có vốn tài liệu phong phú, đa dạng mà thư viện còn có một cơ
sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn thiện, đồng bộ. Về địa điểm, thư viện tỉnh
Ninh Bình nằm tại trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị của tỉnh nên rất thuận
tiện cho bạn đọc đến thư viện. Ngoài ra thư viện còn có một một không gian
rất thoải mái, một môi trường trong sạch, thoáng mát, yên tĩnh tạo điều kiện
thuận lợi cho bạn đọc tới sử dụng thư viện cũng như một môi trường tốt cho
cán bộ thư viện làm việc. Ngôi nhà thư viện khang trang, hiện đại với tổng
14
diện tích khu đất là 4.485.5m
2
(gồm nhà 3 tầng, nhà xe, nhà bảo vệ, sân).
Trong đó: Diện tích xây dựng trụ sở làm việc: 684 m
2
; diện tích sàn xây dựng
là 2052 m
2
, bên trong tòa nhà thư viện được chia thành nhiều phòng ban khác
nhau. Bao gồm các phòng: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc; phòng tin
học, nghiệp vụ; phòng hành chính- tổng hợp; phòng mượn; phòng đọc báo,
tạp chí; phòng đọc sách; phòng thiếu nhi; phòng đọc điện tử; phòng luân
chuyển; phòng hội nghị, hội thảo…
Thư viện được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bao gồm các
trang thiết bị truyền thống và hiện đại: hệ thống bàn ghế, giá sách, tủ mục lục
phù hợp với diện người dùng tin cần phục vụ của thư viện cũng như công tác
quản lý tài liệu.
Hiện nay thư viện đã đầu tư trang thiết bị hiện đại với 26 máy tính,
trong đó 6 máy dành cho cán bộ quản lý, còn lại 20 máy thuộc phòng đọc điện
tử, có máy scanner; máy photocopy, máy in, có hệ thống bảo vệ bảo quản tài
liệu: máy hút bụi, bình chữa cháy, có hệ thống mạng LAN, mạng Wifi…
Ngoài ra còn có đầu đọc video, đầu đọc CD-ROM, loa đài, máy điện
thoại và một số trang thiết bị chuyên dùng khác.
1.1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thƣ viện
Trong bối cảnh hiện nay các cơ quan Thông tin - Thư viện đang đối
mặt với những cơ hội và thách thức lớn. Thông tin bùng nổ xuất hiện nhiều
loại tài liệu mới nhất là tài liệu điện tử, nếu không có các phương pháp xử lý
thông tin hiện đại thì sẽ không kiểm soát được một lượng thông tin khổng lồ
hiện có. Nhờ có công nghệ thông tin mà tốc độ xử lý thông tin nhanh khả
năng truy cập các nguồn thông tin rộng. Do đó nhu cầu hợp tác giữa các thư
viện là rất lớn. Công nghệ thông tin đang thực sự mở rộng bốn bức tường cho
ngành Thông tin - Thư viện, cho phép người ta có thể vươn tới sử dụng các
nguồn thông tin ở các đơn vị thông tin khác nhau ở trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Thông
15
Tin - Thư Viện (TT- TV) là một trong những hoạt động hoạt động rất cần
thiết yếu của cơ quan Thông tin - Thư viện hiện nay, và đang phát triển với
tốc độ nhanh. Hiện nay có rất nhiều phần mền được ứng dụng vào trong quản
lý thư viện như: CDS/ISIS, LIBOL, ILIB…
Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân
tỉnh, của các sở, các ban ngành trong tỉnh đã giúp thư viện tỉnh Ninh Bình có
được trụ sở khang trang có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện.
Năm 2009 Thư viện khai trương phòng đọc điện tử, đáp ứng nhu cầu
tìm kiếm thông tin của NDT.
