Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.36 KB, 69 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***




KHUẤT THỊ TUYẾN





KHẢO SÁT GIAO TIẾP VỢ CHỒNG
TRONG GIA ĐÌNH TRÍ THỨC
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
(Qua tư liệu tác phẩm văn học)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học






Hà Nội, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***



KHUẤT THỊ TUYẾN




KHẢO SÁT GIAO TIẾP VỢ CHỒNG
TRONG GIA ĐÌNH TRÍ THỨC
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
(Qua tư liệu tác phẩm văn học)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Khuất Thị Lan




Hà Nội, 2014



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình của ThS. Khuất Thị Lan - giảng viên tổ Ngôn ngữ, các thầy cô
trong tổ Ngôn ngữ - khoa Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 2; sự giúp đỡ, động
viên của gia đình, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ tới quý thầy cô,
gia đình và bạn bè lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Do điều kiện thời gian hạn hẹp, cùng với sự hạn chế về kiến thức, năng
lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân nên khóa luận của tôi không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày tháng năm 2014
Sinh viên làm khóa luận


Khuất Thị Tuyến




LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:

Khóa luận “Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai
đoạn 1930-1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Khuất Thị Lan -
giảng viên tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2. Các kết quả

được trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.

Xuân Hòa, ngày tháng năm 2014
Sinh viên làm khóa luận


Khuất Thị Tuyến














MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1. Cơ sở lý thuyết 6
1.1. Một số vấn đề về giao tiếp 6
1.1.1. Khái niệm giao tiếp 6
1.1.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp 6
1.1.3. Các quy tắc hội thoại 10
1.2. Lý thuyết về giới 16
1.2.1. Khái niệm về giới 16
1.2.2. Nghiên cứu của R. Lakoff về ngôn ngữ và giới 16
1.2.3. Sự khác nhau về ngôn ngữ của mỗi giới 18
Chương 2. Giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức
giai đoạn 1930-1945 23
2.1. Giao tiếp vợ chồng 23
2.1.1. Khái niệm giao tiếp vợ chồng 23
2.1.2. Đặc điểm giao tiếp vợ chồng 23
2.1.3. Giao tiếp vợ chồng trong một số truyện ngắn tiêu biểu của
Nam Cao,Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Hồ Biểu Chánh 24

2.2. Khảo sát chủ đề giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng
gia đình trí thức 24
2.2.1. Chủ đề về tình cảm vợ chồng trong giao tiếp vợ chồng
gia đình trí thức 26
2.2.2. Chủ đề về con cái trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức 29
2.2.3. Chủ đề về tiền bạc trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức 31
2.2.4. Chủ đề về những sự kiện trong gia đình 32
2.2.5. Chủ đề về các mối quan hệ xung quanh 34
2.3. Khảo sát hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng

gia đình trí thức 35
2.3.1. Nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ nhiều 36
2.3.2. Nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ trung bình 40
2.3.3. Nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ thấp 44
2.3.4. Hành vi ngôn ngữ hỏi và hồi đáp hành vi hỏi 45
2.4. Khảo sát nghi thức xưng hô trong giao tiếp vợ chồng
gia đình trí thức 48
2.4.1. Xưng hô thể hiện mức độ tình cảm thân mật, lịch sự 49
2.4.2. Xưng hô thể hiện mức độ tình cảm không thân mật, thiếu lịch sự 51
2.5. Sự tác động của ngôn ngữ, văn hóa, xã hội tới giao tiếp vợ chồng
gia đình trí thức 53
2.5.1. Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức 53
2.5.2. Sự tác động của văn hóa tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức 56
2.5.3. Sự tác động của xã hội tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
Kết luận 59
Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO




DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

STT Kí tự Nội dung kí tự
1 C Chồng
2 Sp1 Người nói
3 Sp2 Người nghe
4 V Vợ
5 VD Ví dụ



















1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó hạt nhân là quan hệ vợ chồng.
Giao tiếp vợ chồng vì thế mà trở thành một loại hình giao tiếp chủ đạo trong
lĩnh vực giao tiếp gia đình.
Khác với các loại hình giao tiếp xã hội thông thường, giao tiếp vợ chồng
là loại hình giao tiếp có những nét đặc trưng rất riêng. Nét riêng đó được thể
hiện ở chỗ: đó là loại giao tiếp diễn ra giữa những người khác giới, đã trưởng
thành, theo tỉ lệ 1-1. Giao tiếp vợ chồng ở mỗi giai tầng xã hội có những nét

khác biệt: giữa nông dân với trí thức hoặc quan lại địa chủ … Những nét khác
biệt đó phần nào lột tả được tính cách, địa vị của các vai giao tiếp thuộc từng
giai tầng xã hội nhất định.
Giao tiếp vợ chồng được thể hiện ở những phạm vi giao tiếp khác nhau:
trong cuộc sống sinh họat hàng ngày cũng như trong văn chương nghệ thuật.
Ở phạm vi giao tiếp nào nó cũng được thể hiện hết sức sinh động. Và đặc biệt
loại hình giao tiếp này có sự biến đổi linh hoạt khi đi vào trong những sáng
tác văn chương.
Từ những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Khảo sát
giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 – 1945 (Qua tư
liệu tác phẩm văn học)”. Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng tìm hiểu
một cách sâu sắc và có hệ thống hơn về giao tiếp vợ chồng nói chung và giao
tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng được thể
hiện trong một số tác phẩm văn học tiêu biểu cùng thời.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu vấn đề giao tiếp vợ chồng là một hoạt động thú vị và hấp
dẫn. Đã có khá nhiều công trình và đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
2

Mỗi công trình nghiên cứu đã đề cập đến một khía cạnh riêng. Trong đó
không thể không kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Văn Khang (1996) [5] trong bài viết: “Nghi thức lời nói trong
giao tiếp gia đình người Việt” đăng trong công trình: Ứng xử ngôn ngữ trong
giao tiếp gia đình người Việt, đã đề cập đến nghi thức lời nói giữa vợ và
chồng. Ở đây tác giả đã khái quát những hệ từ xưng hô tiêu biểu trong giao
tiếp vợ chồng người Việt.
Bùi Minh Yến (1996) [6] trong bài viết: “Xưng hô giữa các thành viên
trong gia đình người Việt” cũng đăng trong công trình: Ứng xử ngôn ngữ
trong giao tiếp gia đình người Việt, đã tiến hành khảo sát ba trường hợp:
xưng hô vợ chồng trong hoàn cảnh bình thường; giao tiếp với người thứ ba có

nhắc đến vợ, chồng mình; xưng hô vợ chồng thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Phạm Thị Hà (2013) [4] trong luận án Tiến sĩ: Đặc điểm ngôn ngữ giới
trong giao tiếp Tiếng Việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen), đã đi sâu
vào những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ nói chung và giao tiếp tiếng Việt nói
riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. Thông qua hành vi
ngôn ngữ khen và tiếp nhận lời khen tác giả đã chỉ ra được những biến đổi về
lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ trong đó có ngôn ngữ giới giữa vợ và chồng
của người Việt cũng như những thay đổi trong cách nhìn nhận về giới của
người Việt.
Nguyễn Văn Quang (1999) [12] trong luận án Tiến sĩ: Một số khác biệt
giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách khen và tiếp nhận lời khen, đã đặt hành
vi khen và tiếp nhận lời khen trong sự đối sánh để tìm ra sự khác biệt trong
việc sử dụng hành vi này giữa người Việt và người Mĩ. Tác giả đi sâu nghiên
cứu cách sử dụng lời nói khen và cách tiếp nhận lời nói khen của mỗi giới
trong giao tiếp.
Hoàng Thị Hồng Vân (2008) [14] trong luận văn Thạc sĩ: Khảo sát hành
vi ngôn ngữ chê và hồi đáp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, đã xác
3

định được biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp trong tác phẩm, xác lập được cấu
trúc của biểu thức và phân biệt các biểu thức của hành vi chê với một số hành
vi khác.
Trần Thị Kim Liên (2003) [8] trong bài viết: Cách sử dụng từ xưng hô
trong ca dao tình yêu, đã chỉ ra các cung bậc tình cảm thể hiện qua một số cặp
từ xưng hô: anh-cô, anh-nàng, anh-em và một số phương tiện xưng hô khác.
Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến sự khác nhau ở cách dùng các đại từ
xưng hô trong ca dao tình yêu ở ba vùng Bắc, Trung, Nam. Qua đó giúp cho
người đọc thấy được nét chung và riêng trong thơ ca dân gian của từng vùng
Đất nước.
Có thể nói, giao tiếp vợ chồng có vai trò quan trọng và chiếm vị thế đặc

biệt trong xã hội. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng cho đến nay hầu
như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về loại hình giao tiếp đặc biệt
này một cách cụ thể và sâu sắc. Các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức
thống kê chung chung, chưa đi sâu nghiên cứu một cách thỏa đáng. Kế thừa
và tiếp thu những kết quả từ những công trình trước đó, chúng tôi tập trung đi
sâu nghiên cứu đề tài: “Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức
giai đoạn 1930-1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)”. Thông qua kết quả
nghiên cứu này chúng tôi mong muốn giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể
hơn về cách thức giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức người
Việt giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện trong tác phẩm văn học tiêu biểu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Củng cố, nâng cao và hệ thống hóa kiến thức lý thuyết về giao tiếp nói
chung và giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức nói riêng.
Xác định đặc điểm, mô tả cụ thể các phương diện của giao tiếp vợ
chồng.