Thư viện tỉnh Ninh Bình hiện nay đang sử dụng phầm mềm CDS/ISIS
(Computeriezed Documentable System /Intergrate Set of Information System:
Dịch vụ thông tin máy tính Tích hợp Hệ thống thông tin khoa học) - Phần
mềm do UNESCO tài trợ và khuyến cáo sử dụng bới những tính năng thuận
tiện của nó. Đây là phần mềm lưu trữ và tìm kiếm văn bản trên thế giới.
Các tính năng cơ bản của phần mềm CDS/ISIS đó là: cho phép tạo lập
và sửa đổi cấu trúc dữ liệu, nhập và sửa đổi các biểu ghi mới đã có, xây dựng
một cách tự động và duy trì các file đảo cho việc tìm tin, sắp xếp các biểu ghi
theo trật tự mong muốn và in các biểu ghi đó.
Từ khi tiến hành sử dụng phần mềm CDS/ISIS tính đến năm 2013, thư
viện xây dựng cơ sở dữ liệu với 21.847 biểu ghi sách và 2.500 biểu ghi báo,
tạp chí, các tài liệu trong thư viện vẫn đang được cán bộ ở phòng tin học,
nghiệp vụ phụ trách, tiến hành nhập tin, tạo lập cơ sở dữ liệu.
1.2 Đặc điểm hoạt động của Thƣ viện tỉnh Ninh Bình
1.2.1 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin
Phục vụ người đọc, người dùng tin là công việc rất quan trọng của bất
kỳ một cơ quan TT - TV nào. Người dùng tin và nhu cầu thông tin của họ là
16
cơ sở thiết yếu định hướng cho toàn bộ hoạt động của các cơ quan TT - TV.
Càng phục vụ nhiều bạn đọc thì vai trò xã hội của thư viện ngày càng tăng. Vì
vậy nếu không có bạn đọc thì thư viện cũng mất luôn mục đích tồn tại của
mình.
Hiện nay người dùng tin của thư viện tỉnh Ninh Bình phát triển
nhanh cả về số lượng và thành phần, trình độ của người dùng tin ở nhiều cấp
độ khác nhau. Đối tượng người dùng tin mà Thư viện hướng đến đó là tầng
lớp nhân dân và các cán bộ của các cấp, các ngành ở địa phương: công nhân
viên; giáo viên; học sinh ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông;
cán bộ giảng dạy và sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tính riêng năm
2013 thư viện cấp 1.276 thẻ bạn đọc (trong đó: Phòng mượn 676 thẻ, phòng
đọc sách báo 182 thẻ, phòng đọc điện tử 66 thẻ, phòng đọc thiếu nhi 152 thẻ,
CLB Thúy sơn 200 thẻ).
Qua khảo sát thực tế tại Thư viện tỉnh Ninh Bình dựa vào đặc điểm
nhu cầu của họ, có thể chia người đọc, người dùng tin của thư viện thành các
nhóm sau:
* Nhóm 1: Cán bộ quản lý, lãnh đạo
* Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
* Nhóm 3: Học sinh, sinh viên và thiếu nhi
* Nhóm 4: Cán bộ hưu trí
* Nhóm 5: Cán bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp và sản xuất
kinh doanh.
* Nhóm bạn đọc là cán bộ quản lý, lãnh đạo
Nhóm người dùng tin này tuy số lượng không lớn chiếm 7.5% trong
tổng số nhóm người dùng tin đến sử dụng thư viện nhưng lại là nhóm người
dùng tin đặc biệt quan trọng. Họ là những người làm công tác quản lý lãnh
17
đạo tại các cơ quan, đoàn thể, họ có trình độ chuyên môn sâu, hiểu biết rộng
về nhiều lĩnh vực.
Do đặc điểm công việc của họ, nên nhóm người dùng tin này cần luôn
cần những thông tin tổng hợp, các loại tài liệu: văn bản, nghị quyết, chủ
trương chính sách của Đảng nhà nước về giáo dục, khoa học công nghệ, kinh
tế, văn hóa xã hội, nhằm nắm bắt cụ thể yêu cầu của thực tế xã hội để từ đó đề
ra những quyết định đúng đắn, kịp thời.