4

3.2. Nhiệm vụ
Tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia
đình trí thức giai đoạn 1930-1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)”, chúng
tôi xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nắm được một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống những kiến thức lý
thuyết về giao tiếp nói chung và giao tiếp vợ chồng nói riêng.
Từ việc nắm vững những kiến thức đó chúng tôi đi vào khảo sát thống kê
phân loại sự xuất hiện, các hành vi ngôn ngữ, cách xưng hô của vợ chồng
trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 - 1945, thông qua tư liệu tác phẩm văn
học (nhìn từ góc độ ngữ dụng học).
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá các cuộc hội thoại vợ chồng trong gia đình

trí thức, từ đó đưa ra những nhận xét cụ thể về cách giao tiếp vợ chồng trong
gia đình trí thức nói riêng và vợ chồng người Việt nói chung.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức là một vấn đề rộng và tương
đối phức tạp. Để đi sâu tìm hiểu cần có một quá trình nghiên cứu lâu dài và có
biên độ làm việc lớn. Luận văn này chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu
các vấn đề cụ thể: nội dung giao tiếp, hành vi ngôn ngữ, nghi thức xưng hô
tiêu biểu được sử dụng trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức giai đoạn
1930 - 1945 (qua tư liệu một số tác phẩm văn học tiêu biểu).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Tiến hành thống kê các đoạn hội thoại trong giao tiếp vợ chồng gia đình
trí thức, để thấy được số lượng và tần số xuất hiện của chúng trong một số
truyện ngắn của: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Bùi Hiển, Hồ Biểu
Chánh …
5

Dựa trên tư liệu thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại các cuộc hội
thoại vợ chồng dựa trên các tiêu chí: nội dung giao tiếp được nói tới, nghi
thức xưng hô, các hành vi ngôn ngữ.
5.2. Phương pháp phân tích
Từ việc thống kê và phân loại chúng tôi đi sâu vào phân tích, lý giải và
nhận xét về cách thể hiện nghi thức xưng hô, các hành vi ngôn ngữ và nội
dung giao tiếp được nói đến trong các tác phẩm viết về đề tài trí thức.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2
chương cơ bản:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 –
1945.
















6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số vấn đề về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
“Giao tiếp là một hoạt động diễn ra khi ít nhất có hai nhân vật cùng
luân phiên sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ để trao đổi với nhau
những nhận thức, những tình cảm và những ý muốn của mình nhằm đạt đến
một mục đích nào đó” [9; tr. 1]. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong
cuộc sống con người. Nó diễn ra thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lúc, bởi vì:
“không ai có thể sống cô độc, lẻ loi mà không cần giao tiếp với người khác”
[5; tr. 7].
Nhờ giao tiếp và qua giao tiếp con người mới có thể thiết lập được các
mối quan hệ xã hội. Thông qua các mối quan hệ xã hội này mà con người mới

có thể xây dựng được các quan hệ liên cá nhân và ứng xử được với nhau.
1.1.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Trong một hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các
nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp và nó
chi phối diễn ngôn về cả hình thức và nội dung. Mỗi một nhân tố có một vai
trò, ảnh hưởng và một vị trí nhất định trong cuộc giao tiếp. Hoạt động giao
tiếp bằng tiếng Việt theo quan niệm truyền thống gồm năm nhân tố: nhân vật
giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, ngôn
ngữ. Còn theo quan niệm của ngữ dụng học gồm ba nhân tố: ngữ cảnh, ngôn
ngữ và diễn ngôn. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến hai nhân
tố sau:
1.1.2.1. Ngữ cảnh
Theo Đỗ Hữu Châu “Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc
giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn” [1; tr. 15]. Tức là bối cảnh mà các vai
giao tiếp và sự việc xảy ra, nhờ bối cảnh mà con người mới có thể hiểu được
7

nội dung và những tác động của các yếu tố xung quanh tới các sự vật hiện
tượng đã xảy ra.
Trong ngữ cảnh phải kể đến: nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn
ngôn. Cụ thể:
a) Nhân vật giao tiếp
“Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác
động vào nhau” [1; tr. 15]. Đó là những con người xã hội cụ thể, có những
đặc điểm riêng về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn … Trong hoạt động
giao tiếp các vai tham gia giao tiếp chịu tác động qua lại với nhau về tất cả
các mặt như: điệu bộ, dáng vẻ, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ … Nhưng mặt ngôn
ngữ là chủ yếu hơn cả. Thông qua ngôn ngữ, người nói có thể thay đổi tư
tưởng, tình cảm, thái độ đối với người nghe và ngược lại.

Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp có sự phân vai
rõ ràng: Vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu bằng Sp1, và vai
tiếp nhận diễn ngôn tức nghe (đọc), kí hiệu bằng Sp2. Trong cuộc giao tiếp
nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển. Sp1 sau khi nói xong
chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế thì hai vai
nói, nghe không đơn giản. Chẳng hạn trong một diễn ngôn có thể có sự xuất
hiện của 4 vai giao tiếp. Đó là các vai: chủ ngôn, đích ngôn, thuyết ngôn và
tiếp ngôn. Trong một cuộc giao tiếp cả Sp1 và Sp2 đều phải có đích giao tiếp,
niềm tin (vào đối phương, vào chính cuộc giao tiếp, và vào chính mình).
Chính vì vậy, mà trong một cuộc giao tiếp người tham gia này phải xây dựng
được một hình ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người
kia theo đích giao tiếp của mình , để từ đó căn cứ vào hình ảnh tinh thần đã
xây dựng được, các nhân vật giao tiếp định ra chiến lược hay kế hoạch giao
tiếp cho phù hợp.
8

“Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội,
hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [1; tr. 17]. Quan hệ
liên cá nhân bao gồm quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc
giữa các nhân vật giao tiếp. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình “Ngôn
ngữ học đại cương” gọi mối quan hệ theo chiều ngang là trục khoảng cách
hay trục thân cận và mối quan hệ theo chiều dọc là trục quyền uy hay trục vị
thế xã hội. Giữa hai trục quyền uy và trục than cận có sự tương ứng tỉ lệ
thuận. Khoảng cách địa vị xã hội càng lớn thì người ta càng khó gần gũi nhau.
Vị thế xã hội và mức độ thân cận cũng là những yếu tố thuộc hình ảnh tinh
thần mà những người tham gia giao tiếp xây dựng về nhau. Quan hệ liên cá
nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngôn.
Trong các ngôn ngữ và đặc biệt là trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất
mạnh của quan hệ liên cá nhân. Ví như: qua xưng hô mà Sp2 nhận biết Sp1 để
xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa Sp1 với Sp2 như thế nào.

Bên cạnh khái niệm vị thế xã hội, còn có khái niệm vị thế giao tiếp. Vị
thế giao tiếp cũng có mạnh, yếu. Người nào trong cuộc hội thoại nắm quyền
chủ động nêu đề tài, lái cuộc hội thoại theo chiều của mình … thì người đó ở
vị thế giao tiếp mạnh và ngược lại.
Như vậy, ngữ cảnh là một khái niệm động, không phải tĩnh. Bất cứ yếu
tố nào muốn trở thành ngữ cảnh của cuộc giao tiếp thì phải được nhân vật
giao tiếp ý thức được.
b) Hiện thực ngoài diễn ngôn
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương” đã
khái quát “trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn
hóa … có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được
nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài
diễn ngôn” [1; tr. 19]. Tuy gồm tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần
nhưng hiện thực ngoài diễn ngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã
9

trở thành hiểu biết của những người giao tiếp thì hiện thực ngoài diễn ngồn
hợp thành “tiền giả định bách khoa hay tiền giả định giao tiếp” [1; tr. 19] của
diễn ngôn.
Hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận:
Hiện thực – đề tài của diễn ngôn. Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu:
Theo Đỗ Hữu Châu: khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của
mình để nói về một cái gì đó. Cái được nói tới chính là hiện thực - đề tài của
diễn ngôn. Tức là nó bao hàm mọi yếu tố tồn tại xung quanh cuộc hội thoại:
bối cảnh giao tiếp, các yếu tố tác động, các cảm xúc trạng thái của con người,
cả ngôn ngữ được sử dụng vào chính cuộc giao tiếp đang diễn ra mà các nhân
vật giao tiếp đề cập tới.
Thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với thế
giới thực tại của chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngoài diễn ngôn.
Hoàn cảnh giao tiếp: Các cuộc giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một