Trên thực tế nhu cầu về thông tin của nhóm cán bộ quản lý, lãnh đạo
rất phong phú, đa dạng. Do cường độ lao động của nhóm này cao nên đòi hỏi
thông tin cung cấp cho nhóm này cần phải súc tích và cô đọng.
Hình thức phục vụ thường là các thông tin chuyên đề, tóm tắt, tổng
quan, tổng luận, bản tin…
* Nhóm bạn đọc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Đây là nhóm đối tượng người dùng tin chiếm 20% trong công tác phục
vụ bạn đọc của thư viện. Nhóm người dùng tin này có khả năng sử dụng mọi
loại hình tài liệu cả truyền thống lẫn hiện đại. Nhu cầu thông tin của nhóm
người dùng tin này là thông tin chuyên ngành sâu, với mọi loại hình như sách,
báo, tạp chí, thông tin trên mạng…Ngoài ra họ còn sử dụng các loại hình tài
liệu như sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu mang tính chất hỗ trợ cho
chuyên ngành mà họ giảng dạy.
* Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên, thiếu nhi
Đây là nhóm bạn đọc chiếm số lượng đông nhất tại thư viện tới 47.5%
số lượng người dùng tin tại thư viện. Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này
cũng rất phong phú, đa dạng. Họ quan tâm đến tất cả các lĩnh vực trong xã
hội, những tài liệu liên quan đến công việc học tập, nghiên cứu, giải trí.
Ngoài việc sử dụng thường xuyên sách báo ra họ còn có nhu cầu sử dụng và
khai thác các thông tin trên mạng internet nhằm thỏa mãn nhu cầu về các
thông tin phục vụ cho việc học tập, tham khảo.
18
Các em thiếu nhi là nhóm độc giả thường xuyên nhất của Thư viện.
Nhu cầu đọc của nhóm này cũng rất phong phú, ngoài việc tìm các tài liệu
như sách giáo khoa, sách tham khảo hỗ trợ cho công việc học tập, các em còn
có nhu cầu đọc các loại sách báo, tạp chí dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Có thể
kể tên một số bộ sách như: bộ sách thần đồng đất việt, bộ sách những điều kỳ
diệu của cuộc sống, bộ truyện cố tích dành cho tuổi thần tiên…
* Nhóm cán bộ hưu trí
Nhóm bạn đọc này chiếm 15%, họ chủ yếu là những cán bộ về hưu,
hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông tin dành cho nhóm này không
quá phức tạp và không đòi hỏi sự tổng hợp cao. Họ có nhiều thời gian tới thư
viện để đọc sách báo, nhu cầu thông tin của họ chủ yếu là báo, tạp chí về kinh
tế văn hóa, xã hội, địa chí Ninh Bình. Hình thức phục vụ của thư viện đối với
nhóm này chủ yếu là phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà.
* Nhóm cán bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh
doanh.
Nhóm người dùng tin này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số người
dùng tin của Thư viện, chiếm 10%. Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này cũng
rất phong phú. Tài liệu mà họ cần là những tài liệu có chất xám và tính chính
xác cao, đặc biệt là các tài liệu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.
Như vậy, nhu cầu thông tin của người dùng tin tại thư viện tỉnh Ninh
Bình rất phong phú, đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu,
giải trí của đông đảo đối tượng bạn đọc trên địa bàn tỉnh. Thư viện tỉnh Ninh
Bình cần có kế hoạch tổ chức vốn tài liệu sao cho hợp lý nhất, giúp bạn đọc
khai thác nguồn tin của thư viện một cách hiệu quả, nhanh chóng. Đặc biệt
góp phần trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước.
Việc phân chia nhóm người dùng tin như trên chỉ mang tính chất tương
đối. Trong suốt thời gian thực tập tại thư viện, để đánh giá nhu cầu tin tại thư