không gian và thời gian nhất định mà ta gọi là hoàn cảnh giao tiếp (hoàn cảnh
giao tiếp rộng): bao gồm toàn bộ những hiểu biết về hoàn cảnh địa lý, lịch sử,
văn hóa, chính trị … chung của dân tộc, của Đất nước, thậm chí của cả thế
giới vào thời điểm và không gian đang diễn ra cuộc giao tiếp. Tất cả những
hiểu biết trên tạo thành “tiền giả định bách khoa” và nó được huy động một
cách khác nhau tùy theo các nhân vật giao tiếp và tùy theo từng cuộc giao tiếp
cụ thể. Cuộc giao tiếp chỉ có thể được tiến hành khi các nhân vật giao tiếp có
chung một lượng tiền giả định nào đó.
Thoại trường: là nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể trực tiếp trong cuộc
giao tiếp đang diễn ra. Không gian, thời gian thoại trường có những đặc trưng
chung đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử phù hợp với nó.
Ngữ huống giao tiếp: trong một cuộc giao tiếp không phải yếu tố nào
cũng nhất thành bất biến, những yếu tố của các nhân tố: nhân vật giao tiếp,
hiện thực ngoài diễn ngôn thay đổi liên tục trong suốt quá trình giao tiếp, sự
10

tác động tổng hợp của chúng tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao
tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, sự thay đổi của các yếu
tố tạo nên ngữ cảnh phải được những người tham gia giao tiếp ý thức thì mới
được gọi là ngữ huống.
1.1.2.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp và là kênh giao tiếp. Ngôn ngữ
được dùng làm phương tiện chuyên chở thông tin.
Công cụ giao tiếp bao giờ cũng được sử dụng thông qua một kênh giao
tiếp nhất định như: kênh nói - nghe trực tiếp, kênh nói nghe gián tiếp, kênh
viết đọc thông qua chữ viết.
Như vậy, nhân tố ngôn ngữ là nhân tố bao gồm: âm thanh, giọng điệu,
âm sắc, thể loại, câu chữ, các biện pháp nghệ thuật. Ngôn ngữ là công cụ để
giao tiếp đồng thời cũng là sản phẩm của quá trình giao tiếp.
1.1.3. Các quy tắc hội thoại

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương” đã
viết: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ
và nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [1; tr. 201].
Hội thoại thường diễn ra theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc
ấy khá mềm dẻo, linh hoạt và gắn bó chặt chẽ với ngữ cảnh.
Có nhiều quy tắc tham gia và chi phối một cuộc hội thoại. Trong đó có 3
quy tắc cơ bản sau:
1.1.3.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu
đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau. Vì thế khi hai người hội
thoại, người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế
tiếp lời người kia. Ta có những dấu hiệu nhất định để thông báo một cách tự
động để người kia biết rằng họ có thể nói. Đó là những dấu hiệu như: sự trọn
vẹn về ý nghĩa, sự trọn vẹn về cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ …
11

Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời gồm một hệ những “điều
khoản” mà Sacks và các đồng tác giả phát biểu như sau:
a) Vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một cuộc hội
thoại. Theo điều khoản này thì một cuộc hội thoại lý tưởng là cuộc hội thoại
có sự cân bằng về lượt lời. Tuy nhiên điều khoản này có những biểu hiện
khác nhau theo từng kiểu hội thoại. Chẳng hạn: trong cuộc “tọa đàm” trên
truyền hình đảm nhiệm vai trò giữ cân bằng độ dài lượt lời của những người
được mời tham gia. Đối với cuộc “phỏng vấn” thì người được phỏng vấn
được khuyến khích nói dài.
b) Mỗi lần chỉ có một người nói.
c) Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có những
biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.
d) Vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không
bao giờ kéo dài.

e) Thông thường lượt lời của đồi tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn
ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.
f) Trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định, trái lại
luôn luôn thay đổi.
1.1.3.2. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại.
Hội thoại một cách chân thực đòi hỏi người tham gia phải tôn trọng một
số nguyên tắc:
a. Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice
Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice đề ra năm 1967. Nguyên tắc
được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị
(vào cuộc thoại – ĐHC) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội
thoại – ĐHC) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của hội
thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào” [1; tr. 229]. Nguyên tắc cộng
tác hội thoại bao trùm 4 phạm trù mà Grice gọi tên là: phạm trù lượng, phạm
12

trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức. Mỗi phạm trù đó tương ứng
với một “tiểu nguyên tắc” mà Grice gọi là phương châm; mỗi phương châm
lại gồm một số “tiểu phương châm”:
1. Phương châm về lượng:
- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi
(của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại)
- Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.
2. Phương châm về chất:
- Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng
- Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ: Hãy quan yếu.
4. Phương châm cách thức:
- Tránh lối nói tối nghĩa
- Tránh lối nói mập mờ

- Hãy ngắn gọn
- Hãy nói có trật tự.
Trong giao tiếp, về mặt lý thuyết các nhân vật giao tiếp cần tuân thủ các
phương châm. Tuy nhiên trên thực tế các nhân vật giao tiếp có khi chủ ý vi
phạm một số phương châm để tạo nên hàm ý trong giao tiếp.
Về mặt nguyên tắc, bốn phương châm này có sự độc lập với nhau và cần
được nghiên cứu một cách riêng rẽ. Nhưng trong thực tế giao tiếp đôi khi
chúng lại chồng chéo lên nhau và để tôn trọng phương châm này, các nhân
vật giao tiếp buộc lòng phải vi phạm phương châm kia và ngược lại. Đây
cũng là điểm hạn chế trong “Nguyên tắc cộng tác” của Grice.
b) Nguyên tắc quan yếu của Wilson và Sperber
Nhằm khắc phục những hạn chế trong nguyên tắc và phương châm hội
thoại của Grice, Wilson và Sperber đã đề xuất một lý thuyết nổi tiếng, đó là:
lý thuyết quan yếu. Hai tác giả này thống nhất cho rằng: không cần đến 4
13

phương châm mà chỉ cần một phương châm quan yếu là đủ lý giải toàn bộ cơ
chế của hoạt động giao tiếp.
Quan yếu theo hai tác giả Wilson và Sperber được hiểu như sau: Một
phát ngôn có tính quan yếu là phát ngôn có tác động đối với ngữ cảnh và tất
cả các phát ngôn có tính quan yếu cho dù nó xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong
hội thoại.
Chính vì vậy người nghe luôn phải nỗ lực để nhận biết phát ngôn đó
quan yếu như thế nào. Xác định tính quan yếu của phát ngôn là nhiệm vụ
thường trực của người tham gia giao tiếp.
1.1.3.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự
Giao tiếp và hội thoại là hoạt động mà ở đó mỗi cá nhân thể hiện rõ trình
độ, văn hóa của mình. Với tư cách là một hoạt động nói năng, mỗi lượt lời
được nói ra đều chịu sự chi phổi của quy tắc này.
Có 3 trường phái, 3 quan niệm tiêu biểu về lịch sự:

1) Quy tắc lịch sự của Leech
Theo Leech “Phép lịch sự liên quan tới quan hệ giữa hai người tham gia
mà chúng ta có thể gọi là ta và người”. Với quan niệm này, Leech cho rằng:
quy tắc lịch sự được xây dựng dựa trên khái niệm “lợi ích và tổn thất” và
được cụ thể bằng các tiểu phương châm sau:
Phương châm khéo léo: Giảm thiểu tổn thất cho người. Tăng tối đa lợi
ích cho người.
Phương châm rộng rãi (độ lượng): Giảm thiểu lợi ích cho ta. Tăng tối đa
tổn thất cho ta.
Phương châm tán thưởng: Giảm thiểu sự chê bai đối với người. Tăng tối
đa khen ngợi người.
Phương châm khiêm tốn: Giảm thiểu khen ngợi ta. Tăng tối đa sự chê bai
ta.
14

Phương châm tán đồng: Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người. Tăng
tối đa sự đồng ý giữa ta và người.
Phương châm thiện cảm: Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người. Tăng tối
đa thiện cảm giữa ta và người.
2) Quy tắc lịch sự của Lakoff
Quy tắc lịch sự của Lakoff gồm 3 quy tắc nhỏ:
Quy tắc lịch sự quy thức: là quy tắc “không được áp đặt” [1; tr. 257].
Đây là quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó giữa những người
tham gia tương tác có những khác biệt được nhận biết về quyền lực và cương
vị.
Quy tắc lịch sự phi quy thức: là quy tắc “dành cho người đối thoại sự
lựa chọn” [1; tr. 259]. Quy tắc này thích hợp với những ngữ cảnh trong đó
người tham gia có quyền lực và cương vị gần tương đương với nhau nhưng
không gần gũi về quan hệ xã hội.
Quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình: là quy tắc khuyến khích

tình cảm bạn bè. Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thân
mật với nhau.
3) Quy tắc lịch sự của P. Brown và S. Levinson
Brown và Levinson xây dựng nên lý thuyết về lịch sự của mình vào năm
1978 trong cuốn “Politenness – Some Universals in language Usage” và được
chỉnh sửa vào năm 1987. Đây là lý thuyết hiện nay được xem là nhất quán
nhất, có ảnh hưởng rộng rãi nhất, có hiệu quả nhất đối với các nghiên cứu về
phép lịch sự. Theo hai tác giả quy tắc lịch sự được xây dựng trên khái niệm
“thể diện” mượn của Goffman với nội dung như sau:
Thể diện được các tác giả định nghĩa là: “hình ảnh - về - ta công cộng
mà mỗi thành viên (trong xã hội – ĐHC) muốn mình có được” [1; tr.264].
Định nghĩa này được J.Thomas giải thích: “Thể diện nên được hiểu là cảm
giác về giá trị cá nhân của mỗi người hay là hình ảnh về ta. Cái hình ảnh này
15

có thể bị làm tổn hại, được giữ gìn hay được để cao trong tương tác” [1; tr.
264].
Thể diện gồm hai phương diện: thể diện âm tính và thể diện dương tính.
Trong đó, thể diện âm tính là: “mong muốn không bị can thiệp, mong muốn
được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn” (J. Thomas) [1; tr.
264]. Thể diện dương tính là: “cái được phản ánh trong ý muốn mình được ưa
thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao” (J. Thomas) [1; tr. 264]. Hai thể
diện âm tính và dương tính là hai mặt bổ sung cho nhau, chứ không phải tách
biệt nhau. Hai thể diện này phát huy theo lối “cộng sinh” với nhau, có nghĩa
là một sự vi phạm âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính.
Theo Orecchioni cho rằng trong một cuộc tương tác có bốn thể diện:
- Thể diện dương tính của người nói
- Thể diện âm tính của người nói
- Thể diện dương tính của người nghe
- Thể diện âm tính của người nghe.

Trong tương tác bằng lời và không bằng lời chúng ta phải thực hiện
những hành động, những hành vi ngôn ngữ có khả năng làm tổn hại đến bốn
thể diện kể trên:
- Đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện nó như hành vi: tặng,
biếu, hứa hẹn.
- Đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện như: thú nhận, cảm ơn,
xin lỗi, tự phê bình …
- Đe dọa thể diện âm tính của người tiếp nhận như: khuyên nhủ, dặn dò

- Đe dọa thể diện dương tính của người nhận như: phê bình, chê bai, chửi
bới, chế giễu …


16

1.2. Lý thuyết về giới
1.2.1. Khái niệm về giới
Vấn đề giới/giới tính là một chủ đề rất lớn liên quan đến nhiều mặt của
đời sống con người như: nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn
hóa Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và giới sau Lakoff đã định nghĩa về
giới như sau:
Về mặt lý luận “Giới tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ về chủng
tộc, trong tầng bậc xã hội, luật pháp và thói quen, thể chế giáo dục mà còn
tác động đến tôn giáo, giao tiếp xã hội, phát triển xã hội và nhận thức, vai trò
trong gia đình và công sở, phong cách xử sự, quan niệm về cái tôi, phân bố
nguồn lực, các giá trị thẩm mĩ và đạo đức và nhiều lĩnh vực khác nữa” [Sally
Me Connell Ginet] [7; tr. 242-243].
Về mặt thực tiễn, vấn đề giới liên quan mật thiết đến sự thay đổi về quan
niệm và đời sống, vị thế ở cả gia đình cũng như ở ngoài xã hội giữa nam và
nữ.

1.2.2. Nghiên cứu của R.Lakoff về ngôn ngữ và giới
Nghiên cứu về ngôn ngữ và giới của R. Lakoff được trình bày trong
cuốn “Language and woman’s place”, NXB Harper and Row, 1975. Chủ đề
của cuốn sách là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của cái gọi là “ngôn ngữ của
phụ nữ” và sau này được gọi là “phong cách ngôn ngữ của phụ nữ”. Nội dung
chủ yếu của cuốn sách là: chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của phụ nữ, bao gồm:
1.2.2.1. Đặc điểm về ngữ âm
Theo Lakoff đặc điểm về ngữ âm của phụ nữ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, phụ nữ phát âm chuẩn mực hơn nam giới. (Ví dụ như: Nữ giới
phát âm chính xác các âm như âm (g) trong từ (going) thay vì cách nói thân
mật (goin)).
17

Thứ hai, phụ nữ sử dụng khá đa dạng cao độ và ngữ điệu trong phát
ngôn, họ cũng sử dụng những cách thể hiện sự cường điệu hóa, dùng trong
dấu “ ” mà Lakoff gọi đó là cách nói nhấn âm.
Thứ ba, là phụ nữ hay lên giọng ở cuối câu. Chẳng hạn, phụ nữ thiên về
sử dụng ngữ điệu lên giọng tạo thành câu hỏi cho những phát ngôn tường
thuật.
Thứ tư, phụ nữ thích sử dụng ngôn điệu khi nói các câu trần thuật.
1.2.2.2. Đặc điểm về từ vựng, ngôn ngữ của phụ nữ
Theo Lakoff đặc điểm về từ vựng, ngôn ngữ của phụ nữ thường:
Thứ nhất, phụ nữ dùng từ chỉ màu sắc nhiều hơn và chính xác hơn nam
giới. (Ví dụ: beige (màu be), mauve (màu tím hồng) )
Thứ hai, phụ nữ có vốn từ vựng phong phú hơn trong một số lĩnh vực
phù hợp với nữ giới như: may vá, nấu nướng
Thứ ba, phụ nữ ưa sử dụng các từ đệm, từ cảm thán ở dạng trung tính,
nhẹ nhàng. (Ví dụ: oh dear (trời / trời ơi / eo ơi)).
Thứ tư, phụ nữ thường sử dụng các từ do dự. (Ví dụ: tôi nghĩ, tôi đoán
…)

Thứ năm, đối với những từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp
thông tin, phụ nữ thường sử dụng một số từ nghe có vẻ “dịu dàng”. (Ví dụ:
adorable (thay vì great), sweet (thay vì coll) )
Thứ sáu, phụ nữ thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh nhằm
tăng hiệu quả giao tiếp, đồng thời lại thích sử dụng cách giảm nhẹ để làm dịu
căng thẳng.
1.2.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp, cách giao tiếp
Trong đặc điểm này Lakoff đã chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản. Đó là:
Thư nhất, phụ nữ ưa sử dụng câu hỏi đính kèm, nhằm thuyết phục và
làm “mềm hóa” phát ngôn. (Ví dụ: “ John is here, isn’t John?. Ở trường hợp
18

này, người nói chỉ cần hỏi “John is here?”, nhưng phụ nữ lại thường thêm
“isn’t” với mục đích yêu cầu người khác thừa nhận.).
Thứ hai, phụ nữ thường đưa ra những yêu cầu ở dạng kết hợp và gián
tiếp để thực hiện tính lịch sự. (Ví dụ: “Tôi băn khoăn rằng có làm phiền ngài
lắm không khi tôi mượn cuốn sách đó”).
Thứ ba, phụ nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc nghe có vẻ như
một lời phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm áp lực của thông tin.
Thứ tư, phụ nữ dùng nhiều cách nói mang tính nghi lễ và các hình thức
cầu khiến phức hợp.
Như vậy, theo Lakoff đặc điểm chung về ngôn nữ phụ nữ là hướng đến
chuẩn và lịch sự hơn so với nam giới. Và những sự khác biệt đó đã được
Lakoff nhận xét và giải thích như sau:
Do tâm lý xã hội khác nhau của từng giới. Nhiều khi như là sự tự giác
trong ý thức đến mức trở thành thói quen, một tiêu chuẩn vô hình “nam phải
nói thế nào” và “nữ phải nói ra sao”.
Do tâm lý chung của xã hội và trở thành tiêu chuẩn đối xử với việc sử
dụng ngôn ngữ của nam và việc sử dụng ngôn ngữ của nữ.
Ngay từ khi còn bé, phụ nữ đã được dạy cách nói nhỏ nhẹ, dịu dàng,

nhún nhường và khép mình nên họ thường thiệt thòi trong giao tiếp xã hội.
1.2.3. Sự khác nhau về ngôn ngữ của mỗi giới
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, ngôn
ngữ không chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chức năng
củng cố và duy trì tồn tại xã hội. Với cách nhìn này, từ góc độ giới có thể
nhận thấy: ngôn ngữ không chỉ phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận về giới
của con người mà còn có thể tác động, góp phần vào việc thay đổi nhận thức
của con người về giới.
GS.TS Nguyễn Văn Khang đã viết: “Có thể nói, cái gọi là sự khác biệt
giới tính trong ngôn ngữ thực ra chỉ là khuynh hướng mang tính phong cách

×